[Funland] Toàn cảnh vụ VN Pharma và thuốc chữa ung thư H-Capita

thanh040506

Xe lừa
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
38,945
Động cơ
1,185,789 Mã lực

Alone77

Xe container
Biển số
OF-16410
Ngày cấp bằng
17/5/08
Số km
6,327
Động cơ
572,665 Mã lực
Nếu ở phương Tây để xẩy ra 2 vụ thuốc và dịch sốt xuất huyết thì với vai trò BT đã phải từ nhiệm luôn rồi nhỉ???
Anh chả liên quan đến vụ từ chức hay ở lại. Anh chỉ muốn đọc hiểu và fun thôi ná :))
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Nếu ở phương Tây để xẩy ra 2 vụ thuốc và dịch sốt xuất huyết thì với vai trò BT đã phải từ nhiệm luôn rồi nhỉ???
Hồi mới đầu, em cũng ngưỡng mộ văn hoá từ chức của phương Tây lắm. Nhưng dần dần đọc nhiều mới thấy mình bị media Tây nó tuyên truyền.

Bản chất của việc từ chức bên phương Tây nó nằm ở chỗ, khi một ông lên nắm quyền ông được quyền lựa chọn toàn bộ ê kíp đi theo mình. Tức là ông được toàn quyền sinh sát trong việc lựa chọn những người sẽ làm việc và triển khai các chính sách mà ông hứa hẹn khi đưa ra. Cứ nhìn anh Trung thì rõ, khi anh ý lên, toàn bộ ê kíp của anh ý lên theo, ê kíp cũ của anh nhọ là bay tất. Do vậy, nếu xảy ra chuyện là anh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn không có bất cứ bào chữa nào. Cho nên từ chức là biện pháp khôn ngoan để vừa tránh được hậu quả mà lại giữ được vốn liếng chính trị để còn mần ăn tiếp.

VN thì khác, bà Tiến làm BT nhưng thứ trưởng cũng như quân cán éo phải của bà lựa chọn, dẫn đến trò lính chọc gậy bánh xe xong đổ lỗi cho tướng. Thứ trưởng với phó giám đốc 1 sở mà dám dở trò với sếp. Ở Phương Tây thì 2 ông ra đi trong 1 nốt nhạc, nhưng bà Tiến mà động vào thì sẽ có đứa e hèm đây là tôi được phân công chứ méo phải tôi xin nhá, nhá, nhá.

Cả 2 cái nó đều có lợi và có hại. Em sẽ phân tích sau vì nó dài dòng lắm. Dễ sa đà vào cuộc khẩu chiến với 1 số thành phần cơ hội
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
E hèm, sau khi đăng loạt bài của fber Mai Duong đến lượt Người Phán Xử các cụ nhé


https://www.facebook.com/blognguoiphanxu/posts/113546522696668

VỤ ĐẠI ÁN VN PHARMA NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LÝ
KỲ 1: Đâu là sự thật ???
Ngày 25-8, sau 5 ngày xét xử và nghị án, TAND TP.HCM tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng - nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần VN Pharma - 12 năm tù về tội buôn lậu. Võ Mạnh Cường - người môi giới cho VN Pharma nhập lô thuốc trị ung thư không rõ nguồn gốc - cũng bị phạt 12 năm tù về tội danh nêu trên.
Theo cáo trạng, ngày 16-10-2013 Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) nhận được đơn hàng số 225 của Công ty VN Pharma, đề nghị nhập khẩu thuốc H-Capita do Công ty Helix Pgarrmsceuticals Canada sản xuất. Ngày 30-12-2013 Cục Quản lý Dược đã có quyết định cho nhập khẩu thuốc này. "Cục đã tổ chức thẩm định đúng trình tự, đúng thủ tục, đúng quy chế, không có ưu ái. Theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu có chứng nhận thuốc lưu hành tự do (FSC) và giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP)".
"Hồ sơ của VN Pharma có đầy đủ các giấy tờ này. Nhưng về sau, quá trình điều tra xác định những giấy tờ này được làm giả tinh vi, mắt thường không phát hiện được". Đó là khẳng định của thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến tại cuộc giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo T.Ư sáng 29-8.
Khi xem xét giá kê khai và giá chào thầu tại TP.HCM, Cục Quản lý Dược đã nghi ngờ vì giá chào thấp hơn giá thuốc cùng loại do các nước cùng hệ thống chứng nhận mà Canada là thành viên sản xuất. Ngày 31-7-2014 Cục Quản lý Dược yêu cầu VN Pharma giải trình. Ngày 1-8-2014 xét thấy giải trình chưa thỏa đáng, Cục đã có yêu cầu Công ty tạm ngưng nhập khẩu và lưu hành H-Capita. "Như vậy từ thời điểm kể trên, Cục đã có quyết định không cho bán H-Capita ra thị trường. Ngày 8-8-2014, Cục đã có văn bản gửi cơ quan Công an và các cơ quan chức năng khác để phối hợp xác minh thông tin". Ngày 13-8-2014, Cục mời đại diện tại Việt Nam của Công ty Helix Canada đến làm việc và có quyết định thanh tra đột xuất Công ty VN Pharma. Ngày 14-8, thanh tra và niêm phong lô hàng. Đến ngày 17-9-2014, Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao có thông báo qua xác minh xác định giấy tờ của Helix Canada là giả. Cục Quản lý Dược đã gửi hồ sơ cho cơ quan Công an.
Cục Quản lý Dược cho biết trong suốt quá trình trên, các cán bộ công chức của Cục Quản lý Dược đã tích cực phối hợp "đưa vụ việc ra ánh sáng".
Tại bản án xét xử của Tòa án Nhân dân, dấy lên nhiều nguồn dư luận cho rằng khung hình phạt như vậy là nhẹ và không thấu tình đạt lý. Về vấn đề này như bà Ung Thị Xuân Hương – Chánh án TAND TP.HCM cho rằng: ngay sau khi xét xử sơ thẩm đến nay, phía tòa đã chịu áp lực rất lớn từ dư luận và mức án như vậy là hoàn toàn hợp lý. Theo bà Hương, trong vụ án này chưa có hậu quả gì vì lô thuốc chưa bán ra thị trường.
Tuy nhiên, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh, cục quản lý dược, cơ quan an ninh điều tra cũng chưa làm rõ vấn đề trong kết luận thuốc này “thật hay giả”, là “thuốc hay là hàng giả”. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hoạt chất chống ung thư trong thuốc đạt 98,1%. Đến khi phát hiện hàng buôn lậu, công an đi kiểm nghiệm lần thứ 2, cho kết quả hoạt chất chống ung thư là 97% . Nhưng có báo thông tin là tạp chất 97%; khác hoàn toàn, thậm chí có báo đăng 97% độc chất. Thể hiện sự thiếu hiểu biết.
Chúng ta khoan hãy nói về khái niệm, định nghĩa thế nào là hàng giả hay thuốc giả mà chưa nói đến vấn đề hành vi phạm tội này đáng lên án. Nhưng bản chất ở đây là gì? Chưa nói đến vấn đề phạm tội, tình tiết hay bản chất tội phạm. Về mặt pháp luật, dư luận cho rằng việc xét xử phải tuân thủ theo quy định của luật pháp cụ thể là luật hình sự và tố tụng hình sự. Việc xét xử căn cứ vào hướng dẫn và các văn bản cụ thể có liên quan để định hình định tội.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Tiếp theo



