NGÀY 4 - ĐÁ ĐÔNG C, TỎA SÁNG DƯỚI NẮNG...
Qua một đêm hành trình vất vả, tàu đã đến điểm thứ 3 - Đảo chìm Đá Đông C. Mọi người sẽ hỏi vậy có Đá Đông A & B chứ?! Chắc chắn có, cccm tham khảo một số thông tin dưới đây.
Đá Đông là một
rạn san hô vòng thuộc
cụm Trường Sa của
quần đảo Trường Sa. Đá Đông cùng với
đá Tây,
đá Châu Viên và rạn san hô chứa đảo
Trường Sa Đông hợp thành cụm
đá ngầm mà các nhà hàng hải quốc tế gọi là
London Reefs (cụm rạn Luân Đôn). Về bản chất địa lý, đá Đông là một bãi đá san hô, không phải là một
đảo.
Rạn san hô đá Đông nằm theo trục đông-tây với
chiều dài khoảng 14 km và
chiều rộng tối đa khoảng 4 km với diện tích nền san hô khoảng 25.1 km².
Vụng biển của rạn vòng này sâu từ 7,3 đến 14,6 m, rộng khoảng 16.5 km².
Công binh Hải quân Việt Nam đã xây ba nhà lâu bền ở ba mặt tây, bắc và đông của đá được đặt tên là Đảo Đá Đông A, B, C:
- Đảo Đá Đông A nằm ở phía Đông: gồm một nhà cao nối với một nhà văn hóa đa năng (khánh thành tháng 4 2021.
- Đảo Đá Đông B nằm ở phía Tây: gồm hai nhà cao nối với nhau.
- Đảo Đá Đông C nằm ở phía Bắc: gồm một nhà cao. Nhà văn hóa đa năng được khởi công vào tháng 4 năm 2022.
Đá Đông C điểm đến hôm nay là 1 nhà 3 tầng, xây trên đá san hô có cầu tàu tiện cho việc cặp mạn của các xuồng nhỏ. Có một con tàu đánh bắt hải sản của ngư dân ở đây.
Trong tấm hình này có 5 đchi trong BCH của đảo mặc lễ phục màu trắng. Các đchi còn lại là từ 571 đã sang trước, đi tiền trạm ktra sóng gió đồng thời mang theo hàng hóa hậu cần, quà tặng.
Trên đảo có một phần công sự bê tông, luôn có chiến sỹ làm hiệu lệnh điều phối các ca nô đứng ở đó.
View attachment 1685692655850.jpeg
Giống như Len Đao, nước ở đây trong vắt, nhiều cá phần bãi nổi luôn được cắm cọc sắt chống tàu đổ bộ:
View attachment 1685692103179.jpeg
View attachment 1685692609699.jpeg
Đoàn công tác tặng quà và làm việc với ban chỉ huy đảo:
View attachment 1685692833057.jpeg
View attachment 1685692861100.jpeg
View attachment 1685692898134.jpeg
Sau mấy tấm tôn xanh kia là khu tăng gia của AE trên đảo.
Cccm để ý một chút sẽ thấy, ấm chén trên đảo có rất nhiều loại và không đồng bộ. Các đoàn từ đất liền ra thì thường tặng TV, tủ bảo quản thực phẩm, phân bón, máy lọc nước... Riêng ấm chén thì ít. Em cũng được uống 1 chén trà và khen: "trà ngon quá, đchí ạh". Bạn lính đảo nói: "trà này cũng là từ các anh vừa mang ra đó".
Đá Đông C là một đảo nổi, Nhà trên đảo có 1 tầng hầm và 3 tầng nổi, phần tầng hầm vừa là nơi chúng em không được tiếp cận, chỉ có 3 tầng nổi gồm nơi sinh hoạt chung, phòng thờ Bác Hồ, phòng chỉ huy, phòng chiến sỹ, nơi ăn nghỉ... Diện tích mỗi sàn khoảng 200m2. Trên sân thượng có hệ thống điện áp mái và cột điện gió.
