[Funland] Tìm hiểu hệ thống chấm điểm công dân của Trung Quốc

Lá me xanh

Xe tải
Biển số
OF-722540
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
451
Động cơ
82,907 Mã lực
Tuổi
35
Một người Dalit xuất sắc làm quản lý tại một công ty Mỹ, có nhân viên là người thuộc đẳng cấp Bà-la-môn thì sao nhỉ?
Nghe TikTok 1 mợ lấy chồng ấn thì ng có học thường cũng là tầng lớp cao, dalit rất hiếm. Ng tầng lớp cao họ thà thất nghiệp ở nhà gia đình nuôi chứ k đi làm những việc thấp kém. Dalit dù có giàu có hay chức vụ cao thì vẫn bị ng đẳng cấp cao xem thường
 
  • Vodka
Reactions: dpl

mrnguyen1111989

Xe tải
Biển số
OF-808836
Ngày cấp bằng
18/3/22
Số km
261
Động cơ
21,495 Mã lực
Tuổi
35
Nơi ở
Bình Thuận
Làm bậy bị trừ điểm thì em hiểu rồi.
Cơ mà làm việc tốt kiểu như dắt bà già tóc bạc phơ lưng còng qua ngã tư hay nhặt được và nộp CA ví tiền rơi đã cũ và sờn, bên trong có tiền và nhiều giấy tờ quan trọng thì có đc + điểm ko nhỉ.
Em hỏi trước để chuẩn bị KD dịch vụ tăng điểm.
Cụ cứ yên tâm mà KD. Khách hàng của cụ sẽ điểm tăng đều đều. Tiền của cụ để đâu cho hết. Nhưng cụ và nhân viên của cụ sẽ bị âm điểm. Đến lúc ấy NN ra luật ai âm điểm sẽ bị hoả thiêu. Ối giời ơi.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,372
Động cơ
622,379 Mã lực
Ko nói thế được cụ ạ. Mà chỉ là do chưa có bàn tay sắt thôi. Cụ xem người mình ra nước ngoài cũng ko vượt đèn đỏ, ko khạc nhổ bừa bãi....vì họ đã được uốn nắn và ăn phạt rồi nên mới thế. Nhưng cái người lịch sự ở sân bay quốc tế nước ngoài thì chỉ cần xuống đến Nội Bài là lại chen lấn, xô đẩy, vứt toẹt 1 món gì đó nhẹ nhàng xuống sàn rồi cụ. Vậy ko phải cái văn hóa này ko sửa được mà là chưa cần phải sửa thôi. Văn hóa nó như 1 mớ dây leo và nó sẽ tạo hình đúng theo cái trụ mà nó bám vào được cụ ạ. Còn khi cái trụ ko đủ vững mà sụp xuống thì nó ko còn được gọi là cái trụ nữa.
Cụ xem lịch sử nước mình ai bàn tay sắt thành công chưa? Hay là hậu quả rất nặng nề (cho người ấy).
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,008
Động cơ
203,413 Mã lực
Tuổi
44
Dạ

Dưới một góc nhìn khác thì cái hệ thống chấm điểm công dân này ngoài những cái "thực chất" như bác mô tả thì nó còn là một cái kiểu như bức màn mờ ảo để dân chúng có tâm lý sợ hãi mà tránh làm các điều xấu đi ạ.

Nôm na như kiểu chúng ta đang có tâm lý về phạt nguội ấy ạ. Nó cũng cứ mờ mờ ảo ấy như vậy. Dân chúng cũng có thằng bị phạt, cũng có thằng chả sao, nhưng tâm lý sợ sợ mà giảm sự làm càn đi thì có ạ.

Do chờ đến trang 8 rồi mà vẫn chưa thấy cụ nào có hiểu biết về TQ giải đáp vấn đề này nên em tranh thủ giải đáp một số thắc mắc chính của các cụ trong thớt:

Tên tiếng Trung của hệ thống này để tiện cho các cụ biết tiếng Tàu tìm kiếm:
社会信用体系 (Xã hội tín dụng thể hệ)

1. Hệ thống này có áp dụng cho toàn bộ dân TQ không?
- Không. Hệ thống này đang thí điểm ở một số địa phương. Hiện tại cũng đang bị kêu gào vì sự không đồng bộ này. Vì riêng rẽ ở cấp độ địa phương nên lãnh đạo địa phương có thể can thiệp để sửa điểm cho người mình thích mà không bị lưu vết chỉnh sửa trên hệ thống.
- Thành phố Phòng Thành Cảng, giáp Móng Cái, là một trong những địa phương đang tích cực thí điểm hệ thống này. Lãnh đạo thành phố có người đang muốn kiếm thành tích để lên chức nên ép cũng ghê. Có lần em đang ngồi với một ông cán bộ khu Phòng Thành (một quận của thành phố này) thì thấy ông ấy bị gọi đi họp gấp về triển khai hệ thống.
- Theo kế hoạch là năm 2023 sẽ áp dụng cho toàn quốc nhưng hệ thống này đang gặp nhiều vấn đề về uy tín và và nhiều trục trặc khi thực thi nên cũng đang chững.

