[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Đối đầu Trung - Ấn: Tiết lộ những "điểm yếu chí tử" của Quân đội Trung Quốc

Được trang bị các máy bay Mirage 2000 và Sukhoi Su-30, KQ Ấn Độ có lợi thế nhất định tại biên giới so với KQ Trung Quốc khi họ chỉ biên chế các chiến đấu cơ J-10, J-11 và Su-27.
Giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã từng xảy ra cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1962 ở cùng một khu vực trên dãy Himalaya, nơi ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc đối đầu đẫm máu giữa hai bên hôm thứ Hai vừa qua.

Trung Quốc đã chiến thắng trước Ấn Độ trong cuộc chiến kéo dài một tháng đó và tuyên bố ngừng bắn sau khi giành được quyền kiểm soát trên thực tế địa bàn Aksai Chin, khu vực mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Trong trận chiến này, Trung Quốc mất 700 binh sĩ còn con số với phía Ấn Độ là khoảng gấp đôi.

Tuy nhiên, cuộc đối đầu giữa hai lực lượng quân sự trên dãy Himalaya ngày hôm nay khác xa so với những gì đã diễn ra cách đây 58 năm.

Quan niệm thông thường vẫn cho rằng Trung Quốc đang giữ lợi thế quân sự đáng kể so với Ấn Độ nhưng những nghiên cứu gần đây của Trung tâm Belfer thuộc Trường Kennedy, Đại học Harvard ở Boston và Trung tâm An ninh Mỹ mới ở Washington cho thấy, Ấn Độ lại duy trì được lợi thế ở các địa bàn vùng núi cao, chẳng hạn như tại vị trí đang diễn ra cuộc đối đầu hiện nay.

So sánh sức mạnh vũ khí hạt nhân

Không ai mong đợi những căng thẳng mới bùng phát thành cuộc chiến tranh hạt nhân nhưng thực tế cả Trung Quốc và Ấn Độ đều là những cường quốc hạt nhân sau cuộc xung đột trước đây.

Bắc Kinh trở thành quốc gia hạt nhân vào năm 1964 còn New Delhi là vào năm 1974. Vì vậy, việc đánh giá cán cân sức mạnh giữa hai nước không thể bỏ qua yếu tố này.

Theo số liệu mới nhất được Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc tế Stockholm (SIRPI) công bố thì Trung Quốc đang có khoảng 320 đầu đạn hạt nhân, gấp đôi so với con số 150 của Ấn Độ. Năm 2019, cả hai quốc gia này đều đã gia tăng số đầu đạn hạt nhân trong kho vũ khí của mình. Trung Quốc là 40 đầu đạn còn Ấn Độ là 10 đầu đạn.

Cả hai nước đều sở hữu bộ 3 lực lượng hạt nhân chiến lược: tên lửa, máy bay ném bom và tàu ngầm. Tuy nhiên, hai nước cũng áp dụng chính sách “không sử dụng trước tiên”, nghĩa là cam kết chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân để trả đũa trong trường hợp đất nước bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

Đối đầu Trung - Ấn: Tiết lộ những điểm yếu chí tử của Quân đội Trung Quốc - Ảnh 1.

Tên lửa Agni V của Ấn Độ trong lễ duyệt binh tại New Delhi ngày 26/1/2013. Ảnh: CNN
Sức mạnh không quân

Theo một nghiên cứu công bố hồi tháng 3/2020 của Trung tâm Belfer, Ấn Độ có khoảng 270 máy bay chiến đấu và 68 máy bay tấn công mặt đất mà nước này có thể huy động để chiến đấu với Trung Quốc. New Delhi cũng duy trì một chuỗi các căn cứ không quân nhỏ gần biên giới Trung Quốc và từ đây họ có thể xuất kích tham chiến.

Trong khi đó, Trung Quốc có 157 máy bay chiến đấu và một phi đội nhỏ máy bay không người lái tấn công mặt đất nhỏ trong khu vực. Nghiên cứu cho thấy, Không quân Trung Quốc (PLAAF) đang vận hành 8 căn cứ tại khu vực nhưng hầu hết đều là các sân bay dân sự và gặp khá nhiều vấn đề.

Độ cao của các căn cứ không quân ở Tây Tạng và Tân Cương, cộng với những khó khăn về điều kiện địa lý và thời tiết nên các máy bay chiến đấu của Trung Quốc bị hạn chế về tải trọng và nhiên liệu mang theo, chỉ bằng khoảng một nửa so với thiết kế.

Tiếp nhiên liệu trên không có thể giúp các máy bay Trung Quốc mang thêm được trọng tải và tăng thời gian chiến đấu nhưng PLAAF lại không đủ máy bay tiếp nhiên liệu trên không để làm việc này.

Được trang bị các máy bay phản lực Mirage 2000 và Sukhoi Su-30, Không quân Ấn Độ (IAF) có lợi thế nhất định tại khu vực còn Trung Quốc chỉ biên chế các máy bay chiến đấu J-10, J-11 và Su-27.

Mirage 2000 và Su-30 của Ấn Độ là những dòng máy bay chiến đấu đa năng, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết trong khi các chiến đấu cơ của Trung Quốc, chỉ J-10 là có những khả năng đó.

Theo một báo cáo hồi tháng 10/2019 của Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) thì Ấn Độ đã xây dựng các căn cứ của mình trong khu vực với đối tượng tác chiến rất cụ thể là Trung Quốc.

