[Funland] Tiếng Việt: Đúng và Sai - Cách dùng

forever_andone

Xe máy
Biển số
OF-198186
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
97
Động cơ
326,156 Mã lực
Cũng có thể lấy ví dụ như này để minh họa cho cách dùng Chuyện hay Truyện.
" Câu chuyện mày vừa kể khá thú vị đấy. Đem mà xuất bản câu chuyện ấy thành truyện ". Luôn luôn là câu chuyện. "Câu chuyện" khi được in vào rất nhiều trang giấy thì khi đó các trang giấy được gọi là " cuốn truyện ". Theo e là như thế! Các bác cứ cho ý kiến phản hồi để e rút kinh nghiệm nếu em sai :D
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,632
Động cơ
736,618 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
e thì nghĩ là e không cần kiểm tra cho bản thân e. Nhưng e muốn thỉnh giáo bác một việc. như này ạ. http://kenh14.vn/doi-song/nang-nong-cuc-hinh-cua-sinh-vien-o-tro-20130517104230617.chn#itemComment_2178749. Đây là địa chỉ link 1 bài báo. Trích bài báo có đoạn " Phòng trọ như một cái “lò sấy”, không thể ở trong phòng, càng bật quạt càng nóng, quạt như thổi hơi nóng phả vào người chứ không phải là hơi mát, trừ lúc ăn cơm, còn lại là cả xóm trọ tập chung ra ngoài hiên ngồi tới khuya mới dám vào phòng”, đó là tâm sự của bạn Nguyễn Thị Ngọc, sinh viên Đại học tài nguyên môi trường đang thuê trọ gần khu Cầu Diễn (Từ Liêm). Bên dưới có 1 bạn comment rắng bài báo viết sai chính tả chữ " tập chung ". Và theo bạn ý là " tập trung " mới đúng, rồi bảo rằng Báo viết cho triệu người đọc mà làm ăn như này, bla bal. Bình thường e cũng chả tranh khôn tranh ngoan làm gì nhưng hôm ý e cũng hơi hâm. E mới vào tranh luận, e bảo đúng chính tả rồi. Tập chung dùng trong hoàn cảnh với nghĩa tường minh, đại khái như tập chung cái gì nhìn thấy được, ví dụ " các em tập chung thành 2 hàng dọc ", khác với " trập trung " trong " các em tập trung học đi". E nói đúng không ạ? Mụ ý lại bảo e về học lại Tiếng Việt =)) " chị là giáo viên dạy văn hẳn hoi, không phải gà mờ " và cái comment của chị ý được phải ~60 like, chủ yếu là của các bạn Miền Nam. E chắc chắn là e đúng luôn. Vì e rất hay để ý đến lỗi chính tả. E chỉ buồn cười là giáo viên dạy văn mà còn không đúng chính tả thì hài hước quá !
Còn chập chùng hay trập trùng thì theo em là trập trùng mới thực sự là chính xác, mặc dù từ chập chùng cũng tạm chấp nhận được. Vì trùng ở đây cách dùng nó tương tự như " núi non trùng điệp " chứ hoàn toàn không thể nói " núi non chùng điệp ", " chùng " có nghĩ là không được căng, võng xuống " dây đàn chùng ".
Đôi lời vớ vẩn của em ! mong bác hồi âm về thắc mắc của em sớm!
1. Tập trung là đúng chính tả trong trường hợp này.
Theo từ điển Hán Việt của giáo sư Nguyễn Lân thì "TẬP TRUNG" nghĩa là: Tập là 1; Trung là giữa. Dồn tất cả vào một chỗ.

Tập chung chỉ đúng trong trường hợp tương tự thế này: "Hùng và Hải cùng tập chung ở 1 sân tennis":D

2. Trập trùng là chính xác. Đây là 1 tính từ có nghĩa diễn tả 1 sự vật tiếp liền nhau hết lớp này đến lớp khác thành dãy dài và cao thấp không đều

Chập chùng chỉ là cách viết sai chính tả thôi.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
23,632
Động cơ
736,618 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Cũng có thể lấy ví dụ như này để minh họa cho cách dùng Chuyện hay Truyện.
" Câu chuyện mày vừa kể khá thú vị đấy. Đem mà xuất bản câu chuyện ấy thành truyện ". Luôn luôn là câu chuyện. "Câu chuyện" khi được in vào rất nhiều trang giấy thì khi đó các trang giấy được gọi là " cuốn truyện ". Theo e là như thế! Các bác cứ cho ý kiến phản hồi để e rút kinh nghiệm nếu em sai :D
Chuyện dùng diễn tả bằng lời, còn khi đã viết ra thì thành truyện bác nhé.:D
 

trungnd195

Xe tải
Biển số
OF-89421
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
489
Động cơ
410,889 Mã lực
Nơi ở
Quán nhậu :D
Sự nguy hiểm của viết sai chính tả:
Một anh nông dân bị ho lâu ngày nhưng không đi khám bệnh, một hôm bị nôn ra máu, sợ quá bền lên trạm y tế thôn để khám. Bác sĩ hỏi han tình hình xong bèn phê vào sổ: "Lôn ra máu" và đề nghị chuyển lên tuyến xã.

