[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Đội bay F-16I chuyên không kích Syria nhận 'sổ hưu'
(Vũ khí) - Theo Times of Israel, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã quyết định cho toàn bộ Phi đội 117 với những chiếc tiêm kích F-16I nghỉ hưu.
Quyết định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10/2020. Kế hoạch dài hạn của IDF nằm trong chương trình mang tên Momentum được IDF đưa ra hồi tháng 2. Trong đó, IAF đã đưa ra một loạt các quyết định cắt giảm các hệ thống cũ, bên cạnh việc mua lại và phát triển các hệ thống mới tiên tiến hơn.

Ngay khi quyết định được thông qua hôm 12/5, Thiếu tướng Amikam Norkin, chỉ huy của IDF đã thông báo chính thức đến các chỉ huy của Phi đội 117 về quá trình ngừng hoạt động.

Doi bay F-16I chuyen khong kich Syria nhan 'so huu'
Tiêm kích F-16 Israel.

Vị tướng này tiết lộ, trong quá trình hoạt động (bắt đầu từ năm 1953 đến nay), Phi đội 117 đã tham chiến ở mọi cuộc chiến lớn trong lịch sử đất nước. Phi đội 117 là phi đội đầu tiên trên thế giới bắn hạ máy bay địch bằng F-16 (năm 1981), và là phi đội đầu tiên trên thế giới bắn hạ một chiếc MiG-23 (năm 1982), quân đội Israel chi tiết.



Một sự kiện nổi bật là Phi đội F-16 đã tham gia vào Chiến dịch Opera - cuộc không kích gây tranh cãi năm 1981 do IAF thực hiện trên một lò phản ứng hạt nhân của Iraq trong giai đoạn xây dựng. Và những cuộc không kích vào mục tiêu của Iran trên lãnh thổ Syria thời gian qua, phần lớn do chiến đấu cơ thuộc Phi đội 117 thực hiện.

Nguyên nhân Phi đội 117 nghỉ hưu đã được IDF nói khá rõ ràng và đã được lên kế hoạch từ lâu nhưng theo giới chuyên gia, quyết định này chỉ mới được thông qua sau khi lãnh đạo của IDF đánh giá lại hiệu quả hoạt động của tiêm kích F-16 thuộc phi đội này khi tham chiến tại Syria.

Cụ thế, trong các hoạt động gần không phận và bay vào lãnh thổ Syria kể từ năm 2016 đến nay, tiêm kích F-16 đã không thể gây dược bất ngờ cho đối thủ như trước dù chiến thuật bay thấp vẫn được hiện.

Nguồn tin này cho biết, tất cả những chuyến bay của tiêm kích F-16 đều bị phòng không Syria phát hiện, trong đó có ít nhất hơn 10 lần bị khóa mục tiêu và một lần bị bắn hạ hồi đầu năm 2018.

Vấn đề nghiêm trọng hơn với F-16 Israel là khi không thể khiến đối phương bất ngờ nên chúng có thể dễ dàng rơi vào bẫy do Syria giăng sẵn. Đây chính là nguyên nhân khiến trong những lần không kích Israel thực hiện nhằm vào Syria từ đầu năm 2020 đến nay, F-16 đã không còn được sử dụng.

Vụ bắn rơi F-16 nói trên là lần đầu tiên Syria bắn hạ thành công một tiêm kích Israel trong gần 40 năm qua, kể từ vụ tiêm kích nước này bắn trượt phi cơ chiến đấu Israel ngày 25/5/1983. Nó cho thấy tên lửa phòng không lạc hậu của Damascus vẫn đủ sức tiêu diệt khí tài hiện đại của đối phương nếu sử dụng chiến thuật hợp lý.


Ông Tel Inbar, giám đốc Trung tâm Không gian và UAV thuộc Viện Fisher, khẳng định đây là hồi chuông cảnh tỉnh với không quân Israel.


Nếu không tìm ra biện pháp khắc phục, Tel Aviv sẽ phải đón nhận nhiều thiệt hại nặng nề trong trường hợp nổ ra xung đột toàn diện với Damascus và các đồng minh trong tương lai, điều từng xảy ra trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Máy bay tàng hình F-22 của Mỹ rơi tại Florida

1589598614773.png


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Sự thật tàu ngầm AIP Thụy Điển mạnh hơn Kilo
Thứ Ba, 19/05/2020 15:00

12
(Vũ khí) - Hải quân Thụy Điển vừa tiếp nhận A19 HMS Gotland sau nâng cấp với sức mạnh được đánh giá hơn cả Kilo của Hải quân Nga.

A19 HMS Gotland thuộc lớp tàu ngầm AIP đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ đẩy không khí độc lập dưới dạng động cơ Stirling sử dụng oxy lỏng và diesel làm nhiên liệu đẩy.
Giới quân sự Thụy Điển cho rằng, với những công nghệ tối tân được ứng dụng sau nâng cấp, A19 HMS Gotland sở hữu sức mạnh mới và có sức mạnh vượt trội lớp tàu ngầm Kilo của Hải quân Nga.
Su that tau ngam AIP Thuy Dien manh hon Kilo
Tàu ngầm A19 HMS Gotland.

Ngay khi con tàu được chuyển giao, giới quân sự đã dành sự quan tâm đặc biệt đến A19 HMS Gotland. Nguồn tin này cho biết, với kích thước thân nhỏ và 27 nam châm điện - từ đã loại hoàn toàn khả năng bị phát hiện bằng các thiết bị dò bằng phương pháp đo dị thường trường từ.



Nhờ có kích thước nhỏ và cơ chế khử rung, tàu ngầm Gotland có thể hòa lẫn hoàn toàn vào phông nhiệt và phông âm thanh của đại đương.
Theo lời của chính các quân nhân thuộc Hải quân Mỹ, rất khó phát hiện Gotland ngay cả khi nó đang ở ngay sát cạnh các tàu Mỹ. Hiện nay, trong trang bị của Hải quân Thụy Điển có 3 tàu ngầm kiểu Gotland.

admicro.vn
Xem thĂªm


Dù có thể tàng hình nhưng hiện những tàu ngầm AIP kiểu Gotland vẫn rất khó để có thể tham chiến với cường độ cao bởi sự hạn chế của chính công nghệ động cơ này.


Hiện nay, AIP vẫn chưa thể trở thành nguồn động lực đẩy chính cho tàu ngầm, vì mức công suất quá thấp so với động cơ diesel-điện thông thường hặc công suất của tàu ngầm hạt nhân.


Cụ thể, trong khi tàu ngầm Kilo cải tiến Project 636 có công suất 5.900 mã lực, thì tàu ngầm Gotland chỉ có công suất gần 2.000 mã lực. Việc giữ được bí mật mà vẫn đảm bảo tính năng vận động vận là một bài toán nan giải mà các cường quốc vẫn chưa thể tìm ra.
Không chỉ có vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, động cơ AIP chỉ thích hợp để trang bị cho các tàu ngầm hoạt động ở biển xa, thiên về tấn công.
Trong khi đó tại những vùng biển nông, biển gần, những lực lượng hải quân nhỏ, thiên về phòng ngự, đề cao yếu tố bí mật trong phục kích thì tàu ngầm AIP không phát huy được thế mạnh.
Vì vậy, tính năng thực hiện nhiệm vụ bí mật tại những vùng biển nông, gần bờ của không chỉ tàu ngầm AIP Gotland như thiết kế đã không thể phát huy tác dụng dù chúng được trang bị hệ thống hỏa lực khá ấn tượng.https://m.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/su-that-tau-ngam-aip-thuy-dien-manh-hon-kilo-3403323/
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
F-22 và F-35 rơi cùng khu vực cách nhau vài ngày
(Vũ khí) - Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35A Lightning II của Không lực Hoa Kỳ đã bị rơi lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm.
Theo các nguồn thông tin của Mỹ, máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm đã bị rơi trên khu vực thuộc tiểu bang Florida. Vụ tai nạn xảy ra ở khu vực căn cứ không quân Eglin, nơi chỉ 4 ngày trước, một chiếc tiêm kích "tàng hình" khác của Mỹ cũng đã bị rơi - đó là F-22 Raptor.

Báo cáo cho biết, vụ việc xảy ra trong ngày 19 tháng 5, vào lúc 21 giờ 30 phút, trong một chuyến bay huấn luyện. Phi công đã kích hoạt ghế phóng thành công, trong khi sự phá hủy trên mặt đất đã tránh được, tuy nhiên chiếc máy bay đã bị biến thành một đống kim loại phế liệu và không thể phục hồi.


F-22 va F-35 roi cung khu vuc cach nhau vai ngay
Không quân Mỹ lại vừa mất thêm một tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II
"Hiện tại các chi tiết vẫn chưa được biết đến, nhưng chiếc F-35A Joint Strike Fighter cất cánh từ căn cứ không quân Eglin nằm ở Florida đã bị rơi. May mắn thay, phi công đã thoát ly và nhảy dù an toàn. Vụ việc xảy ra vào khoảng 9h30 tối giờ địa phương, trong khi thực hiện chuyến bay huấn luyện tiêu chuẩn".



"Đây là vụ tai nạn máy bay thứ hai thuộc căn cứ trong chưa đầy một tuần, sau khi F-22 Raptor bị rơi vào thứ sáu, ngày 15 tháng 5. Trong sự cố này, phi công cũng đã nhảy dù và sống sót", ấn phẩm The Drive cho biết.

Chỉ huy căn cứ không quân Eglin chưa đưa ra bất kỳ bình luận chi tiết nào về chủ đề này, tuy nhiên đây là tổn thất thứ hai của máy bay chiến đấu F-35 và thứ ba trong số các tiêm kích tàng hình của Mỹ trong chưa đầy một năm, điều này đặt ra nhiều câu hỏi về độ tin cậy của phương tiện tác chiến trên.

Nhưng cần lưu ý thêm rằng các phi công Mỹ có số giờ bay hàng năm thuộc hàng cao nhất thế giới, bởi vậy phương tiện tác chiến của họ cũng có độ hao mòn rất nhanh so với nhiều lực lượng không quân khác.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
'Vũ khí laser Mỹ không hiệu quả khi chiến đấu'
(Vũ khí) - Nhận xét được chuyên gia quân sự Nga, Konstantin Sivkov đưa ra khi nói về vũ khí laser Mỹ vừa tuyên bố thử nghiệm thành công trên biển.

Đoạn video thử nghiệm được Hải quân Mỹ công bố cho thấy tàu chiến có lắp đặt laser trên boong tàu, chùm sáng được chiếu dọc theo mặt nước. Trong các khung hình sau mô tả một máy bay không người lái bốc cháy và rơi xuống biển.

Cuộc thử nghiệm diễn ra vào ngày 16/5 trên tàu vận tải đổ bộ USS Portland gần căn cứ Trân Châu Cảng. Tuyên bố của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết rằng đây là "thử nghiệm đầu tiên của laser trạng thái rắn cao cấp ở cấp hệ thống".

