Đúng là đọc những gì cụ ấy nói thì thấy không mới thật, nó nhặt nhạnh đâu đó đông tây kim cổ rồi nói theo thể hùng biện bon mồm (theo hiểu biết hạn hẹp của em là vậy).
Như cái đoạn văn xuôi này chẳng hạn:
Chẳng ai có thể nói là nó sai được, nhưng đọc ta cứ có cảm giác đang ở một cõi nào xa lắm, phiêu bồng đi mây về gió. Những lúc bồng bềnh như vậy chắc lại phải đọc bài "Thượng đế là lao động" của Tagore để trở về với thực tại
.
"Hát ca như vậy mà làm gì. Cầu kinh lần hạt làm gì. Hãy từ bỏ đi thôi. Anh thờ phụng ai trong xó tối ngôi đền đóng kín bốn bề vắng vẻ. Hãy mở mắt nhìn, làm gì có thượng đế trước mặt anh.
Thượng đế ở nơi người nông dân đang vất vả cày đất cằn sỏi cứng, nơi người công nhân đang đập đá làm đường.
Thượng đế đang ở cùng họ đổ mồ hôi dưới nắng mưa. Áo quần của Người cũng lấm bẩn đầy bụi. Hãy cởi áo lễ ra rồi cùng Thượng đế xông pha vào gió bụi.
Giải thoát ư? Anh biết tìm nơi đâu? Thượng đế cũng đã vui vẻ buộc vào mình những sợ dây của sáng tạo. Người tự buộc Người mãi mãi với chúng ta.
Hãy ra khỏi mọi suy tư, trầm mặc, cất cả hoa hương sang một bên, mặc cho quần áo rách bẩn, cứ thế đến bên Người trong lao động cùng cực trán đổ mồ hôi."