[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

chanthat123

Xe điện
Biển số
OF-13484
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
2,799
Động cơ
561,618 Mã lực
Em sinh 7X đời đầu, nên ngày 30/4 trong trí nhớ của em không rõ ràng lắm. Nhưng em nhớ nhất một ngày khi em đi học lớp mẫu giáo về, bà già em ôm em khóc nói "bố con sắp về rồi", lúc đấy em và bà già ở nhà tập thể do CQ phân cho chỉ có hai mẹ con. Hôm sau là ngày nắng vàng rực rỡ loa phát thanh công cộng, phát đi tin giải phóng miền nam thống nhất đất nước và trên trời máy bay trực thăng mang cờ tổ quốc bay lượn trên không, tinh thần người lớn trẻ con đều rất vui, nhưng nói thật em chẳng biết giải phóng MN là gì.
- Ông bà già em lấy nhau năm 1970 khi ông ra bắc lấy quân và tranh thủ nghỉ phép cưới vợ . Sau đó ông lại vào nam chiến đấu tiếp, đằng đẵng đến cuối năm 1975 mới được về thăm vợ con. Trưa hôm đấy em ngủ tại lớp mẫu giáo, thì cô giáo đánh thức dậy và nói "H... ơi bố con về", ra cửa em thấy dì em đứng đón ,về đến nhà em thấy bà ngoại em thì ngồi khóc dấm dứt và có một ông người gầy và đen thui ngồi trong nhà, bà ngoại em nói con vào chào bố đi, em chạy vào phòng nhìn cái ảnh 9x12 mà bà già vẫn để ở cái bàn con đầu giường ngủ và chạy ra nói. Chú ấy không phải bố con, chú ấy khác người trong ảnh ở nhà mình (ảnh đấy chụp lúc ông già em mới ra trường quân hàm quận hiệu đủ cả và nhìn rất đẹp trai), bây giờ lớn em mới hiểu may mà bà già ngay ngắn chứ lúc đấy trẻ con mà nói "chú ấy không phải là người tối nào cũng đến nhà mình" thì toang nặng. Mấy ngày sau ông già em dùng cái đèn pin và mấy thanh lương khô 702 mới dỗ được em gọi bằng bố.
- Ông già em đi B năm 1967,những chuyện thoát chết và tướng số em đã kể ở "thớt" khác em không nhắc lại. nhưng đúng thật là ông già may mắn, chiến đấu ở chiến trường ông không hề hấn gì. Sau này ông nói, Chiến tranh rất ác liệt đi B nếu không là Thương binh, bệnh binh thì không biết ngày nào mới được về nhà, không biết ngày nào mới giải phóng . Lúc chưa có vợ con không nghĩ nhiều, nhưng khi biết tin bà già đã có bầu em thì nhớ gia đình da diết. Trên đường hành quân hoặc những khi đóng quân ở vùng giáp ranh giữa ta và bên kia, truyền đơn, Loa phát thanh chiêu hồi , tâm lý chiến của bên kia rải trắng rừng và phát thanh ra rả suốt ngày, trong đấy có bài thơ sau này thỉnh thoảng ông già em lẩm nhẩm đọc lại ,giờ em vẫn nhớ bập bõm.
.............
Con ta nay đã lớn không và nói sõi, nhưng rồi chưa biết mặt cha
Mẹ già trông ngóng từng giây phút, đợi đứa con ngoan trở lại nhà
Ai nỡ bất công còn bắt mãi, chồng em lặn lội chiến trường xa
.....
Ông già em nói, nghe bài đấy đúng hoàn cảnh tâm trạng minh nên có những lúc tinh thần cũng xao động nhưng nghĩ đến gia đình vợ con nên lại quyết tâm. Đơn vị bố em có chú người bắc là tân binh được bổ sung vào đơn vị, năm đó chú ấy khoảng 18-19 tuổi chú ấy rất nhanh nhẹn và vui tính, được phân công làm cần vụ hay giao liên gì đó ( em chưa đi bộ đội nên không biết cấp nào mới có cần vụ hay giao liên) cho một bác người miền nam, bác ấy tập kết ra bắc năm 54,năm 1965 trở lại miền Nam chiến đấu. Có một lần hai thầy trò đi "công tác " lịch trình khoảng 3 ngày nhưng nửa ngày sau thấy chú kia mặt cắt không còn hột máu chạy về đơn vị báo cáo, chú ấy nói đi bộ khoảng 2-3g lúc nghỉ chân, vị thủ trưởng kia gọi chú ấy bảo muốn xem súng của chú ấy, chú đưa ngay khẩu AK cho thủ trưởng, nhưng ông kia lại bảo đưa cả khẩu súng lục mà chú vẫn mang theo. Sau khi đưa súng , ông kia tháo luôn kim hỏa của hai khẩu súng và nói "em còn trẻ cũng trạc tuổi con tôi, còn tôi đã hơn 50 tuổi đã già và mệt mỏi rồi, giờ tôi muốn về với gia đình.Thời gian vừa qua tôi rất quý em, nếu không trước khi đi về bên kia tôi đã bắn em rồi , giờ tôi cho em lựa chọn một là đi cùng với tôi - hai là trở về đơn vị và bảo ae chuyển địa điểm ngay." Chú kia nghe thấy thế nói " cả nhà cháu ở ngoài bắc, không đi cùng ông ấy được và xin trở về đơn vị" Sau khi nghe chú ấy báo cáo cả đơn vị bố em chuyển ngay địa điểm gấp.và cuối giờ chiều vị trí đóng quân cũ của đơn vị bị ném bom thật. Sau mọi người mới nhận ra lấn đấy, ông kia kiên quyết chỉ đi với một mình cần vụ .
- Sau giải phóng miền Nam, ông già em làm bên ban quân quản , Lúc đó đơn vị có một số người cũng chuyển ngành sang bên CA, ông già em mà đồng ý thì cũng sang. nhưng ông nghĩ đã đi chiến đấu xa gia đình gần 10 năm rồi,tâm lý muốn ở gần gia đình, vợ con. Nên năm 1976 ông già em ra Bắc rồi chuyển ngành về làm ở một CQ ở Hà Nội.
Phim cũng chỉ đến thế này chứ không hơn được cụ ạ. Cảm ơn cụ đã chia sẻ, xúc động đến từng chữ cụ ạ. Em giờ có gia đình, có con sống giữa thời bình mà vẫn thấy mỗi ngày được trở về yên bình ôm vợ thơm con là giá trị nhất của cuộc đời. Thấy công lao của các thế hệ trước là vô bờ vô bến cụ ạ. Cảm ơn cụ lần nữa vì đã chia sẻ
 