https://www.facebook.com/blognguoiphanxu/posts/113546522696668
Điều mà dư luận hoang mang là đây là thuốc giả hay là thuốc thật. Tại sao là thuốc giả và tại sao là thuốc thật? nhiều tờ báo và thông tin cho rằng, ngoài 2 mặt hàng này và 7 visa thuốc khác đã trúng thầu và đã cấp tiêu thụ hàng chục tỉ đồng. Tuy nhiên, nhiều người quên rằng, ngoài số thuốc chữa ung thư bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) rút số đăng ký, còn có 7 loại thuốc khác đều của VN Pharma cũng bị Cục Quản lý Dược rút khỏi danh sách lưu hành tại Việt Nam từ ngày 19/9/2014. Đó là thuốc H2K Ciprofloxacin và H2K Levofloxacin dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch với các hàm lượng khác nhau.
Chúng tôi có dịp tiếp xúc và tìm hiểu, qua quá trình điều tra, ngay cả các chuyên gia ngành dược, các viện nghiên cứu pháp luận cũng tranh luận về vấn đề này cũng như khái niệm của tổ chức y tế thế giới.
Chính phủ đã quy định: “sống và làm việc theo pháp luật” từ đó cho thấy việc xét xử theo luật hình sự và tố tụng hình sự, căn cứ vào luật dược năm 2016 không thể nói theo các văn bản dược năm 2005-2006, lý do là việc xét xử vào thời điểm này mà phải căn cứ vào luật tố tụng để tránh hồi tố.
Để dư luận hiểu được vấn đề đây là thuốc “thật hay giả” qua tìm hiểu và tiếp xúc với ông Jara- Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược Ấn Độ và một số chuyên gia ngành dược Ấn Độ- người trực tiếp bán lô hàng này chúng tôi được biết thuốc này có xuất xứ từ một công ty lớn của Ấn Độ đạt tiêu chuẩn hiện tại thuốc này có mặt ở thị trường Việt Nam rất nhiều thời gian gần 20 năm. Khách hàng của công ty VN Pharma đặt công ty này sản xuất lô thuốc để xuất sang Việt Nam với điều kiện không được mang nhãn mác Ấn Độ của công ty sản xuất mà phải mang nhãn mác của công ty khác. Không ghi rõ xuất xứ. Cụ thể là trong quá trình giám nghiệm thì thuốc này, hoạt chất chữa ung thư trong thuốc này đủ tiêu chuẩn lưu hành. Hoàn toàn có chứng cứ về việc thuốc này đang bán ở tất cả các bệnh viện tại Việt Nam, chỉ không mang tên thuốc của công ty sản xuất. Tại sao phải dán tem nhãn và tại sao phải mang tên thuốc của Công ty Helix Pharmaceuticals Inc (Canada) sản xuất.
Cũng qua tìm hiểu, công ty Helix Pharmaceuticals Inc (Canada) là có thật, có trụ sở tại Việt Nam và bán hàng cho các công ty tại Việt Nam. Theo hồ sơ kết quả trúng thầu của riêng năm 2013, thì chỉ một loại thuốc H2K Levofloxacin do Canada sản xuất đã trúng thầu ở nhiều bệnh viện (BV), trong đó, có 2 BV tuyến Trung ương mua với số lượng hơn một tỷ đồng mỗi BV, chưa kể các Sở Y tế và các BV địa phương khác.
Theo các chuyên gia, H2K Ciprofloxacin và H2K Levofloxacin là hai loại thuốc kháng sinh tổng hợp. Trong đó, H2K Ciprofloxacin được điều trị cho các bệnh nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng, như viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm xương - tủy, các bệnh về đường ruột. Còn H2K Levofloxacin được sử dụng trong điều trị cho các bệnh nhân viêm xoang cấp, viêm phế quản mãn, viêm phổi cộng đồng, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da, bệnh than…Như vậy, có thể thấy cả 2 loại thuốc kháng sinh trên đều có vai trò rất quan trọng trong điều trị, đặc biệt là trong cấp cứu.