'Vu khi laser My khong hieu qua khi chien dau'
Hải quân Mỹ thử vũ khí laser.
Nhận định về pha đánh chặn lịch sử bằng vũ khí laser của Mỹ, Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị, Tiến sĩ Khoa học quân sự Konstantin Sivkov, dù thử nghiệm thành công nhưng trong chiến tranh hiện đại, khả năng của vũ khí laser là vô cùng hạn chế.


Ông cho rằng laser chiến đấu của Mỹ vô dụng, vì cần phải hiện diện điều kiện lý tưởng kiểu như môi trường không khí trong suốt cho vũ khí này, điều cực kỳ hiếm có trên biển. Đặc biệt trong tác chiến khi mà đối thù sử dụng nhiều biện pháp phòng thủ nhằm làm giảm năng lực lượng của tia laser khi chạm vào mục tiêu.

Nhà khoa học lưu ý rằng hiện giờ vũ khí laser có thể được sử dụng để vô hiệu hóa các hệ thống quang điện tử của nhiều loại vũ khí khác nhau, tuy nhiên, để tiêu diệt các mục tiêu trên không, nó không thể được coi là hiệu quả.

Hiệu quả của chùm tia sẽ bị giảm đi nhiều lần thậm chí bởi khói mù không đáng kể. Ông lưu ý rằng trong video thử nghiệm do phía Mỹ công bố, chùm tia đã nhắm vào máy bay không người lái trong một thời gian dài - điều này có nghĩa là nó không đủ hiệu năng lượng để đối phó với cuộc tấn công quy mô lớn.

Chuyên gia cho biết thêm, quan sát kỹ hình ảnh thử nghiệm của Hải quân Mỹ cho thấy, lực lượng này đã chọn thời điểm có điều kiện lý tưởng không hề bị ảnh hưởng từ các yếu tố khói bụi hay sương mù. Kết quả thử nghiệm được đánh giá cao không đồng nghĩa với việc vũ khí này có thể hoạt động tốt trong điều kiện chiến đấu thực sự.

Những hạn chế trên chính là nguyên nhân khiến Mỹ chưa thể trang bị thực tế loại vũ khí này cho chiến hạm dù hồi năm 2018, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế đã tiết lộ, Mỹ từng âm thầm thử thành công vài lần vũ khí laser có công suất lên tới 150KW.

Mặc dù vậy, Hải quân Mỹ vẫn tuyên bố rằng laser - còn gọi là vũ khí năng lượng trực tiếp có thể là hệ thống phòng thủ hiệu quả chống lại UAV hoặc tàu nhỏ có vũ trang, mang lại lợi ích chiến đấu và cung cấp cho chỉ huy thêm tùy chọn quyết định và phản ứng khi đối mặt với kẻ thù.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Ai Cập tiết lộ lý do thật mua Su-35
(Vũ khí) - Không quân Ai Cập vừa tiết lộ thêm lý do quyết định mua tiêm kích Su-35 do Nga sản xuất với mức giá đắt đỏ.
Ấn phẩm Komsomolskaya Pravda của Nga dẫn nguồn tin từ Không quân Ai Cập xác nhận, để đi đến quyết định mua Su-35, ngoài việc Nga đồng ý bán kèm theo những hệ thống vũ khí được đánh giá tối tân hàng đầu thế giới thì bản thân máy bay đã hoàn toàn thuyết phục được các nhà lãnh đạo Ai Cập.
Ai Cap tiet lo ly do that mua Su-35
Tiêm kích Su-35.
"Các chuyên gia của chúng tôi đã tiến hành nhiều so sánh khả năng chiến đấu của Su-35 so với nhiều loại chiến đấu cơ cùng thế hệ do phương Tây, đặc biệt do sản xuất như F-15, F-16... cho thấy, máy bay Nga đã vượt trội hơn hẳn", vị đại diện của Không quân Ai Cập cho biết.

Bản hợp đồng tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 giữa Nga và Ai Cập có tổng trị giá lên tới trên 2 tỷ USD. Với số tiền bỏ ra, Không quân Ai Cập sẽ được sở hữu 20 chiếc tiêm kích Su-35 cùng vũ khí và trang thiết bị đi kèm.
Căn cứ vào mức giá trên có thể thấy, Ai Cập đã phải mua Su-35 mới mức giá "cắt cổ". Tuy nhiên khả năng của tiêm kích này có như kỳ vọng và chúng sẽ thế nào khi so với F-15? Để biết được điều này cần thực hiện một vài so sánh.
Xét trên phương diện đối kháng, Su-35 Flanker-E có lẽ là đối thủ duy nhất của F-15. Mẫu máy bay của Nga được phát triển với những cải tiến vượt trội nhằm giúp nó đảm trách vai trò chủ lực trong Không quân Nga trong các thập niên tới. Tuy nhiên, giá thành Su-35 quá cao khiến nó trở nên khó phổ dụng.
Su-35 là cỗ máy chiến tranh thực sự nguy hiểm. Dựa vào các số liệu, Su-35 vượt trội hơn phiên bản F-15 tối tân. Tuy vận tốc tối đa của Su-35 hơi chậm hơn một chút so với F-15C, lực đẩy mà hai động cơ Saturn Izdeliye 117S tạo ra lớn hơn rất nhiều so với hai động cơ của F-15C.
Su-35 có những điểm mạnh không thể vượt qua như vô cùng linh hoạt nhờ hệ thống động cơ đẩy 3 chiều hay bay với vận tốc siêu âm mà không cần sử dụng buồng đốt lần 2.
Ngược lại, F-15C tỏ rõ sức mạnh khi hoạt động ở độ cao lớn, tốc độ cao. Thiết kế linh hoạt, nhỏ gọn giúp F-15C giành được lợi thế trước máy bay phản lực Nga.
Trong tác chiến tầm xa, F-15C và F-15E có lợi thế trước Su-35 nhờ hệ thống radar mảng quét điện tử chủ động. Chúng vượt trội hơn đáng kể so với radar cùng loại của Nga. Tuy nhiên, Su-35 có thứ vũ khí của riêng nó là hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng tia hồng ngoại (IRST).

Ngoài ra, Su-35 còn sở hữu hệ thống chiến tranh điện tử cực mạnh, gây nhiễu tần số vô tuyến của tên lửa đối phương. Nó cũng có thể mang theo số lượng vũ khí không đối không lớn, giúp giảm khả năng tấn công của những chiếc F-15.

Xét tổng thể, Su-35 được giới chuyên gia đánh giá nhỉnh hơn F-15 của Mỹ nhưng không quá rõ ràng. Và nếu so sánh sự hơn kém giữa hai máy bay và việc Ai Cập phải bỏ ra số tiền quá lớn để mua Su-35 thì quyết định này chưa hẳn đã chính xác.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Robot Nga sống tốt dù bị 60kg TNT tấn công
(Vũ khí) - Quân đội Nga chính thức được trang bị loạt robot rà phá bom mìn hạng nặng ngay trong năm 2020, phương tiện có thể chịu được sức công phá của 60kg TNN.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, trước khi kết thúc năm 2020, lực lượng công binh nước này sẽ được tiếp nhận 22 robot rà phá bom mìn Uran-6.
Lô Uran-6 đầu sẽ được ưu tiên trang bị cho Quân khu phía Tây và Quân khu phía Đông. Sau đó, phương tiện này sẽ lần lượt được trang bị cho những đơn vị khác.
Robot Nga song tot du bi 60kg TNT tan cong
Robot Uran-6 hoạt động tại Syria.
Trước khi quyết định đưa Uran-6 vào trang bị, hồi năm 2016, robot này đã được Nga triển khai đến làm nhiệm vụ tại Palmyra, Syria sau khi thành phố cổ này được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của phiến quân IS.

Tại đây, Uran-6 đóng vai trò chính trong nhiệm vụ phát hiện và phá bom mìn, vật liệu nổ do phiến quân để lại hoặc rải dọc các tuyến đường vào thành phố này.
Sau khi kết thúc nhiệm vụ tại Palmyra, Nga đã rút Uran-6 về nước và tiến hành một số thay đổi nhỏ để robot phù hợp hơn khi tác chiến trong các địa hình khác nhau, đặc biệt tại Trung Đông.
Khi làm nhiệm vụ, nhân viên vận hành dùng thiết bị không dây để điều khiển Uran-6. Nhân viên này có thể đứng ở khoảng cách tối đa lên tới 1km nên tuyệt đối an toàn. Hiệu quả gỡ mìn của Uran-6 đáng kinh ngạc khi mỗi giờ có thể quét sạch bãi mìn rộng 2.000 mét vuông.
Robot công binh Uran-6 hiện đại này có thể tiến hành loại bỏ các chất nổ như mìn do đối phương triển khai hoặc sau chiến tranh để lại.
Đồng thời robot Uran-6 có thể kiểm tra vật phẩm nguy hiểm và xác định loại hình của nó, tuy thuộc loại hình của vật phẩm nguy hiểm được phát hiện có thể lựa chọn phương án hiệu quả và an toàn nhất để tiến hành xử lý.
Điều làm nên sự đặc biệt của cỗ máy này là ngoài khả năng rà phá bom mìn, Uran-6 có thể chịu được sức phá hủy của khối thuốc nổ TNT nặng 60kg. Đây là khả năng chịu đòn chưa một robot hay bất kỳ một phương tiện rà phá bom mìn nào trên thế giới có thể đạt được.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
'Lợn béo F-35' bóc trần sự ích kỷ Mỹ
(Bình luận quân sự) - Có nhiều yếu tố thực tế khiến cho phát biểu của ông Trump chỉ mang tính “đe dọa” và thể hiện thái độ trịch thượng của một đồng minh siêu cường.
Sự phô trương kệch cỡm
Từ đầu năm 2020, Mỹ đã không ít lần sử dụng máy bay tàng hình đa năng F-35 để phô diễn sức mạnh trước các đối thủ. Một trong số đó từng gây ấn tượng mạnh là lần Mỹ cho 52 chiếc F-35A xếp hàng trên một đường băng ở căn cứ không quân Hill, bang Utah hồi tháng 1 vừa qua.
Dàn máy bay có tổng trị giá lên tới hơn 4,6 tỷ USD của Mỹ trình diễn chỉ 3 ngày sau khi nước này tiến hành chiến dịch không kích ám sát tướng Qassem Soleimani của Iran ở Iraq ngày 3/1. Hồi tháng 4 vừa qua, Mỹ cũng đã điều động tàu tấn công đổ bộ USS America mang theo hàng chục chiếc F-35B có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng để “nắn gân” Trung Quốc trên Biển.
'Lon beo F-35' boc tran su ich ky My
Tổng thống Mỹ Donald Trump đứng trước một chiếc F-35 được trưng bày ngay trước Nhà Trắng
Những động thái như vậy cho thấy người Mỹ rất coi trọng F-35 trong thể hiện sức mạnh quốc gia (và mang tính quảng cáo). Tuy nhiên, những câu chuyện xoay quanh “lợn béo” F-35 cũng tiết lộ sự ích kỷ, thậm chí trịch thượng của người Mỹ trước chính những đồng minh của mình.
Thấm thía cảm giác này nhất có lẽ là Thổ Nhĩ Kỳ khi bị Mỹ tuyên bố loại khỏi chương trình F-35 vì “tội” mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ có thể phản ứng yếu ớt rằng đây là bước đi đơn phương, vừa không tuân thủ tinh thần của liên minh quân sự vừa không dựa vào các lý do chính đáng.

