Cụ ơi, em không biết vụ cậu bé Hải thế nào, nhưng về lí thì lời khai hoàn toàn có thể được sử dụng làm bằng chứng buộc tội nếu toà và cơ quan có trách nhiệm điều tra cho rằng đáng tin cậy nhé. Bằng chứng buộc tội không nhất thiết phải là những thứ sờ / nhìn được (vd như ADN, vân tay, hình ảnh hay tương tự) đâu ạ. Đây là em nói trên góc độ tư bản đấy, chứ em không biết và chưa tìm hiểu luật nhà mình đâu. Tất nhiên người bị kết tội có thể phản đối rằng những lời khai kia không đáng tin cậy, nhưng như vậy thì phải tự (hoặc nhờ luật sư của mình) thuyết phục toà, chứ về lí thì toà hoàn toàn được phép kết tội dựa trên lời khai. Tóm lại, bây giờ luật sư cãi chưa đủ thuyết phục (hoặc toà cứng đầu quá), nếu bà mẹ cảm thấy oan thật thì có thể kháng cáo lên trên thôi. Đâu phải tuyên án cái ngày mai tiêm ngay đâu (mà chị này cũng không bị án tử thì phải?).
Em không nói kết tội chị này là oan hay không nhé. Em chỉ nói là về cơ bản thì lời khai cũng là một dạng chứng cứ được chấp nhận và người ta có thể bị kết tội dựa trên lời khai. Còn việc lời khai ấy có đáng tin cậy hay không thì do toà quyết định. Vì vậy thay vì hỏi căn cứ vào đâu thì hỏi căn cứ ấy trong trường hợp này có hợp lí không thì đúng hơn (tại em thấy có một số cụ nói rằng "chỉ với lời khai sao lại kết án được").
Edit: trích lời luật sư Mẽo luôn không lỡ có cụ nào lại bảo chỉ có luật xứ giãy chết mới cho phép kết tội dựa trên lời khai:
(In đậm những phần quan trọng cả hai chiều để các cụ dễ thấy. Tóm lại là mặc dù chỉ có lời khai thì không phải bằng chứng mạnh, nhưng trên lí thuyết là toà hoàn toàn có thể kết tội với lời khai. Ý kiến ý cò gì mời luật sư cãi với toà hoặc đi kháng cáo
)