[Funland] Tổng hợp tất cả các vấn đề về sách giáo khoa, sách lớp 1

Lead vịt

Xe buýt
Biển số
OF-413238
Ngày cấp bằng
28/3/16
Số km
563
Động cơ
208,049 Mã lực
Dân phản đối thì bảo dân k có hiểu biết. Ý kiến của bên chuyên môn đây.https://khoahocdoisong.vn/pgs-ts-nguyen-huu-dat-ve-chat-luong-sach-tieng-viet-1-canh-dieu-khong-dat-153551.html
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,060
Động cơ
108,395 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Có một số người chỉ đúng, có nhiều người chỉ sai cụ ạ. Tất nhiên em chắc rằng có ít người hiểu như em, thứ nhất là em có con học lớp 1 nên quan tâm thực sự, thứ hai là em đọc kỹ sách, thứ ba là trao đổi với cô giáo, tìm hiểu các lý do chuyên môn ở mức cơ bản... để cố gắng nhìn vấn đề khách quan nhất có thể.

Em khác những người chửi cho sướng mồm, chửi để giải tỏa, chửi vì phe phái đánh nhau, chửi vì tư thù cá nhân, chửi vì mất quyền lợi... nhiều nhiều lắm. Cái đội "dân chưa thỏa" mà cụ nhắc đến ấy, e rằng khá nhiều người lên tiếng vì những lý do này. Hầu hết những "bài chửi" đưa ra đều theo kiểu chụp mũ, nâng cao quan điểm, tấn công cá nhân, suy diễn bậy.. và nhiều những ý kiến xuất phát cả từ sự hạn chế về hiểu biết, chuyên môn của người đọc sách nữa.

Cũng như đợt trước đám đông động rồ lên chửi cái vuông tròn tam giác của cụ Đại ấy. Chửi vì có hiểu nó là cái quái gì đâu. Dân đấy.
Cụ ủng hộ cứ ủng hộ nhưng cẩn trọng khi nói những người phản đối là thiếu hiểu biết. Rất nhiều người “thiếu hiểu biết” như cụ nói trình độ và hiểu biết của họ không hề kém cụ hay kể cả mấy ông bà gsts viết sách ẩu tả.
Em chửi đích danh và mong có cuộc điều tra vi phạm pháp luật của họ không hề vì tư thù hay mất quyền lợi.
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,569
Động cơ
246,091 Mã lực
Tuổi
50
Cụ ủng hộ cứ ủng hộ nhưng cẩn trọng khi nói những người phản đối là thiếu hiểu biết. Rất nhiều người “thiếu hiểu biết” như cụ nói trình độ và hiểu biết của họ không hề kém cụ hay kể cả mấy ông bà gsts viết sách ẩu tả.
Em chửi đích danh và mong có cuộc điều tra vi phạm pháp luật của họ không hề vì tư thù hay mất quyền lợi.
"Thiếu hiểu biết" chỉ là cái cớ mà nhóm tác giả viết sách viện ra thôi bác, thuần tuý là nguỵ biện. Sách đại học viết sai vẫn có những người thiếu bằng cấp nhưng thừa thực tế phản bác như thường, nói chi là sách lớp 1 cho trẻ con.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,028
Động cơ
3,836,972 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
  1. Cần công khai tài chính của dự án viết SGK mới (Cánh Diều và 4 bộ còn lại)
  2. Kiểm toán các nhà xuất bản và công bố kết quả cho toàn dân
  3. Làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước - ở đây là Bộ GD-ĐT, Vụ tiểu học và các sở GD_ĐT địa phương
  4. Cuối cùng là làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu - tức Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,060
Động cơ
108,395 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
"Thiếu hiểu biết" chỉ là cái cớ mà nhóm tác giả viết sách viện ra thôi bác, thuần tuý là nguỵ biện. Sách đại học viết sai vẫn có những người thiếu bằng cấp nhưng thừa thực tế phản bác như thường, nói chi là sách lớp 1 cho trẻ con.
Bây giờ có một số người hay dùng bằng cấp rồi xưng danh chuyên gia lĩnh vực này khác để loè người. Họ quên rằng bằng cấp ở VN chẳng nói lên trình độ nhất là việc học giả dối, mua bằng, thuê làm luận văn - luận án quá phổ biến.
Về sách và dạy cấp 1 không cần người quá giỏi hay trình độ cao, chỉ cần làm có tâm, làm thực chất là rất tốt rồi.
Gần 40 năm trước khi em học lớp 1-2, cô giáo trình độ chỉ 7+3 nhưng rất yêu học sinh, dạy tận tình chữ O chữ A quyển tập đọc. Em từ một đứa ko đi học mẫu giáo, vướng hộ khẩu đi học chậm hơn tháng so với khai giảng, chưa từng biết mặt chữ. Chỉ sau 1 học kỳ đã đọc được truyện “Tôn Ngộ Không” dày chứ ko phải truyện tranh.
Sớm hay muộn 99% các cháu học xong lớp 1 đều biết ghép vần, tính cộng trừ phạm vi 10. Không thể lấy lí do cần cho các cháu đọc nhanh viết thạo mà viết sách như thế. Nhanh chậm để đua tranh cái gì khi nền gd VN bao năm qua chỉ là lý thuyết thiếu thực tiễn.
Cái cần đổi mới là gắn việc dạy học với thực tế, ngoài học sách vở thì các cháu cần dạy các kỹ năng sống, độc lập tư duy, biết tự chăm sóc bản thân, yêu thương con người và thân thiện với môi trường. Đổi mới không phải chăm chăm vào viết loạn nhiều bộ sgk nhất là tiểu học.
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
  1. Cần công khai tài chính của dự án viết SGK mới (Cánh Diều và 4 bộ còn lại)
  2. Kiểm toán các nhà xuất bản và công bố kết quả cho toàn dân
  3. Làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước - ở đây là Bộ GD-ĐT, Vụ tiểu học và các sở GD_ĐT địa phương
  4. Cuối cùng là làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu - tức Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Cái dự án này là ntn hả cụ? Nhà nước chủ trương viết 4-5 bộ sgk mới ư?
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Chán quá. Thì là em đưa ra trong bài của em.
Cụ nói phụ huynh phê phán sách phần đông là do không có chuyên môn, không có hiểu biết. Thì em mới trả lời sách dạy bị chê ơn phần ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ tiếng Việt thì phụ huynh nào học ít cũng 5 năm tiểu học, học nhiều thì mười mấy năm, còn sử dụng như tiếng mẹ đẻ thì ít cũng 20 năm. Thế mà lại chê người ta không có chuyên môn, không hiểu biết ( về tiếng Việt ?). Trừ khi bọn trẻ nó học một ngôn ngữ khác với tiếng Việt thì mới chê phụ huynh phản biện là không chuyên môn, không hiểu biết mà bàn đến chứ. Như vậy, nếu cụ bảo lưu cái quan điểm những người chê sách là không chuyên môn, không hiểu biết thì cụ phải đi chứng minh phần cụ đòi em chứng minh.

