[Funland] Tìm hiểu về "Giáo dục khai phóng"

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,792
Động cơ
460,643 Mã lực
Em quote lại báo Nhân Dân, cụ khó ở thì alo chỉ đạo anh TBT gỡ nhé

Có làm có sai, sai nặng thì đóng cửa tịch thu giấy phép, cụ phải tin vào luật pháp chứ.
Hôm nay lên nhận Huân chương lao động, mai vẫn bị tù ngồi cơ mà
Thôi em cũng cám ơn cụ vì chia sẻ cái link kia. Quả nhét chữ này thì không cãi được rồi.
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,863
Động cơ
382,603 Mã lực
Một bài viết xuất sắc, đăng trên một tờ báo tỉnh gần như không ai biết, viết về các khuyết tật mãn tính của GDVN

Dạy cái mình không biết

Giáo viên dạy văn nhưng không viết văn. “Viết” là một trong những năng lực cơ bản mà giáo dục phải hình thành cho người học, nhất là đối với giáo dục nặng về thi cử như Việt Nam, và chỉ thi viết, nhưng kỳ lạ là giáo viên trong khi dạy học trò viết văn hay thì chính mình lại không viết bao giờ! Gần như phải đến 90% giáo viên chưa từng viết 1 bài nào hoàn chỉnh, nghiêm túc sau cả chục năm đi dạy. Đó là một sự kiện kỳ quặc và có lẽ chỉ có trong nền giáo dục của chúng ta. Khi quan sát đã thấy như vậy; và để kiểm tra, chúng tôi trực tiếp hỏi nhiều bạn dạy văn về điều này và đa số họ đều xác nhận rằng mình chưa từng viết một bài nghị luận nào! Là giáo viên không viết hay không biết viết? Cả hai, nhưng cái sau mới là điều đáng lo ngại. Năng lực văn chương (tạo lập văn bản) của giáo viên rất yếu kém. Đó là một điển hình của căn bệnh lý thuyết, hình thức và giáo điều trong giáo dục Việt Nam.

Giáo viên dạy toán nhưng không hiểu bản chất của công thức, nhiều giáo viên toán không thật sự hiểu đạo hàm thực chất là gì, một đồ thị hàm số thì có liên quan tới thực tiễn như thế nào, tích phân thì có ý nghĩa gì với việc tính diện tích một quả đồi dị dạng v.v.; giáo viên dạy hóa nhưng không biết “hóa trị” thực ra là cái gì. cân bằng phương trình hóa học thì có nghĩa là thế nào trong thực tế phản ứng hóa học v.v.., trong khi họ vẫn giải các bài toán đố và thực hiện phép cân bằng phương trình hóa học rất thành thạo; giáo viên dạy sử nhưng không “nghiên cứu” lịch sử, thậm chí không hề có “nhận thức lịch sử” mà đa số là nói lại những điều trong sách vở nhà trường một cách máy móc. Đa số giáo viên ở các môn tự nhiên không thể tự mình sáng tạo ra đề/bài tập mà chủ yếu sưu tầm và cóp nhặt từ nhiều nguồn; giáo viên các môn xã hội thì ra đề nặng về hướng “học thuộc”, ít có khả năng kích thích tư duy…

Anh không thể dạy cho người khác cái điều mà chính anh không biết! Năng lực của giáo viên là đáng lo ngại. Ở một nền giáo dục hay một chương trình đổi mới thì thành bại là bởi đội ngũ giáo viên; nhưng với năng lực như thế thì giáo viên sẽ gánh vác sứ mệnh đổi mới thế nào?

Đấy là chúng ta chưa nói sâu về năng lực sư phạm, về ứng xử văn hóa, về tư duy phản biện, về một thứ “năng lực tổng thể” vượt lên trên một chuyên ngành riêng rẽ để có thể đảm nhiệm sứ mệnh giáo dục cao cả mà một người chưa hun đúc được những phẩm tính ấy thì không thể đứng trên bục giảng. Đòi hỏi này là một yêu cầu cơ bản, nhưng đối với đội ngũ giáo viên hiện hành thì dường như lại đang quá cao so với thực tế.

Đào tạo và tự đào tạo phải trở thành một “mệnh lệnh” đối với giáo viên để có thể gánh vác sứ mệnh cao cả là chấn hưng nền học vấn và văn hóa dân tộc.