Để đối phó với một cuộc tấn công tiềm ẩn từ Quân đội Trung Quốc (PLA), Ấn Độ đã rất chú trọng vào việc gia cố cơ sở hạ tầng; khả năng chống chọi tốt, xây dựng các hệ thống chỉ huy, điều khiển và liên lạc dự phòng cũng như nâng cấp các hệ thống phòng không.

Đối đầu Trung - Ấn: Tiết lộ những điểm yếu chí tử của Quân đội Trung Quốc - Ảnh 2.

Máy bay chiến đấu Su-30MKI do Nga phát triển và chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ
Nghiên cứu của Belfer cũng chỉ ra rằng, do phải chú tâm đối phó với các mối đe dọa từ phía Mỹ ở sườn phía đông và phía nam nên Trung Quốc đã tăng cường củng cố các căn cứ của họ ở đây mà xao nhãng mất dãy Himalaya khiến ít nhất 4 căn cứ không quân của PLA rất dễ bị tổn thương.

Nếu Ấn Độ phá hủy được hoặc làm mất khả năng tạm thời của một số trong 4 căn cứ nêu trên trên sẽ làm trầm trọng thêm những điểm yếu và khả năng xử lý trong các hoạt động của PLAAF.

Bên cạnh đó, Báo cáo Belfer còn chỉ ra một lợi thế khác nữa cho Không quân Ấn Độ (IAF), đó chính là kinh nghiệm. Những xung đột gần đây với Pakistan mang lại cho IAF một ưu thế nhất định về kinh nghiệm điều hành tác chiến trên thực tế.

Do không có được kinh nghiệm như vậy nên các phi công Trung Quốc có thể sẽ gặp khó khăn khi phải tham chiến thực sự trên chiến trường.

Những cuộc tập trận gần đây của PLAAF với các kịch bản giả định cho thấy phi công Trung Quốc phụ thuộc quá mức vào kiểm soát mặt đất để định hướng chiến thuật. Điều này chứng tỏ trình độ chiến đấu của PLAAF có thể yếu hơn đáng kể so với dự tính.

Sức mạnh lục quân

Theo CNAS, Quân đội Ấn Độ một mặt đã tích lũy được kinh nghiệm chiến đấu trên không nhưng mặt khác họ cũng được rèn giũa trên mặt đất khi phải tham chiến ở những nơi như Kashmir và trong các cuộc giao tranh dọc biên giới với Pakistan.

"Ấn Độ cho đến nay vẫn là bên có nhiều kinh nghiệm và va chạm chiến đấu nhiều hơn. Họ đã can dự vào một loạt các cuộc xung đột có giới hạn và ở cường độ thấp trong những năm gần đây", báo cáo của CNAS cho biết.

Trong khi đó, PLA không hề có kinh nghiệm chiến đấu kể từ sau cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979. Trong cuộc chiến tranh này Trung Quốc cũng là bên thất bại.

Về mặt quân số, theo ước tính của Belfer thì con số có thể tương đương khi Ấn Độ bố trí tại khu vực khoảng 225.000 binh lính còn phía Trung Quốc là từ 200.000 - 230.000 quân. Tuy nhiên, con số này cũng có thể gây hiểu lầm.

Lực lượng mà PLA triển khai tại đây là các đơn vị được giao nhiệm vụ ngăn chặn các cuộc nổi dậy tiềm ẩn ở Tân Cương hay Tây Tạng, hoặc để đối phó với bất kỳ cuộc xung đột nào có thể xảy ra dọc biên giới giữa Trung Quốc với Nga.

Đối đầu Trung - Ấn: Tiết lộ những điểm yếu chí tử của Quân đội Trung Quốc - Ảnh 3.

Lính biên phòng Ấn Độ bảo vệ tuyến đường lên địa bàn Leh giáp biên với Trung Quốc ở Gagangir ngày 17/6/2020. Ảnh: CNN
Việc di chuyển các đơn vị này đến mặt trận Ấn Độ trong trường hợp bùng phát xung đột quy mô lớn là một vấn đề hậu cần rất lớn đối với Trung Quốc vì khi đó Ấn Độ có thể tiến hành các cuộc không kích phá hủy những tuyến đường sắt cao tốc trên cao nguyên Tây Tạng hoặc các điểm nghẽn ở địa hình miền núi gần biên giới.

“Ngược lại, Quân đội Ấn Độ đã bố trí tại khu vực một lực lượng lớn”, báo cáo của CNAS nhấn mạnh.

Tất nhiên, theo CNAS, các lực lượng Ấn Độ cũng phải hoạt động ở những địa hình gồ ghề tại các thung lũng dốc và không thể dễ dàng di chuyển ngay đến các vị trí diễn ra xung đột với Trung Quốc. Quân đội Ấn Độ có thể bị tổn thương trước các cuộc tấn công bằng pháo và tên lửa của Trung Quốc vào các điểm nghẽn trên núi.

Những cuộc tấn công này có thể đến từ lực lượng pháo binh hoặc tên lửa của Trung Quốc bố trí trên cao nguyên Tây Tạng, một số còn nhìn thẳng xuống các đồn biên phòng của Ấn Độ. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là liệu trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn, Trung Quốc có đủ tên lửa để hạ gục tất cả các mục tiêu cần thiết ở Ấn Độ hay không?

Nghiên cứu của Belfer dẫn con số tính toán từ một cựu sĩ quan Không quân Ấn Độ cho biết, Trung Quốc sẽ phải cần tới 220 quả tên lửa đạn đạo mới có thể phá hủy được một sân bay của Ấn Độ trong một ngày. Trong khi đó, chỉ với 1.000 - 1.200 tên lửa có sẵn cho nhiệm vụ này, Trung Quốc sẽ nhanh chóng hết phương tiện để đánh sập các phi trường của Ấn Độ.