Thôi, em không giải thích nữa đâu. Nếu cụ vẫn không hiểu thì cụ cứ việc hiểu cái cụ hiểu, em hiểu cái em hiểu.
Cụ cũng giống đa phần "dân" ở chỗ biết cái gì cũng biết đại khái và nghĩ là mình biết hết cả rồi, không cần phải tìm hiểu thêm nữa.

Cụ ăn cơm mấy chục năm, mặc quần áo mấy chục năm... không có nghĩa là cụ là chuyên gia về lúa gạo hay kỹ sư về dệt may.

Nếu tất cả những người nói tiếng Việt mẹ đẻ đều là những nhà ngôn ngữ học thì nước ta có trăm triệu Tiến sỹ rồi :D
 

vitngoc

Xe điện
Biển số
OF-450042
Ngày cấp bằng
1/9/16
Số km
2,418
Động cơ
2,116,942 Mã lực
Cụ cũng giống đa phần "dân" ở chỗ biết cái gì cũng biết đại khái và nghĩ là mình biết hết cả rồi, không cần phải tìm hiểu thêm nữa.

Cụ ăn cơm mấy chục năm, mặc quần áo mấy chục năm... không có nghĩa là cụ là chuyên gia về lúa gạo hay kỹ sư về dệt may.

Nếu tất cả những người nói tiếng Việt mẹ đẻ đều là những nhà ngôn ngữ học thì nước ta có trăm triệu Tiến sỹ rồi :D
Thì cũng giống các chuyên gia nghĩ mình biết hết tất cả thôi!
 

