[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,211
Động cơ
138,330 Mã lực




 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,211
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga hạ tiêm kích Su-27 Ukraine, bắt thóp “điểm yếu chí mạng” của bom HAMMER
Thứ Ba, 15:17, 18/02/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Eurasiantimes đưa tin, vào ngày 16/2, lực lượng tên lửa Nga đã bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Ukraine mang theo bom dẫn đường chính xác HAMMER AASM nhắm vào quân đội Nga.

Theo các báo cáo sơ bộ, chiếc Su-27 là mục tiêu đầu tiên bị phá hủy. Vài phút sau, một tên lửa thứ hai - do cùng một khẩu đội phòng không của Nga phóng đi - đã đánh chặn và phá hủy tên lửa HAMMER AASM của Su-27.
nga ha tiem kich su-27 ukraine, bat thop diem yeu chi mang cua bom hammer hinh anh 1

Chiến đấu cơ Rafael mang theo bom HAMMER. Ảnh: BQP Pháp
Kênh Telegram "The Wrong Side" của Nga đưa tin, vụ việc xảy ra lúc 13h50 tại khu vực Ugledar. Lữ đoàn tên lửa phòng không số 8 của Nhóm Vostok tuyên bố đã thực hiện thành công vụ bắn hạ kép này.
Một số nguồn tin cho biết, máy bay Su-27 của Ukraine đang cố gắng tấn công các lực lượng Nga tiến vào khu vực Konstantinovka. Điều khiến cuộc giao tranh này trở nên đặc biệt là Su-27 bay cách cách tiền tuyến 40 km khi bị bắn hạ.