Học nhưng không sử dụng

Học rất nhiều với tham vọng giáo dục “toàn diện” nhưng hầu hết kiến thức nặng về giáo điều, ít tính thực tiễn, chủ yếu “học thuộc”; thi xong là quên. Ở THPT với 13 môn học nặng nề nhưng chủ yếu học để phục vụ cho các kỳ thi chứ không mấy khi được dùng trong cuộc sống cá nhân của người học; thậm chí lúc cần dùng đến thì cơ bản không biết dùng thế nào vì kiểu học nhồi nhét dẫn đến lõm bỏm hoặc không vận dụng được. Phần lớn kiến thức dạng này là vô dụng, nếu không nói là có hại.

Quá nhiều kiến thức ở dạng hàn lâm, nặng về lý thuyết; lại đào tạo theo kiểu cào bằng trước mọi đối tượng học sinh. Cần định nghĩa lại thế nào là “Giáo dục phổ thông”, ở mức độ nào thì gọi là “phổ thông”; và phải phân luồng ra sao, bắt đầu từ khi nào và theo hướng nào, v.v… Để không rơi vào tình trạng thừa với người này nhưng thiếu với người khác.

Dạy kiến thức hay phát triển năng lực tư duy? Kiến thức là vô bờ, không thể học hết, và nếu có thì cũng không cần học hết. Người học phải được đào tạo để tự mình trở thành một chiếc chìa khóa vạn năng mà có thể tự mình mở được những ổ-khóa - vấn - đề; chứ không phải lấy kiến thức để làm mục đích cho giáo dục. Việc ấy sẽ gây nên gánh nặng nhưng vô ích đối với học trò nếu các em không được dạy về tư duy để có khả năng vận dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn.

Tình trạng nặng nề kiến thức và ít hàm lượng tư duy đã dẫn tới một bức tranh xám màu: càng học càng ù lỳ, càng học càng mất đi tinh thần hiếu tri; theo thời gian, niềm ham thích hiểu biết chuyển dần thành sự đối phó, rồi chán nản, mệt mỏi, phá bỉnh…; càng học càng “lùn” đi.


Báo Nghệ An viết được như này chứng tỏ có nhiều người ở cấp địa phương, không cần đến giới tinh hoa ở HN, SG, đã nhận biết được những nghịch lý của giáo dục. Khó khăn lớn nhất là không thể vận động được sự ủng hộ, đầu tư tài chính, nhân sự để thực hiện các thay đổi tích cực.

Chẳng hạn chất lượng giáo viên trường công là vấn đề khó cải thiện ở quy mô lớn.
Lương gv trường công thấp hơn lương công nhân KCN. GV trường công phải làm nhiều việc sổ sách hành chính, ngoài ra phải lo kiếm thêm vì lương chính thức quá thấp, thời gian còn đâu mà tự học, tự thiết kế bài thí nghiệm, tự sáng tạo bài tập mới, vv
Nhiều phụ huynh coi trường học là nơi trông trẻ chứ không phải là nơi luyện tập tư duy, kỹ năng, một cách nghiêm túc; Phụ huynh muốn con mình được 9-10 điểm dù chúng học hời hợt để xứng đáng với điểm số đó;
Ngành muốn có thành tích ảo để báo cáo chú phỉnh; Kiểm tra đánh giá có tính chất hình thức cao.
Một số giáo viên cố tình dạy hời hợt chính khóa, chỉ tận tâm dạy ở các giờ học thêm với thù lao cao hơn nhiều;
Trong môi trường mà nói thẳng nói thật bị trù dập không thương tiếc, thì rất khó nâng cao chất lượng.

Những cơ quan quản lý nhà nước quan liêu như BGD-ĐT chỉ làm được những việc quản lý hành chính, không có năng lực, không quyết tâm, không tầm nhìn để nâng chất lượng.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ở Mỹ cũng tranh cãi như mổ bò về GDKP

"Giáo dục khai phóng cho thế kỷ XXI, theo định nghĩa của Hiệp hội các Đại học và College Mỹ, là “một lối học làm cho các cá nhân có năng lực mạnh mẽ, và chuẩn bị họ xử lý được tính phức tạp, đa dạng và thay đổi. Nó cung cấp cho sinh viên tri thức rộng của thế giới rộng hơn (chẳng hạn khoa học, văn hóa, và xã hội) cũng như sự nghiên cứu-chiều-sâu trong một lãnh vực đặc biệt của mối quan tâm.

Một nền giáo dục khai phóng giúp sinh viên phát triển ý thức trách nhiệm xã hội, cũng như các kỹ năng tri thức và thực hành mạnh và có thể chuyển giao được như sự truyền đạt, các kỹ năng phân tích và giải quyết-bài-toán, và một năng lực đã được chứng minh bằng cách áp dụng tri thức và kỹ năng trong những hoàn cảnh của thế giới thật."