Giường ngủ của AE ở đây là giường gỗ, 2 tầng. Dễ dàng nhận ra cách gấp chăn màn của bộ đội, vuông vức và rất đẹp. Mỗi giường đều có tên, tránh nhầm lẫn.
Khu tăng gia rau xanh đây ạ, cũng hơi ít do ảnh hưởng của thời tiết và gió mặn.
View attachment 1685694532917.jpeg
View attachment 1685694744558.jpeg
Một đặc điểm chung của người lính trên Đá Đông C là body rắn chắc, chiều cao sàn sàn nhau và có đôi lông mày rất dậm. Đây là đặc điểm của cư dân Nam Trung Bộ. Một đồng chí chiến sỹ trẻ:
View attachment 1685694423491.jpeg
Còn đây là bạn gác mốc chủ quyền:
View attachment 1685695438280.jpeg
Tuy nhiên, ấn tượng lớn nhất lại là một bạn đứng gác trên sân thượng, giữa trời nắng, xunh quanh toàn solar panel, chong chóng gió, không ô che, mang mũ sắt, súng tiểu liên, quần áo rằn ri. Em không chụp hình bạn ấy, bởi lẽ tại thời điểm đó cảm xúc của cá nhân lớn quá. Em chỉ nắm tay bạn ấy và lời chúc sức khỏe. Bạn ấy cười, hàm răng trắng lóa trong ánh mặt trời Trường Sa.
Ngay tầng 3 là phòng thờ Bác, cũng là phòng họp của AE. Chị áo xanh kia đang quay mặt vào ban thờ, còn anh áo vàng đang ghi lại cảm tưởng:
View attachment 1685696179495.jpeg
Còn đây là hoạt động giao lưu văn nghệ giữa chủ và khách:
View attachment 1685696460710.jpeg
View attachment 1685696539170.jpeg
Chỗ tôn nhựa màu xanh này cũng có 1 vườn rau nữa:
View attachment 1685696535034.jpeg
Vĩ thanh 7 - Giá như...
Đi qua 2 đảo chìm, hỏi chuyện các chiến sỹ thì được biết cứ mỗi khi biển động thì tàu của ngư dân Việt Nam vào tránh trú bão là rất đông. Em thấy việc cải tạo các đảo này có lẽ đã từ lâu là nhu cầu bức thiết. Các nhà lãnh đạo VN hoàn toàn nhìn thấy từ lâu rồi. Chúng ta chỉ đợi thời điểm phù hợp mà thôi.
Việc của AE mình ở đây là cố gắng làm 1 công dân tốt, tham gia SXKD giỏi làm giàu cho mình và cho XH. Như thế chắc chắn giúp ích nhiều hơn là bày tỏ trên không gian internet những quan điểm tưởng là có trách nhiệm với xã hội nhưng thực tế là chưa phù hợp...
Vĩ thanh 8 - Say sóng (tiếp)
Đến ngày thứ 4 trên biển, cô bạn C3 đã thấy lượn lờ chụp choạch liên tục. Em cũng chả đến gần kẻo lại bảo mới có mấy ngày trên biển mà đã nọ chai...
Tuy nhiên, đã có thêm một số anh em say sóng. Mặc dù lúc xuất phát là OK. Dù không nặng nhưng thấy nhà bếp bê cơm vào lại bê cơm ra
.
Gặp Anh C "Duyên". Mới ngồi gần mà em đã có cảm giác mình say theo ông ấy:
- Anh say lắm chú ạ, tàu nó lắc lư không chịu đc, ngửi mùi thức ăn là muốn trớ.
- Sao Anh cứ ngồi thế?
- Mệt không đứng được chú ạ...
- Anh phải đứng lên, ra khỏi phòng và đi lượn, cứ ngồi thì tất cả giác quan chỉ để xử lý vụ nôn thôi.
Đến chiều đã thấy Anh ấy lượn như cá cảnh trên boong.