Africa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-725581
Ngày cấp bằng
15/4/20
Số km
830
Động cơ
84,369 Mã lực
Tuổi
23
Bắn thằng nào ư? Bắn từ thằng bộ trưởng trở xuống đến thằng biên soạn, kiểm định, chung chi để phát hành sách, đến thằng vì tư lợi mà đưa nó vào giảng dạy, vì tư lợi mà loại bỏ cái đang dùng vẫn còn tốt để đưa cái xấu xa vào, tất cả những thằng lợi dụng " cải cách " để tư lợi.
Thế không đủ đạn rồi. Chém thôi
 

Mít tố nữ

Xe tăng
Biển số
OF-707131
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
1,337
Động cơ
125,417 Mã lực
Cụ cũng giống đa phần "dân" ở chỗ biết cái gì cũng biết đại khái và nghĩ là mình biết hết cả rồi, không cần phải tìm hiểu thêm nữa.

Cụ ăn cơm mấy chục năm, mặc quần áo mấy chục năm... không có nghĩa là cụ là chuyên gia về lúa gạo hay kỹ sư về dệt may.

Nếu tất cả những người nói tiếng Việt mẹ đẻ đều là những nhà ngôn ngữ học thì nước ta có trăm triệu Tiến sỹ rồi :D
Câu đầu em thấy cũng hợp với cụ.
Ý cụ là chỉ có nhà ngôn ngữ học mới hiểu được nội dung sách tiếng Việt 1? Thế hoá ra nhà trường dạy bao năm môn Tiếng Việt, môn Văn để làm gì hả cụ?

Đây, em gửi cụ bài phản biện của nhà ngôn ngữ học về sách giáo khoa tiếng Việt 1 bộ CD. Theo cụ thì nhà ngôn ngữ học này có đủ chuyên môn, hiểu biết nhận xét về ngôn ngữ trong sách bằng cụ không ạ.
 

doancong

Xe hơi
Biển số
OF-322952
Ngày cấp bằng
9/6/14
Số km
167
Động cơ
390,722 Mã lực
Một sự thật hài hước đã lộ ra qua cuộc trao đổi trên VOV1 vừa xong xoay quanh sách Tiếng Việt 1 của nhóm Cánh Diều.
-Người chịu trách nhiệm cao nhất Chủ tịch Hội đồng thẩm định về sách Tiếng Việt là giáo sư Trần Đình Sử phút cuối không có mặt vì cáo ốm. Vì thế Giáo sư Mai Ngọc Chừ Phó chủ tịch hội đồng nói thay.
- Ông Chừ nói thế này: Những lỗi, sạn trong sách Giáo Khoa Tiếng Việt 1 của nhóm Cánh Diều mà báo chí, dư luận đưa ra thì Hội đồng thẩm định đã có ý kiến khuyến cáo nhóm tác giả phải sửa, nhưng do nhóm tác giả không chịu sửa nên nó mới như thế. Hô hô, thế sinh ra cái Hội đồng này làm gì ạ? Thẩm định xong, góp ý xong, không sửa kệ luôn. Ôi giáo dục nước nhà.
-Ông Chừ nói, trách nhiệm này thuộc nhóm tác giả/ Ha há, các ông được giao thẩm định thì các ông phải gánh lấy trách nhiệm chứ sao lại đá bóng về nhóm tác giả?
-Ông Chừ nói, sách soạn đúng, không sai, chỉ là sạn thôi, hô hô, lần đầu tiên tôi hiểu thêm nghĩa của từ “ lươn lẹo”, cám ơn giáo sư.
-Ông Chừ nói, sau một năm học sẽ sửa những hạt sạn, thế tức là năm học này cứ thế, kệ mẹ nó đã. Các ông có biết 1 năm học là 1 thế hệ học trò lớp 1? Tại sao không huỷ đi, vứt đi, lại còn đòi sửa, sửa thế nào? In lại? Và coi như lớp 1 năm nay học “ nhá” luôn muôn vàn hạt sạn của các ông?
-Cám ơn Tiến sĩ Lê Thống Nhất đã có phát biểu rất hay, mạnh mẽ về chất lượng cuốn sách, về trách nhiệm Hội đồng thẩm định, trách nhiệm của Bộ giáo dục đã giao khoán cho nhóm tác giả và nhà xuất bản thử nghiệm mà không tự mình thử nghiệm, người ta làm ra sản phẩm rồi cho người ta thử nghiệm sản phẩm thì người ta báo cáo sản phẩm tốt là chuyện hiển nhiên
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Bây giờ có một số người hay dùng bằng cấp rồi xưng danh chuyên gia lĩnh vực này khác để loè người. Họ quên rằng bằng cấp ở VN chẳng nói lên trình độ nhất là việc học giả dối, mua bằng, thuê làm luận văn - luận án quá phổ biến.
Về sách và dạy cấp 1 không cần người quá giỏi hay trình độ cao, chỉ cần làm có tâm, làm thực chất là rất tốt rồi.
Gần 40 năm trước khi em học lớp 1-2, cô giáo trình độ chỉ 7+3 nhưng rất yêu học sinh, dạy tận tình chữ O chữ A quyển tập đọc. Em từ một đứa ko đi học mẫu giáo, vướng hộ khẩu đi học chậm hơn tháng so với khai giảng, chưa từng biết mặt chữ. Chỉ sau 1 học kỳ đã đọc được truyện “Tôn Ngộ Không” dày chứ ko phải truyện tranh.
Sớm hay muộn 99% các cháu học xong lớp 1 đều biết ghép vần, tính cộng trừ phạm vi 10. Không thể lấy lí do cần cho các cháu đọc nhanh viết thạo mà viết sách như thế. Nhanh chậm để đua tranh cái gì khi nền gd VN bao năm qua chỉ là lý thuyết thiếu thực tiễn.
Cái cần đổi mới là gắn việc dạy học với thực tế, ngoài học sách vở thì các cháu cần dạy các kỹ năng sống, độc lập tư duy, biết tự chăm sóc bản thân, yêu thương con người và thân thiện với môi trường. Đổi mới không phải chăm chăm vào viết loạn nhiều bộ sgk nhất là tiểu học.
Cụ nói đúng đấy. Tưởng nhanh mà có khi lại là chậm.
"Không thể lấy lí do cần cho các cháu đọc nhanh viết thạo mà viết sách như thế. Nhanh chậm để đua tranh cái gì khi nền gd VN bao năm qua chỉ là lý thuyết thiếu thực tiễn. "
Thực tế thì thằng cu nhà em nó vẫn đọc được những từ đã học. Mới học được hơn tháng nhưng học đến bài 31 vần "ua" và "ưa". Nhưng càng sau các bài đọc càng dài và vội. Nên rất dễ quên các chữ "th" hoặc "ch""ngh". Hầu như hôm nào cũng bắt nó phải đọc khoảng 10 lần đoạn văn ngắn của bài học trong ngày.
Các bài văn này thì không nhớ được, khác với cách học ngày xưa là các bài thơ rất dễ nhớ.
Nếu được chọn e chọn bộ của ô HNĐ vì chỉ có 71 trang mà hết học kỳ vẫn biết đọc biết viết. Nội dung lại êm hơn.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,354
Động cơ
552,832 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
  1. Cần công khai tài chính của dự án viết SGK mới (Cánh Diều và 4 bộ còn lại)
  2. Kiểm toán các nhà xuất bản và công bố kết quả cho toàn dân
  3. Làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước - ở đây là Bộ GD-ĐT, Vụ tiểu học và các sở GD_ĐT địa phương
  4. Cuối cùng là làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu - tức Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Nếu làm được thế lại sợ không có tù đâu mà nhốt. Bộ nào cũng có các hạng mục hàng nghìn tỉ, bộ này chả kém bộ nào.
 