 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Cụ Hồ có tư tưởng và triết lý giáo dục chả khác gì bọn Tây lông :-o
Kinh khủng hơn là cụ đề cập đến chuyện này từ thời xa lắc, xa lơ mà đến giờ các lãnh đạo GD vẫn loay ha loay hoay


"Giáo dục khai phóng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là thông qua giáo dục để giải phóng nhân dân về mặt tư tưởng, giúp họ thoát khỏi những tối tăm, mê muội do chính sách ngu dân của thực dân Pháp và những lệch lạc, thiếu toàn diện của nền giáo dục phong kiến, đánh thức và khai thông mọi tiềm năng của con người vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Giáo dục khai phóng theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã hiện dẫn hành động cách mạng của toàn dân trong công cuộc xây dựng nền giáo dục mới, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nền giáo dục khai phóng lấy thực trạng nền giáo dục nước ta làm điểm xuất phát, lấy giải phóng con người về tư tưởng và tiềm năng, qua đó phát triển con người làm mục tiêu, vì vậy có ý nghĩa thức tỉnh to lớn. Nền giáo dục đó mở ra cơ hội cho mọi người được học hành, được phát triển, tự do, toàn diện và đã trở thành phương châm hành động của Hồ Chí Minh, “Tất cả mọi người đều được phát triển hết khả năng của mình”(4). Để làm được điều đó, Người đặc biệt chú trọng phát triển nền giáo dục mới nhằm giải phóng dân ta thoát khỏi u muội của nền giáo dục cũ.

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục góp phần rất quan trọng vào việc phát triển con người, rèn luyện nhân cách, tạo ra giá trị bản thân. Trong Thư gửi các học sinh nhân dịp khai giảng năm học đầu tiên của đất nước độc lập, Người cũng khích lệ rằng, tương lai tươi sáng của dân tộc “chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(5). Theo đó, nền giáo dục mới phải mở mang và nâng cao dân trí chính là khai phóng đồng thời với tự khai phóng của con người. Đó là cách để không chỉ chống ngu dân, u muội, mà còn làm cho dân ta vươn lên tầm sáng suốt, thông tuệ về mọi mặt. Con người được giải phóng, đồng thời được phát triển để sống “ở đời” và “làm người” - tức tồn tại trong xã hội và trở thành con người có ích cho xã hội như triết lý sống và học tập của Hồ Chí Minh: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự Đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”(6).

Theo Hồ Chí Minh, con người không thể khai thông về tư tưởng, những quan niệm, lối sống cũ và giải phóng mọi tiềm năng của con người bằng cách trông đợi sự ban phát từ đâu đó, mà phải thông qua thực tiễn cách mạng. Đó là tiến hành hoạt động cách mạng để giành lấy hạnh phúc cho mình và cho mọi người. Chỉ có hành động, đấu tranh cách mạng, con người mới có thể cải tạo được thế giới, cải tạo và thực hiện tiến bộ xã hội, cải tạo, phát triển và hoàn thiện chính bản thân mình, thực hiện được mục đích, ước mơ và lý tưởng của mình. Theo Người, chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng nhân văn phải được thể hiện thành hành động thiết thực, thành hoạt động thực tiễn cách mạng theo triết lý nhân sinh hành động. Bởi lẽ, Người quan niệm thực hành là nền tảng của lý luận và lý luận lại phụng sự thực hành. Chỉ có thực hành mới là tiêu chuẩn của sự thật. “Chỉ có thực hành mới là mực thước đúng nhất cho sự hiểu biết của người về thế giới. Chỉ do quá trình thực hành (quá trình sản xuất vật chất, giai cấp đấu tranh, khoa học thực nghiệm), người ta mới đạt được kết quả đã dự tính trong tư tưởng, và lúc đó sự hiểu biết mới được chứng thực”(7). Do vậy, để có thể khai phóng được, trong giáo dục phải thông qua những hành động thiết thực, những việc làm trong thực tiễn, từ đó, mọi người có ý thức, nhận thức rõ mục tiêu, lý tưởng, phương pháp, năng lực và sáng tạo khi đem nó vào giải quyết các nhiệm vụ của thực tiễn cách mạng.