Tính năng của Hammer AASM
Hammer AASM (Armement Air-Sol Modulaire) là loại bom dẫn đường tầm xa của Pháp do Safran Electronics & Defense phát triển, được thiết kế để ném từ nhiều loại máy bay khác nhau và có thể tấn công cả mục tiêu đứng yên cũng như di chuyển với độ chính xác cao.
Hammer có thể được phóng từ độ cao thấp, giúp giảm thiểu khả năng máy bay phóng phải tiếp xúc với hệ thống phòng không (AD) của đối phương mang lại lợi thế đáng kể so với bom lượn thông thường – vốn đòi hỏi máy bay phải phóng ở độ cao trung bình để có tầm bắn tối ưu.
Tầm tấn công của một quả bom lượn thông thường phụ thuộc vào độ cao và tốc độ thả. Nếu độ cao và tốc độ càng lớn thì tầm tấn công càng xa. Trái lại, tầm tấn công của Hammer được tăng cường bằng tên lửa. Khi thả, tên lửa đẩy sẽ tăng tốc quả bom và đưa nó lên độ cao trung bình trước khi bốc cháy. Giai đoạn tăng cường này cung cấp cho Hammer đủ độ cao và tốc độ để có giai đoạn lướt kéo dài hướng tới mục tiêu, đạt được tầm tấn công vượt quá 60 km mặc dù được phóng ở độ cao thấp.
Hệ thống dẫn đường của Hammer thay đổi tùy theo từng biến thể, kết hợp GPS/INS, laser, hồng ngoại hoặc radar để nhắm mục tiêu có độ chính xác cao.
Hammer AASM là hệ thống vũ khí mô-đun biến đổi bom không dẫn đường tiêu chuẩn (125 kg, 250 kg, 500 kg và 1.000 kg) thành bom thông minh dẫn đường chính xác bằng cách tích hợp tên lửa đẩy và bộ dẫn đường.
AASM Hammer được triển khai trên các máy bay như Dassault Rafale của Pháp và đã chứng minh hiệu quả trong chiến đấu tại các cuộc xung đột ở Libya, Mali và Ukraine. Vào tháng 9/2020, Không quân Ấn Độ (IAF) đã mua bom dẫn đường chính xác Hammer của Pháp để tăng cường khả năng tấn công của tiêm kích Rafale.
Đến tháng 11/2021, một quan chức của Hindustan Aeronautics Limited (HAL) xác nhận với Jane's rằng Cơ quan Phát triển Hàng không (ADA) đã đảm bảo một thỏa thuận mua bom Hammer để sử dụng cho tiêm kích phản lực đa năng hạng nhẹ Tejas.
Bom lượn vốn là mục tiêu khó khăn đối với các hệ thống tên lửa phòng không (AD) do có tần số radar (RF) và tín hiệu nhiệt thấp. Mặc dù bom lượn trang bị bộ kit UMPC (Mô-đun phổ quát lập kế hoạch và hiệu chỉnh) của Nga có kích thước lớn hơn so với Hammer AASM nhưng lực lượng Ukraine vẫn rất khó đánh chặn dù sở hữu một số hệ thống phòng không tiên tiến do phương Tây cung cấp như như NASAMS và IRIS-T. Lực lượng Ukraine tuyên bố đã phát triển một loại vũ khí thử nghiệm để chống lại bom UMPC nhưng không nêu rõ thông số kỹ thuật cũng như hiệu quả. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga (MoD) thời gian gần đây tuyên bố liên tiếp bắn hạ bom Hammer AASM.
Nhược điểm của bom Hammer AASM
Một yếu tố chính có thể khiến loại bom Hammer AASM dễ bị bắn hạ là quỹ đạo đạn đạo có thể dự đoán được sau khi thả và mức phát nhiệt đáng kể của động cơ tên lửa. Các hệ thống phòng không của Nga có thể phát hiện và khóa mục tiêu vào Hammer trước khi tên lửa đẩy của nó cháy hết, duy trì khả năng theo dõi bằng cách tăng cường chiếu sáng năng lượng RF dọc theo đường bay dự đoán.
Trong khi đó, các hệ thống phòng không của Ukraine gặp khó khăn khi phát hiện và tấn công bom UMPC của Nga do không thể đoán trước quỹ đọa của chúng. Khi thả, mức độ phát tán tín hiệu RF của bom khá yếu, có thể bị che khuất bởi phản xạ radar mạnh từ máy bay phóng.
Ban đầu, quả bom rơi gần như theo chiều thẳng đứng, sau đó thay đổi quỹ đạo nhanh chóng do hệ thống cánh lái. Điều này khiến việc theo dõi đường bay và khóa mục tiêu của đối phương trở nên khó khăn. Khi ở chế độ lướt, tín hiệu RF của bom UMPC vẫn yếu, khiến việc theo dõi gần như không thể nếu không có sự chiếu sáng của radar tập trung.
Sự kết hợp của các yếu tố trên khiến bom UMPC của Nga khó bị hệ thống phòng không của Ukraine đánh chặn hơn so với AASM Hammer.
Theo giới phân tích, việc hệ thống phòng không của Nga bắn hạ tiêm kích Su-27 bay thấp cách giới tuyến gần 40km là điều đáng chú ý. Nhiều khả năng, Nga đã sử dụng các hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2 hoặc Buk-M3 tầm trung bắn hạ Su-27 và Hammer AASM. Ngoài ra, Moscow cũng có thể sử dụng hệ thống S-400 cũng có thể được sử dụng, nhưng việc triển khai hệ thống này gần tiền tuyến như vậy sẽ gặp nhiều rủi ro.
Nga cũng nhiều lần tuyên bố rằng máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của họ đang tích cực hỗ trợ các hoạt động phòng không ở Ukraine. Những máy bay này được cho là kết nối với cả máy bay chiến đấu trên không như Su-35 và Su-30SM và các hệ thống phòng không trên mặt đất, trong đó có cả S-400 và Buk-M2. Vì thế không loại trừ khả năng Su-57 tham gia trong quá trình phát hiện hoặc hỗ trợ bắn hạ Su-27.

Phe đối lập Ấn Độ phản đối mua tiêm kích F-35 của Mỹ
Thứ Ba, 10:23, 18/02/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Các đảng đối lập Ấn Độ cho rằng, tiêm kích F-35 của Mỹ có chi phí cao, trong khi Nga đã đưa ra đề xuất về Su-57 phù hợp với chính sách của New Delhi.