cucke

Xe hơi
Biển số
OF-147248
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
108
Động cơ
365,178 Mã lực
Nói chung cho tư nhân vào làm sách là không có tính giáo dục.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,354
Động cơ
552,832 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Bỏ qua những bới lông tìm vết vì trẻ con tập đọc chứ không suy nghĩ thâm hiểm như người lớn hội bới.
Em chỉ hỏi các cụ đang kêu gào thảm thiết vì phải "kèm" con học cả buổi tối, có mong muốn học sách của ông Hồ Ngọc Đại, ở đó giáo viên bảo phụ huynh ở nhà đừng dạy con tập đọc không. Đầu ra cuối lớp 1 là như nhau, đều biết đọc và cộng trừ tới 10.
Cách đây gần 20 năm, học sinh trường thực nghiệm của cụ Đại đã chơi nhiều hơn học, không có bài tập về nhà thậm chí hết giờ học bỏ cặp lại lớp. Đầu ra vẫn là biết đọc, thậm chí đọc hiểu cả quyển Dế mèn hay đến khi nghỉ hè lại cắm đầu vào Đô rê môn, cộng trừ thì thoải mái đến tận mười mấy.
 

LATDA 2107

Xe tải
{Salon Chợ xe}
Biển số
OF-58718
Ngày cấp bằng
10/3/10
Số km
360
Động cơ
443,197 Mã lực
Năm nào cũng thay đổi sách GK vậy là a lại không cho e được,nhà đã nghèo lại còn thêm khoản đó nua .
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,404 Mã lực
Tuổi
48
Câu đầu em thấy cũng hợp với cụ.
Ý cụ là chỉ có nhà ngôn ngữ học mới hiểu được nội dung sách tiếng Việt 1? Thế hoá ra nhà trường dạy bao năm môn Tiếng Việt, môn Văn để làm gì hả cụ?

