[Funland] Tìm hiểu hệ thống chấm điểm công dân của Trung Quốc

Ranfer

Xe buýt
Biển số
OF-26068
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
776
Động cơ
489,158 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Giờ công nghệ hỗ trợ nhiều nên về kỹ thuật thì ko hẳn là ko thể có điều triều đình có muốn làm ko thôi, động chạm lắm
giờ mã số định danh cá nhân là chuẩn bị cho bước này đấy ạ! Cụ cứ cộng đỗ trễ chính sách 3-5 năm của TQ là ok
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,130
Động cơ
409,579 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
VN 100 triệu dân, kéo GDP trung bình thêm 1.000 $ tức là phải tăng thêm 100 tỷ $ nữa. Ko dễ đâu cụ! Dù dồn lực vào đại đô thị cũng rất khó.

Về một số tỉnh mà theo cụ phải tự chủ tài chính, em thấy vừa đúng lại vừa sai. Bản thân các tỉnh đó hẳn cũng ko thích ăn bám mãi nhưng lao động khá đều đi vào đại đô thị hết rồi thì lấy đâu mà phát triển. Trừ khi Trung ương rót xuống dự án lớn mới thu hút ngược lại đc.

Hiện em thấy ta đang đi theo chiến lược ở giữa, xây các vùng đô thị rải rác và dồn lực vào đó. Về phần SG thì dân quá đông, làm hạ tầng ko dễ, chưa kể nền đất yếu cũng là yếu tố khiến Trung ương do dự dồn lực chăng?
Vâng. E thấy dự án nào >50 tỉ ở tỉnh là lại các doanh nghiệp HN, SG vào làm
Thế này thì các doanh nghiệp địa phương phát triển kiểu gì :(
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,024
Động cơ
22,680 Mã lực
VN và TQ là ở hai đầu cực đoan đối nghịch nhau. TQ thì quá dồn lực vào đại đô thị, còn VN thì vắt kiệt các đại đô thị. Cách của TQ lợi là phát triển nhanh, hại là tạo ra bất bình đẳng, phân chia công dân hạng 1 hạng 2 ngay trong nước, dân tịt đẻ, rất khó trở thành nước thu nhập cao. Cách của VN thì lợi là giảm bất bình đẳng, tạo cơ hội làm giàu cho nhân dân và quan chức các tỉnh nghèo, dân yên tâm đẻ, hại là phát triển chậm, rất khó trở thành nước thu nhập trung bình khá (chứ đừng mơ gì đến cao).
Vì vậy nghe ai nói VN bắt chước chính sách TQ em chỉ cười. Chính sách của VN có muôn vàn khác biệt so với TQ, khác từ tổng thể chiến lược tới quy định chi tiết.
Cái này gọi là kinh tế quả mít, kết quả là các nơi nghèo vẫn hoàn nghèo. Như miền tây Thanh Hoá Nghệ An vẫn rất nghèo. Một dạng kinh tế hợp tác xã, cha chung không ai khóc, triệt tiêu động lực
 
Chỉnh sửa cuối:

Colza

Xe hơi
Biển số
OF-825417
Ngày cấp bằng
25/1/23
Số km
162
Động cơ
5,996 Mã lực
Thực ra nước nào nó cũng chấm điểm công dân, chỉ có khác là cách làm thôi. Chẳng hạn như tư bản, thò đâu phạt tiền ấy. Vi phạm luật giao thông nhiều- năm sau nó bắt tăng phí bảo hiểm. Chi tiêu bùng nợ, nó không cấp tín dụng mua nhà, mua xe… đấy cũng là biến tướng chấm điểm công dân chứ còn gì!
Nhiều người chỉ nghe nói hệ thống chấm điểm công dân của Tàu, đọc vài ví dụ trên báo cứ nghĩ nó cực đoan độc tài này nọ.
Cứ mua 1 tour du lịch sang Bắc Kinh Thượng Hải …tham qua đi, thấy thích mê luôn, VN cứ gọn gàng sạch đẹp đc như nó đi rồi hãy chê.
Còn chấm điểm của Tàu thì nhiều nc EU nó cũng làm na ná thôi.
Bùng cước internet hay đtdd thì nó đưa lên hệ thống, sang hãng khác mở thuê bao cũng ko đc.
Ký séc khống hay nợ xấu bank nó cấm mở thẻ , bank nào cũng thế.
Mà ko có tk ngân hàng rất khó sống vì đi thuê nhà, thuê bao các dịch vụ đt net đều trả qua bank.
Rồi giao dịch từ mấy k eu trở lên phải ck hoặc séc….

Ở VN vẫn còn đang giao thời thả lỏng đấy.
Mấy cái các cụ nêu ra, đều là hợp lý chứ có vấn đề gì đâu nhỉ.
Lái xe không cẩn thận, vi phạm luật nhiều sẽ có khả năng gây tai nạn cho người khác nhiều hơn. Tăng phí bảo hiểm là đúng rồi.
Đã có lịch sử bùng nợ, nợ xấu thì ai dám đưa tiền cho người ấy nữa. Bản thân mình vào vị trí họ, có thằng bạn suốt ngày đi vay nợ thằng A, thằng B, thằng C. Đến lượt nó tìm đến mình xin vay, các cụ có dám xuống tiền khi biết khả năng mất là rất cao không?

