[TT Hữu ích] Tĩnh Hải Quân!

Trạng thái
Thớt đang đóng

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,110
Động cơ
548,121 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Tối qua có một cụ sms cho em,bảo mày chém thế sai rồi.Dãy Trường Sơn được nâng lên từ 300 triệu năm trước,sự đổi dòng của Me kông đóng góp vào sự bồi lấp tạo nên địa bàn Tây Trường Sơn và vùng châu thổ Cửu Long.Và khi mà Mê Kông còn chảy thẳng ra vịnh Bắc Bộ,sông đã bồi lấp phần lớn thềm nam lục địa Trung Hoa,khi ấy vịnh Hạ Long cũng là đồng bằng thôi.
Như vậy thì sông Me kông và dãy Trường Sơn đóng vai trò cha mẹ sinh ra vùng Đông Nam Á,dĩ nhiên Việt Nam ta nữa.

Những thông tin địa chất mà em chém,em đọc được từ một quyển sách những năm chín mấy về thủy điện,cái dạo nhà nhà làm thủy điện,bởi thế không chuẩn chỉ lắm thành thử em phải cảm ơn cụ xxx đã nhắc em.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Tối qua có một cụ sms cho em,bảo mày chém thế sai rồi.Dãy Trường Sơn được nâng lên từ 300 triệu năm trước,sự đổi dòng của Me kông đóng góp vào sự bồi lấp tạo nên địa bàn Tây Trường Sơn và vùng châu thổ Cửu Long.Và khi mà Mê Kông còn chảy thẳng ra vịnh Bắc Bộ,sông đã bồi lấp phần lớn thềm nam lục địa Trung Hoa,khi ấy vịnh Hạ Long cũng là đồng bằng thôi.
Như vậy thì sông Me kông và dãy Trường Sơn đóng vai trò cha mẹ sinh ra vùng Đông Nam Á,dĩ nhiên Việt Nam ta nữa.

Những thông tin địa chất mà em chém,em đọc được từ một quyển sách những năm chín mấy về thủy điện,cái dạo nhà nhà làm thủy điện,bởi thế không chuẩn chỉ lắm thành thử em phải cảm ơn cụ xxx đã nhắc em.
A ha!

Em thì cho rằng sông Mekong chỉ đóng vai trò sông Cái cho sự phát triển của các nền văn hóa phía Tây Trường sơn cũng như chỉ bồi đắp chính cho đồng bằng châu thổ sông Cửu long mà thôi.

Dòng Mekong bản chất xuất phát từ dãy Hi mã lạp sơn, vùng cao nguyên Thanh Tạng và có cái tên dòng Lan Thương. Chảy hết cao nguyên Thanh Tạng, dòng Lan Thương chảy lệch về phía Tây Vân nam trước khi vào lãnh thổ Tam giác vàng rồi dọc Nam, vào lãnh thổ VN và ra biển bằng 2 sông chính là Tiền và Hậu giang.

Trong các tài liệu khảo sát địa chất chưa có tài liệu nào đề cập việc dòng Lan Thương hay Me kong đã từng trực tiếp đổ ra Vịnh Bắc Bộ cả.

Bản chất dãy Trường sơn là phần cuối củaa dãy Tam Đảo.

Nếu cho rằng dãy Trường sơn và dòng Me kong là yếu tố Cái cho cả Đông Nam á và Việt nam thì chưa thuyết phục vì thực sự dãy TS chỉ là điểm cuối và dòng Me kông cũng chỉ bồi đắp cho châu thổ đồng bằng sông Cửu long mà xét cho cùng thời Tĩnh Hải, vùng đó hoàn toàn chưa có người ở và cũng không thuộc cương giới Đại Việt.

Việc nhà Nguyễn chọn định đô tại Huế với ý đồ dùng TS làm chẩm cũng mang nặng yếu tố địa chính trị hơn là yếu tố phát triển.

