[Funland] Tìm hiểu hệ thống chấm điểm công dân của Trung Quốc

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,373
Động cơ
21,108 Mã lực
Tính theo cấp tỉnh cụ ạ. Ví dụ Thượng hải năm 2021 tổng thu ngân sách là 143 tỉ đô, trong đó thu địa phương là 98 tỉ, thu hộ TW là 45 tỉ. Thượng hải được giữ lại toàn bộ 98 tỉ và 20% của phần thu hộ 2020 là 9 tỉ. Tổng cộng ngân sách 2021 của Thượng hải là 107 tỉ đô.

So sánh với Sài gòn: Năm 2021 Sài gòn thu ngân sách 382,5 ngàn tỉ đồng, trong đó thu địa phương là 263,8 ngàn tỉ, thu hộ TW là 118,7 ngàn tỉ. Nếu như Thượng hải thì Sài gòn được giữ lại toàn bộ 263,8 ngàn tỉ và thêm 20% của thu hộ là 23,7 ngàn tỉ. Tổng cộng ngân sách Sài gòn sẽ có 287,5 ngàn tỉ. Tuy nhiên, với quy định của VN thì cuối cùng SG chỉ được có hơn 80 ngàn tỉ, bằng đúng số lẻ.

Các cụ tưởng tượng, nếu có gần 300 ngàn tỉ hàng năm để chi thì SG sẽ xanh sạch đẹp như thế nào?
HCM có năm nào tiêu hết tiền đầu tư công đâu cụ.. Năm nay đến giờ chưa được 30%nữa. Đầu tư công HCM đứng nhất cả nước đó cụ...Tiền này TW rót xuống đó thui.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
801
Động cơ
283,625 Mã lực
NẾU những gì bác nói là đúng thì hệ thống đó có chỗ không nên không phải.

Vấn đề không có nguồn thông tin khả tín nào giúp xác minh được chữ nếu ấy.
Chuyện được đưa lên mạng Sina của Tàu đấy cụ, nên chắc là có thật. Ông bố chày bửa, có khoản nợ nhưng không chịu trả, bị cho vào danh sách đen. Cậu con trai thi đỗ đại học xịn xò ở Bắc Kinh nhưng bị trường gọi điện đến báo nếu ông bố không xử lý vụ danh sách đen thì con sẽ không được nhập học. Ông bố sợ quá vội đi gom tiền trả luôn.

 

TorienT

Xì hơi lốp
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,019
Động cơ
66,687 Mã lực
Có 1 cái mà tôi đã chần chừ mãi không dám nói ở OF, đó là chuyện thắt van xả van.

1 xã hội muốn tồn tại và phát triển luôn phải có trật tự, mà trật tự nghĩa là quy tắc. Xã hội/quốc gia luôn phải có quy tắc quy củ.

Tuy nhiên, những quy tắc/quy củ đó phải có nội dung và được thực hành ra sao, đó là vấn đề. Lỏng quá thì loạn, chặt quá thì sẽ sinh bất mãn và cản trở phát triển. Nhất là khi thu nhập và dân trí xã hội lên cao.

Cho nên nguyên tắc là phải kết hợp lỏng và chặt. Chặt chỗ nọ phải lỏng chỗ kia hoặc ngược lại. Xã hội phải có quy củ, càng phát triển càng phải có quy củ, nhưng cũng phải có van xả để giảm bớt căng thẳng.

