[TT Hữu ích] Tiếng Việt: Đúng và Sai - Cách dùng

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,168
Động cơ
563,288 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Đến bây giờ em vẫn không hiểu vì sao các tỉnh Dak Lak, tỉnh Bắc Kạn lại dùng chữ K mà không dùng chữ C?:-??
Em đọc báo chí ngày xưa quãng những năm 80 thì vẫn Đắc Lắc với Bắc Cạn.Về sau thì đính chính lại Đăk Lăk có nhẽ để cho đúng với ký âm từ gốc tiếng địa phương.Còn Bắc Cạn thì em để ý từ thời ông họ Sâu lên báo chí dần dần chuyển sang dùng Bắc Kạn,có nhẽ thầy bà nào xui kiêng chữ Cạn nghe nó không có lộc thì phải.
Tuy nhiên,trong tiếng Việt,sử dụng C và K cũng chẳng có quy tắc nào quá chặt chẽ,như là Cụ Hồ ngày xưa viết :"Đường Kách Mệnh" cũng vẫn OK mà.
 
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
13,380
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !
Em đọc báo chí ngày xưa quãng những năm 80 thì vẫn Đắc Lắc với Bắc Cạn.Về sau thì đính chính lại Đăk Lăk có nhẽ để cho đúng với ký âm từ gốc tiếng địa phương.Còn Bắc Cạn thì em để ý từ thời ông họ Sâu lên báo chí dần dần chuyển sang dùng Bắc Kạn,có nhẽ thầy bà nào xui kiêng chữ Cạn nghe nó không có lộc thì phải.
Tuy nhiên,trong tiếng Việt,sử dụng C và K cũng chẳng có quy tắc nào quá chặt chẽ,như là Cụ Hồ ngày xưa viết :"Đường Kách Mệnh" cũng vẫn OK mà.
Nghe kụ lói kũng kó vẻ kó ní ! He he kơ mà để dzáo dzục tụi F1 nhà ta thì kó vẻ chông ổn ! :))

Đấy kụ xem kháu mới đổi vài từ C với K mà đã ngậu xà loàn rồi !?!? =))
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,168
Động cơ
563,288 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Nghe kụ lói kũng kó vẻ kó ní ! He he kơ mà để dzáo dzục tụi F1 nhà ta thì kó vẻ chông ổn ! :))

Đấy kụ xem kháu mới đổi vài từ C với K mà đã ngậu xà loàn rồi !?!? =))
Kụ kứ iên tâm.Dáo dục kák cháu đã kó anh Luận anh ý lo dồi.:)):)):))

Về địa danh Đăk Lăk,trên Buôn Mê Thuột có cái hồ to oành,gọi là hồ Lăk,chứng tỏ Đăk Lăk là địa danh có nguồn gốc từ ngôn ngữ của đồng bào Thượng trên đó.Trên một số bản đồ cũ thời Tây,em cũng có thấy ghi địa danh Bắc Kạn nhưng thời mậu dịch có phong trào giữ gìn sự chong xáng của tiếng Việt hoặc giả có cụ lãnh đạo nào ghét chữ Kạn nên báo chí nhất loạt in thành Bắc Cạn.
 

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
4,292
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Sai roài Bụp ơi, không viết hoa công nghiệp & tàu thủy nhé.
Chữ chỉ ngành nghề / tính chất viết hoa chữ đầu là ổn mà bác: Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Văn phòng Chính phủ....v.v. Công nghiệp Tàu thủy: công ty chuyên về tàu thủy nhưng mang tính công nghiệp, không phải thương mại hoặc tư vấn.

Em có: Công ty Cổ phần Tập đoàn Dịch vụ Tổng hợp Du lịch Thương mại Tư vấn Xây lắp Dệt may Bất động sản Chăn nuôi Phân bón mới lỵ Ăn uống Toàn Phát Tài!
Phân tích nhé:
"Công ty Cổ phần Tập đoàn": loại hình / hình thức doanh nghiệp.
Từ "Tổng hợp ....<tới>... Ăn uống: ngành nghề chủ yếu.
"mới lỵ": nôm na, không thể hiện trong ĐKKD! :P
"Toàn Phát Tài" tên riêng.

