[Funland] Tìm hiểu về "Giáo dục khai phóng"

Virus Love

Xe buýt
Biển số
OF-490995
Ngày cấp bằng
23/2/17
Số km
879
Động cơ
5,572 Mã lực
Tuổi
47
Khai là khai phá, phóng là giải phóng.
Khai mở và giải phóng tiềm năng của con người, cũng tốt thôi, nếu là khai phóng đúng cách.
Nhưng đầu tiên, là phải có trí tuệ trước đã.
Trước chữ phóng nó có chữ khai rồi đó cụ. Mà bọn Tây nó cũng cho phóng theo cấp độ mà nó đã khai. Sau bật đại học thì nó tạo điều kiện cho mà phóng. Ở mình cc học xong thì thỏa sức khai phá, sáng tạo chứ cái bọn y dược thì cứ phải theo khuôn khổ mới quy trình không giám sáng tạo hay gì đâu láo nháo là ở tù
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,415
Động cơ
551,933 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Một bài viết xuất sắc, đăng trên một tờ báo tỉnh gần như không ai biết, viết về các khuyết tật mãn tính của GDVN

Dạy cái mình không biết

Giáo viên dạy văn nhưng không viết văn. “Viết” là một trong những năng lực cơ bản mà giáo dục phải hình thành cho người học, nhất là đối với giáo dục nặng về thi cử như Việt Nam, và chỉ thi viết, nhưng kỳ lạ là giáo viên trong khi dạy học trò viết văn hay thì chính mình lại không viết bao giờ! Gần như phải đến 90% giáo viên chưa từng viết 1 bài nào hoàn chỉnh, nghiêm túc sau cả chục năm đi dạy. Đó là một sự kiện kỳ quặc và có lẽ chỉ có trong nền giáo dục của chúng ta. Khi quan sát đã thấy như vậy; và để kiểm tra, chúng tôi trực tiếp hỏi nhiều bạn dạy văn về điều này và đa số họ đều xác nhận rằng mình chưa từng viết một bài nghị luận nào! Là giáo viên không viết hay không biết viết? Cả hai, nhưng cái sau mới là điều đáng lo ngại. Năng lực văn chương (tạo lập văn bản) của giáo viên rất yếu kém. Đó là một điển hình của căn bệnh lý thuyết, hình thức và giáo điều trong giáo dục Việt Nam.

Giáo viên dạy toán nhưng không hiểu bản chất của công thức, nhiều giáo viên toán không thật sự hiểu đạo hàm thực chất là gì, một đồ thị hàm số thì có liên quan tới thực tiễn như thế nào, tích phân thì có ý nghĩa gì với việc tính diện tích một quả đồi dị dạng v.v.; giáo viên dạy hóa nhưng không biết “hóa trị” thực ra là cái gì. cân bằng phương trình hóa học thì có nghĩa là thế nào trong thực tế phản ứng hóa học v.v.., trong khi họ vẫn giải các bài toán đố và thực hiện phép cân bằng phương trình hóa học rất thành thạo; giáo viên dạy sử nhưng không “nghiên cứu” lịch sử, thậm chí không hề có “nhận thức lịch sử” mà đa số là nói lại những điều trong sách vở nhà trường một cách máy móc. Đa số giáo viên ở các môn tự nhiên không thể tự mình sáng tạo ra đề/bài tập mà chủ yếu sưu tầm và cóp nhặt từ nhiều nguồn; giáo viên các môn xã hội thì ra đề nặng về hướng “học thuộc”, ít có khả năng kích thích tư duy…

Anh không thể dạy cho người khác cái điều mà chính anh không biết! Năng lực của giáo viên là đáng lo ngại. Ở một nền giáo dục hay một chương trình đổi mới thì thành bại là bởi đội ngũ giáo viên; nhưng với năng lực như thế thì giáo viên sẽ gánh vác sứ mệnh đổi mới thế nào?

Đấy là chúng ta chưa nói sâu về năng lực sư phạm, về ứng xử văn hóa, về tư duy phản biện, về một thứ “năng lực tổng thể” vượt lên trên một chuyên ngành riêng rẽ để có thể đảm nhiệm sứ mệnh giáo dục cao cả mà một người chưa hun đúc được những phẩm tính ấy thì không thể đứng trên bục giảng. Đòi hỏi này là một yêu cầu cơ bản, nhưng đối với đội ngũ giáo viên hiện hành thì dường như lại đang quá cao so với thực tế.

Đào tạo và tự đào tạo phải trở thành một “mệnh lệnh” đối với giáo viên để có thể gánh vác sứ mệnh cao cả là chấn hưng nền học vấn và văn hóa dân tộc.

Học nhưng không sử dụng

Học rất nhiều với tham vọng giáo dục “toàn diện” nhưng hầu hết kiến thức nặng về giáo điều, ít tính thực tiễn, chủ yếu “học thuộc”; thi xong là quên. Ở THPT với 13 môn học nặng nề nhưng chủ yếu học để phục vụ cho các kỳ thi chứ không mấy khi được dùng trong cuộc sống cá nhân của người học; thậm chí lúc cần dùng đến thì cơ bản không biết dùng thế nào vì kiểu học nhồi nhét dẫn đến lõm bỏm hoặc không vận dụng được. Phần lớn kiến thức dạng này là vô dụng, nếu không nói là có hại.