Để thực hiện được điều đó, ngay từ khi còn hoạt động cách mạng ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi Chính phủ Pháp một số “yêu sách khiêm tốn” về tự do, trong đó có “tự do học tập”. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã chủ trương “Mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”. Trong Chính cương vắn tắt của Đảng có viết: “Về phương diện xã hội là:... Phổ thông giáo dục theo công nông hoá”(8). Ngày 8-9-1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ để thanh toán nạn mù chữ cho nhân dân, do chính sách ngu dân của Thực dân Pháp gây ra. Ngày 10-10-1945, Người ký tiếp sắc lệnh số 45 thành lập Ban Đại học Văn khoa và đến tháng 11, Người dự lễ khai giảng Trường Đại học Quốc gia Việt Nam đầu tiên dưới chế độ mới. Trong 24 năm trên cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo thực hiện chiến lược “trồng người” cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, biến mục tiêu khai phóng thành hành động, thực tiễn cách mạng. Về thực chất, đây là hành động khai sáng con người một cách triệt để.

Thực hiện nền giáo dục khai phóng, Hồ Chí Minh yêu cầu mục tiêu đầu tiên của giáo dục phải giải phóng con người về tư tưởng, đó là thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực của nền giáo dục cũ, đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu nền giáo dục mới: “cần phải tăng cường hơn nữa việc giáo dục tinh thần yêu nước, giác ngộ giai cấp và đạo đức cách mạng”(9). Trong nhà trường “cốt nhất là phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ”(10). Nền giáo dục đó phải định hướng, khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi, tinh thần dân tộc, thông qua giáo dục mà thức tỉnh, tổ chức, đoàn kết, huấn luyện, đưa nhân dân ta tới tự do, độc lập; giải phóng họ thoát khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, thoát khỏi sự ràng buộc của mọi tư tưởng lạc hậu, tạo điều kiện cho mỗi dân tộc và mỗi người dân đứng lên làm chủ nền văn hoá, làm chủ vận mệnh và tương lai của mình."


Khai phóng thông qua hành động thực tiễn cũng là khai phóng, vì thực tế muôn màu sắc. Chứ không "một chiều" như sách vở.

Không chỉ là đọc nhiều, nói nhiều, có những suy nghĩ mới lạ khác số đông.

Cái khó của cụ Hồ là cụ lãnh tụ một đất nước mù chữ quá nhiều. Nên việc đầu tiên là xoá mù (Bình dân học vụ từ 1945), phổ cập tiểu học.

Sau đó thì chiến tranh, mà trong chiến tranh thì cần chuyên chính. Nên nhiều cái chưa làm được.
 
Chỉnh sửa cuối:

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,697
Động cơ
139,689 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
1. Cụ dùng gg dịch sau đó có biên tập lại không?
2. Cụ thấy dễ hiểu không?

Chém gió cũng cần trình độ cụ nhé!
Hỏi cụ thì cụ không trả lời câu hỏi, lái dẫn nguồn mấy bài báo vớ vẩn. Trích dẫn nguồn TA/TV google dịch cụ hỏi em trình độ. Cụ còn gì lái nữa, cụ liệt kê luôn để em giả nhời 1 thể. :D
 

bungbvt

Xe điện
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,410
Động cơ
322,297 Mã lực
Tôi chạy xe ôm. Nhớ có lần chở một cô giáo dạy văn, hôm đó tôi hỏi về một từ trong bài học SGK của tụi nhỏ mà tôi không hiều nghĩa ( từ gì tôi không nhớ). Và tôi được cô giáo giải thích rằng đó là từ " đắt" của tác giả. Xin lỗi các bác, tôi khi đó tôi nghĩ bụng : " DCM, điếu biết chữ hoặc đếch tìm được từ thích họp thì viết bừa ra đấy. Về sau cái lũ này suy luận đủ kiểu rồi nhét chữ " đắt " vào cho oai. Xe ôm như tôi chỉ cần từ dễ hiểu, rõ ràng, đọc mở mang dễ hình dung là thấy văn hay, chữ tốt rồi. bây giờ cái lũ này nó cứ bịa đặt ra về sau chả hiểu thế nào. Và tôi thấy càng ngày càng " chả kiều gì'
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Báo Nghệ An viết được như này chứng tỏ có nhiều người ở cấp địa phương, không cần đến giới tinh hoa ở HN, SG, đã nhận biết được những nghịch lý của giáo dục. Khó khăn lớn nhất là không thể vận động được sự ủng hộ, đầu tư tài chính, nhân sự để thực hiện các thay đổi tích cực.