Tất cả giao dịch đều nên qua ngân hàng thì tốt, tránh trốn thuế, rửa tiền. Hầu hết các nhà hàng châu Á như TQ hay VN hay yêu cầu trả tiền mặt, hoặc có trả thẻ thì phải tứ một mức nào đó (10, 15 €) trở lên. Trong khi đó, mua 1 chai nước giá 0.17€ (17 cents) tại siêu thị tây cũng có thể rút thẻ ra và thanh toán được. Mấy người thích cầm tiền mặt thường là không muốn ngân hàng truy vết của giao dịch, tránh phải đóng thuế.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,340
Động cơ
217,491 Mã lực
Vâng. E thấy dự án nào >50 tỉ ở tỉnh là lại các doanh nghiệp HN, SG vào làm
Thế này thì các doanh nghiệp địa phương phát triển kiểu gì :(
Địa chỉ sg thôi, có khi vẫn là gốc ở miền Trung , ví dụ dự án 10k tỉ hay vị á :D
 

Eagle No.1

Xe buýt
Biển số
OF-504885
Ngày cấp bằng
14/4/17
Số km
787
Động cơ
191,113 Mã lực
Thực ra nước nào nó cũng chấm điểm công dân, chỉ có khác là cách làm thôi. Chẳng hạn như tư bản, thò đâu phạt tiền ấy. Vi phạm luật giao thông nhiều- năm sau nó bắt tăng phí bảo hiểm. Chi tiêu bùng nợ, nó không cấp tín dụng mua nhà, mua xe… đấy cũng là biến tướng chấm điểm công dân chứ còn gì!
E lại thấy bản chất khác nhau hoàn toàn. Một bên là vi phạm lỗi nào nó phạt đúng lỗi đó. Một bên thì nó gom lại tất cả thành một lỗi và trừng phạt vào một việc khác ko liên quan như kiểu triệt luôn đường sống. Còn chưa kể Camera nó nhận dạng sai mặt, tự nhiên một sáng thức dậy ko thể ra khỏi nhà mà ko biết tại sao.
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
17,483
Động cơ
1,134,686 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Các cụ 9d, người yêu 2d nhưng xinh và bố làm to, cc có lấy không ạ.
Xinh, bố làm to mà 2d thì phi lý rồi. Bộ ba bất khả đồng hành. [-X
Xuống tận 2 điểm thì là k tuân thủ quy định công cộng (vứt rác, khạc nhổ, đánh nhau), nợ khó đòi, uống rượu lái xe, dùng chất kích thích … nhiều tệ nạn lắm cụ. Cụ mà chịu đc thì cứ lấy
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,002
Động cơ
398,421 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thực ra nước nào nó cũng chấm điểm công dân, chỉ có khác là cách làm thôi. Chẳng hạn như tư bản, thò đâu phạt tiền ấy. Vi phạm luật giao thông nhiều- năm sau nó bắt tăng phí bảo hiểm. Chi tiêu bùng nợ, nó không cấp tín dụng mua nhà, mua xe… đấy cũng là biến tướng chấm điểm công dân chứ còn gì!
Nhiều người chỉ nghe nói hệ thống chấm điểm công dân của Tàu, đọc vài ví dụ trên báo cứ nghĩ nó cực đoan độc tài này nọ.
Cứ mua 1 tour du lịch sang Bắc Kinh Thượng Hải …tham qua đi, thấy thích mê luôn, VN cứ gọn gàng sạch đẹp đc như nó đi rồi hãy chê.
Còn chấm điểm của Tàu thì nhiều nc EU nó cũng làm na ná thôi.
Bùng cước internet hay đtdd thì nó đưa lên hệ thống, sang hãng khác mở thuê bao cũng ko đc.
Ký séc khống hay nợ xấu bank nó cấm mở thẻ , bank nào cũng thế.
Mà ko có tk ngân hàng rất khó sống vì đi thuê nhà, thuê bao các dịch vụ đt net đều trả qua bank.
Rồi giao dịch từ mấy k eu trở lên phải ck hoặc séc….
Ở VN vẫn còn đang giao thời thả lỏng đấy.
Mấy cái các cụ nêu ra, đều là hợp lý chứ có vấn đề gì đâu nhỉ.
Lái xe không cẩn thận, vi phạm luật nhiều sẽ có khả năng gây tai nạn cho người khác nhiều hơn. Tăng phí bảo hiểm là đúng rồi.
Đã có lịch sử bùng nợ, nợ xấu thì ai dám đưa tiền cho người ấy nữa. Bản thân mình vào vị trí họ, có thằng bạn suốt ngày đi vay nợ thằng A, thằng B, thằng C. Đến lượt nó tìm đến mình xin vay, các cụ có dám xuống tiền khi biết khả năng mất là rất cao không?

Tất cả giao dịch đều nên qua ngân hàng thì tốt, tránh trốn thuế, rửa tiền. Hầu hết các nhà hàng châu Á như TQ hay VN hay yêu cầu trả tiền mặt, hoặc có trả thẻ thì phải tứ một mức nào đó (10, 15 €) trở lên. Trong khi đó, mua 1 chai nước giá 0.17€ (17 cents) tại siêu thị tây cũng có thể rút thẻ ra và thanh toán được. Mấy người thích cầm tiền mặt thường là không muốn ngân hàng truy vết của giao dịch, tránh phải đóng thuế.
Cụ wildcat và polizia hình như không hiểu. Cái "điểm tín dụng" ở Ph Tây (VN cũng có gọi là CIC) và "điểm công dân" đang thí nghiệm ở TQ rất khác nhau, thậm chí khác cơ bản.

