Mạo muội hỏi bác: Thế thời đó, chính phủ ta có minh bạch và tổ chức chỉ định đấu giá công khai như bây giờ không?
Cụ hỏi em xin trả lời.
Người Pháp là tư bản tài chính, dù đầu tư ngắn hạn để khai thác Đông Dương, cũng chưa kịp thu hồi vốn, phải để lại nhiều thứ cho chính phủ ta
Nước Việt Nam lúc đó (1954-1955) theo đường lối cộng sản, nên mọi người hiểu là sau này tất cả thuộc về sở hữu toàn dân. Chẳng ai dại dột mua thêm tài sản để sau này mắc tội. Năm 1958 bắt đầu cải tạo "Tư bản, Tư doanh", nghĩa là những người có tài sản, nhà máy, xưởng.... phải vào Công tư hợp doanh, do Nhà nước cầm chịch (kể cả nhà nước không góp một xu vốn, cụ đừng quên nhé). Những nhà tư sản chỉ được phép giữ chức vụ cao nhất là Phó giám đốc và hưởng lợi tức, nhưng kèm theo là cái mác Tư sản (gọi né là Tạch Xè) dán vào người thì con cái không ngóc đầu, ngóc cổ được đâu.
Những nhà máy hầm mỏ.... (xin nhớ là chỉ của tư nhân người Pháp nhé) được nhà nước mua lại theo giá thỏa thuận. Cũng nhắc lại với cụ là mua những gì trên mặt đất chứ không kèm đất như bây giờ đâu mà mơ. Việc trả tiền mua bán thông qua hai Chính phủ, vì hai bên cũng có nhiều món phải tính toán. Các chủ nhân người Pháp nhận tiền qua Chính phủ Pháp, không nhận trực tiếp từ Chính phủ VNDCCH
Theo em biết Mỏ Hòn gai-Cẩm Phả vẫn do người Pháp làm chủ đến 1958 thì chịu không nổi phải bán cho Chính phủ ta chừng 20 triệu USD (em nhớ có thể không chính xác). Vì chiến tranh nổ ra, phía ta chưa trả hết, ghi nợ. NGHE ĐỒN: năm 1967, Chính phủ Pháp tính chuyện trả lương hưu cho những viên chức từng làm việc cho họ. Chính phủ ta thương lượng với Pháp sử dụng khoản tiền này để trả nợ cho việc mua mỏ than Hòn Gai-Cẩm Phả