Tuy nhiên vì vụ lợi, VN pharma đã lấy hồ sơ nhập khẩu của công ty cũ, tẩy sửa và sử dụng con dấu giả tinh vi kể cả giấy lưu hành và chính thực lãnh sự, công chứng rồi mang đến Cục Dược để làm thủ tục đăng ký. Cục Dược sau khi xem xét và gửi cho các chuyên gia thẩm định theo đúng quy trình lúc đó mới cấp phép nhập khẩu lô hàng này. Sau khi nhập khẩu lô hàng trên, trong quá trình đăng ký, Cục Quản lý Dược cũng đã nghi ngờ. Đồng thời, cục đãthông báo với Công ty Helix Pharmaceuticals Inc thẩm định lại nhưng cũng không xác định được mà phải nhờ Bộ công An kết hợp với Bộ ngoại giao và các cơ quan chức năng để kiểm tra. Sau khi kiểm tra và đợi lô hàng về tiến hành khám xét và niêm phong và bắt giữ.
Phải khẳng định rằng, lô hàng này là chưa hề có lọ nào được bán ra ngoài thị trường, ngoài lô hàng này có 7 quotas khác được cấp nhưng 07 quotas này VN Pharma đã đi đấu thầu ở nhiều nơi và đã trúng thầu nhưng chưa hề nhập về và bản thân các quotas này đã bị thu hồi. Hoàn toàn không như một số tờ báo và trang mạng xã hội cho rằng đây là hàng giả và bán ra thị trường và bệnh viện hàng chục tỉ đồng gây hoang mang dư luật cho quần chúng và mất niềm tin quy thêm trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về Dược (Cục quản lý Dược).
Để có cái nhìn khách quan hơn cũng như để trấn an dư luận, thiết nghĩ cơ quan điều tra nên có thông tin chính thức về việc này trên báo chí.
Trách nhiệm của Cục dược đến đâu?
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết Cục Quản lý dược được chia làm nhiều phòng ban chức năng khác nhau, các lãnh đạo được phân công phụ trách các mảng khác nhau. Lô hàng này, cấp quotas cho công ty VN Pharma được gọi là Quota chuyến và nơi xem xét nghiên cứu và cấp phép.
Ba cán bộ Cục Quản lý dược là thành viên tổ thẩm định lô thuốc H-Capita gồm ông Nguyễn Tấn Đạt - phó cục trưởng Cục Quản lý dược, ông Phan Công Chiến - trưởng Phòng quản lý Kinh doanh dược, bà Lê Thúy Hương - chuyên viên phòng quản lý kinh doanh dược. Thực tế, trong quá trình xem xét tất cả hồ sơ này được gửi cho các chuyên viên ở nhiều nơi xem xét và thẩm định. Sau khi xem xét và thẩm định đúng quy trình, Phòng Kinh doanh mới làm thủ tục trình lên lãnh đạo cụ thể là ông Nguyễn Tấn Đạt - phó cục trưởng Cục Quản lý dược trực tiếp ký, đồng thời lưu vào hồ sơ gửi cho các cơ quan liên quan và Hải quan để tiến hành nhập khẩu.
Trao đổi với chúng tôi thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết: Bộ Y tế cũng đã xử lý hành chính các cán bộ có liên quan, rút kinh nghiệm sâu sắc và thay đổi quy trình cấp phép nhập khẩu thuốc, đồng thời luân chuyển cán bộ. Theo thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến, toà án đã xử vụ án này "đúng người, đúng tội, đúng việc và đúng pháp luật".
Qua tiếp xúc với cán bộ điều tra của Cục và Bộ công an chúng tôi thấy rằng hồ sơ của VN Pharma đã qua mắt và lừa rất nhiều cơ quan. Thủ đoạn của chúng hết sức tinh vi và cũng qua mặt được cả cơ quan lãnh sự nước ngoài, công chứng rồi mới đến Cục dược. Dựa vào hồ sơ thật, lâm sàng thật, tiêu chuẩn thật, giấy tờ thật, quy trình thật, con dấu thật, mặt hàng thật để biến thành “giả”.
Nếu Cục Quản lý Dược dung túng hoặc làm sai quy trình như một số báo đã đưa thì đã không trực tiếp phối hợp với cơ quan công an điều tra, không lập biên bản thu giữ để ngăn việc lô hàng này vào thị trường và các bệnh Viện. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần có cách nhìn khách quan, trung thực về vấn đề này. Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng vào số báo tiếp theo.
Kỳ sau: Ai là người lợi dụng đại án VN Pharma?
Nhóm phóng viên điều tra
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Em lại tiếp tục nghi ngờ cụ LầmNgười Phán Xử