Bác sĩ xã tiếp nhận bệnh nhân, đọc sổ y bạ thấy thế liền tặc lưỡi: "Để nặng thế này rồi mới khám, đúng là y tế thôn, viết mà còn sai". Ông hạ bút phê thêm dấu huyền vào rồi đề nghị chuyển lên tỉnh.

Bác sĩ tỉnh đọc bệnh án, hốt hoảng gọi: "Nặng quá rồi, đưa băngca đến đây, chuyển vào khoa... sản ngay". Vào đến phòng, y tá trực bèn thò tay vào khám, rồi cũng hốt hoảng: "Thai ra ngược rồi, tôi tóm được cái chân rồi đây này"!!!
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,636
Động cơ
567,319 Mã lực
e thì nghĩ là e không cần kiểm tra cho bản thân e. Nhưng e muốn thỉnh giáo bác một việc. như này ạ. http://kenh14.vn/doi-song/nang-nong-cuc-hinh-cua-sinh-vien-o-tro-20130517104230617.chn#itemComment_2178749. Đây là địa chỉ link 1 bài báo. Trích bài báo có đoạn " Phòng trọ như một cái “lò sấy”, không thể ở trong phòng, càng bật quạt càng nóng, quạt như thổi hơi nóng phả vào người chứ không phải là hơi mát, trừ lúc ăn cơm, còn lại là cả xóm trọ tập chung ra ngoài hiên ngồi tới khuya mới dám vào phòng”, đó là tâm sự của bạn Nguyễn Thị Ngọc, sinh viên Đại học tài nguyên môi trường đang thuê trọ gần khu Cầu Diễn (Từ Liêm). Bên dưới có 1 bạn comment rắng bài báo viết sai chính tả chữ " tập chung ". Và theo bạn ý là " tập trung " mới đúng, rồi bảo rằng Báo viết cho triệu người đọc mà làm ăn như này, bla bal. Bình thường e cũng chả tranh khôn tranh ngoan làm gì nhưng hôm ý e cũng hơi hâm. E mới vào tranh luận, e bảo đúng chính tả rồi. Tập chung dùng trong hoàn cảnh với nghĩa tường minh, đại khái như tập chung cái gì nhìn thấy được, ví dụ " các em tập chung thành 2 hàng dọc ", khác với " trập trung " trong " các em tập trung học đi". E nói đúng không ạ? Mụ ý lại bảo e về học lại Tiếng Việt =)) " chị là giáo viên dạy văn hẳn hoi, không phải gà mờ " và cái comment của chị ý được phải ~60 like, chủ yếu là của các bạn Miền Nam. E chắc chắn là e đúng luôn. Vì e rất hay để ý đến lỗi chính tả. E chỉ buồn cười là giáo viên dạy văn mà còn không đúng chính tả thì hài hước quá !
Còn chập chùng hay trập trùng thì theo em là trập trùng mới thực sự là chính xác, mặc dù từ chập chùng cũng tạm chấp nhận được. Vì trùng ở đây cách dùng nó tương tự như " núi non trùng điệp " chứ hoàn toàn không thể nói " núi non chùng điệp ", " chùng " có nghĩ là không được căng, võng xuống " dây đàn chùng ".
Đôi lời vớ vẩn của em ! mong bác hồi âm về thắc mắc của em sớm!
Em nghĩ cụ hiểu sai
"Tập" nghĩa là cùng nhau. "Trung" là phía trong, ở giữa. Hành động nhiều người/vật tản mát tụ tập vào 1 chỗ thì phải là "tập trung" mới là đúng. Ví dụ: Tập trung đội hình, tập trung đồ đạc...
Còn từ "chung" nghĩa là cuối, kết thúc. Tập chung là cùng nhau chăm chú nhìn hoặc nghĩ về 1 vấn đề nào đó(Thường chỉ dùng cho con người). VD: Tập chung vào câu chuyện, bộ phim, cuộc họp...
Em chém theo suy luận bản thân, chả muốn copy paste làm gì cho nó nghiêm trọng vấn đề, không biết có đúng ko?
 