2. Hành vi nào bị trừ điểm?
- Vì riêng rẽ ở từng địa phương nên quy định mỗi nơi mỗi khác. Có nơi thì khạc nhổ bị camera quay lại cũng bị trừ điểm, có nơi thì không trừ. Kể cả lái xe vượt đèn đỏ cũng có nơi trừ nơi không.
- Có chỗ lên internet đăng ảnh xấu về địa phương (chụp đống rác sai nơi quy định) cũng bị trừ điểm.
- Các hành vi mà bị trừ điểm ở hầu hết các địa phương: vi phạm pháp luật, không trả nợ, lái xe say rượu, đánh nhau nơi công cộng...

3. Người địa phương này sang địa phương khác vi phạm có bị trừ điểm hay không?
- Đa số là không.

4. Có phải bố mẹ điểm thấp thì con không được đi học hay không?
- Đúng nhưng chưa đủ. Đứa con chỉ bị cấm vào trường công và cũng mới chỉ áp dụng ở một số địa phương. Hiện vẫn đang còn tranh cãi quanh vấn đề này.

5. Điểm thấp bị cấm đi máy bay đúng không?
- Đúng. Trên báo viết có mười mấy triệu người bị cấm đi máy bay vì điểm thấp. Sau trung ương can thiệp nên số này giảm xuống. Giảm xuống còn bao nhiêu người thì em vẫn chưa cập nhật được.

6. Có phải khởi nghiệp thất bại, vỡ nợ sẽ bị trừ điểm và không còn cơ hội làm lại hay không?
- Không trả nợ ngân hàng thì chắc chắn sẽ bị trừ điểm ở tất cả các địa phương. Sau này quay lại trả nợ cũng không được trả lại số điểm đã trừ. Khả năng vay nợ mới là không còn. Tùy từng địa phương thì người trong gia đình cũng bị phạt lây, không vay ngân hàng được (tránh trường hợp lách luật người điểm cao đứng ra vay hộ người điểm thấp), con cái có thể không được học ở trường công, tăng áp lực tài chính. Người chủ doanh nghiệp này sau có làm lại thì ở một số địa phương cũng sẽ không được tham gia đấu thầu và gặp nhiều hạn chế khác trong kinh doanh.
- Tốt nhất là hãy trả nợ đúng hạn.

7. Người vi phạm pháp luật khi ra tù thì điểm đã rất thấp rồi thì có bị hạn chế cơ hội hoàn lương hay không?
- Có một số hạn chế trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là không được vay ngân hàng, không đi máy bay, không đi tàu điện xe bus, không được mua bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm y tế...Gián tiếp thì do các hạn chế trên + con cái khó khăn trong học hành, chăm sóc sức khỏe => không lấy vợ được.

8. Có cách nào tăng điểm hay không?
- Tùy từng địa phương. Có chỗ thì đi hiến máu tình nguyện tăng được điểm, có chỗ thì không. Có chỗ thì đi lao động công ích cũng tăng điểm (bỏ tiền thuê người đi thay hoặc hối lộ thằng giám sát cũng được, tùy nơi). Hễ có cơ chế cộng điểm thì tiền sẽ mua được hết vì đội giám sát cũng toàn viên chức quèn cấp phường xã thôi.

9. Có ưu đãi gì cho người điểm cao không?
- Tùy từng địa phương. Ưu đãi nhìn chung là ít và không thực chất. Có chỗ ưu đãi miễn phí vào tất cả các công viên trong thành phố. Nhưng các công viên thu phí cũng không chấp hành vì chưa có hành lang pháp lý buộc họ phải làm. Hệ thống này vẫn chú trọng phạt hơn là thưởng. Lý do có thể do đa số dân trong xã hội là có tín nhiệm tốt. Lấy đâu nguồn lực mà thưởng. Giả sử phải miễn phí vé vào cho 90% dân trong thành phố thì chủ đầu tư công viên nó đốt mẹ công viên lên núi đi tu luôn, kinh doanh gì nữa.