Sức mạnh đồng minh

Trong khi Trung Quốc chỉ có thể chủ yếu dựa vào sức mạnh của chính mình nếu xảy ra cuộc chiến chống lại Ấn Độ ở dãy Himalaya thì New Delhi đã xây dựng được mối quan hệ quốc phòng với các nước đối thủ của Bắc Kinh.

Trong những năm gần đây, Ấn Độ đã phát triển được mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ. Washington coi Ấn Độ là "đối tác quốc phòng lớn" khi không ngừng tăng cường các cuộc tập trận huấn luyện song phương và đa phương với nước này.



Đối đầu Trung - Ấn: Tiết lộ những điểm yếu chí tử của Quân đội Trung Quốc - Ảnh 5.

Lính Ấn Độ giới thiệu súng phóng lựu với một binh sĩ Mỹ ngày 15/9/2016 tại Chaubattia, Ấn Độ. Ảnh: CNN
Trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn ở dãy Himalaya, các phương tiện tình báo và trinh sát của Mỹ có thể giúp Ấn Độ có được bức tranh rõ ràng hơn về không gian chiến trường.

Báo cáo của Belfer đưa ra một ví dụ về những gì có thể xảy ra nếu Trung Quốc tăng cường quân đội từ nội địa lên các tiền tuyến trên núi: "Một hoạt động gia tăng quân như vậy của Trung Quốc sẽ thu hút sự chú ý của Mỹ và Washington chắc chắn sẽ cảnh báo Ấn Độ để giúp nước này huy động lực lượng bổ sung từ phía nội địa”.

Ấn Độ cũng thường xuyên tham gia các cuộc tập trận quân sự chung với các nước như Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Australia.

"Quân đội các nước phương Tây khi tham gia các cuộc tập trận như vậy thường bày tỏ ấn tượng tốt đối với khả năng sáng tạo về chiến thuật và mức độ thích ứng cao của đối tác Ấn Độ", báo cáo của CNAS cho biết.

"Trong khi đó, hoạt động huấn luyện chung của Trung Quốc cho đến nay vẫn còn tương đối hạn chế về phạm vi, ngoại trừ một số cuộc tập trận quân sự với Pakistan và Nga”.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Trên vùng núi Himalaya, quân đội Ấn Độ đang lấn lướt trước Trung Quốc
Ấn Độ và Trung Quốc có cuộc chiến ngắn năm 1962 trên dãy núi Himalaya, vẫn là nơi có ít nhất 20 binh sĩ thiệt mạng vào tối thứ Hai trong cuộc đối đầu đẫm máu giữa hai bên.




