[Funland] Tiếng Việt: Đúng và Sai - Cách dùng

dop_con_mec

Xe tải
Biển số
OF-179154
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
344
Động cơ
341,680 Mã lực
Tuổi
28
Ở đây có nhiều Cụ biết thực trạng nhưng chỉ ít Cụ nói đúng hoặc đúng 1 phần, số còn lại chán chả buồn nói, chém gió cho xôm!

Theo Em là lỗi hệ thống! ví dụ:
Ngay bài hát mà ta nghe hàng ngày mà bị sửa câu chữ cố ý 1 cách thô thiển thì cái khác người ta cũng không coi trọng chính tả nữa :)
- Bài hát: Trông cây lại nhớ đến người ( nay sửa là trồng :D ) có đoạn '' ...dòng sông Lam - núi Hồng nỏ hẳn...'' có nghĩa là 2 thực thể vĩ đại kia ''nỏ hẳn'' tức là ko bằng công lao trời biển của Hồ Chủ Tịch đối với đất nước này. Cái hay ở chỗ cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận đã lặn lội thực tế vào xứ Nghệ Tĩnh để sử dụng đúng ngôn từ mộc mạc của quê Bác. Vậy mà nay bị bóp méo thành ''đỡ hận'', ''nở hận'' 1 cách có chủ ý!! có những ca sĩ lão thành như Thu Hiền trước đây hát đúng, bây giờ lại hát sai, lạ thật. Lạ kỳ hơn nữa, vào các trang web nghe nhac đều hiện dòng chữ '' bài hát này hiện không có lời''
- Bài hát: Chào mừng Đ*ng c*ng s*an Việt nam có đoạn: trước đây nghe là là ''đời cần lao thắm tình ý chí niềm tin'' nay nghe thành ''...yêu chói niềm tin...'' lạ quá...trước đây còn có ''khối công nông bền vững'' thành ''khối công nông và trí thức nữa cơ'' nhưng nay đã return...
( Cụ nào ở độ tuổi sắp hết teen sẽ đồng ý vs E điều đó )

E nghĩ tự ý sửa lịch sử tức là làm theo ý chủ quan of 1 ai đó, nay lại có thêm khẩu hiệu ''làm theo cách của bạn'' thế là nó biến tướng thành nói 1 đằng làm 1 nẻo he he...

Trộm nghĩ cố nhân họ Tào mưu mẹo đầy mình biến hoá khôn lường mà sống thời nay sang xứ Việt cũng đứt: một là lạc đường hoặc bị chăn dắt ngược sang nơi xuất phát để nấu cao mất thoai :D
Cái đỏ đỏ là sự bố láo nhất em thấy thường xuyên tại mình , lịch sử không của riêng ai ( tổ chức , cá nhân ) đoàn hội nào mà lịch sử là tài sản của cả dân tộc suy rộng ra nữa thì nó là của cả thế giới , thay đổi hay xuyên tạc lịch sự là tự đánh mất đi cái tài sản hữu hình vô giá đó . Nhất là lịch sử dựng nước và giữ nước nếu xuyên tạc hay thay đổi thì là sự vô ơn , không biết trân trọng những thứ mà thế hệ đi trước đã phải bỏ xương máu để làm lên nó
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
22,925
Động cơ
739,118 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Cái đỏ đỏ là sự bố láo nhất em thấy thường xuyên tại mình , lịch sử không của riêng ai ( tổ chức , cá nhân ) đoàn hội nào mà lịch sử là tài sản của cả dân tộc suy rộng ra nữa thì nó là của cả thế giới , thay đổi hay xuyên tạc lịch sự là tự đánh mất đi cái tài sản hữu hình vô giá đó . Nhất là lịch sử dựng nước và giữ nước nếu xuyên tạc hay thay đổi thì là sự vô ơn , không biết trân trọng những thứ mà thế hệ đi trước đã phải bỏ sương máu để làm lên nó
Em thấy câu này thật là chí lý:

"Lịch sử luôn được viết bởi người chiến thắng" - (Joachim Peiper - 1915 - 1976)
 

dop_con_mec

Xe tải
Biển số
OF-179154
Ngày cấp bằng
29/1/13
Số km
344
Động cơ
341,680 Mã lực
Tuổi
28
Em thấy câu này thật là chí lý:

"Lịch sử luôn được viết bởi người chiến thắng" - (Joachim Peiper - 1915 - 1976)
:D , cụ thâm thế

Trong bất kỳ cuộc chiến nào thì người dân vẫn là người thua cuộc , mà lịch sử dành cho dân
 

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
3,873
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Ố...các bác đừng lệch dòng sang lịch sử chứ! Thớt về tiếng Việt thuần túy thôi nhé! :)
 

happyhn

Xe container
Biển số
OF-82098
Ngày cấp bằng
6/1/11
Số km
9,997
Động cơ
510,350 Mã lực
Chả là hôm trước, có cô ở cơ quan hỏi E: A ơi, có phải người Hà Nội không nói "Cám ơn" mà phải nói "Cảm ơn" đúng không ạ? E thật, chưa bao giờ E để ý đến nên không trả lời được.
Nhân dịp có thớt này các Cụ cho E hỏi: Vùng miền nào thì dùng "Cám ơn" và "Cảm ơn"
Vụ này em học từ hồi nhỏ. Các cụ phân tích gì em cũng ko nhớ hết nhưng ng HN nói Cảm ơn mới đúng. Vì cảm là cảm nhận, cám thì ko có nghĩa
 

ngaydoclap

Xe container
Biển số
OF-12284
Ngày cấp bằng
26/12/07
Số km
7,351
Động cơ
590,159 Mã lực
Nơi ở
Đồn mang cá
Dạo này em thấy xuất hiện một số từ mới mà em không hiểu nghĩa, ví dụ:
Bá đạo
Ck
Vk
vs...
Cụ nào thõi cắt nghĩa em với.
 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Vụ này em học từ hồi nhỏ. Các cụ phân tích gì em cũng ko nhớ hết nhưng ng HN nói Cảm ơn mới đúng. Vì cảm là cảm nhận, cám thì ko có nghĩa
Em nhớ hồi bé có câu nói hài trong vở kịch gì đó của Sài Gòn về từ cám ơn: "Cám dành cho lợn, còn ơn dành cho Đa?ng, nhé" :^)
 

usavn

Xe tải
Biển số
OF-126489
Ngày cấp bằng
4/1/12
Số km
437
Động cơ
381,250 Mã lực
Nơi ở
Thường xuyên thay đổi
Vụ này em học từ hồi nhỏ. Các cụ phân tích gì em cũng ko nhớ hết nhưng ng HN nói Cảm ơn mới đúng. Vì cảm là cảm nhận, cám thì ko có nghĩa
"Cảm ơn" là chuẩn mực trong viết, nguyên gốc hán việt cổ là "cảm ân". Do tính chất vùng miền, "cảm" biến thành "cám" và "cám ơn" cũng được hấp nhận trong văn nói. Một số người chê "cám ơn" là bất lịch sự, là lên giọng của người nói với người nghe. Một số khác lại chê từ "cám" chẳng có nghĩa gì, dùng thế là sai.
Tuy nhiên ngôn ngữ là thứ biến đổi phát triển không ngừng, những thứ được coi là chuẩn mực hôm nay có thể không còn là chuẩn mực ít lâu nữa. Những từ trước kia không có nghĩa, nay được tặng thêm nghĩa, đó là chuyện bình thường. Và ngôn ngữ nếu được số đông chấp nhận, thì chuẩn mực "hàn lâm" dựa trên gốc gác lịch sử, nguồn gốc, cũng trở rnên ít giá trị.

Cảm nhận của tôi dùng "cảm ơn" có vẻ hơi trầm trọng quá, chỉ nên dùng trong context quan trọng. Người Việt vốn đã ít dùng những từ "cảm ơn/ xin lỗi", lại gán nghĩa to quá cho các từ đó, dễ gây cản trở việc tăng tần suất dùng các từ này. Nếu quen với văn hóa phương Tây, cảm giác là có vẻ "bất lịch sự" nếu quá thiếu các từ đó.

Trong những tình huống thông thường, hàng ngày, ví dụ sau khi thuận mua vừa bán, "cám ơn" nhau thì là thích hợp; hơn là không nói gì. Thầy trò có thể "cám ơn" nhau sau buổi học, vì đây là trách nhiệm đôi bên. Nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân cũng có thể "cám ơn" nhau; dành từ "cảm ơn" cho những vụ việc quan trọng, như phẫu thuật lớn. Cảnh sát với người dân cũng "cám ơn" nhau sau khi hoàn thành trách nhiệm mỗi bên.