- Cái khác đầu tiên là Ph Tây tính điểm tín dụng theo nguyên tắc "lĩnh vực nào xử lý lĩnh vực đó": vi phạm giao thông thì phạt/hạn chế trong giao thông, vị phạm tín dụng thì phạt/hạn chế trong tín dụng. Còn "Điểm công dân" của TQ là tính cho tất cả các lĩnh vực, và đó là cái tôi thấy rất tệ: nợ tín dụng thì không được đi máy bay/tàu cao tốc, chẳng khác gì làm nhục ngày xưa.

- Cái khác thứ 2 là ở Ph Tây (cũng như VN), vi phạm nếu khắc phục thì sẽ được xóa vết sau thời hạn quy định. Ví dụ anh chậm trả ngân hàng, bị hạ bậc CIC thì sau khi trả tiền, anh sẽ được nâng bậc trở lại sau 6-12 tháng tùy theo thời gian chậm trả. Nhưng "Điểm công dân" thì không, nếu 1 người TQ vì lý do nào đó không trả đúng hạn tín dụng ngân hàng mà bị hạ điểm thì vết tích sẽ lưu vĩnh viễn bất kể người đó đã trả tiền, nghĩa là sẽ không bao giờ được vay ngân hàng nữa. Tức là hệ thống Điểm công dân không cho người ta cơ hội sửa sai.

Một hệ thống bất nhân như thế mà có người ủng hộ?
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Cụ wildcat và polizia hình như không hiểu. Cái "điểm tín dụng" ở Ph Tây (VN cũng có gọi là CIC) và "điểm công dân" đang thí nghiệm ở TQ rất khác nhau, thậm chí khác cơ bản.

- Cái khác đầu tiên là Ph Tây tính điểm tín dụng theo nguyên tắc "lĩnh vực nào xử lý lĩnh vực đó": vi phạm giao thông thì phạt/hạn chế trong giao thông, vị phạm tín dụng thì phạt/hạn chế trong tín dụng. Còn "Điểm công dân" của TQ là tính cho tất cả các lĩnh vực, và đó là cái tôi thấy rất tệ: nợ tín dụng thì không được đi máy bay/tàu cao tốc, chẳng khách gì làm nhục ngày xưa.

- Cái khác thứ 2 là ở Ph Tây (cũng như VN), vi phạm nếu khắc phục thì sẽ được xóa vết sau thời hạn quy định. Ví dụ anh chậm trả ngân hàng, bì hạ bậc CIC thì sau khi trả tiền, anh sẽ được nâng bậc trở lại sau 6-12 tháng tùy theo thời gian chậm trả. Nhưng "Điểm công dân" thì không, nếu 1 người TQ vì lý do nào đó không trả đúng hạn tín dụng ngân hàng mà bị hạ điểm thì vết tích sẽ bị lưu vĩnh viễn bất kể người đó đã trả tiền, nghĩa là sẽ không bao giờ được vay ngân hàng nữa. Tức là hệ thống Điểm công dân không cho người ta cơ hội sửa sai.

Một hệ thống bất nhân như thế mà có người ủng hộ?
Cụ rất uyên bác nhưng cái này cụ lơ mơ rồi!

Cụ nhận định thế do đâu? Từ việc đọc báo mạng VN phỏng dịch lại báo lá cải Anh Mỹ à, hay cụ được một người bạn đáng tin cậy người TQ chia sẻ?

Theo tôi biết, một hệ thống ghê gớm như vậy chưa từng tồn tại ở TQ.

Các tỉnh đều đang thử nghiệm.

Việc đưa ai vào black list cần có quyết định của tòa án nhân dân tối cao: people’s Supreme Court. Cái này VN ta có khái niệm tương đồng, khỏi giải thích.

v.v.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,340
Động cơ
217,491 Mã lực
Cụ wildcat và polizia hình như không hiểu. Cái "điểm tín dụng" ở Ph Tây (VN cũng có gọi là CIC) và "điểm công dân" đang thí nghiệm ở TQ rất khác nhau, thậm chí khác cơ bản.

- Cái khác đầu tiên là Ph Tây tính điểm tín dụng theo nguyên tắc "lĩnh vực nào xử lý lĩnh vực đó": vi phạm giao thông thì phạt/hạn chế trong giao thông, vị phạm tín dụng thì phạt/hạn chế trong tín dụng. Còn "Điểm công dân" của TQ là tính cho tất cả các lĩnh vực, và đó là cái tôi thấy rất tệ: nợ tín dụng thì không được đi máy bay/tàu cao tốc, chẳng khác gì làm nhục ngày xưa.

- Cái khác thứ 2 là ở Ph Tây (cũng như VN), vi phạm nếu khắc phục thì sẽ được xóa vết sau thời hạn quy định. Ví dụ anh chậm trả ngân hàng, bị hạ bậc CIC thì sau khi trả tiền, anh sẽ được nâng bậc trở lại sau 6-12 tháng tùy theo thời gian chậm trả. Nhưng "Điểm công dân" thì không, nếu 1 người TQ vì lý do nào đó không trả đúng hạn tín dụng ngân hàng mà bị hạ điểm thì vết tích sẽ lưu vĩnh viễn bất kể người đó đã trả tiền, nghĩa là sẽ không bao giờ được vay ngân hàng nữa. Tức là hệ thống Điểm công dân không cho người ta cơ hội sửa sai.