Quá nhiều kiến thức ở dạng hàn lâm, nặng về lý thuyết; lại đào tạo theo kiểu cào bằng trước mọi đối tượng học sinh. Cần định nghĩa lại thế nào là “Giáo dục phổ thông”, ở mức độ nào thì gọi là “phổ thông”; và phải phân luồng ra sao, bắt đầu từ khi nào và theo hướng nào, v.v… Để không rơi vào tình trạng thừa với người này nhưng thiếu với người khác.

Dạy kiến thức hay phát triển năng lực tư duy? Kiến thức là vô bờ, không thể học hết, và nếu có thì cũng không cần học hết. Người học phải được đào tạo để tự mình trở thành một chiếc chìa khóa vạn năng mà có thể tự mình mở được những ổ-khóa - vấn - đề; chứ không phải lấy kiến thức để làm mục đích cho giáo dục. Việc ấy sẽ gây nên gánh nặng nhưng vô ích đối với học trò nếu các em không được dạy về tư duy để có khả năng vận dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn.

Tình trạng nặng nề kiến thức và ít hàm lượng tư duy đã dẫn tới một bức tranh xám màu: càng học càng ù lỳ, càng học càng mất đi tinh thần hiếu tri; theo thời gian, niềm ham thích hiểu biết chuyển dần thành sự đối phó, rồi chán nản, mệt mỏi, phá bỉnh…; càng học càng “lùn” đi.


Đúng là vấn đề của giáo dục ở ta. Cũng đã có tiếng nói phê phán đội biên soạn sách giáo khoa đã khai tử môn văn và biến môn này thành môn công nghệ chữ nghĩa. Mà em cho đội này làm thế vì lợi nhuận từ sách giáo khoa.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Khai phóng nó không có gì mới mẻ cụ. Các nhà GD chém gió đưa nó lên tầm cao mới để dễ luộc tiền là chính (tất nhiên kinh phí đóng nhiều thì mức độ khai phóng càng nhiều). :D
Xưa đi học nó chính là giờ thực hành (VD; sinh học thì sưu tầm các loại lá, mổ cá hay ếch, hóa học thì nhận biết acid - kiềm, vật lý thì đo điện....) thày cô hướng dẫn HS làm.
Ngày nay đưa nó lên tầm cao mới với Pr rầm rầm (khai phóng, khai quang, thông não....) thì bản chất nó vãn là thày cô giảng lý thuyết để HS nắm vững, sau đó giao các cháu nó chủ đề theo môn học; lịch sử, văn, hóa, lý...với các bài thực hành + thuyết trình theo nhóm. Học sinh đóng vai trò là giám khảo và chấm 1 phần điểm. Các cháu nó cũng thích, các cô thì nhàn hơn vì giờ thực hành tính = 1,5 - 2 giờ dạy lý thuyết thì phải (tính tế k biết đúng không).
Khi thu nhập người dân tăng lên thì GD cũng phải thay đổi cách thức cho phù hợp. Học phí tăng lên thì mức độ khai phóng cũng tăng lên thôi.
Cụ đang thấy cái vỏ hình thức của việc áp dụng GDKP ở một góc bé tí (tăng thực hành, tăng dã ngoại, học qua làm việc nhóm...) nhưng hình như là cụ chưa hiểu nội hàm hay chính xác mục đích của GDKP nên vội khái quát: là cách để kinh doanh GD tinh vi, thủ đoạn hơn, kiếm nhiều $ hơn
 

Supercub_90

Xe điện
Biển số
OF-779727
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
3,207
Động cơ
165,708 Mã lực
Có chiến dịch gì mới hay sao mà báo đăng về cụ Giản Tư Trung này nhiều thế nhỉ?
Hôm qua em cũng đọc một bài trên Dân trí của cụ này bàn về giàu nghèo.
D46839C9-DAED-4271-BB2A-CF09DA68E4A2.png
 

Tứ thập

Xe tải
Biển số
OF-834392
Ngày cấp bằng
25/5/23
Số km
206
Động cơ
21,815 Mã lực
Một bài viết xuất sắc, đăng trên một tờ báo tỉnh gần như không ai biết, viết về các khuyết tật mãn tính của GDVN

Dạy cái mình không biết

Giáo viên dạy văn nhưng không viết văn. “Viết” là một trong những năng lực cơ bản mà giáo dục phải hình thành cho người học, nhất là đối với giáo dục nặng về thi cử như Việt Nam, và chỉ thi viết, nhưng kỳ lạ là giáo viên trong khi dạy học trò viết văn hay thì chính mình lại không viết bao giờ! Gần như phải đến 90% giáo viên chưa từng viết 1 bài nào hoàn chỉnh, nghiêm túc sau cả chục năm đi dạy. Đó là một sự kiện kỳ quặc và có lẽ chỉ có trong nền giáo dục của chúng ta. Khi quan sát đã thấy như vậy; và để kiểm tra, chúng tôi trực tiếp hỏi nhiều bạn dạy văn về điều này và đa số họ đều xác nhận rằng mình chưa từng viết một bài nghị luận nào! Là giáo viên không viết hay không biết viết? Cả hai, nhưng cái sau mới là điều đáng lo ngại. Năng lực văn chương (tạo lập văn bản) của giáo viên rất yếu kém. Đó là một điển hình của căn bệnh lý thuyết, hình thức và giáo điều trong giáo dục Việt Nam.