hê hê....đúng không bác? ;)
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Hum nay mới rảnh nhào dzô đây thấy nhà cao ngất ngưởng:P chứng tỏ tiếng Việt còn trong sáng lém :D Úi em mới làm có một đoạn văn mà lỗi tùm lum rồi, cụ chủ sửa bài giúp em nhé ;))
Em xin nhận nỗi là em gõa cực ẩu, nuôn nuôn xai chính tả hix:((
 

HangB2

Xe điện
Biển số
OF-20759
Ngày cấp bằng
4/9/08
Số km
2,021
Động cơ
1,559,289 Mã lực
Em thấy trên trang Nhân dân online bản tiếng Anh, Bắc Cạn vẫn được viết với C trong khi trong sách cấp 1 thì đã được đổi thành K, sao vẫn mâu thuẫn nhỉ các cụ nhỉ
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
25,002
Động cơ
934,924 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Sai roài Bụp ơi, không viết hoa công nghiệp & tàu thủy nhé.
Sai là thế nào, mấy chữ đấy phải viết hoa chữ cái đầu nhé.

Link đây

VIẾT HOA TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ)

I. VIẾT HOA VÌ PHÉP ĐẶT CÂU

1. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (; sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống dòng.

2. Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của mệnh đề sau dấu chấm phẩy (; ) và dấu phẩy (,) khi xuống dòng. Ví dụ:
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghê,

II. VIẾT HOA DANH TỪ RIÊNG CHỈ TÊN NGƯỜI

1. Tên người Việt Nam
a) Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người. Ví dụ:
- Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Giàng A Pao, Kơ Pa Kơ Lơng…
b) Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.
Ví dụ: Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Bác Hồ, Cụ Hồ…

2. Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt
a) Trường hợp phiên âm qua âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố.
Ví dụ: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, Phri-đrích Ăng-ghen, Phi-đen Cat-xtơ-rô…

III. VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÝ

1. Tên địa lý Việt Nam
a) Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, xã…) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối.
Ví dụ: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, Tỉnh Đắk Lắk …; quận Hải Châu, huyện Gia Lâm, huyện Ea H’leo, thị xã Sông Công, thị trấn Cầu Giát….; phường Nguyễn Trãi, xã Ia Yeng…
b) Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số, tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó.
Ví dụ: Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Phường Điện Biên Phủ…
c) Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội.
d) Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, biển, cửa, bến, cầu, vũng, lạch, vàm…) với danh từ riêng (có một âm tiết) trở thành tên riêng của địa danh đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.
Ví dụ: Cửa Lò, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Cầu Giấy…
Trường hợp danh từ chung chỉ địa hình đi liền với danh từ riêng: Không viết hoa danh từ chung mà chỉ viết hoa danh từ riêng.
Ví dụ: biển Của Lò, chợ Bến Thành, sông Vàm Cỏ, vịnh Hạ Long…
đ) Tên địa lý chỉ một vùng, miền, khu vực nhất dịnh được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với từ chỉ phương hướng khác: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa lý chỉ vùng miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết.
Ví dụ: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Nam Kỳ, Nam Trung Bộ…

2. Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt
a) Tên đại lý đã được phiên âm sang âm Hán – Việt: Viết theo quy tắc viêt hoa tên địa lý Việt Nam.
Ví dụ: Bắc Kinh, Bình Nhưỡng, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha…
b) Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán – Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ): Viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người nước ngoài quy định tại Điểm b, Khoản 2, Mục II.
Ví dụ: Mát-xcơ-va, Men-bơn, Sing-ga-po, Cô-pen-ha-ghen, Béc-lin…

