[Funland] Tiếp thu Hà Nội hôm 10-10-1954

luot_song

Xe điện
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
4,971
Động cơ
480,993 Mã lực
Kinh quá đến giờ này rồi mà vẫn còn thể loại này

 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Em lại cứ nghĩ là giải phóng thủ đô đuổi Pháp về nước sao ta không tiếp quản Miền Nam luôn nhỉ.
Hỏi vớ hỏi vẩn.
Vậy mợ hiểu gì về cái Hiệp định Geneve về Đông dương 1954 ???
 

luot_song

Xe điện
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
4,971
Động cơ
480,993 Mã lực
Hỏi vớ hỏi vẩn.
Vậy mợ hiểu gì về cái Hiệp định Geneve về Đông dương 1954 ???
Vương Thừa Vũ sang Tung của từ lúc 5 tuổi đúng ko cụ vịt?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
hình như dùng từ "tiếp quản" nghe nó êm tai hơn "tiếp thu", các post sau em thấy có dùng tiếp quản
Em sống thời đó, từ ngữ chính thức gọi là TIẾP THU Hà Nội, tiếp thu Hải Phòng ....
Tiếp quản cũng sử dụng nhưng ít hơn
Không có từ GIẢI PHÓNG. Từ "giải phóng" xuất hiện sau 1975 với nghĩa khác với thời kỳ 1954
Những người làm việc cho chế độ cũ (bác sĩ, y tá, công chức, Kỹ thuật viên, giảng viên Đại học ....) vẫn được sử dụng dưới tên gọi "công chức lưu dung", "Lưu dung" nghĩa là "tạm bảo lưu, thu dung" được hưởng lương khác với những người kháng chiến đang làm việc, hưởng lương cao hơn người bình thường cùng làm một công việc (nhưng thấp hơn chế độ cũ trả). Tới 1960, sau khi ta đào tạo được cán bộ thay thế và "hoàn thành cải tạo miền Bắc lên con đường XHCN" thì những người này phải hưởng mức lương như người thường. Thậm chí trong một số trường hợp, những người này không còn được sử dụng tiếp nữa

Một từ sử dụng thời đó là "tập kết".
Theo Hiệp định Geneva, hai bên sẽ tập kết và đưa binh sĩ của mình vào nam (hoặc ra bắc). Ở miền Nam, những người kháng chiến tập trung ở Qui Nhơn, Cà Mau để tập kết ra bắc. Hai tàu thuỷ Arkhagelsk (của Liên Xô) và Kilinsky (của Ba Lan) đảm nhận việc vận chuyển những người tập kết ra bắc từ Cà Mau và cảng Qui Nhơn
Đây là hai tàu thuỷ loại lớn, không cập bờ được, phải đỗ ngoài khơi, rồi tàu nhỏ của Pháp đưa ra
Ra tới bắc, hai tàu này neo ở ngoài khơi Sầm Sơn. Sầm Sơn (Thanh Hoá) lúc đó là "cảng" duy nhất tiếp nhận cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết. Vì thế người Pháp giúp đỡ vận chuyển bằng tàu nhỏ LCV, LCU từ tàu vào bờ Sầm Sơn (Thanh Hoá) rồi họ nhận tù binh Pháp từ Sầm Sơn đưa về Hải Phòng.
Riêng ở Nam Bộ, do lực lượng kháng chiến sống ở rừng Đồng Tháp Mười, nên người Pháp sử dụng tàu nhỏ chở chiến sĩ ta từ rừng ra đến tận tàu to Liên Xô Ba Lan của ta neo ở ngoài khơi Cà Mau
Thời đó, mọi việc diễn ra suôn sẻ trong hòa bình
Dân buôn nhanh chóng vào nam mua hàng chuyển ra bắc. Hàng hoá ở miền nam phong phú và tốt hơn nhiều (chưa kể là hàng nhập khẩu từ Pháp cũng nhiều hơn). Những hàng này được gọi là "hàng tập kết" (tương tự ngày nay chúng ta gọi là "hàng nhập khẩu"). Thời kỳ 1954 đến 1960, hàng hoá tiêu dùng bán ở miền bắc phần nhiều là "hàng tập kết". Sau khi hai bên hạn chế giao thương thì nguồn hàng cũng ít dần và tới 1960 thì "hàng tập kết" cạn kiệt hẳn.
Từ 1960 trở đi cuộc sống của người dân Bắc trông chờ nhiều vào viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác, nên không đủ và thiếu thốn
Cụ Tố Hữu viết trong một bài thơ "Chào 61 đỉnh cao muôn trượng" là hoàn toàn đúng

