Cái sự viết sai chính tả tràn lan như hiện nay (em dám chắc chắn là các bạn trẻ bây giờ viết sai chính tả nhiều hơn các bạn già
trẻ ở đây là thế hệ 8x về sau và 9x) theo em có hai nguyên nhân chính:
- khách quan: thuộc về công tác giáo dục. Chung quy là do từ những lớp vỡ lòng, cái môn chính tả cũng như từ ngữ, ngữ pháp các bạn ấy không được dạy đến nơi đến chốn. Giai đoạn quan trọng nhất là cấp một, lúc các cháu bắt đầu tập viết tập đọc, rồi thì những môn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp... thường do mình cô giáo chủ nhiệm dạy hết, cô mà không chú ý (hoặc dạy không chuẩn) thì trò bắt đầu hỏng tiếng Việt từ đây. Sau đấy lên cấp hai học tiếp môn Văn-tiếng Việt, lúc này vẫn còn cơ hội sửa chữa, đến cấp ba thì sai chính tả nó đã thành nếp nhăn trong đầu, khó sửa lắm
Các cụ có con đi học thử cho ý kiến xem thầy cô bây giờ có còn chú trọng lắm đến cách đọc, cách viết của học sinh, có nghiêm khắc với học trò như các thầy cô giáo thế hệ trước nữa không?
- chủ quan: nguyên nhân này thuộc về chính các bạn trẻ, ngoài ra là gia đình, bố mẹ các bạn. Đấy là do không chịu học, học không để ý, không coi trọng thứ tiếng của mình nên học qua loa, làm văn thì chép sách... Đến lúc tự mình phải viết thì câu cú lủng củng, chữ nghĩa sai be bét, cái này thậm chí tốt nghiệp đại học ra trường còn phổ biến!
Có một điều cơ bản dường như đang bị bỏ quên: các bạn trẻ giờ ít chịu đọc mà chỉ thích xem
Đọc ở đây là đọc sách, chứ không phải lên mạng xem lá cải với cả Phò-rum
Sách cũng tùy sách, không phải sách nào cũng viết chuẩn tiếng Việt, nhất là "sách mới, sách trẻ"... Những sách văn học của các cụ thời xưa như Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Nam Cao... những bản dịch từ sách nước ngoài sang tiếng Việt của các dịch giả lâu năm, đều là chuẩn mực về tiếng Việt, ai đọc nhiều những sách này ắt hẳn khó mà viết sai chính tả được
Từ điển tiếng Việt cũng là một thứ hữu ích, nhưng chủ yếu dùng để tra cứu, còn sách, truyện vẫn là kho tiếng Việt giàu có, có thể sử dụng thường xuyên và hiệu quả hơn từ điển. Từ ngữ, câu cú... qua đó mà ngấm dần. Giữa đọc truyện với xem phim, cái nào hữu ích hơn cho việc viết tiếng Việt có lẽ ai cũng rõ.
- Những yếu tố vùng miền, tiếng địa phương em không tính đến, em không nghĩ đó là những lỗi sai nghiêm trọng kiểu "ch"-"tr", "s"-"x" hay lỗi sắp xếp câu cú, chấm phẩy... âu cũng chỉ là sự phong phú của tiếng Việt. Như kiểu chị gì lấy chồng quê Giao Thủy kể chuyện mọi người nói sai rồi viết lên phong bì cũng sai (thím -> xím, dì -> rì,...). Cái này chả có gì là khó hiểu vì họ nói thế nào viết y như vậy, tiếng địa phương mà.
Ai ở Đức thì biết, vùng Berlin người ta nói "gut" (nghĩa là tốt) thành "jut", "ich" thành "ik"... có người cũng viết thế, thủ đô đấy nhá, còn "lon" -> "cóng", "âu" -> "phạng", "kho" -> "rang" là chuyện bình thường, cùng một món thịt băm viên mà các vùng khác nhau ở Đức nó đã có dăm từ khác hẳn nhau rồi: "Frikadelle, Buletten, Beefsteak, Klopse, Fleischpflanzerl,...". Đa phần người ngồi ghi phong bì ấy là những người có tuổi, thế hệ trước nữa (4x, 5x, 6x) ngày xưa có được đi học đầy đủ đâu. Các cô các bác em ở quê nhiều lắm thì được đi học đến lớp 7, có khi chỉ lớp 3, lớp 4, còn không thì học lỏm, học mót, xóa mù chữ là chính, ai viết đúng chính tả, viết chữ đẹp đã được coi là "văn hay chữ tốt" rồi... Những người thuộc thế hệ trẻ bây giờ, được đi học đi hành đầy đủ, có mọi thứ phương tiện quanh mình phục vụ mà viết sai toe sai toét mới thực sự là điều đáng suy nghĩ
Em thấy OFer hay mắc những lỗi như:
- không viết hoa đầu câu, đầu dòng
- chấm phẩy lộn xộn, không ngắt câu
-
giải phân cách (đúng là "dải phân cách")
-
sử lý (xử)
-
trân thành
- xuất
xắc
- kể
truyện, đọc
chuyện (chỗ này em đồ là quá nửa OF không phân biệt được)
- ....
Chưa kể các bạn luôn viết sai một cách cố ý, kiểu như ngôn ngữ 9x nhí nhố khôn tả
Bẩm cụ
Dí chậm, cụ
Búp là Thịt và các cụ xem có biện pháp xử cbn lý đi ạ