[Funland] Tìm hiểu về tàu ngầm và tàu lớp Kilo 636 của Việt Nam ( phần II )

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Để bảo đảm cho quá trình lặn xuống của tàu ngầm không bị nghiêng chúi, thì tâm nổi của các phần thể tích kín nước phải ở phía trên đường nước hành trình (dự trữ nổi), còn tâm nổi của phần thể tích cụm két dằn chính phải nằm trên cùng 1 trục thẳng đứng theo cặp phương trình: хWкр= хцгб ; уWкр= уцгб= 0

Đường nước hành trình được tô màu đen (shipslib.com)

Phần thể tích của cụm két dằn chính nằm ở trên đường nước trong cùng thời điểm vừa phục vụ như 1 phần của dự trữ nổi, vừa thực hiện chức năng thành phần của cụm két dằn chính, được gọi là Dự trữ nổi thụ động (Пассивный запас плавучести). Dự trữ nổi dù không tác động tới độ ngập mớn trong tư thế nổi chờ lặn ngay của tàu ngầm cũng như xét về khía cạnh nào đó tới số đo thể tích của cụm két dằn chính của tàu, nhưng nó lại có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm tính ổn định và tính chống chìm của tàu ngầm.

Dự trữ nổi cân bằng sự khác nhau giữa lượng choán nước khi nổi với lượng choán nước khi lặn ngầm của tàu ngầm theo phương trình W = Vп – V, trong đó Vп là lượng choán nước khi lặn ngầm (thể tích thân trong vỏ kín nước của tàu ngầm) tính theo m3, V là lượng choán nước khi nổi theo đường nước thiết kế (thể tích thân chìm dưới mặt nước) tính theo m3.

Dự trữ nổi cũng có thể được thể hiện theo đơn vị tấn lực tf: yW = yVn – yV; hay theo tỉ lệ lượng choán nước khi nổi (chủ yếu trong tư thế nổi chờ lặn ngay) Vкр:
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
( tiếp )

Dự trữ nổi là 1 trong các yếu tố chủ chốt bảo đảm tính chống chìm và tính năng hàng hải trong tư thế nổi của tàu ngầm. Việc tăng cường dự trữ nổi là nhằm cải thiện những tính năng này của tàu ngầm. Muốn tàu ngầm duy trì được khả năng nổi khi bị ngập nước 1 trong các khoang của phần vỏ áp lực và cả 2 két dằn chính ở 2 bên mạn của khoang này, thì theo qui phạm về tính chống chìm của tàu ngầm, hệ số dự trữ nổi tối thiểu phải đạt từ 25% tới 30% lượng choán nước khi nổi theo đường nước thiết kế của tàu ngầm. Thế nhưng việc tăng dự trữ nổi tới giới hạn nêu trên là không khả thi vì nó làm tăng kích cỡ của tàu ngầm, dẫn tới suy giảm các tính năng điều động và tính ăn lái khi lặn ngầm, đồng thời gia tăng thời gian lặn xuống khẩn cấp của tàu ngầm.

Mô hình phân khoang tàu ngầm điện điêzen Đề án 641B của Liên xô (spox.ru)

Việc xác định hệ số dự trữ nổi đóng một vai trò đáng kể trong việc bố trí hợp lí phần thân vỏ áp lực của tàu ngầm thành các khoang được ngăn cách với nhau bằng các vách ngăn kín nước. Hệ số dự trữ nổi của các khoang trong phần vỏ áp lực càng lớn thì tính chống chìm của tàu ngầm càng cao. Một ý nghĩa quan trọng nữa của dự trữ nổi là nó giúp phân bố hợp lí các khoang của vỏ áp lực cùng các két dằn chính dọc theo chiều dài thân tàu. Cách hợp lí nhất là bố trí các khoang có thể tích lớn ở phần thân giữa tàu ngầm rồi kế đến là các khoang có thể tích giảm dần về phía mũi và lái tàu. Khi phân bố dự trữ nổi, phương án phù hợp nhất là dồn chúng về phía mũi và lái tàu. Mục đích của việc bảo đảm sự phân bố hợp lí các khoang trong vỏ áp lực và các két dằn chính của tàu ngầm là nhằm giữ nguyên mức độ chống chìm trong khi thu nhỏ hệ số dự trữ nổi của nó.
 