Phía ta, do lo ngại và đề phòng không diễn ra Tổng Tuyển Cử nên cũng để lại người ở Nam cùng vũ khí. Ông Lê Duẩn di chuyển bằng tàu thuỷ của Pháp từ rừng Đồng Tháp Mười ra tàu thuỷ neo ở Cà Mau rồi lẩn ở lại chính là trong trường hợp này
Theo Hiệp định Geneva, hai bên không được trả thù những người đã đứng về phía bên kia. Sau khi không diễn ra Tổng tuyển cử (lẽ ra vào 20-7-1956) thì nhân dân miền Nam "đồng khởi". Chính quyền Ngô Đình Diệm trả đũa, o ép những gia đình kháng chiến cũ rồi đưa ra Luật 10/59 đặt những người cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và cũng chỉ xử chém một số người thôi. Cụ nào ở trên nói chính quyền Ngô Đình Diệm trả thù hàng vạn người moi gan mổ bụng có lẽ hơi quá
 
Chỉnh sửa cuối:

maple_leaf

Xe điện
Biển số
OF-84274
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
2,237
Động cơ
-393,319 Mã lực
Hên quá, ông nội em dắt theo cả nhà di cư vào Nam (được đi máy bay, không phải tàu há mồm).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực

Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ số nhà 19 Hai Bà Trưng Hà Nội (lúc đó vẫn còn hoạt động)




Nhà Pháp kiều ở Hà Nội chăng giây kẽm gai chống Việt Minh tấn công
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực

Nhà máy điện Yên Phụ trước ngày chính phủ ta tiếp thu




Nhà máy Bia Hà Nội trước ngày người Pháp rút đi
 
Chỉnh sửa cuối:

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,041
Động cơ
438,063 Mã lực
Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều người thật sự ra đi vì lí do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản.

Theo đó, các linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể.
.
Thế rốt cuộc Life vs mấy ông LM khi đó nói/ giảng/ cảnh báo/ tuyên truyền/ tiên tri đúng hay sai?
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,751
Động cơ
340,846 Mã lực

Sân bay Bạch Mai với những nhà để máy bay trống không và đám cảnh khuyển bị bỏ lại



Nhà tù Hoả Lò với các buồng giam trống rỗng


Từ trước đó, sau khi hiệp định Geneve được kí kết, người Pháp đã thả rất nhiều thường phạm, trong số đó đa số là nữ tù.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,751
Động cơ
340,846 Mã lực
Các công sở, nhà máy được bàn giao cho các đội tiếp quản hành chính. Cảnh ca làm việc cuối cùng của người Pháp tại nhà máy điện Yên Phụ.


Nhà máy bia Hà nội


với mẻ bia cuối được kiểm tra chất lượng bởi những kĩ sư Pháp


Khung cảnh đổ nát trong các phân xưởng sản xuất cho thấy các nỗ lực bảo vệ nhà máy không đạt được kết quả mong muốn


Khẩu hiệu Rửa tay rồi hãy vào làm việc trái ngược với ...


khung cảnh mất vệ sinh xung quanh
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,751
Động cơ
340,846 Mã lực
Người Pháp tìm cách chuyển vào Nam các đầu tầu, công nhân ủng hộ chế độ mới tìm cách giấu đi những thiết bị quan trọng để phá kế hoạch này khiến giao thông đường sắt tê liệt.


Ga Hàng Cỏ vắng hoe, trái ngược hoàn toàn quanh cảnh mấy ngày trước đó đầy ứ dòng người hoảng loạn chen lấn lên các chuyến tầu xuống Hải Phòng để cư vào Nam


Khách chờ tầu trên sân ga giờ là...






 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực

Đại tướng Paul Ély được cử làm Cao uỷ Đông Dương kiêm Tư lệnh Pháp ở Đông Dương và Trung tướng Cogny, Tư lệnh Pháp ở Bắc bộ tháng 9-1954





Sở dây thép Hà Nội (tức Sở Bưu điện Hà Nội sau này)





T.hủ tướng Ngô Đình Diệm trở về Việt Nam chấp chính tháng 7-1954


T.hủ tướng Ngô Đình Diệm trở về Việt Nam chấp chính tháng 7-1954
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
5,751
Động cơ
340,846 Mã lực
Em sống thời đó, từ ngữ chính thức gọi là TIẾP THU Hà Nội, tiếp thu Hải Phòng ....
Tiếp quản cũng sử dụng nhưng ít hơn
Không có từ GIẢI PHÓNG. Từ "giải phóng" xuất hiện sau 1975 với nghĩa khác với thời kỳ 1954
Những người làm việc cho chế độ cũ (bác sĩ, y tá, công chức, Kỹ thuật viên, giảng viên Đại học ....) vẫn được sử dụng dưới tên gọi "công chức lưu dung", "Lưu dung" nghĩa là "tạm bảo lưu, thu dung" được hưởng lương khác với những người kháng chiến đang làm việc, hưởng lương cao hơn người bình thường cùng làm một công việc (nhưng thấp hơn chế độ cũ trả). Tới 1960, sau khi ta đào tạo được cán bộ thay thế và "hoàn thành cải tạo miền Bắc lên con đường XHCN" thì những người này phải hưởng mức lương như người thường. Thậm chí trong một số trường hợp, những người này không còn được sử dụng tiếp nữa

