NGÀY 3 - AN BANG, THỜI TIẾT...
Em up thêm một vài tấm hình cho bài hôm qua:
Đoàn công tác lên Len Đao:
Tặng quà:
Thủy triều bắt đầu rút, việc di chuyển từ đảo ra tàu sẽ có rủi ro. Mọi người ai cũng tranh thủ ghi một vài tấm hình trước khi dời Len Đao.
Cccm nhìn thấy bãi cọc nhấp nhô kia là để chống tàu đổ bộ.
Bên trong này là bãi cạn, nước trong vắt, có rất nhiều cá. Hoa giấy nhé, có cả đinh lăng nữa, cây cối ở đây như người lính đảo vậy, đều sắt và rắn rỏi hơn...
Tạm biệt Len Đao và Gạc Ma, trao cái bắt tay vội vàng và lời chúc sức khỏe với chàng đại úy Lâm - trưởng đảo. Em ấn tượng mãi câu bạn ấy nói "Anh mang niềm tin về đất liền nhé". Nguồn gốc của câu nói này xuất phát từ mục tiêu của chuyến đi lần này là "Trao tình cảm của đất liền tới Trường Sa, nhận niềm tin từ Trường Sa gửi đất liền". Em nghĩ điều này là phổ quát của mọi chuyến thăm Trường Sa.
571 lại bắt đầu hành trình đi An Bang.
Hôm đó cũng là ngày 19/5 - kỷ niệm lần thứ 133 ngày sinh của Bác Hồ. Sau bữa tối, đoàn công tác tổ chức sinh hoạt giao lưu văn nghệ của toàn đoàn trên boong dạo, mọi người có năng khiếu đều tham gia say mê và nhiệt tình.
Em thích một số bài hát như: Ngôi sao biển trình bày bởi bạn PVFCCo, Bông hồng thủy tinh của ông em B "hói", Tổ quốc nhìn từ biển do tốp ca của đoàn và thủy thủ trình bày... có cả múa minh họa nữa. Em có quay một số clip ngắn nhưng không biết cách up lên.
Dưới đây là một số hình ảnh về sinh hoạt buổi tối.
Theo kế hoạch, 571 sẽ tới An Bang vào #8:00 sáng hôm sau. Tuy nhiên, trong đêm trời bắt đầu có giông, sóng mạnh hơn, tàu đã phải thả 2 đôi cánh ngầm để hạn chế giảm lắc lư. Em chợt nhớ có ai đó nói: trên đời này có 2 thứ luôn thay đổi và bắt đầu bằng chữ W là weather và wom...
Do điều kiện thời tiết nên việc thăm An Bang chỉ hạn chế gồm có thủ trưởng đoàn công tác và các phóng viên lên đảo. Em xin mượn hình của một đchi phóng viên để cccm xem:
Chia tay An Bang:
Để mọi người có thêm thông tin về An Bang, em bổ sung một số thông tin tìm được trên mạng:
Đảo An Bang có hình dạng như một cái túi: đáy nằm phía đông và miệng thắt lại ở phía tây; phần phía tây đảo này bị bao phủ bởi một lớp
phân chim.
Đảo nằm trên thềm san hô có diện tích khoảng 0.37km² trong một bãi đá san hô rộng tổng cộng 1.15 km².
Phần nổi của đảo dài 160 m, rộng tối đa 130 m. Khi thủy triều xuống thấp, độ cao của đảo khoảng 3m, mép bờ đảo xa thêm khoảng 50m. Bờ đảo được bao bọc bởi các tảng đá san hô lớn. Bờ Tây là một dải cát hẹp; còn bờ Nam của đảo là bãi cát thường thay đổi theo mùa: từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, được bồi thêm cát thành một bãi cát dài; nhưng từ tháng 8 trở đi, bãi cát này dần biến mất và dịch sang bờ phía Đông của đảo. Tổng diện tích đất nổi đảo là 1,58 ha.
Cấu trúc san hô của đảo dựng đứng và đảo thường xuyên có sóng lớn. Do vậy, việc ra vào đảo gặp rất nhiều khó khăn, dù sức gió chỉ mới ở cấp 3 hoặc 4; có những tàu phải quay về hoặc chờ khi sóng lặng mới lên được đảo. Đây là nơi mà tàu thuyền khó cập bến nhất trong số các thực thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa đang do
Việt Nam kiểm soát. Không chỉ người ngoài, lực lượng đồn trú trên đảo cũng bị ảnh hưởng vì đặc điểm sóng ở khu vực đảo An Bang. Có trường hợp tàu từ đất liền
Việt Nam đến đảo vào mùa sóng lặng nhưng xuồng chở khách vẫn không vào bờ được nên binh sĩ phải nghe văn công hát qua hệ thống bộ đàm.