Chẳng hạn chất lượng giáo viên trường công là vấn đề khó cải thiện ở quy mô lớn.
Lương gv trường công thấp hơn lương công nhân KCN. GV trường công phải làm nhiều việc sổ sách hành chính, ngoài ra phải lo kiếm thêm vì lương chính thức quá thấp, thời gian còn đâu mà tự học, tự thiết kế bài thí nghiệm, tự sáng tạo bài tập mới, vv
Nhiều phụ huynh coi trường học là nơi trông trẻ chứ không phải là nơi luyện tập tư duy, kỹ năng, một cách nghiêm túc; Phụ huynh muốn con mình được 9-10 điểm dù chúng học hời hợt để xứng đáng với điểm số đó;
Ngành muốn có thành tích ảo để báo cáo chú phỉnh; Kiểm tra đánh giá có tính chất hình thức cao.
Một số giáo viên cố tình dạy hời hợt chính khóa, chỉ tận tâm dạy ở các giờ học thêm với thù lao cao hơn nhiều;
Trong môi trường mà nói thẳng nói thật bị trù dập không thương tiếc, thì rất khó nâng cao chất lượng.

Những cơ quan quản lý nhà nước quan liêu như BGD-ĐT chỉ làm được những việc quản lý hành chính, không có năng lực, không quyết tâm, không tầm nhìn để nâng chất lượng.
Cụ Nguyễn Trường Tộ cũng là người Nghệ An mà. Những cái thực trạng báo Nghệ An viết này giống cụ Nguyễn Trường Tộ đã nói cách đây 150 năm.

(Dạy / học mà không hiểu thực chất cái mình dạy / học; và cũng không biết học để làm gì, hoàn toàn xa rời thực tế. Như chế độ khoa cử nhà Nguyễn, học chỉ để thi thi xong là ném sách vở quên hết).
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
"Giáo dục khai phóng là gì, và có ở đâu?

Cách dễ nhất để xác định giáo dục khai phóng là chỉ ra những thứ không phải là giáo dục khai phóng. Giáo dục khai phóng là một giải pháp thay thế cho giáo dục chuyên ngành và chuyên nghiệp ở bậc sau trung học. Đôi khi bị đánh đồng một cách nhầm lẫn với giáo dục phổ thông, đặc điểm cốt lõi của giáo dục khai phóng bao gồm kiến thức đa ngành toàn diện, cùng với sự bồi dưỡng những phẩm chất trí tuệ như tư duy phản biện, giao tiếp, sáng tạo, tự học, giải quyết vấn đề và trách nhiệm xã hội. Phương pháp sư phạm mang tính tương tác và lấy người học làm trung tâm. Những đặc điểm này phổ biến ở những nền văn hóa, quốc gia và khu vực áp dụng triết lý này, cho thấy có sự thống nhất chung trong việc thực hành cốt lõi. Những đặc điểm này vốn dĩ không bị chính trị hóa, nhưng thuật ngữ “khai phóng” lại có nghĩa là tự do và lựa chọn, là những giá trị không phải được toàn thế giới chấp nhận. Do đó, chúng gây gây ra tranh cãi.

Theo định nghĩa trên, hiện đã xác định được hơn 200 trường học và chương trình khai phóng bên ngoài Hoa Kỳ, so với con số khoảng 100 vào đầu thế kỷ 21. Sự gia tăng này có thể do sự mở rộng tổng thể và sự phân hóa tiếp tục trong lĩnh vực giáo dục đại học, với sự tăng trưởng chủ yếu, nhưng không hoàn toàn, ở châu Á mà dẫn đầu là Trung Quốc. Những nỗ lực cũng bắt đầu ở nhiều nơi khác nhau như Argentina, Đức, Ghana và UAE, với các trường học hoặc chương trình khai phóng hiện diện ở khoảng 60 quốc gia. Phần lớn sự tăng trưởng này rõ ràng là do ảnh hưởng của Hoa Kỳ, trong khi những nỗ lực khác tham chiếu đến truyền thống châu Âu, Hồi giáo hoặc Nho giáo – hoặc tự nhận là những đổi mới hiện đại. Cùng lúc, một số ít trường đã phải đóng cửa hoặc ngừng cung cấp chương trình khai phóng, chủ yếu vì lý do lãnh đạo, chính trị và/hoặc tài chính."


