[Funland] Tìm hiểu hệ thống chấm điểm công dân của Trung Quốc

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,384
Động cơ
21,242 Mã lực
Xứ ta đã có cam kết uy tín bằng mõm rồi cũng không cần chấm điểm công dân lắm: cam kết nguyên zin, không đâm đụng không ngập nước, không thủy kích, xe gia đình 1 đời chủ, phát hiện hàng giả đền gấp 10 lần tiền, bán cắt lỗ, lấy công làm lãi...:))
Giấy trắng mực đen còn chả làm gì được... Cứ phải như tàu mới làm cho đàng hoàng.
Ăn gian bán lận thành thói ở Việt nam rùi.
 

okokyatoho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-838709
Ngày cấp bằng
15/8/23
Số km
376
Động cơ
5,848 Mã lực
Tuổi
36
Chấm điểm thế là tốt chứ có hại gì, hạn chế bớt bọn mất dạy, cặn bã trong xã hội.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
5,767
Động cơ
250,670 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Ý thức bằng trời cũng ko bằng quản lý cụ ạ. Cứ để cái roi đấy xem có ngoan ko thì biết. Cụ xem bọn tây âu ở bên nó ngoan bằng chết mà sang mình được ít lâu cũng đi xe ko đội mũ bảo hiểm, táng vỉa, bia rượu lái xe như đúng rồi. Ko phải chúng nó ko có ý thức mà chúng nó ý thức được rằng ở VN ít csgt biết ngoại ngữ nên ko giao tiếp được lại để cho chúng nó đi nên nó mới làm láo được, chứ như dân mình sang kia làm sai nó gọi đại sứ quán đến thì vỡ mồm chứ đứng đấy mà cãi.
Chuẩn cụ. 1 thằng ở bển nó tuẩn thủ PL. Qua VN nó không còn tuân thủ nữa thì phải do Quản lý yếu.
Hệ thống này giúp người ta thượng tôn pháp luật và giúp cải thiện đạo đức người dân.Làm nhiều điều tốt không phạm pháp luật thì điểm sẽ cao được sử dụng nhiều dịch vụ với nhiều ưu đãi.Điểm thấp thì coi như xuống hố.E thấy cái này là cần thiết trong xã hội kim tiền đạo đức băng hoại như hiện nay
Em níu cụ lại tí :D
1. Căn cứ vào kết quả, nghiên cứu thực tế nào cụ đưa ra kết luận trên?
2. Theo cụ thì hệ thống chấm điểm người dân là ưu việt. Tại sao nhóm các nước phát triển họ không triển khai?
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Bên khựa thì điểm công dân nó mới kinh. Anh là doanh nhân vay nợ ngân hàng khởi nghiệp, đang ngon tự nhiên covid, anh phá sản lại còn nợ tiền nhân viên, nợ tiền nhà cung cấp, nhân viên nó tố cáo anh, anh bị bế đi tạm giam, tài sản đấu giá xong dù có trả hết nợ thì vẫn còn nguyên điểm công dân âm lù lù ra đó - không vay được tiền ngân hàng luôn, còn chả bay máy bay hay đi tàu hoả được. Ở đây điểm tài chính lại chả để làm gì.
Hệ thống của họ chỉ trừ điểm những công dân nào có thể trả được nợ mà không trả thôi.

Dịch vụ tài chính của Ant Group cũng chấm điểm tín dụng người dùng, và việc tham gia vào đây là tự nguyện.
 

Quê bầm

Xe container
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
5,443
Động cơ
101,714 Mã lực
Kiểu quản lý như china mới nắn được chứ kiểu theo dân chủ nữa tây nữa ta như mình thì còn khuya.
Ông Ấn cũng chết vì cái chu dẩn nửa mùa đấy cụ, giờ Ấn ko thể diễn tả được kiểu gì nhưng đại loại là nước Khó phát triển
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Nhiều bác bảo chi tiền cho từ thiện để chạy điểm, Tôi không chắc cách này có thực hiện được không vì tôi cũng chỉ đọc được điều đó qua bài báo tây. Suy luận của tôi là họ không ngớ ngẩn đến thế, tạo ra một hệ thống mà người ta có thể hack nó dễ dàng: hôm nay góp 5 triệu cho từ thiện để nâng điểm; mai ra mua cái điện thoại 10 triệu trả góp rồi bùng luôn. Họ có nhiều hệ thống điểm khác nhau chứ không phải một. Ông nào đi tầu trốn vé thì hãng tầu nó từ chối phục vụ chứ nó chả quan tâm ông làm từ thiện nhiều hay ít.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Thực ra nước nào nó cũng chấm điểm công dân, chỉ có khác là cách làm thôi. Chẳng hạn như tư bản, thò đâu phạt tiền ấy. Vi phạm luật giao thông nhiều- năm sau nó bắt tăng phí bảo hiểm. Chi tiêu bùng nợ, nó không cấp tín dụng mua nhà, mua xe… đấy cũng là biến tướng chấm điểm công dân chứ còn gì!
Có ông này tôi biết bên kia.