Vitnhata

Xe máy
Biển số
OF-704128
Ngày cấp bằng
15/10/19
Số km
83
Động cơ
593,613 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_15 (41).jpg

15/4/1975 – những binh sĩ VNCH bảo vệ thị trấn Xuân Lộc đang bị bao vây với vũ khí bắt được và một lá cờ búa liếm. Ảnh: Terry Fincher


15-4-1975 – Xuân Lộc, di tản thương binh VNCH trên Quốc lộ 1, trong khi trực thăng CH-47 Chinook vận chuyển tiếp tế đạn dược trong những ngày cuối Chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Terry Fincher
Họ đặt 2 lá cờ của mình ngay ngắn!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_4).jpg

29-4-1975 – nhân viên dân sự Mỹ cùng gia đình vội vàng lên trực thăng đậu trong sân Đại sứ quán Mỹ để di tản ra Hạm đội 7. Ảnh: Nik Wheeler
Sài Gòn 1975_4_29 (3_5).jpg

29-4-1975 – nhân viên dân sự Mỹ cùng gia đình vội vàng lên trực thăng đậu trong sân Đại sứ quán Mỹ để di tản ra Hạm đội 7. Ảnh: Nik Wheeler
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_6).jpg

29-4-1975 – nhân viên dân sự Mỹ cùng gia đình vội vàng lên trực thăng đậu trong sân Đại sứ quán Mỹ để di tản ra Hạm đội 7. Ảnh: Nik Wheeler
Sài Gòn 1975_4_29 (3_7).jpg

29-4-1975 – nhân viên dân sự Mỹ cùng gia đình vội vàng lên trực thăng đậu trong sân Đại sứ quán Mỹ để di tản ra Hạm đội 7. Ảnh: Nik Wheeler
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_8).jpg