Riêng vùng Huế, ta có thể thấy rất rõ kiểu cấu tạo " Non bất thậm, Thủy bất thâm", cộng thêm khí hậu khắc nghiệt. Em láng máng nhớ có ai đó đã nói là vùng miền trung đó Thiếu âm, thiếu dương nên cực khắc nghiệt.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,110
Động cơ
548,121 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
A ha!

Em thì cho rằng sông Mekong chỉ đóng vai trò sông Cái cho sự phát triển của các nền văn hóa phía Tây Trường sơn cũng như chỉ bồi đắp chính cho đồng bằng châu thổ sông Cửu long mà thôi.

Dòng Mekong bản chất xuất phát từ dãy Hi mã lạp sơn, vùng cao nguyên Thanh Tạng và có cái tên dòng Lan Thương. Chảy hết cao nguyên Thanh Tạng, dòng Lan Thương chảy lệch về phía Tây Vân nam trước khi vào lãnh thổ Tam giác vàng rồi dọc Nam, vào lãnh thổ VN và ra biển bằng 2 sông chính là Tiền và Hậu giang.

Trong các tài liệu khảo sát địa chất chưa có tài liệu nào đề cập việc dòng Lan Thương hay Me kong đã từng trực tiếp đổ ra Vịnh Bắc Bộ cả.

Bản chất dãy Trường sơn là phần cuối củaa dãy Tam Đảo.

Nếu cho rằng dãy Trường sơn và dòng Me kong là yếu tố Cái cho cả Đông Nam á và Việt nam thì chưa thuyết phục vì thực sự dãy TS chỉ là điểm cuối và dòng Me kông cũng chỉ bồi đắp cho châu thổ đồng bằng sông Cửu long mà xét cho cùng thời Tĩnh Hải, vùng đó hoàn toàn chưa có người ở và cũng không thuộc cương giới Đại Việt.

Việc nhà Nguyễn chọn định đô tại Huế với ý đồ dùng TS làm chẩm cũng mang nặng yếu tố địa chính trị hơn là yếu tố phát triển.

Riêng vùng Huế, ta có thể thấy rất rõ kiểu cấu tạo " Non bất thậm, Thủy bất thâm", cộng thêm khí hậu khắc nghiệt. Em láng máng nhớ có ai đó đã nói là vùng miền trung đó Thiếu âm, thiếu dương nên cực khắc nghiệt.
Em đọc tài liệu địa chất và có cả chuyên gia địa chất nhắc vở.
Hệ thống sông Hồng hình thành sớm nhất khoảng 8 triệu năm trước trong khi Mê Kông đã chảy trước cả khi Hy ma lay a hình thanh,tức khoảng 40 triệu năm trước. Vì thê,khởi điểm là núi Phan xi păng mọc lên do vận động của vỏ Indosinia,Mê Kông đã đỏ ra vịnh Bắc Bộ lúc đó còn là một biển nội địa. Chỉ sau khi Hy ma laya mọc lên và làm biến đổi địa mạo của cao nguyên Tây tạng thì Mê Kông mới bị nắn dòng chả ra tây Trường sơn.
Cái này các nhà khoa học địa chất chứng minh bằng các nghiên cứu trầm tích.
Trường sơn thực sự là bức tường tạo nên sự bồi lấp 2 đồng bằng của Việt Nam, kể cả Tây nguyên cũng là kết quả của quá trình xói mòn ba zan từ Trường Sơn.
 