Cũng liên quan tới F-35, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây một lần nữa khiến các đồng minh phải lo lắng xen lẫn tức giận. Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Fox News hôm 15/5, ông Trump chỉ trích quyết định cho phép hoạt động lắp ráp và sản xuất linh kiện F-35 được tiến hành tại các nước đồng minh của Mỹ. Theo ông, toàn bộ quá trình - từ khâu bắt đầu cho đến hoàn thiện - cần phải thực hiện tại Mỹ.
Phản ứng trước phát biểu được cho là bột phát của ông Trump, giới phân tích cho rằng việc đưa toàn bộ quy trình sản xuất và lắp ráp F-35 về Mỹ sẽ tước đi việc làm của nhiều người lao động tại 7 nước đối tác trong "liên minh sản xuất máy bay chiến đấu tấn công chung" (JSF) với Mỹ - gồm Australia, Canada, Đan Mạch, Italy, Hà Lan, Na Uy và Vương quốc Anh.
'Lon beo F-35' boc tran su ich ky My
52 chiếc F-35 xếp hàng trên đường băng ở căn cứ không quân Hill, bang Utah của Mỹ
Giới phân tích Australia cho rằng kịch bản này sẽ khiến một đồng minh của Mỹ như Australia mất hàng nghìn việc làm cũng như hàng tỷ USD tiền mua máy bay và đầu tư vào quy trình sản xuất. Viễn cảnh đó cũng khiến chính sách công nghiệp quốc phòng của Australia rơi vào hỗn loạn.
Việc hợp tác sản xuất F-35 tại Australia được tiến hành thông qua chi nhánh Lockheed Martin tại Australia với bản hợp đồng trị giá 2 tỷ USD. Theo Lockheed, hiện có hơn 50 công ty của Australia tham gia vào chuỗi cung ứng F-35 theo các hình thức khác nhau và đang tạo ra khoảng 2.400 việc làm cho người lao động.
Theo kế hoạch, Australia đã đồng ý mua 72 chiếc máy bay F-35 trong khuôn khổ chương trình thay thế các dòng máy bay cũ F/A-18A/B trị giá 17 tỷ USD. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds cho hay việc hợp tác sản xuất F-35 sẽ tạo ra hơn 5.000 việc làm tại nước này vào năm 2023.
Mỹ tự bắn vào chân
Tuy nhiên, giới phân tích đã chỉ ra rất nhiều yếu tố thực tế khiến cho phát biểu của ông Trump chỉ mang tính “đe dọa” và thể hiện thái độ trịch thượng của một đồng minh siêu cường. Ngay cả trong tình hình nền kinh tế vận hành trơn tru và không bị COVID-19 tàn phá như hiện nay, Mỹ cũng khó có thể tìm được ngay những nhà sản xuất trong nước sẵn sàng chế tạo hàng nghìn bộ phận khác nhau của F-35.
Bằng chứng là người Mỹ vẫn phải “muối mặt” nhập các bộ phận F-35 được chế tạo ở Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp tuyên bố hùng hồn loại đồng minh khỏi chương trình hợp tác. Cục trưởng Cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir hồi đầu tháng 5 tuyên bố nước này sẽ tiếp tục sản xuất và chuyển giao các bộ phận F-35 của Mỹ, bất chấp việc bị đình chỉ tham gia chương trình.
'Lon beo F-35' boc tran su ich ky My
Một mình Mỹ khó có khả năng ngay lập tức đảm đương toàn bộ quá trình sản xuất F-35
JSF đã triển khai được 19 năm và vẫn thông qua việc đưa chuỗi cung ứng vào một quy trình sản xuất khép kín. Do đó, mỗi nước sản xuất một bộ phận và sẽ có sự phát triển riêng về quy trình sản xuất. Nếu cả quá trình sản xuất đưa về một nước thì sẽ khó có thể đạt được năng suất và chất lượng.
Như vậy, nếu việc sản xuất được thực hiện khép kín như lời Tổng thống Trump, chất lượng và năng suất thành phẩm của F-35 có thể khó đạt được như hiện nay. Bên cạnh đó, chi phí bảo trì cũng sẽ tăng cao khiến các doanh nghiệp Mỹ khó chấp nhận tham gia vào chuỗi sản xuất khép kín trong nước.
Một hệ lụy khác với Mỹ được giới phân tích chỉ ra là mối quan hệ với các đồng minh sẽ tiếp tục xấu đi nếu Mỹ thực sự đưa toàn bộ việc sản xuất F-3 về nước. Hậu quả kéo theo là Mỹ sẽ đánh mất hàng loạt thị trường để bán vũ khí. Thậm chí để lọt những “miếng bánh” ngòn vào tay đối thủ Nga.

Trừ Australia, 6 thành viên hợp tác khác đều đang thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tổ chức bị "chèn ép" từ khi ông Trump trở thành tổng thống Mỹ. Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu đã nhiều phen “mất mặt” nên rất có thể phát biểu của ông Trump sẽ là giọt nước tràn ly. Các nước này thậm chí có thể nghĩ đến việc rời khỏi chương trình hợp tác và mua dòng máy bay khác để thay thế F-35.
'Lon beo F-35' boc tran su ich ky My
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T. Erdogan (phải) cùng Tổng thống Nga V. Putin thăm quan một mẫu Su-57 của Nga tại Moscow hồi tháng 8/2019
Khi đó, Mỹ sẽ là bên “thiệt đơn thiệt kép”. Theo đánh giá của giới chuyên gia, một số quốc gia đang mua dòng máy bay F-35A có thể tìm đến Eurofighter để có được mẫu tương tự.

Thổ Nhĩ Kỳ sau khi bị Mỹ tuyên bố loại khỏi chương trình F-35 đã đánh tiếng muốn mua mẫu máy bay chiến đấu Su-35 của Nga để thay thế. Theo các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, nước này có thể mua tới 48 chiếc Su-35 với mức giá từ 50-70 triệu USD mỗi chiếc. Người Mỹ hẳn sẽ rất tiếc nuối khi “vuột” mất thị trường đồng minh sau khi để Ankara mua lô S-400 của Nga trị giá tới 2,5 tỷ USD.
Trong khi đó, Australia đã bóng gió đánh tiếng sẽ học hỏi mô hình tự thiết kế và chế tạo máy bay chiến đấu cùng với tàu ngầm, tàu chiến, tên lửa và xe bọc thép như Thụy Điển. Theo giới phân tích Australia, mô hình của Thụy Điển xem ra có lợi thế chi phí trong quá trình tự sản xuất vũ khí. Điều này có nghĩa là JSF dù có nhiều lợi ích nhưng không phải là không thể thay thế.
Những gì ông Trump tuyên bố chưa chắc đã được thực hiện và cũng có thể chỉ xuất phát từ mối quan tâm đưa việc làm về cho người Mỹ. Nhưng rõ ràng nó thể hiện bản chất ích kỷ của Mỹ khi chỉ biết nghĩ tới cái lợi của bản thân trong bối cảnh các đồng minh cũng lao đao vì COVID-19 như hiện nay. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo các đồng minh của Mỹ cần tìm hiểu các mô hình khác để phát triển tiềm lực và nâng cao năng lực quân sự.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Malaysia chê tiêm kích Mỹ
Cựu thủ tướng Mahathir nói Mỹ bán tiêm kích F/A-18D cho Malaysia nhưng không cấp mã nguồn tác chiến, khiến chúng chỉ hợp để bay biểu diễn.

"Những tiêm kích đó có tính năng thao diễn rất tốt, nhưng chúng tôi không thể tự lập trình nhiệm vụ mà phải nhờ Mỹ nạp chương trình nếu muốn tấn công đối thủ nào đó", cựu thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al Jazeera tuần trước, đề cập đến phi đội tiêm kích F/A-18D mà Mỹ bán cho nước này.

Mahathir cho rằng sau khi trả chi phí tốn kém, Malaysia cũng sở hữu được tiêm kích F/A-18D và đưa chúng đi biểu diễn ở các triển lãm hàng không. "Nhưng chúng tôi không thể dùng chúng để chiến đấu chống lại bất cứ nước nào, vì chúng tôi không có mã nguồn", ông nói.

Không quân Malaysia đang biên chế ba loại tiêm kích, gồm Su-30MKM và MiG-29 mua của Nga cùng F-18 mua từ Mỹ. Mahathir cho biết Mỹ đặt ra nhiều hạn chế trong vận hành số tiêm kích F-18 này và không cung cấp mã nguồn tác chiến cho Malaysia.

Tiêm kích F/A-18D của Malaysia. Ảnh: Wikipedia.


Tiêm kích F/A-18D của Malaysia. Ảnh: Wikipedia.

"Tôi ngờ rằng nhiều quốc gia cũng không được cấp mã nguồn. Những tiêm kích đó không phải vũ khí mà bạn có thể thực sự điều khiển. Quyền điều khiển thuộc về người Mỹ", ông nói thêm.

Cựu thủ tướng Malaysia cho rằng các đồng minh châu Âu của Mỹ có thể được cung cấp mã nguồn nhằm tận dụng tối đa tính năng của dòng Hornet, trong khi những quốc gia khác phải chịu nhiều rào cản vận hành.

"Khách hàng mua tiêm kích F-16 và F/A-18 chỉ có thể dùng chúng để tiêu diệt các mục tiêu được Mỹ cho phép, chứ không phải những mục tiêu họ muốn tập kích", ông nói.

F/A-18 Hornet là tiêm kích trên hạm đa năng được phát triển cho hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ, nhằm thay thế nhiều dòng tiêm kích và cường kích cũ trong biên chế. Mỹ đã xuất khẩu loại phi cơ này cho 7 quốc gia trên thế giới.

Mỗi chiếc Hornet có thể mang tối đa 6,2 tấn vũ khí dưới 9 giá treo, trong đó gồm tên lửa đối không tầm trung AIM-7 Sparrow, AIM-120 AMRAAM và tầm ngắn AIM-9 Sidewinder, cũng như nhiều loại tên lửa chống hạm, đối đất và bom thông minh.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ chưa có cách đối phó tàu cao tốc Iran
(Vũ khí) - Thừa nhận được Hải quân Mỹ đưa ra khi Iran đồng loạt đưa vào trang bị tới 112 tàu cao tốc mới mang theo tên lửa.
Ngày 27/5, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đưa vào trang bị tới 112 tàu cao tốc mang mang tên lửa để tăng cường sức mạnh tấn công ở vùng Vịnh.

Buổi tiếp nhận được tổ chức long trọng với sự tham gia của những quan chức hàng đầu của IRGC, trong đó có Tổng tư lệnh IRGC, Thiếu tướng Hossein Salami, Tư lệnh Hải quân IRGC, Chuẩn đô đốc Alireza Tangsiri và Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Thiếu tướng Amir Hatami.

My chua co cach doi pho tau cao toc Iran
Iran đưa vào trang bị 112 tàu cao tốc mới.
Tại buổi lễ, Tướng Salami ca ngợi Iran đã đạt tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực quốc phòng, cảnh báo rằng nước Cộng hòa Hồi giáo sẽ đưa ra phản ứng dữ dội, sẵn sàng nghiền nát kẻ thù nào nếu bị đe dọa.