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
5,978
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Nhìn bên ngoài đơn giản như vậy mà bên trong phức tạp phết cụ pháo nhỉ
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Nhìn bên ngoài đơn giản như vậy mà bên trong phức tạp phết cụ pháo nhỉ
Nó với thằng máy bay là hai thằng phức tạp và nguy hiểm nhất cụ ạ

10. Sức nổi dư của tàu ngầm

Phương trình cơ bản về tính nổi của tàu ngầm khi nổi trên mặt nước luôn được duy trì khi có bất kì sự biến đổi nào liên quan tới tải mang theo và mật độ nước. Vì thế sự gia tăng trọng lượng của tàu ngầm P sẽ dẫn tới việc tăng mức mớn nước và thể tích phần thân chìm của tàu tới 1 điểm đáp ứng được tính cân bằng của phương trình P = yV. Khi giảm trọng lượng của tàu xuống 1 mức nào đó sẽ đưa tới việc giảm lực đẩy nổi tác động tới tàu ở 1 mức tương ứng cùng với việc giảm mức mớn nước và thể tích phần thân chìm của tàu. Sự thay đổi mật độ nước khi giữ trọng lượng tàu không đổi cũng làm thay đổi mức mớn nước và thể tích phần thân chìm sao cho lực đẩy nổi cân bằng với trọng lượng của tàu ngầm. Do vậy, khi tàu ngầm nổi trên mặt nước, phương trình cơ bản về tính nổi sẽ bị phần thân vỏ nổi trên mặt nước của tàu ngầm chi phối, qua đó việc tăng hay giảm thể tích phần thân chìm sẽ khiến lực đẩy nổi tăng giảm tương ứng.

Các lực thuỷ động và thuỷ tĩnh tác động tới tàu ngầm khi chuyển động trong tư thế lặn ngầm (flot.com)

Khi lặn ngầm, việc thiếu phần thân nổi của tàu ngầm khiến quá trình cân bằng tự động phương trình P = yV hầu như không thể đạt được do các biến số của nó biến đổi theo các hàm khác nhau. Vì thế mà trong khi lặn ngầm luôn tồn tại một sức nổi dư được cấu thành từ sự chênh lệch giữa lực đẩy nổi với trọng lượng của tàu ngầm theo đẳng thức sau: q = yVп – Pп

Trong đó, yVп là lực đẩy nổi trong tư thế lặn ngầm do thể tích phần vỏ kín nước đã tính cả thể tích các két dằn chính của tàu và có đơn vị đo là tấn lực tf;

Pп là trọng lượng của tàu ngầm đã tính cả trọng lượng nước trong các két dằn chính và có đơn vị đo là tấn lực tf.

Sức nổi dư có thể là dương khi yVп > Pп hay âm khi yVп < Pп, và trong cả 2 trường hợp vừa nêu nó đều làm mất tính cân bằng tĩnh của tàu ngầm. Khi tàu ngầm chuyển động ở tốc độ phù hợp, sức nổi dư sẽ quay về trạng thái cân bằng nhờ sự tác động của các lực thuỷ động lên vỏ và các cánh lái của tàu ngầm. Khi tàu ngầm ngừng chuyển động hoặc chuyển động ở tốc độ thấp lúc đang lặn ngầm, thì sự xuất hiện của sức nổi dư sẽ gây trở ngại cho việc điều động tàu. Bởi thế cần phải nắm rõ các nguyên nhân chính làm xuất hiện sức nổi dư để từ đó kịp thời cắt giảm nó.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
(tiếp)

Việc xuất hiện sức nổi dư là do sự thay đổi ở trọng lượng tàu ngầm Pп, thể tích choán nước Vп và mật độ nước y.

Các nguyên nhân thường gặp nhất làm thay đổi trọng lượng của tàu ngầm gồm:
- Do tiêu thụ lượng nhiên liệu, vật tư tiêu hao
- Do tiếp nhận nước ngọt hoặc nước cấp cho quá trình vận hành nồi hơi của tàu ngầm nguyên tử
- Do nước biển tràn vào các khoang của tàu ngầm khi hệ thống tiêu dẫn nước biển ngoại khoang bị hỏng hoặc trong trường hợp tàu gặp tai nạn
- Do hình thành bọt nước trong các két dằn chính khi hệ thống cấp khí nén bị rò rỉ

Trọng lượng của tàu ngầm có thể biến động do sự thay đổi trọng lượng nước trong các két dằn chính khi có sự thay đổi của mật độ nước biển.