Cách đây chưa đầy sáu thập kỷ, một tháng chiến đấu đã mang lại chiến thắng cho quân đội Trung Quốc, với việc Bắc Kinh tuyên bố ngừng bắn sau khi giành được quyền kiểm soát Aksai Chin, một khu vực được cả hai nước tuyên bố chủ quyền.
Trận chiến kéo dài một tháng đã cướp đi sinh mạng của khoảng 700 binh sĩ Trung Quốc và phía Ấn Độ được nói là thiệt hại gấp đôi.
Nhưng theo một phân tích trên CNN, tình thế ở dãy Himalaya ngày nay khác xa so với 58 năm trước.
Đa số cho rằng quân đội Trung Quốc mạnh hơn đáng kể so với Ấn Độ, nhưng các nghiên cứu gần đây từ Trung tâm Belfer tại Trường Chính phủ Harvard Kennedy ở Boston và Trung tâm An ninh Mỹ mới ở Washington cho thấy Ấn Độ duy trì lợi thế ở môi trường núi cao.
Không ai mong đợi những căng thẳng mới bùng nổ thành chiến tranh hạt nhân, nhưng thực tế là cả Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành cường quốc hạt nhân, điều không thể bỏ qua khi đánh giá cán cân sức mạnh.
Bắc Kinh trở thành một cường quốc hạt nhân vào năm 1964 và Ấn Độ vào năm 1974.
TIN LIÊN QUAN
Số liệu do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIRPI) công bố tuần này ước tính Trung Quốc có khoảng 320 đầu đạn hạt nhân - nhiều hơn gấp đôi so với 150 của Ấn Độ. Cả hai cường quốc đã chứng kiến kho vũ khí của họ tăng lên trong năm qua, Bắc Kinh tăng 40 đầu đạn, và 10 cho Delhi , theo SIRPI.
Cả hai quốc gia đều duy trì bộ ba hạt nhân- tên lửa, máy bay ném bom và tàu ngầm. Cả hai cũng tuyên bố theo đuổi chính sách "không sử dụng hạt nhân trước", , có nghĩa là họ đã cam kết chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân để trả thù một cuộc tấn công hạt nhân vào lãnh thổ của mình.
Về không quân, Ấn Độ có khoảng 270 tiêm kích và 68 máy bay cường kích có thể triển khai để đối đầu với Trung Quốc, theo một nghiên cứu của Trung tâm Belfer (Mỹ) được công bố hồi tháng 3.
New Delhi cũng duy trì một chuỗi các căn cứ không quân nhỏ gần biên giới Trung Quốc, nghiên cứu của Belfer nói.
Ngược lại, Trung Quốc có 157 máy bay chiến đấu và một đội máy bay không người lái tấn công mặt đất nhỏ trong khu vực, nghiên cứu của Belfer cho biết. Nghiên cứu cho thấy, Không quân Giải phóng quân Nhân dân (PLAAF) sử dụng 8 căn cứ trong khu vực, nhưng hầu hết trong số đó là các sân bay dân sự ở độ cao có vấn đề, nghiên cứu cho thấy.
"Độ cao của các căn cứ không quân Trung Quốc ở Tây Tạng và Tân Cương, cộng với điều kiện địa lý và thời tiết khó khăn trong khu vực, có nghĩa là các máy bay chiến đấu của Trung Quốc bị hạn chế, chỉ có thể mang theo một nửa trọng tải vũ khí và nhiên liệu", nghiên cứu tuyên bố.
Nghiên cứu cho biết, việc tiếp nhiên liệu trên không có thể giúp máy bay Trung Quốc tăng thêm trọng tải và thời gian chiến đấu, nhưng PLAAF không có đủ máy bay tiếp dầu trên không để hoàn thành công việc.
Nghiên cứu của Belfer cho rằng Không quân Ấn Độ (IAF), với các máy bay phản lực Mirage 2000 và Sukhoi Su-30, có lợi thế trong khu vực trước không quân Trung Quốc với các loại máy bay J-10, J-11 và Su-27.
Các máy bay phản lực Mirage 2000 và Su-30 của Ấn Độ là máy bay đa năng, đa thời tiết - trong khi trong số máy bay Trung Quốc, chỉ J-10 có những khả năng đó.
Trong khi đó, Ấn Độ đã củng cố các căn cứ với suy nghĩ đề phòng Trung Quốc luôn trong đầu, theo báo cáo tháng 10/2019 từ Trung tâm An ninh Mỹ mới.
"Để đối phó với một cuộc tấn công của Giải phóng Quân Nhân dân (PLA) có thể xảy ra, Ấn Độ đã chú trọng hơn vào việc tăng cường cơ sở hạ tầng; khả năng phục hồi cơ sở, hệ thống chỉ huy, kiểm soát và liên lạc dự phòng; phòng không được cải thiện", báo cáo nói.
Nghiên cứu của Belfer chỉ ra rằng Trung Quốc, đối mặt với các mối đe dọa từ Mỹ ở sườn phía đông và phía nam, đã củng cố các căn cứ của họ ở đó, trong khi bỏ rơi dãy Himalaya, khiến ít nhất bốn căn cứ không quân PLA rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương.
"Ấn Độ hoặc phá hủy hoặc làm mất khả năng tạm thời của một số trong bốn căn cứ này sẽ làm trầm trọng thêm những điểm yếu trong hoạt động của PLAAF", báo cáo viết.
Báo cáo Belfer cũng nói không quân Ấn Độ còn có lợi thế trong một khía cạnh khác - kinh nghiệm.
"Xung đột gần đây với Pakistan mang lại cho IAF kinh nghiệm trong chiến đấu liên kết mạng," báo cáo nói.
Thiếu những kinh nghiệm đó, các phi công Trung Quốc có thể gặp khó khăn trong tác chiến trong một chiến trường trên không đòi hỏi sự năng động, theo báo cáo của Belfer.
"Các cuộc tập trận gần đây của PLAAF với các kịch bản chưa được công bố đã phát hiện ra rằng các phi công phụ thuộc quá mức vào chỉ huy mặt đất trong việc định hướng chiến thuật," họ nói. "Điều này cho thấy rằng trình độ chiến đấu của PLAAF có thể yếu hơn đáng kể so với suy nghĩ của nhiều người”.
Trong khi Ấn Độ có kinh nghiệm trên không, báo cáo của Trung tâm An ninh Mỹ (CNAS) mới nói họ cũng được củng cố năng lực trên mặt đất khi chiến đấu ở những nơi như Kashmir và trong các cuộc giao tranh dọc biên giới với Pakistan.
"Ấn Độ cho đến nay là phía có nhiều kinh nghiệm hơn, đã chiến đấu với một loạt các cuộc xung đột hạn chế và cường độ thấp trong thời gian gần đây", báo cáo của CNAS cho biết. "Mặt khác, PLA đã không có kinh nghiệm chiến đấu từ khi xung đột với Việt Nam năm 1979."
Cuộc chiến tranh biên giới kéo dài một tháng, do Trung Quốc phát động để đáp trả sự can thiệp của quân đội Việt Nam vào Campuchia, phần lớn được coi là một thất bại cho phía Trung Quốc.
PLA gặp khó khăn trong việc giành lợi thế trước quân đội Việt Nam có số lượng nhỏ hơn nhưng có nhiều kinh nghiệm hơn sau khi chiến đấu với lực lượng Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Tuy nhiên, trong khi có thể có một khoảng cách lớn về kinh nghiệm ở dãy Himalaya, Trung Quốc cũng không vượt trội về quân số của lục quân. Belfer ước tính có khoảng 225.000 lính lục quân Ấn Độ trong khu vực, 200.000 - 230.000 ở phía Trung Quốc.
Tuy vậy, các con số có thể gây hiểu nhầm. Lực lượng của PLA nói trên tính cả các đơn vị được giao nhiệm vụ ngăn chặn mọi hoạt động nổi dậy ở Tân Cương hoặc Tây Tạng, hoặc đối phó với bất kỳ cuộc xung đột tiềm năng nào dọc biên giới Trung Quốc với Nga.
Di chuyển họ đến mặt trận Ấn Độ trong trường hợp có động binh quy mô lớn gây ra vấn đề hậu cần, vì các cuộc không kích của Ấn Độ có thể nhắm vào các tuyến đường sắt cao tốc trên cao nguyên Tây Tạng hoặc các điểm nút cổ chai ở địa hình miền núi gần biên giới.
"Ngược lại, các lực lượng Ấn Độ chủ yếu đã vào vị trí," báo cáo cho biết.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo cáo Mỹ hé lộ: QĐ Ấn Độ nắm lợi thế then chốt khiến TQ chỉ gây hấn, không dám chiến tranh

