[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_28 (1_7).jpg

28/4/1975 – Tổng thống Gerald Ford và Đệ nhất phu nhân Betty Ford tại khu dành cho gia đình ở tầng 2 của Nhà Trắng khi ông cân nhắc quyết định ra lệnh di tản người Mỹ lần cuối bằng trực thăng khỏi Sài Gòn, Washington DC, lúc 9:15 tối ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ảnh: David Hume Kennerly
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Ford tham khảo lần cuối với Ngoại trưởng Henry Kissinger và Cố vấn An ninh Quốc gia Brent Scowcroft tại Nhà Trắng trước khi quyết định
Sài Gòn 1975_4_28 (1_10).jpg

Đêm khuya ngày 28-4-1975 – Tổng thống Gerald Ford thảo luận việc di tản người Mỹ khói Sài gòn với Ngoại trưởng Henry Kissinger và Cố vấn An ninh Quốc gia Brent Scowcroft tại Nhà Trắng. Ảnh: David Hume Kennedy
Sài Gòn 1975_4_28 (1_8).jpg
 

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,388
Động cơ
354,623 Mã lực
Em sinh 7X đời đầu, nên ngày 30/4 trong trí nhớ của em không rõ ràng lắm. Nhưng em nhớ nhất một ngày khi em đi học lớp mẫu giáo về, bà già em ôm em khóc nói "bố con sắp về rồi", lúc đấy em và bà già ở nhà tập thể do CQ phân cho chỉ có hai mẹ con. Hôm sau là ngày nắng vàng rực rỡ loa phát thanh công cộng, phát đi tin giải phóng miền nam thống nhất đất nước và trên trời máy bay trực thăng mang cờ tổ quốc bay lượn trên không, tinh thần người lớn trẻ con đều rất vui, nhưng nói thật em chẳng biết giải phóng MN là gì.
- Ông bà già em lấy nhau năm 1970 khi ông ra bắc lấy quân và tranh thủ nghỉ phép cưới vợ . Sau đó ông lại vào nam chiến đấu tiếp, đằng đẵng đến cuối năm 1975 mới được về thăm vợ con. Trưa hôm đấy em ngủ tại lớp mẫu giáo, thì cô giáo đánh thức dậy và nói "H... ơi bố con về", ra cửa em thấy dì em đứng đón ,về đến nhà em thấy bà ngoại em thì ngồi khóc dấm dứt và có một ông người gầy và đen thui ngồi trong nhà, bà ngoại em nói con vào chào bố đi, em chạy vào phòng nhìn cái ảnh 9x12 mà bà già vẫn để ở cái bàn con đầu giường ngủ và chạy ra nói. Chú ấy không phải bố con, chú ấy khác người trong ảnh ở nhà mình (ảnh đấy chụp lúc ông già em mới ra trường quân hàm quận hiệu đủ cả và nhìn rất đẹp trai), bây giờ lớn em mới hiểu may mà bà già ngay ngắn chứ lúc đấy trẻ con mà nói "chú ấy không phải là người tối nào cũng đến nhà mình" thì toang nặng. Mấy ngày sau ông già em dùng cái đèn pin và mấy thanh lương khô 702 mới dỗ được em gọi bằng bố.
- Ông già em đi B năm 1967,những chuyện thoát chết và tướng số em đã kể ở "thớt" khác em không nhắc lại. nhưng đúng thật là ông già may mắn, chiến đấu ở chiến trường ông không hề hấn gì. Sau này ông nói, Chiến tranh rất ác liệt đi B nếu không là Thương binh, bệnh binh thì không biết ngày nào mới được về nhà, không biết ngày nào mới giải phóng . Lúc chưa có vợ con không nghĩ nhiều, nhưng khi biết tin bà già đã có bầu em thì nhớ gia đình da diết. Trên đường hành quân hoặc những khi đóng quân ở vùng giáp ranh giữa ta và bên kia, truyền đơn, Loa phát thanh chiêu hồi , tâm lý chiến của bên kia rải trắng rừng và phát thanh ra rả suốt ngày, trong đấy có bài thơ sau này thỉnh thoảng ông già em lẩm nhẩm đọc lại ,giờ em vẫn nhớ bập bõm.
.............
Con ta nay đã lớn không và nói sõi, nhưng rồi chưa biết mặt cha
Mẹ già trông ngóng từng giây phút, đợi đứa con ngoan trở lại nhà
Ai nỡ bất công còn bắt mãi, chồng em lặn lội chiến trường xa
.....
Ông già em nói, nghe bài đấy đúng hoàn cảnh tâm trạng minh nên có những lúc tinh thần cũng xao động nhưng nghĩ đến gia đình vợ con nên lại quyết tâm. Đơn vị bố em có chú người bắc là tân binh được bổ sung vào đơn vị, năm đó chú ấy khoảng 18-19 tuổi chú ấy rất nhanh nhẹn và vui tính, được phân công làm cần vụ hay giao liên gì đó ( em chưa đi bộ đội nên không biết cấp nào mới có cần vụ hay giao liên) cho một bác người miền nam, bác ấy tập kết ra bắc năm 54,năm 1965 trở lại miền Nam chiến đấu. Có một lần hai thầy trò đi "công tác " lịch trình khoảng 3 ngày nhưng nửa ngày sau thấy chú kia mặt cắt không còn hột máu chạy về đơn vị báo cáo, chú ấy nói đi bộ khoảng 2-3g lúc nghỉ chân, vị thủ trưởng kia gọi chú ấy bảo muốn xem súng của chú ấy, chú đưa ngay khẩu AK cho thủ trưởng, nhưng ông kia lại bảo đưa cả khẩu súng lục mà chú vẫn mang theo. Sau khi đưa súng , ông kia tháo luôn kim hỏa của hai khẩu súng và nói "em còn trẻ cũng trạc tuổi con tôi, còn tôi đã hơn 50 tuổi đã già và mệt mỏi rồi, giờ tôi muốn về với gia đình.Thời gian vừa qua tôi rất quý em, nếu không trước khi đi về bên kia tôi đã bắn em rồi , giờ tôi cho em lựa chọn một là đi cùng với tôi - hai là trở về đơn vị và bảo ae chuyển địa điểm ngay." Chú kia nghe thấy thế nói " cả nhà cháu ở ngoài bắc, không đi cùng ông ấy được và xin trở về đơn vị" Sau khi nghe chú ấy báo cáo cả đơn vị bố em chuyển ngay địa điểm gấp.và cuối giờ chiều vị trí đóng quân cũ của đơn vị bị ném bom thật. Sau mọi người mới nhận ra lấn đấy, ông kia kiên quyết chỉ đi với một mình cần vụ .
- Sau giải phóng miền Nam, ông già em làm bên ban quân quản , Lúc đó đơn vị có một số người cũng chuyển ngành sang bên CA, ông già em mà đồng ý thì cũng sang. nhưng ông nghĩ đã đi chiến đấu xa gia đình gần 10 năm rồi,tâm lý muốn ở gần gia đình, vợ con. Nên năm 1976 ông già em ra Bắc rồi chuyển ngành về làm ở một CQ ở Hà Nội.
Em hết quyền vod, kính cụ một ly ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Lúc 10:33 PM ngày 28/4/1975 (tức 10:33 AM giờ Sài Gòn) là thời khắc Tổng thống Ford có quyết định lịch sử, di tản toàn bộ người Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam
Sài Gòn 1975_4_28 (1_11).jpg

