"Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, việc cải cách chương trình đào tạo đại học trình độ cử nhân đã mô phỏng theo mô hình giáo dục đại học của Liên Xô cũ và tạo ra một ví dụ hoàn chỉnh về mô hình giáo trình chuyên nghiệp.Trung Quốc dùng hẳn từ Khai phóng cho con đường phát triển chứ không chỉ giáo dục: Cải cách Khai phóng từ 1978
Ở mình dịch là "cải cách mở cửa", nhưng đúng nguyên từ Trung Quốc dùng là "Cải cách Khai phóng"
Tương tự như ở Liên Xô cũ, ở cấp độ hệ thống, phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Trung Quốc được chia thành nhiều nhóm trường tùy theo lĩnh vực nghiên cứu tương ứng.
Thông thường những loại nhóm trường này có liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực chuyên môn hoặc nghề nghiệp khác nhau và tập trung vào đào tạo các cán bộ chuyên nghiệp hoặc nhân viên dạy nghề.
Mặc dù khó biết được chính xác về thời gian hoặc theo hình thức nào mà mô hình giáo dục đại học Hoa Kỳ được chuyển sang Trung Quốc đại lục, nhưng nhìn chung người ta đồng ý rằng:
Tác động của những ý tưởng giáo dục đại học đại cương của Hoa Kỳ đối với các trường đại học Trung Quốc là rõ ràng và đáng kể từ đầu những năm 2000.
Điều này đặc biệt đúng với các trường đại học định hướng sâu vào nghiên cứu ở Trung Quốc.
Để minh họa, Đại học Bắc Kinh, một trong những trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc, là một ví dụ điển hình.
Ngoài ra, Đại học Bắc Kinh đã thành lập Chương trình đào tạo Yuanpei vào năm 2001 để nhấn mạnh cung cấp giáo dục phi chuyên môn (non-professional education).
Trong năm 2009, nó đã được đổi tên thành chương trình Cao đẳng/đại học Yuanpei và mang một số đặc điểm mới.
Ví dụ, sinh viên được ghi danh vào đại học mà không theo chuyên ngành, nhập học theo một trong hai lĩnh vực học tập rộng lớn (nhân văn và khoa học) và tham gia chủ yếu vào các khóa học giáo dục đại cương là "các khóa học nền tảng" (platform courrse) trong suốt một năm rưỡi đầu tiên.
Từ cuối năm học thứ hai, các sinh viên có cơ hội lựa chọn các khóa học chuyên ngành theo nhu cầu và sở thích riêng của mình và chuyển sang nghiên cứu các chương trình chuyên ngành hóa.
Các trường đại học hàng đầu khác như Đại học Fudan và Đại học Sun Yatsen ở Trung Quốc cũng đã thành lập các đơn vị đào tạo mới dựa theo mô hình thực tiễn của Đại học Yale (Hoa Kỳ) hoặc các trường đại học khác của Hoa Kỳ từ đầu những năm 2000.
Do ảnh hưởng của các trường đại học hàng đầu này, phần lớn việc học tập trình độ cử nhân của sinh viên Trung Quốc bao gồm cả phần giáo dục đại cương hay Tongshi Jiaoyu trong các chương trình đào tạo chuyên ngành bằng tiếng Trung Quốc.
Trong hầu hết các trường hợp, giáo dục đại cương đặt trọng tâm đặc biệt vào mở rộng chương trình giáo dục cơ bản và nuôi dưỡng các khả năng và tiềm năng khác nhau.
Nói cách khác, đào tạo trình độ cử nhân đại học không chỉ giới hạn trong truyền tải kiến thức chuyên ngành hẹp, mà còn bao gồm quá trình phát triển năng lực tinh tế của sinh viên."
Giáo dục khai phóng của Hoa Kỳ được áp dụng tại Đông Á như thế nào?
(GDVN) - So với Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục đã áp dụng mô hình giáo dục đại cương của Hoa Kỳ một cách tự nguyện và không chính thức vào cuối những năm 2000
giaoduc.net.vn