perman

Xe buýt
Biển số
OF-30977
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
669
Động cơ
481,592 Mã lực
Nơi ở
Hà nội thành
vậy là từ đầu bác chủ thớt mở ra là về Tĩnh Hải quân ạ, bây giờ chuyển sang địa chất học ạ. Cháu theo mãi chả kịp các cụ. Muốn tham gia mà chả biết nói gì ạ. Các cụ lại chém tiếp để cháu được hóng. Hôm nay lại nóng hơn hôm qua đấy ạ :)
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em đọc tài liệu địa chất và có cả chuyên gia địa chất nhắc vở.
Hệ thống sông Hồng hình thành sớm nhất khoảng 8 triệu năm trước trong khi Mê Kông đã chảy trước cả khi Hy ma lay a hình thanh,tức khoảng 40 triệu năm trước. Vì thê,khởi điểm là núi Phan xi păng mọc lên do vận động của vỏ Indosinia,Mê Kông đã đỏ ra vịnh Bắc Bộ lúc đó còn là một biển nội địa. Chỉ sau khi Hy ma laya mọc lên và làm biến đổi địa mạo của cao nguyên Tây tạng thì Mê Kông mới bị nắn dòng chả ra tây Trường sơn.
Cái này các nhà khoa học địa chất chứng minh bằng các nghiên cứu trầm tích.
Trường sơn thực sự là bức tường tạo nên sự bồi lấp 2 đồng bằng của Việt Nam, kể cả Tây nguyên cũng là kết quả của quá trình xói mòn ba zan từ Trường Sơn.
Em quay về dãy Ba vì để mở rộng thêm ý rồi chém tiếp.


Nếu lấy núi Nghĩa Lĩnh (cố đô của nước Văn Lang thời tiền sử) làm tâm điểm thì núi Ba Vì và núi Tam Đảo là hai điểm đối xứng tạo thành "Thế tay ngai" trong luật phong thủy .

Trên thượng nguồn thì ba con sông lớn: Sông Đà, sông Thao, và sông Lô đều đổ về đây.

Ngã ba Bạch Hạc là nơi hợp thành của ba dòng sông ấy để rồi tụ thủy ở đầu sông Cái (sông Hồng) tạo dựng thành vùng châu thổ trù phú của đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.

Núi Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng xen kẽ đồi gò, được tạo lập bởi sự xâm thực, chia cắt các thềm đá gốc và thềm phù sa cổ sông Hồng.

Địa chất ở Ba Vì rất bền vững, được hình thành từ những cuộc chuyển động kiến tạo xảy ra vào cuối Triat muộn (khoảng 210 triệu năm về trước) trong khu vực Đông Dương và Trung Quốc, hình thành từ những cuộc vận động tạo sơn Idosinias.

Khà khà, dữ liệu em trộm tại TỔng cục địa chất và Trung tâm vật lý địa cầu rồi Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục 2009.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,110
Động cơ
548,121 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Đồng ý mí lão, đợi lão [@trauxanh;321342] ý kiến rồi ta chém tiếp. :))
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ới ời, lão [@trauxanh;321342] ới ời:))

Phù...em cũng ngơi phát=))
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,110
Động cơ
548,121 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
vậy là từ đầu bác chủ thớt mở ra là về Tĩnh Hải quân ạ, bây giờ chuyển sang địa chất học ạ. Cháu theo mãi chả kịp các cụ. Muốn tham gia mà chả biết nói gì ạ. Các cụ lại chém tiếp để cháu được hóng. Hôm nay lại nóng hơn hôm qua đấy ạ :)
Thì ban đầu bàn đến Tĩnh Hải Quân,nghe húng hắng tiếng ho của cụ Cao Biền.Bây giờ bàn rộng ra đến Trường Sơn,đào sâu đến tận kỷ Phấn Trắng thì cụ Cao Biền ho rũ một hồi ra máu tưới rồi thoát.Thế cũng tốt!
 

quynhanh03

Xe điện
Biển số
OF-100675
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
2,424
Động cơ
6,024 Mã lực
Nơi ở
Rừng mơ
Nghe cụ Trauxanh xui dại vào đọc thớt này mà em mất toi vỉ paradol:((
 

perman

Xe buýt
Biển số
OF-30977
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
669
Động cơ
481,592 Mã lực
Nơi ở
Hà nội thành
Cháu cũng chả dám chém gì. Nhưng nói đến dãy Trường Sơn thì công nhận là hùng vĩ. Cháu đã đi từ HN vào đến Tây nguyên nhiều lần, công nhận là núi chồng núi, chả biết bao giờ thoát ra. Cái đường mòn HCM ( đường 14c) công nhận là cứ hun hút chả bóng người ạ ✌
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,832 Mã lực
Nghe mấy lão gọi mà giật hết cả nẩy...
Em không phải lều khoa học, nên chả dám tranh cãi hoặc tìm hiểu một cách chính xác tây lông, mặc dù những kiến thức mà các lão đưa ra cũng làm em vỡ ra thêm ối thứ về tự nhiên xung quanh...
Em giơ tay nêu ý kiến cảm nhận cá nhân nho nhỏ về cái dãy Trường sơn đang hót này:

Theo em, thực tế dãy Trường sơn có hại cho ta hơn là có lợi. Cái lợi là có, như tài nguyên, đa dạng sinh học...etc. Nhưng em ngồi nghĩ thấy nó hại hại thế nào í...
Chẳng như nó tạo ra tiểu vùng khí hậu, chặn sự giao liu với lục địa phía sau, thấy hình như khí hậu khúc ruột của ta không được tốt lắm nhỉ?
Cái nữa, là hạn chế lớn về giao thông với phía tây, đi lại tương đối khó khăn, trong khi ý nghĩa phòng thủ thì không nhiều.
Tiếp, là làm cho cả vùng Đông Trường sơn không được Mê Kông nuôi. Hệ thống sông toàn là xuất từ sườn Đông Trường sơn chảy có 1 tí là ra biển vì khúc eo rất hẹp và dốc, thế nên đất đai khô cằn, thiếu màu mỡ...thậm chí còn dẫn đến dần sa mạc hóa.
...
Sống ở vùng này khó lắm thay. :D
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ah,

Bớ lão [@XPQ;25733] ới! Lão @trauxanh đã có ý kiến dồi kìa:D
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Trong khi đợi lão [@XPQ;25733] có ý kiến thì em xin chém tiếp về dãy Ba vì mà theo em, xứng đáng là Tổ Long của Việt nam fho dù tới nay diện mạo và diện tích cũng như các sắc dân của Việt nam đã khác xa thời Tĩnh Hải và Đại Việt.

Về phần cấu tạo và kiến tạo địa chất thì em đã chém ở trang trước, giờ em chém tiếp về mặt văn hóa vật thể và phi vật thể của dãy Ba vì đối với người Việt.

Núi Ba Vì chiếm một vị trí quan trọng, không những về mặt địa lý mà còn có địa vị độc tôn trong tâm linh người Việt.


Thực tế núi Ba Vì chỉ cao 1.296m, núi Tam Đảo lại cao đến 1.581m, nhưng vì núi này là nơi ngự của Thần núi (thần Tản Viên), nên được nhân dân tôn vinh thành ngọn núi cao nhất, thiêng liêng nhất. Núi cao ở đây là cao trong tâm thức, không phải độ cao thấp đơn thuần về mặt địa lý.


Dãy Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên (còn gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn, hoặc Phượng Hoàng Sơn). Núi này cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘).

Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng (tọa độ: 21°3′30″B 105°21′59″Đ) là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản).

Ngoài Tản Viên, trên Ba Vì còn có các núi cao là Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, Núi Tre, Ghẹ Đùng, Trăm Voi, Ngọc Hoa (đặt theo tên của công chúa con vua Hùng thứ XVIII được gả cho Sơn Tinh), và núi Vua.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Theo các tài liệu nghiện cứu về khảo cổ học thì vùng đất xứ Đoài, nơi có núi Ba Vì còn rất nhiều các hiện vật bằng đá như rìu, bàn mài, chì lưới, mũi nhọn, bàn dập, hòn kè, giáo, đục, mũi tên, đồ trang sức và nhiều các hiện vật là đồ đồng, đồ gốm có niên đại từ thời văn hóa Sơn Vi, tồn tại qua bốn giai đoạn văn hóa kế tiếp nhau từ thời Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, đến Đông Sơn cách ngày nay hang nghìn năm.


Theo sách Bắc Thành Địa dư chí của Lê Đại Cương chép: "Núi này ở huyện Bất Bạt, phủ Quảng Oai (nay là huyện Ba Vì, Hà Nội). Hình núi tròn như cái tán nên gọi là Tản Viên, rộng rãi bao la, đứng cao hùng vĩ, làm trấn sơn cho cả một vùng, cao 2.310 trượng, chu vi 18.605 trượng, hướng tây có sông Đà chảy quanh theo, rừng cây rậm rạp, cảnh trí đẹp".