Tổng thống Gerald Ford gọi điện cho Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger và ra lệnh Chiến dịch “Frequent Wind“, di tản bằng trực thăng khỏi Sài Gòn, lúc 10:33 tối ngày 28 tháng 4, Năm 1975. Quyết định đó đã chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ảnh: David Hume Kennerly
Sài Gòn 1975_4_28 (1_12).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_28 (1_13).jpg

28/4/1975 – Phó Chủ tịch Hội đồng An Ninh Quốc gia (NSC) Brent Scowcroft đang nói chuyện qua điện thoại để thúc đẩy quyết định của Tổng thống Gerald Ford về việc bắt đầu cuộc di tản cuối cùng của người Mỹ khỏi Sài Gòn bằng trực thăng, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Việt Nam, tại Washington DC, lúc 11:22 tối ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ảnh: David Hume Kennerly
Sài Gòn 1975_4_28 (1_14).jpg

28/4/1975 – Ngoại trưởng Henry Kissinger trong văn phòng của mình tại Nhà Trắng phản ứng trước quyết định của Tổng thống Gerald Ford về việc bắt đầu cuộc di tản cuối cùng của người Mỹ khỏi Sài Gòn bằng trực thăng, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Việt Nam, Washington DC, lúc 11:22 tối ngày 28 tháng 4 năm 1975. Ảnh: David Hume Kennerly
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Những gì xảy ra trong ngày 29/4/1975
Sài Gòn 1975_4_29 (2_2).jpg