Các công việc cần thực hiện nhằm duy trì trọng lượng tàu ngầm ổn định gồm:
- Bù lượng nhiên liệu và vật tư tiêu hao đã tiêu thụ bằng việc cho nước biển vào các két dằn phụ và két chuyên dụng
- Thường xuyên giám sát tình trạng các khoang trong lớp vỏ áp lực và các hệ thống ngoại khoang, hệ thống tiêu nước trong hầm la canh của tàu
- Định kì xả van thông khí của các két dằn chính để loại trừ lớp bọt khí lưu cữu bên trong

Tiếp tế khẩn cấp trên biển cho tàu ngầm điện điêzen hạng trung Đề án 613 của Liên xô (warships.ru)

Thể tích choán nước của tàu ngầm có thể biến động theo nhiệt độ và áp suất nước biển. Một điều cần lưu ý là sự biến dạng nhiệt của phần vỏ tàu thường không đáng kể và thể tích choán nước của tàu chỉ biến động lớn do tác động của áp suất nước biển khi tàu lặn xuống độ sâu lớn. Tuy nhiên cũng cần tính tới sự xuất hiện của sức dư nổi âm do vỏ tàu bị áp suất lớp nước dưới sâu ép lại trong quá trình tàu lặn xuống và hiện tượng ngược lại là sức dư nổi dương trong quá trình tàu ngoi lên.

Sự thay đổi mật độ nước là do những biến động về nhiệt độ, độ mặn và áp suất của nước biển. Tác động của áp suất tới mật độ nước là không đáng kể, theo đó cứ xuống sâu thêm 10 mét nước thì trọng lượng nước tăng ở mức trung bình bằng 0,00005 tấn lực/m3. Do vậy xét ở khía cạnh mở nhất thì mật độ nước do nhiệt độ và độ mặn của nó quyết định.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
(tiếp)

Nhiệt độ nước biến động từ - 2oC tới + 30oC tuỳ theo vĩ độ, mùa trong năm và độ sâu lớp nước. Nước đạt mật độ lớn nhất ở nhiệt độ + 4oC. Quá ngưỡng nhiệt độ này theo cả chiều tăng lẫn giảm đều khiến mật độ nước giảm xuống ở mức 0,00015 tấn lực/m3 cho cứ 1 độ tăng giảm của nhiệt độ nước, kéo theo mức dư sức nổi 0,15 tấn lực cho mỗi 1000 m3 thể tích choán nước của tàu ngầm. Khi tàu ngầm đi từ 1 lớp nước vào lớp nước khác có nhiệt độ cao hơn sẽ tạo ra 1 mức dư sức nổi âm, còn đi vào lớp nước khác có nhiệt độ thấp hơn (nhưng không dưới +4oC) sẽ tạo ra 1 mức dư sức nổi dương.

Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng nguyên tử lớp Astute của Anh mô phỏng tuần tra dưới lớp băng trong vùng biển vĩ độ cao (naval-technology.com)

Tại những vĩ độ trung bình trong thời điểm lạnh của năm, nhiệt độ nước biển biến động không đáng kể theo độ sâu. Tại những vĩ độ thấp và trong thời điểm ấm áp của năm ở những vĩ độ trung bình, nhiệt độ nước sẽ giảm đi theo độ sâu. Còn tại những vùng nước vĩ độ cao, lớp nước ấm phía trên tương đối mỏng so với lớp nước lạnh, và sự phân tách giữa chúng được thể hiện khá rõ ràng qua 1 lớp nước đệm mỏng có nhiệt độ và mật độ nước rất chênh lệch. Lớp nước đệm này được gọi là Lớp đột biến nhiệt (Слой температурного скачка) hay Tầng đáy lỏng (Жидкий грунт).

Nếu tàu ngầm bị thụt xuống sâu với 1 mức trị số tuyệt đối của dư sức nổi âm không đáng kể, thì khi xuống tới lớp đột biến nhiệt có mật độ nước cao hơn, mức dư sức nổi âm này sẽ được khắc phục và tàu ngầm sẽ đạt được trạng thái cân bằng như khi đang nổi trên mặt nước. Vì thế khi đi ngầm tới lớp đột biến nhiệt, tàu ngầm có thể duy trì được trạng thái cân bằng mà không cần phải di chuyển. Điều này có thể giúp tàu ngầm tránh bị lộ diện trước mục tiêu và tiết kiệm được nhiên liệu.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
(tiếp)