IV. VIẾT HOA TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

1. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam
Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vự hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Ví dụ:
- Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng; Ban Quản lý dự án Đê điều;…
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội; Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội; Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài;
- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định;…
- Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Khoa học và Công nghệ; bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông;…
- Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải quan; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;…
- Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam; Tổng công ty Hàng không Việt Nam;…
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam…
- Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La; Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh; Ủy ban nhân dân quận Ba Đình; Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản;…
- Sở Tài chính; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giáo dục và Đào tạo;…
- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội; Trường Đại học dân lập Văn Lang; Trường Trung học phổ thông Chu Văn An; Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn; Trường Tiểu học Thành Công;…
- Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Ứng dụng công nghệ;…
- Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục dân tộc; Trung tâm Khoa học và Công nghệ văn thư, lưu trữ; Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam; Trung tâm Tư vấn Giám sát chất lượng công trình;…
- Báo Thanh niên; Báo Diễn đàn doanh nghiệp; Tạp chí Tổ chức nhà nước; Tạp chí Phát triển giáo dục; Tạp chí Dân chủ và Pháp luật;…
- Nhà Văn hóa huyện Gia Lâm; Nhà Xuất bản Hà Nội; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;…
- Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm; Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy; Xí nghiệp Chế biến thủy sản đông lạnh; Xí nghiệp Đảm bản an toàn giao thông đường sông Hà Nội; Xí nghiệp Trắc địa Bản đồ 305;…
- Công ty Cổ phần Đầu tư Tư vấn và Thiết kế xây dựng; Công tu Nhựa Tiền Phong; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Du lịch và Vận tải Đông Nam Á; Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình;…
- Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hộ Người cao tuổi Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam…
- Vụ Hợp tác quốc tế; Phòng Nghiên cứ khoa học; Phòng Chính sách xã hội; Hội đồng Thi tuyển viên chức; Hội đồng Sáng kiến và Cải tiến kỹ thuật;…
- Trường hợp viết hoa đặc biệt:
Ban Chấp hành Trung ương **** Cộng sản Việt Nam; Văn phòng Trung ương ****.

2. Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài
a) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.
Ví dụ: Liên hợp quốc (UN); Tổ chức Y tế thể giới (WHO); Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN);…
b) Tên cơ quan, tổ chức nước ngoài được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ in hoa như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La-tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La-tinh.
Ví dụ: WTO; UNDP; UNESCO; SARBICA; SNG…

V. VIẾT HOA CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC

1. Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự
Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ hạn.
Ví dụ: Huân chương Độc lập hạng Nhất; Huân chương Sao vàng, Huân chương Lê-nin; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Chiến công; Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang; Bằng Tổ quốc ghi công; Giải thưởng Nhà nước; Nghệ sĩ Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Thầy thuốc Nhân dân; Anh hùng Lao động; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;…

2. Tên chức vụ, học vị, danh hiệu
Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể.
Ví dụ:
- Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng thống V.V. Pu-tin, Đại tướng Võ Nguyên Giáp….
- Phó Thủ tướng, Tổng Cụ trưởng, Phó Tổng Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng Phòng, Phó Trưởng phòng, Tổng thư ký…
- Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn H, Tiến sĩ khoa học Phạm Văn M…

3. Danh từ chung đã riêng hóa
Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng trong một nhân xưng, đưng độc lập và thể hiện sự trân trọng.
Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), **** (chỉ **** Cộng sản Việt Nam),...

4. Tên cá ngày lễ, ngày kỷ niệm
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỷ niệm.
Ví dụ: ngày Quốc khánh 2-9; ngày Quốc tế Lao động 1-5; ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10; ngày Lưu trữ Việt Nam lần thứ Nhất,…

5. Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại
Tên các sự kiện lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu của cá âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì phải ghi bằng chữ và viết hoa chữ đó.
Ví dụ: Phong trào Cần vương; Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh; Cách mạng tháng Tám; Phong trào Phụ nữ Ba đảm đang;…
Tên các triều đại: Triều Lý, Triều Trần,…

6. Tên các loại văn bản
Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên riêng của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể.
Ví dụ: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của ****; Bộ luật Dân sự, Luật Giao dịch điện tử;…
Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm.
Ví dụ:
- Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động…
- Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Luật Giao dịch điện tử…

7. Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí
Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo.
Ví dụ: tác phẩm Đường kách mệnh; từ điển Bách khoa toàn thư; tạp chí Cộng sản;…

8. Tên các năm âm lịch, ngày tiết, ngày tết, ngày và tháng trong năm
a) Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả cá âm tiết tạo thành tên gọi.
Ví dụ: Kỷ Tỵ, Tân Hợi, Mậu Tuất, Mậu Thân,…
b) Tên các ngày tiết và ngày tết: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.
Ví dụ: tiết Lập xuân; tiết Đại hàn; tết Đoan ngọ; tết Trung thu; tết Nguyên đán;…
Viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể (như tết thay cho tết Nguyên đán).
c) Tên các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số.
Ví dụ: thứ Hai, thứ Tư, tháng Năm, tháng Tám,…

9. Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo
- Tên gọi các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên gọi.
Ví dụ: đạo Cơ Đốc; đạo Tin Lành; đạo Thiên Chúa; đạo Hòa Hảo; đạo Cao Đài… hoặc chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi như: Nho giáo; Thiên Chúa giáo; Hồi giáo;…
- Tên gọi ngày lễ tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.
Ví dụ: lễ Phục sinh; lễ Phật đản;…
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
25,002
Động cơ
934,924 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Kụ kứ iên tâm.Dáo dục kák cháu đã kó anh Luận anh ý lo dồi.:)):)):))