Chiến dịch Frequent Wind dùng trực thăng di tản người Mỹ và Việt Nam ra khỏi Sài Gòn là phương án cuối cùng mà người Mỹ phải sử dụng
Frequent Wind bắt đầu vào trưa ngày 29/4/1975 kết thúc lúc 7:53 AM ngày 30/4/1975, sử dụng Đặc nhiệm 76 với 5 tàu sân bay và 27 tàu chiến các loại (để bảo vệ các tàu sân bay)
Sài Gòn 1975_4_29 (2_1).jpg

Đặc nhiệm 76 đỗ cách Vũng Tàu từ 31-35 km, có 4 tàu sân bay đón người di tản và hai tàu sân bay yểm trợ với F-14 Tomcat đề phòng bị Bắc Việt Nam tấn công bằng không quân
 

tienaka

Xe container
Biển số
OF-440445
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
6,107
Động cơ
278,198 Mã lực
Nơi ở
đang load

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Trong chiến dịch Frequent Wind tổng cộng là 1.373 người Mỹ và 5.595 người Việt Nam và quốc tịch nước thứ ba được đưa khỏi Sài Gòn.
Con số này chưa tính đến, trực thăng Air America và máy bay Không lực VNCH đưa thêm người di tản đến các tàu Đặc nhiệm 76
Để chuẩn bị cho cuộc di tản, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã phân phát một tập sách 15 trang có tên là SAFE, viết tắt của "Hướng dẫn và lời khuyên chuẩn cho thường dân trong trường hợp khẩn cấp".
Tập sách bao gồm một bản đồ Sài Gòn chỉ rõ "các khu vực tập trung nơi trực thăng sẽ đón bạn".
Có một trang chèn ghi: "Lưu ý tín hiệu di tản. Không tiết lộ cho nhân viên khác. Khi lệnh di tản được ban hành, mã sẽ được đọc trên Đài phát thanh Lực lượng vũ trang . Mã là: Nhiệt độ ở Sài Gòn là 105 độ và đang tăng. Tiếp theo là bài hát I'm Dreaming of a White Christmas ".
Frank Snepp sau đó nhớ lại cảnh trực thăng đến đại sứ quán trong khi bài hát đang phát trên đài phát thanh như một "thời điểm kỳ lạ của Kafka ".Các nhà báo Nhật Bản, lo ngại rằng họ sẽ không nhận ra giai điệu, đã phải nhờ ai đó hát cho họ nghe.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Hai điểm di tản chính được chọn cho Chiến dịch Frequent Wind là Khu liên hợp DAO bên cạnh Sân bay Tân Sơn Nhất dành cho những người dân thường Mỹ và Việt Nam di tản, và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn dành cho nhân viên đại sứ quán.
Kế hoạch di tản bao gồm bố trí xe bus và tài xế xe bus dân sự Mỹ tại 28 tòa nhà trên khắp khu đô thị Sài Gòn. Các xe bus sẽ đi theo một trong bốn tuyến đường di tản đã lên kế hoạch từ trung tâm thành phố Sài Gòn đến Khu liên hợp DAO, mỗi tuyến đường được đặt tên theo một đường mòn phía Tây: Santa Fe, Oregon, Texas, v.v.
Sài Gòn 1975_4_29 (2_31).jpg

29-4-1975 – một gia đình người Việt chờ được di tản khỏi Sài gòn. Ảnh: Dirck Halstead
Sài Gòn 1975_4_29 (2_35).jpg

29-4-1975 – trực thăng chở người Mỹ và Việt Nam di tản khỏi Sài gòn. Ảnh: Dirck Halstead
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (2_33).jpg

29-4-1975 – phóng viên nước ngoài tường thuật thời khắc Sài gòn sụp đổ từ sân thượng Palace Hotel (sau này là Khách sạn Hữu Nghị) ờ góc Nguyễn Huệ-Nguyễn Văn Thinh. Ảnh: Dirck Halstead
Sài Gòn 1975_4_29 (2_34).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (2_36).jpg

29-4-1975 – tranh nhau lên xe bus đỗ trước Đại sứ quán Mỹ để ra sân bay Tân Sơn Nhất đón trực thăng di tản. Ảnh: Dirck Halstead
Sài Gòn 1975_4_29 (2_37).jpg