Trước, Covid, chây ỳ không trả tiền nhà, cho tới khi bị đuổi ra.

Giờ, đi lại đi thuê nhà (cửa hàng). Bị khắp nơi từ chối, phải nhờ người khác đứng tên thuê hộ.

Họ có cái hiệp hội chủ nhà cho thuê gì đấy và chia sẻ thông tin với nhau và với ngân hàng.

Mua hàng trên eBay, chúng ta cũng phải nhìn xem người bán nào uy tín ta mới mua, còn gì.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,384
Động cơ
21,242 Mã lực
Giấy trắng mực đen còn chả làm gì được... Cứ phải như tàu mới làm cho đàng hoàng.
Ăn gian bán lận thành thói ở Việt nam rùi.
Ông Ấn cũng chết vì cái chu dẩn nửa mùa đấy cụ, giờ Ấn ko thể diễn tả được kiểu gì nhưng đại loại là nước Khó phát triển
Trước có bà nào nói Việt nam là nước không chịu phát triển...
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,214
Động cơ
532,877 Mã lực
Kiểu quản lý như china mới nắn được chứ kiểu theo dân chủ nữa tây nữa ta như mình thì còn khuya.
Vậy thì vẫn là ở cách quản lý thôi mà cụ. Ý thức sinh ra ở cách quản lý chứ làm gì có chuyện tự ý thức mà gò được vào kỷ luật.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,214
Động cơ
532,877 Mã lực
Cái chính là "văn hóa" ở mình nó không thể nào đẻ ra quản lý chặt được. Ai mà ở đâu nhảy vào quản lý chặt kiểu làm cho văn mình là kiểu gì cũng sẽ bị điều tiếng này nọ. Có thể thấy từ hồi thực dân có những chuyện đả kích cảnh sát Tây đi phạt, rồi gần đây chuyện anh Hải "cẩu" dẹp vỉa hè.
Ko nói thế được cụ ạ. Mà chỉ là do chưa có bàn tay sắt thôi. Cụ xem người mình ra nước ngoài cũng ko vượt đèn đỏ, ko khạc nhổ bừa bãi....vì họ đã được uốn nắn và ăn phạt rồi nên mới thế. Nhưng cái người lịch sự ở sân bay quốc tế nước ngoài thì chỉ cần xuống đến Nội Bài là lại chen lấn, xô đẩy, vứt toẹt 1 món gì đó nhẹ nhàng xuống sàn rồi cụ. Vậy ko phải cái văn hóa này ko sửa được mà là chưa cần phải sửa thôi. Văn hóa nó như 1 mớ dây leo và nó sẽ tạo hình đúng theo cái trụ mà nó bám vào được cụ ạ. Còn khi cái trụ ko đủ vững mà sụp xuống thì nó ko còn được gọi là cái trụ nữa.
 

ducdaide

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-822167
Ngày cấp bằng
8/11/22
Số km
431
Động cơ
13,346 Mã lực
Ông Ấn cũng chết vì cái chu dẩn nửa mùa đấy cụ, giờ Ấn ko thể diễn tả được kiểu gì nhưng đại loại là nước Khó phát triển
Ở Ấn Độ hệ thống chính trị nó giống kiểu của Mỹ. Thủ tướng ở Delhi không thể yêu cầu các thủ hiến bang làm những gì trung ương muốn. Họ không phụ thuộc vào ông ta để được bổ nhiệm mà phụ thuộc vào phiếu bầu của người dân nơi mà họ đang cai trị. Ở Trung Quốc, bạn tuân theo những chỉ dẫn từ trung ương – hoặc bạn tránh qua một bên. Đất nước tiến lên theo một thể thống nhất. Nhưng Ấn Độ không đoàn kết dưới một hệ thống đơn nhất như của Trung Quốc bởi những khác biệt của nó.