Độ mặn của nước biển phụ thuộc vào mức độ bay hơi, sự đóng băng hay tan băng, lượng mưa và quá trình hoà lưu. Ở một số vùng biển, độ mặn trong nước biển có thể biến động mạnh theo độ sâu tầng nước do hiện tượng hải lưu hay quá trình hoà lưu chưa hoàn toàn giữa khối nước ngọt với khối nước biển bao quanh ở vùng nước ven bờ gần các cửa sông. Tương tự trường hợp lớp đột biến nhiệt, khi có sự phân tầng rõ nét giữa các tầng nước có độ mặn nhiều ít khác nhau sẽ dẫn tới 1 lớp nước có mật độ cao hơn được gọi là Tầng đáy lỏng theo độ mặn (Жидкий грунт по солености).

Tàu ngầm điện điêzen B-871 Alrosa thuộc Đề án 877B của Viện thiết kế trung ương Rubin LB Nga trong biên chế Hạm đội Biển Đen (flot.sevastopol.info)

Khi tính toán sự biến động sức dư nổi trong mối liên hệ với mật độ nước và thể tích choán nước, ta cần lưu ý:

- Việc tăng độ sâu lặn ngầm của tàu ngầm sẽ làm xuất hiện sức dư nổi âm do vỏ tàu bị móp lại trước áp suất nước biển, nhưng cũng làm xuất hiện sức dư nổi dương do việc tăng mật độ nước dưới tác động của việc tăng áp suất, tăng độ mặn và giảm nhiệt độ ở tầng nước biển tương ứng.

- Việc giảm độ sâu lặn ngầm của tàu ngầm sẽ làm xuất hiện sức dư nổi dương do vỏ tàu phồng ra, nhưng ngược lại cũng làm xuất hiện sức dư nổi âm do việc giảm mật độ nước ở mức áp suất nước thấp hơn, việc giảm độ mặn và tăng nhiệt độ của tầng nước biển tương ứng.

Trong trường hợp mật độ nước chỉ biến đổi không đáng kể theo độ sâu, thì việc tính toán sức dư nổi khi tàu lặn ngầm được dựa trên sự biến dạng vỏ tàu. Vì thế khi lặn ngầm ở độ sâu lớn, trên tàu ngầm sẽ xuất hiện sức dư nổi âm đáng kể khiến trọng lượng tàu giảm xuống và điều này cần phải được khắc phục bằng cách bơm tống nước từ các két dằn phụ ra ngoài.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
11. Tác dụng của tính nổi tới các tính năng hàng hải của tàu ngầm

Mặt cắt mô hình tàu ngầm điêzen pin nhiên liệu lớp 212A do hãng Howaldtswerke-Deutsche Werft của Đức phát triển (recensito.net)

Tính nổi là 1 trong những đặc tính hàng hải quan trọng hàng đầu của tàu ngầm. Việc tạo cho tàu ngầm một mức dự trữ nổi phù hợp là 1 trong những biện pháp hiệu quả nhất để đảm bảo tính chống chìm. Khi ở trạng thái lặn ngầm, tàu ngầm không thể đạt tới trạng thái cân bằng tĩnh vì thiếu dự trữ nổi. Sức nổi dư của tàu ngầm có thể thay đổi theo độ sâu và các nhân tố khác vốn đòi hỏi phải có sự xử lí thích ứng từ cấp chỉ huy tàu.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
12. Tính toán và cân bằng tính chịu tải của tàu ngầm

Trọng lượng của tàu ngầm được hình thành từ các loại trọng lượng thành phần theo 2 nhóm: nhóm cố định và nhóm biến đổi.

Nhóm cố định gồm các loại trọng lượng được bố trí trên tàu ngầm một cách cố định và không tăng giảm trong toàn bộ quá trình khai thác vận hành tàu (trừ trường hợp tàu được sửa chữa hay nâng cấp) như: trọng lượng phần thân vỏ nhẹ và thân vỏ áp lực kèm các vách đỡ, máy chính và máy phụ, các tổ hợp vũ khí khí tài chiến đấu, các hệ thống máy móc và thiết bị vận hành tàu.

Tàu ngầm phóng lôi điện-điezen đề án 636 của Nga (rusarmy.com)

Nhóm biến đổi gồm các loại trọng lượng tiêu hao phục vụ hành quân chiến đấu hay các hoạt động thường nhật của tàu như: cơ số đạn dược, dầu máy, dầu nhớt, nước ngọt, lương thực thực phẩm và quân nhu, thuỷ thủ đoàn kèm quân tư trang và lượng nước dằn.