https://www.facebook.com/blognguoiphanxu/posts/113313926053261

ĐẠI ÁN PHARMA NHÌN TỪ GÓC ĐỘ BÁO CHÍ
Theo tôi, Quan điểm buôn lậu ở đây là buôn lậu trái phép qua biên giới và không phụ thuộc hàng giả, hàng kém chất lượng… Còn nếu xử tội hàng giả thì trong nước chứ không có yếu tố buôn lậu qua biên giới. Tội danh “buôn lậu” và “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” có mức án chung thân hoặc tử hình. Nếu như toà xử tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”, chỉ xử được khoản 2, tức là tội phạm có tổ chức và tối đa cũng chỉ 12 năm tù. Còn muốn xử chung thân hay tử hình thì phải theo khoản 3 hoặc 4 mà phải gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Trong vụ đại án Pharma này chưa có hậu quả gì, thuốc chưa bán ra thị trường. Như vậy hành vi này chưa phát sinh hậu quả nên xử mức 12 năm là…đúng luật.
(Lời cá nhân: quái, thủ giống thủ, xôi giống xôi nhỉ cụ Lầm nhỉ)
Trong khi đó, báo chí đều đề cập thuốc giả, thuốc ung thư giả. Trong hồ sơ vụ án có 2 giấy kiểm định chất lượng. Khi đấu thầu xong, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế mới nghi ngờ tại sao giá VN Pharma đưa ra giá thấp như thế. Chính ví nghi đã nghi ngờ như vậy nên chính ông Nguyễn Minh Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VN Pharma chủ động yêu cầu Cục Quản lý dược đi kiểm nghiệm thuốc. Điều đó có nghĩa bản thân ông Hùng không biết thuốc đó chất lượng như thế nào, tin tưởng hoàn toàn vào các công ty môi giới và công ty nhập về. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hoạt chất chống ung thư trong thuốc đạt 98,1%. Đến khi phát hiện hàng buôn lậu, công an đi kiểm nghiệm lần thứ 2, cho kết quả hoạt chất chống ung thư là 97%. Nhưng có báo thông tin là tạp chất 97%; khác hoàn toàn, thậm chí có báo đăng 97% độc chất.
Mặt khác lô hàng trong vụ án hoàn toàn chưa được bán ra thị trường. Theo thông tin chính xác: , “khi Cục Quản lý dược phát hiện và ông Hùng yêu cầu đi kiểm định thì lô hàng này còn niêm phong, chưa bán ra thị trường nhưng báo chí không đăng thông tin này. Dẫn đến bệnh nhân ồ lên, nói kiểm tra coi tôi có dùng thuốc này hay không?”. Theo tôi bản chất của vấn đế này có người trong Bộ ý tế đứng sau, ông Nguyễn Thanh Long và Phạm Khánh Phong Lan đang mượn báo chí thậm chí những đảng phái, những blog, face book ở nước ngoài chống đáng chống Bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ví dụ: Face book” Bộ trưởng bộ y tế hãy từ chức “…
Bản thân ông Long nhiều lần tự ứng cử nhưng đều bị trượt…Hiện ông Long và bà Lan đang cấu kết với nhau để tranh chức Bộ trưởng Bộ y tế.
Vì vậy khi bà lan phát biểu trên báo chí mà quên đi tiền án tiền sự tày trời của bà hãy xem ( http://danviet.vn/…/ba-nghi-pho-giam-doc-so-y-te-tphcm-thao…)
Một vấn đề nữa là cục dược 7 loại thuốc của VN Pharma bị ngừng lưu hành tại Việt Nam. Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ra quyết định rút số đăng ký đối với 7 loại thuốc do Công ty cổ phần VN Pharma ra khỏi Danh mục các thuốc được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Theo đó, 7 loại thuốc bao gồm H2K Cirprofloxacin 200 (hoạt chất Ciprofloxacin 200 mg/100ml); H2K Cirprofloxacin 400 (hoạt chất Cirprofloxacin 400mg/200ml); H2K Levofloxacin 250 (hoạt chất 250mg/100ml); H2K Levofloxacin 500 (Levofloxacin 500mg/100ml);H2K Levofloxacin 75 (hoạt chất Levofloxacin 750mg/100ml); H-Cipox 200 (hoạt chất Cirprofloxacin 200mg/100ml) và H-Levo 500 (hoạt chất Levofloxacin 500mg/100ml) sẽ bị ngừng lưu hành, rút số đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Các loại thuốc này đều ở dạng bào chế dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch, có số đăng ký lần lượt là VN-17877-14 đến VN-17883-14, do Công ty dược phẩm Helix Pharmaceuticals (Canada) sản xuất và được công ty Cổ phần VN Pharma đăng ký nhập khẩu.
Theo Cục Quản lý Dược, lý do rút số đăng ký lưu hành 7 loại thuốc này là do hồ sơ dữ liệu thông tin của thuốc không đúng với thực tế sản phẩm.
Cục Quản lý Dược cũng quyết định ngừng tiếp nhận hồ sơ đăng ký lần đầu, hồ sơ đăng ký lại và không cung cấp số đăng ký lưu hành thuốc đối với các hồ sơ đã nộp do Công ty Cổ phần VN Pharma đăng ký và do công ty Helix Pharmaceuticals Ins. Canada sản xuất.
NHÀ BÁO Nguyễn Đức Thanh
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Bài báo trên báo Người cao tuổi

http://danviet.vn/tin-tuc/ba-nghi-pho-giam-doc-so-y-te-tphcm-thao-tung-nganh-duoc-40tiep-ky-truoc41-170397.html

Bà nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM thao túng ngành Dược (tiếp kỳ trước)

...................
Ngày 19.5.2011, C48 có báo cáo số 123/BC-C48 để báo cáo chi tiết những sai phạm trong việc nhận tài trợ và đi tham quan du lịch của bà Phạm Khánh Phong Lan gửi Tiểu ban Thường trực chỉ đạo. Báo cáo số 123/BC-C48 kết luận như sau:

“- Bà Phạm Khánh Phong Lan đã có hành vi làm trái công vụ: Tập huấn không có chương trình, cấp giấy chứng nhận tập huấn không đúng quy trình, thủ tục.

- Không minh bạch trong việc sử dụng tiền, vật chất tài trợ, không hạch toán đầy đủ các khoản tài trợ theo đúng chế độ kế toán, vì tài sản của các đơn vị tài trợ phải được hạch toán như ngân sách Nhà nước cấp.

- Lợi dụng tập huấn mà đi du lịch, tham quan trong nước và ngoài nước, rồi cấp giấy chứng nhận GPP khống cho các đơn vị tài trợ. Không những vi phạm 19 điều cấm đối với đảng viên, mà còn có dấu hiệu của tội phạm tham nhũng: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại điều 281 Bộ luật Hình sự.