Hệ thống đẳng cấp đối với Ấn Độ còn là một sự phức tạp hơn nữa. Nó cũng là một yếu tố then chốt khiến sự phát triển của quốc gia này bị trì trệ. Theo các luật lệ của hệ thống đẳng cấp, khi bạn kết hôn với người ở đẳng cấp thấp, tự động bạn sẽ mất đi đẳng cấp cũ của mình. Do đó, người thuộc đẳng cấp Bà-la-môn (Bradmin) có xu hướng chỉ kết hôn với người thuộc đẳng cấp Bà-la-môn, Vệ-xá (Vaishya) với Vệ-xá, tiện dân (Dalit) với tiện dân, vv…. Các Bà-la-môn, những người gắn với giới tăng lữ, thì với tư cách cá nhân cũng sáng láng như bất cứ ai trên thế giới. Nhiều người trong số họ nói nhiều ngôn ngữ và nắm các chức vụ cao trong chính phủ, còn đẳng cấp thường dân thì hầu như không có. Giống cứ kiều con vua thì lại làm vua, những thằng ngu cũng lên làm vua thì đất nước sao phát triển được.....Ấn Độ bị sự chi phối của hệ thống đẳng cấp. Hậu quả của những tác động này là khoảng cách giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ rộng ra mỗi năm.
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,438
Động cơ
299,616 Mã lực
Tuổi
39
Do chờ đến trang 8 rồi mà vẫn chưa thấy cụ nào có hiểu biết về TQ giải đáp vấn đề này nên em tranh thủ giải đáp một số thắc mắc chính của các cụ trong thớt:

Tên tiếng Trung của hệ thống này để tiện cho các cụ biết tiếng Tàu tìm kiếm:
社会信用体系 (Xã hội tín dụng thể hệ)

1. Hệ thống này có áp dụng cho toàn bộ dân TQ không?
- Không. Hệ thống này đang thí điểm ở một số địa phương. Hiện tại cũng đang bị kêu gào vì sự không đồng bộ này. Vì riêng rẽ ở cấp độ địa phương nên lãnh đạo địa phương có thể can thiệp để sửa điểm cho người mình thích mà không bị lưu vết chỉnh sửa trên hệ thống.
- Thành phố Phòng Thành Cảng, giáp Móng Cái, là một trong những địa phương đang tích cực thí điểm hệ thống này. Lãnh đạo thành phố có người đang muốn kiếm thành tích để lên chức nên ép cũng ghê. Có lần em đang ngồi với một ông cán bộ khu Phòng Thành (một quận của thành phố này) thì thấy ông ấy bị gọi đi họp gấp về triển khai hệ thống.
- Theo kế hoạch là năm 2023 sẽ áp dụng cho toàn quốc nhưng hệ thống này đang gặp nhiều vấn đề về uy tín và và nhiều trục trặc khi thực thi nên cũng đang chững.

2. Hành vi nào bị trừ điểm?
- Vì riêng rẽ ở từng địa phương nên quy định mỗi nơi mỗi khác. Có nơi thì khạc nhổ bị camera quay lại cũng bị trừ điểm, có nơi thì không trừ. Kể cả lái xe vượt đèn đỏ cũng có nơi trừ nơi không.
- Có chỗ lên internet đăng ảnh xấu về địa phương (chụp đống rác sai nơi quy định) cũng bị trừ điểm.
- Các hành vi mà bị trừ điểm ở hầu hết các địa phương: vi phạm pháp luật, không trả nợ, lái xe say rượu, đánh nhau nơi công cộng...

3. Người địa phương này sang địa phương khác vi phạm có bị trừ điểm hay không?
- Đa số là không.

4. Có phải bố mẹ điểm thấp thì con không được đi học hay không?
- Đúng nhưng chưa đủ. Đứa con chỉ bị cấm vào trường công và cũng mới chỉ áp dụng ở một số địa phương. Hiện vẫn đang còn tranh cãi quanh vấn đề này.

5. Điểm thấp bị cấm đi máy bay đúng không?
- Đúng. Trên báo viết có mười mấy triệu người bị cấm đi máy bay vì điểm thấp. Sau trung ương can thiệp nên số này giảm xuống. Giảm xuống còn bao nhiêu người thì em vẫn chưa cập nhật được.

