Vào thời điểm 2010, em được đi Trường Sa trên HQ936, một con tàu có vỏn vẹn 1.200 tấn, được anh em HQ gọi là tàu Lá tre
Chuyến đi vào tháng 4, tức là tháng 3 Âm lịch, theo, dân gian là: Tháng 3 bà già đi biển, tức là biển êm,lặng
Quả đúng là hầu hết hải trình sóng biển lặng như ... Hồ Tây
Tuy nhiên ăn 1 nhát áp thấp lúc trên đường về, nước trong tàu đã bơm tiếp tế đảo hết, anh em đoàn công tác nhớ đời
Có những chàng rất hổ báo, gym bụng 6 múi, hàng ngày đỡ đần các nàng văn công rất men lỳ, vậy mà ăn quả say sóng được mô tả là "nôn cả đại tràng lên đàng mồm" thế là nằm bẹp 1 xó
Em tự nhận mình là dê, chả hổ báo giề, nên cứ mắc võng nằm lủng lẳng lắc lư trên boong 2, mặc kệ tàu quằn quại... cũng ổn, không say, đến bữa vẫn ăn cơm bình thường
HQ936 khởi hành tại Cam Ranh, đi Song Tử Tây là điểm đầu tiên, sau đó xuôi về phía Nam, qua Nam Yết, SInh Tồn Đông, Cô Lin, Đát Tây, Đá Lát, Trường Sa Lớn, nhà Dàn DK ...(em không nhớ chính xác thứ tự), tổng cộng hơn chục điểm đảo, về Cam Ranh là tròn 14 ngày
Có 2 điểm dừng lại làm Lễ Tưởng niệm các Liệt sỹ, đó là ở Cô Lin (có cái tàu TQ màu trắng lởn vởn phía xa chân trời) và khu nhà dàn DK
Tàu em đi cho 1 Thiếu tướng HQ làm Thủ trưởng. Đoàn có cán bộ lãnh đạo nên có tàu hộ vệ đi cùng. Cái này trong cả chuyến hải trình không thấy xuất hiện, cũng không biết, lúc về cảng thấy 1 em hộ vệ đang nằm kỳ cọ, em có hỏi thì 1 anh bên HQ bảo là vừa đi cùng tàu công tác về
Đi chuyến đó về là bổ sung thêm tài liệu thực tế để em làm cái luận văn Ths, "Chủ quyền khai thác nguồn lợi hải sản của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa"
Theo số liệu tại thời điểm đó, cho đến nay sau 13 năm, cơ bản vẫn chưa thay đổi nhiều, em xin chia sẻ để các Cụ Mợ cùng tham khảo
Quần đảo Trường Sa có khoảng 144 điểm đảo, theo cách chia của Việt Nam thì gồm 4 cấp:
Cấp I: Trên 2km2, có nước ngọt
Cấp 2: Từ 1km2 đến 2km2, có thể có nước ngọt
Cấp 3: Đảo nổi dưới 1km2 hoặc đảo chìm (vẫn có lô cốt, công trình kiên cố nhưng nhỏ, chỉ hơn trăm m2 hoặc nhỏ hơn, có thể nhiều mỏm như thế lân cận nhau, khi nước biển lên thì sóng đánh tận chân công trình)
Cấp 4: Các nhà dàn DK. Hồi em đi là DK đời 2 (đời 1 đã bị bão quật đổ và có cán bộ chiến sỹ hi sinh), giờ đã là đời 3 Mộc Tinh
Hiện nay, Việt Nam là nước có quân đội đồn trú tại số điểm đảo nhiều nhất ở Trường Sa, trên 30 điểm đảo, có thể hiện đã tăng thêm
Còn rất nhiều điểm đảo chưa có bên nào đồn trú, nhưng không bên nào "dám" nhảy vào (trên hải trình, nhìn bằng ống nhòm hoặc mắt thường, thỉnh thoảng vẫn gặp)
Về chủ quyền, hiện nay có 7 (bảy) bên liên quan, tuyên bố đến Trường Sa, cấp độ tăng dần như sau:
1. Indonesia: Không tuyên bố chủ quyền , không chiếm điểm đảo nào nhưng tuyên bố quyền khai thác hải sản và khai thác kinh tế tại TSA
2. Brunei : Tuyên bố chủ quyền 1 phần (1 số ít điểm đảo) nhưng thực tế không chiếm điểm đảo nào
3.4 Malaysia, Philipine: Tuyên bố chủ quyền 1 phần (1 số điểm đảo), trên thực tế cũng chiếm đóng 1 số điểm đảo nhưng ít hơn số tuyên bố
5.6.7 Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan: Tuyên bố chủ quyền HOÀN TOÀN đối với quần đảo Trường Sa
Trong đó:
Đài Loan chiếm duy nhất 1 đảo Ba Bình, nhưng là đảo lớn nhất
Trung Quốc mới chiếm năm 1988, Gạc Ma, Chữ Thập nhưng hiện là nước bồi đắp xây dựng mạnh nhất
Việt Nam chiếm nhiều đảo, điểm đảo nhất, quân đồn trú đông nhất, dân cư phong phú nhất: đủ cả chùa chiền, nhà thờ, đền đài tâm linh
... Hiện cũng có hiện tượng đáy biển và đảo nhô lên rất mạnh ở toàn bộ các điểm đảo Việt Nam chiếm giữ
Em đã báo cáo xong, giờ xin một góc ngồi nghe Cụ Anh
Kyson1 cho mở mang tầm mắt ạ
Em xin gửi tấm ảnh 1 góc điện gió em chụp ở Song Tử Tây 2010