- Do đó Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an kiến nghị xem xét xóa tên ứng cử Đại biểu Quốc hội của bà Phạm Khánh Phong Lan là có căn cứ.

- Đề xuất: Tiếp tục xác minh, điều tra củng cố chứng cứ; đề xuất xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật và tiếp tục kiến nghị Tiểu ban Thường trực chỉ đạo xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội để đưa ra khỏi danh sách trúng cử, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và lấy lại lòng tin đối với nhân dân".

Ngày 25.5.2011, Tiểu ban Thường trực chỉ đạo triệu tập cuộc họp gồm: Toàn thể Ban chỉ đạo, Bộ Công an, C48, Bộ Y tế, Văn phòng Ban Chỉ đạo TU về PCTN, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy ban Bầu cử TP Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh, Công an TP.Hồ Chí Minh, Thanh tra TP.Hồ Chí Minh… do đồng chí Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Tiểu ban Thường trực chỉ đạo chủ trì.

Sau khi nghe báo cáo kết quả xác minh của C48-BCA, các đồng chí trong Ban Chỉ đạo đều thống nhất kết luận: "Hành vi của bà Phạm Khánh Phong Lan đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần xóa tên trong danh sách ứng cử Đại biểu Quốc hội Khóa XIII. Nhưng vì Luật Bầu cử Quốc hội đã quy định trong vòng 10 ngày trước ngày bầu cử chỉ được xóa tên trong trường hợp: Bị bắt, bị chết, không có năng lực hành vi, tự rút tên ra khỏi danh sách ứng cử.

Do đó, các đồng chí trong Ban Chỉ đạo thống nhất, nếu bà Phạm Khánh Phong Lan không tự rút tên thì tiếp tục bầu cử vì thời hạn quá cận kề. Nếu trúng cử thì Tiểu ban sẽ kiến nghị Ủy ban Bầu cử Trung ương xem xét tư cách đại biểu và xóa tên Đại biểu Quốc hội đối với bà Phạm Khánh Phong Lan. Trước mắt, từ nay đến trước ngày 21.7.2011 yêu cầu Cơ quan CSĐT Bộ Công an khẩn trương xác minh làm rõ những sai phạm của bà Phạm Khánh Phong Lan theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an và báo cáo kết quả cho Ban Chỉ đạo; yêu cầu Bộ Y tế, Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan Điều tra làm rõ những sai phạm”.

Với chỉ đạo rất rõ ràng, cụ thể như trên, nhưng Bộ Y tế, Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh không phối hợp với Cơ quan CSĐT để làm rõ những sai phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật của bà Phạm Khánh Phong Lan và Tiểu ban Thường trực chỉ đạo cũng không kiến nghị Ủy ban Bầu cử Trung ương xem xét tư cách đại biểu và xóa tên Đại biểu Quốc hội đối với bà Phạm Khánh Phong Lan như kết luận của cuộc họp ngày 25.5.2011.

Tác hại nghiêm trọng là những giấy chứng nhận đào tạo chuyên viên tư vấn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) cho hàng loạt nhà thuốc trong nước, nước ngoài ở TP.Hồ Chí Minh lợi dụng, tiếp tục bán thuốc quá đát, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả… đến nay vẫn tràn lan, không khắc phục được, ai là người chịu trách nhiệm? Ai là người mưu mô, thanh trừng loại bỏ Giám đốc Sở và một số cán bộ trung kiên có tinh thần đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng?

........
bài dài nhắm, các cụ chịu khó vào link mà đọc
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Phản dam của bà Phạm Khánh Phong Lan ngày 5/9/17 trên Vnexpress.net, có đoạn khá bất ngờ em oánh dấu đỏ cho các cụ

Thuốc kém chất lượng như của VN Pharma dễ lách luật khi đấu thầu tập trung
Nguyên tắc trúng thầu là giá năm sau rẻ hơn năm trước, nên thuốc kém chất lượng dễ thắng để ra thị trường, theo bà Phạm Khánh Phong Lan.
Thuốc H-Capita của VN Pharma từng được đấu thầu tập trung ra sao

Bà Phạm Khánh Phong Lan nguyên là Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM và một trong 46 thành viên hội đồng chuyên môn thẩm định danh mục thuốc cần mời thầu vào năm 2014. Đây là lần đầu tiên Sở Y tế TP HCM áp dụng hình thức đấu thầu thuốc tập trung thay vì từng bệnh viện tổ chức như trước. Đây cũng là năm đầu tiên Công ty Cổ phần VN Pharma tham gia đấu và trúng thầu 64 mặt hàng trong đó có thuốc H-Capita chữa ung thư. Thuốc này ngay sau đó bị cơ quan điều tra xác định đã được làm giả hồ sơ nhập khẩu, Bộ Y tế niêm phong trước khi đưa ra thị trường.

Giá trúng thầu càng thấp chưa chắc chất lượng thuốc tốt

Trao đổi với VnExpress.net, bà Lan cho biết năm 2007 khi bắt đầu làm phó giám đốc phụ trách mảng dược tại Sở Y tế TP HCM, bà đã xây dựng đề án đấu thầu tập trung cho ngành y tế. Tuy nhiên thời điểm ấy bà cho rằng hình thức này chưa thể triển khai vì TP HCM có nhiều bệnh viện và đặc biệt là thị trường dược rộng lớn phức tạp, chưa được kiểm soát tốt với hàng chục nghìn mặt hàng vừa sản xuất trong nước vừa nhập khẩu.