Vy Lam | 18/06/2020 10:54 AM



10






Báo cáo Mỹ hé lộ: QĐ Ấn Độ nắm lợi thế then chốt khiến TQ chỉ gây hấn, không dám chiến tranh




Binh lính quân đội Trung Quốc (Ảnh minh họa: Reuters)


Nghiên cứu tại ĐH Harvard cho rằng Ấn Độ có lợi thế phi hạt nhân trước TQ. Điều này sẽ giúp ngăn một cuộc chiến tương tự như năm 1962 nếu căng thẳng giữa 2 phía tiếp tục leo thang.





Theo India TV News, quân đội Ấn Độ và Quân đội Trung Quốc đã ở trong trạng thái đối đầu suốt một tháng qua tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh. Mức độ căng thẳng gia tăng này đã dẫn tới cuộc đụng độ ngày 15/6, gây thương vong cho cả hai phía.
Mặc dù chưa rõ con số thương vong chính xác bên phía Trung Quốc nhưng quân đội Ấn Độ cho biết đã có 20 binh lính nước này thiệt mạng. Đây có thể xem là cuộc đối đầu quân sự lớn nhất giữa hai cường quốc châu Á kể từ năm 1975, khi viên đạn cuối cùng được bắn ra tại biên giới Trung-Ấn.
Nghiên cứu gần đây tại Đại học Harvard của Mỹ cho rằng Ấn Độ có lợi thế phi hạt nhân trước Trung Quốc. Và điều này sẽ giúp ngăn chặn một cuộc chiến tương tự như năm 1962 trong trường hợp căng thẳng giữa hai phía tiếp tục leo thang.
Cụ thể, bản nghiên cứu do Trung tâm Khoa học và Các vấn đề quốc tế Belfer tại Trường Kennedy Harvard công bố hồi đầu năm nay đã phân tích các dữ liệu tương quan trong năng lực chiến lược của Ấn Độ và Trung Quốc.
Bản nghiên cứu lưu ý rằng lợi thế phi hạt nhân của Ấn Độ vẫn chưa được New Delhi nhìn nhận đúng mức, sau khi xem xét năng lực hạt nhân, lực lượng lục quân và không quân của cả hai phía. Đây là những lực lượng có thể được triển khai tại khu vực Đường kiểm soát Trung-Ấn (LAC).
Báo cáo Mỹ hé lộ: QĐ Ấn Độ nắm lợi thế then chốt khiến TQ chỉ gây hấn, không dám chiến tranh - Ảnh 1.

Tương quan lực lượng sẵn sàng tham chiến tại biên giới giữa Trung-Ấn khá chênh lệch. Ảnh minh họa (Nguồn: Financial Express).
"Chúng tôi nhận thấy rằng Ấn Độ có những lợi thế phi hạt nhân quan trọng nhưng chưa được nhìn nhận đúng mực.
Những điều này cho phép họ có lý do để cảm thấy tự tin hơn vào vị thế quân sự của mình trước Trung Quốc, thay vì những gì được công nhận trong các cuộc tranh luận nội bộ, đồng thời mang lại cho New Delhi cơ hội giữ vai trò lãnh đạo trong các nỗ lực quốc tế hướng tới sự minh bạch và kiềm chế hạt nhân
" – Bản nghiên cứu viết.
Bản báo cáo tiếp tục tập trung vào các năng lực phi hạt nhân của Trung Quốc và nhận định rằng, cái gọi là "gần ngang ngửa về số lượng" với lực lượng lục quân Ấn Độ thực chất "không chính xác".
Ngay cả trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Ấn Độ thì một bộ phận đáng kể trong lực lượng này của Trung Quốc sẽ không thể tham chiến, do họ còn phải lo đối phó với lực lượng nổi dậy ở Tân Cương và Tây Tạng, cũng như những mối đe dọa khác.
Báo cáo Mỹ hé lộ: QĐ Ấn Độ nắm lợi thế then chốt khiến TQ chỉ gây hấn, không dám chiến tranh - Ảnh 2.

Bản nghiên cứu cho rằng, Su-30MKI của Ấn Độ "vượt trội hơn tất cả" các chiến đấu cơ cùng thế hệ của Trung Quốc. (Nguồn ảnh: Foxtrotalpha)
Bên cạnh đó, phần đông lực lượng lục quân Trung Quốc bố trí cách xa biên giới Ấn Độ, trong khi phần lớn lực lượng Ấn Độ được triển khai ở tiền tuyến với một nhiệm vụ duy nhất là phòng thủ trước Trung Quốc.
Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF) cũng có sự chênh lệch quân số với Không quân Ấn Độ (IAF) tại khu vực biên giới. Theo bản báo cáo, riêng Bộ Tư lệnh không quân miền đông Ấn Độ đã có thể triển khai khoảng 101 máy bay chiến đấu để chống lại mình Trung Quốc.
So sánh tiêm kích thế hệ 4 giữa hai phía, bản nghiên cứu cho rằng tiêm kích J-10 của Trung Quốc về mặt kỹ thuật có thể so sánh với chiến đấu cơ Mirage-2000 của Ấn Độ. Nhưng Su-30MKI của Ấn Độ "vượt trội hơn tất cả" các chiến đấu cơ cùng thế hệ của Trung Quốc, trong đó có cả mẫu J-11 và các phiên bản Su-27.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Lực lượng đặc nhiệm của Washington

Trang Thuần | 18/06/2020 10:04 AM



1






Lực lượng đặc nhiệm của Washington




Sẵn sàng bảo vệ thủ đô Mỹ: Tiểu đoàn không vận 106 làm lễ chuẩn bị lên đường tới Washington DC vào ngày 12/3/2020.