Phương Tây, qua quá trình phát triển và thử sai, đã định hình nguyên tắc "lỏng trên chặt dưới", nghĩa là xã hội có quy củ về dân sự, nhưng có độ lỏng nhất định về chính trị. Người dân có quyền tham gia và lập đảng phái, tự do bầu cử và ứng cử... tức là tự do chính trị. Nhưng ngược lại, cuộc sống dân sự lại rất quy củ với các quy tắc công cộng, quy tắc ứng xử vv mà một trong số đó là các điểm tín dụng chuyên biệt trong ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vv

Ngược lại với đó, TQ (và VN) đang đi con đường ngược lại: chặt trên lỏng dưới. Chính trị xiết chặt, nhưng lại thả lỏng nhất định cuộc sống dân sự: khạc nhổ vứt rác đái bậy tự do, giao thông lộn xộn, hợp đồng dân sự ký cho vui vv vài năm trước có thể thấy rất nhiều ở TQ, và cũng đang phổ biến ở VN. Rất nhiều cụ kêu than về các tệ nạn đó và luôn so sánh với Ph Tây, các cụ nên hiểu logic tôi trình bày ở trên: đó có thể là bất cập của TQ và VN, nhưng đồng thời cũng là phù hợp với nguyên tắc "lỏng chặt kết hợp". Khi bị quản chặt về thượng tầng, người ta phải được thả lỏng ở hạ tầng. Nếu không sớm muộn sẽ sinh chuyện.

Có cụ sẽ hỏi: Singapore chặt cả thượng tầng và hạ tầng, lý giải thế nào? Trả lời của tôi là, Singapore có hoàn cảnh khác hẳn, là đất nước của người Hoa di cư. Những người di cư luôn có cảm giác bất an và có thể chấp nhận tất cả các quy tắc miễn là họ được an toàn và ổn định làm ăn. Những nguy hiểm và kỳ thị ở Indo và Mã lai thời kỳ đó tự nhiên củng cố các chính sách của Lý Quang Diệu. Vả lại, bên cạnh sự chặt chẽ về chính trị và dân sinh thì Singapore lại cung cấp sự tự do cực lớn về kinh tế, chính cái đó đã bù đắp 2 cái chặt chẽ chắc đến ở trên.

Quay lại Hệ thống chấm điểm công dân của TQ: theo tôi, hệ thống này đang đi ngược nguyên tắc tổ chức xã hội mà tôi trình bày ở trên. Vô hình chung, nó góp phần bóp nghẹt xã hội Trung quốc ở cả 3 lĩnh vực lớn là chính trị, kinh tế và đời sống hàng ngày. Điều hành như vậy tạo ra ổn định và quy củ, nhưng về trung và dài hạn sẽ có hệ lụy là sự trì trệ xã hội. Ví dụ nhỏ nhưng rất trực quan là nền điện ảnh Trung quốc, các cụ thấy những quy tắc khắt khe và vô lý hơn chục năm qua đã khiến điện ảnh Trung quốc (và cả Hong Kong) dần đi xuống như thế nào.
Cá nhân em ủng hộ nếu Việt Nam áp dụng hệ thống này, thà bất công còn hơn hỗn loạn, khi con người không đủ văn mình thì cần roi vọt đến đến khi đủ văn minh thì bỏ roi vọt.
 
Biển số
OF-839193
Ngày cấp bằng
24/8/23
Số km
153
Động cơ
1,586 Mã lực
Hệ thống chấm điểm bên Tàu nó còn chưa hoàn thiện quá nhiều bất cập đang gỡ rối từ từ mà các cụ trên này hô hào ủng hộ cái gì không biết :))

Với hệ thống hạ tầng, tiện ích, công nghệ, trình độ cán bộ đi sau nó 20-30 năm định áp dụng kiểu gì vào Việt Nam 🤷 Đến cái metro, tàu điện ngầm 2 thành phố lớn nhất nước còn không có giờ áp dụng camera đầy đường phạt nguội với hạ tầng giao thông hiện tại cứ xác định ăn bill phạt liên tục nhé :))
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Singapore rất lỏng về tự do dòng vốn tự do thương mại tự do kinh doanh. Không phải một mình chính trị Lý Quang Diệu mà Sing thịnh vượng thế được là nhờ Sing copy Anh từ hồi cụ Raffles và động lực kinh tế bên dưới, luôn kế thừa trân trọng

Người sáng lập Singapore là Raffles chứ không phải Lý Quang Diệu. Nhưng công lao của cụ Lý Quang Diệu là cài đặt thiết chế Anh nhưng lại phù hợp với dân châu Á (màu sắc Singapore).