Đây, em gửi cụ bài phản biện của nhà ngôn ngữ học về sách giáo khoa tiếng Việt 1 bộ CD. Theo cụ thì nhà ngôn ngữ học này có đủ chuyên môn, hiểu biết nhận xét về ngôn ngữ trong sách bằng cụ không ạ.
Nhà ngôn ngữ này hiểu về ngôn ngữ, nhưng có lẽ không hiểu về giáo dục nên em thấy có một số ý kiến của ông ta chưa xác đáng ;))

Trích ra đây một số ý kiến từ bài báo cụ đưa:

“Pi-a-nô” (trang 44) là một loại nhạc cụ rất xa lạ với học sinh vùng nông thôn, miền núi hay vùng sâu vùng xa nên chưa cần thiết phải đưa vào sách lớp 1.
Ý kiến này kiểu bới bèo ra bọ. Thế câu hỏi là nhạc cụ nào thì gần gũi với toàn thể học sinh mọi vùng miền? Các bé không nhìn thấy ngoài đời thì cũng có thể nhìn thấy trên ti vi, chứ không lẽ cứ phải nhìn thấy hết ngoài đời rồi thì mới được đưa vào sách???

“Ngó” (nhìn) là phương ngữ miền Nam; “mi” – ngôi thứ hai số ít, cùng nghĩa với từ “mày” là phương ngữ miền Trung; “chả” (chẳng) là phương ngữ
miền Bắc.

“Má ở thị xã về” (trang 64). “Má” là phương ngữ miền Nam, từ phổ thông phải là “mẹ”.

“Chị hứa tìm dép hộ em mà”. “Hộ” phương ngữ miền Bắc – có nghĩa là giúp, giùm (giúp đỡ).

“Thì ra quạ sắp chộp gà nhép” (trang 95). “Chộp” là phương ngữ miền Nam, trong khi đó từ thường dùng là “tóm”, “vồ”.

“Rô con vọt lên bờ” (trang 125). “Vọt” là phương ngữ miền Nam, miền Trung (nhảy nhanh) cũng xa lạ với học sinh miền Bắc.
Những từ như má, chộp, hộ hiện nay đã phổ biến toàn quốc cho dù có xuất phát là phương ngữ vùng nào. Mà ý kiến không đưa phương ngữ vào là rất vô lý, vì giả sử một em bé miền Nam quen dùng từ Má, vậy ta nhất định không đưa từ Má vào bắt bé học từ Mẹ thì cũng đâu có công bằng với hàng triệu trẻ em miền Trung, miền Nam??? Ai nói rằng từ phổ thông là mẹ? Từ Mẹ chỉ phổ biến vùng đồng bằng Bắc bộ, còn bắt đầu từ miền Trung là Má là Ba rồi. So dân số thì liệu từ nào được dùng nhiều hơn, phổ thông hơn từ nào???

Quan điểm của em là trừ những từ phương ngữ được sử dụng phạm vi quá hẹp, chỉ phổ biến trong một vài địa phương thì nên tránh, còn những từ đã phổ biến cả vùng Bắc, Trung, Nam thì nên đưa đều vào để các con được thấy ngôn ngữ gần gũi của mình và cũng học cả ngôn ngữ đa dạng.

“Gà nhí nằm mơ” (trang 83). “Rùa nhí tìm nhà” (trang 91). Cách nói “gà nhí” hoàn toàn xa lạ với người Việt – thay vì “gà con”. Tương tự “rùa nhí” cũng vậy.
Nhí là từ xa lạ với thế hệ người Việt cỡ 30-40 tuổi thôi, còn bây giờ từ "nhí" rất phổ biến và chắc chắn không đứa trẻ nào lại không hiểu "nhí" có nghĩa là gì khi trên TV đầy các cuộc thi ca sỹ nhí, người mẫu nhí, Mc nhí, tài năng nhí...

Ngoài từ "gà nhí" thì trong sách cũng dùng cả từ "gà con" (truyện Hai chú gà con http://sachcanhdieu.com/product/tieng-viet-1-tap-mot/#page/32 ). Như vậy rõ ràng không phải những người viết sách "không để ý" hay "chỉ biết mỗi từ gà nhí" mà là họ cố tình tạo ra sự đa dạng ngôn ngữ.