Giáo viên dạy toán nhưng không hiểu bản chất của công thức, nhiều giáo viên toán không thật sự hiểu đạo hàm thực chất là gì, một đồ thị hàm số thì có liên quan tới thực tiễn như thế nào, tích phân thì có ý nghĩa gì với việc tính diện tích một quả đồi dị dạng v.v.; giáo viên dạy hóa nhưng không biết “hóa trị” thực ra là cái gì. cân bằng phương trình hóa học thì có nghĩa là thế nào trong thực tế phản ứng hóa học v.v.., trong khi họ vẫn giải các bài toán đố và thực hiện phép cân bằng phương trình hóa học rất thành thạo; giáo viên dạy sử nhưng không “nghiên cứu” lịch sử, thậm chí không hề có “nhận thức lịch sử” mà đa số là nói lại những điều trong sách vở nhà trường một cách máy móc. Đa số giáo viên ở các môn tự nhiên không thể tự mình sáng tạo ra đề/bài tập mà chủ yếu sưu tầm và cóp nhặt từ nhiều nguồn; giáo viên các môn xã hội thì ra đề nặng về hướng “học thuộc”, ít có khả năng kích thích tư duy…

Anh không thể dạy cho người khác cái điều mà chính anh không biết! Năng lực của giáo viên là đáng lo ngại. Ở một nền giáo dục hay một chương trình đổi mới thì thành bại là bởi đội ngũ giáo viên; nhưng với năng lực như thế thì giáo viên sẽ gánh vác sứ mệnh đổi mới thế nào?

Đấy là chúng ta chưa nói sâu về năng lực sư phạm, về ứng xử văn hóa, về tư duy phản biện, về một thứ “năng lực tổng thể” vượt lên trên một chuyên ngành riêng rẽ để có thể đảm nhiệm sứ mệnh giáo dục cao cả mà một người chưa hun đúc được những phẩm tính ấy thì không thể đứng trên bục giảng. Đòi hỏi này là một yêu cầu cơ bản, nhưng đối với đội ngũ giáo viên hiện hành thì dường như lại đang quá cao so với thực tế.

Đào tạo và tự đào tạo phải trở thành một “mệnh lệnh” đối với giáo viên để có thể gánh vác sứ mệnh cao cả là chấn hưng nền học vấn và văn hóa dân tộc.

Học nhưng không sử dụng

Học rất nhiều với tham vọng giáo dục “toàn diện” nhưng hầu hết kiến thức nặng về giáo điều, ít tính thực tiễn, chủ yếu “học thuộc”; thi xong là quên. Ở THPT với 13 môn học nặng nề nhưng chủ yếu học để phục vụ cho các kỳ thi chứ không mấy khi được dùng trong cuộc sống cá nhân của người học; thậm chí lúc cần dùng đến thì cơ bản không biết dùng thế nào vì kiểu học nhồi nhét dẫn đến lõm bỏm hoặc không vận dụng được. Phần lớn kiến thức dạng này là vô dụng, nếu không nói là có hại.

Quá nhiều kiến thức ở dạng hàn lâm, nặng về lý thuyết; lại đào tạo theo kiểu cào bằng trước mọi đối tượng học sinh. Cần định nghĩa lại thế nào là “Giáo dục phổ thông”, ở mức độ nào thì gọi là “phổ thông”; và phải phân luồng ra sao, bắt đầu từ khi nào và theo hướng nào, v.v… Để không rơi vào tình trạng thừa với người này nhưng thiếu với người khác.

Dạy kiến thức hay phát triển năng lực tư duy? Kiến thức là vô bờ, không thể học hết, và nếu có thì cũng không cần học hết. Người học phải được đào tạo để tự mình trở thành một chiếc chìa khóa vạn năng mà có thể tự mình mở được những ổ-khóa - vấn - đề; chứ không phải lấy kiến thức để làm mục đích cho giáo dục. Việc ấy sẽ gây nên gánh nặng nhưng vô ích đối với học trò nếu các em không được dạy về tư duy để có khả năng vận dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn.

Tình trạng nặng nề kiến thức và ít hàm lượng tư duy đã dẫn tới một bức tranh xám màu: càng học càng ù lỳ, càng học càng mất đi tinh thần hiếu tri; theo thời gian, niềm ham thích hiểu biết chuyển dần thành sự đối phó, rồi chán nản, mệt mỏi, phá bỉnh…; càng học càng “lùn” đi.


LĐ lên bằng thủ đoạn, năng lực và đạo đức kém ko có chiều sâu nó thế. Bài viết hay nhưng đểntinhf trạng nó thế này rồi thì khó chấn hưng lắm.
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,697
Động cơ
139,689 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Cụ đang thấy cái vỏ hình thức của việc áp dụng GDKP ở một góc bé tí (tăng thực hành, tăng dã ngoại, học qua làm việc nhóm...) nhưng hình như là cụ chưa hiểu nội hàm hay chính xác mục đích của GDKP nên vội khái quát: là cách để kinh doanh GD tinh vi, thủ đoạn hơn, kiếm nhiều $ hơn
Có thể em nhận diện GDKP chưa đầy đủ. Vậy cụ/cụ nào đó chứng minh hay dẫn chứng bằng hành động/việc làm cụ thể xem cái nội hàm Khai Phóng nó khác biệt như thế nào?
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Thầy Giản tư Trung thì nếu chịu khó nghe và suy nghĩ thì có những cái thực sự hữu ích và có ý nghĩa chứ không bâng quơ giáo điều đâu. Sách của Thầy e mua nhiều đọc nhiều, nghe nhiều, rút ra được những thứ hữu ích hơn một thời đi học. Nhưng cũng không hoàn toàn đúng trong thời nay ( ý kiến cá nhân thôi ạ, đừng bắt bẻ em)
PACE họ mua bản quyền các chương trình đào tạo của nước ngoài, giá muốn rẻ thì chỉ có thể mua được các thương hiệu có tuổi đời khá khá, phổ biến nhất là "7 thói quen hiệu quả" đã có tuổi đời vài chục năm.

