Ai chẳng muốn nhà đường rộmg cụ ơi. Chủ yếu tài chính k đủ
Để em phân tích rõ cho cụ cái này. Sau mấy tháng bù đầu làm không kịp thở thì nay em rảnh vãi. Ngoài việc lên đây chém gió với các cụ thì nay em còn mỗi việc là chờ tối xem bóng đá thôi.
Chúng ta ai cũng có tiềm lực tài chính có hạn thôi dù "có hạn" thì cũng vẫn cứ nhiều ít khác nhau nhưng nói chung là hầu như không ai có tiền vô biên để mua mọi thứ mình muốn cả, phải không ạ?
Vậy trong khả năng chi trả của mình, mình mua bán sao cho khéo để đáp ứng những nhu cầu cơ bản quan trọng nhất của bản thân và gia đình, những cái ít quan trọng hơn ta từ bỏ hoặc tạm thời từ bỏ.
Gia đình 4 người một tháng đi chợ hết 5tr thì phải tính cho khéo mới no và ngon được, 50tr thì không cần tính nhiều nữa. Khi tụt xuống còn 3tr thì tiêu chí no đủ chất phải đặt trước tiêu chí ngon, và trong nhiều trường hợp ta chấp nhận hi sinh ngon, chứ không hi sinh no. Đầu tư bds nó cũng kiểu thế cụ ạ.
Ví dụ cụ A có 5 tỷ, mua khu đắt thì ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi rất nhỏ. Vợ cụ muốn ở đấy vì chợ cóc ngay cạnh, cụ thì có hàng nước quen ngồi làm điếu hút thuốc lào với mấy ông cùng phố, con cái thì đi bộ đi học ngay gần. Nhưng nhà nhỏ đến mức cựa người còn khó, bừa bãi vì lắm đồ đạc và diện tích bé quá không xếp được vào đâu, ngõ nhỏ nhà nào cũng cơi nới nên ánh sáng mặt trời gần như không lọt xuống đường ngõ, nên ngõ lúc nào cũng ẩm thấp, lắm muỗi, mưa thì còn lâu mới khô, rất nhớp nháp bẩn thỉu.
Cũng 5 tỷ đó, nếu cụ A chịu đi xa ra 5km, gọi tạm là ra khu X, thì mua được cái nhà tươm tất to gấp mấy lần. Tuy nhiên chỗ đó còn thưa dân, vợ cụ đi chợ xa hơn, cụ cũng không có hàng phở ngon ngay cạnh, hàng trà đá quen cũng không còn nữa, con cái không thể đi bộ đi học mà phải đạp xe 2km chẳng hạn. Nếu cụ A nhìn vào dài hạn, khu X tiện đường lớn, dân càng lúc càng đông lên nhanh và nơi cụ có thể mua, đỗ ô tô thoải mái thì nên cân nhắc. Vài năm đầu có thể khổ hơn, nhưng sau này chưa chắc. Dân đủ đông thì chợ cóc đầy, hàng ngon và quán nước cũng đầy. Thêm nữa khu mới thì đường lại thường to hơn các khu cũ nhiều, sau này mua xe không lo tiền gửi và chỗ gửi, đỗ trước cửa là xong. Có rất nhiều khu mới như vậy các cụ cứ nhìn một nhịp 10 năm là thấy nhiều khu từ hoang vu thành sầm uất. Giá đất ở lõi không thể có biên tăng nhiều như những khu này, rất đơn giản là vì giá trị thặng dư thêm vào của những khu ngoài này mới có nhiều. 40 năm trước đến Cầu Giấy và Tây Hồ còn bị chê là nhà quê, đất ở Bưởi mênh mông bộ dội được phân đất còn chẳng mặn mà gì vì xa quá. Một cái nhà phố cổ khi ấy có lẽ mua ra được chục lần diện tích đất Cầu Giấy, có khi còn hơn. Bây giờ khó nói ở đâu đắt hơn lắm mà nếu phố cổ có đắt hơn, có hơn chục lần không ạ? Hay không nổi giá x2 so với những khu kia? Phố cổ thì từ mấy chục năm trước đã phổ biến cảnh ở chui rúc ngõ nghách nhà bé, vệ sinh chung bẩn thỉu nhưng đa số cứ bám trụ. Số ít chịu dạt ra Long Biên hay những nơi xa khác như Hoàng Mai Cầu Giấy để được ở nhà to, thì giờ đều ngon lành hơn những người bám trụ. Đây là thực tế ở HN, em chắc các cụ đều thấy cả.
Nếu tính tới lâu dài, thì phải xem mình đầu tư vào món hàng A, phải xem nó có những yếu tố tiềm năng tăng giá ra sao so với B, C, D... Những yếu tố nào bây giờ chưa ngon nhưng tương lai sẽ ngon, những cái gì giờ đang ổn sau sẽ không ổn nữa (em ví dụ OCP2,3 mà mua khu nhà phố mặt tiền 4m thì dân về ở đông sẽ không để được ô tô trước cửa như hiện giờ nữa đúng không ạ?)
Em đã từng nói trên này, em có đất ở vùng lõi, thậm chí là vùng được định giá cao nhất theo khung giá đền bù của nhà nước, nhưng em không hề thấy tiềm năng tăng giá vùng này tốt như các vùng ven đang phát triển, có hạ tầng giao thông tốt. Vậy nên đất có sẵn thì để đấy thôi, nhưng mua thêm thì em không hề mua lõi.