Một hệ thống bất nhân như thế mà có người ủng hộ?
như cụ kienvinh ở trên nói đó, đang thử nghiệm mới vài năm nên không thể gọi là "cả đời" được. Có thể là mỗi hành vi chấm điểm sẽ có thời hạn áp dụng, hết hạn thì tự động bỏ hay giảm điểm trừ.

Chữ tín là quan trọng. Bên VN giờ có phong trào "bùng nợ", chúng nó lên mạng chia sẻ kinh nghiệp quỵt nợ ngân hàng. Mà có phải đói khát tai nạn gì, quỵt để ăn chơi thôi.

Hình phạt nếu không đủ thay đổi thì phải có nghĩ cách để người ta thay đổi. Điểm tín dụng của Tây nếu không đủ răn đe thì phải có cách chứ không phải học theo Tây rồi thôi. TQ và VN đều có điểm tín dụng đấy, nhưng không đủ.

Phải làm sao tiến lên đi ngủ không phải đóng cửa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thực Can

Xe đạp
Biển số
OF-666362
Ngày cấp bằng
4/6/19
Số km
18
Động cơ
106,884 Mã lực
Tuổi
32
Tính theo cấp tỉnh cụ ạ. Ví dụ Thượng hải năm 2021 tổng thu ngân sách là 143 tỉ đô, trong đó thu địa phương là 98 tỉ, thu hộ TW là 45 tỉ. Thượng hải được giữ lại toàn bộ 98 tỉ và 20% của phần thu hộ 2020 là 9 tỉ. Tổng cộng ngân sách 2021 của Thượng hải là 107 tỉ đô.

So sánh với Sài gòn: Năm 2021 Sài gòn thu ngân sách 382,5 ngàn tỉ đồng, trong đó thu địa phương là 263,8 ngàn tỉ, thu hộ TW là 118,7 ngàn tỉ. Nếu như Thượng hải thì Sài gòn được giữ lại toàn bộ 263,8 ngàn tỉ và thêm 20% của thu hộ là 23,7 ngàn tỉ. Tổng cộng ngân sách Sài gòn sẽ có 287,5 ngàn tỉ. Tuy nhiên, với quy định của VN thì cuối cùng SG chỉ được có hơn 80 ngàn tỉ, bằng đúng số lẻ.

Các cụ tưởng tượng, nếu có gần 300 ngàn tỉ hàng năm để chi thì SG sẽ xanh sạch đẹp như thế nào?
Em nghĩ là tùy thuộc tầm nhìn nhà quản lý muốn ưu tiên cho cái gì thôi, chứ xét về ngân sách thì vô chừng lắm. VD 1 công ty S đóng ở SG nhưng bán hàng đi khắp các tỉnh thành, thuế VAT/CIT/PIT/FCT thu trực tiếp tại chỗ vì doanh thu họ tập trung khai bảo 1 nơi, nhưng thực tế đấy là tiền thuế từ việc bán hàng khắp cả nước. Vậy thì phân bổ đi khắp cả nước cũng không có gì là sai cả. Thực tế ở SG/HN đang có rất nhiều công ty như vậy.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,002
Động cơ
398,421 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
như cụ kienvinh ở trên nói đó, đang thử nghiệm mới vài năm nên không thể gọi là "cả đời" được. Có thể là mỗi hành vi chấm điểm sẽ có thời hạn áp dụng, hết hạn thì tự động bỏ hay giảm điểm trừ.

Chữ tín là quan trọng. Bên VN giờ có phong trào "bùng nợ", chúng nó lên mạng chia sẻ kinh nghiệp quỵt nợ ngân hàng. Mà có phải đói khát tai nạn gì, quỵt để ăn chơi thôi.

Hình phạt nếu không đủ thay đổi thì phải có nghĩ cách để người ta thay đổi. Điểm tín dụng của Tây nếu không đủ răn đe thì phải có cách chứ không phải học theo Tây rồi thôi. TQ và VN đều có điểm tín dụng đấy, nhưng không đủ.

Phải làm sao tiến lên đi ngủ không phải đóng cửa.
Có 1 cái mà tôi đã chần chừ mãi không dám nói ở OF, đó là chuyện thắt van xả van.

1 xã hội muốn tồn tại và phát triển luôn phải có trật tự, mà trật tự nghĩa là quy tắc. Xã hội/quốc gia luôn phải có quy tắc quy củ.

Tuy nhiên, những quy tắc/quy củ đó phải có nội dung và được thực hành ra sao, đó là vấn đề. Lỏng quá thì loạn, chặt quá thì sẽ sinh bất mãn và cản trở phát triển. Nhất là khi thu nhập và dân trí xã hội lên cao.

Cho nên nguyên tắc là phải kết hợp lỏng và chặt. Chặt chỗ nọ phải lỏng chỗ kia hoặc ngược lại. Xã hội phải có quy củ, càng phát triển càng phải có quy củ, nhưng cũng phải có van xả để giảm bớt căng thẳng.