Còn nhiều nữa nhưng em tạm thời kết luận với cái câu này của tác giả bài báo:

Sách giáo khoa cho học sinh lớp 1 phải sử dụng từ phổ thông (từ toàn dân) thì học sinh mới hiểu được. Đành rằng học sinh cần biết phương ngữ để hiểu hơn về sự đa dạng của ngôn ngữ cũng như văn hóa vùng miền, nhưng lớp 1 thì không cần thiết.
Đây là điển hình là ý kiến của một chuyên gia lĩnh vực này lại đi nói về lĩnh vực khác :)) Không biết ông tác giả này có phải là chuyên gia ngôn ngữ thật không, nhưng ông không hề là nhà giáo dục. Thật vậy, nếu hiểu về giáo dục trẻ em thì chắc chắn không thể có phát biểu là "phải sử dụng ngôn ngữ phổ thông (từ toàn dân) thì học sinh mới hiểu được.

Tại sao lại như vậy?

Vì với những đứa trẻ 6 tuổi, thì làm quái gì có cái khái niệm ngôn ngữ toàn dân. Vốn từ của trẻ trong giai đoạn này là tiếp thu từ bố, mẹ, người thân, những người xung quanh... và như thế thì tất nhiên là ở vùng nào sẽ chỉ biết nói tiếng vùng đó. Phải sau khi lớn hơn, học nhiều, đọc nhiều thì mới biết thêm về các từ khác ngoài từ địa phương của mình.

Vậy thì nếu dạy từ Mẹ, sẽ có một nửa số học sinh toàn quốc coi đó là "từ lạ", dạy từ Má cũng có 1 nửa tương tự như vậy.

Không có đứa trẻ 6 tuổi nào nhận thức được rằng từ Má của mình hay dùng chỉ là từ "địa phương" và hiểu luôn từ "Mẹ" phổ thông của nhà ngôn ngữ học kia.
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Nhà ngôn ngữ này hiểu về ngôn ngữ, nhưng có lẽ không hiểu về giáo dục nên em thấy có một số ý kiến của ông ta chưa xác đáng ;))

Trích ra đây một số ý kiến từ bài báo cụ đưa:


Ý kiến này kiểu bới bèo ra bọ. Thế câu hỏi là nhạc cụ nào thì gần gũi với toàn thể học sinh mọi vùng miền? Các bé không nhìn thấy ngoài đời thì cũng có thể nhìn thấy trên ti vi, chứ không lẽ cứ phải nhìn thấy hết ngoài đời rồi thì mới được đưa vào sách???

“Ngó” (nhìn) là phương ngữ miền Nam; “mi” – ngôi thứ hai số ít, cùng nghĩa với từ “mày” là phương ngữ miền Trung; “chả” (chẳng) là phương ngữ

Những từ như má, chộp, hộ hiện nay đã phổ biến toàn quốc cho dù có xuất phát là phương ngữ vùng nào. Mà ý kiến không đưa phương ngữ vào là rất vô lý, vì giả sử một em bé miền Nam quen dùng từ Má, vậy ta nhất định không đưa từ Má vào bắt bé học từ Mẹ thì cũng đâu có công bằng với hàng triệu trẻ em miền Trung, miền Nam??? Ai nói rằng từ phổ thông là mẹ? Từ Mẹ chỉ phổ biến vùng đồng bằng Bắc bộ, còn bắt đầu từ miền Trung là Má là Ba rồi. So dân số thì liệu từ nào được dùng nhiều hơn, phổ thông hơn từ nào???

Quan điểm của em là trừ những từ phương ngữ được sử dụng phạm vi quá hẹp, chỉ phổ biến trong một vài địa phương thì nên tránh, còn những từ đã phổ biến cả vùng Bắc, Trung, Nam thì nên đưa đều vào để các con được thấy ngôn ngữ gần gũi của mình và cũng học cả ngôn ngữ đa dạng.



Nhí là từ xa lạ với thế hệ người Việt cỡ 30-40 tuổi thôi, còn bây giờ từ "nhí" rất phổ biến và chắc chắn không đứa trẻ nào lại không hiểu "nhí" có nghĩa là gì khi trên TV đầy các cuộc thi ca sỹ nhí, người mẫu nhí, Mc nhí, tài năng nhí...

Ngoài từ "gà nhí" thì trong sách cũng dùng cả từ "gà con" (truyện Hai chú gà con http://sachcanhdieu.com/product/tieng-viet-1-tap-mot/#page/32 ). Như vậy rõ ràng không phải những người viết sách "không để ý" hay "chỉ biết mỗi từ gà nhí" mà là họ cố tình tạo ra sự đa dạng ngôn ngữ.