Chuyện thông tin, tình huống trong một giáo trình nào đó không phù hợp với bối cảnh ngày nay cũng dễ hiểu thôi.

Nhưng nếu cụ phản biện được thầy, chỉ ra được nội dung nào trong sách đã bất cập thì nghĩa là thầy và sách đã thành công
 

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
7,726
Động cơ
-61,464 Mã lực
Vừa qua trên quán of, tại một số thớt về chủ đề giáo dục, nhất là thớt xoáy quanh các mâu thuẫn giữa 4 chủ thể GV-HS-NT-PHHS, có một số ý kiến đề cập đến "Giáo dục khai phóng" (GDKP) theo hướng tiêu cực, cáo buộc những vấn đề đó có phần nguyên nhân do GDKP, với lời lẽ nặng nề, thậm chí thóa mạ.

Vậy GDKP là gì? Việt Nam có áp dụng theo GDKP không? Nếu có thì áp dụng đến mức độ nào? Có đạt hiệu quả như mong đợi hay phản tác dụng? Nên điều chỉnh hoặc thay đổi thế nào để phù hợp bối cảnh hiện tại? Rất mong cccm có chuyên môn hoặc lâu nay có quan tâm tìm hiểu về GDKP tham gia ý kiến trao đổi.

Do là chủ đề về giáo dục, mong cccm giữ ngôn ngữ lịch sự, các quan điểm cần nêu rõ là quan điểm cá nhân hay từ nguồn khác (vui lòng dẫn nguồn giúp mọi người cùng tra cứu)
_______________________________________________________________________________________

Bài đăng hôm nay trên báo TT của thầy Tư Trung có vài đoạn em thấy ổn để bắt đầu tìm hiểu về GDKP

"Gần đây chúng ta nói nhiều tới giáo dục khai phóng. Theo tôi, khai phóng tức là khai minh và giải phóng, là khai mở tâm trí và giải phóng tiềm năng, nghĩa là mở con người tăm tối của mình ra để đưa ánh sáng vào và làm cho mình sáng ra.

Đó là ánh sáng của chân lý, công lý, tự do, sự thật và tình thương. Khai trí để có cái đầu sáng, có khả năng minh định đúng - sai, phải - trái, chân - giả, thiện - ác, chính - tà; còn khai tâm để có trái tim "có hồn", biết rung lên trước cái hay cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu và cái ác.

Kết quả của khai phóng là con người tự do, trách nhiệm và ưu tú: tự do là nhất quyết không chịu làm nô lệ; trách nhiệm là có ý thức và năng lực chịu trách nhiệm với chính bản thân mình, công việc của mình, tổ chức của mình, xã hội của mình; ưu tú là theo đuổi sự xuất sắc trong mọi việc mà mình làm."

Từ "khai minh" này lạ quá, nghe thôi là em đã thấy hơi khai khai rồi :))
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
LĐ lên bằng thủ đoạn, năng lực và đạo đức kém ko có chiều sâu nó thế. Bài viết hay nhưng đểntinhf trạng nó thế này rồi thì khó chấn hưng lắm.
Câu kết của bài báo thật sâu cay

"Hội thảo không có đại diện Bộ GD-ĐT đến dự."

 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,149
Động cơ
69,533 Mã lực
Vừa qua trên quán of, tại một số thớt về chủ đề giáo dục, nhất là thớt xoáy quanh các mâu thuẫn giữa 4 chủ thể GV-HS-NT-PHHS, có một số ý kiến đề cập đến "Giáo dục khai phóng" (GDKP) theo hướng tiêu cực, cáo buộc những vấn đề đó có phần nguyên nhân do GDKP, với lời lẽ nặng nề, thậm chí thóa mạ.

Vậy GDKP là gì? Việt Nam có áp dụng theo GDKP không? Nếu có thì áp dụng đến mức độ nào? Có đạt hiệu quả như mong đợi hay phản tác dụng? Nên điều chỉnh hoặc thay đổi thế nào để phù hợp bối cảnh hiện tại? Rất mong cccm có chuyên môn hoặc lâu nay có quan tâm tìm hiểu về GDKP tham gia ý kiến trao đổi.