Dưới triều Nguyễn, năm Bính Thân, Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua truyền đúc Cửu Đỉnh làm biểu tượng cho uy thế và sự bền vững của triều đình. Hình núi Tản Viên được khắc vào Thuần Đỉnh (cao 2,32m, nặng 1.950 kg) cùng với cửa Cần Giờ và sông Thạch Hãn.

Triều Tự Đức năm thứ 3, Canh Tuất (1850) thì núi Tản Viên được liệt vào hàng những núi non hung vĩ của đất nước. Hàng năm triều đình làm lễ cúng tế.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Núi Ba Vì không chỉ là ngọn núi huyền thoại về Sơn Tinh – Thủy Tinh mà còn là ngọn núi linh của xứ Đoài. Những phát hiện về khảo cổ học vùng văn hóa cổ Ba Vì đã chứng tỏ đây là một vùng truyền thuyết lớn phát triển sớm trong lịch sử hình thành dân tộc. Đây là nơi ngự trị muôn đời của Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, vị thần tối linh trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Truyền thuyết còn kể lại rằng núi Ba Vì là do Sơn Tinh dùng sách ước nâng núi lên cao, để ngăn nước lũ chống Thủy Tinh.

Trên núi có ngôi đền cổ thờ vị thần núi với đôi câu đối:

Châu hình đẩu tiễn thiên hoành không
Hạo khí quan mang vạn cổ tồn

Có nghĩa là:

Dáng hình sừng sững ngang trời rộng
Hạo khí mênh mang vạn thuở còn.


Quanh núi Ba Vì nhiều tên đất, tên làng, tên vạt đồi đồng nội, tên dòng sông, khe suối, địa danh, địa hình, địa vật, đầm hồ, bờ bãi, đình, đền, miếu mạo và những con người còn in đậm trong sự tích và chuyện kể dân gian xứ Đoài gắn liền với truyền thống Sơn Tinh.

Những quả đồi Mòm, dẫy gò Choi thuộc vùng Tòng Lệnh, ở phía Bắc núi Ba Vì; những trái núi ở vùng Sụ Đá, La Phù và Thạch Khoán; những hòn núi Chẹ và dãy nũi đá Chèm ở phía Tây thuộc mạn Sông Đà; những dãy đồi Máng Sòng, Đồi Giếng ở phía Đông núi Ba Vì là những chiến tích của Sơn Tinh, ngày đêm gánh đất để lập thành phòng tuyến chống lại Thủy Tinh.

Về sự tích "Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt". Chuyện xưa kể lại rằng đồi Vai cao nhất ở xã Kim Sơn là tảng đá rơi vì sọt thủng, còn dãy đồi Đùm san sát kéo dài ở xã Xuân Sơn là do đứt quang, đất đổ ra nhiều trên dọc con đường Sơn Tinh gánh đất.

Chuyện cắm chông chà ở bãi Đá Chông, thả rong rào, chăng lưới ở vùng suối Cái, cho quân gieo hạt mây thành rừng quanh núi U bò, ném lạt tre tạo thành lũy tre dày ở vùng ngòi lặt, lao gỗ đá từ trên núi xuống tạo thành mười sáu ngả ở vùng Đầm Đượng v.v… là những phương kế của Sơn Tinh.

Trên bãi chiến trường xưa còn có nhiều dấu tích như suối Di, sông Tích, ngòi Tôm, đầm Mom, đầm Mít, đầm Sui, xóm Rùa, xóm Cá Sấu ở Vân Sơn xã Vân Hòa; thôn Rắn Giải ở Phụ Khang thuộc xã Đường Lâm; Thuồng Luồng ở Cầu Hang vùng sông Tích thuộc xã Thanh Mỹ; Thủy quái ở Ghềnh Bợ trên dải sông Đà… là những trận đồ tàn binh, bại tướng của Thủy Tinh.