 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Hỏi cụ thì cụ không trả lời câu hỏi, lái dẫn nguồn mấy bài báo vớ vẩn. Trích dẫn nguồn TA/TV google dịch cụ hỏi em trình độ. Cụ còn gì lái nữa, cụ liệt kê luôn để em giả nhời 1 thể. :D
Em cạn lời với cụ, nên dừng trao đổi ;;)
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Tôi chạy xe ôm. Nhớ có lần chở một cô giáo dạy văn, hôm đó tôi hỏi về một từ trong bài học SGK của tụi nhỏ mà tôi không hiều nghĩa ( từ gì tôi không nhớ). Và tôi được cô giáo giải thích rằng đó là từ " đắt" của tác giả. Xin lỗi các bác, tôi khi đó tôi nghĩ bụng : " DCM, điếu biết chữ hoặc đếch tìm được từ thích họp thì viết bừa ra đấy. Về sau cái lũ này suy luận đủ kiểu rồi nhét chữ " đắt " vào cho oai. Xe ôm như tôi chỉ cần từ dễ hiểu, rõ ràng, đọc mở mang dễ hình dung là thấy văn hay, chữ tốt rồi. bây giờ cái lũ này nó cứ bịa đặt ra về sau chả hiểu thế nào. Và tôi thấy càng ngày càng " chả kiều gì'
Với xuất thân xe ôm của cụ thì hành văn được như trên là đáng nể
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,272
Động cơ
514,220 Mã lực
Vừa qua trên quán of, tại một số thớt về chủ đề giáo dục, nhất là thớt xoáy quanh các mâu thuẫn giữa 4 chủ thể GV-HS-NT-PHHS, có một số ý kiến đề cập đến "Giáo dục khai phóng" (GDKP) theo hướng tiêu cực, cáo buộc những vấn đề đó có phần nguyên nhân do GDKP, với lời lẽ nặng nề, thậm chí thóa mạ.

Vậy GDKP là gì? Việt Nam có áp dụng theo GDKP không? Nếu có thì áp dụng đến mức độ nào? Có đạt hiệu quả như mong đợi hay phản tác dụng? Nên điều chỉnh hoặc thay đổi thế nào để phù hợp bối cảnh hiện tại? Rất mong cccm có chuyên môn hoặc lâu nay có quan tâm tìm hiểu về GDKP tham gia ý kiến trao đổi.

Do là chủ đề về giáo dục, mong cccm giữ ngôn ngữ lịch sự, các quan điểm cần nêu rõ là quan điểm cá nhân hay từ nguồn khác (vui lòng dẫn nguồn giúp mọi người cùng tra cứu)
_______________________________________________________________________________________

Bài đăng hôm nay trên báo TT của thầy Tư Trung có vài đoạn em thấy ổn để bắt đầu tìm hiểu về GDKP

"Gần đây chúng ta nói nhiều tới giáo dục khai phóng. Theo tôi, khai phóng tức là khai minh và giải phóng, là khai mở tâm trí và giải phóng tiềm năng, nghĩa là mở con người tăm tối của mình ra để đưa ánh sáng vào và làm cho mình sáng ra.

Đó là ánh sáng của chân lý, công lý, tự do, sự thật và tình thương. Khai trí để có cái đầu sáng, có khả năng minh định đúng - sai, phải - trái, chân - giả, thiện - ác, chính - tà; còn khai tâm để có trái tim "có hồn", biết rung lên trước cái hay cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu và cái ác.

Kết quả của khai phóng là con người tự do, trách nhiệm và ưu tú: tự do là nhất quyết không chịu làm nô lệ; trách nhiệm là có ý thức và năng lực chịu trách nhiệm với chính bản thân mình, công việc của mình, tổ chức của mình, xã hội của mình; ưu tú là theo đuổi sự xuất sắc trong mọi việc mà mình làm."

Chủ thớt có lẽ hãy nêu quan điểm của mình về giáo dục khai phóng để mọi người cùng bàn luận thì hay hơn là đưa ra quan điểm của người khác như thế này?
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,420
Động cơ
267,802 Mã lực
Người mình có tập quán là ưa thích các khái niệm mới. Điều này có căn cốt ở sự hiếu học đã trở thành truyền thống dân tộc. Đồng thời cũng là một tập quán, người mình lập tức phân các khái niệm mới ra loại đúng đắn tốt đẹp và loại sai lệch xấu xa, cái này cũng truyền thống từ sự học theo phép tắc giáo dục truyền thống.
Có rất ít ông thầy nói khác những ông thầy còn lại về các khái niệm họ truyền giảng. Và ngay học trò của các ông thầy dám nói khác cũng tuyệt đại đa số là không tiếp thu cái khác ấy của thầy. Vì ngoài thầy ra, các thầy khác cùng cha mẹ và cả xã hội sẽ nắn cái óc đứa học trò về lại chính đạo của truyền thống.

Giáo dục khai phóng là cung cấp cho đứa học trò một phổ kiến thức rộng tùy vào cái gì nó quan tâm và trong khả năng tiếp thu của nó, cho nó tự do nhìn nhận các khái niệm theo nhận thức của nó và đầu ra là cho nó chọn làm bất cứ công việc gì nó thích mà không nhất định vào cái chuyên môn nào định hình trước.