Do là chủ đề về giáo dục, mong cccm giữ ngôn ngữ lịch sự, các quan điểm cần nêu rõ là quan điểm cá nhân hay từ nguồn khác (vui lòng dẫn nguồn giúp mọi người cùng tra cứu)
_______________________________________________________________________________________

Bài đăng hôm nay trên báo TT của thầy Tư Trung có vài đoạn em thấy ổn để bắt đầu tìm hiểu về GDKP

"Gần đây chúng ta nói nhiều tới giáo dục khai phóng. Theo tôi, khai phóng tức là khai minh và giải phóng, là khai mở tâm trí và giải phóng tiềm năng, nghĩa là mở con người tăm tối của mình ra để đưa ánh sáng vào và làm cho mình sáng ra.

Đó là ánh sáng của chân lý, công lý, tự do, sự thật và tình thương. Khai trí để có cái đầu sáng, có khả năng minh định đúng - sai, phải - trái, chân - giả, thiện - ác, chính - tà; còn khai tâm để có trái tim "có hồn", biết rung lên trước cái hay cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau, biết phẫn nộ trước cái sai, cái xấu và cái ác.

Kết quả của khai phóng là con người tự do, trách nhiệm và ưu tú: tự do là nhất quyết không chịu làm nô lệ; trách nhiệm là có ý thức và năng lực chịu trách nhiệm với chính bản thân mình, công việc của mình, tổ chức của mình, xã hội của mình; ưu tú là theo đuổi sự xuất sắc trong mọi việc mà mình làm."

Người làm giáo dục mà dùng đại ngôn như thế này thì không cần quan tâm nữa.
Quan điểm cá nhân nhà em cứ Khổng Mạnh "tôn sư trọng đạo". Về học hành cứ "ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học, bất tri lí" mà làm.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,415
Động cơ
551,933 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Có chiến dịch gì mới hay sao mà báo đăng về cụ Giản Tư Trung này nhiều thế nhỉ?
Hôm qua em cũng đọc một bài trên Dân trí của cụ này bàn về giàu nghèo.
D46839C9-DAED-4271-BB2A-CF09DA68E4A2.png

Bạn Giản thực ra cũng đang chạy quảng cáo cho cái học viện của mình. Ti diên, lói gì lói hắn vẫn lói cái không mới theo một cách cũ.
Ai sanh ra cũng có quyền miu cầu hạnh phốc. Tức là ai cũng vì mình mà dấn thân kiếm tiền trước đã. Miễn không đắc tội với Nhà nước thì thôi. Còn lên báo đứa nào chả nói kiếm ít nhưng thanh cao. Đặt câu hỏi kiểu này chả có gì khai phóng cho đám mất tiền đi học, chỉ phục vụ con cải đăng báo câu viu thôi.
Làm thế nào để kiếm tiền mà không lo ủ tờ? Đây mới là đầu bài mà các học viên mong mỏi có lời giải của thầy Giản.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Có thể em nhận diện GDKP chưa đầy đủ. Vậy cụ/cụ nào đó chứng minh hay dẫn chứng bằng hành động/việc làm cụ thể xem cái nội hàm Khai Phóng nó khác biệt như thế nào?
Em đọc cái này thấy dễ hiểu thế nào là thiết lý GD theo kiểu GDKP, có thể nó chưa thực sự đúng về GDKP, nhưng nếu GDKP là cái này thì em ủng hộ tuyệt đối

"Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về con người với những phẩm tính cụ thể, nhưng về đại thể có thể chia thành hai trường phái lớn: con người công cụ và con người tự do.

Con người công cụ là con người không có hoặc có rất ít bản sắc cá nhân, được coi như một bộ phận nhỏ bé trong cả một hệ thống lớn, hướng đến một mục tiêu lớn, thường là rất trừu tượng. Vì thế, cách đào tạo chủ yếu là nhồi nhét một chiều. Phương pháp đào tạo lấy giáo viên và giáo trình làm trung tâm, dạy và học theo kiểu đọc chép. Không có phản biện, không có sáng tạo, không có lật ngược vấn đề.

Các nội dung đào tạo cũng không cần phải là kiến thức khả tín, mà có thể cài cấy các nội dung ngoài lề, thường là tuyên truyền một chiều và thường nhấn mạnh vào đạo đức, trách nhiệm... thay vì khai mở khả năng phản biện, xử lý thông tin, tìm hiểu thế giới để tìm ra sự thật.

Ngược lại với con người công cụ là con người tự do, theo nghĩa họ được tự do lựa chọn các giá trị mà mình theo đuổi, hành động mà mình thấy phù hợp. Trong giáo dục thì đó là tự do học thuật, theo nghĩa: tự do học, tự do dạy và tự do nghiên cứu.

Tất nhiên khi đã tự do lựa chọn thì anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Vì thế con người tự do không chỉ tự định đoạt số phận của mình mà còn tự chịu trách nhiệm với chính nó nữa.

Cũng nhờ đó mà con người tìm ra ý nghĩa đời sống của mình, vì họ được sống thật với điều họ muốn, cái mà họ theo đuổi, thay vì sống theo các tiêu chuẩn áp đặt từ bên ngoài, dù các tiêu chuẩn đó được truyền tải trong hệ thống giáo dục chính quy đi chăng nữa.

Chỉ bằng cách đó con người mới có khả năng phát triển tốt nhất phù hợp các đặc điểm sinh học và văn hóa của riêng mình, và do đó hoàn thiện được mình ở mức cao nhất có thể. Thông qua đó, anh ta sẽ đóng góp cho xã hội ở mức lớn nhất có thể.