Advertisement





VDO.AI


"Cộng hòa Hồi giáo Iran có quyết tâm. Chúng tôi sẽ không cúi đầu trước kẻ thù. Iran sẽ không rút lui. Tiến bộ là bản chất của công việc, phòng thủ là logic của Iran trong chiến tranh.


Chúng tôi không thụ động khi chống lại kẻ thù. Các hoạt động và chiến thuật của Iran là tấn công và chúng tôi đã thể hiện điều đó trên chiến trường", ông Salami nói.

Chỉ huy nhấn mạnh thêm rằng, một phần quan trọng trong sức mạnh hàng hải của Iran vẫn còn chưa rõ đối với những người khác.

"Phần quan trọng và nguy hiểm nhất của sức mạnh này vẫn chưa được biết. Kẻ thù của chúng ta sẽ thấy sức mạnh này vào ngày mà chúng theo đuổi một ý định tấn công Iran.

Vào ngày đó, chúng sẽ được chứng kiến hỏa lực thực sự của lực lượng trên biển, trên không của Iran. Chiến trường sẽ biến thành địa ngục cho kẻ thù của Iran".

Theo những thông tin được IRGC giới thiệu, toàn bộ 112 chiếc tàu cao tốc được lắp đặt vũ khí cực ấn tượng với một khẩu súng máy và hệ thống phóng tên lửa với tổng cộng 11 ống phóng cho mỗi tàu.

Những tên lửa này có thể tấn công chính xác vào mục tiêu cách nó lên đến trên 10km. Không chỉ tấn công cực ấn tượng, tàu cao tốc Iran có thể hoạt động với vận tốc tối đa 90 hải lý/h.

Giới chuyên gia cho rằng, với hỏa lực mạnh cùng khả năng di chuyển cực nhanh, đối phó với đội tàu chiến kiểu này luôn là bài toán đau đầu với đối thủ. Bởi chúng trở nên rất đáng sợ khi thực hiện tấn công kiểu "bầy sói".

Hiện nay Hải quân Iran có ít tàu chiến cỡ lớn nhưng lại sở hữu rất nhiều tàu tấn công cao tốc cỡ nhỏ để hoạt động trên vùng Vịnh, nhất là Eo biển Hormuz, nơi có bề ngang khá hẹp.

Nước này từng nhiều lần triển khai các biên đội tàu tấn công cao tốc tới áp sát chiến hạm Mỹ khi chúng hoạt động ở khu vực. Hồi tháng 4/2020, Mỹ từng thông báo tàu chiến nước này bị 11 tàu cao tốc của Iran tiếp cận khi di chuyển trên Vịnh Ba Tư.

Trang USNI News dẫn nguồn tin từ Hải quân Mỹ thừa nhận, hiện lực lượng này chưa có biện pháp hiệu quả nào để có thể đối phó được với sự nguy hiểm của đội tàu cao tốc mang vũ khí của Iran.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Thổ dùng siêu pháo 203mm đối đầu với Syria tại Idlib
(Vũ khí) - Thổ Nhĩ Kỳ vừa công bố video chuyển loạt vũ khí hạng nặng đến Idlib, trong đó có siêu pháo 203mm.
Đợt chuyển vũ khí mới đến tây bắc Syria của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra hiện hôm 30/5. Trong đợt điều động này có sự xuất hiện của nhiều súng chống tăng, đạn, súng cá nhân và đặc biệt có cả sự hiện diện của ít nhất 4 hệ thống pháo tự hành có cỡ nòng siêu lớn M110.

Hình ảnh được thực hiện và công bố bởi hãng thông tấn Ihlas của Thổ Nhĩ Kỳ. Đòn xe tiến vào Syria từ tỉnh Haytay của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, nguồn tin của Đài quan sát nhân quyền Syria (SOHR), hơn 100 xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã vào tỉnh Idlib trong vài ngày qua.

Tho dung sieu phao 203mm doi dau voi Syria tai Idlib
Thổ điều vũ khí hạng nặng đến Idlib.
Số vũ khí cá nhân sẽ được Thổ chuyển cho các tay súng phiến quân, trong khi số vũ khí hạng nặng sẽ trực tiếp do binh sĩ Thổ vận hành để chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô lớn với Quân đội Ả Rập Syria (SAA).





Advertisement: 0:30





VDO.AI


SOHR cho rằng, việc M110 203mm xuất hiện tại Idlib là chuyện hiếm có bởi pháo tự hành này khá nặng nề và hiện chúng rất ít được sử dụng trong các cuộc chiến trên thế giới dù M110 sở hữu sức mạnh tấn công khủng khiếp.

Pháo tự hành M110 sử dụng loại đạn 203mm và sử dụng nhiều loại đạn khác nhau cho tầm bắn từ 16,8km cho đến trên 30km. Điều đặc biệt là ngoài việc bắn được các loại đạn thông thường, M110 còn có thể phóng tên lửa qua nòng pháo.

Tính đến cuối tháng 5/2020, lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và SAA vẫn tiếp tục đổ thêm quân và vũ khí hạng nặng đến tỉnh Idlib. Phần lớn vũ khí và đạn dược được SAA điều đến phía đông và ở khu vực phía nam Idlib, Thổ dồn quân tiếp viện và vũ khí đến Quận Jisr Al-Shughour.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã xây dựng nhiều trạm quan sát có triển khai nhiều vũ khí tại những vị trí chiến lược tại Idlib. Quá trình xây dựng được thực hiện ngay sau khi thỏa thuận ngừng bắn được Moscow và Ankara ký kết hôm 5/3.

Hiện Thổ có hơn 50 trạm quan sát, vượt xa số 12 ban đầu được thành lập theo Thỏa thuận Sochi ngày 17/9/2018. Điều đặc biệt là cùng thời điểm với việc tăng cường vũ khí, Ankara cũng đã bắt đầu phát động tấn công vào SAA tại tỉnh Al-Hasakah.

Theo nguồn tin quân sự địa phương, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh được hậu thuẫn của họ đã tấn công các vị trí của cả Quân đội Syria và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở khu vực Abu Rasin và Tal Tamr. Cuộc tấn công đã không gây thương vong nhưng có thiệt hại về vật chất đối với một số đồn quân sự và nhà dân sự của họ.

Trong những ngày qua, liên tiếp có các báo cáo về cuộc đấu pháo giữa SAA và phiến quân ở vùng nông thôn phía Nam Idlib. Quy mô của các cuộc đấu pháo này ngày càng được mở rộng nhất là từ phía phiến quân.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa chống hạm Nga: Cái chết không thể tránh khỏi
(Bình luận quân sự) - Giới chuyên gia Nga đã giải thích lí do tại sao các chiến hạm đối phương "không thể thoát khỏi cú đánh chết người từ tên lửa chống hạm Nga".
Từ P-6 đến P-1000 Vulkan

Trong một bài viết trên Sputnik cho biết, các tên lửa chống hạm của Liên Xô và Nga được coi là những loại tên lửa tốt nhất thế giới. Chúng được phát triển từ giữa thế kỷ trước và liên tục được hiện đại hóa. Ngày nay, một số loại tên lửa như vậy được trang bị cho tàu nổi, tàu ngầm, máy bay và được trển khai trên bờ biển.

Các tên lửa chống hạm Liên Xô/Nga sở hữu những tính năng mạnh mẽ, trở thành nỗi khiếp sợ đối với các đối thủ tiềm năng.




Advertisement: 2:05





VDO.AI


Trong nửa cuối của thế kỷ 20, sau khi Hoa Kỳ đặt cược vào các hàng không mẫu hạm khổng lồ, học thuyết hải quân mới của Hải quân Liên Xô xuất hiện nhu cầu về vũ khí chống hạm có độ cơ động cao, có thể tự tìm và tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách hàng trăm km.

Các tên lửa chống hạm đầu tiên là P-6 (1964) đã có sự hỗ trợ dẫn hướng từ cả một hệ thống phức tạp, năm 1968, Hải quân Liên Xô tiếp tục nhận tổ hợp tên lửa thế hệ tiếp theo là P-70 Ametist.

Đến năm 1975, hệ thống tên lửa P-500 Bazalt tầm xa có khả năng tăng tốc lên Mach 2 (2.386 km/giờ) và có tầm bay 550 km, đã xuất hiện. Lúc đó, Bazalt đã có khả năng chống nhiễu cao.

Còn tổ hợp tên lửa hiện đại hóa P-1000 Vulkan ra đời năm 1987 đã trở nên mạnh hơn và "thông minh hơn" về mọi mặt.

Ten lua chong ham Nga: Cai chet khong the tranh khoi
Tên lửa chống hạm Liên Xô/Nga đã có lịch sử 60 năm phát triển

Đường bay lắt léo

Tên lửa chống hạm hiện đại không chỉ là quả tên lửa có động cơ và đầu đạn mà là một thành phần trong hệ thống phức tạp bao gồm đạn dược, tàu thuyền và máy bay mang tên lửa, cùng với hệ thống phát hiện và dẫn đường.

Mỗi quả tên lửa đều có bộ não riêng, tức là hệ thống điều khiển của nó biết phải làm gì trong các thời điểm khác nhau.

Tư lệnh Hạm đội phương Bắc (1999-2001), Đô đốc Vyacheslav Popov đã từng nói rằng, khi phóng tên lửa, cần phải xem xét một cách nghiêm túc những yếu tố như độ cao và tốc độ bay. Biển là bề mặt phẳng, trên bình diện này, nguyên tắc "phát hiện sớm – tấn công sớm” là hiệu quả nhất.

Theo vị cựu chỉ huy hải quân, ban đầu các tên lửa chống hạm được thiết kế bay ở cùng một độ cao, nhưng các hệ thống phòng không đã rất nhanh chóng học cách bắn hạ chúng; do đó, các chuyên gia đã làm cho đường bay của tên lửa trở nên phức tạp hơn.

Sau khi được phóng, tên lửa bay lên độ cao đủ lớn, sau đó hạ thấp độ cao và bay sát mặt biển, ngay trên đầu những con sóng lừng. Đặc tính này khiến radar của đối phương chỉ phát hiện ra nó khi tên lửa tiếp cận con tàu, gần như không còn đủ thời gian để đánh chặn nó.

Chiến thuật bầy đàn tên lửa, bầy sói tàu chiến

Một thí dụ nổi bật là tổ hợp tầm xa Granit P-700 đã được đưa vào biên chế vào năm 1983, trang bị cho cả tàu ngầm và tàu nổi. Tên ký hiệu NATO của Granit là Shipwreck – tức là “Tàu đắm”.

Ten lua chong ham Nga: Cai chet khong the tranh khoi
Các thủy thủ dọn sạch tuyết trong các ống phóng của hệ thống tên lửa Granit trên tàu tuần dương tên lửa hạt nhân Pie Đại đế
Tên lửa Granit nặng 7 tấn. Để so sánh, tên lửa Harpoon đã lỗi thời của Mỹ nặng 765 kg, Tomahawk nổi tiếng - khoảng 1,5 tấn, AGM-158C LRASM mới nhất của Mỹ - khoảng 1,1 tấn, phiên bản hiện đại nhất Exocet của Pháp - 780 kg.