Những truyền thuyết dân gian về cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh chứng tỏ tổ tiên ta đã bắt đầu cuộc trị thủy mở mang bờ cõi từ hạ lưu sông Đà, sông Tích để tạo ra một vùng núi Ba Vì trù phú như ngày nay.
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cả trong chính sử như sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng dành nhiều chú ý đến Ba Vì và cho rằng "Núi ấy là núi tổ của nước ta đó".


Vua nhà Đường đã coi núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh còn thân rồng chạy suốt tới phương Nam (dãy Trường Sơn ngày nay). Để nước Nam không thể phát Vương, vua Đường đã cử me xừ Biền dùng pháp thuật cho đào một trăm cái giếng xung quanh chân núi Ba Vì cũng như dùng 900 cân sắt, 900 cân đồng để trấn yểm tà triệt long mạch. Nhưng 3 lần đều bị sét đánh bật ra và cứ đào gần xong giếng nào thì giếng đó lại bị sập, nên đành phải bỏ cuộc bởi dãy núi thiêng của nước Đại Việt.

Và như vậy, ngoài vấn đề truyền thuyết thì với những di chỉ khảo cổ thì ảnh hưởng văn hóa vật thể và phi vật thể của núi Ba vì với người Việt đã có từ thời khai quốc.

Tất nhiên, yếu tố phi vật thể ở đây cũng bao gồm cả việc nhấn mạnh sự độc lập với phương Bắc.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,110
Động cơ
548,121 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nghe mấy lão gọi mà giật hết cả nẩy...
Em không phải lều khoa học, nên chả dám tranh cãi hoặc tìm hiểu một cách chính xác tây lông, mặc dù những kiến thức mà các lão đưa ra cũng làm em vỡ ra thêm ối thứ về tự nhiên xung quanh...
Em giơ tay nêu ý kiến cảm nhận cá nhân nho nhỏ về cái dãy Trường sơn đang hót này:

Theo em, thực tế dãy Trường sơn có hại cho ta hơn là có lợi. Cái lợi là có, như tài nguyên, đa dạng sinh học...etc. Nhưng em ngồi nghĩ thấy nó hại hại thế nào í...
Chẳng như nó tạo ra tiểu vùng khí hậu, chặn sự giao liu với lục địa phía sau, thấy hình như khí hậu khúc ruột của ta không được tốt lắm nhỉ?
Cái nữa, là hạn chế lớn về giao thông với phía tây, đi lại tương đối khó khăn, trong khi ý nghĩa phòng thủ thì không nhiều.
Tiếp, là làm cho cả vùng Đông Trường sơn không được Mê Kông nuôi. Hệ thống sông toàn là xuất từ sườn Đông Trường sơn chảy có 1 tí là ra biển vì khúc eo rất hẹp và dốc, thế nên đất đai khô cằn, thiếu màu mỡ...thậm chí còn dẫn đến dần sa mạc hóa.
...
Sống ở vùng này khó lắm thay. :D
Ah,

Bớ lão [@XPQ;25733] ới! Lão @trauxanh đã có ý kiến dồi kìa:D
Ý của lão Trâu xanh là lão ấy không thích Trường Sơn,nhưng nhẽ vì lão quen với thổ nhưỡng Bắc Bộ,quen vị cỏ non ở đấy.Trâu già nào chả thích cỏ non.Nhưng bọn trâu trẻ bôn ba nhiều,biết ăn dưa hấu,ăn mía,húp cả cả phê và nhai hồ tiêu rau ráu thì thích Trường Sơn hơn.
Còn về địa hình đông Trường Sơn,có thể không được hài hòa như tiêu chuẩn nông nghiệp của bác Trâu nhưng không có nghĩa là không trù phú tươi nhuận.
Vả lại,em lại mới bới ra được cái tên gọi khác của Trường Sơn theo lối Âu châu là rặng núi An Nam.Đây là cách gọi có từ thời đế quốc An Nam những năm đầu thế kỷ 17.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top