Các đảng đối lập ở Ấn Độ đã lên tiếng chỉ trích đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc bán tiêm kích F-35 cho New Delhi với lý do chi phí cao, trong khi Nga đã đề nghị sản xuất máy bay chiến đấu tiên tiến nhất tại quốc gia Nam Á này và phù họp với mục tiêu của Thủ tướng Narendra Modi.
phe doi lap An Do phan doi mua tiem kich f-35 cua my hinh anh 1


Máy bay F-35A của Mỹ và Hà Lan bay trên bầu trời Hà Lan trong một cuộc diễn tập ngày 22/2/2022. Ảnh: Không quân Mỹ
Đề xuất từ Mỹ và Nga được đưa ra trong bối cảnh số lượng phi đội của Không quân Ấn Độ giảm từ 42 xuống còn 31 và New Delhi đang có nhu cầu mua thêm máy bay chiến đấu để đối phó với các đối thủ trong khu vực.
Sau cuộc gặp với Thủ tướng Narendra Modi tại Washington tuần trước, Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ sẽ tăng cường bán vũ khí cho Ấn Độ bắt đầu từ năm 2025 trong đó có cả máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 do Lockheed Martin sản xuất.

Đảng Quốc đại, đảng đối lập chính ở Ấn Độ, đã sử dụng lời chỉ trích trước đây của tỷ phú Elon Musk về F-35 để công kích chính phủ của Thủ tướng Modi.
“F-35 mà Elon Musk gọi là ‘đồ bỏ’, tại sao ông Modi lại muốn mua?”, đảng Quốc đại đặt câu hỏi trên trang mạng xã hội X, đồng thời chỉ trích chi phí đắt đỏ của mẫu máy bay này. Theo ước tính của chính phủ Mỹ, mỗi chiếc F-35 có giá khoảng 80 triệu USD.
Chính phủ Ấn Độ chưa công bố ý định mua máy bay F-35. Tuần trước, Ngoại trưởng Ấn Độ cho biết, đề nghị của Mỹ mới chỉ ở “giai đoạn đề xuất” và chưa khởi động quy trình mua sắm. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng chưa bình luận về khả năng mua F-35.
Đảng Quốc đại còn trích dẫn một bài đăng trên X cuối năm 2024 của ông Musk, trong đó ông chia sẻ một video về một đội máy bay không người lái và nói rằng, máy bay chiến đấu có người lái như F-35 đã lỗi thời trong thời đại của UAV.
Tuần trước, Nga đã đề nghị sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ 5 của nước này, Su-57, tại Ấn Độ với linh kiện nội địa, đồng thời cho biết việc sản xuất có thể bắt đầu ngay trong năm nay nếu Ấn Độ đồng ý.
“Nga chưa bao giờ né tránh việc chuyển giao công nghệ. Vấn đề không phải ở đề xuất của Nga, vì chúng tôi vẫn giao dịch với Nga về dầu mỏ và các mặt hàng khác, nhưng một thương vụ quốc phòng lớn như vậy có thể gây khó khăn trong quan hệ với Mỹ”, ông Amit Cowshish, cựu cố vấn tài chính về mua sắm tại Bộ Quốc phòng Ấn Độ, bình luận.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,211
Động cơ
138,330 Mã lực
Rộ tin Su-57 Nga 1 chọi 7, phá đội hình chiến đấu cơ Ukraine
Minh Phượng
Minh Phượng

Thứ hai, 17/02/2025 - 18:00

00:00/04:03


Nam miền Bắc

(Dân trí) - Trận không chiến chưa từng có được cho là đã xảy ra giữa 1 tiêm kích Su-57 Nga với 7 chiến đấu cơ đối phương và bắn hạ 1 F-16 của Ukraine.
Rộ tin Su-57 Nga 1 chọi 7, phá đội hình chiến đấu cơ Ukraine - 1

Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga (Ảnh minh họa: Telegram).