Thật dễ hiểu tại sao tên lửa Granit có đầu đạn siêu nặng và tốc độ bay Mach 2,5 (gần 3.000 km/giờ) có khả năng làm cho tàu địch bị hủy hoại tan nát thậm chí chỉ bằng một cú đánh của nó. Băt cứ chiếc tàu nào của đối phương phải đối mặt với 750kg TNT hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton, thì nó không có cơ hội nào để sống sót.

Ngoài ra, các tên lửa Granit hoạt động không đơn độc, mà bay theo kiểu “bầy đàn tên lửa”, kết hợp với các tên lửa khác trong đội hình “đàn sói tàu chiến”, khiến đối phương hoàn toàn bất lực trong kinh hoàng.

Sau khi được phóng, các tên lửa bắt đầu tương tác với nhau. Một quả tên lửa dẫn đàn bay lên độ cao vài km, bắt mục tiêu và truyền thông tin cho những tên lửa khác đang bay thấp hơn để trốn tránh hệ thống phòng không của đối phương. Nếu tên lửa dẫn đàn bị đánh chặn, một quả tên lửa khác sẽ tự động thay thế nó.

Hệ thống máy tính của tên lửa Granit nạp sẵn các đặc điểm của tàu địch, nhờ đó tên lửa xác định độc lập mục tiêu chính theo thứ tự ưu tiên và bắt đầu tấn công những mục tiêu quan trọng trước. Sau khi tiêu diệt mục tiêu chính, các tên lửa chống hạm tấn công vào những con tàu còn lại.

Ten lua chong ham Nga: Cai chet khong the tranh khoi
Tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit của Nga
Tuy nhiên, để đánh chìm một tàu sân bay hạt nhân, cần phải có ít nhất một chục cú đánh chính xác bằng tên lửa chống hạm. Và có tính đến hoạt động đánh chặn của hệ thống phòng không của đối phương, trong đợt tấn công phải có ít nhất 20 tên lửa Granit.

Bất ngờ đến sát và tiêu diệt mục tiêu

Theo cựu chỉ huy Hạm đội Biển Đen là Đô đốc Vladimir Komoyedov, khó khăn chính là tầm bắn hiệu quả của các tên lửa chống hạm không vượt quá 600 km (tên lửa Granit bay theo đường bay tổng hợp có tầm bắn 550 km, tầm bay tối đa trong điều kiện thuận lợi là 625 km).

Để tấn công mục tiêu, tên lửa phải vượt qua một chặng bay dài đến sát gần đoàn tàu địch mà không bị phát hiện. Đây là một nhiệm vụ khá phức tạp.


Đô đốc Vladimir Komoyedov cho biết, mỗi nhóm tàu sân bay được trang bị hệ thống phòng không mạnh mẽ bao phủ khu vực có bán kính lên tới 1.500 km. Do đó, khi phóng tên lửa, chiếc tàu phải nằm trong vòng tròn này.

Cách tốt nhất là tàu ngầm mang tên lửa lén đến gần mà không bị phát hiện với sự yểm trợ của tàu ngầm đa năng. Khi đó, cú đánh của tàu ngầm (có thể áp sát tàu đối phương) sẽ mang lại sự tiêu diệt một cách chắc chắn.

Các tàu mặt nước có tầm bắn lớn hơn nhiều, vượt trội khả năng của các hệ thống phòng không; ví dụ như tên lửa Kalibr có thể được bắn từ khoảng cách xa hơn nhiều, nhưng Kalibr là loại tên lửa cận âm.

Ten lua chong ham Nga: Cai chet khong the tranh khoi
Tàu tên lửa nhỏ Grad Sviyazhsk lớp Buyan-M phóng tên lửa Kalibr trong buổi diễn tập tổng kết của nhóm tàu chiến Hạm đội Caspian
Tên lửa siêu thanh thế kỷ 21


Tuy nhiên, các tên lửa chống hạm hiện đại có độ chính xác rất cao, gần như không thể tránh được chúng.

Ở đây có thể nhắc nhở về một sự cố ở Biển Đen vào năm 2000, khi tên lửa đối hạm P-35 Progress (không phải là hiện đại nhất lúc bấy giờ) đã bắt tín hiệu từ buồng vô tuyến điện trên một tàu dân sự vi phạm ranh giới của khu vực tập trận. Cú đánh bằng tên lửa nặng 4,5 tấn bay với tốc độ Mach 1,2 (1.431 km/giờ) đã tàn phá buồng vô tuyến điện. May mắn thay, thủy thủ điều hành không hiện diện ở vị trí đó và tên lửa không mang theo đầu đạn thật mà chỉ có đầu đạn giả.

Hiện nay, vũ khí chống hạm thế kỷ 21 của Nga có tốc độ nhanh hơn, độ chính xác cao hơn, đường bay lắt léo hơn và kết hợp nhiều khả năng dẫn đường. Kết hợp với các chiến thuật bay “bầy đàn” và tấn công kiểu “bầy sói”, tên lửa chống hạm hiện đại của Nga là không thể đánh chặn.

Sự phát triển hiện đại nhất của Nga là tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon với tốc độ bay lên tới ít nhất là Mach 9 (10.740 km/giờ) và tầm bắn hơn 1.000 km.

Với vận tốc và tầm phóng này, Zircon là “vũ khí bất khả xâm phạm” đối với bất kỳ hệ thống phòng không. Có lẽ, đối phương sẽ không thể phát hiện ra tín hiệu của nó hoặc chỉ phát hiện ra khi tên lửa đã ở cự ly cực gần, nên không còn kịp để triển khai đánh chặn.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong những năm tới, Zircon sẽ được trang bị cho hàng loạt tàu ngầm và tàu nổi hạt nhân.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
T72 vẫn sống tốt trước TOW, kíp lái an toàn

Tính từ cuối năm 2018-nay gần như TOW 2A/2B tại Trung Đông đã ko còn tiêu diệt được Tank nào chỉ với 1 phát bắn như trước, SAA đã rút nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện hơn chiến thuật và trang bị bọc giáp cho Tank

View attachment 4671349 View attachment 4671350 View attachment 4671351


Được biết, dù không phải là dòng vũ khí nhưng hiện nay TOW vẫn là tên lửa chống tăng đáng sợ hàng đầu thế giới. Phạm vi tấn công tối đa của TOW khoảng 3.700m. Tên lửa này có trọng lượng 19 kg và lắp đầu đạn nặng 3,9 kg. Còn biến thể mới nhất định danh là TOW 2B nặng 22,7 kg lắp đầu đạn nặng 6,2 kg đủ sức xuyên thủng xe tăng bọc giáp phản ứng nổ ERA.

Lần gần đây nhất TOW tham chiến vào năm 2003 trong chiến tranh Iraq của Quân đội Mỹ, nhưng nó thường được sử dụng như hỏa lực hỗ trợ nhằm tiêu diệt các căn cứ phiến quân hơn là mục tiêu bọc thép (một phần vì phiến quân ở Afghanistan hay Iraq không có xe bọc thép).




Sự xuất hiện của tên lửa này được coi là cơn ác mộng với lực lượng tăng thiết giáp tại những chiến trường nó góp mặt. Cụ thể, trong cuộc chiến vùng Vịnh 1991, nhiều trận đấu tăng nổi tiếng đã xảy ra, như trận 73 Easting với một bên là liên quân Mỹ-Anh (gồm Trung đoàn Kỵ binh thiết giáp 2) với bên kia là tăng - thiết giáp Vệ binh Cộng hòa Iraq (trang bị xe tăng T-72).
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Ba công nghệ quân sự quan trọng nhất của Nga
(Sự kiện) - Ba công nghệ quân sự quan trọng nhất của Nga bao gồm công nghệ giảm tiếng ồn của tàu ngầm, công nghệ vũ khí siêu thanh, công nghệ tác chiến điện tử.
Sự phát triển không ngừng của công nghệ quân sự đã tạo ra các loại vũ khí, trang bị quân sự mới, đặc biệt là ở Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đặc biệt là Nga, trong những năm gần đây nước này liên tục tạo ra nhiều loại vũ khí, trang bị quân sự mới với công nghệ tiên tiến, trong đó ba công nghệ quân sự quan trọng nhất.

Công nghệ giảm tiếng ồn của tàu ngầm

Trong một thời gian dài, các kỹ sư đã tìm mọi cách để giảm tiếng ồn của tàu ngầm, điều này sẽ làm tăng đáng kể khả năng tàng hình của chúng đối với kẻ thù và tăng hiệu quả chiến đấu.

Ba cong nghe quan su quan trong nhat cua Nga
Các tàu ngầm của Nga được trang bị công nghệ giảm tiếng ồn hiện đại.




Advertisement: 0:25





VDO.AI


Nga là nước đi đầu trong việc phát triển các công nghệ giảm tiếng ồn của tàu ngầm và vị trí này đã được Nga nắm giữ trong thời Xô Viết. Tiếng ồn nhỏ nhất trong số các tàu ngầm của Nga là các tàu ngầm hạt nhân của dự án 955 Borey với tiếng ồn chỉ 108 dB. Tàu ngầm được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava.

Các công nghệ giảm tiếng ồn được áp dụng cho phép các tàu ngầm hạt nhân của dự án 955 Borey thực sự vô hình trước các đội tàu nước ngoài. Ví dụ, vào năm 2015, tàu ngầm hạt nhân Alexander Nevsky chuyển từ hạm đội phương Bắc sang hạm đội Thái Bình Dương, các tàu ngầm của Mỹ đã không thể theo dõi nó. Tàu ngầm này đã lặng lẽ đi qua eo biển Bering và đi dọc theo bờ biển Hoa Kỳ.

Công nghệ vũ khí siêu thanh

Hiện nay các nước trên thế giới, đặc biệt là Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tích cực tạo ra vũ khí siêu thanh. Tuy nhiên, cho đến này, chỉ có Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu loại vũ khí này. Dự án được nhắc đến đầu tiên là tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon. Loại tên lửa này có thể bay với tốc độ 9 Mach và tầm xa lên tới 1000 km.

Ba cong nghe quan su quan trong nhat cua Nga
Vũ khí siêu thanh của quân đội Nga.
Với tên lửa siêu thanh Zircon, Nga có kế hoạch trang bị cho các đội tàu mặt nước và tàu ngầm, bao gồm tàu ngầm hạt nhân đa năng, tàu khu trục và tàu hộ tống và tàu chống ngầm hạng nặng. Ngoài phiên bản trên biển, Nga cũng có thể phát triển loại tên lửa này trên mặt đất. Đặc biệt, khi Hiệp ước INF không còn, những trở ngại đối với việc phát triển này cũng không còn.

Cho đến nay, những thông tin về loại tên lửa siêu thanh này rất ít. Tuy nhiên, với các tính năng đã tiết lộ các chuyên gia tin rằng, các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của kẻ thù tiềm năng hoàn toàn bất lực trước loại vũ khí này của Nga.