Ví dụ như em, mặc dù được đào tạo làm cán bộ về đông y nhưng em lại hành nghề hoạn lợn do thích rượu thịt và ưa sự an toàn, cùng lắm bán xe đền tiền là xong.
"Em" học khai phóng, làm phóng lợn, vậy cũng được 50% giá trị học rồi. Quá ổn!
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

thonvang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-836661
Ngày cấp bằng
7/7/23
Số km
421
Động cơ
17,959 Mã lực
Tuổi
36
Sao mới vào mở đề đọc qua đã thấy có hơi hướng theo đạo giáo đó nhỉ.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,377
Động cơ
3,837,984 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chủ thớt có lẽ hãy nêu quan điểm của mình về giáo dục khai phóng để mọi người cùng bàn luận thì hay hơn là đưa ra quan điểm của người khác như thế này?
Chuẩn bác ạ!

Cụ thớt quote thày Tư Trung (Pace), cô Bích Thủy (Fulbright)... - toàn bậc vĩ nhân nên người thường cũng khó hiểu và khó comment. Nghe các bậc này nói đã ong ong hết cả đầu óc rồi!

Chưa hiểu ý kiến cá nhân cụ thớt là thế nào?
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
5 Hiểu lầm phổ biến về giáo dục khai phóng

1. Học đại học khai phóng (liberal arts college) là học về nghệ thuật tự do

Nhiều người dịch thô cụm từ “liberal arts” trong “liberal arts college” thành “nghệ thuật tự do”, hay múa hát nhạc hoạ. Chương trình học của liberal arts college không liên quan đến “arts” theo nghĩa đó. Trên thực tế, “liberal arts college được dịch sang tiếng Việt là “đại học khai phóng”.

“Giáo dục khai phóng gồm những môn được tổng hợp từ các ngành khác nhau trên tinh thần tư duy tự do – suy nghĩ tự do – lựa chọn tự do để lựa chọn những ngành nghề phù hợp nhất,” chị Ngân cắt nghĩa.

Mark Zuckerberg, nhà sáng lập của Facebook, là một ví dụ điển hình về giáo dục khai phóng. Cấp Ba anh học tiếng Latin, lên đại học anh học chuyên ngành tâm lý, ra trường anh làm việc liên quan đến môn kỹ thuật máy tính và môn hành vi của người tiêu dùng. Nhờ có chuyên môn ở nhiều lĩnh vực bổ trợ cho nhau, Mark thành công khi thành lập và điều hành trang mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất thế giới hiện nay.

2. Đại học khai phóng chỉ dạy khoa học xã hội

Các bố mẹ người Việt Nam thường nhầm lẫn rằng các trường khai phóng chỉ dạy các ngành khoa học nhân văn, khoa học xã hội. Trên thực tế, các chương trình đào tạo khai phóng rất đa dạng, nhưng nhìn chung bao gồm 4 lĩnh vực chính:

  • Nhân văn (Humanities): Văn học, Ngôn ngữ học, Lịch sử, Triết học,…
  • Khoa học xã hội (Social Sciences): Nhân chủng học, Kinh tế học, Xã hội học, Tâm lí học, Luật,…
  • Khoa học tự nhiên (Natural Sciences): Toán, Hoá, Sinh, Vật lý, Địa lý, Khoa học Trái đất, Khoa học Môi trường,…
  • Nghệ thuật (Creative Arts): Lịch sử nghệ thuật, Kịch sân khấu, Âm nhạc, Nghệ thuật thị giác,…
Ở một trường đại học khai phóng, bạn thường được yêu cầu lấy các lớp từ đủ 4 lĩnh vực trên trước khi chọn chuyên ngành của mình. Nhờ nền giáo dục chú trọng kiến thức liên ngành, sinh viên từ đại học khai phóng được cung cấp một nền tảng kiến thức rộng vừa đủ để lựa chọn chuyên ngành phù hợp với bản thân mình.

3. Giáo dục khai phóng bắt buộc bạn phải học toàn diện tất cả các môn học

Về cơ bản, giáo dục liên ngành và toàn diện là một phần của đại học khai phóng, nhưng định nghĩa ‘toàn diện’ hoàn toàn dựa vào góc nhìn và lựa chọn của sinh viên. Với chị Ngân, giáo dục toàn diện có nghĩa là cơ hội được học các lớp văn và nhạc mặc dù chị chuyên Lí trong suốt những năm cấp ba. Nhưng đối với bạn khác, có thể bạn đã tự tin với kiến thức khoa học xã hội và muốn học thêm các kiến thức về coding và kỹ thuật máy tính để thỏa trí tò mò, thì đó là toàn diện với bạn.