Nếu là con người tự do, anh ta cũng sẽ có xu hướng bảo vệ tự do của mình và tôn trọng tự do của người khác. Đây là một sự tương tác kiểu “có đi có lại”, vì chỉ có bằng cách đó tự do của anh mới được người khác tôn trọng. Trong trường hợp có xung đột, hai bên sẽ bàn thảo và thỏa hiệp để có giải pháp chung.

Bằng cách đó, gốc rễ của một xã hội văn minh được hình thành. Ở đó, con người cá nhân được tôn trọng và bảo vệ. Giải pháp thì được tìm thấy thông qua thảo luận. Hành vi được giám hộ bởi thỏa thuận, hoặc rộng hơn là pháp luật. Con người công dân được hình thành một cách tự động.

Từ đây con người văn minh, độc lập và sáng tạo - nguồn gốc của phát triển - sẽ được hình thành. Tập hợp những con người này sẽ tạo ra một xã hội văn minh, độc lập và sáng tạo, tức một xã hội phát triển. Bằng cách đó, chính giáo dục chứ không phải cái gì khác, đã trực tiếp định hình sự phát triển của một dân tộc."


 

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,717
Động cơ
5,176,905 Mã lực
Không biết các cụ thấy thế nào chứ em thấy nguyên cái chương trình giáo dục của mình giờ so với thời em đã là quá khó, theo được đã mướt mồ hôi.

Con nhà em lớp 6 thôi mà nó hỏi 10 bài thì bố mẹ gần như tắc tịt cả 10, xấu hổ quá đành quát: "Thế ở lớp con không chịu nghe cô giảng bài ah ? phải tập trung nghe giảng chứ. Thôi tự nghĩ mà làm đi, có sai mai đến lớp cô sửa cho để mà nhớ" :))
 

Tứ thập

Xe tải
Biển số
OF-834392
Ngày cấp bằng
25/5/23
Số km
206
Động cơ
21,815 Mã lực
Câu kết của bài báo thật sâu cay

"Hội thảo không có đại diện Bộ GD-ĐT đến dự."

Chỉ cần phá ở 2 bộ dục và khcn. Cái này lđ ta ko học theo TQ nhỉ. Khi mới lên, Đặng chỉ định những ng giỏi nhất nắm bộ dục và khcn của TQ.
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,149
Động cơ
69,533 Mã lực
Em đọc cái này thấy dễ hiểu thế nào là thiết lý GD theo kiểu GDKP, có thể nó chưa thực sự đúng về GDKP, nhưng nếu GDKP là cái này thì em ủng hộ tuyệt đối

"Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về con người với những phẩm tính cụ thể, nhưng về đại thể có thể chia thành hai trường phái lớn: con người công cụ và con người tự do.

Con người công cụ là con người không có hoặc có rất ít bản sắc cá nhân, được coi như một bộ phận nhỏ bé trong cả một hệ thống lớn, hướng đến một mục tiêu lớn, thường là rất trừu tượng. Vì thế, cách đào tạo chủ yếu là nhồi nhét một chiều. Phương pháp đào tạo lấy giáo viên và giáo trình làm trung tâm, dạy và học theo kiểu đọc chép. Không có phản biện, không có sáng tạo, không có lật ngược vấn đề.

Các nội dung đào tạo cũng không cần phải là kiến thức khả tín, mà có thể cài cấy các nội dung ngoài lề, thường là tuyên truyền một chiều và thường nhấn mạnh vào đạo đức, trách nhiệm... thay vì khai mở khả năng phản biện, xử lý thông tin, tìm hiểu thế giới để tìm ra sự thật.

Ngược lại với con người công cụ là con người tự do, theo nghĩa họ được tự do lựa chọn các giá trị mà mình theo đuổi, hành động mà mình thấy phù hợp. Trong giáo dục thì đó là tự do học thuật, theo nghĩa: tự do học, tự do dạy và tự do nghiên cứu.

Tất nhiên khi đã tự do lựa chọn thì anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Vì thế con người tự do không chỉ tự định đoạt số phận của mình mà còn tự chịu trách nhiệm với chính nó nữa.

Cũng nhờ đó mà con người tìm ra ý nghĩa đời sống của mình, vì họ được sống thật với điều họ muốn, cái mà họ theo đuổi, thay vì sống theo các tiêu chuẩn áp đặt từ bên ngoài, dù các tiêu chuẩn đó được truyền tải trong hệ thống giáo dục chính quy đi chăng nữa.

Chỉ bằng cách đó con người mới có khả năng phát triển tốt nhất phù hợp các đặc điểm sinh học và văn hóa của riêng mình, và do đó hoàn thiện được mình ở mức cao nhất có thể. Thông qua đó, anh ta sẽ đóng góp cho xã hội ở mức lớn nhất có thể.

Nếu là con người tự do, anh ta cũng sẽ có xu hướng bảo vệ tự do của mình và tôn trọng tự do của người khác. Đây là một sự tương tác kiểu “có đi có lại”, vì chỉ có bằng cách đó tự do của anh mới được người khác tôn trọng. Trong trường hợp có xung đột, hai bên sẽ bàn thảo và thỏa hiệp để có giải pháp chung.

Bằng cách đó, gốc rễ của một xã hội văn minh được hình thành. Ở đó, con người cá nhân được tôn trọng và bảo vệ. Giải pháp thì được tìm thấy thông qua thảo luận. Hành vi được giám hộ bởi thỏa thuận, hoặc rộng hơn là pháp luật. Con người công dân được hình thành một cách tự động.