29-4-1975 – trực thăng chở người Mỹ và Việt Nam di tản khỏi Sài gòn. Ảnh: Dirck Halslead
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (2_38).jpg

29-4-1975 – Dirck Halstead (nhiếp ảnh gia Time Magazine) tại bến Bạch Đằng. Ảnh: Dirck Halstead
Sài Gòn 1975_4_29 (2_39).jpg

29-4-1975 – Dirck Halstead (nhiếp ảnh gia Time Magazine) tại bến Bạch Đằng. Ảnh: Dirck Halstead
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (2_32a).jpg

Máy bay C-130A của Không lực VNCH bốc cháy tại Tân Sơn Nhất sau cuộc tấn công bằng tên lửa rạng sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975
Sài Gòn 1975_4_29 (2_40).jpg

29-4-1975 – những cô gái đứng trước cửa hàng Rosie's (KIM Hotel) ở trung tâm Sài Gòn. Ảnh: Dirck Halstead
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Chú thích cả 3 hình
29-4-1975 – những người di tản bên ngoài Đại sứ quán Hoa Kỳ chờ xe bus đưa đến Tân Sơn Nhất. Ảnh: Herve Gloaguen
Sài Gòn 1975_4_29 (2_45).jpg

Sài Gòn 1975_4_29 (2_46).jpg
Sài Gòn 1975_4_29 (2_47).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (2_48).jpg

29-4-1975 – Đường Hai Bà Trưng - Những nhà báo Mỹ cuối cùng rời Sài gòn. Ảnh: Herve Gloaguen
Sài Gòn 1975_4_29 (2_49).jpg

29-4-1975 – Góc Tự Do - Thái Lập Thành - Những nhà báo Mỹ cuối cùng rời Sài gòn. Ảnh: Herve Gloaguen
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (2_50).jpg

29/4/1975 – công dân Mỹ rời khỏi Sài Gòn. Ảnh: Hervé Gloaguen
Sài Gòn 1975_4_29 (2_51).jpg

29/4/1975 – công dân Mỹ rời khỏi Sài Gòn. Ảnh: Hervé Gloaguen
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (2_52).jpg

29-4-1975 - dân chúng cướp đồ đạc ờ những toà nhà của người Mỹ sau khi họ tháo chạy khỏi Sài gỏn. Ảnh: Herve Gloaguen
Sài Gòn 1975_4_29 (2_53).jpg

4-1975 – những người tị nạn trong những ngày cuối cùng chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Hiroji Kubota
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (2_54).jpg

29-4-1975 - dân chúng cướp đồ đạc ờ những toà nhà của người Mỹ sau khi họ tháo chạy khỏi Sài gỏn. Ảnh: Herve Gloaguen
Sài Gòn 1975_4_29 (2_55).jpg

29-4-1975 – một đứa trẻ đội mũ sắt quân đội cõng một đứa trẻ nhỏ hơn trên lưng. Người Mỹ rút khỏi Sài Gòn, để lại thủ đô không cộng-sản rơi vào tay xe tăng Bắc Việt. Ảnh: Jacques Pavlovsky
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_1) Đại sứ quán.jpg

29-4-1975 – trực thăng Thuỷ quân lục chiến đậu trên nóc Đại sứ quán Hoa Kỳ hỗ trợ công việc di tản. Ảnh: Dirck Halstead
Sài Gòn 1975_4_29 (3_2).jpg

29-4-1975 – Thuỷ quân lục chiến triển khai lực lượng trong khuôn viên Toà đại sứ để bảo vệ cuộc di tản. Ảnh: Dirck Halstead
 

XSim

Xe lăn
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
10,179
Động cơ
907,056 Mã lực
Đúng như cụ nói, chiến đấu và hoạt động của "lực lượng thứ ba" trong Chiến tranh VN là rất đáng chú ý. Số lượng họ không nhiều nhưng phần lớn ở các vị trí quan trọng nên tác dụng không nhỏ, có lúc quyết định. Những người này họ đi theo Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt nam với tôn chỉ thống nhất đất nước chứ không theo phe phái chính trị nào.

Tôi có biết và được nói chuyện với 1 vài người như vậy nhưng không kể lại được vì không tiện lắm.
Cụ nhầm lực lượng thứ 3 với Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top