Một từ sử dụng thời đó là "tập kết".
Theo Hiệp định Geneva, hai bên sẽ tập kết và đưa binh sĩ của mình vào nam (hoặc ra bắc). Ở miền Nam, những người kháng chiến tập trung ở Qui Nhơn, Cà Mau để tập kết ra bắc. Hai tàu thuỷ Arkhagelsk (của Liên Xô) và Kilinsky (của Ba Lan) đảm nhận việc vận chuyển những người tập kết ra bắc từ Cà Mau và cảng Qui Nhơn
Đây là hai tàu thuỷ loại lớn, không cập bờ được, phải đỗ ngoài khơi, rồi tàu nhỏ của Pháp đưa ra
Ra tới bắc, hai tàu này neo ở ngoài khơi Sầm Sơn. Sầm Sơn (Thanh Hoá) lúc đó là "cảng" duy nhất tiếp nhận cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết. Vì thế người Pháp giúp đỡ vận chuyển bằng tàu nhỏ LCV, LCU từ tàu vào bờ Sầm Sơn (Thanh Hoá) rồi họ nhận tù binh Pháp từ Sầm Sơn đưa về Hải Phòng.
Riêng ở Nam Bộ, do lực lượng kháng chiến sống ở rừng Đồng Tháp Mười, nên người Pháp sử dụng tàu nhỏ chở chiến sĩ ta từ rừng ra đến tận tàu to Liên Xô Ba Lan của ta neo ở ngoài khơi Cà Mau
Thời đó, mọi việc diễn ra suôn sẻ trong hòa bình
Dân buôn nhanh chóng vào nam mua hàng chuyển ra bắc. Hàng hoá ở miền nam phong phú và tốt hơn nhiều (chưa kể là hàng nhập khẩu từ Pháp cũng nhiều hơn). Những hàng này được gọi là "hàng tập kết" (tương tự ngày nay chúng ta gọi là "hàng nhập khẩu"). Thời kỳ 1954 đến 1960, hàng hoá tiêu dùng bán ở miền bắc phần nhiều là "hàng tập kết". Sau khi hai bên hạn chế giao thương thì nguồn hàng cũng ít dần và tới 1960 thì "hàng tập kết" cạn kiệt hẳn.
Từ 1960 trở đi cuộc sống của người dân Bắc trông chờ nhiều vào viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác, nên không đủ và thiếu thốn
Cụ Tố Hữu viết trong một bài thơ "Chào 61 đỉnh cao muôn trượng" là hoàn toàn đúng

Phía ta, do lo ngại và đề phòng không diễn ra Tổng Tuyển Cử nên cũng để lại người ở Nam cùng vũ khí. Ông Lê Duẩn di chuyển bằng tàu thuỷ của Pháp từ rừng Đồng Tháp Mười ra tàu thuỷ neo ở Cà Mau rồi lẩn ở lại chính là trong trường hợp này
Theo Hiệp định Geneva, hai bên không được trả thù những người đã đứng về phía bên kia. Sau khi không diễn ra Tổng tuyển cử (lẽ ra vào 20-7-1956) thì nhân dân miền Nam "đồng khởi". Chính quyền Ngô Đình Diệm trả đũa, o ép những gia đình kháng chiến cũ rồi đưa ra Luật 10/59 đặt những người cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và cũng chỉ xử chém một số người thôi. Cụ nào ở trên nói chính quyền Ngô Đình Diệm trả thù hàng vạn người moi gan mổ bụng có lẽ hơi quá
Cái này có lẽ cụ nhớ sai, hoặc có lý do khác. Ngay từ ngày đấy VN đã dùng từ "tiếp quản"











hình như dùng từ "tiếp quản" nghe nó êm tai hơn "tiếp thu", các post sau em thấy có dùng tiếp quản
Ta dùng từ tiếp quản ngay từ ngày đấy rồi nhé
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực

Hoàng thân Bửu Lộc (hàng chú bác của Bảo Đại), T.hủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam (từ 11-1 đến 16-6-1954)
Sau khi ông từ chức, phải mất gần một tháng, Bảo Đại mới bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm T.hủ tướng, Ngô Đình Diệm trở về Sài gòn hôm 16-7-1954 và điều hành công việc người di cư vào Nam


Hoàng thân Bửu Lộc (hàng chú bác của Bảo Đại), T.hủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam (từ 11-1 đến 16-6-1954). Phía trái hình là Phan Huy Quát (anh ruột nhà sử học Phan Huy Lê) giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng


Hoàng thân Bửu Lộc (hàng chú bác của Bảo Đại), T.hủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam (từ 11-1 đến 16-6-1954). Phía giữa hình đeo kính là Phan Huy Quát (anh ruột nhà sử học Phan Huy Lê) giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng





T.hủ tướng Ngô Đình Diệm


Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Tâm và T.hủ tướng Bửu Lộc




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực

Hà Nội trước ngày tiếp thu 10-1954. Ảnh: Howard Sochurek


Hà Nội trước ngày tiếp thu 10-1954. Ảnh: Howard Sochurek










 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực

Hà Nội trước ngày tiếp thu 10-1954. Ảnh: Howard Sochurek













 
Thông tin thớt
Đang tải
Top