Vào cuối năm 2019, Nga tiếp tục cho ra mắthệ thống tên lửa siêu thanh Avangard, được trang bị một tên lửa đạn đạo liên lục địa. Hệ thống này khác với các loại thiết bị quân sự khác có thể hoạt động trong lớp khí quyển dày đặc với tốc độ lên tới hơn 20 Mach.

Ấn phẩm Trung Quốc gọi tên lửa siêu thanh Zircon và Vanguard là quân át chủ bài của nước Nga trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ. Theo các nhà phân tích Trung Quốc, Nga đã đi trước Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ vũ khí siêu thanh và bây giờ người Mỹ đang phải đuổi theo Moscow.

Công nghệ tác chiến điện tử

Trong các cuộc xung đột vũ trang hiện đại, vai trò và tầm quan trọng của các hệ thống tác chiến điện tử tăng lên đáng kể. Trong những năm gần đây, Nga đã tích cực phát triển các công nghệ mới có thể nâng cấp đáng kể các thiết bị tác chiến điện tử đang phục vụ cho quân đội Nga.


Ba cong nghe quan su quan trong nhat cua Nga
Hệ thống tác chiến điện tử của Nga.
Ví dụ, các tổ hợp di động Krasnukha có khả năng đàn áp các hệ thống radar của máy bay, trực thăng và máy bay không người lái của kẻ thù ở khoảng cách tới 400 km. Tổ hợp Divnomorye-U mới nhất có khả năng thực hiện các nhiệm vụ bao gồm triệt tiêu các hệ thống radar của máy bay địch và thực hiện trinh sát điện tử.


Các hệ thống tác chiến điện tử của Nga cũng rất hiệu quả đối với các xe bọc thép của đối phương. Mặc dù ngụy trang cẩn thận, các xe bọc thép của Mỹ đã để lại một vệt sáng điện tử vô tuyến dễ bị phát hiện bởi các thiết bị tác chiến điện tử của Nga.

Các công nghệ quân sự sẽ tiếp tục được phát triển trong cuộc chạy đua vũ trang của các nước trên thế giới, đặc biệt là Nga và Mỹ.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo Mỹ: F-35 thua xa tiêm kích Anh sản xuất
(Vũ khí) - Theo National Interest (NI), Anh chuẩn bị ra mắt Tempest - dòng tiêm kích đủ tối tân để khiến máy bay thế hệ 5 Mỹ trở nên lạc hậu
Báo Mỹ tiết lộ, chiến đấu cơ Tempest sở hữu danh sách những công nghệ hoàn toàn xa lạ với Mỹ. Chương trình máy bay Tempest sẽ được Anh và Ý đẩy nhanh hơn so với kế hoạch 5 năm. Tức là thay vì năm 2035 như ban đầu công bố, máy bay thế hệ 6 này sẽ được đưa vào trang bị năm 2030.

Bao My: F-35 thua xa tiem kich Anh san xuat
Tiêm kích tàng hình Tempest.

Để đạt được tiến độ như công bố, Anh và Ý dự sẽ đầu tư khoản ngân sách lên tới trên 2 tỷ bảng. Tham gia chương trình phát triển máy bay Tempest gồm có các nhà thầu BAE Systems, Rolls-Royce, Leonardo SpA và MBDA nhằm tạo ra thế hệ máy bay chiến đấu đi trước tiêm kích F-35 của Mỹ, Su-57 của Nga và J-20 do Trung Quốc phát triển một thế hệ.

Sự khác biệt sẽ được thể hiện ở những vũ khí và công nghệ tối tân. NI dẫn lời chuyên gia Tim Robinson của Hiệp hội Hàng không Hoàng gia Anh cho biết, công nghệ quan trọng nhất của tiêm kích Tempest là tùy chọn lưỡng dụng, tiêm kích có thể bay với một phi công hoặc bay không người lái.

Đặc biệt, Tempest cũng có thể điều hành một nhóm máy bay không người lái và phối hợp tác chiến khiến phòng không đối phương không thể xác định được mục tiêu chính cần tiêu diệt. Chưa dừng lại ở đó, Tempest còn có tính năng độc đáo là "khả năng hợp tác thông tin".

Đó là khả năng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cảm biến và thông tin đa chiều phối hợp tấn công hoặc phòng ngự. Cùng với những tính năng tối tân của bản thân máy bay, đẳng cấp của Tempest còn thể hiện ở những vũ khí công nghệ cao nó mang theo bao gồm:

Vũ khí năng lượng định hướng, tốc độ siêu thanh, có thể hành trình với tốc độ 5 Mach hoặc nhanh hơn, tùy thuộc vào hình thái chiến thuật "không đối không" và không đối đất.

Theo nhận định của giới chuyên gia, việc Anh quyết phát triển Tempest xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có trang bị thực tế trong nước và cạnh tranh trực tiếp với máy bay thế hệ 5 của Mỹ và Nga trên thị trường quốc tế.


Một nước Anh độc lập khỏi EU sẽ cần các thiết bị quân sự hàng đầu thế giới như Tempest để duy trì tính cạnh tranh cao trong một thị trường máy bay chiến đấu sẽ rất khốc liệt năm 2030.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
So sánh với F-117, chuyên gia Mỹ khen thật Okhotnik?
(Vũ khí) - Dù đánh giá khá cao UCAV Okhotnik nhưng việc mang dòng máy bay này so sánh với chiếc F-117 đã loại biên của Mỹ cho thấy thực tế khác.
So sánh được đưa ra bởi nhà báo kiêm chuyên gia quân sự Mỹ Chris Osbourne khi cho rằng, tính năng tối tân của máy bay tấn công không người lái (UCAV) Okhotnik Nga khiến cả tiêm kích F-117 của Mỹ cũng chào thua.
Máy bay Nga ưu việt hơn về khả năng tán xạ sóng radar so với B-2 do thiết kế góc cạnh hơn. Chiếc Okhotnik khiến vị chuyên gia này nhớ đến một chiến đấu cơ tàng hình khác, đó là chiếc F-117 Nighthawk.
So sanh voi  F-117, chuyen gia My khen that Okhotnik?
Tiêm kích F-117.
Giới quân sự cho rằng, việc chuyên gia Mỹ mang Okhotnik được đánh giá tiệm cạn thế hệ 6 so với chiếc F-117 Nighthawk ra đời từ hàng chục năm trước, dễ dàng bị bắn hạ và đã bị loại biên có thể không phải là lời khen với máy bay Nga.




Tiêm kích F-117 từng là niềm tự hào của Không quân Mỹ và được coi là kỳ quan công nghệ thời bấy giờ. Nhưng nó bị bắn rơi trong chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ vào Nam Tư cũ năm 1999, chỉ 3 ngày sau khi tham chiến.
Và sau cuộc chiến này, Không quân Mỹ đã chính thức cho F-117 nghỉ hưu và nhười chỗ cho máy bay tàng hình khác như F-22 được đánh giá tối tân hơn cả về khả năng tàng hình và khả năng chiến đấu.
Điều đặc biệt là trước khi vị chuyên gia Mỹ có so sánh, chuyên trang hàng đầu về hàng không quân sự thế giới The Aviationist cho rằng, Okhotnik vượt xa khả năng máy bay X-47B Mỹ đang phát triển.
Nga không chỉ chứng minh sự thành công của chương trình Okhotnik bằng tiến độ mà dòng UCAV này còn cho thấy những ưu điểm hơn hẳn so với dòng máy bay cùng phân khúc X-47B của Hải quân Mỹ.
So sanh voi  F-117, chuyen gia My khen that Okhotnik?
Okhotnik bay cùng tiêm kích Su-57.
Máy bay Nga có sải cánh 19 mét. Chiều dài 14 mét. Okhotnik có thể đạt vận tốc cực đại 1,4 nghìn km/h, phạm vi hoạt động sẽ là 5 nghìn km - tất cả những thông số này đều nhỉnh hơn hẳn chiếc X-47B.
Nhưng điểm làm nên sự đáng sợ của Okhotnik chính là việc nó có thể mang được hầu hết các loại bom, tên lửa hiện tại và cả những vũ khí Nga đang phát triển. Đặc biệt, khoang chứa vũ khí bên trong của chiếc UCAV này khá lớn để giảm sức cản và tăng tính tàng hình.
Cánh của Okhotnik vát về sau nhiều hơn X-47B, giúp nó đạt tốc độ tối đa và hiệu suất cao hơn, cũng như duy trì khả năng cơ động rất tốt ở tốc độ lớn so với X-47B của Mỹ. Đây là những yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm Okhotnik có thể theo kịp những chiếc Su-57 khi thực hiện nhiệm vụ.

Sau khi nói về loạt thế mạnh của UCAV Nga trước X-47B, tờ Aviationist khẳng định sức mạnh của máy bay Nga rất đáng sợ, đặc biệt là ở nhiệm vụ tiêu diệt phòng không đối phương.
Bởi theo thiết kế, UCAV Nga được tối ưu hóa để tấn công các hệ thống phòng không, sở chỉ huy và trung tâm truyền thông đối phương. Những mục tiêu này thường được bảo vệ vững chắc bởi hệ thống phòng không, gây nguy hiểm cho các phương tiện bay có phi công.

Máy bay Nga còn có thể phối hợp thực hiện nhiệm vụ cùng với tàng hình cơ Su-57. Điều mà những chiếc X-47B của Mỹ không thể thực hiện với F-35. Chỉ với những tính năng trên thì việc mang Okhotnik so với F-117 là không hợp lý.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Donald Trump có những 'vũ khí siêu vĩ đại' nào dọa Nga?
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu bài viết bàn về các loại “siêu vũ khí” được Tổng thống Mỹ Trump đề cập đến trong thời gian gần đây của chuyên gia Nga Xergey Mitrophanov.
Phần in nghiêng đậm trích phát biểu của Tổng thồng D.Trump là của tác giả . Bài đăng trên “Bình luận quân sự” Nga ngày 5/6/2020. Tất cả các ảnh trong bài đều là của tác giả, chúng tôi xin phép được mở ngoặc đôi chỗ để làm rõ hơn ý của tác giả.
Donald Trump co nhung 'vu khi sieu vi dai' nao doa Nga?
Trong thời gian gần đây, chủ đề “siêu vũ khí” đã liên tục xuất hiện trong các bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Rất khó để nói lý do tại sao lại như vậy: do các vấn đề kinh tế và khả năng luận tội chính tổng thống Mỹ hay là quả thực nước Mỹ đã có trong tay những mẫu vũ khí đột phá nào đó. Chúng ta hãy cùng cố gắng phân tích.
Nhưng phải nói ngay từ đầu: tác giả (X. Mitrophanov) không có quyền tiếp cận các thông tin tình báo bí mật, do đó, sẽ không thể bàn về những “chương trình đen” (bí mật) của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tất cả những giả định mà tác giả đưa ra sau đây đều chỉ dựa trên các dữ liệu từ những nguồn thông tin công khai.Đòn tấn công từ dưới nước
“Chúng tôi (Mỹ) đang chế tạo những chiếc tàu ngầm không ai có thể hình dung nổi”

Đây là nguyên văn một câu tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ, tuy sau đó ông có thòng thêm một câu khác: “Nhưng tôi hy vọng rằng nước Mỹ sẽ không bao giờ phải sử dụng những chiếc tàu ngầm đó”.
Những gì có thể được đề cập tới trong tuyên bố này của Donald Trump? Mỹ hiện đang thiết kế để chuẩn bị đưa vào sản xuất hàng loạt tàu ngầm hạt nhân mới mang tên lửa đạn đạo kiểu “Columbia”. Tuy nhiên, cứ theo kế hoạch thì chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc dự án “Columbia” này mãi đến năm 2031 mới được đưa vào trang bị.