Tổng các trọng lượng vừa nêu tác động tới tàu ngầm làm hình thành tính chịu tải của nó. Tính chịu tải này được xác định dựa trên trọng lượng của từng đối tượng pi và toạ độ trọng tâm Xpi, Ypi, Zpi của chúng. Tổng các tính chịu tải này tương ứng với trọng lượng của tàu ngầm P và toạ độ Xg, Yg, Zg được xác định theo các công thức của trọng tâm tàu ngầm.
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
(tiếp)

Các công thức xác định đặc tính tải trọng của tàu ngầm như sau:

Những công thức này được hình thành trên nền tảng lí thuyết tổng quát, theo đó mô men lực tĩnh của trọng lượng tàu ngầm trên 1 mặt phẳng tương ứng với tổng mô men tĩnh của tất cả các trọng lượng thành phần nằm trên mặt phẳng đó. Vì thế, mô men lực tĩnh của trọng lượng tàu ngầm và từng loại tải trọng của nó được tính theo mặt phẳng giữa tàu là PxgPiXpi, theo mặt phẳng dọc tâm là PygPiYpi, còn theo mặt phẳng cơ bản là PzgPiZpi.

Xuyên suốt quá trình thiết kế tàu ngầm là việc phải tính toán một cách toàn diện về trọng lượng và vị trí các loại tải, cũng như tính được đặc tính tải trọng của chúng. Tải trọng được tính toán trong giai đoạn thiết kế tàu ngầm được gọi là tải trọng qui ước (спецификационная нагрузка) hoặc tải trọng thiết kế (проектная нагрузка).

Tàu ngầm phóng lôi điện-điezen đề án 636 của Nga (military-today.com)

Để tàu ngầm mang tải trọng thiết kế có khả năng lặn ngầm ở tư thế cân bằng cả theo ngang mạn lẫn theo dọc sống tàu, thì việc thiết kế phải tuân thủ 2 điều kiện:

- Kích cỡ và thể tích trong phần vỏ chịu áp lực cùng các bộ phận chuyển động của nó cần được cân nhắc trong quá trình thiết kế sao cho duy trì được phương trình cơ sở về tính nổi Pп = yVп

- Tâm nổi của tàu ngầm phải luôn được đặt cao hơn trọng tâm trên cùng 1 trục đứng trong trạng thái không bị nghiêng chúi (xc= xg, yc= yg= 0, zg > zc)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
(tiếp)


Trong khâu đóng tầu ngầm, do không thể đảm bảo chính xác trọng lượng các tải và đặc tính nổi (như các thể tích tạo sức nổi) đã dự kiến trong khâu thiết kế, nên tầu ngầm khi đóng xong sẽ xuất hiện những biến động sau:

- Giữa các trọng lượng nhóm tải cố định và tải biến đổi;

- Giữa các mô men trọng lượng nhóm tải cố định và tải biến đổi với các mặt phẳng toạ độ của chúng;

- Giữa tuyến hình và thể tích các khoang trong phần vỏ áp lực do dung sai công nghệ cho phép khi chế tạo các kết cấu khung vỏ;

- Giữa những mô men của các thể tích tạo sức nổi với các mặt phẳng toạ độ của chúng.

Vì lẽ đó mà khi hoàn thiện tầu ngầm, người ta phải tiến hành khắc phục các biến động tải và đặc tính nổi nêu trên nhằm khôi phục các điều kiện của phương trình cơ sở về tính nổi Pп = yVп và đẳng thức xc= xg qua các phương án thêm tải, bớt tải hoặc bố trí lại các khối dằn (твёрдый балласт) vốn chiếm từ 3% tới 5% trên tổng lượng choán nước khi lặn của tầu ngầm. Tính toán và kiểm soát số lượng các khối dằn phục vụ việc bố trí lại như trên cần được thực hiện ngay trong giai đoạn lặn căn chỉnh cân bằng tải trọng của tầu ngầm.

Công đoạn tiếp sau lễ hạ thủy tầu ngầm phóng lôi điện-điezen đề án 636 là lặn thử nghiệm nhằm căn chỉnh các khối dằn để cân bằng tải trọng của tầu ngầm - вывеска подводной лодки (seaspirit.ru)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Ảnh quý hiếm bên trong tàu ngầm lớn nhất thế giới


Bên trong tàu ngầm lớn nhất thế giới của Hải quân Nga, Project 941 Akula.





