- Biển số
- OF-833818
- Ngày cấp bằng
- 15/5/23
- Số km
- 25
- Động cơ
- 3,060 Mã lực
Về chuyện tinh thần của phía VNCH, em đóng góp thêm một ý kiến, hoàn toàn là ý kiến cá nhân của em, sau một thời gian khá dài xem phim ảnh, đọc tài liệu của các phe, cả VNDCCH, VNCH, Mỹ.Về tinh thần các sỹ quan VNCH thì nhà tôi có 1 câu chuyện. Tầm trước năm 70, trong họ có ông bác mới đi tù chính trị tầm 6-7 năm ra, trên đường đang đi bộ về thì gặp ông Lê Chí Cường, lúc đó đang bên quân đội VNCH sau làm đại tá tỉnh trưởng Đà Nẵng. Vì là bạn học cũ nên ông Cường mời bác tôi lên xe đi cùng và có nói bác tôi đại ý là " tôi biết cuộc chiến này chúng tôi sẽ thua nhưng chúng tôi vẫn phải đánh". Tôi nghĩ câu nói đó phản ánh đúng tinh thần của họ.
Em thấy ở dân miền Nam thời đó chia ra làm mấy mảng chính
- Mảng rất quyết tâm chống cộng, chủ yếu là những người có nợ máu với phía bên kia, và những người công giáo di cư.
- Mảng thờ ơ, chẳng có lý tưởng gì cả. Nếu có đi lính, chỉ vì bị bắt lính. Ngay cả đi lính tình nguyện, như tác giả cuốn "Tháng ba gãy súng", cũng 0 hề vì lý tưởng gì cả, chẳng căm thù cs, cũng chẳng yêu gì lý tưởng quốc gia. Đi như kiểu ham vui. Đọc cuốn đó em thấy thế. Ông tác giả chiến đấu dũng cảm, một phần là vì tính cách như thế, hai là vào trong guồng chiến đấu, nó phải thế. Em thấy mảng này khá lớn.
- Mảng đi theo cách mạng, chiến đấu, hoạt động cho cách mạng, kháng chiến
- Mảng có cảm tình với kháng chiến, cách mạng. Tuy nhiên chỉ ở mức cảm tình, 0 hoạt động gì.
- Mảng này hơi đặc biệt, tâm trạng khá là thờ ơ, như mảng thứ hai, hành động và lời nói công khai thì rõ là chống cộng, nhưng trong thâm tâm thì lại ngưỡng mộ những người kháng chiến, tức là đối phương của mình. Cái cảm tình ngầm này một phần vì anh chị em ruột, bố mẹ, con cái, bạn bè thân thiết, hàng xóm láng giếng nhiều người lại là Việt cộng, kháng chiến, một phần vì những người kháng chiến có ánh hào quang từ thời chống Pháp, và ngay cả thời Mỹ, thì cuộc sống kham khổ, giản dị, kiên cường trong chiến khu của họ cộng thêm tinh thần chống Mỹ của họ, cũng gây nên sự khâm phục ngấm ngầm từ nhiều tầng lớp dân chúng. Cái tình cảm này không chỉ len lỏi trong các tầng lớp dân thường, mà còn len lỏi trong hàng ngũ lãnh đạo.