Thử cùng nhau phân tích bản báo cáo tài chính của Vingroup năm 2012. Đây là một bài tập tốt cho dân tài chính hoặc accounting, nhất là các bạn sắp thi CFA level 2 và 3
Vingroup là tập đoàn lớn nhất nhì về kinh doanh bất động sản và nhiều lĩnh vực khác.
Người đứng đầu vừa vào danh sách tỉ phú đầu tiên của VN.
Bản báo cáo tài chính được phân tích vào những điểm chính, nhằm xem xét khả năng phát triển của Vingroup trong năm 2012 như thế nào. Trình độ của người phân tích cũng có giới hạn của nó, nếu thiếu sót gì thì các bạn được tag vào phải góp ý, vì các bạn cũng được mình cho là cao thủ (mình chỉ là thấp thủ)
Nếu nhìn vào doanh thu và lợi nhuận của 2012 (page 12), ta có thể thấy tình hình khá ổn. Doanh thu đạt 7,908 tỉ, lợi nhuận trước thuế là 2,655 tỉ. Tuy nhiên, mình cần xem thêm balance sheet và cash flow như thế nào.
Trước hết mình tập trung vào vài ratio chính của balance sheet:
1) current ratio (page 5 pdf) = current asset/current liability > 1 : Điều này nói lên tổng tài sản current có thể cover cho tổng liability: tạm ổn ( tạm dùng tiếng Anh xen kẽ tiếng Việt vì nhiều từ không biết dịch kiểu gì cho nó đẹp )
2) Acid test =(cash + AR+ short term investment)/ current liability = 9,290 tỉ/ 25,635 tỉ = 0.36. Tỉ lệ này quá thấp = tính thanh khoản thấp, nói lên tập đoàn này rất dễ gặp khó khăn để trả các current liability của mình. Nếu so sánh tỉ lệ này với current ratio ở trên thì nó cho ta thấy rằng tập đoàn này lệ thuộc rất nhiều vào inventory. Bây giờ mình thử coi inventory
3) Cũng ở page 5, ta thấy inventory là 17,376 tỉ, tăng gần gấp đôi so với đầu năm 2011. Điều này cho ta thấy rằng tập đoàn này có hàng tồn kho hoặc các dự án đang thi công rất nhiều. Ở đây cũng đặt cho ta dấu hỏi: liệu hàng tồn kho này có bán được trong tương lai hay không? hoặc các dự án sẽ hoàn tất như thế nào để xoay vòng 17 nghìn tỉ này?
4) Debt ratio = total liability/ total asset tăng từ 76% to 80% từ đầu năm 2011 tới cuối 2012. Điều này cho thấy tập đoàn đang lệ thuộc vào nợ rất cao. Code 334 "long term loan"(page 7) cho thấy nợ long term tới gần 19 nghìn tỉ (so với 5 nghìn tỉ đầu 2011 )
Sau đó mình coi thêm bản cash flow trang 10. Theo mình thì đây mới là quan trọng.
5) Cash flow from operating âm(5,345) tỉ
6) Cash flow from investing âm (1,951) tỉ
Từ 5) và 6), ta thấy accrual ratio khá cao, có nghĩa là doanh thu và lợi nhuận trên giấy tờ thì nhiều, nhưng cash thật sự vào nhà băng thì không bao nhiêu
7) Điểm này mới đáng chú ý. Đó là cash flow from financing cao chót vót, gần 7,681 tỉ. Nhìn kỹ là do mượn và bán bond, trị giá 13,709 tỉ.
Nếu so với 2011, thì tiền mượn và bán bond chỉ có 2,868 tỉ trong 2011. Vậy năm 2012 tăng gần 5 lần, cần phải xem xét khả năng trả nợ của tập đoàn này trong 2013.
Từ những phân tích sơ sơ ở trên, chưa đi sâu vào từng line một, mình chỉ tạm kết luận:
Năm 2013 là năm rất quan trọng để theo dõi tập đoàn này vì số tiền nợ quá cao. Vòng chảy của cash từ operation vhttp://www.vingroup.net/.../Consolidated%20Financial... investing bị âm trầm trọng, trong khi doanh thu và lợi nhuận tăng cao. Đây là điểm khá nghiêm trọng và nghịch lý. Làm mình nhớ lại bài học Enron của Mỹ, lợi nhuận rất cao nhưng cash flows từ operation bị âm liên tục
Đây chỉ là một vài phân tích sơ đẳng, mong mọi người chỉ giáo thêm.
==== copyright - Daniel Pham =========
http://www.vingroup.net/.../Consolidated Financial...
http://www.vingroup.net/Uploads/0_FinancialStatements/Consolidated Financial Statement of Q4