Về địa danh Đăk Lăk,trên Buôn Mê Thuột có cái hồ to oành,gọi là hồ Lăk,chứng tỏ Đăk Lăk là địa danh có nguồn gốc từ ngôn ngữ của đồng bào Thượng trên đó.Trên một số bản đồ cũ thời Tây,em cũng có thấy ghi địa danh Bắc Kạn nhưng thời mậu dịch có phong trào giữ gìn sự chong xáng của tiếng Việt hoặc giả có cụ lãnh đạo nào ghét chữ Kạn nên báo chí nhất loạt in thành Bắc Cạn.
Hum nay mới rảnh nhào dzô đây thấy nhà cao ngất ngưởng:P chứng tỏ tiếng Việt còn trong sáng lém :D Úi em mới làm có một đoạn văn mà lỗi tùm lum rồi, cụ chủ sửa bài giúp em nhé ;))
Em xin nhận nỗi là em gõa cực ẩu, nuôn nuôn xai chính tả hix:((


Nói thật là Fun thì có fun nhưng cố tình viết sai như các cụ chả hay ho gì. Một đôi chữ thì còn vui, tương cả bài thì.... chán hẳn.

các cụ thật là

 

alex_beo

Xe buýt
Biển số
OF-136032
Ngày cấp bằng
27/3/12
Số km
526
Động cơ
373,707 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Website
www.facebook.com
Em thì viết và nói tiếng việt ok , nhưng mà dấu chấm , phẩy em ít xài nên toàn viết 1 lèo .
 

trangvuduc

Xe buýt
Biển số
OF-129230
Ngày cấp bằng
2/2/12
Số km
780
Động cơ
881,064 Mã lực
Chữ chỉ ngành nghề / tính chất viết hoa chữ đầu là ổn mà bác: Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Văn phòng Chính phủ....v.v. Công nghiệp Tàu thủy: công ty chuyên về tàu thủy nhưng mang tính công nghiệp, không phải thương mại hoặc tư vấn.

Em có: Công ty Cổ phần Tập đoàn Dịch vụ Tổng hợp Du lịch Thương mại Tư vấn Xây lắp Dệt may Bất động sản Chăn nuôi Phân bón mới lỵ Ăn uống Toàn Phát Tài!
Phân tích nhé:
"Công ty Cổ phần Tập đoàn": loại hình / hình thức doanh nghiệp.
Từ "Tổng hợp ....<tới>... Ăn uống: ngành nghề chủ yếu.
"mới lỵ": nôm na, không thể hiện trong ĐKKD! :P
"Toàn Phát Tài" tên riêng.

hê hê....đúng không bác? ;)
Chuẩn men
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
13,172
Động cơ
517,936 Mã lực
alex_beo nói:
Em thì viết và nói tiếng việt ok , nhưng mà dấu chấm , phẩy em ít xài nên toàn viết 1 lèo .
Cụ nghĩ là ok chứ chắc gì đã ok. Cụ qua được văn thư chỗ em thì mới khẳng định được. Chỗ em mấy cấp duyệt văn bản, cá nhân đơn vị sai đều bị ghi sổ, đếm số lượng để chấm điểm thi đua(tức là bị trừ lương đấy ạ). Mà chỗ em làm về kỹ thuật thôi nhé.
 

usavn

Xe buýt
Biển số
OF-126489
Ngày cấp bằng
4/1/12
Số km
517
Động cơ
381,250 Mã lực
Nơi ở
Thường xuyên thay đổi
Đây ông HCM đã viết tiếng Việt như thế này trong di chúc:
"Điều mong muốn cuối cùng của tôi là : toàn đảng toàn zân ta đoàn kết fấn đấu, xây zựng một nước việt-nam hòa bình, thống nhất, độc lập, zân chủ và zàu mạnh, và góp fần xứng đáng vào sự ngiệp cach mạng thế zới. Hà-nội, ngày 15 tháng 5 năm 1969"

Tên địa danh được nối với nhau rất sành điệu. Về nội dung không thấy có cụm từ XHCN nào cả.
 