Su-57 Nga "đơn thương độc mã" giữa bầy chiến đấu cơ Ukraine?
Theo chuyên trang phân tích quân sự 3MV, chiều 29/1, không quân Ukraine đã xuất kích khoảng 7 chiến đấu cơ cùng lúc, bao gồm MiG-29, Su-27 và thậm chí có cả 1 F-16. Cầu Crimea đã bị đóng và còi báo động không kích được phát đi ở các khu vực miền Nam nước Nga, nhưng không có cuộc tấn công nào diễn ra sau đó.
Nhiều khả năng, đội hình chiến đấu cơ Ukraine này thực hiện nhiệm vụ ném bom trên hướng Pokrovsk, tuy nhiên trên đường trở về, một số chiếc đã "biến mất khỏi radar trên vùng trời tỉnh Dnepropetrovsk". Có khả năng chúng bị Su-57 Nga chặn lại.
Topwar hôm 29/1 cho biết, thông tin Nga đã bắn hạ một máy bay chiến đấu F-16 của không quân Ukraine trên bầu trời vùng Zaporizhia đang được thảo luận sôi nổi. Phía Ukraine không bình luận về vấn đề này.
Cùng ngày, cũng xuất hiện thông tin cho rằng máy bay F-16 Ukraine có thể đã bị Su-57 của Nga bắn hạ. Trước đó, hôm 27/1, lô máy bay thế hệ thứ 5 tiếp theo, cùng với các máy bay chiến đấu khác, đã được chuyển giao cho lực lượng Không quân Vũ trụ Nga.
Cần lưu ý rằng, cuộc tấn công nhằm vào F-16 Ukraine được thực hiện vào thời điểm nó hoạt động ở vùng trời phía đông bắc Zaporizhia và có ý định phóng tên lửa do Anh sản xuất, có lẽ là loại Storm Shadow.
Bộ Quốc phòng Nga không bình luận về thông tin về việc Ukraine báo cáo mất máy bay chiến đấu F-16.
Hãng tin TASS đã liên hệ với Lầu Năm Góc để yêu cầu bình luận về thông tin về việc Ukraine mất thêm 1 chiếc F-16 ở khu vực Zaporizhia nhưng không nhận được câu trả lời.
Từ sau xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ, Su-57 Nga vẫn hoạt động đơn lẻ, không có thông tin nào cho thấy dòng chiến đấu cơ này hoạt động theo nhóm. Do đó, trong trận không chiến kể trên, nếu thực sự xảy ra, có lẽ Su-57 đã "đơn thương độc mã", tức là 1 chọi 7 với nhóm máy bay đối phương.
Rộ tin Su-57 Nga 1 chọi 7, phá đội hình chiến đấu cơ Ukraine - 2