29-4-1975 – nhân viên dân sự Mỹ cùng gia đình vội vàng lên trực thăng đậu trong sân Đại sứ quán Mỹ để di tản ra Hạm đội 7. Ảnh: Nik Wheeler
Sài Gòn 1975_4_29 (3_9).jpg

29-4-1975 – đám đông tập trung bên bể bơi Đại sứ quán Mỹ chờ đợi trực thăng đón đi di tản. Ảnh: Nik Wheeler
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_11).jpg

29-4-1975 – đám đông tập trung bên bể bơi Đại sứ quán Mỹ chờ đợi trực thăng đón đi di tản (súng lục vứt xuống hồ). Ảnh: Nik Wheeler
Sài Gòn 1975_4_29 (3_12).jpg

29-4-1975 – đám đông tập trung bên bể bơi Đại sứ quán Mỹ chờ đợi trực thăng đón đi di tản (súng lục vứt xuống hồ). Ảnh: Nik Wheeler
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_13).jpg

29-4-1975 – Nhân viên Hoa Kỳ và những người phụ thuộc và công dân nước thứ ba tụ tập bên trong khuôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn khi máy bay trực thăng của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đưa các nhóm nhỏ ra khỏi Sài Gòn một ngày trước khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay Bắc Việt Nam. Hầu hết những người trong bức ảnh này không bao giờ xuất hiện và bị bắt khi Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn vào ngày hôm sau và chiến tranh Việt Nam chính thức kết thúc. Ảnh: Nik Wheeler
Sài Gòn 1975_4_29 (3_14).jpg

29-4-1975 – bé Việt lai Mỹ chờ bus đưa ra sân bay Tân Sơn Nhất để di tản. Ảnh: Nik Wheeler
 

crYztaL

Xe tăng
Biển số
OF-315514
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
1,236
Động cơ
328,189 Mã lực
Về tinh thần các sỹ quan VNCH thì nhà tôi có 1 câu chuyện. Tầm trước năm 70, trong họ có ông bác mới đi tù chính trị tầm 6-7 năm ra, trên đường đang đi bộ về thì gặp ông Lê Chí Cường, lúc đó đang bên quân đội VNCH sau làm đại tá tỉnh trưởng Đà Nẵng. Vì là bạn học cũ nên ông Cường mời bác tôi lên xe đi cùng và có nói bác tôi đại ý là " tôi biết cuộc chiến này chúng tôi sẽ thua nhưng chúng tôi vẫn phải đánh". Tôi nghĩ câu nói đó phản ánh đúng tinh thần của họ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_15).jpg

29/4/1975 – cảnh hỗn loạn bên ngoài Đại sứ quán Hoa Kỳ, được chụp từ mái nhà của Đại sứ quán. Ảnh do Randy Smith cung cấp
Sài Gòn 1975_4_29 (3_16).jpg

29-4-1975 – cứ năm phút có một trực thăng hạ xuống nóc hoặc sân Toà đại sứ ở cổng sau Toà đại sứ Hoa Kỳ trên đường Hồng Thập Tự, gần đầu đường Phùng Khắc Khoan. Ảnh: Randy Smith
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_17).jpg

29-4-1975 – cứ năm phút có một trực thăng hạ xuống nóc hoặc sân Toà đại sứ ở cổng sau Toà đại sứ Hoa Kỳ trên đường Hồng Thập Tự, gần đầu đường Phùng Khắc Khoan. Ảnh: Randy Smith
Sài Gòn 1975_4_29 (3_18).jpg

29-4-1975 – Bức ảnh do Thượng sĩ xạ thủ Thủy quân lục chiến Juan Valdez cho thấy Thủy quân lục chiến làm rào chắn trên mái nhà của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ảnh: Juan Valdez
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_21).jpg

29-4-1975 – Bức ảnh do Thượng sĩ xạ thủ Thủy quân lục chiến Juan Valdez cho thấy Thủy quân lục chiến lấy thân làm rào chắn trên mái nhà của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ảnh: Juan Valdez
Sài Gòn 1975_4_29 (3_22).jpeg