  • "Nội thất" tàu ngầm luôn luôn là bí mật của mỗi quốc gia sở hữu nó, rất ít khi người dân được phép đi vào bên trong một chiếc tàu ngầm, bất kể tàu ngầm phi hạt nhân hay hạt nhân. Tuy nhiên, một nhóm người Nga gần đây đã có sự may mắn đó khi được cho phép vào viếng thăm tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 941 Akula (NATO định danh là Typhoon) được đóng dưới thời Liên Xô.
  • Phần thượng tầng của chiếc tàu ngầm Project 941 Akula - sản phẩm thể hiện đỉnh cao công nghiệp quốc phòng hùng mạnh Liên Xô (cũ). Với lượng giãn nước toàn tải khi lặn 48.000 tấn, khi nổi 24.500 tấn, đây được xem là tàu ngầm lớn nhất thế giới.
  • Tàu có chiều dài tới 175m, rộng 23m. Dọc thân tàu là nơi được kết cấu 20 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa đạn đạo liên lục địa RSM-52 có tầm bắn 8.300km.
  • Một trong 20 cửa hầm phóng được mở ra trên tàu cho các vị khách tham quan.
  • Tổng cộng có 6 tàu được đóng dưới thời Liên Xô, nhưng hiện chỉ còn 1 tàu mang tên Dmitry Donskoi được nâng cấp lên chuẩn Project 941UM làm nền tảng phóng thử nghiệm tên lửa liên lục địa Bulava trang bị cho tàu ngầm hạt nhân Boreyhttp://citinews.net/the-gioi/-nautilus----phat-sung-lenh-cua-cuoc-chay-dua-tau-ngam-hat-nhan-SCR7CBY/.
  • Trên nóc tháp chỉ huy tàu ngầm Project 941 Akula, có thể nhận ra rõ ràng sự tàn phá của thời gian, không được bảo dưỡng khiến con tàu rỉ sét nhiều.
  • Bên trong phần thượng tầng tàu ngầm, mọi thứ rất nhem nhuốc.
  • Bắt đầu chuyến thăm đặc biệt vào bên trong "bụng" con cá hạt nhân khổng lồ.
  • Ngạc nhiên là dù bên ngoài con tàu đã "rất bẩn thỉu, cũ kỹ" thì bên trong mọi thứ còn như mới, sạch sẽ, rộng rãi, tiện nghi.
  • Phòng hội họp được ốp gỗ, bày biện đơn giản.
  • Bồn tắm bên trong tàu ngầm.
  • Phòng tập thể dục.
  • Máy chơi điện tử trong khu sinh hoạt của thủy thủ đoàn trên tàu ngầm Akula. Để vận hành chiếc tàu ngầm lớn nhất thế giới chỉ cần 160 thủy thủ, khá ít.
  • Các cụm máy móc bên trong tàu ngầm.
  • Thật bất ngờ khi bên trong vẫn còn một số thủy thủ Hải quân Nga đang vận hành máy móc.
  • Đây có thể là khoang tác chiến - chỉ huy của tàu ngầm hạt nhân, các bảng điều khiển chi chít cụm đèn, đồng hồ và nút bấm.
  • Thời gian khiến cho mọi thứ là sắt thép dù là trong hay ngoài đều rỉ sét.
  • Hành lanh sâu hun hút trên chiếc tàu ngầm Akula.
  • Tàu ngầm Project 941 Akula trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể bắn tên lửa hành trình RPK-2, ngư lôi Type 53. Trong ảnh là một trong 6 cửa phóng ngư lôi.
  • Bên trong khoang phóng ngư lôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,104
Động cơ
667,041 Mã lực
Hôm nay chính thức làm lễ kéo cờ duyệt đội hình đôi em nó phải không cadc Cụ?
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
tối nay thời sự vừa đả động đến việc thượng cơ
à quên nhà chú em hồi xưa có cái máy tiện dư lài =))
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
tối nay thời sự vừa đả động đến việc thượng cơ
à quên nhà chú em hồi xưa có cái máy tiện dư lài =))
Mà em cũng chưa hiểu trên tàu ngầm nó đưa cái máy tiện này lên đó để sửa cái gì :-??
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Mà em cũng chưa hiểu trên tàu ngầm nó đưa cái máy tiện này lên đó để sửa cái gì :-??
Trên các tàu viễn dương thường có một "xưởng" cơ khí với đủ các loại máy công cụ để sửa chữa mấy thứ "lặt vặt".
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top