Nếu 1 đấu 1 trong không chiến, Su-57 Nga có nhiều lợi thế để hạ gục F-16 do Mỹ sản xuất (Ảnh minh họa: Literacy Corner Globa).
Su-57 vượt qua nỗ lực "dìm hàng" của phương Tây
Đến nay, chưa có bất kỳ thông tin nào về máy bay chiến đấu Nga bị bắn hạ trong không chiến. Ngược lại, không quân Ukraine được cho là đã chịu không ít tổn thất về máy bay chiến đấu, nhưng phía Kiev hiếm khi thừa nhận những tổn thất có liên quan.
Su-57 dù vừa mới được trang bị cho VKS nhưng nó đã được đưa vào chiến đấu ngay trong giai đoạn đầu xung đột. Tuy nhiên, phía Nga ít khi công khai thông tin, có lẽ vì lý do bảo mật.
Sau đó, VKS bắt đầu triển khai Su-57 trên chiến trường với quy mô lớn hơn. Việc chuyển giao đều đặn số lượng không nhỏ máy bay chiến đấu tàng hình loại này cho không quân Nga trong 3 năm qua, là minh chứng cho thấy về quy mô tham gia chiến đấu của Su-57 ngày càng tăng nhưng không gặp tổn thất nào.
Thậm chí, VKS còn đưa cả UAV tàng hình Okhotnik, được ví là "cánh bay trung thành" với Su-57 vào chiến đấu.
Dù vậy, Su-57 Nga đã từng nhiều lần bị truyền thông phương Tây hạ thấp uy tín, với những tin đồn về sự thất bại và khả năng tàng hình kém và coi là một sản phẩm thất bại.
Bất chấp "tiếng xấu", kể từ khi được đưa vào chiến đấu thực tế, nó đã đạt được thành tích chiến đấu khá tốt, khi không chỉ tham gia tấn công mặt đất, mà còn có thể tiến hành không chiến, đánh chặn và bắn hạ được máy bay chiến đấu của không quân Ukraine. Nhờ đó, Su-57 dần dần phá vỡ mọi nghi ngờ.
Để so sánh, có thể thấy F-35 của Mỹ chỉ thả bom vào các mục tiêu trên mặt đất trong thực chiến, còn Su-57 đa năng hơn nhiều và cũng chứng minh đây là phương tiện không chiến trong tương lai.
Su-57 đã kết hợp khả năng tàng hình và cơ động để tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa không đối không và không đối đất từ ngoài tầm nhìn nhưng chưa sử dụng pháo hàng không hay tên lửa không đối không tầm gần như R-73 trong cận chiến.
Không quân Ukraine chưa bao giờ từ bỏ kháng cự, với sự hỗ trợ của phương Tây, họ đã khôi phục được một số phi đội máy bay chiến đấu, nhưng đến nay, họ vẫn chưa đạt được mục tiêu mong đợi và chưa thể làm lung lay quyền kiểm soát của VKS trên bầu trời.
Theo báo cáo của Ukraine, VKS đã chịu tổn thất nặng nề và sứt mẻ đáng kể khả năng chiến đấu, nhưng trên thực tế, không quân Nga vẫn vượt trội hơn hẳn đối phương.
Hiện tại, các nỗ lực của không quân Ukraine vẫn chưa mang lại kết quả khả quan nào. Tình hình chiến đấu chung không có thay đổi đáng kể và Ukraine đang ở thế bất lợi khi quân đội Nga đang chiếm ưu thế về mọi mặt, không chỉ trên không mà còn trên bộ.
Truyền thông Mỹ đã bắt đầu thừa nhận thực tế trong các thông tin của mình, đặc biệt là xác nhận rằng Ukraine đang phải đối mặt với thiếu hụt quân số và mất đi các lợi thế để tiếp tục cuộc chiến tiêu hao với Nga.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,211
Động cơ
138,330 Mã lực


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,211
Động cơ
138,330 Mã lực

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,211
Động cơ
138,330 Mã lực

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,211
Động cơ
138,330 Mã lực

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,211
Động cơ
138,330 Mã lực
Sức mạnh đáng gờm tàu ngầm Vaghsheer lớp Scorpene của Hải quân Ấn Độ
Thứ Tư, 06:55, 19/02/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Mazagon Dock Shipbuilders Limited (MDL) đã bàn giao một trong những tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới - Vaghsheer, tàu ngầm lớp Scorpene thứ sáu và cũng là tàu ngầm cuối cùng theo Dự án 75, cho Hải quân Ấn Độ.

Tàu ngầm Vaghsheer

Vaghsheer được đặt theo tên của một loài cá mập có đuôi dài đặc biệt dùng để điều khiển và làm choáng con mồi, và đặc điểm này thực sự mô tả được sức mạnh nguy hiểm của tàu ngầm. Tàu ngầm Vaghsheer được hạ thủy tháng 4/2022 và bắt đầu các thử nghiệm trên biển tháng 12/2023. Công ty đóng tàu Ấn Độ Mazagon Dock Shipbuilders Limited (MDL) đã đóng tàu ngầm này với sự hợp tác của công ty đóng tàu Pháp Naval Group.
suc manh dang gom tau ngam vaghsheer lop scorpene cua hai quan An Do hinh anh 1


Tàu ngầm Vaghsheer. Ảnh: Indian MoD
Các tàu ngầm lớp Scorpene do Tập đoàn Hải quân Pháp thiết kế và MDL chế tạo theo thỏa thuận chuyển giao công nghệ, được công nhận về khả năng tàng hình vượt trội, tính linh hoạt trong hoạt động và vũ khí tiên tiến. Tàu ngầm tấn công diesel-điện này được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm tác chiến chống tàu nổi, tác chiến chống tàu ngầm, thu thập thông tin tình báo giám sát khu vực và tấn công tầm xa.
Có khả năng phóng tên lửa chống hạm, Vaghsheer là một trong những tàu ngầm diesel-điện êm ái và linh hoạt nhất thế giới. Được thiết kế riêng để đáp ứng nhu cầu chiến lược của Hải quân Ấn Độ và nội địa hóa sâu rộng, Vaghsheer giống như những tàu tiền nhiệm, được tích hợp công nghệ tiên tiến.