Tóm lại, tôi đề nghị cách gán nghĩa mới như sau cho rành mạch: dùng từ "cảm ơn" trong các context quan trọng mà người nói thực sự muốn ghi ân của người nghe; còn các tình huống bình thường ít quan trọng hơn, thì "cám ơn" là được.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
22,925
Động cơ
739,118 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
"Cảm ơn" là chuẩn mực trong viết, nguyên gốc hán việt cổ là "cảm ân". Do tính chất vùng miền, "cảm" biến thành "cám" và "cám ơn" cũng được hấp nhận trong văn nói. Một số người trê "cám ơn" là bất lịch sự, là lên giọng của người nói với người nghe. Một số khác lại trê từ "cám" chẳng có nghĩa gì, dùng thế là sai.
Em là em trê chính tả của cụ nhá:D
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Cần phân biệt rõ hai khái niệm "Tiếng Việt" và "Chữ Việt"
- Tiếng Việt đã có từ ngàn đời nay và vẫn đang biến đổi không ngừng. Mỗi vùng có một cách phát âm riêng. Cách phát âm của từng vùng cũng không cố định, mà thay đổi theo thời gian hoặc do ảnh hưởng cách phát âm của ngôn ngữ khác. Người ta ngầm coi cách phát âm của Hà Nội làm chuẩn, vì Hà Nội là trung tâm của đồng bằng Sông Hồng, cái nôi của văn hóa Việt. Hơn nữa, Hà Nội có sự giao thoa văn hóa mạnh, có sự ảnh hưởng văn hóa nhiều vùng miền.
- Chữ Việt mà chúng ta viết hiện nay do người Pháp đưa vào Việt Nam. Cách viết khác nhau đối với các âm có cách phát âm giống nhau ở vùng này nhưng lại khác hẳn nhau ở vùng khác (ví dụ S-X; Tr-Ch; R-D...) đều do người Pháp quy định.
- Ngày nay, không những cách viết, mà cả cách phát âm cũng loạn xạ. Nhiều người Miền Bắc, đáng lẽ phải phát âm S-X; Tr-Ch; R-D... gần giống nhau, nhưng lại cố uốn lưỡi để phát âm như người Miền Trung hoặc Miền Nam là không đúng.
- Đáng buồn là cho đến nay hình như vẫn chưa có một bộ tiêu chuẩn quốc gia về chữ viết, chưa có quy định về cách phát âm chuẩn một số từ cơ bản theo vùng miền...
- Cũng có điều đáng mừng nhỏ, Sở GD và ĐT Hà Nội có quy định về cách phát âm riêng cho học sinh Hà Nội, trong đó học sinh không được uốn lưỡi khi phát âm những âm S; Tr, R... giống như người Miền Trung và Miền Nam (trước đây các cô giáo vẫn bắt uốn lưỡi khi đọc bài, nhưng khi ra ngoài đường thì học sinh lại phát âm như bình thường)
 

usavn

Xe tải
Biển số
OF-126489
Ngày cấp bằng
4/1/12
Số km
437
Động cơ
381,250 Mã lực
Nơi ở
Thường xuyên thay đổi
Em là em trê chính tả của cụ nhá:D
Cụ phê đúng rồi. Chuẩn mực ngữ pháp là sai chính tả ! Và tôi đã sửa !

Thói quen xấu như sau: khi nào "chê" đúng, thì tôi viết là "chê bai"; khi nào "chê" sai, thì tôi viết chệch thành "trê bai"; mang tính diễu cợt. Nó ghi nhận thói quen khi bức xúc thì phát âm nặng như người miền Trung, bình thường nhẹ nhàng phát âm lười như người miền Bắc.
 
Biển số
OF-143071
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
10,011
Động cơ
459,416 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu ý , em Quên rồi !
Cụ phê đúng rồi. Chuẩn mực ngữ pháp là sai chính tả ! Và tôi đã sửa !