Từ đây con người văn minh, độc lập và sáng tạo - nguồn gốc của phát triển - sẽ được hình thành. Tập hợp những con người này sẽ tạo ra một xã hội văn minh, độc lập và sáng tạo, tức một xã hội phát triển. Bằng cách đó, chính giáo dục chứ không phải cái gì khác, đã trực tiếp định hình sự phát triển của một dân tộc."


Đoạn này mị dân và cực bố láo như kiểu tuyên truyền về năng lượng mặt trời là năng lượng sạch vậy "rồi ắc quy chì bỏ đi đâu". Con người luôn bao gồm "con người cá nhân" và "con người xã hội" và cả một cuộc đời luôn là sự phát triển nhận thức hai cặp phạm trù "kỉ luật" và "tự do". Một người hoàn toàn "tự do" sẽ giẫm đạp lên "tự do" của người khác để có "tự do tuyệt đối". Kỉ luật và thiết chế xã hội chính là để cân bằng giữa các "tự do cá nhân". Với tính "bất tuân" nặng như dân Việt lại thêm quả tự do bố láo này nữa thì đúng bài.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,848
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Người làm giáo dục mà dùng đại ngôn như thế này thì không cần quan tâm nữa.
Quan điểm cá nhân nhà em cứ Khổng Mạnh "tôn sư trọng đạo". Về học hành cứ "ngọc bất trác, bất thành khí. Nhân bất học, bất tri lí" mà làm.
Ông Trung doanh nhân. PACE là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đào tạo, tư vấn các tổ chức và cá nhân là người đi làm. Em không cập nhật nhưng hình như PACE hiện tại thuộc các bên có thị phần lớn nhất về mảng này
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,477
Động cơ
623,261 Mã lực
Đây là thời đại làm cái gì cũng phải có quảng cáo không là thất bại. Muốn quảng cáo thì phải thể hiện là mình độc đáo, mới mẻ, khác biệt. GDKP là 1 mỹ từ nhằm mục đích cho quảng cáo thôi. Vào các trường GDKP toàn học phí cao cả. Không có quảng cáo thì ai biết mà theo học. Nó y hệt như ông Vin hô mãnh liệt vậy.
 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,697
Động cơ
139,689 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Em đọc cái này thấy dễ hiểu thế nào là thiết lý GD theo kiểu GDKP, có thể nó chưa thực sự đúng về GDKP, nhưng nếu GDKP là cái này thì em ủng hộ tuyệt đối

"Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về con người với những phẩm tính cụ thể, nhưng về đại thể có thể chia thành hai trường phái lớn: con người công cụ và con người tự do.

Con người công cụ là con người không có hoặc có rất ít bản sắc cá nhân, được coi như một bộ phận nhỏ bé trong cả một hệ thống lớn, hướng đến một mục tiêu lớn, thường là rất trừu tượng. Vì thế, cách đào tạo chủ yếu là nhồi nhét một chiều. Phương pháp đào tạo lấy giáo viên và giáo trình làm trung tâm, dạy và học theo kiểu đọc chép. Không có phản biện, không có sáng tạo, không có lật ngược vấn đề.

Các nội dung đào tạo cũng không cần phải là kiến thức khả tín, mà có thể cài cấy các nội dung ngoài lề, thường là tuyên truyền một chiều và thường nhấn mạnh vào đạo đức, trách nhiệm... thay vì khai mở khả năng phản biện, xử lý thông tin, tìm hiểu thế giới để tìm ra sự thật.

Ngược lại với con người công cụ là con người tự do, theo nghĩa họ được tự do lựa chọn các giá trị mà mình theo đuổi, hành động mà mình thấy phù hợp. Trong giáo dục thì đó là tự do học thuật, theo nghĩa: tự do học, tự do dạy và tự do nghiên cứu.

Tất nhiên khi đã tự do lựa chọn thì anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Vì thế con người tự do không chỉ tự định đoạt số phận của mình mà còn tự chịu trách nhiệm với chính nó nữa.

Cũng nhờ đó mà con người tìm ra ý nghĩa đời sống của mình, vì họ được sống thật với điều họ muốn, cái mà họ theo đuổi, thay vì sống theo các tiêu chuẩn áp đặt từ bên ngoài, dù các tiêu chuẩn đó được truyền tải trong hệ thống giáo dục chính quy đi chăng nữa.

Chỉ bằng cách đó con người mới có khả năng phát triển tốt nhất phù hợp các đặc điểm sinh học và văn hóa của riêng mình, và do đó hoàn thiện được mình ở mức cao nhất có thể. Thông qua đó, anh ta sẽ đóng góp cho xã hội ở mức lớn nhất có thể.

Nếu là con người tự do, anh ta cũng sẽ có xu hướng bảo vệ tự do của mình và tôn trọng tự do của người khác. Đây là một sự tương tác kiểu “có đi có lại”, vì chỉ có bằng cách đó tự do của anh mới được người khác tôn trọng. Trong trường hợp có xung đột, hai bên sẽ bàn thảo và thỏa hiệp để có giải pháp chung.