Bà Lan diễn giải, nếu cho rằng đấu thầu tập trung giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng thì chưa đúng. Nguyên tắc đấu thầu là giá phải bằng hoặc thấp hơn giá kế hoạch (giá của thuốc có hoạt chất tương đương trúng thầu năm trước đó). Ví dụ, cùng một mặt hàng, giá năm trước 10.000 đồng thì năm sau giá phải từ 10.000 đồng trở xuống. Đợt đấu thầu năm 2014 là lần đầu tiên tiến hành tập trung nên giá kế hoạch được Sở Y tế lấy bằng với giá trúng thầu thấp nhất năm trước cho cùng loại thuốc có hoạt chất tương đương tại các bệnh viện.

"Nếu lấy giá kế hoạch trừ giá trúng thầu và so sánh chênh lệch thì số tiền tiết kiệm được là do giá kế hoạch cao quá hoặc giá trúng thầu thấp quá, dẫn đến thuốc kém chất lượng có thể vô thị trường được", bà Lan phân tích.

Không ủng hộ giá thuốc đắt đỏ, song bà Lan cho rằng xây dựng giá kế hoạch theo hình thức đấu thầu tập trung thì giá thuốc mỗi năm càng rẻ, vấn đề chất lượng sẽ rất khó đảm bảo lâu dài. "Thực tế khi đấu thầu tập trung trong hai năm 2014-2015, hầu hết các công ty dự thầu đều vượt qua vòng kỹ thuật nên chủ yếu là cạnh tranh nhau về giá thuốc", nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế nay là đại biểu Quốc hội chia sẻ.

Thuốc chất lượng tốt không cạnh tranh được với thuốc giá rẻ

Ông Đỗ Văn Dũng, Trưởng Phòng Quản lý Dược Sở Y tế TP HCM cũng cho rằng hình thức đấu thầu thuốc tập trung có nhiều bất cập. Năm 2013 về trước các bệnh viện TP HCM tự đấu thầu thuốc và trang thiết bị y tế. Phương thức này cho thấy nhiều nhược điểm. Khi ấy mỗi bệnh viện tự đấu thầu đã gây lãng phí, tốn nhiều tiền bạc, nhân lực, thời gian. Dược sĩ bệnh viện không có nhiều thời gian tham gia làm công tác dược lâm sàng với bác sĩ, bình đơn thuốc, bình bệnh án, theo dõi phản ứng, sai sót khi dùng thuốc... Khi bệnh viện xảy ra vấn đề thiếu thuốc lại khó điều phối từ các bệnh viện khác kịp thời hỗ trợ.

Năm 2014 và 2015 các bệnh viện chuyển sang đấu thầu tập trung tại Sở Y tế TP HCM theo quy định mới. Có 1.211 mặt hàng trúng thầu năm 2014 tại Sở Y tế TP HCM, tổng giá trị rẻ hơn năm trước 25%.

Theo ông Dũng: "Điều bất cập là trong mỗi nhóm thuốc tuy cùng đạt các tiêu chí kỹ thuật nhưng chất lượng rất khác nhau. Khi xếp chung một nhóm, thuốc chất lượng khó có cơ hội trúng thầu vì giá cao hơn các sản phẩm cạnh tranh mà chất lượng thấp hơn".

Ông Dũng giải thích, khi ấy thuốc đấu thầu tập trung được chia thành ba gói là biệt dược gốc, generic và thuốc đông y dược liệu. Gói generic là thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc, được sản xuất khi quyền sở hữu công nghiệp của biệt dược gốc đã hết hạn. Do đó thuốc generic có nhiều nhà sản xuất, nhiều sản phẩm, tên thương mại khác nhau.

Generic là nhóm trong đấu thầu rộng rãi có sự cạnh tranh rất quyết liệt, chia bốn nhóm. Nhóm một là những thuốc đạt các tiêu chuẩn chủ yếu từ nước có nền công nghiệp dược tiên tiến, chất lượng cao. Nhóm hai là thuốc sản xuất ở các nhà máy theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (GMP WHO). Nhóm ba là thuốc vừa sản xuất nước ngoài vừa sản xuất trong nước nhưng được chứng minh tương đương sinh học với thuốc biệt dược gốc. Nhóm bốn là các thuốc khác.

Việc phân nhóm này dựa vào tiêu chí chất lượng, kỹ thuật, công nghệ của nhà máy, dây chuyền sản xuất thuốc. Những thuốc trong cùng một nhóm được xem là có cùng tiêu chí chất lượng. Biệt dược gốc và thuốc nhóm một thường chất lượng cao hơn nên giá cũng cao hơn thuốc nhóm khác. Do đó khi đấu thầu tập trung, giá thắng thầu dựa trên yếu tố giá thấp nhất thì thuốc nhóm chất lượng cao không thể cạnh tranh.

Nhược điểm khác của đấu thầu thuốc tập trung

Việc cung cấp thuốc giai đoạn đầu sau khi có kết quả đấu thầu của các công ty gặp một số khó khăn. Trên thực tế công ty thắng thầu chỉ có một lượng hàng dự trữ nhất định chứ không nhập khẩu và sản xuất đủ thuốc theo số lượng. Trong khi đó trên thị trường cùng một hoạt chất có rất nhiều mặt hàng thương mại của các hãng khác nhau, đáp ứng sự đa dạng trong điều trị. Kết quả đấu thầu tập trung dẫn đến cả TP HCM chỉ dùng một loại thuốc do một đơn vị cung cấp.

Chỉ thời gian ngắn sau khi có kết quả trúng thầu, các bệnh viện đồng loạt sử dụng những loại thuốc này trong khi lượng cung cấp giới hạn nên nguy cơ thiếu thuốc cục bộ. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, TP HCM có rất nhiều bệnh viện, lượng thuốc điều trị theo nhu cầu bệnh nhân lớn. Do đó nếu xảy ra thiếu thuốc sẽ ảnh hưởng trên diện rộng theo cấp số nhân, gây sự hỗn loạn.