Một lực lượng đặc nhiệm quân sự ít được biết đến với nhiệm vụ sơ tán Washington đã được kích hoạt trong tình hình phức tạp hiện nay.





Đó là lực lượng đặc nhiệm chịu trách nhiệm bảo vệ thủ đô Washington của nước Mỹ trước những kẻ tấn công – ở nước ngoài hay trong nước - và nếu cần, di chuyển Nhà Trắng và các văn phòng chính phủ quan trọng khác đến những vị trí thay thế.
Trong tình huống bạo động xảy ra khắp nơi hiện nay của nước Mỹ, lực lượng này đã được nhắc đến...
Kích hoạt lực lượng đặc nhiệm bảo vệ thủ đô
Được kích hoạt vào ngày 16/3/2020, Lực lượng đặc nhiệm Vùng Thủ đô Quốc gia (JTF-NCR) được ủy quyền bảo vệ Washington trên đất liền, trên không, và thậm chí trên bờ sông.
JTF-NCR chịu trách nhiệm cho những gì quân đội gọi là “bảo vệ quê hương”: phải làm gì khi đối mặt với một cuộc tấn công vũ trang vào Mỹ, mọi thứ từ bảo vệ bầu trời của Washington đến chuẩn bị cho tình trạng bất ổn dân sự có thể xảy ra nếu một vũ khí hạt nhân được kích nổ ở thủ đô.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của JTF-NCR là tạo điều kiện cho hoạt động liên tục của chính phủ - đặc biệt là sơ tán khỏi thành phố và di chuyển các nhà lãnh đạo dân sự và quân sự đến các địa điểm bí mật.
Vệ binh Quốc gia vẫn nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các thống đốc bang, trong khi quân đội liên bang hỗ trợ các cơ quan dân sự như Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA).
JTF-NCR không chỉ hoạt động, báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Quốc phòng cho một số nhiệm vụ của mình, mà một số đơn vị của họ phải cảnh giác 24/7, đặc biệt sắp xếp lại các căn cứ quân sự để đảm bảo sự sẵn sàng chiến đấu.

Vào ngày 12/3/2020, các gia đình và bạn bè của họ đã tập trung tại một kho vũ khí của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Decatur bang Illinois để nói lời tạm biệt với lính canh và phụ nữ đang vận chuyển hành lý ra ngoài.
“Đây là lần đầu tiên tôi làm được điều gì đó lớn lao cho đất nước của mình”, Alycia Thomas, chuyên gia quân sự 29 tuổi, nói. Đại đội máy bay trực thăng Blackhawk của Tiểu đoàn không vận 106 đã đến Fort Belvoir, ở vùng ngoại ô phía bắc Virginia của Washington, DC. Ở đó, “một cái gì đó lớn lao” là nhiệm vụ đặc biệt hỗ trợ cho JTF-NCR.
Lực lượng đặc nhiệm của Washington - Ảnh 1.

Thiếu tướng quân đội Mỹ, ông Omar J. Jones.

Không giống như các Vệ binh khác được kích hoạt theo lệnh “Tiêu đề 32”, nằm dưới sự kiểm soát của người cầm quyền nhưng được chính phủ liên bang trả tiền, các binh sĩ của 106 được kích hoạt theo lệnh “Tiêu đề 10” - nghĩa vụ liên bang nghiêm ngặt như thể họ sẽ được chuyển đến Afghanistan hoặc Iraq.
Ngoại trừ trong trường hợp này, chiến trường là Washington, DC. Trên chiến trường đó, máy bay trực thăng của Tiểu đoàn không vận 106 sẽ được sử dụng để sơ tán tất cả mọi người từ các nhà lãnh đạo quân đội đến Nhà Trắng.
Adam Kowalski, đại úy Vệ binh bang Illinois, nói: “Chúng tôi là lực lượng phản ứng nhanh cho phép chúng tôi giúp huy động lực lượng trong khu vực Washington DC, sơ tán người dân hoặc bất cứ điều gì có thể. Chúng tôi giống như một chiếc taxi lớn mà đảm bảo mọi người đều đến nơi họ cần và bảo đảm cho chính phủ tiếp tục hoạt động”.
Kowalski và các sĩ quan đã nghiên cứu Kế hoạch sơ tán khẩn cấp chung (JEEP), kế hoạch quốc gia để di chuyển các quan chức của Bộ Quốc phòng đến các địa điểm khác bên ngoài khu vực Washington. JEEP không phải là kế hoạch duy nhất.
Nó cũng được bổ sung bởi Atlas, nơi chỉ định các thủ tục cho sự di chuyển các nhà lãnh đạo dân sự, được gọi là “Chính phủ Hiến pháp lâu dài”, đảm bảo sự tồn tại của cơ quan lập pháp và tư pháp.
Và trên JEEP và Atlas là các kế hoạch Octagon, Freejack và Zodiac được phân loại cao, đối phó với các tình huống khẩn cấp khác, và sự di chuyển của Nhà Trắng cũng như những người kế nhiệm tổng thống khác.
Sau khi được kích hoạt, JTF-NCR đặt tất cả các kế hoạch dưới sự chỉ huy của Omar J. Jones IV, Thiếu tướng Quân đội chỉ huy Quân khu Washington. Trong thời bình, đây là đơn vị quân đội được biết đến với chuyên môn về nghi lễ và tưởng niệm tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington.
Chiến dịch “Đại bàng cao quý”
Chiến trường của tướng Jones được định nghĩa trong luật pháp Mỹ là “Vùng thủ đô quốc gia” - bao gồm Quận Columbia; các hạt Hoàng tử Georges và Montgomery ở Maryland; Các hạt Arlington, Fairfax, Loudoun và Hoàng tử William ở Virginia; và tất cả các thành phố và thị trấn được bao gồm trong các ranh giới bên ngoài của khu vực đó.
Kế hoạch của Lầu Năm Góc cho hoạt động của Lực lượng đặc nhiệm chung (JTF) cho biết NCR (Vùng Thủ đô Quốc gia) có cả 3 chi nhánh của Chính phủ Liên bang, hơn 270 cơ quan và cơ quan liên bang, kho hàng của hơn 880 cơ sở thuộc sở hữu của chính phủ và cho thuê và gần 300.000 công nhân liên bang.
Lực lượng đặc nhiệm của Washington - Ảnh 2.