Nhiều người nhìn Sing ở bề nổi hơn bề chìm. Bề chìm là nỗ lực của các thương nhân, lao động, hoà hợp hỗ trợ nhau trong bức tượng nổi tiếng the River Merchants

Trung Quốc cũng vậy, "nước Hoàng Hà Trường Giang không bao giờ chảy ngược" là ý nói động lực kinh tế thương nhân, tư nhân, lao động bên dưới rất mạnh dù ở trong thể chế bối cảnh nào

IMG_0494.jpeg

The River Merchants, Aw Tee Hong
P/s mình chú thích thêm một chút về tượng River Merchants (thương nhân bên sông, tương tự như Luy Lâu, Phố Hiến, Hội An, Cù Lao Phố, Sài Gòn Chợ Lớn của ta):

- Thương nhân Anh: Alexander Laurie Johnston đang giảng
- Thương nhân Hoa Kiều chăm chú nghe nhưng vẫn có thế, chắp tay sau mông
- Đầu bếp Mã Lai, nghe và rõ là bậc dưới
- Và một culi đang xếp hàng trên xe bò (không biết gốc ở đâu)

Điểm rất ngạc nhiên là bức tượng này không có dân Ấn, dù Ấn là 1 sắc dân rất lớn của Singapore
 
Chỉnh sửa cuối:

groupon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-129566
Ngày cấp bằng
5/2/12
Số km
1,241
Động cơ
386,305 Mã lực
Có 1 cái mà tôi đã chần chừ mãi không dám nói ở OF, đó là chuyện thắt van xả van.

1 xã hội muốn tồn tại và phát triển luôn phải có trật tự, mà trật tự nghĩa là quy tắc. Xã hội/quốc gia luôn phải có quy tắc quy củ.

Tuy nhiên, những quy tắc/quy củ đó phải có nội dung và được thực hành ra sao, đó là vấn đề. Lỏng quá thì loạn, chặt quá thì sẽ sinh bất mãn và cản trở phát triển. Nhất là khi thu nhập và dân trí xã hội lên cao.

Cho nên nguyên tắc là phải kết hợp lỏng và chặt. Chặt chỗ nọ phải lỏng chỗ kia hoặc ngược lại. Xã hội phải có quy củ, càng phát triển càng phải có quy củ, nhưng cũng phải có van xả để giảm bớt căng thẳng.

Phương Tây, qua quá trình phát triển và thử sai, đã định hình nguyên tắc "lỏng trên chặt dưới", nghĩa là xã hội có quy củ về dân sự, nhưng có độ lỏng nhất định về chính trị. Người dân có quyền tham gia và lập đảng phái, tự do bầu cử và ứng cử... tức là tự do chính trị. Nhưng ngược lại, cuộc sống dân sự lại rất quy củ với các quy tắc công cộng, quy tắc ứng xử vv mà một trong số đó là các điểm tín dụng chuyên biệt trong ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vv

Ngược lại với đó, TQ (và VN) đang đi con đường ngược lại: chặt trên lỏng dưới. Chính trị xiết chặt, nhưng lại thả lỏng nhất định cuộc sống dân sự: khạc nhổ vứt rác đái bậy tự do, giao thông lộn xộn, hợp đồng dân sự ký cho vui vv vài năm trước có thể thấy rất nhiều ở TQ, và cũng đang phổ biến ở VN. Rất nhiều cụ kêu than về các tệ nạn đó và luôn so sánh với Ph Tây, các cụ nên hiểu logic tôi trình bày ở trên: đó có thể là bất cập của TQ và VN, nhưng đồng thời cũng là phù hợp với nguyên tắc "lỏng chặt kết hợp". Khi bị quản chặt về thượng tầng, người ta phải được thả lỏng ở hạ tầng. Nếu không sớm muộn sẽ sinh chuyện.