Phương Tây, qua quá trình phát triển và thử sai, đã định hình nguyên tắc "lỏng trên chặt dưới", nghĩa là xã hội có quy củ về dân sự, nhưng có độ lỏng nhất định về chính trị. Người dân có quyền tham gia và lập đảng phái, tự do bầu cử và ứng cử... tức là tự do chính trị. Nhưng ngược lại, cuộc sống dân sự lại rất quy củ với các quy tắc công cộng, quy tắc ứng xử vv mà một trong số đó là các điểm tín dụng chuyên biệt trong ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vv

Ngược lại với đó, TQ (và VN) đang đi con đường ngược lại: chặt trên lỏng dưới. Chính trị xiết chặt, nhưng lại thả lỏng nhất định cuộc sống dân sự: khạc nhổ vứt rác đái bậy tự do, giao thông lộn xộn, hợp đồng dân sự ký cho vui vv vài năm trước có thể thấy rất nhiều ở TQ, và cũng đang phổ biến ở VN. Rất nhiều cụ kêu than về các tệ nạn đó và luôn so sánh với Ph Tây, các cụ nên hiểu logic tôi trình bày ở trên: đó có thể là bất cập của TQ và VN, nhưng đồng thời cũng là phù hợp với nguyên tắc "lỏng chặt kết hợp". Khi bị quản chặt về thượng tầng, người ta phải được thả lỏng ở hạ tầng. Nếu không sớm muộn sẽ sinh chuyện.

Có cụ sẽ hỏi: Singapore chặt cả thượng tầng và hạ tầng, lý giải thế nào? Trả lời của tôi là, Singapore có hoàn cảnh khác hẳn, là đất nước của người Hoa di cư. Những người di cư luôn có cảm giác bất an và có thể chấp nhận tất cả các quy tắc miễn là họ được an toàn và ổn định làm ăn. Những nguy hiểm và kỳ thị ở Indo và Mã lai thời kỳ đó tự nhiên củng cố các chính sách của Lý Quang Diệu. Vả lại, bên cạnh sự chặt chẽ về chính trị và dân sinh thì Singapore lại cung cấp sự tự do cực lớn về kinh tế, chính cái đó đã bù đắp 2 cái chặt chẽ chắc đến ở trên.

Quay lại Hệ thống chấm điểm công dân của TQ: theo tôi, hệ thống này đang đi ngược nguyên tắc tổ chức xã hội mà tôi trình bày ở trên. Vô hình chung, nó góp phần bóp nghẹt xã hội Trung quốc ở cả 3 lĩnh vực lớn là chính trị, kinh tế và đời sống hàng ngày. Điều hành như vậy tạo ra ổn định và quy củ, nhưng về trung và dài hạn sẽ có hệ lụy là sự trì trệ xã hội. Ví dụ nhỏ nhưng rất trực quan là nền điện ảnh Trung quốc, các cụ thấy những quy tắc khắt khe và vô lý hơn chục năm qua đã khiến điện ảnh Trung quốc (và cả Hong Kong) dần đi xuống như thế nào.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
808
Động cơ
282,253 Mã lực
Cụ rất uyên bác nhưng cái này cụ lơ mơ rồi!

Cụ nhận định thế do đâu? Từ việc đọc báo mạng VN phỏng dịch lại báo lá cải Anh Mỹ à, hay cụ được một người bạn đáng tin cậy người TQ chia sẻ?

Theo tôi biết, một hệ thống ghê gớm như vậy chưa từng tồn tại ở TQ.

Các tỉnh đều đang thử nghiệm.

Việc đưa ai vào black list cần có quyết định của tòa án nhân dân tối cao: people’s Supreme Court. Cái này VN ta có khái niệm tương đồng, khỏi giải thích.

v.v.
Tòa án quận đã đủ thẩm quyền đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách đen rồi.

Một hệ thống có tác dụng trừng phạt hành vi xấu và khuyến khích hành vi tốt là điều tốt. Tuy nhiên các địa phương ở Tàu đang được quyền định nghĩa hành vi nào là xấu, và được phép đặt ra hình phạt. Điều này có lẽ là không hợp lý, vì nó giống như trao quyền làm luật cho địa phương. Một số địa phương do đó đã có những quy định quá hà khắc, ví dụ như cha mẹ bị vào danh sách đen thì con cái không được vào trường đại học cho dù đủ điểm thi.
 

Quê bầm

Xe điện
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
4,798
Động cơ
104,251 Mã lực
Có 1 cái mà tôi đã chần chừ mãi không dám nói ở OF, đó là chuyện thắt van xả van.

1 xã hội muốn tồn tại và phát triển luôn phải có trật tự, mà trật tự nghĩa là quy tắc. Xã hội/quốc gia luôn phải có quy tắc quy củ.

Tuy nhiên, những quy tắc/quy củ đó phải có nội dung và được thực hành ra sao, đó là vấn đề. Lỏng quá thì loạn, chặt quá thì sẽ sinh bất mãn và cản trở phát triển. Nhất là khi thu nhập và dân trí xã hội lên cao.

Cho nên nguyên tắc là phải kết hợp lỏng và chặt. Chặt chỗ nọ phải lỏng chỗ kia hoặc ngược lại. Xã hội phải có quy củ, càng phát triển càng phải có quy củ, nhưng cũng phải có van xả để giảm bớt căng thẳng.