6. Có phải khởi nghiệp thất bại, vỡ nợ sẽ bị trừ điểm và không còn cơ hội làm lại hay không?
- Không trả nợ ngân hàng thì chắc chắn sẽ bị trừ điểm ở tất cả các địa phương. Sau này quay lại trả nợ cũng không được trả lại số điểm đã trừ. Khả năng vay nợ mới là không còn. Tùy từng địa phương thì người trong gia đình cũng bị phạt lây, không vay ngân hàng được (tránh trường hợp lách luật người điểm cao đứng ra vay hộ người điểm thấp), con cái có thể không được học ở trường công, tăng áp lực tài chính. Người chủ doanh nghiệp này sau có làm lại thì ở một số địa phương cũng sẽ không được tham gia đấu thầu và gặp nhiều hạn chế khác trong kinh doanh.
- Tốt nhất là hãy trả nợ đúng hạn.

7. Người vi phạm pháp luật khi ra tù thì điểm đã rất thấp rồi thì có bị hạn chế cơ hội hoàn lương hay không?
- Có một số hạn chế trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là không được vay ngân hàng, không đi máy bay, không đi tàu điện xe bus, không được mua bảo hiểm xe hơi, bảo hiểm y tế...Gián tiếp thì do các hạn chế trên + con cái khó khăn trong học hành, chăm sóc sức khỏe => không lấy vợ được.

8. Có cách nào tăng điểm hay không?
- Tùy từng địa phương. Có chỗ thì đi hiến máu tình nguyện tăng được điểm, có chỗ thì không. Có chỗ thì đi lao động công ích cũng tăng điểm (bỏ tiền thuê người đi thay hoặc hối lộ thằng giám sát cũng được, tùy nơi). Hễ có cơ chế cộng điểm thì tiền sẽ mua được hết vì đội giám sát cũng toàn viên chức quèn cấp phường xã thôi.

9. Có ưu đãi gì cho người điểm cao không?
- Tùy từng địa phương. Ưu đãi nhìn chung là ít và không thực chất. Có chỗ ưu đãi miễn phí vào tất cả các công viên trong thành phố. Nhưng các công viên thu phí cũng không chấp hành vì chưa có hành lang pháp lý buộc họ phải làm. Hệ thống này vẫn chú trọng phạt hơn là thưởng. Lý do có thể do đa số dân trong xã hội là có tín nhiệm tốt. Lấy đâu nguồn lực mà thưởng. Giả sử phải miễn phí vé vào cho 90% dân trong thành phố thì chủ đầu tư công viên nó đốt mẹ công viên lên núi đi tu luôn, kinh doanh gì nữa.

10. Người dân có được truy cập hệ thống này để xem điểm của người khác không?
- Không

11. Người dân có được giám sát hệ thống không?
- Không. Kể cả người đại biểu do dân bầu ra là đại biểu nhân đại (tức ĐBQH) cũng không được giám sát hệ thống này. Hệ thống này đang được triển khai mà chưa có hành lang pháp lý đầy đủ từ nhân đại (quốc hội).

12. Hệ thống này có phốt không?
- Có, nhưng không nhiều. Phốt lớn nhất là một thành phố sửa điểm cho mấy trăm "người nhà" thôi. Ở hầu hết địa phương thì đăng phốt về chính quyền lên internet là bị trừ nhiều điểm. Về phía các nền tảng mạng thì thời gian xóa phốt cũng rất nhanh, đa số tính bằng phút. Em đọc báo và mạng xã hội TQ gần như hàng ngày nên mới biết được chút chứ đa số dân TQ là không biết đâu. Nhưng hệ thống này vốn bị nghi ngờ từ đầu nên chỉ có chút ít phốt lộ ra cũng mất uy tín. Vì vậy tiến độ triển khai cũng chậm lại rồi.
 

suachuasailam

Xe hơi
Biển số
OF-837866
Ngày cấp bằng
30/7/23
Số km
119
Động cơ
2,905 Mã lực
VN mà làm theo thì cơ quan vận hành - giám sát cái hệ thống này cũng phải phức tạp ngang hệ thống toà án nhân dân toàn cõi VN.
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
3,512
Động cơ
401,413 Mã lực
Lợi bất cập hại, đến lúc bị kiểm soát cụ chắc lại là người kêu gào đầu tiên và to nhất cho mà xem.
Cái gì cũng có 2 mặt, nó giống như ở chung cư bây giờ thôi, thả ra thì bảo là mất an ninh, còn kiểm soát chặt quá thì kêu gò bó. Mà ở cái xứ mình thì cứ động đến bản thân là thế nào cũng gào lên, cũng 1 chuyện ví dụ là sửa nhà, nhà mình sửa thì ầm ầm mà hàng xóm nói thì bảo ai cũng phải sửa chữa chứ, nhưng hàng xóm mà sửa là y như rằng gào mồm lên ngay.
 