Chỉnh sửa cuối:

metalins

Xe tăng
Biển số
OF-69519
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
1,720
Động cơ
445,299 Mã lực
Cụ Thích trả lời rất chính xác rồi ạ! "Tập trung" là động từ trong ngữ cảnh này là đúng. "Tập chung" thì "Tập" là động từ, "chung" là trạng từ bổ nghĩa cho động từ mang nghĩa tập luyện chung với 1 ai đó. 1 ví dụ nữa cho ngữ cảnh này là "Tập nặng" có nghĩa là tập luyện với cường độ cao 1 môn gì đó.
 

hoathan14

Xe máy
Biển số
OF-194344
Ngày cấp bằng
16/5/13
Số km
82
Động cơ
328,400 Mã lực
cháu đặc ghét đánh đồng "i" và "y"
 

phanhbangdep

Xe hơi
Biển số
OF-79757
Ngày cấp bằng
8/12/10
Số km
114
Động cơ
417,820 Mã lực
Nơi ở
HN
em viết cũng sai ct tùm lum, sửa khó quá.
 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Em có thắc mắc, hơi có tý Hán chứ chẳng phải thuần Việt mong các cụ chỉ giáo.

Trước đây, em chỉ thấy hay dùng "tha phương cầu thực" để chỉ người phải bỏ quê nhà đi kiếm ăn nơi khác, "tha hương" để chỉ người lưu lạc không về được quê. Nhưng gần đây lại thấy có chỗ dùng "tha hương cầu thực" (hỏi Google ra cả mớ).

Từ đây, em có 2 câu hỏi: Thành ngữ nào là chuẩn - tha phương cầu thực hay tha hương cầu thực? Chữ 'tha' trong 'tha phương' và 'tha hương' có khác nghĩa nhau không, nếu có thì khác thế nào?
 

fromantoan

Xe tăng
Biển số
OF-8767
Ngày cấp bằng
23/8/07
Số km
1,089
Động cơ
542,082 Mã lực
Nơi ở
dưới Phòng ấy mà
Cái ví dụ cụ đưa "Tập chung vào câu chuyện, bộ phim, cuộc họp..." cũng không đúng vì "tập trung" phản ánh chính xác ý nghĩa ví dụ của cụ.

Còn chập chùng hay trập trùng đều sai cả, như có cụ nào đã trích dẫn, chính xác là "chập trùng" - chập là nối tiếp, trùng là tầng tầng lớp lớp

Còn câu " tha phương cầu thực" thì đúng hơn là "tha hương cầu thực" - bản thân câu này không có điển cố gì đặc biệt, chỉ thuần túy nghĩa hán việt - Tha tức là nơi khác, người khác, phương là nơi trong từ phương trời , "cầu thực" là kiếm ăn ---> "tha phương cầu thực" nói tình trạng phải đi kiếm ăn nơi khác, nơi đất khách. Còn bản thân câu "tha hương" có nghĩa là quê hương khác hay gọi nôm na là "đất khách quê nhà" , lấy đất khách làm quê sống.


Em nghĩ cụ hiểu sai
"Tập" nghĩa là cùng nhau. "Trung" là phía trong, ở giữa. Hành động nhiều người/vật tản mát tụ tập vào 1 chỗ thì phải là "tập trung" mới là đúng. Ví dụ: Tập trung đội hình, tập trung đồ đạc...
Còn từ "chung" nghĩa là cuối, kết thúc. Tập chung là cùng nhau chăm chú nhìn hoặc nghĩ về 1 vấn đề nào đó(Thường chỉ dùng cho con người). VD: Tập chung vào câu chuyện, bộ phim, cuộc họp...
Em chém theo suy luận bản thân, chả muốn copy paste làm gì cho nó nghiêm trọng vấn đề, không biết có đúng ko?
 

happyhn

Xe container
Biển số
OF-82098
Ngày cấp bằng
6/1/11
Số km
9,997
Động cơ
510,350 Mã lực
nhân nói đến ch tr chung trung
Giới thiệu luôn ngõ nhà em. Quan điệm cụa iem nà chuẫn
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,011
Động cơ
446,860 Mã lực
Chuyện dùng diễn tả bằng lời, còn khi đã viết ra thì thành truyện bác nhé.:D
Ơ, thằng cha bup nói đúng nhể! Chuyện là buôn chuyện/nhiều chuyện...Còn truyện là nói về tác phẩm nào đó đã in thành sách, như truyện ngắn Nam Cao...!
Mà cái nick thích là bụp nó kiểu thế nào ấy, như là chơi đại, phang thí, ẩu...Nhưng lão ý phang chuẩn nhiều hơn...phải chỉnh. Sao ở đời nhiều cái...ngược thế nhể.=))
 