Phương Tây, qua quá trình phát triển và thử sai, đã định hình nguyên tắc "lỏng trên chặt dưới", nghĩa là xã hội có quy củ về dân sự, nhưng có độ lỏng nhất định về chính trị. Người dân có quyền tham gia và lập đảng phái, tự do bầu cử và ứng cử... tức là tự do chính trị. Nhưng ngược lại, cuộc sống dân sự lại rất quy củ với các quy tắc công cộng, quy tắc ứng xử vv mà một trong số đó là các điểm tín dụng chuyên biệt trong ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vv

Ngược lại với đó, TQ (và VN) đang đi con đường ngược lại: chặt trên lỏng dưới. Chính trị xiết chặt, nhưng lại thả lỏng nhất định cuộc sống dân sự: khạc nhổ vứt rác đái bậy tự do, giao thông lộn xộn, hợp đồng dân sự ký cho vui vv vài năm trước có thể thấy rất nhiều ở TQ, và cũng đang phổ biến ở VN. Rất nhiều cụ kêu than về các tệ nạn đó và luôn so sánh với Ph Tây, các cụ nên hiểu logic tôi trình bày ở trên: đó có thể là bất cập của TQ và VN, nhưng đồng thời cũng là phù hợp với nguyên tắc "lỏng chặt kết hợp". Khi bị quản chặt về thượng tầng, người ta phải được thả lỏng ở hạ tầng. Nếu không sớm muộn sẽ sinh chuyện.

Có cụ sẽ hỏi: Singapore chặt cả thượng tầng và hạ tầng, lý giải thế nào? Trả lời của tôi là, Singapore có hoàn cảnh khác hẳn, là đất nước của người Hoa di cư. Những người di cư luôn có cảm giác bất an và có thể chấp nhận tất cả các quy tắc miễn là họ được an toàn và ổn định làm ăn. Những nguy hiểm và kỳ thị ở Indo và Mã lai thời kỳ đó tự nhiên củng cố các chính sách của Lý Quang Diệu. Vả lại, bên cạnh sự chặt chẽ về chính trị và dân sinh thì Singapore lại cung cấp sự tự do cực lớn về kinh tế, chính cái đó đã bù đắp 2 cái chặt chẽ chắc đến ở trên.

Quay lại Hệ thống chấm điểm công dân của TQ: theo tôi, hệ thống này đang đi ngược nguyên tắc tổ chức xã hội mà tôi trình bày ở trên. Vô hình chung, nó góp phần bóp nghẹt xã hội Trung quốc ở cả 3 lĩnh vực lớn là chính trị, kinh tế và đời sống hàng ngày. Điều hành như vậy tạo ra ổn định và quy củ, nhưng về trung và dài hạn sẽ có hệ lụy là sự trì trệ xã hội. Ví dụ nhỏ nhưng rất trực quan là nền điện ảnh Trung quốc, các cụ thấy những quy tắc khắt khe và vô lý hơn chục năm qua đã khiến điện ảnh Trung quốc (và cả Hong Kong) dần đi xuống như thế nào.
Xã hội TQ có những vấn đề nhất định như giá nhà ở quá cao, cạnh tranh việc làm gay gắt nhưng họ duy trì được năng suất lao động cao, năng lực sản xuất không giới hạn, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế rất cao, thặng dư lớn. Họ quan tâm nhiều đến môi trường, phủ xanh với cây xanh hồ nước khắp nơi, ko còn rác vương vãi, xã hội quy củ, vệ sinh an toàn thực phẩm giờ làm rất tốt, rau củ quả hái xuống lau qua là chén luôn ko cần rửa hay ngâm, ra đường giao thông đi lại ngăn nắp ko lộn xộn mặc dù lưu lượng lớn gấp nhà mình nhiều lần.
 

Quê bầm

Xe điện
Biển số
OF-740060
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
4,798
Động cơ
104,251 Mã lực
Tòa án quận đã đủ thẩm quyền đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách đen rồi.

Một hệ thống có tác dụng trừng phạt hành vi xấu và khuyến khích hành vi tốt là điều tốt. Tuy nhiên các địa phương ở Tàu đang được quyền định nghĩa hành vi nào là xấu, và được phép đặt ra hình phạt. Điều này có lẽ là không hợp lý, vì nó giống như trao quyền làm luật cho địa phương. Một số địa phương do đó đã có những quy định quá hà khắc, ví dụ như cha mẹ bị vào danh sách đen thì con cái không được vào trường đại học cho dù đủ điểm thi.
Họ cũng quen với sự chặt chẽ vì nó bình đẳng cho mọi người ai ai cũng tuân theo, ít có ngoại lệ, camera giám sát khắp nơi và xxx hay lực lượng thực thi công vụ cũng phải đeo máy ghi âm và cam lên cổ áo nên hiệu quả thực thi cao.

Bên họ quả hộ khẩu quá hà khắc và họ hạn chế nhập cư và bám trụ tại các thành phố lớn
 

firstXpan

Xe buýt
Biển số
OF-813757
Ngày cấp bằng
7/6/22
Số km
816
Động cơ
-319,847 Mã lực
Xinh, bố làm to mà 2d thì phi lý rồi. Bộ ba bất khả đồng hành. [-X
Hi, chào cụ, xinh nhưng ăn chơi học dốt ạ, vẫn có thể 2d chứ, mà nếu ko bị 2d thì chứng tỏ ông bố chạy chọt và hệ thống chấm điểm ko công minh roài, thế thì khác dì nước mình hiện tại đâu. Mặc định nhà mặt phố bố làm to thì là tiểu thư hoàn hảo.
Cụ ơi bỏ qua cái hệ thống vớ vỉn này đi, lúc nào index down-chen cụ ới em phát để em vào, để tiền lâu quá rồi.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Tòa án quận đã đủ thẩm quyền đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách đen rồi.

