Cá nhân em cho là việc tăng hình thức phạt là tương đối áp đặt, gây áp lực lên xã hội.
Em xin nêu mấy vấn đề liên quan tới việc tuân thủ ý thức:
1là- Với mức phạt cũ, nếu tăng cường việc phạt, phạt nguội - tức là tăng cường việc xử phạt, thì đã là con số lớn với thu nhập hiện tại của người dân, đủ sức răn đe.
Chúng ta đồng ý là hiện tại ý thức tuân thủ giao thông là rất kém. Nhưng thay vì giám sát, xử phạt để vào khuôn khổ, thì lựa chọn cách phạt thật nặng, tức là đẩy việc khó ra cho toàn dân.
Xin nhắc lại, nếu tăng cường phạt thì mỗi lần xử phạt là 1-5tr - với em- cũng là một số tiền quá lớn, thừa đủ sức răn đe.
Vẫn đề là cảnh sát GT ko xử phạt, hệ thống phạt nguội ko hoạt động hiệu quả để phạt, chứ ko phải mức phạt trước đó ko đủ sức răn đe,
2là- Ngã tư, nút giao thông là tài sản quý, việc thì sử dụng hiệu quả chúng là bài toán ngành giao thông cần cân nhắc kỹ, giao cho các đơn vị nghiên cứu, trường đại học làm đề tài hỗ trợ sử dụng tối ưu.
Em thấy hiện nay, tài sản này bị sử dụng rất lãng phí. Ví dụ ntn, thời gian dừng chờ đèn, cả nút ko có phương tiện lưu thông khá lớn, Ví dụ 1 nhịp đèn tầm 30-50s, sau đó lại dừng chuyển làn và thời gian quá độ để chuyển là 3-5s, chiếm 10% tổng thời gian, tương đối lãng phí,
3là: có rất nhiều vị trí góc ngã tư, góc rẽ viả hè chiếm diện tích cực kỳ lớn, hoàn toàn có thể xén bớt để người lưu thông rẽ phải, tránh đứng chờ vô ích,..
Vvv