29-4-1975 – Các nhân viên quân sự và dân sự Hoa Kỳ và Việt Nam vội vã lên một chiếc trực thăng Thủy quân lục chiến trong cuộc di tản tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Ảnh: Neal Ulevich
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_23).jpg

29-4-1975 – HH-53 Super Jolly Green Giant đáp xuống sân đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài gòn
Sài Gòn 1975_4_29 (3_24).jpg

29-4-1975 – HH-53 Super Jolly Green Giant đáp xuống sân đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài gòn
Sài Gòn 1975_4_29 (3_25).jpg

29-4-1975 – HH-53 Super Jolly Green Giant đáp xuống sân đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài gòn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_26).jpeg

29-4-1975 – trực thăng của TQLC Hoa Kỳ bốc lên từ nóc Đại sứ quán Hoa Kỳ

Sài Gòn 1975_4_29 (3_27).jpg

29-4-1975 – HH-53 Super Jolly Green Giant đáp xuống sân đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài gòn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_29).jpg

Trên bãi đậu xe của Tòa đại sứ Mỹ, một đám người tị nạn vội vã lên chiếc trực thăng CH-46 sẽ bay đến tàu sân bay ở Biển Đông. Khoảng 2.500 người tị nạn đã được di tản khỏi Sài gòn kể từ hôm 29-4-1975. Một số phi công đã bay liên tục hơn 18 tiếng đồng hồ với hy vọng bốc hết được tất cả mọi người tại các vị trí ở Tân Sơn Nhất và Toà đại sứ Mỹ. Ảnh: Stuart Herrington
Sài Gòn 1975_4_29 (3_28).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_30).jpg

Trên bãi đậu xe của Tòa đại sứ Mỹ, một đám người tị nạn vội vã lên chiếc trực thăng CH-46 sẽ bay đến tàu sân bay ở Biển Đông. Khoảng 2.500 người tị nạn đã được di tản khỏi Sài gòn kể từ hôm 29-4-1975. Một số phi công đã bay liên tục hơn 18 tiếng đồng hồ với hy vọng bốc hết được tất cả mọi người tại các vị trí ở Tân Sơn Nhất và Toà đại sứ Mỹ. Ảnh: Stuart Herrington
Sài Gòn 1975_4_29 (3_31).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_32).jpg

29-4-1975 – TQLC Joseph F. Arala gác trên nóc Toà đại sứ Mỹ. Buổi sáng hôm đó, hai đồng đội của anh, Hạ sĩ nhì Darwin Judge và Hạ sĩ nhất Charles McMahon đã tử thương vì tên lửa của Bắc VN. Họ là những người Mỹ cuối cùng tử trận tại VN. Ảnh: Stuart Herrington
Ghi chú: Hai TQLC nói trên chết ở Trụ sở DAO, không phải ở Đại sứ quán Hoa Kỳ
Sài Gòn 1975_4_29 (3_33).jpg

Thân nhân binh sĩ VNCH đã đuợc di tản đến Guam hôm 24-4-75. Theo kế hoạch, tiếp theo là binh sĩ sẽ được di tản, nhưng hôm 28-4-1975, Bắc VN đã ném bom Tân Sơn Nhất khiến cho kế hoạch đó bất thành. Ảnh: Stuart Herrington
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_34).jpg
Sài Gòn 1975_4_29 (3_35).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_36).jpg

29-4-1975 – Đại sứ quán Mỹ trong thời gian chiến dịch Frequent Wind. Ảnh: Dirck Halstead
Sài Gòn 1975_4_29 (3_38).jpeg

29-4-1975 – dân chúng cố gắng leo qua tường rào cổng sau Tòa Đại sứ Mỹ trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Ảnh: Neal Ulevich
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,764
Động cơ
1,190,581 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_29 (3_39).jpg

29-4-1975 – dân chúng cố gắng leo qua tường rào cổng sau Tòa Đại sứ Mỹ trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Ảnh: Neal Ulevich
Sài Gòn 1975_4_29 (3_41).jpeg

29-4-1975 – dân chúng cố gắng leo qua tường rào cổng sau Tòa Đại sứ Mỹ trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Ảnh: Neal Ulevich
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top