Bằng cách đó, gốc rễ của một xã hội văn minh được hình thành. Ở đó, con người cá nhân được tôn trọng và bảo vệ. Giải pháp thì được tìm thấy thông qua thảo luận. Hành vi được giám hộ bởi thỏa thuận, hoặc rộng hơn là pháp luật. Con người công dân được hình thành một cách tự động.

Từ đây con người văn minh, độc lập và sáng tạo - nguồn gốc của phát triển - sẽ được hình thành. Tập hợp những con người này sẽ tạo ra một xã hội văn minh, độc lập và sáng tạo, tức một xã hội phát triển. Bằng cách đó, chính giáo dục chứ không phải cái gì khác, đã trực tiếp định hình sự phát triển của một dân tộc."


Thôi! Nguồn này mấy ông chém gió. :))


giáo dục tự do (google dịch)
THAM KHẢO NHANH
Về cơ bản, theo nghĩa đen, một nền giáo dục giải phóng học sinh khỏi những sai sót trong suy nghĩ bằng cách khuyến khích việc tiếp thu kiến thức thực sự thông qua một quá trình suy nghĩ và phản ánh hợp lý. Do đó, kiến thức tự do thu được được coi là hoàn toàn khác biệt với các loại hình học tập có được thông qua thực hành hoặc mục đích của nó là trang bị cho người học khả năng thực hiện các nhiệm vụ hoặc hoạt động cụ thể. Sự khác biệt này, dựa trên các lý thuyết về giáo dục và tiếp thu kiến thức của Plato, có thể được diễn đạt theo thuật ngữ ngày nay như sự khác biệt giữa việc tiếp thu ‘kiến thức vì lợi ích của chính nó’ và việc tiếp thu kiến thức công cụ được thiết kế cho một mục đích cụ thể như các kỹ năng. cho việc làm. Khi đó, một nền giáo dục khai phóng là một nền giáo dục không được thiết kế để trang bị cho người học một công việc hay phương tiện kiếm sống, mà là một nền giáo dục thể hiện bản thân giáo dục như một thứ 'tốt'. Sự khác biệt hiện nay về tình trạng giữa cung cấp và trình độ học thuật và dạy nghề, đôi khi được gọi là 'sự phân chia học thuật-nghề nghiệp', có nguồn gốc từ ý tưởng lịch sử rằng kiến thức có giá trị và đích thực nhất là kiến thức mang tính tự do—hoặc mang tính giải phóng— , thu được hoàn toàn vì mục đích cá nhân. Vì lợi ích riêng của nó. Lý tưởng giáo dục đã hình thành cơ sở cung cấp trường học và đại học cho con cái của 'quý tộc' trong thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Chương trình giảng dạy chủ yếu bao gồm tiếng Latin và tiếng Hy Lạp cổ, mục đích duy nhất của nó là đào tạo ra những 'quý ông có văn hóa'. Một chương trình giảng dạy khác với mô hình tự do này, ví dụ bằng cách giới thiệu một yếu tố của chủ nghĩa công cụ, chẳng hạn như khoa học hoặc ngôn ngữ hiện đại, có thể trang bị tốt hơn cho người học những kỹ năng cần thiết để kiếm sống, được coi là chỉ phù hợp với các lớp dưới mức độ quý tộc. , hoàn cảnh của họ có nghĩa là họ có thể phải làm việc được trả lương. Sự phân biệt giai cấp này giữa việc cung cấp kiến thức khai phóng và kiến thức công cụ đã củng cố ý tưởng rằng giáo dục khai phóng vốn dĩ có địa vị cao hơn. Kiến thức mang tính công cụ, hay hữu ích, trở nên gắn liền với 'thương mại' và các tầng lớp thủ công và với mục đích hạn hẹp, trong khi giáo dục khai phóng vẫn duy trì vị thế ưu tú của nó và sau đó gắn liền với một chương trình giảng dạy rộng rãi và nâng cao cuộc sống cũng như với các nguyên tắc lấy người học làm trung tâm. giáo dục nhằm hỗ trợ sự phát triển tiềm năng cá nhân. Sự khác biệt này được minh họa rõ ràng vào những năm 1960 và 1970 bằng việc cung cấp một chương trình giảng dạy nghiên cứu tự do bổ sung và cùng tên cho sinh viên trong các khóa đào tạo kỹ năng ở các trường cao đẳng kỹ thuật (nay là các trường cao đẳng giáo dục nâng cao), được thiết kế để mở rộng trí tuệ và nâng cao trải nghiệm học tập của họ.
Một nền giáo dục khai phóng gắn liền với việc tiếp thu kiến thức mang tính lý thuyết hơn là thực tế, phản ánh hơn là công cụ và có giá trị vì chính kiến thức đó hơn là thu thập cho mục đích sử dụng nào đó. Ngày nay nó thường được hiểu là đồng nghĩa với giáo dục phổ thông hoặc giáo dục hàn lâm, vì những thuật ngữ này cũng được sử dụng để thể hiện sự đối lập với 'nghề nghiệp' trong bối cảnh cung cấp giáo dục. Tuy nhiên, nó vừa là một lý tưởng hay một cấu trúc triết học vừa là một loại chương trình giảng dạy. Mô tả một mô hình giáo dục là “tự do” không chỉ để nói lên điều gì đó về mục đích và nội dung chương trình giảng dạy của nó, mà còn ngầm gán một giá trị cho nó một cách ngầm định và không thể tránh khỏi.
Nguồn:
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top