- Biển số
- OF-65216
- Ngày cấp bằng
- 29/5/10
- Số km
- 5,283
- Động cơ
- 480,993 Mã lực
Kinh quá đến giờ này rồi mà vẫn còn thể loại này
Kinh quá đến giờ này rồi mà vẫn còn thể loại này
Hỏi vớ hỏi vẩn.Em lại cứ nghĩ là giải phóng thủ đô đuổi Pháp về nước sao ta không tiếp quản Miền Nam luôn nhỉ.
Vương Thừa Vũ sang Tung của từ lúc 5 tuổi đúng ko cụ vịt?Hỏi vớ hỏi vẩn.
Vậy mợ hiểu gì về cái Hiệp định Geneve về Đông dương 1954 ???
Ơ lực lượng này phải di chuyển lên trên vĩ tuyến 17 chứ nhỉ?xxx nói:Còn số Vệ Quốc nằm vùng thì ông Diệm mở chiến dịch tố Cộng
Em sống thời đó, từ ngữ chính thức gọi là TIẾP THU Hà Nội, tiếp thu Hải Phòng ....hình như dùng từ "tiếp quản" nghe nó êm tai hơn "tiếp thu", các post sau em thấy có dùng tiếp quản
.Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều người thật sự ra đi vì lí do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản.
Theo đó, các linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo. Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể.
Cái này có lẽ cụ nhớ sai, hoặc có lý do khác. Ngay từ ngày đấy VN đã dùng từ "tiếp quản"Em sống thời đó, từ ngữ chính thức gọi là TIẾP THU Hà Nội, tiếp thu Hải Phòng ....
Tiếp quản cũng sử dụng nhưng ít hơn
Không có từ GIẢI PHÓNG. Từ "giải phóng" xuất hiện sau 1975 với nghĩa khác với thời kỳ 1954
Những người làm việc cho chế độ cũ (bác sĩ, y tá, công chức, Kỹ thuật viên, giảng viên Đại học ....) vẫn được sử dụng dưới tên gọi "công chức lưu dung", "Lưu dung" nghĩa là "tạm bảo lưu, thu dung" được hưởng lương khác với những người kháng chiến đang làm việc, hưởng lương cao hơn người bình thường cùng làm một công việc (nhưng thấp hơn chế độ cũ trả). Tới 1960, sau khi ta đào tạo được cán bộ thay thế và "hoàn thành cải tạo miền Bắc lên con đường XHCN" thì những người này phải hưởng mức lương như người thường. Thậm chí trong một số trường hợp, những người này không còn được sử dụng tiếp nữa
Một từ sử dụng thời đó là "tập kết".
Theo Hiệp định Geneva, hai bên sẽ tập kết và đưa binh sĩ của mình vào nam (hoặc ra bắc). Ở miền Nam, những người kháng chiến tập trung ở Qui Nhơn, Cà Mau để tập kết ra bắc. Hai tàu thuỷ Arkhagelsk (của Liên Xô) và Kilinsky (của Ba Lan) đảm nhận việc vận chuyển những người tập kết ra bắc từ Cà Mau và cảng Qui Nhơn
Đây là hai tàu thuỷ loại lớn, không cập bờ được, phải đỗ ngoài khơi, rồi tàu nhỏ của Pháp đưa ra
Ra tới bắc, hai tàu này neo ở ngoài khơi Sầm Sơn. Sầm Sơn (Thanh Hoá) lúc đó là "cảng" duy nhất tiếp nhận cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết. Vì thế người Pháp giúp đỡ vận chuyển bằng tàu nhỏ LCV, LCU từ tàu vào bờ Sầm Sơn (Thanh Hoá) rồi họ nhận tù binh Pháp từ Sầm Sơn đưa về Hải Phòng.
Riêng ở Nam Bộ, do lực lượng kháng chiến sống ở rừng Đồng Tháp Mười, nên người Pháp sử dụng tàu nhỏ chở chiến sĩ ta từ rừng ra đến tận tàu to Liên Xô Ba Lan của ta neo ở ngoài khơi Cà Mau
Thời đó, mọi việc diễn ra suôn sẻ trong hòa bình
Dân buôn nhanh chóng vào nam mua hàng chuyển ra bắc. Hàng hoá ở miền nam phong phú và tốt hơn nhiều (chưa kể là hàng nhập khẩu từ Pháp cũng nhiều hơn). Những hàng này được gọi là "hàng tập kết" (tương tự ngày nay chúng ta gọi là "hàng nhập khẩu"). Thời kỳ 1954 đến 1960, hàng hoá tiêu dùng bán ở miền bắc phần nhiều là "hàng tập kết". Sau khi hai bên hạn chế giao thương thì nguồn hàng cũng ít dần và tới 1960 thì "hàng tập kết" cạn kiệt hẳn.
Từ 1960 trở đi cuộc sống của người dân Bắc trông chờ nhiều vào viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác, nên không đủ và thiếu thốn
Cụ Tố Hữu viết trong một bài thơ "Chào 61 đỉnh cao muôn trượng" là hoàn toàn đúng
Phía ta, do lo ngại và đề phòng không diễn ra Tổng Tuyển Cử nên cũng để lại người ở Nam cùng vũ khí. Ông Lê Duẩn di chuyển bằng tàu thuỷ của Pháp từ rừng Đồng Tháp Mười ra tàu thuỷ neo ở Cà Mau rồi lẩn ở lại chính là trong trường hợp này
Theo Hiệp định Geneva, hai bên không được trả thù những người đã đứng về phía bên kia. Sau khi không diễn ra Tổng tuyển cử (lẽ ra vào 20-7-1956) thì nhân dân miền Nam "đồng khởi". Chính quyền Ngô Đình Diệm trả đũa, o ép những gia đình kháng chiến cũ rồi đưa ra Luật 10/59 đặt những người cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và cũng chỉ xử chém một số người thôi. Cụ nào ở trên nói chính quyền Ngô Đình Diệm trả thù hàng vạn người moi gan mổ bụng có lẽ hơi quá
Ta dùng từ tiếp quản ngay từ ngày đấy rồi nhéhình như dùng từ "tiếp quản" nghe nó êm tai hơn "tiếp thu", các post sau em thấy có dùng tiếp quản
Những bức ảnh thật nhiều cảm xúc, cảm ơn cụ Ngao.
Phố Hàng Đào giới nghiêm trước khi Pháp rút