Một hệ thống có tác dụng trừng phạt hành vi xấu và khuyến khích hành vi tốt là điều tốt. Tuy nhiên các địa phương ở Tàu đang được quyền định nghĩa hành vi nào là xấu, và được phép đặt ra hình phạt. Điều này có lẽ là không hợp lý, vì nó giống như trao quyền làm luật cho địa phương. Một số địa phương do đó đã có những quy định quá hà khắc, ví dụ như cha mẹ bị vào danh sách đen thì con cái không được vào trường đại học cho dù đủ điểm thi.
NẾU những gì bác nói là đúng thì hệ thống đó có chỗ không nên không phải.

Vấn đề không có nguồn thông tin khả tín nào giúp xác minh được chữ nếu ấy.

Nhiều cái tôi thấy lá cải phương Tây thổi phồng quá mức. Không cho con người ta đi học à? Nước nào cũng có luật, ngay cả VN ta cũng có luật nên tôi nghi ngờ TQ mà lại không có: trẻ em có quyền đi học đến hết cấp 2, lớp đến 100 cháu trường (đúng tuyến) cũng phải nhận.

Cái gì không phải luật thì rất có thể một vài hệ thống nó tự nguyện liên thông với nhau như ngân hàng và Ant Group và siêu thị nó từ chối bán chịu chẳng hạn.

Có những người theo tôn giáo không ăn thịt lợn. Có người không ăn thịt bò. Các bác đang hưởng ứng những tuýt của người viết ăn tạp, chê không có thịt lợn, thịt bò thì khổ nhể, còn gì là cuộc đời. Tôi thấy người TQ không kêu khổ thì thôi, các bác chê theo phong trào, chả phải là phiến diện ư.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,024
Động cơ
22,680 Mã lực
Có 1 cái mà tôi đã chần chừ mãi không dám nói ở OF, đó là chuyện thắt van xả van.

1 xã hội muốn tồn tại và phát triển luôn phải có trật tự, mà trật tự nghĩa là quy tắc. Xã hội/quốc gia luôn phải có quy tắc quy củ.

Tuy nhiên, những quy tắc/quy củ đó phải có nội dung và được thực hành ra sao, đó là vấn đề. Lỏng quá thì loạn, chặt quá thì sẽ sinh bất mãn và cản trở phát triển. Nhất là khi thu nhập và dân trí xã hội lên cao.

Cho nên nguyên tắc là phải kết hợp lỏng và chặt. Chặt chỗ nọ phải lỏng chỗ kia hoặc ngược lại. Xã hội phải có quy củ, càng phát triển càng phải có quy củ, nhưng cũng phải có van xả để giảm bớt căng thẳng.

Phương Tây, qua quá trình phát triển và thử sai, đã định hình nguyên tắc "lỏng trên chặt dưới", nghĩa là xã hội có quy củ về dân sự, nhưng có độ lỏng nhất định về chính trị. Người dân có quyền tham gia và lập đảng phái, tự do bầu cử và ứng cử... tức là tự do chính trị. Nhưng ngược lại, cuộc sống dân sự lại rất quy củ với các quy tắc công cộng, quy tắc ứng xử vv mà một trong số đó là các điểm tín dụng chuyên biệt trong ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vv

Ngược lại với đó, TQ (và VN) đang đi con đường ngược lại: chặt trên lỏng dưới. Chính trị xiết chặt, nhưng lại thả lỏng nhất định cuộc sống dân sự: khạc nhổ vứt rác đái bậy tự do, giao thông lộn xộn, hợp đồng dân sự ký cho vui vv vài năm trước có thể thấy rất nhiều ở TQ, và cũng đang phổ biến ở VN. Rất nhiều cụ kêu than về các tệ nạn đó và luôn so sánh với Ph Tây, các cụ nên hiểu logic tôi trình bày ở trên: đó có thể là bất cập của TQ và VN, nhưng đồng thời cũng là phù hợp với nguyên tắc "lỏng chặt kết hợp". Khi bị quản chặt về thượng tầng, người ta phải được thả lỏng ở hạ tầng. Nếu không sớm muộn sẽ sinh chuyện.

Có cụ sẽ hỏi: Singapore chặt cả thượng tầng và hạ tầng, lý giải thế nào? Trả lời của tôi là, Singapore có hoàn cảnh khác hẳn, là đất nước của người Hoa di cư. Những người di cư luôn có cảm giác bất an và có thể chấp nhận tất cả các quy tắc miễn là họ được an toàn và ổn định làm ăn. Những nguy hiểm và kỳ thị ở Indo và Mã lai thời kỳ đó tự nhiên củng cố các chính sách của Lý Quang Diệu. Vả lại, bên cạnh sự chặt chẽ về chính trị và dân sinh thì Singapore lại cung cấp sự tự do cực lớn về kinh tế, chính cái đó đã bù đắp 2 cái chặt chẽ chắc đến ở trên.