Có cụ sẽ hỏi: Singapore chặt cả thượng tầng và hạ tầng, lý giải thế nào? Trả lời của tôi là, Singapore có hoàn cảnh khác hẳn, là đất nước của người Hoa di cư. Những người di cư luôn có cảm giác bất an và có thể chấp nhận tất cả các quy tắc miễn là họ được an toàn và ổn định làm ăn. Những nguy hiểm và kỳ thị ở Indo và Mã lai thời kỳ đó tự nhiên củng cố các chính sách của Lý Quang Diệu. Vả lại, bên cạnh sự chặt chẽ về chính trị và dân sinh thì Singapore lại cung cấp sự tự do cực lớn về kinh tế, chính cái đó đã bù đắp 2 cái chặt chẽ chắc đến ở trên.

Quay lại Hệ thống chấm điểm công dân của TQ: theo tôi, hệ thống này đang đi ngược nguyên tắc tổ chức xã hội mà tôi trình bày ở trên. Vô hình chung, nó góp phần bóp nghẹt xã hội Trung quốc ở cả 3 lĩnh vực lớn là chính trị, kinh tế và đời sống hàng ngày. Điều hành như vậy tạo ra ổn định và quy củ, nhưng về trung và dài hạn sẽ có hệ lụy là sự trì trệ xã hội. Ví dụ nhỏ nhưng rất trực quan là nền điện ảnh Trung quốc, các cụ thấy những quy tắc khắt khe và vô lý hơn chục năm qua đã khiến điện ảnh Trung quốc (và cả Hong Kong) dần đi xuống như thế nào.
trong vòng 2-3 năm sau dịch trở lại đây em chả hiểu quan điểm lỏng với chặt cái gì, nhưng em biết chắc là việc quản lý chất gây nghiện có vấn đề, học sinh cấp 2, chứ chưa nói cấp 3, ngay các trường cách Trụ sở Đảng ủy khối các ban nghành trung ương khoảng 1-2km nghiện đầy, đem ra mấy cơ sở y tế test nghiện lòi ra lâu rồi, hệ thống bán cho các cháu nó hình thành đường dây sâu rộng trong trường. Nhiều chỗ chuyển sang hít rồi.

Thế đấy là lỏng dưới hả bác. Trẻ con nó chửi bậy, nghiện game, ăn nói hỗn hào là vì ta bẻ gẫy xương sống của các công cụ đức trị rồi, giờ lại còn cả nghiện chất kích thích nữa thì bó tay. Hệ thống giáo viên làm quái gì có nghiệp vụ chuyên môn chiến với cả đường dây chân rết buôn bán đó. Vụ trưởng phòng phòng chống ma túy quận HK bị đâm ngay trước cửa trụ sở công an Quận HK bố ai dám ho he.

Đấy là nói ngay sát trung tâm chính trị nhé, chứ chưa nói phạm vi xa hơn của thủ đô.

Cho nên mong ước này nó quá là xa vời thực tế, trước đây trẻ con nghiện vật vờ đầu các ngõ nghách đâu có thấy mà giờ nhiều thế, trộm cắp vặt đầy thế mà lại mơ như này quá xa thực tế. Chả lẽ Bộ trưởng không biết?

Còn kiểm tra dễ không, lôi ra test phát là ra ngay. Ít thì dấu được, chứ số lượng lớn thì dấu vào đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
2,838
Động cơ
390,280 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
Có mỗi cái việc vợt xe vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, làn khẩn cấp....để giao thông nó đỡ hỗn loạn còn k làm được. Các cụ cứ bàn chấm mấy mút cái giề :))
Giải pháp " bỏ đèn đỏ +phân lại luồng GT..." vừa được trao giải nhất cuộc thi về sáng kiến an toàn GT 2022... ==>> không biết nếu áp dụng đại trà thì các cột đèn tín hiệu GT (X.V.Đ.) sẽ thanh lý bỏ đi? hay là chỉ còn dùng phục vụ người đi bộ nhỉ?(!)#-o