"Đấu thầu tập trung có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình điều trị cho bệnh nhân, còn đấu thầu riêng lẻ từng bệnh viện mặt nào đó giúp chia sẻ cơ hội với bệnh nhân", bà Lan phân tích.

Sau đợt đấu thầu tập trung hai năm 2014-2015 với nhiều bất cập, Bộ Y tế ban hành thông tư số 11 phân cấp đấu thầu. Từ năm 2016 đến nay Bộ Y tế tiến hành đấu thầu tập trung 5 thuốc, đàm phán giá 8 loại thuốc; Sở Y tế địa phương đấu thầu 106 mặt hàng. Các cơ sở khám chữa bệnh có thể đấu thầu tập trung tại Sở hoặc đấu thầu riêng lẻ các loại thuốc còn lại theo nhu cầu.

Đầu năm 2016, nguyên bí thư thành ủy TP HCM Đinh La Thăng chỉ đạo Sở Y tế TP HCM dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, giao việc đấu thầu về các bệnh viện để đẩy mạnh tính tự chủ, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm. TP HCM từ đó chuyển sang đấu thầu thuốc kết hợp hai hình thức vừa riêng lẻ vừa tập trung.

Công ty VN Pharma bị cơ quan điều tra xác định đã làm giả hồ sơ nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita 500 mg chữa ung thư từ nhà sản xuất Helix Pharmaceuticals Inc., Canada. H-Capita được xếp vào thuốc nhóm một. Năm 2014 H-Capita thắng thầu tại Sở Y tế TP HCM với giá 31.000 đồng một viên so với giá kế hoạch 66.000 đồng. Bộ Y tế nghi ngờ nên yêu cầu công an điều tra VN Pharma và niêm phong lô hàng H-Capita không cho đưa ra thị trường. Kiểm nghiệm của Bộ Y tế sau đó xác định H-Capita có 97% hoạt chất capecitabine kém chất lượng, không đủ điều kiện sử dụng cho người.

Vụ án được xét xử vào giữa tháng 8, cựu Chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng bị tòa tuyên 12 năm tù. Bộ Y tế ngày 29/8 khẳng định VN Pharma được cấp phép nhập khẩu lô Capita đúng quy định do có đầy đủ hồ sơ giấy tờ và các tài liệu được làm giả một cách tinh vi nên thời điểm ấy các chuyên viên của Bộ không thể nhận biết bằng mắt thường.


https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/thuoc-kem-chat-luong-nhu-cua-vn-pharma-de-lach-luat-khi-dau-thau-tap-trung-3636572.html?fref=gc&dti=427147074160288
 

thanh040506

Xe lừa
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
38,945
Động cơ
1,185,789 Mã lực
Hồi mới đầu, em cũng ngưỡng mộ văn hoá từ chức của phương Tây lắm. Nhưng dần dần đọc nhiều mới thấy mình bị media Tây nó tuyên truyền.

Bản chất của việc từ chức bên phương Tây nó nằm ở chỗ, khi một ông lên nắm quyền ông được quyền lựa chọn toàn bộ ê kíp đi theo mình. Tức là ông được toàn quyền sinh sát trong việc lựa chọn những người sẽ làm việc và triển khai các chính sách mà ông hứa hẹn khi đưa ra. Cứ nhìn anh Trung thì rõ, khi anh ý lên, toàn bộ ê kíp của anh ý lên theo, ê kíp cũ của anh nhọ là bay tất. Do vậy, nếu xảy ra chuyện là anh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn không có bất cứ bào chữa nào. Cho nên từ chức là biện pháp khôn ngoan để vừa tránh được hậu quả mà lại giữ được vốn liếng chính trị để còn mần ăn tiếp.

VN thì khác, bà Tiến làm BT nhưng thứ trưởng cũng như quân cán éo phải của bà lựa chọn, dẫn đến trò lính chọc gậy bánh xe xong đổ lỗi cho tướng. Thứ trưởng với phó giám đốc 1 sở mà dám dở trò với sếp. Ở Phương Tây thì 2 ông ra đi trong 1 nốt nhạc, nhưng bà Tiến mà động vào thì sẽ có đứa e hèm đây là tôi được phân công chứ méo phải tôi xin nhá, nhá, nhá.

