Cho dù đã xác định là sống với lũ thì cuộc sống cũng sẽ k bao giờ trở lại như xưa. Với những hiểu biết hiện giờ về con vi này: hơn 60% ca bệnh k triệu chứng và vẫn lây như thường, kháng thể k bền, trị xong vẫn tái nhiễm, đặc biệt là tỷ lệ ca cần trợ giúp y tế cao = tấn công ddos hệ thống y tế, thì chỉ khi nào có thuốc hay phương án cải thiện ít nhất là tình trạng quá tải hệ thống y tế, nếu không sẽ phải có một loạt những cải cách trong việc vận hành xh, trong đó một số thứ sẽ p chịu hạn chế vô thời hạn, thậm chí sập nguồn. Dĩ nhiên đó là những thứ phục vụ việc đàn đúm tụ tập k quan trọng, còn những ngành nghề sản xuất kinh doanh thiết yếu thì vẫn p tìm cách để duy trì. Với những ngành sxkd còn được kinh doanh chắc chắn buộc phải tăng chi phí do các biện pháp giám sát phòng dịch, một số trong đó phải thu hẹp hoặc ngưng kinh doanh vì k chịu nổi nhiệt. Tóm lại, với doanh nghiệp thì doanh thu giảm chi phí tăng, với cá nhân tìm việc khó hơn, lương thấp hơn, ăn chơi xả stress tụ tập buôn chuyện sẽ bị hạn chế. Dù sao thì em nghĩ con người cũng sẽ vượt qua được vấn nạn này, luôn có một con đường. Và em vẫn hy vọng đây sẽ là cơ hội để Việt ta phát triển về nhiều mặt, nhận thức, sự đoàn kết cùng nhìn về một hướng của dân và lãnh đạo, khơi dậy nguồn lực đất nước, phát triển kinh tế, vị thế quốc tế...
Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển trong các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và năng lực sản xuất trước đây, lần này tuy k sánh bằng các cuộc cách mạng khkt trước đây, nhưng cũng là một cơ hội tái bố trí lại chuỗi sản xuất toàn cầu, hy vọng lãnh đạo có tầm nhìn và quyết tâm để giành được lợi thế nhất định.