Với chiều dài 67,5 m, chiều cao khoảng 12,3 m và lượng giãn nước khi lặn là 1.775 tấn, tàu được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất thủy động lực học, cho phép hoạt động với tiếng ồn tối thiểu và khả năng sống sót được nâng cao. Tàu có 360 ô pin (mỗi ô nặng 750 kg) cung cấp năng lượng cho động cơ đẩy từ tính vĩnh cửu. Hệ thống động lực điện-diesel của tàu mang lại tốc độ lặn đặc biệt vượt quá 20 hải lý/giờ, thời gian hoạt động lên đến 50 ngày, đảm bảo triển khai tầm xa ở các vùng biển quan trọng.
Các thành phần quan trọng như hệ thống quản lý chiến đấu, hệ thống pin và vật liệu thân tàu được lấy từ các ngành công nghiệp Ấn Độ, chứng minh trình độ chuyên môn ngày càng tăng của các nhà cung cấp địa phương trong việc đáp ứng các yêu cầu quốc phòng phức tạp. Quá trình xây dựng cũng thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng chuyên biệt và cơ sở hạ tầng tại MDL, đảm bảo sự sẵn sàng của Ấn Độ cho các chương trình tàu ngầm trong tương lai.
Việc chuyển giao tàu ngầm là minh chứng cho tính chuyên nghiệp, chuyên môn và kinh nghiệm của MDL trong việc xây dựng các nền tảng chiến tranh phức tạp, giúp tăng cường đáng kể sức mạnh của hải quân Ấn Độ. Hải quân dự kiến sẽ đưa tàu ngầm vào hoạt động vào ngày 15/1/2025, cùng với Nilgiri, tàu dẫn đầu của lớp khinh hạm tàng hình Dự án 17A và Surat, tàu thứ tư và cũng là tàu cuối cùng của lớp tàu khu trục tàng hình Dự án 15B.
Điều gì khiến Vaghsheer trở nên nguy hiểm?
Vaghsheer được trang bị ngư lôi dẫn đường bằng dây, tên lửa chống hạm và hệ thống sonar tiên tiến. Tàu ngầm có thể mang theo tới 18 quả ngư lôi và có thể phóng vũ khí dẫn đường chính xác, chẳng hạn như ngư lôi và tên lửa chống hạm trên bề mặt hoặc dưới nước. Tàu ngầm này cũng có cấu trúc mô-đun, cho phép nâng cấp trong tương lai như tích hợp công nghệ Động cơ không phụ thuộc không khí (AIP). Nó được thiết kế để hoạt động hiệu quả ở nhiều chiến trường khác nhau, tăng cường khả năng tương tác với các lực lượng đặc nhiệm hải quân.
Tàu ngầm Vaghsheer có Hệ thống quản lý nền tảng tích hợp (IPMS) tinh vi. Hệ thống này tích hợp nhiều thiết bị, hệ thống và cảm biến khác nhau thành một nền tảng gắn kết. Hệ thống quản lý chiến đấu (CMS) giúp tăng cường hiệu quả hoạt động hơn nữa. Vaghsheer cũng bao gồm một nhà máy điều hòa không khí do bản địa phát triển và một hệ thống liên lạc nội bộ hiện đại.
Được coi là bước tiến trong việc tăng cường an ninh hàng hải của Ấn Độ, Vaghsheer không chỉ nâng cao năng lực hoạt động của Hải quân mà còn củng cố thế trận phòng thủ hàng hải của Ấn Độ. Thành tựu của MDL đánh dấu danh tiếng ngày càng tăng của Ấn Độ với tư cách là một quốc gia đóng tàu ngầm. Ấn Độ hiện đã gia nhập nhóm độc quyền các quốc gia có khả năng đóng tàu ngầm tinh vi. Các chương trình đang diễn ra sẽ đảm bảo MDL vẫn có khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực đóng tàu ngầm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top