Hôm nay lại có phỏng vấn về bộ sách khác, bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”:
“ Tuy nhiên, ngữ liệu mới vẫn là chủ yếu vì yêu cầu giáo dục có nhiều nội dung mới như chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường, kỹ năng sống, bình đẳng giới... Có nhiều bài học cùng chủ điểm với sách trước đây như gia đình, nhà trường nhưng ngữ liệu cũng cần thay đổi để phù hợp với thực tiễn đời sống của trẻ em Việt Nam ngày nay.
Sách Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, không dạy hết tất cả vần ở học kỳ 1 như nhiều người nghĩ mà vẫn để 27 vần sang học kỳ 2, nhưng không dạy các vần riêng biệt mà cài đặt vần mới vào các văn bản trọn vẹn. Các bài 3-4 vần ở học kỳ 1 hầu hết gồm những vần đơn giản và giống nhau về cách đọc và chữ viết. Trên cơ sở một vần đã học, ví dụ vần "on", học sinh có thể vận dụng cách đánh vần o - nờ - on để đánh vần các vần "ôn", "ơn". Nhìn kỹ trang sách thì sẽ thấy số lượng các tiếng, từ ngữ học sinh cần đọc và viết trong những bài này không nhiều hơn so với các bài 2 vần. Những bài kiểu này chúng tôi ưu tiên lựa chọn để dạy thực nghiệm. Kết quả, học sinh học rất hiệu quả....”
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cho rằng kỹ thuật dạy học mỗi thời một khác, phụ huynh chỉ nên theo dõi, động viên, không dùng kỹ thuật ngày xưa để dạy trẻ.
vnexpress.net
Lời bình:
Chơi đến 3 vần mà không chịu đưa thơ, ca dao thiếu nhi vào có đau tôi không.
Còn vấn đề khác để bình tiếp sau