Donald Trump co nhung 'vu khi sieu vi dai' nao doa Nga?
Ảnh mô phỏng Tàu ngầm hạt nhân Dự án “Columbia" Mỹ
Nhưng sẽ có kiểu tàu ngầm được đưa vào khai thác trước các tàu ngầm lớp “Columbia”- đó là các tàu ngầm hạt nhân đa năng kiểu "Virginia" "block V".
Có lẽ rất khó có thể gọi tàu ngầm hạt nhân “Virginia” là một loại “siêu vũ khí” – vì đó chỉ là một kiểu tàu ngầm hạt nhân đa năng rất phổ biến dù cực kỳ hiện đại, tuy nhiên- có một điểm mới rất đáng chú ý về “Virginia” “block V” này.
Đó là: bắt đầu từ phiên bản “block V”, trên các tàu ngầm hạt nhân kiểu “Virginia” sẽ có thêm một khoang chứa vũ khí VPM (Virginia Payload Module) dài 21 mét với bốn hầm phóng thẳng đứng có thể chứa 28 tên lửa hành trình “Tomahawk” hoặc các loại vũ khí và thiết bị đặc biệt khác phù hợp với kích thước của các khoang.
Donald Trump co nhung 'vu khi sieu vi dai' nao doa Nga?
Hình ảnh mô tả tàu ngầm hạt nhân “Virginia” “block V” và khoang VPM
Trong số vũ khí có thể được triển khai trên tàu ngầm hạt nhân “Virginia” “bock V” có các tên lửa mang khối tác chiến bay siêu thanh (siêu thanh - M>5) có điều khiển Common-Hypersonic Glide Body (C-HGB) đang được nghiên cứu chế tạo theo Chương trình Conventional Prompt Strike (CPS) do Phòng Thử nghiệm quốc gia Sandia trực thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ hợp tác với Cơ quan Phòng thủ chống Tên lửa Mỹ thiết kế.
Donald Trump co nhung 'vu khi sieu vi dai' nao doa Nga?
Hình ảnh mô tả khối tác chiến siêu thanh bay có điều khiển Common-Hypersonic Glide Body (C-HGB)
Trong các lần thử nghiệm đã được tiến hành vừa qua, C-HGB đạt tốc độ tới 8 Mach. Theo các đánh giá khác nhau, tầm bay của C-HGB có thể vào khoảng 3.000- 6.000 km. Sẽ có ít nhất 9 chiếc tàu ngầm kiểu “Virginia””block V” được lắp thêm khoang VPM.
Khi được triển khai tại những khu vực có tầm quan trọng chiến lược trên đại dương, các tàu ngầm kiểu “Virginia” “block V” được trang bị tên lửa CPS mang các khối tác chiến bay siêu thanh có điều khiển C-HGB có thể trở thành một thành tố cấu thành quan trọng của hệ thống “Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu” (Học thuyết “Prompt Global Strike”- “Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu” – theo đó thì Các Lực lượng Vũ trang Mỹ có thể đòn tấn công bằng vũ khí phi hạt nhân vào các mục tiêu ở bất cứ điểm nào trên Hành tinh chỉ trong vòng một giờ).
Hoàn toàn có khả năng là “chiếc tàu ngầm không thể tưởng tượng nổi” mà Tổng thống Mỹ đề cập đến ở trên chính là tàu ngầm hạt nhân “Virginia” “block V” được trang bị các tên lửa siêu thanh CPS.
Biện pháp đáp trả của Nga đối với tàu ngầm hạt nhân “Virginia” “block V” mang vũ khí siêu thanh sẽ là các tàu ngầm hạt nhân đa năng thuộc Dự án 885 (M) “Severodvinsk” mang tên lửa siêu thanh tổ hợp “Zircon”.
Nếu so với dự án của Mỹ, cặp đôi “Severodvinsk” + “Zircon” sẽ có cự ly tác chiến ngắn hơn – chỉ khoảng 500-1.000 km so với 3.000-6. 000 ước tính cho các tàu ngầm hạt nhân “Virginia” block V” + CPS có cùng tốc độ.
Có thể, tên lửa của tổ hợp “Zircon” ưu thế hơn các tên lửa dự án CPS Mỹ do lắp động cơ phản lực dòng thẳng nên có năng lượng lớn hơn và khả năng liên tục cơ động trên quỹ đạo bay.
Tuy nhiên, vì Dự án được giữ bí mật, không thể loại trừ hoàn toàn khả năng tên lửa “Zircon” Nga cũng là một tên lửa nhiên liệu rắn được trang bị một khối tác chiến siêu thanh bay có điều khiển.
Đòn tấn công từ trên không
“Tôi gọi đó là siêu siêu tên lửa. Và tôi nghe nói rằng nó bay nhanh hơn mười bảy lần nếu so với (tên lửa) bay nhanh nhất hiện có"
(Tổng thống Mỹ Donald Trump)
Với “siêu siêu tên lửa” mà Tổng thống D. Trump nói tới ở trên thì các chuyên gia gần như đều nhất trí cho rằng: đó là tên lửa siêu thanh phóng từ máy bay AGM-183A dự án ARRW (Air-Launched Rapid Response Weapon).

Tốc độ ước tính của tên lửa AGM-183A vào khoảng 17-20 Mach, tầm bay - khoảng 800-1.000 km.
Tên lửa siêu thanh phóng từ trên không AGM-183A được cho là một sự kết hợp nào đó giữa tổ hợp “Kinzhal” và “Avangard” của Nga – trên tên lửa động cơ phản lực nhiên liệu rắn này có lắp khối siêu thanh bay có điều khiển.
Trọng lượng phóng của tên lửa- vào khoảng 3-3,5 tấn. Và như vậy, kích thước và trọng lượng của AGM-183A nhỏ hơn đáng kể so với tên lửa chế tạo theo chương trình CPS, và tương tự như vậy, khối tác chiến siêu thanh bay có điều khiển của tên lửa AGM-183A cũng nhỏ hơn đáng kể so với C-HGB.
Donald Trump co nhung 'vu khi sieu vi dai' nao doa Nga?
Tên lửa siêu thanh phóng từ trên không AGM-183A

Phương tiện mang AGM-183A trước hết là máy bay ném bom siêu âm B-1B- máy bay này có thể mang 31 quả tên lửa AGM-183A. Tổ hợp máy bay ném bom B-1B + tên lửa AGM-183A sẽ là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với bất kỳ đối thủ nào.
Donald Trump co nhung 'vu khi sieu vi dai' nao doa Nga?
Máy bay ném bom siêu âm B-1B
Biện pháp đáp trả trực tiếp và đối xứng của Nga đối với tổ hợp máy bay ném bom B-1B + tên lửa AGM-183A có thể sẽ là trang bị cho máy bay ném bom chiến lược Tu-160M tên lửa siêu thanh của tổ hợp “Kinzhal”, và sắp tới, cả tên lửa siêu thanh của tổ hợp “Zircon”.
Trong tương lai, Mỹ có kế hoạch trang bị tên lửa AGM-183A cho các phương tiện mang khác: các máy bay không quân chiến thuật F-15E / EX Strike Eagle, máy bay ném bom B-52H, và tất nhiên, cả cho máy bay ném bom chiến lược B-21 Raider mới nhất dự kiến sẽ được đưa vao trang bị trong các năm 2025-2030.
Donald Trump co nhung 'vu khi sieu vi dai' nao doa Nga?
Máy bay ném bon B-21 Raider
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Forbes tiết lộ bí mật của hạm đội tàu ngầm Nga
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu tiếp một bài về chủ đề so sánh vũ khí-trang bị kỹ thuật quân sự Nga-Mỹ của chuyên gia quân sự Nga Vladimir Tuchkov.
Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 6/6/2020.

Forbes tiet lo bi mat cua ham doi tau ngam Nga
Ảnh: Lev Fedoseev / TASS
Tạp chí Forbes rất nổi tiếng vừa mới tạm dừng công việc tính đếm tài sản của các tỷ phú, cũng như đo lường lượng giãn nước của các du thuyền mà họ sở hữu để dành hẳn một bài báo so sánh tổng quan các tàu ngầm Nga và Mỹ.

Trong bài báo này, điểm cốt lõi của vấn đề - đó là số lượng và chất lượng.

Vào thời điểm hiện tại, mọi xí nghiệp của các công ty đóng tàu Mỹ chỉ đang đóng các tàu ngầm đa năng kiểu “ Virginia” thế hệ bốn. Dự kiến vào tháng 10 tới, sẽ khởi công đóng tàu ngầm chiến lược thế hệ bốn mang tên lửa đạn đạo “Trident-3”kiểu “Columbia”.

Những chiếc tàu này (lớp “Columbia”) sẽ bắt đầu thay thế dần các tàu ngầm “Ohio” thế hệ ba của Hải quân Mỹ. Và trong tương lai gần, tất cả công việc của nhành đóng tàu ngầm Mỹ chỉ có thế.

Việc đóng các kiểu tàu ngầm khác sẽ chỉ được triển khai khi những tàu ngầm “Virginia” đã không còn đáp ứng được yêu cầu khi tiến hành các chiến dịch ngầm dưới nước. Và chuyện này sẽ không sớm xảy ra, bởi vì tàu ngầm kiểu “Virginia” chỉ mới bắt đầu được trang bị cho Hải quân Hoa Kỳ từ năm 2004.

Còn tại các xưởng đóng tàu của Nga, mặc dù chúng không thể sánh được với các xưởng đóng tàu Mỹ về công suất sản xuất, nhưng lại đang tất bật hơn nhiều. Nhà máy đóng tàu “Sevmash” ở Severodvinsk dù đang trong tình trạng cực kỳ tồi tệ, nhưng vẫn thực hiện dự án đóng tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa thế hệ bốn Dự án 955A “Borey-A”với một tiến độ nhanh kỷ lục.


Ngoài 4 chiếc tàu ngầm “Borey” đã được đóng xong, bàn giao và đưa vào trang bị cho Hải quân Nga (cụ thể là cho Hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương) –các tàu “Yuri Dolgoruky”, “Alexandr Nevsky”, “Vladimir Monomakh” và “Hoàng tử Vladimir”, sẽ còn phải đóng xong 6 chiếc nữa. 4 trong 6 chiếc này đã đóng gần xong, còn 2 chiếc nữa chuẩn bị khởi công.

Đây là hạng mục quan trọng bậc nhất trong Chương trình Vũ khí Quốc gia Nga, và vì vậy, không còn nghi ngờ gì nữa- chắc chắn kế hoạch này sẽ được hoàn thành.

