Đây, có vụ này khá là éo le nhé: Năm 1984, tại North Carolina, chị Jennifer Thompson - 22 tuổi - bị một kẻ lạ đột nhập vào nhà và đe dọa bằng dao. Chị xin hắn đừng giết mình, và hắn đã hãm hiếp chị rồi bỏ trốn. Chị đi đến trình báo với cảnh sát. Cảnh sát phác họa hình dựa theo lời khai của chị và tìm được đối tượng Ronald Cotton, 22 tuổi. Tất nhiên, không có bằng chứng nào cụ thể hết, và chính chị Jennifer cũng không chắc 100%. Tuy nhiên, theo thời gian, càng nhìn vào bức hình và đối chiếu thì chị càng tin tưởng đây là kẻ hãm hiếp mình - đến khi ra tòa, chị đã rất tin tưởng chỉ mặt đối tượng và nói rằng hắn chính là hung thủ. Cuối cùng, Cotton bị tòa tuyên án chung thân chỉ vì lời khai của chị Jennifer. Vậy tại sao em nói éo le? Vì 11 năm sau, khi công nghệ ADN phát triển, cơ quan điều tra của Mỹ mới phát hiện ra rằng ông Cotton... vô tội, và dựa theo DNA đã tìm được hung thủ khác - hung thủ này đã nhận tội.
Đây là một trường hợp éo le vì là
án oan chỉ dựa vào lời khai, nhưng đó là một ví dụ một người bị kết tội chỉ bằng lời khai nhé. Ngoài ra còn rất nhiều vụ - đặc biệt như những vụ bạo hành gia đình, trích lời một bạn luật sư & công tố viên khác (Adam Nyhan): "Many domestic violence cases are frequently he said/she said cases with little to no other evidence.
There have been cases where the victim refuses to testify and the 911 call is all that is entered into evidence and the defendant is still convicted." ("
Có những vụ nạn nhân từ chối cung cấp lời khai và cuộc gọi 911 là bằng chứng duy nhất, nhưng bên bị can vẫn bị kết tội"). Nếu cụ không tin lời luật sư và muốn em kiếm cụ thể từng case một thì cụ để lại comment, em sẽ kiếm thêm cho cụ (nhưng có thể mất thời gian một chút). Chứ bản thân em suy nghĩ đơn giản thế này thôi: các bạn luật sư nước ngoài kiếm ăn nhờ luật, họ lăn lộn cả chục năm rồi, nếu chỉ một hai người nói thì có thể sai, chứ một đống nói thì khá đáng tin tưởng, đúng không ạ? Em cẩn thận kiếm lời luật sư mới dám đưa lên đây đấy, chứ đâu phải ngồi xem ý kiên dân đen như mình đâu