Còn nhiều nữa nhưng em tạm thời kết luận với cái câu này của tác giả bài báo:



Đây là điển hình là ý kiến của một chuyên gia lĩnh vực này lại đi nói về lĩnh vực khác :)) Không biết ông tác giả này có phải là chuyên gia ngôn ngữ thật không, nhưng ông không hề là nhà giáo dục. Thật vậy, nếu hiểu về giáo dục trẻ em thì chắc chắn không thể có phát biểu là "phải sử dụng ngôn ngữ phổ thông (từ toàn dân) thì học sinh mới hiểu được.

Tại sao lại như vậy?

Vì với những đứa trẻ 6 tuổi, thì làm quái gì có cái khái niệm ngôn ngữ toàn dân. Vốn từ của trẻ trong giai đoạn này là tiếp thu từ bố, mẹ, người thân, những người xung quanh... và như thế thì tất nhiên là ở vùng nào sẽ chỉ biết nói tiếng vùng đó. Phải sau khi lớn hơn, học nhiều, đọc nhiều thì mới biết thêm về các từ khác ngoài từ địa phương của mình.

Vậy thì nếu dạy từ Mẹ, sẽ có một nửa số học sinh toàn quốc coi đó là "từ lạ", dạy từ Má cũng có 1 nửa tương tự như vậy.

Không có đứa trẻ 6 tuổi nào nhận thức được rằng từ Má của mình hay dùng chỉ là từ "địa phương" và hiểu luôn từ "Mẹ" phổ thông của nhà ngôn ngữ học kia.
Tôi hỏi cụ ? Cùng là Tiếng Việt, Tại sao những sách khác không bị phản đối, không làm dậy sóng dư luận mà sách này lại bị? Ai là người viết ra sách? Nhân dân viết ra ư? Kết cấu sách ntn, nội dung sách ntn ai là quyết định? Những người viết sách khác cũng gặp vấn đề tương tự khi các cháu bé chưa học đủ từ. Cách xử lý của các sách khác có giống sách này không? Vì sao cùng 1 nan đề , cách giải quyết của họ không gây bức xức, còn cách giải quyết của quý vị lại gây bức xúc? Có ai bắt các vị phải viết theo trình tự mà các vị đã làm không?
 

Mít tố nữ

Xe tăng
Biển số
OF-707131
Ngày cấp bằng
10/11/19
Số km
1,337
Động cơ
125,417 Mã lực
Nhà ngôn ngữ này hiểu về ngôn ngữ, nhưng có lẽ không hiểu về giáo dục nên em thấy có một số ý kiến của ông ta chưa xác đáng ;))

Trích ra đây một số ý kiến từ bài báo cụ đưa:


Ý kiến này kiểu bới bèo ra bọ. Thế câu hỏi là nhạc cụ nào thì gần gũi với toàn thể học sinh mọi vùng miền? Các bé không nhìn thấy ngoài đời thì cũng có thể nhìn thấy trên ti vi, chứ không lẽ cứ phải nhìn thấy hết ngoài đời rồi thì mới được đưa vào sách???

“Ngó” (nhìn) là phương ngữ miền Nam; “mi” – ngôi thứ hai số ít, cùng nghĩa với từ “mày” là phương ngữ miền Trung; “chả” (chẳng) là phương ngữ

Những từ như má, chộp, hộ hiện nay đã phổ biến toàn quốc cho dù có xuất phát là phương ngữ vùng nào. Mà ý kiến không đưa phương ngữ vào là rất vô lý, vì giả sử một em bé miền Nam quen dùng từ Má, vậy ta nhất định không đưa từ Má vào bắt bé học từ Mẹ thì cũng đâu có công bằng với hàng triệu trẻ em miền Trung, miền Nam??? Ai nói rằng từ phổ thông là mẹ? Từ Mẹ chỉ phổ biến vùng đồng bằng Bắc bộ, còn bắt đầu từ miền Trung là Má là Ba rồi. So dân số thì liệu từ nào được dùng nhiều hơn, phổ thông hơn từ nào???

Quan điểm của em là trừ những từ phương ngữ được sử dụng phạm vi quá hẹp, chỉ phổ biến trong một vài địa phương thì nên tránh, còn những từ đã phổ biến cả vùng Bắc, Trung, Nam thì nên đưa đều vào để các con được thấy ngôn ngữ gần gũi của mình và cũng học cả ngôn ngữ đa dạng.