Logo JTF-CNR.

Công khai nhất, JTF-NCR hiện kiểm soát bầu trời Washington, DC. Chiến dịch này được gọi là “Falcon Virgo” (tạm dịch: “Đại bàng cao quý”) và là hoạt động dài nhất kể từ ngày 9/11/2001, giữ cho các máy bay chiến đấu trong phạm vi không phận Washington luôn trong tình thế sẵn sàng cất cánh trong vài phút.
Để thực hành nhiệm vụ an toàn, chưa đầy một tuần sau khi Tiểu đoàn 106 tập trung, cuộc tập trận Falcon Virgo bắt đầu trên bầu trời El Paso, Texas.
Trong 5 ngày tiếp theo, các máy bay Cessna nhỏ của Đội tuần tra phòng không dân sự (CAP), một đội tình nguyện của Không quân, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kỹ năng đánh chặn của các lực lượng phòng không được giao cho một đơn vị đặc biệt khác thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mississippi.
Máy bay CAP 1 động cơ thực hiện các cuộc tấn công khủng bố giả để xâm nhập không phận bị hạn chế. Trong suốt cuộc tập trận, nhóm chuyên viên vận hành hệ thống radar lỗi thời đã phát hiện ra các máy bay và chuyển tin nhắn đến quân đội Mississippi – lực lượng được trang bị tên lửa đất đối không có khả năng bắn hạ chúng.
Người ta cho rằng chiến dịch Falcon Virgo đang chuẩn bị Lực lượng bảo vệ Mississippi “cho việc triển khai sắp tới tại thủ đô của quốc gia”. Một cuộc tập trận Falcon Virgo thứ hai đã diễn ra trước đó một tuần ở Washington DC.
Vào ngày 11/3/2020, Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) tuyên bố các máy bay trực thăng của Lực lượng Tuần duyên Mỹ (USCG) và CAP sẽ hoạt động trên bầu trời thủ đô quốc gia.
Bộ chỉ huy cho biết NORAD “thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận với nhiều tình huống khác nhau, bao gồm vi phạm hạn chế không phận, không tặc và phản ứng với máy bay không xác định”.
Một chiến dịch Falcon Virgo khác cũng diễn ra trên bầu trời Washington DC vào ngày 7-4/2020. Lực lượng phòng không của thủ đô được chỉ đạo từ một lô cốt hai tầng rộng 22.000 mét vuông có tên là Trung tâm điều hành phòng không chung (JADOC) tại căn cứ không quân Bolling phía tây nam Washington. JADOC được xây dựng để giám sát hoạt động 24/7 bảo đảm an ninh bầu trời thủ đô kể từ ngày 9/11.
Các máy bay đánh chặn và các đơn vị tên lửa đất đối không Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mississippi luôn cảnh giác và sẵn sàng ngăn chặn bất kỳ kẻ xâm nhập nào. Hiện thời, JADOC có thêm một chức năng - hoạt động như trụ sở an toàn và trung tâm chỉ huy cho JTF-NCR.
Những đội phản ứng đặc biệt bảo vệ đầu não
Để thực hiện nhiều nhiệm vụ, Tướng Jones có lực lượng hơn 10.000 người. Họ đang làm mọi thứ: từ quan sát không phận Washington, đến xử lý bom khẩn cấp, sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ thực thi pháp luật nếu có một thảm họa lớn hơn và cần phải có sự can thiệp của quân đội.
Đơn vị lớn nhất của ông là Trung đoàn Bộ binh 3, còn được gọi là “Người bảo vệ cũ”, thường cung cấp vệ binh cho Đài Tưởng niệm Liệt sĩ Vô danh và tiến hành các sự kiện công khai nhất của Quân đội.
Lực lượng đặc nhiệm của Washington - Ảnh 3.

Các lực lượng Vệ binh Quốc gia được triển khai khắp nước Mỹ.