10. Người dân có được truy cập hệ thống này để xem điểm của người khác không?
- Không

11. Người dân có được giám sát hệ thống không?
- Không. Kể cả người đại biểu do dân bầu ra là đại biểu nhân đại (tức ĐBQH) cũng không được giám sát hệ thống này. Hệ thống này đang được triển khai mà chưa có hành lang pháp lý đầy đủ từ nhân đại (quốc hội).

12. Hệ thống này có phốt không?
- Có, nhưng không nhiều. Phốt lớn nhất là một thành phố sửa điểm cho mấy trăm "người nhà" thôi. Ở hầu hết địa phương thì đăng phốt về chính quyền lên internet là bị trừ nhiều điểm. Về phía các nền tảng mạng thì thời gian xóa phốt cũng rất nhanh, đa số tính bằng phút. Em đọc báo và mạng xã hội TQ gần như hàng ngày nên mới biết được chút chứ đa số dân TQ là không biết đâu. Nhưng hệ thống này vốn bị nghi ngờ từ đầu nên chỉ có chút ít phốt lộ ra cũng mất uy tín. Vì vậy tiến độ triển khai cũng chậm lại rồi.
 

SShomehanoi

Xe máy
Biển số
OF-839795
Ngày cấp bằng
7/9/23
Số km
68
Động cơ
415 Mã lực
Tuổi
28
cũng có cái hại cái lợi các cụ ạ , xây 3 năm không bằng phá 1 giờ mà, người chứ có phải máy đâu mà chấm điểm được =))
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
5,388
Động cơ
102,006 Mã lực
Dạ

Dưới một góc nhìn khác thì cái hệ thống chấm điểm công dân này ngoài những cái "thực chất" như bác mô tả thì nó còn là một cái kiểu như bức màn mờ ảo để dân chúng có tâm lý sợ hãi mà tránh làm các điều xấu đi ạ.

Nôm na như kiểu chúng ta đang có tâm lý về phạt nguội ấy ạ. Nó cũng cứ mờ mờ ảo ấy như vậy. Dân chúng cũng có thằng bị phạt, cũng có thằng chả sao, nhưng tâm lý sợ sợ mà giảm sự làm càn đi thì có ạ.
Lần đầu em sang CHina năm 2003 lúc đó em có ấn tượng rất xấu vì phố xá nhiều nhà to, đường rộng nhưng rất bẩn, rác và nước thải cống rãnh khắp nơi, đi tìm nhà vệ sinh thì ám ảnh. Móc túi trộm cắp khá nhiều, đi trên phố hai tay em cứ phải đúc tay túi quần giữ chặt ví, pasport và điện thoại sợ móc mất. Nhiều khi đi bộ trên phố người ta ủn lưng em cảm giác đi nhanh như chạy, vào thang máy em chưa chạm chân nhưng cũng có lần trui tọt vào thang rồi, đàn ông cởi trần khạc nhổ bừa bãi.

Nay khắp nơi từ thị trấn nhỏ đến thành phố lớn đều gắn camera khắp nơi, cây xanh trồng nhiều, Bắc Kinh thì như nằm trong rừng cây mặc dù BK rất ô nhiễm, ko ai khạc nhổ hay vứt rác ra đường nữa, cống rãnh kênh rạch sạch sẽ, nhà cửa phố xá ngăn nắp, đi đường ko hề sợ trộm cắp móc túi. Em đi ko gặp ai vượt đèn đỏ đi sai làn hay lạng lách, cầu vượt hầm trui làm cực nhiều và khoa học, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao, cao tốc khá nhiều và thuận tiện, nhà vệ sinh bjo rất sạch đẹp khác xa hai mươi năm trước.

Nhà cao tầng hay chug cư xây khá xấu và đơn điệu nhưng đều nhau ko lô nhô thò thụt như mình.
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
641
Động cơ
39,235 Mã lực
Tuổi
34
Lần đầu em sang CHina năm 2003 lúc đó em có ấn tượng rất xấu vì phố xá nhiều nhà to, đường rộng nhưng rất bẩn, rác và nước thải cống rãnh khắp nơi, đi tìm nhà vệ sinh thì ám ảnh. Móc túi trộm cắp khá nhiều, đi trên phố hai tay em cứ phải đúc tay túi quần giữ chặt ví, pasport và điện thoại sợ móc mất. Nhiều khi đi bộ trên phố người ta ủn lưng em cảm giác đi nhanh như chạy, vào thang máy em chưa chạm chân nhưng cũng có lần trui tọt vào thang rồi, đàn ông cởi trần khạc nhổ bừa bãi.