Nhí là từ xa lạ với thế hệ người Việt cỡ 30-40 tuổi thôi, còn bây giờ từ "nhí" rất phổ biến và chắc chắn không đứa trẻ nào lại không hiểu "nhí" có nghĩa là gì khi trên TV đầy các cuộc thi ca sỹ nhí, người mẫu nhí, Mc nhí, tài năng nhí...

Ngoài từ "gà nhí" thì trong sách cũng dùng cả từ "gà con" (truyện Hai chú gà con http://sachcanhdieu.com/product/tieng-viet-1-tap-mot/#page/32 ). Như vậy rõ ràng không phải những người viết sách "không để ý" hay "chỉ biết mỗi từ gà nhí" mà là họ cố tình tạo ra sự đa dạng ngôn ngữ.

Còn nhiều nữa nhưng em tạm thời kết luận với cái câu này của tác giả bài báo:



Đây là điển hình là ý kiến của một chuyên gia lĩnh vực này lại đi nói về lĩnh vực khác :)) Không biết ông tác giả này có phải là chuyên gia ngôn ngữ thật không, nhưng ông không hề là nhà giáo dục. Thật vậy, nếu hiểu về giáo dục trẻ em thì chắc chắn không thể có phát biểu là "phải sử dụng ngôn ngữ phổ thông (từ toàn dân) thì học sinh mới hiểu được.

Tại sao lại như vậy?

Vì với những đứa trẻ 6 tuổi, thì làm quái gì có cái khái niệm ngôn ngữ toàn dân. Vốn từ của trẻ trong giai đoạn này là tiếp thu từ bố, mẹ, người thân, những người xung quanh... và như thế thì tất nhiên là ở vùng nào sẽ chỉ biết nói tiếng vùng đó. Phải sau khi lớn hơn, học nhiều, đọc nhiều thì mới biết thêm về các từ khác ngoài từ địa phương của mình.

Vậy thì nếu dạy từ Mẹ, sẽ có một nửa số học sinh toàn quốc coi đó là "từ lạ", dạy từ Má cũng có 1 nửa tương tự như vậy.

Không có đứa trẻ 6 tuổi nào nhận thức được rằng từ Má của mình hay dùng chỉ là từ "địa phương" và hiểu luôn từ "Mẹ" phổ thông của nhà ngôn ngữ học kia.
Cụ không trả lời câu hỏi của em mà lập luận rất loanh quanh, rối rắm.
Đầu tiên cụ xếp dân nói chung vào loại không có hiểu biết chuyên môn, không phải là nhà ngôn ngữ học để nhận xét ngôn ngữ trong sách.
Dẫn link nhà ngôn ngữ học nhận xét thì cụ lại bảo nhà ngôn ngữ học không phải nhà sư phạm nên nhận xét không xác đáng. Thậm chí cụ còn dẫn suy luận của cụ nghi ngờ về năng lực chuyên môn của người ta.

Cụ có biết là trong giảng dạy có phần nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy không? Cái phần phương pháp đó chính là phần sư phạm. Ở đây nhà ngôn ngữ chỉ nhận xét về ngôn ngữ, là chuyên ngành của ông/ bà ấy. Nhà ngôn ngữ không nói mình là nhà giáo dục và có nhận xét về phương pháp giảng dạy đâu mà cụ nhận định “Đây là điển hình là ý kiến của một chuyên gia lĩnh vực này lại đi nói về lĩnh vực khác :)) Không biết ông tác giả này có phải là chuyên gia ngôn ngữ thật không, nhưng ông không hề là nhà giáo dục”.

Sau khi đọc bài cụ chê bai dân, trong đó có em, không có chuyên môn, hiểu biết, không phải là nhà ngôn ngữ học; rồi lại tiếp tục chê bai một thạc sĩ ngôn ngữ thì em tự hỏi cụ tự xếp cụ vào loại nào để đánh giá một thạc sĩ ngôn ngữ học. Cụ có thể khai sáng cho em bằng cấp chuyên môn của cụ được không ạ. Em thì thấy cụ không liên quan gì đến ngôn ngữ ( vì viết câu còn chẳng rõ ý) cũng chẳng phải nhà giáo ( vì không có kiến thức sư phạm).
 

indigo

Xe hơi
Biển số
OF-65540
Ngày cấp bằng
5/6/10
Số km
100
Động cơ
436,351 Mã lực
Theo các cụ GS phát biểu như thế có đúng không
Em thấy đang hơi phức tạp hóa vấn đề
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top