Cánh Buồm cũng bị loại cụ ạ. Cùng với sách của GS Đại thì Cánh Buồm là 1 trong 2 bộ sách được lựa chọn nhiều trước đó. Cả 2 bộ này đều bị loại để dọn đường cho Cánh Diều lên ngôi
Tất cả các bộ sách đều có sạn nhưng Cánh Diều có vẻ nhiều sạn nhất và có vấn đề về chữ nghĩa nhất thì lại được chọn.
KHỦNG HOẢNG GIÁO DỤC
Cuối cùng thì khối u chương trình sách giáo khoa phổ thông đã vỡ. Bộ sách lớp 1 đầu tiên của chương trình đổi mới sách giáo khoa xuất hiện làm choáng váng cả xã hội. Nhiều người thẫn thờ với câu hỏi, thì ra sách đổi mới là thế này ư ? Về nội dung, những gì xấu xa nhất, khó nhất, bỉ ổi nhất đã được đem ra dạy cho những tâm hồn ngây thơ trong trắng trong những ngày đầu tiên cắp sách tới trường. Tôi khẳng định không có dân tộc nào trên thế giới này dạy từ " *** " cho trẻ thơ mới bắt đầu đi học. Đã có quá nhiều những lời bình về cuốn sách, chỉ lác đác vài ý kiến cho rằng, bạn soạn thảo cũng đã nghiêm túc, nội dung chấp nhận được, có chăng chỉ là những hạt sạn, có thể khắc phục được. Còn lại phần lớn đều bất bình, thậm chí phẫn nộ với cả ban soạn thảo và lãnh đạo ngành giáo dục. Họ phẫn nộ vì nội dung cũng có, nhưng phẫn nộ về tư duy, về cách làm của những người làm dự án mới ghê gớm. Có những nhân vật tượng đài như Gs. Chủ tịch Hội đồng thẩm định Trần Đình Sử, hoặc Tổng Chủ biên chương trình, Gs. Nguyễn Minh Thuyết nay cũng sụp đổ. Họ đã chuẩn bị kỹ lưỡng, không phải là chuyên môn, mà là các bước, các mánh khoé để giành giật dự án, dự án cả ngàn tỷ đồng. Đầu tiên là họ cương quyết loại bỏ các đối thủ nặng ký là Chương trình sách giáo khoa thực nghiệm của Gs. Hồ Ngọc Đại và Chương trình sách giáo khoa " Cánh Buồm của nhóm nhà giáo Phạm Toàn, " ( không phải chương trình " Cánh diều " của Gs. Nguyễn Minh Thuyết ). Chương trình thực nghiệm của Gs. Hồ Ngọc Đại đã thực hiện được gần ba chục năm, được xã hội ghi nhận có nhiều đổi mới, đã có những thành quả nhất định. Còn chương trình " Cánh Buồm " của nhóm nhà giáo Phạm Toàn cũng đã được dạy thử nghiệm, được nhận xét tốt và có thể là một bộ sách tùy chọn. Loại bỏ xong các đối thủ, đến lúc nghiệm thu bộ sách hiện tại thì Gs. Trần Đình Sử vắng mặt, để Phó Chủ tịch Hội đồng phát biểu yếu ớt rằng sách còn có sạn. Mọi việc êm xuôi cho đến khi bộ sách ra mắt công chúng và được đưa vào sử dụng. Cả xã hội đã nổi giận và chửi bới không tiếc lời và đòi thu hồi bộ sách, không thể để con em mình phải học những điều nhảm nhí như vậy.
Có thể nói, về mặt đổi mới, cả phương pháp và nội dung, thì bộ sách thực nghiệm của Gs. Hồ Ngọc Đại được đánh giá là có nhiều đổi mới nhất. Sản phẩm mấy chục năm của chương trình này đã đào tạo ra một thế hệ có kỹ năng tốt và cá biệt có những nhân tài như Gs. Ngô Bảo Châu và một số CEO nổi tiếng ở VN. Nay nhận xét về chương trình hiện tại gây tai tiếng, có vài người biện hộ đã nói bộ sách cũng đã làm được một số điều giống như bộ sách của Gs. Hồ Ngọc Đại !
Thực ra, một bộ sách giáo khoa cho cả chương trình trung học phổ thông không phải là điều gì ghê gớm lắm. Bởi lẽ đào tạo nhân lực cho đỉnh cao phải là đào tạo đại học và trên đại học. Chính vì vậy mà Hàn Quốc đã dùng nguyên si sách giáo khoa của Nhật về các môn khoa học tự nhiên ở tất cả các lớp của trung học phổ thông. Họ chỉ biên soạn sách cho các môn khoa học xã hội. Vấn đề ở đây là chỉ qua chương trình đào tạo ở cấp thấp mà nền giáo dục VN đã bộc lộ những vấn nạn ghê gớm. Xét về hiệu quả kinh tế, thì bộ sách thực nghiệm hoặc bộ " Cánh Buồm " gần như miễn phí. Nếu không muốn mang tiếng là bóc lột công sức làm ra các bộ sách đã có, dù có chi trả thoả đáng thì cũng chỉ là phần rất nhỏ so với dự án làm sách mới cả ngàn tỷ đ. Rất có thể, những dự án này thuộc bí mật, nên người ta cũng không biết được tổng dự án là bao nhiêu, và phần dự án chi để viết sách giáo khoa là bao nhiêu. Nhiều anh hùng, tướng lĩnh đã gục ngã trước đồng tiền, nay là các Gs. và lãnh đạo ngành giáo dục. Liệu người ta có dám công khai số tiền đã chi cho bộ sách này là bao nhiêu. Chi cho giáo dục của ta vốn dĩ đã ít ỏi, nay nhân danh đổi mới giáo dục để vẽ ra các dự án nhằm tư lợi, tham nhũng, thì đó là tội ác.
Đã từ lâu, ngành giáo dục VN rơi vào vòng luẩn quẩn và chưa có dấu hiệu tìm được lối ra. Viết về giáo dục VN có lẽ hàng trăm trang giấy cũng chưa đủ. Và trước các vấn nạn tày đình như hiện nay mà không thực lòng đổi mới, không đủ năng lực để đổi mới, lợi dụng đổi mới...thì đó thực sự là khủng hoảng, khủng hoảng của toàn ngành giáo dục !
Toa Nguyen Chi