Politeboy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-839202
Ngày cấp bằng
25/8/23
Số km
1,124
Động cơ
23,269 Mã lực
Tuổi
36
Ở Ấn Độ hệ thống chính trị nó giống kiểu của Mỹ. Thủ tướng ở Delhi không thể yêu cầu các thủ hiến bang làm những gì trung ương muốn. Họ không phụ thuộc vào ông ta để được bổ nhiệm mà phụ thuộc vào phiếu bầu của người dân nơi mà họ đang cai trị. Ở Trung Quốc, bạn tuân theo những chỉ dẫn từ trung ương – hoặc bạn tránh qua một bên. Đất nước tiến lên theo một thể thống nhất. Nhưng Ấn Độ không đoàn kết dưới một hệ thống đơn nhất như của Trung Quốc bởi những khác biệt của nó.

Hệ thống đẳng cấp đối với Ấn Độ còn là một sự phức tạp hơn nữa. Nó cũng là một yếu tố then chốt khiến sự phát triển của quốc gia này bị trì trệ. Theo các luật lệ của hệ thống đẳng cấp, khi bạn kết hôn với người ở đẳng cấp thấp, tự động bạn sẽ mất đi đẳng cấp cũ của mình. Do đó, người thuộc đẳng cấp Bà-la-môn (Bradmin) có xu hướng chỉ kết hôn với người thuộc đẳng cấp Bà-la-môn, Vệ-xá (Vaishya) với Vệ-xá, tiện dân (Dalit) với tiện dân, vv…. Các Bà-la-môn, những người gắn với giới tăng lữ, thì với tư cách cá nhân cũng sáng láng như bất cứ ai trên thế giới. Nhiều người trong số họ nói nhiều ngôn ngữ và nắm các chức vụ cao trong chính phủ, còn đẳng cấp thường dân thì hầu như không có. Giống cứ kiều con vua thì lại làm vua, những thằng ngu cũng lên làm vua thì đất nước sao phát triển được.....Ấn Độ bị sự chi phối của hệ thống đẳng cấp. Hậu quả của những tác động này là khoảng cách giữa Ấn Độ và Trung Quốc sẽ rộng ra mỗi năm.
Một người Dalit xuất sắc làm quản lý tại một công ty Mỹ, có nhân viên là người thuộc đẳng cấp Bà-la-môn thì sao nhỉ?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,099
Động cơ
220,258 Mã lực
VN mà làm theo thì cơ quan vận hành - giám sát cái hệ thống này cũng phải phức tạp ngang hệ thống toà án nhân dân toàn cõi VN.
Ông nào bị oan tự khắc sẽ kêu, còn công dân bình thường cần gì điểm cao ạ, miễn không bị phạt là được rồi. Cho nên sai sót tí, bỏ sót hạng D cũng chả sao.
 

ducdaide

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-822167
Ngày cấp bằng
8/11/22
Số km
431
Động cơ
13,346 Mã lực
Một người Dalit xuất sắc làm quản lý tại một công ty Mỹ, có nhân viên là người thuộc đẳng cấp Bà-la-môn thì sao nhỉ?
Ra ngoài Ấn độ có lẽ đẳng cấp trong xã hội nó khác rồi....
Có những thông tin rằng những người dân Ấn Độ mà khi đã rời khỏi Ấn rồi họ sẽ không quay lại về Ấn độ để làm cho đất nước nữa.... Cũng giống như Việt Nam ta thôi.... Những người rời Ấn Độ là những cá nhân xuất sắc nhất. Họ điều hành vài tập đoàn lớn trên thế giới, như PepsiCo hay Duetsche Bank. ... Có lẽ vì thiếu hụt tương đối các cơ hội, hoặc thất vọng khi đất nước họ không có khả năng đáp ứng những tiềm năng vì những trở ngại mang tính quan liêu nên nhiều người Ấn tài năng đã rời Ấn Độ đến những đồng cỏ xanh tươi hơn và không quay về nữa.

Đây là một khác biệt quan trọng giữa người Ấn Độ và người Trung Quốc. Người Trung Quốc cũng đến Mỹ với một số lượng lớn, nhưng khá nhiều người quay lại Trung Quốc để bắt đầu kinh doanh. Có những cơ hội ở Trung Quốc có lẽ không tồn tại ở Ấn Độ.

Nói một cach khác, Trung Quốc không phải chịu chảy máu chất xám tới mức như của Ấn Độ. Và Việt nam thì sao các cụ tự suy nghĩ sẽ hiểu thôi...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top