Thói quen xấu như sau: khi nào "chê" đúng, thì tôi viết là "chê bai"; khi nào "chê" sai, thì tôi viết chệch thành "trê bai"; mang tính diễu cợt. Nó ghi nhận thói quen khi bức xúc thì phát âm nặng như người miền Trung, bình thường nhẹ nhàng phát âm lười như người miền Bắc.
Lói tro đúng theo ngữ văn lày của kụ ...thì kụ phải "cám ơn " kụ Bụp vì kụ Bụp lói truẩn dồi ạ !

=))
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
Đây này các bác em:


10 quy tắc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
1. Chữ đầu câu viết hoa.
2. Tên riêng viết hoa.
3. Hai chữ tiếp nối nhau chỉ cách nhau một khoảng trống.
4. Dấu chính tả như chấm (.), phẩy (,), hỏi (?), than (!), ba chấm (…), luôn luôn đi liền theo ký tự trước và cách ký tự sau một ký tự trống.
5. Tránh làm biến dạng từ theo phong cách thiếu nghiêm túc, khó hiểu.
6. Chỉ viết tắt khi thật cần thiết.
7. Hạn chế sử dụng tiếng nước ngoài, trừ khi không có từ tiếng Việt thay thế.
8. Viết đủ ý rồi hãy chấm câu, sử dụng dấu phẩy khi câu có nhiều ý.
9. Chia đoạn và cách dòng nếu viết dài.
10. Tra từ điển tiếng Việt nếu chưa chắc chắn
Có lần em đi uống bia với 1 bác Tiến sỹ ngôn ngữ học đang làm đề tài cấp Bộ về " Viết hoa trong tiếng Việt".
Nghe bác ý nói về bất cập trong việc viết hoa hiện nay đã mất nửa tiếng. :))
 

hoinhap

Xe tăng
Biển số
OF-15974
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
1,686
Động cơ
527,610 Mã lực
Các cụ mợ cho em hỏi: Em thấy LD nhà em rất thích dùng từ "phối kết hợp" em tra gu gồ mãi mà không tìm thấy nghĩa của từ này thế nào cả! vậy thật hư của từ này thế nào các cụ giải ngố cho em với ạ!
 

usavn

Xe tải
Biển số
OF-126489
Ngày cấp bằng
4/1/12
Số km
437
Động cơ
381,250 Mã lực
Nơi ở
Thường xuyên thay đổi
Có lần em đi uống bia với 1 bác Tiến sỹ ngôn ngữ học đang làm đề tài cấp Bộ về " Viết hoa trong tiếng Việt".
Nghe bác ý nói về bất cập trong việc viết hoa hiện nay đã mất nửa tiếng. :))
Hơ hơ, thế là lại có thêm một đề tài "nghiệp vụ" rồi. Những đề tài ngốn nhiều xiền lắm, lãng phí ghê. Trong khi có thể chỉ cần vài cái đề tài cấp cơ sở cho các nhà ngôn ngữ ở Viện ở các Trường ĐH lớn, để họ cùng với các học viên cao học làm là đủ. Công việc ở Viện ở Trường của giới ngôn ngữ là phải làm những đề tài như vậy.
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
Hơ hơ, thế là lại có thêm một đề tài "nghiệp vụ" rồi. Những đề tài ngốn nhiều xiền lắm, lãng phí ghê. Trong khi có thể chỉ cần vài cái đề tài cấp cơ sở cho các nhà ngôn ngữ ở Viện ở các Trường ĐH lớn, để họ cùng với các học viên cao học làm là đủ. Công việc ở Viện ở Trường của giới ngôn ngữ là phải làm những đề tài như vậy.
Mấy ông ý chẳng ông nào chịu ông nào nên mới phải lên tới cấp Bộ ạ.
P/S: cụ thử viết chính xác chữ hoa, chữ thường trong câu này nhé: KÍNH GỬI ÔNG TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM" :D
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
22,925
Động cơ
739,118 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Mấy ông ý chẳng ông nào chịu ông nào nên mới phải lên tới cấp Bộ ạ.
P/S: cụ thử viết chính xác chữ hoa, chữ thường trong câu này nhé: KÍNH GỬI ÔNG TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM" :D
Em thử nhá:

Kính gửi: Ông Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,426
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Đến bây giờ em vẫn không hiểu vì sao các tỉnh Dak Lak, tỉnh Bắc Kạn lại dùng chữ K mà không dùng chữ C?:-??
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top