 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,245 Mã lực
Em nghe bạn em kể ở nông thôn TQ có chấm điểm công dân hài phết.
Một số nông dân bị trừ điểm công dân do vi phạm 1 số thứ luật giao thông hoặc ăn mặc, ứng xử ngoài đường.
Khi xuống dưới 1 mức điểm nào đấy người ấy ko được đi Tàu cao tốc, máy bay và kể cả khách sạn loại sang cỡ 4, 5 sao.
Thế là có dịch vụ cầy điểm công dân, một là tự đi làm dịch vụ công ích. 2 là bỏ tiền ra mua, đoạn này nghe nói có chỗ bán công khai và có chỗ thì là đút lót
Có cái hay và có cái dở, nhưng bị kiểm soát chặt quá thì ko ai thích cả
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
641
Động cơ
39,205 Mã lực
Tuổi
34
Em nghe bạn em kể ở nông thôn TQ có chấm điểm công dân hài phết.
Một số nông dân bị trừ điểm công dân do vi phạm 1 số thứ luật giao thông hoặc ăn mặc, ứng xử ngoài đường.
Khi xuống dưới 1 mức điểm nào đấy người ấy ko được đi Tàu cao tốc, máy bay và kể cả khách sạn loại sang cỡ 4, 5 sao.
Thế là có dịch vụ cầy điểm công dân, một là tự đi làm dịch vụ công ích. 2 là bỏ tiền ra mua, đoạn này nghe nói có chỗ bán công khai và có chỗ thì là đút lót
Có cái hay và có cái dở, nhưng bị kiểm soát chặt quá thì ko ai thích cả
"Chặt" 1 chút để tạo thói quen chứ "tự do" quá thì loạn. Vì tự do quá người ta sẽ dễ dàng xâm phạm đến tự do và lợi ích của người khác.
Em nghe nói như bên Triều Tiên còn không cho phơi quần áo ngoài ban công (hoặc móc treo phơi quần áo thấp hơn chiều cao tường ban công), mục đích là để khỏi làm "bẩn mắt" người đi đường.
Ở VN, tự do quá mức nên đi chơi du lịch thì sợ bị chặt chém. Vỉa hè thì bị chiếm dụng, karaoke hàng xóm hát ông ổng cả ngày, công viên thì các cụ cởi trần trùng trục múa may....đó là mới chỉ các biểu hiện nhỏ.
 

just for fun

Xe lăn
Biển số
OF-52611
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
11,942
Động cơ
664,453 Mã lực
Làm gì có. Nó chấm điểm bằng cách cộng hoặc trừ điểm khi cụ có "vụ gì đó" thôi.
Đọc báo thấy nó bảo chính quyền cho công dân trưởng thành 1000 điểm.
Khi cụ đánh nhau, chửi nhau hoặc làm ồn khiến hàng xóm gọi điện lên phường. Phường xuống lập biên bản xong thì có thể trừ vài điểm vào quỹ điểm của cụ. Hoặc khi cụ nợ ngân hàng mà chậm đóng lãi, chậm đóng tiền điện, nước, internet hoặc thuê xe mà không trả...đại khái là cụ vi phạm gì đó thì sẽ bị trừ điểm
Hoặc khi cụ ủng hộ quỹ vì người nghèo vài triệu, hệ thống chấm điểm ghi nhận và lại cộng cho cụ vài điểm. Khi cụ làm việc tốt, hệ thống cộng điểm cho cụ. Đại khái thế.
Giống hs trường Vin nhỉ, các con được cho 100 điểm văn minh, nếu vi phạm sẽ bị trừ điểm, nếu trừ đến 1 mức nào đó thì bị đuổi học (con bạn cháu học ở đây bảo vậy, ko biết đúng ko ạ)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top