Các xí nghiệp đóng tàu Nga cũng đang tiếp tục đóng các tàu ngầm hạt nhân đa năng thế hệ bốn Dự án 885 M “Yasen”. Mặc dù, trên thực tế, việc đóng các tàu này không phải là đang tiếp tục, mà mới chỉ là bắt đầu. Một chiếc tàu “Yasen” đã đóng xong– tàu “Severodvinsk” và bàn giao cho Hạm đội Phương Bắc năm 2014.

Sau đó, bắt đầu quy trình hiện đại hóa nó. Còn 2 chiếc tàu khác có chữ cái "M" đứng sau (M- viết tắt của hiện đại hóa) hiện đang chuẩn bị đưa ra biển thử nghiệm. Bốn chiếc nữa đang đóng gần xong. Còn 2 chiếc khác nữa- đang chuẩn bị làm lễ khởi công theo đúng các hợp đồng đã ký.

Như đã thấy, với ngành công nghiệp đóng tàu ngầm hạt nhân Nga, công việc đang ngập đầu. Còn tại Mỹ, chỉ có một kiểu tàu ngầm thế hệ bốn là “Virginia” - 20 chiếc đã được đóng xong, đến cuối thập kỷ này, sẽ có tổng cộng 28 chiếc. Ở Nga, trong trường hợp này, có sự đa dạng hơn.

Và nếu như chiếc tàu ngầm “Yasen” duy nhất đang có hiện nay thực sự là một tàu ngầm đa năng đúng nghĩa vì được trang bị ngư lôi và tên lửa hành trình có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu trên bờ lẫn các mục tiêu biển, thì các kiểu tàu ngầm hạt nhân khác còn lại của Nga ít đa năng hơn, chúng được trang bị chủ yếu hoặc là vũ khí ngư lôi, hoặc là tên lửa.

Thêm nữa, chúng thuộc thế hệ ba. Có nghĩa là chúng ít bí mật hơn, và cũng có khả năng kém hơn trong việc phát hiện mục tiêu ngầm dưới nước –tức các tàu ngầm của đối phương. Những tàu vừa nói tới (thế hệ ba) là những tàu ngầm các dự án “Barracuda”, “Condor”, “Shuka”, “Shuka-B” và “Antey”.

Forbes tiet lo bi mat cua ham doi tau ngam Nga
Tàu ngầm “Seawolf”
Nhưng cần luôn nhớ rằng ngay cả khi toàn bộ thành phần lớp tàu ngầm đa năng của chúng ta sẽ chỉ gồm các tàu “Yasen” thế hệ bốn, thì hạm đội tàu ngầm đa năng Mỹ dù sao cũng vẫn sẽ có ưu thế hơn về chất lượng. Bởi vì Hải quân Hoa Kỳ hiện nay đang khai thác 3 chiếc tàu ngầm “Seawolf”.

Chúng cũng thuộc thế hệ bốn nhưng chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định rằng các tàu ngầm “Seawolf” hơn cả “Virginia” Mỹ lẫn “Yasen” Nga hẳnmột cái đầu. Chúng (“Seawolf”) chỉ có một nhược điểm duy nhất- giá trên trời. Chính đó là lý do tại sao mà ngân sách Lầu Năm Góc lớn đến thế mà cũng chỉ đủ để sắm 3 chiếc tàu ngầm “Seawolf”.

Đó, trên thực tế, đấy là là tất cả những gì mà Hải quân Hoa Kỳ đang có. Nhưng cái "chỉ có" này cũng đã là quá đủ. 20 chiếc trong số (28 sẽ có) “Virginia” như đã nói ở trên, 3 chiếc “Seawolf” và 4 chiếc “Ohio” đã được cải hoán thành phương tiên mang tên lửa có cánh “Tomahawk”.

Nếu xét theo tiêu chí số lượng thì hạm đội tàu ngầm đa năng Mỹ gần tương đương với hạm đội tàu ngầm đa năng của chúng ta (Nga) - 27 chiếc của Mỹ và 28 chiếc của chúng ta. Tuy nhiên, người Mỹ còn có thêm 32 chiếc tàu ngầm lớp “Los Angeles”. Mặc dù các tàu này đã lạc hậu và được trang bị chủ yếu là vũ khí ngư lôi, nhưng con số 32-vẫn là một con số rất đáng nể vàkhông thể không tính đến.

Còn với các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược, thì có thể nóilà hai bên ngang ngửa nhau. 12 chiếc tàu ngầm mang tên lửa Nga và 14 chiếc tương tự của Mỹ. Gần đây, đã có nhiều hy vọng rằng 2 tàu ngầm lớp “Akula” (“Cá mập”) vốn lâu nay vẫn nằm trong danh sách lực lượng dự bị vì không được trang bị cơ số vũ khí–tàu “Arkhangelsk” và tàu “Severstal” sẽthoát được cái kết phải thanh lý và sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo “Bulava”.

Quả thực, cách đây một năm cấp “trên” đã cam kết sẽ không thanh lý 2 tàu này. Nhưng chúng sẽ được cải hoán để mang tên lửa có cánh. Vì "Cá mập" là tàu ngầm lớn nhất thế giới, nên chúngcó thể chứa tới 200 quả tên lửa “Kalibr” mỗi tàu.

Trong danh mục các tàu ngầm hạt nhân đang được đóng của Nga, Tạp chí Mỹ Forbes có liệt kê thêm 2 chiếc nữa – đó là các tàu “Belgorod” và “Khabarovsk” –đây là 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân được đóng trong bối cảnh giữ mật tuyệt đối cho đến tận thời gian mới đây.

Chỉ đến năm ngoái, một số chi tiết về 2 tàu này mới được hé lộ. Các chi tiết đó là: chúng (“Belgorod” và “Khabarovsk”) là phương tiện mang thiết bị ngầm không người lái “Poseidon” lắpđộng cơ hạt nhân cỡ nhỏ.

Nó (“Poseidon”) có thể tiếp cận một cách tuyệt đối bí mật các căn cứ hải quân của địch, cũng như bờ biển cạnh các khu công nghiệp và nằm ở đó trong một thời gian dài để chờ lệnh cho nổ tung đầu đạn công suất 100 megaton. Chính vì thế nênPhương Tây mới phong cho "Poseidon" biệt danh "Vũ khí ngày tận thế".

Nhưng bên cạnh đó cũng cần phải nhấn mạnh rằng 2 chiếc tàu này không thuộc loại được sản xuất hàng loạt. Chính vì vậy mà việc đưa chúng vào “Danh sách Forbes” là không thích hợp lắm.


Khác với Mỹ, Nga vẫn tiếp tục đóng các tàu ngầm điện- diesel. Thêm nữa, không chỉ để trang bị “cho bản thân”, mà còn để bán ở thị trường nước ngoài. Có nghĩa là ở một mức độ nhất định nào đó, đây là một công việc làm ăn kinh doanh. Tuy nhiên, các tàu ngầm điện- dieselcũng rất cần thiết với Hải quân Nga.

Cách tiếp cận rất khác nhau đối với kiểu tàu ngầm này xuất phát từ chính sự khác nhau giữa các học thuyết về việc sử dụng hải quân. Nước Mỹ với tư cách là một “quốc gia vườm ươm” nền dân chủ toàn cầu, hay nói cách khác là theo quán tính vẫn cảm thấy mình là một “hiến binh thế giới” nên phải có trách nhiệm kiểm soát và giám sát tất cả các tiến trình chính trị và kinh tế diễn ra ở một không gian rộng lớn cách rất xa Lục địa Mỹ.

Để thực hiện được “chức năng” này, không chỉ cần các tàu sân bay, mà còn cần cả cả tàu ngầm với cự ly hoạt động không giới hạn nữa. Có nghĩa là cần các tàu ngầm hạt nhân.

Thêm nữa, cho đến thời gian gần đây, người ta vẫn tin rằng nước Mỹ nằm ngoài tầm với của các tàu thông thường của "quân xâm lược tiềm năng".

Còn Học thuyết của Nga- trước hết là để phòng thủ. Có nghĩa là các tàu ngầm điện- diesel có thể giải quyết rất hiệu quả nhiệm vụ đánh trả cuộc tấn công của cả các cụm tàu nổi lẫn các cụm tàu ngầm của đối phương. Ngoài ra, không được phép quên một điều rất quan trọng nữa- giá của các tàu ngầm điện- diesel “mềm” hơn rất nhiềuso với giá các tàu ngầm hạt nhân.


Nga hiện đang đóng các tàu ngầm diesel của hai dự án - 636 “Varshavianka” và 677 “Lada”. “Varshavianka” là tàu ngầm ít tiếng ồn nhất trên thế giới. Nga đang khai thác 7 tàu như vậy, 5 chiếc nữa sẽ xuất hiện trong trang bị Hải quân Nga trước năm 2023. 20 tàu “Varshavianka” khác đang có trang bị của Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam.

Tàu ngầm này (“Varshavianka”) là một phương tiện phòng thủ cực tốt. Cách đây không lâu lắm, trong một cuộc tập trận chung,“Varshavianka” Việt Nam đã phát hiện được “Virginia” của Mỹ và đã “ấn nút phóng” ngư lôi (tất nhiên là mô phỏng).

Tạp chí Forbes cũng có nhắc tới, với một sự khâm phục “sâu sắc”, lớp tàu ngầm “Lada” Nga. Nhưng đối với các thủy thủ Nga, thì đây (“Lada”) không phải là một đối tượng để khâm phục, mà là nguồn cơn của một nỗi đau thực sự. Chiếc tàu “Lada” đầu tiên mang tên “St. Petersburg” đã được Hạm đội Biển Bắc khai thác thử nghiệm suốt 10 năm trời nay.

Không thể đưa nó “vào hàng ngũ” (trang bị) được do hệ thống động lực quá yếu. Trong gần hai thập kỷ, “người ta” đã cố gắng chế tạo động cơ AIP cho nó. Nhưng bất thành. Và trong tương lai vẫn chưa thấy le lói một tia hy vọng nào. Và hoàn toàn không thể hiểu được là cần phải làm gì với 2chiếc “Lada” khác nữa là “Kronstadt” Velili Luki” sắp được đóng xong.

Để kết luận, cần phải thừa nhận rằng những so sánh trong cách tiếp cận đối với việc xây dựng và phát triển các hạm đội tàu ngầm của Nga và Mỹ do Forbes đưa ra, quả có hơi khó hiểu. Tạp chí này cho rằng càng nhiều chủng loại tàu ngầm khác nhau thì càng tốt. Bởi vì mỗi một kiểu trong số đó sẽ giải quyết một cách tốt nhất những nhóm nhiệm vụ chuyên biệt của mình.

Tuy nhiên, sự đa dạng của chủng loại tàu ngầm Nga, như đã đề cập ở trên, lại bắt nguồn từ học thuyết sử dụng hạm đội tàu ngầm. Và điểm quan trọng nhất trong Học thuyết sử dụng hạm đội tàu ngầm Nga – đó là cả tiến hành các hoạt động ở cách xa đường biên giới Nga và cả tiến hành các chiến dịch phòng thủ ngay trong vùng biên giới lãnh hải. Sẽ thật ngu ngốc nếu sử dụng các tàu ngầm hạt nhân ở Biển Đen và Biển Baltic.

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top