Thực ra, nó rất đơn giản.
1. Việc học của người Việt, đao to búa lớn thì khi khác diễn, nhưng thực tế rất đơn giản:
- Học, đối với cá nhân, là để làm cho cá nhân có khả năng lươn lên về kinh tế, văn hóa, trình độ hiểu biết, vươn lên nấc thang cao hơn trong xã hội.
- Giáo dục-đào tạo đối với đất nước, là để đất nước có càng nhiều càng tốt những người lao động trình độ cao, hiệu suất lao động cao, thu nhập cao, không để đất nước yếu kém về kinh tế, công nghệ, khoa học, quân sự, văn hóa, tránh rơi trở lại vào vòng nô lệ (do yếu kém về trình độ KHCN, kinh tế, tài chính, quân sự).
2. Vấn đề 1 phải giải quyết ở cấp độ chiến lược quốc gia.
- Trước Đổi Mới ta có giáo dục bao cấp. Trẻ con ăn bo bo đi học, nhưng không phân biệt giàu nghèo (đệch, làm gì có giàu) đều được học. hạnh phúc của sự học trong cảnh nghèo toàn quốc. Chiến lược này thua cuộc vì bao cấp 100% sẽ dẫn đến hiệu quả thấp, chất lượng thấp, giá trị đấu ra thấp, không giúp đất nước thoát vòng nô lệ trong tương lai gần được.
- Sau Đổi Mới, ta hết tiền.
- Hết tiền ta vẽ ra XXH giáo dục. Tóm lại con nhà ai nấy lo. Hơn cả tư bản Mỹ, nhưng khác cái là nếu ở giai đoạn bao cấp, cả nước còn thể hiện được tinh thần vì con em chúng ta, nhà giáo vẫn còn uy tín (tuy nghèo-mà cả nước cùng nghèo).
- Còn từ Đổi Mới, con ai nấy lo, đèn nhà ai nấy rạng. Các chương trình tỷ đô của BGD cũng chỉ là "con" của 1 nhóm lợi ích. Nhà nước khéo léo phủi tay trách nhiệm của mình bằng câu thần chú "XHH".
- "Chiến lược" né tránh trách nhiệm Nhà nước bằng thần chú "XHH" này áp dụng cho mọi lĩnh vực phải còng lưng gánh vác (y tế, giáo dục, an sinh xã hội).
- Đó là lý do loạn cào cào về chuẩn giáo dục. Từ đó dẫn đến bất tín nhiệm tràn lan trong xã hội về ngành giáo dục. Dẫn đến các biến dạng về cách hiểu về vai trò / phương pháp của ngành giáo dục (coi học sinh là khách hàng, coi người học là trung tâm) 1 cách thô lậu méo mó.
3. Các phong trào, trường phái dạy học-giáo duc: Các trường phái học-dạy nào rút cuộc cũng là tập trung vào hiệu quả cao nhất cho cá nhân và xã hội. Có nhồi sọ this nhồi sọ that, cũng có học khai phóng hoặc khai quá...suy cho cùng cũng đều có điểm mạnh yếu hay dở khác nhau. Chỉ ở tầm chiến thuật. Hơn chỗ này thì kém chỗ kia. Không quan trọng lắm.
4. Chuyện học sinh hư hỗn, giáo viên mất phương hướng, ngành giáo dục rơi vào khủng hoảng, là kết quả của việc không giải quyết nghiêm túc cái 1 và 2. Chứ không phải 3.
Em có được đọc một bài viết từ hồi Nhà nước mới phất cờ cải cách giáo dục, lâu rồi không nhớ là của cụ Trần Hồng Quân hay cụ Nguyễn Minh Hiển đều bệu trưởng giáo dục. Đại ý là sản phẩm đầu ra của giáo dục là những ông người có mấy tố chất sau:
Ý thức về trách nhiệm công dân, tức là tuân hành luật pháp và không trốn thuế
Tư duy phê phán, tức là biết phân biệt phải trái ở các vẫn đề có cấp độ phức tạp khác nhau
Năng lực lãnh đạo, tức là kỹ năng dẫn dắt và triền cảm hứng
Khả năng hài hước, là thể hiện một phông văn hoá dày dặn cùng với năng lực biểu đạt tốt
Theo tiêu chí chất lượng như trên thì giáo dục ở ta đang cho ra quá nhiều sản phẩm chất lượng kém hơn hồi xưa.