haisonynx

Xe tăng
Biển số
OF-145587
Ngày cấp bằng
13/6/12
Số km
1,925
Động cơ
879,928 Mã lực
em thấy tiếng việt mình nhiều cái cũng rắc rối thật.
 

chudaotincay

Xe tải
Biển số
OF-10946
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
339
Động cơ
535,017 Mã lực
Hơi bị xôm căc cụ nhẩy!
 

bhva

Xe buýt
Biển số
OF-173251
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
625
Động cơ
346,320 Mã lực
Đây ông HCM đã viết tiếng Việt như thế này trong di chúc:
"Điều mong muốn cuối cùng của tôi là : toàn đảng toàn zân ta đoàn kết fấn đấu, xây zựng một nước việt-nam hòa bình, thống nhất, độc lập, zân chủ và zàu mạnh, và góp fần xứng đáng vào sự ngiệp cach mạng thế zới. Hà-nội, ngày 15 tháng 5 năm 1969"

Tên địa danh được nối với nhau rất sành điệu. Về nội dung không thấy có cụm từ XHCN nào cả.
Thực ra, đến bây giờ cũng chưa có cái gọi là- kiểu như TCVN cho chữ quốc ngữ kụ ạ. Những từ nào người ta dùng nhiều, thì mặc nhiên được coi là đúng, dùng khác đi thì là sai. Nói thế nào nhỉ? Đi mãi thì thành đường. :D
 

Tran Quang

Xe tải
Biển số
OF-27254
Ngày cấp bằng
11/1/09
Số km
447
Động cơ
492,016 Mã lực
Nơi ở
22
Hôm qua mấy anh em tổ lái nhà em cũng vừa gân cổ lên vụ
Cây Xà Cừ
Cây Sà Cừ,
Thấy trên đường Hoàng Diệu toàn ghi Cây Xà Cừ,
nhưng mấy cụ vẫn gào làn Cây Sà Cừ...
Có lẽ một phần do văn hóa vùng miền nữa phải không ợ.
 

usavn

Xe buýt
Biển số
OF-126489
Ngày cấp bằng
4/1/12
Số km
517
Động cơ
381,250 Mã lực
Nơi ở
Thường xuyên thay đổi
Những ai học các ngoại ngữ dựa trên chữ cái la tinh đều thấy cách viết của HCM là rất hợp lý, phát âm thế nào viết như thế. Tiếng Việt cải tiến trong tương lai cũng có thể áp dụng một số nguyên tắc mà nhiều tiền nhân nói tiếng Pháp đã dùng. Sau đây tôi minh họa luôn cách viết mới. Mới nhìn thì kỳ nhưng sẽ quen và thấy đúng với phát âm hơn, kinh tế hơn, ngắn gọn hơn.

1) Không zùng chữ d thay vào dó zùng z. Một số từ với gi cũng sẽ dược thay bằng z.
VD. làm zì, học zì.
Những ai tên Dung/Dũng thì fải viết là Zung thì người nước ngoài fát âm đúng, còn không họ sẽ đọc là Đúng. Nhiều người dã dổi.
Chữ đ của tiếng Việt hiện tại là hoàn toàn thừa, và sẽ bị thay bằng chữ d trong bảng chữ cái latinh. Tức là cặp d/đ hiện nay bị thay bằng cặp z/d đã có sẵn.
Gõ sẽ nhanh hơn và dỡ fải thêm ký tự vào, trong khi lại không zùng các ký tự dã có.

2) Không zùng hai fụ âm ph, mà thay vào đó dùng chữ f. Không cần 3 fụ âm ngh mà chỉ cần viết hai fụ âm ng.
VD. fấn dấu; sự ngiệp.

3) Tên các dịa zanh gồm nhiều từ được nối bằng gạch ngang. VD. Hà-nội, Ngệ-an, Thanh-hóa, Bắc-zang.

Và một số quy tắc nữa, sẽ bổ sung.
Chưa quen thì thấy kỳ quái, nhưng quen rồi thì lại zễ hiểu.

Đây ông HCM đã viết tiếng Việt như thế này trong di chúc:
"Điều mong muốn cuối cùng của tôi là : toàn đảng toàn zân ta đoàn kết fấn đấu, xây zựng một nước việt-nam hòa bình, thống nhất, độc lập, zân chủ và zàu mạnh, và góp fần xứng đáng vào sự ngiệp cach mạng thế zới. Hà-nội, ngày 15 tháng 5 năm 1969"
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top