Cả 2 cái nó đều có lợi và có hại. Em sẽ phân tích sau vì nó dài dòng lắm. Dễ sa đà vào cuộc khẩu chiến với 1 số thành phần cơ hội
1. Việc chọc gậy cũng chỉ là suy luận võ đoán xuất phát từ truyền thông cụ nhá.
Cứ như lời cụ thì có thể coi vụ này là động cơ chính trị. Thì trong đấu tranh chính trị này, a TT và chị SG kia chọc để hạ bệ chị T, cụ nhìn ra chả nhẽ bên trên k nhìn ra ư, nếu có vậy lãnh đạo bên trên để yên cho a TT kia ư... Bên trên mà biết a TT đâm chị T thì có thành ld cũng sút a TT ngay, ai người ta cho phép thế. Mà cứ cho là a TT đâm hạ bệ chị T thành công, bên trên cho a í lên thay ư, ngây thơ lắm. Cho nên a TT k dại gì làm việc hại người hại mình thế.
2. Việc dư luận sa đà vào thông tin đấu đá nội bộ giữa 2 a chị này vô hình chung làm phai nhạt trách nhiệm của chị T, đó k phải là mục đích media tuyên truyền ư??? Có khi giờ này 2 a chị í ngồi cười với nhau đó.
3. E đang hỏi cụ trách nhiệm của BT là trách nhiệm của người đứng đầu ngành. Ví dụ cứ cho là các suy luận của cụ đúng: bên dưới làm sai, lính chọc gậy,... k phải quân của bà ư? Bên trên và đặc biệt là dư luận k thể nghe lời giải thích là quân tôi làm sai để đổ cho tôi được đâu cụ.
Việc một luồng dư luận (như cụ) cho rằng a TT đâm chị Tiến cũng chỉ dẫn đến một bộ phận cảm thông cho chị í, theo kiểu ừ chị ấy bị phản thùng, a TT chơi trò bẩn... nhưng phần đông (giống e) cho rằng trách nhiệm của chị T ở đâu??? Chị í k nắm được quân bên dưới k phải trách nhiệm của chị í ư???
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
1. Việc chọc gậy cũng chỉ là suy luận võ đoán xuất phát từ truyền thông cụ nhá.
Cứ như lời cụ thì có thể coi vụ này là động cơ chính trị. Thì trong đấu tranh chính trị này, a TT và chị SG kia chọc để hạ bệ chị T, cụ nhìn ra chả nhẽ bên trên k nhìn ra ư, nếu có vậy lãnh đạo bên trên để yên cho a TT kia ư... Bên trên mà biết a TT đâm chị T thì có thành ld cũng sút a TT ngay, ai người ta cho phép thế. Mà cứ cho là a TT đâm hạ bệ chị T thành công, bên trên cho a í lên thay ư, ngây thơ lắm. Cho nên a TT k dại gì làm việc hại người hại mình thế.
2. Việc dư luận sa đà vào thông tin đấu đá nội bộ giữa 2 a chị này vô hình chung làm phai nhạt trách nhiệm của chị T, đó k phải là mục đích media tuyên truyền ư??? Có khi giờ này 2 a chị í ngồi cười với nhau đó.
3. E đang hỏi cụ trách nhiệm của BT là trách nhiệm của người đứng đầu ngành. Ví dụ cứ cho là các suy luận của cụ đúng: bên dưới làm sai, lính chọc gậy,... k phải quân của bà ư? Bên trên và đặc biệt là dư luận k thể nghe lời giải thích là quân tôi làm sai để đổ cho tôi được đâu cụ.
Việc một luồng dư luận (như cụ) cho rằng a TT đâm chị Tiến cũng chỉ dẫn đến một bộ phận cảm thông cho chị í, theo kiểu ừ chị ấy bị phản thùng, a TT chơi trò bẩn... nhưng phần đông (giống e) cho rằng trách nhiệm của chị T ở đâu??? Chị í k nắm được quân bên dưới k phải trách nhiệm của chị í ư???
Ở VN có cái tệ nạn là dùng người trong nhà, đừng nói nhà nước, các tập đoàn tư nhân lớn cũng đầy. Ông là sếp tôi , nhưng bố tôi là sếp ông. Loằng cmn ngoằng lắm. Nhiều khi chỉ muốn đuổi cmn mấy thằng COCC đi, nhưng éo bao giờ được.

Còn về trách nhiệm, em suy nghĩ khác cụ: nếu đúng như các thông tin ông Thứ trưởng Bộ Y tế đưa ra trong cuộc họp giao ban với Ban tuyên giáo.

Ngày 31-07-2014, Cục Dược nghi ngờ VN Pharmar chào giá quá thấp đã làm việc rất tích cực để xác minh nguồn gốc lô thuốc, trong 1,5 tháng đã xác minh đầy đủ hồ sơ để 17-09-2014 chuyển giao cho CA điều tra

Em thấy người ta làm việc quá tích cực và đầy đủ trách nhiệm, vậy đòi hỏi các gì. Lô thuốc này đã bị ngăn chặn ngay trước khi có thể vào thị trường, sai phạm đã được vạch trần. Vậy cụ còn muốn người ta làm gì nữa, phải loại thằng này ngay từ vòng gửi xe à, căn cứ vào cái gì để loại đây.

Cái trò lập lờ nói 1 nửa sự thật này cũng chính là cái khốn nạn của media tuyên truyền theo phong cách Tây,




Còn 1 cái nữa, nguwofi tổ chức đấu thầu cho lô hàng này chính là sở Y tế Tp. Hồ chí Minh cụ nhé. Cục Dược chỉ là người nhận báo cáo và ngăn chặn

Bà Phạm Khánh Phong Lan nguyên là Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM và một trong 46 thành viên hội đồng chuyên môn thẩm định danh mục thuốc cần mời thầu vào năm 2014. Đây là lần đầu tiên Sở Y tế TP HCM áp dụng hình thức đấu thầu thuốc tập trung thay vì từng bệnh viện tổ chức như trước. Đây cũng là năm đầu tiên Công ty Cổ phần VN Pharma tham gia đấu và trúng thầu 64 mặt hàng trong đó có thuốc H-Capita chữa ung thư.

https://suckhoe.vnexpress.net/tin-t...rung-3636572.html?fref=gc&dti=427147074160288
 

thanh040506

Xe lừa
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
38,945
Động cơ
1,185,789 Mã lực
Trách nhiệm của Bộ y tế trong việc cấp phép. Cơ chế đã rõ ràng, minh bạch chưa? Nếu có sai phạm thì trách nhiệm của BT đến đâu???
Dư luận có quyền nghi ngờ đối với các mặt hàng, lô hàng khác. Kể cả trước đó và sau này.
Tại sao Cty Pharma liên tục trúng thầu??? Bên trên đã có viện dẫn rồi e k trích dẫn nữa.
Trách nhiệm của Bộ y tế trong việc để dịch sốt xuất huyết bùng phát, k kiểm soát được. BT có trách nhiệm ntn???
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top