Nay khắp nơi từ thị trấn nhỏ đến thành phố lớn đều gắn camera khắp nơi, cây xanh trồng nhiều, Bắc Kinh thì như nằm trong rừng cây mặc dù BK rất ô nhiễm, ko ai khạc nhổ hay vứt rác ra đường nữa, cống rãnh kênh rạch sạch sẽ, nhà cửa phố xá ngăn nắp, đi đường ko hề sợ trộm cắp móc túi. Em đi ko gặp ai vượt đèn đỏ đi sai làn hay lạng lách, cầu vượt hầm trui làm cực nhiều và khoa học, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao, cao tốc khá nhiều và thuận tiện, nhà vệ sinh bjo rất sạch đẹp khác xa hai mươi năm trước.

Nhà cao tầng hay chug cư xây khá xấu và đơn điệu nhưng đều nhau ko lô nhô thò thụt như mình.
20 năm mà thay đổi khủng khiếp vậy à cụ? Hay 20 năm trước cụ đi thành phố khác bây giờ ?
 

Poodel

Xe đạp
Biển số
OF-712738
Ngày cấp bằng
9/1/20
Số km
24
Động cơ
87,375 Mã lực
Tuổi
32
Vấn đề là cách tính điểm có bị can thiệp không. như từ hiểu đông bị trừ âm điểm vì vạch mặt võ cổ truyền thì dám chắc việc tính điểm của hệ thông này là do ý chí của một vài người.Việc này rất nguy hiểm vì những người này thích cho điểm thế nào cũng được. Tới lúc tố cáo tham nhũng bị trừ điểm vì làm xấu mặt lãnh đạo thì vui
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
641
Động cơ
39,235 Mã lực
Tuổi
34
20 năm trước em đi Nam Ninh thì cùng cảm nhận như cụ kia. Em chưa đi nơi khác và chưa quay lại nên không rõ TQ thực ra làm sao.
Em xem youtube thấy thành phố Nam Ninh hơn đứt Hà Nội về tất cả mọi thứ. Mặc dù là 1 thành phố nội địa và xếp hạng 2 hạng 3 TQ nhưng nhìn ngăn nắp quy củ và xanh sạch đẹp chứ ko lộm nhộm như Hà Nội.
 

Belat Missan

Xe điện
Biển số
OF-779823
Ngày cấp bằng
9/6/21
Số km
2,440
Động cơ
0 Mã lực
Dạ

Dưới một góc nhìn khác thì cái hệ thống chấm điểm công dân này ngoài những cái "thực chất" như bác mô tả thì nó còn là một cái kiểu như bức màn mờ ảo để dân chúng có tâm lý sợ hãi mà tránh làm các điều xấu đi ạ.

Nôm na như kiểu chúng ta đang có tâm lý về phạt nguội ấy ạ. Nó cũng cứ mờ mờ ảo ấy như vậy. Dân chúng cũng có thằng bị phạt, cũng có thằng chả sao, nhưng tâm lý sợ sợ mà giảm sự làm càn đi thì có ạ.
Sau người ta sẽ ít ra đường, ít giao tiếp, ít hoạt động, .... Hệ quả thấy rõ là một xã hội trì trệ.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,431
Động cơ
408,006 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em xem youtube thấy thành phố Nam Ninh hơn đứt Hà Nội về tất cả mọi thứ. Mặc dù là 1 thành phố nội địa và xếp hạng 2 hạng 3 TQ nhưng nhìn ngăn nắp quy củ và xanh sạch đẹp chứ ko lộm nhộm như Hà Nội.
Nam Ninh là tỉnh lỵ, mà 1 tỉnh ở TQ ngang bằng 1 nước rồi.

Trung quốc điều hành ngân sách khác Việt nam. Không có chuyện lấy thu ngân sách chỗ nọ đi bù chỗ kia, các thành phố đều được giữ lại phần lớn nguồn thu nên làm gì cũng dễ.

Các cụ cứ chê Sài gòn Hà nội thế nọ thế kia, nhưng như Hà nội chẳng hạn. 1 năm thu ngân sách hơn 330 ngàn tỉ, chỉ được dùng có 80 ngàn tỉ. 80 ngàn tỉ cho 8 triệu dân, muốn sạch đẹp cũng không được.
 

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,710
Động cơ
542,202 Mã lực
Nam Ninh là tỉnh lỵ, mà 1 tỉnh ở TQ ngang bằng 1 nước rồi.