hoinhap

Xe tăng
Biển số
OF-15974
Ngày cấp bằng
5/5/08
Số km
1,686
Động cơ
527,610 Mã lực
Ơ, thằng cha bup nói đúng nhể! Chuyện là buôn chuyện/nhiều chuyện...Còn truyện là nói về tác phẩm nào đó đã in thành sách, như truyện ngắn Nam Cao...!
Mà cái nick thích là bụp nó kiểu thế nào ấy, như là chơi đại, phang thí, ẩu...Nhưng lão ý phang chuẩn nhiều hơn...phải chỉnh. Sao ở đời nhiều cái...ngược thế nhể.=))
Vâng em cũng thấy thế, nhiều cái ngược mà lại đúng như: người thì bảo cái áo Rét người lại bảo cái áo Ấm ấy nhể!
 

dp090x

Xe tăng
Biển số
OF-152580
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
1,088
Động cơ
365,710 Mã lực
Có vài lần em muốn hỏi "Chuyện" về cuốn "Truyện"

Hai từ: Chuyện và Truyện, hiểu thì hiểu, dùng thì dùng, em chả biết có dùng sai ở đâu không nhưng để cắt nghĩa nó, phân biệt nó, cách dùng ... thì quả là vẫn hơi khó để xác định được???
Vậy nhờ các cụ tinh thông về ngôn ngữ vào giải ngố giúp với ạ!
 

olobay

Xe buýt
Biển số
OF-148200
Ngày cấp bằng
5/7/12
Số km
996
Động cơ
369,271 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cháu cũng hiểu biết nông cạn thôi, nhưng nhí giải với cụ 1 tý:

- CHuyện: là những câu chuyện, mẩu chuyện (ngắn, ít nội dung) thường dùng để kể lại những sự việc trong đời sống hàng ngày và được sử dụng 1 cách bình dân. ví dụ như: câu chuyện, kể chuyện, chuyện no chuyện kia...
- Truyện: dùng khi nói hoặc viết 1 đề tài dài hơn (kiểu như tiểu thuyết, truyện ngắn...) từ này dùng trong văn học nhiều hơn. ví dụ: truyện ngắn, truyện chinh thám...
Thực ra bây giờ cháu thấy việc sử dụng đã linh hoạt hơn rồi. Đúng là phong ba bão táp ko bằng ngữ pháp việt nam.
 

phuongdung.pg

Xe tải
Biển số
OF-152083
Ngày cấp bằng
8/8/12
Số km
345
Động cơ
358,740 Mã lực
Nơi ở
Trong buồng
Em gọi Ch là " Chờ nhẹ" và Tr là " Trờ nặng"
Thế nên chuyện thì nhẹ nhàng, đơn giản, như cụ olobay nói là các các câu chuyện hàng ngày chẳng hạn và thường đc kể bằng mồm.
Truyện có nội dung, kết cấu phức tạp hơn, hoặc là các câu chuyện nhưng khi in thành sách chúng cũng trở thành truyện. Ví dụ các câu chuyện hài khi tập hợp thành 1 cuốn sách sẽ có tên là " Truyện vui" thay vì " Chuyện vui"
 

thangnc

Xe tải
Biển số
OF-140262
Ngày cấp bằng
2/5/12
Số km
286
Động cơ
368,460 Mã lực
Em gọi Ch là " Chờ nhẹ" và Tr là " Trờ nặng"
Thế nên chuyện thì nhẹ nhàng, đơn giản, như cụ olobay nói là các các câu chuyện hàng ngày chẳng hạn và thường đc kể bằng mồm.
Truyện có nội dung, kết cấu phức tạp hơn, hoặc là các câu chuyện nhưng khi in thành sách chúng cũng trở thành truyện. Ví dụ các câu chuyện hài khi tập hợp thành 1 cuốn sách sẽ có tên là " Truyện vui" thay vì " Chuyện vui"
Nhà cháu thấy cách trả lời này là chính xác:
- "Chuyện" thường đi kèm với cách truyền đạt là lời nói, lời kể, thuật lại.
- "Truyện" được hiểu là tác phẩm văn học, được truyền tải trên giấy.
 

nnperav

Xe tăng
Biển số
OF-27142
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
1,083
Động cơ
496,977 Mã lực
Nơi ở
Vùng xanh
chuyện của cụ có thể viết thành truyện đấy
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top