Quay lại Hệ thống chấm điểm công dân của TQ: theo tôi, hệ thống này đang đi ngược nguyên tắc tổ chức xã hội mà tôi trình bày ở trên. Vô hình chung, nó góp phần bóp nghẹt xã hội Trung quốc ở cả 3 lĩnh vực lớn là chính trị, kinh tế và đời sống hàng ngày. Điều hành như vậy tạo ra ổn định và quy củ, nhưng về trung và dài hạn sẽ có hệ lụy là sự trì trệ xã hội. Ví dụ nhỏ nhưng rất trực quan là nền điện ảnh Trung quốc, các cụ thấy những quy tắc khắt khe và vô lý hơn chục năm qua đã khiến điện ảnh Trung quốc (và cả Hong Kong) dần đi xuống như thế nào.
Singapore rất lỏng về tự do dòng vốn tự do thương mại tự do kinh doanh. Không phải một mình chính trị Lý Quang Diệu mà Sing thịnh vượng thế được là nhờ Sing copy Anh từ hồi cụ Raffles và động lực kinh tế bên dưới, luôn kế thừa trân trọng

Người sáng lập Singapore là Raffles chứ không phải Lý Quang Diệu. Nhưng công lao của cụ Lý Quang Diệu là cài đặt thiết chế Anh nhưng lại phù hợp với dân châu Á (màu sắc Singapore).

Nhiều người nhìn Sing ở bề nổi hơn bề chìm. Bề chìm là nỗ lực của các thương nhân, lao động, hoà hợp hỗ trợ nhau trong bức tượng nổi tiếng the River Merchants

Trung Quốc cũng vậy, "nước Hoàng Hà Trường Giang không bao giờ chảy ngược" là ý nói động lực kinh tế thương nhân, tư nhân, lao động bên dưới rất mạnh dù ở trong thể chế bối cảnh nào

IMG_0494.jpeg

The River Merchants, Aw Tee Hong
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
5,024
Động cơ
22,680 Mã lực
NẾU những gì bác nói là đúng thì hệ thống đó có chỗ không nên không phải.

Vấn đề không có nguồn thông tin khả tín nào giúp xác minh được chữ nếu ấy.

Nhiều cái tôi thấy lá cải phương Tây thổi phồng quá mức. Không cho con người ta đi học à? Nước nào cũng có luật, ngay cả VN ta cũng có luật nên tôi nghi ngờ TQ mà lại không có: trẻ em có quyền đi học đến hết cấp 2, lớp đến 100 cháu trường (đúng tuyến) cũng phải nhận.

Cái gì không phải luật thì rất có thể một vài hệ thống nó tự nguyện liên thông với nhau như ngân hàng và Ant Group và siêu thị nó từ chối bán chịu chẳng hạn.

Có những người theo tôn giáo không ăn thịt lợn. Có người không ăn thịt bò. Các bác đang hưởng ứng những tuýt của người viết ăn tạp, chê không có thịt lợn, thịt bò thì khổ nhể, còn gì là cuộc đời. Tôi thấy người TQ không kêu khổ thì thôi, các bác chê theo phong trào, chả phải là phiến diện ư.
Luật là bề nổi thôi cụ, còn bề chìm quan hệ xã hội người - người.

Xã hội Phương Tây họ có quy tắc bằng tính cộng đồng. Ví dụ anh đi ngược chiều mọi người nhìn anh như hủi.

Cái đó nhờ phương Tây xây dựng nền tảng hàng trăm năm. Châu Á không có nền tảng đó nên phải gò vào quy củ, giá trị chung bằng quân phiệt chứ đừng ảo tưởng dân chủ tự ý thức
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
20,675
Động cơ
612,205 Mã lực
Tính theo cấp tỉnh cụ ạ. Ví dụ Thượng hải năm 2021 tổng thu ngân sách là 143 tỉ đô, trong đó thu địa phương là 98 tỉ, thu hộ TW là 45 tỉ. Thượng hải được giữ lại toàn bộ 98 tỉ và 20% của phần thu hộ 2020 là 9 tỉ. Tổng cộng ngân sách 2021 của Thượng hải là 107 tỉ đô.

So sánh với Sài gòn: Năm 2021 Sài gòn thu ngân sách 382,5 ngàn tỉ đồng, trong đó thu địa phương là 263,8 ngàn tỉ, thu hộ TW là 118,7 ngàn tỉ. Nếu như Thượng hải thì Sài gòn được giữ lại toàn bộ 263,8 ngàn tỉ và thêm 20% của thu hộ là 23,7 ngàn tỉ. Tổng cộng ngân sách Sài gòn sẽ có 287,5 ngàn tỉ. Tuy nhiên, với quy định của VN thì cuối cùng SG chỉ được có hơn 80 ngàn tỉ, bằng đúng số lẻ.

Các cụ tưởng tượng, nếu có gần 300 ngàn tỉ hàng năm để chi thì SG sẽ xanh sạch đẹp như thế nào?
Ở HCM có rất nhiều cty đóng thuế ở HCM nhưng thực chất hoạt động ở các tỉnh là chính nhưng họ không thể tách ra mỗi tỉnh 1 bộ máy hạch toán để mà đóng thuế cho địa phương được. Việc của CP phải điều tiết lại chứ không thể để cho HCM hưởng hết số thuế đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top