vi.wikipedia.org
Còn theo nhân chứng là Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Chín thì tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 4, sư đoàn 6) của ông đã bị trúng loại bom này tại khu vực suối Nhạn, khiến 28 người hi sinh tại chỗ, hơn 50 người khác bị thương phải đưa đi điều trị.
Còn đơn vị khác nữa?
Tin bay ra Hà Nội. Em còn nhớ Hà Nội xôn xao. Bom nguyên tử loại nhỏ? Không phải. Bom hơi độc cũng không phải vì có sát thương chảy máu, đốt cháy. Báo NHÂN DÂN gọi đó là bom "hơi độc hoá học" vì cũng chẳng ai biết là bom gì.
Lúc đó Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, cũng có thể là Mỹ lo ngại ta sẽ gây sức ép bắn vào máy bay Mỹ chở người di tản nên cũng chỉ ném hai quả. Em đoán thế.
Hai hôm sau, 23/4/1975 Tổng thống Gerald Ford tuyên bố "Mỹ không liên quan đến chiến tranh Việt Nam nữa" thì việc chôn cai xác chết lâm sàng chế độ Sài Gòn chỉ còn là thời gian.
Theo em biết thì thoả thuận ngầm là ngày 28/4/1975 là ngày người Mỹ phải rút đi. Nhưng do Đại sứ Martin cù nhày, hy vọng thoả hiệp.... nên buộc lòng ta phải pháo kích Sài Gòn để cảnh cáo, Phi đội Quyết thắng ném bom Tân Sơn Nhẩt chỉ là bồi thêm. Ngay đêm đó Tổng thống Ford ra lệnh di tản người Mỹ. Kissinger gọi điện trực tiếp cho Martin ra lệnh rút. Do trục trặc kỹ thuật nên cuộc di tản chậm trễ mất 6 giờ, khiến phải lùi thêm 12 giờ sáng đến 6 giờ sáng 30/4/1975