“Giáo dục khai phóng giống như tình yêu ấy. Hỏi tình yêu là gì thì ai cũng biết nhưng khi phải giải thích nó là gì thì mỗi người sẽ giải thích một góc cạnh khác nhau, tùy thời điểm và tuỳ con người,” chị Ngân cười.

Về chiết tự, “khai” mang ý nghĩa khai mở, mở rộng ra các lựa chọn khác nhau, “phóng” là giải phóng khỏi những quan điểm, tiêu chuẩn mà mình nghĩ là bắt buộc có để thành công. Thay vì dạy học một cách toàn diện, đại học khai phóng định hướng để sinh viên không chú trọng vào duy nhất một lĩnh vực chuyên môn và tự mở ra cơ hội để học nhiều thứ khác nhau.

4. Đại học khai phóng là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc

Nhiều người cho rằng giáo dục khai phóng là một sự lãng phí vì sinh viên học cả những môn không trực tiếp liên quan đến chuyên ngành. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Richard A. Detweile chỉ ra rằng, 31-72% học sinh lấy các lớp khác với chuyên ngành của mình có nhiều khả năng leo lên vị trí quản lý và thu nhập cao hơn $100,000/năm.
Đặc trưng của giáo dục khai phóng là dạy những kỹ năng giúp người học có thể thành công trong bất kỳ môi trường nghề nghiệp nào. Sứ mệnh của giáo dục đại học xét cho cùng để “giúp cho người học hiểu được và quản lý được những thay đổi đang diễn ra trong xã hội”.
Các sinh viên tốt nghiệp đại học khai phóng có các kỹ năng thay đổi linh hoạt cần thiết để thích ứng với môi trường làm việc hay thay đổi, đồng thời có khả năng sáng tạo vượt trội. Vì vậy, đại học khai phóng là một khoảng đầu tư hợp lý cho một bạn trẻ 18 tuổi với nhiều băn khoăn và khao khát khám phá bản thân mình trước khi khám phá nhu cầu việc làm của thế giới.
Chị Ngân chia sẻ, “Ba câu hỏi: em biết gì, em có thể làm được gì, và em là con người có phẩm chất như thế nào là kim chỉ nam để Fulbright xây dựng trải nghiệm học đại học toàn diện.”

5. Tốt nghiệp từ đại học khai phóng khó xin việc làm

Không có bất cứ nền giáo dục nào đảm bảo 100% sinh viên tốt nghiệp sẽ có việc làm, lương cao. Điểm lợi của giáo dục khai phóng chính là tư duy mở, khả năng thích nghi cao và cách nhìn vấn đề toàn diện, nhiều khía cạnh. Vì vậy, nhiều CEO top đầu trong lĩnh vực công nghệ đánh giá cao các sinh viên tốt nghiệp đại học khai phóng.

Người Việt thường nghĩ rằng giữa ngành với nghề là quan hệ một – một, nghĩa là học một ngành và ra làm chỉ một ngành đó. Trái lại, trên thực tế, một văn phòng luật vẫn thuê sinh viên tốt nghiệp ngành Văn học Anh hoặc sinh viên ngành Triết học để làm những vị trí khác nhau tùy vào kiến thức và kỹ năng thực tế của họ. Tại Mỹ, chỉ 27% những người đã tốt nghiệp làm việc trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành ở đại học.


Giáo dục khai phóng góp phần phá vỡ mối quan hệ một – một đó. Từ một ngành, sinh viên có thể làm rất nhiều nghề, một nghề có thể đến từ nhiều ngành học khác nhau

 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,272
Động cơ
514,220 Mã lực
Ơ kìa. Cụ muốn truyền thông tính ưu việt/tính khoa học/tính mới...của GDKP đến ofer mà lại cạn lời sớm là không ổn rồi. :D
Chắc gì cụ đó đã hiểu bản chất của giáo dục khai phóng đâu mà tranh với chả luận. Tung đại vấn đề ra còn hiểu thế nào thì tùy từng người.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,757 Mã lực
Thôi em cũng cám ơn cụ vì chia sẻ cái link kia. Quả nhét chữ này thì không cãi được rồi.
Chủ thớt có lẽ hãy nêu quan điểm của mình về giáo dục khai phóng để mọi người cùng bàn luận thì hay hơn là đưa ra quan điểm của người khác như thế này?
Ơ kìa. Cụ muốn truyền thông tính ưu việt/tính khoa học/tính mới...của GDKP đến ofer mà lại cạn lời sớm là không ổn rồi. :D
Anh thớt ngành nghề chính là "vang trộm" hôm nay lại giở dói ra "hay chữ" :-j :-j
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top