Trung quốc điều hành ngân sách khác Việt nam. Không có chuyện lấy thu ngân sách chỗ nọ đi bù chỗ kia, các thành phố đều được giữ lại phần lớn nguồn thu nên làm gì cũng dễ.

Các cụ cứ chê Sài gòn Hà nội thế nọ thế kia, nhưng như Hà nội chẳng hạn. 1 năm thu ngân sách hơn 330 ngàn tỉ, chỉ được dùng có 80 ngàn tỉ. 80 ngàn tỉ cho 8 triệu dân, muốn sạch đẹp cũng không được.
Cái chuyện chia ngân sách nó có đạo lý của nó đấy cụ. Ông Agribank trụ sở tại HN, mọi khoản thuế của ông ý kê khai về tổng nên khi nộp thuế tính vào ngân sách của HN. Ông Coca trụ sở ở HCM, tương tự vậy thuế của Coca tính vào HCM. Thuế của Honda tính vào Vĩnh Phúc. Nhưng cả nước có chi nhánh của Agribank, cả nước uống coca và chạy xe Honda, nên đồng nghĩ với việc dân cả nước đóng thuế cho HN, HCM và Vĩnh Phúc. Thế thì phân chia lại cũng là hợp lý thôi.
 

Xedap4banh2

Xe tăng
Biển số
OF-547103
Ngày cấp bằng
23/12/17
Số km
1,418
Động cơ
244,848 Mã lực
ở TQ người ta chỉ đi giày, ko đi dép ra đường phải không cccm?
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,431
Động cơ
408,006 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái chuyện chia ngân sách nó có đạo lý của nó đấy cụ. Ông Agribank trụ sở tại HN, mọi khoản thuế của ông ý kê khai về tổng nên khi nộp thuế tính vào ngân sách của HN. Ông Coca trụ sở ở HCM, tương tự vậy thuế của Coca tính vào HCM. Thuế của Honda tính vào Vĩnh Phúc. Nhưng cả nước có chi nhánh của Agribank, cả nước uống coca và chạy xe Honda, nên đồng nghĩ với việc dân cả nước đóng thuế cho HN, HCM và Vĩnh Phúc. Thế thì phân chia lại cũng là hợp lý thôi.
Lý luận của cụ chỉ đúng đối với các đại công ty nhà nước (Agribank, Viettel vv) chứ không thể áp dụng với các công ty tư nhân. Công ty nhà nước được chỉ định trụ sở thì Nhà nước có quyền thu thuế rồi chia lại. Chứ công ty tư nhân (Coca Cola, Honda, Vin vv) thì đặt trụ sở ở đâu là do ưu thế và sự chủ động của địa phương. Nếu lấy thuế của các công ty tư nhân SG, HN bù cho tỉnh khác thì có nghĩa bao nhiêu công sức lôi kéo đầu tư của họ là vô nghĩa?

Mà Sài gòn và HN bị xén nguồn thu phải nói là quá tàn bạo. Ai đời như SG chỉ được giữ lại có 21%, chỉ đủ sống sót qua ngày chứ không thể phát triển.

Làm kiểu này còn có 1 hệ lụy là các tỉnh được trợ giúp dài hạn đâm ra lười nhác không chịu tự vận động đi lên, mà Nam định là 1 ví dụ điển hình.

Cách của Trung quốc tôi cho là hợp lý hơn nhiều. Thu ngân sách chia ra thu địa phương và thu hộ trung ương (thuế XNK, thuế các công ty trung ương). Các địa phương được giữ 100% thu địa phương và 15-20% thu hộ, còn lại nộp về trung ương. Không có chuyện lấy thu địa phương chỗ này bù cho chỗ kia. Các tỉnh muốn có tiền phải tự làm ra mà chi, không thể đi xin từ năm này qua năm khác.
 

3chan4cang

Xe tải
Biển số
OF-172594
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
265
Động cơ
335,023 Mã lực
Cách của Trung quốc tôi cho là hợp lý hơn nhiều. Thu ngân sách chia ra thu địa phương và thu hộ trung ương (thuế XNK, thuế các công ty trung ương). Các địa phương được giữ 100% thu địa phương và 15-20% thu hộ, còn lại nộp về trung ương. Không có chuyện lấy thu địa phương chỗ này bù cho chỗ kia. Các tỉnh muốn có tiền phải tự làm ra mà chi, không thể đi xin từ năm này qua năm khác.
Trong một tỉnh của Trung Quốc có áp dụng chính sách như trên không cụ vì so về quy mô thì các tỉnh của Việt Nam chỉ tương đương các thành phố cấp huyện của họ thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top