Với việc kích hoạt JTF-NCR, Trung đoàn được giao trách nhiệm “tiến hành các hoạt động hỗ trợ dân sự và bảo vệ dân sự để bảo vệ Vùng thủ đô quốc gia”. Ngoài Trung đoàn 3, Tướng Jones có thể huy động hàng tá đơn vị chuyên môn, tất cả được phân bổ cho các nhiệm vụ tại khu vực thủ đô theo lệnh điều động từ JTF-NCR.
Ví dụ như thứ nhất là Lực lượng ứng phó sự cố sinh-hóa học của Lính thủy đánh bộ (CBIRF), một đơn vị chuyên trách có thể cung cấp “hỗ trợ nhanh chóng và mạnh mẽ” cho Nhà Trắng, Cảnh sát Quốc hội Mỹ và Sở Mật vụ trong trường hợp xảy ra các vụ nổ liên quan đến Hóa chất, Sinh học, X-quang, Hạt nhân.
Thứ 2, Đội phản ứng đặc biệt của quân đội (SRT), một nhóm siêu SWAT bao gồm các thành viên từ Đội cảnh sát quân sự số 288 và Đội cảnh sát quân sự 947, bộ binh của Trung đoàn bộ binh 3; các viên chức từ Tổng cục Dịch vụ Khẩn cấp cấp cơ sở, và các Sở Cảnh sát Tiểu bang DC, Maryland và Virginia. Thứ 3, Lữ đoàn Hàng không Quân đội (AAB), bao gồm Tiểu đoàn 12 Hàng không, biệt đội vận tải hàng không ưu tiên của Quân đội; và Tiểu đoàn Hàng không 106 Vệ binh Quốc gia Illinois.
Các đơn vị sơ tán trực thăng khác bao gồm HMX-1, một đơn vị Lính thủy đánh bộ cung cấp trực thăng “Marine One” cho Tổng thống, và Phi đội trực thăng số 1, một đơn vị Không quân tại căn cứ không quân Andrew cũng được điều động thực hiện nhiệm vụ cụ thể của Washington.
Lực lượng đặc nhiệm của Washington - Ảnh 4.

Được kích hoạt vào ngày 16/3/2020, JTF-NCR được ủy quyền bảo vệ Washington trên đất liền, trên không, và thậm chí trên bờ sông.

Thứ 4, một đơn vị “cứu hộ kỹ thuật” chuyên biệt gọi là “Đội kỹ sư cứu hộ kỹ thuật 911” (trước đây là “Đội kỹ sư MDW”, là đội cứu hộ kỹ thuật duy nhất trong Bộ Quốc phòng Mỹ) tiến hành tìm kiếm cứu nạn đô thị; thậm chí đào sâu vào đống đổ nát của Nhà Trắng (nếu nó bị tấn công).
Để tăng cường khả năng đáp ứng ngay lập tức của Đội phản ứng đặc biệt, JTF-NCR có hơn 1.000 cảnh sát quân sự và nhân viên thực thi pháp luật dân sự dưới quyền, bao gồm cả Cơ quan bảo vệ lực lượng Lầu Năm Góc (PFPA - phần lớn dân sự).
Trong thời bình, vai trò của các tổ chức cảnh sát quân sự khác nhau này là bảo vệ Lầu Năm Góc, các pháo đài và căn cứ khác nhau rải rác quanh khu vực thủ đô cũng như cung cấp chi tiết bảo vệ của vệ sĩ cho các quan chức quốc phòng.
Tuy nhiên, theo lệnh thời chiến, họ cũng được giao nhiệm vụ thực hiện “mệnh lệnh liên tục” của chính phủ. Điều quan trọng nhất là cảnh sát quân sự sẽ hộ tống hơn 100 máy bay trực thăng, xe tải và ôtô Limousine được dùng để sơ tán những người sống sót.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Ấn Độ mua hơn 30 chiến đấu cơ giữa tình hình nóng
(Vũ khí) - Để tăng cường sức khả năng tấn công đường không, Không quân Ấn Độ (IAF) vừa công bố quyết định mua 33 chiến đấu cơ Su và MiG.

Thông tin về gói mua sắm được hãng tin ANI của Ấn Độ cho cho biết hôm 19/6, lực lượng IAF vừa trình đề xuất mua 21 chiếc MiG-29 và 12 chiếc Su-30MKI của Nga lên Bộ Quốc phòng Ấn Độ để phê duyệt.
"IAF xúc tiến kế hoạch mua các máy bay kể trên lâu nay, song hiện họ đẩy nhanh tiến trình này và các đề xuất mua chiến đấu cơ dự kiến trị giá hơn 800 triệu USD sẽ được trình Bộ Quốc phòng phê duyệt lần cuối vào tuần tới tại một cuộc họp cấp cao", hãng ANI cho biết.
An Do mua hon 30 chien dau co giua tinh hinh nong
Tiêm kích Su-30MKI.
Ấn Độ và Nga đàm phán mua các chiến đấu cơ MiG-29 và Su-30MKI từ năm 2019, ngay sau chuyến thăm Moscow của một nhóm quan chức thuộc Không quân Ấn Độ nhằm kiểm tra các chiếc tiêm kích MiG-29.
Việc Không quân Ấn Độ quyết định mua 33 chiến đấu cơ mới được đưa ra khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ leo thang sau khi xảy ra vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai bên ở thung lũng Galwan tại vùng Ladakh trong khu vực tranh chấp Kashmir tối 15/6, làm 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng và hàng chục binh sĩ Trung Quốc thương vong.
Theo ANI, một khi kế hoạch mua sắm được Bộ Quốc phòng Ấn Độ chấp thuận, Không quân nước này sẽ được tăng cường sức mạnh rất lớn bởi những chiếc Su-30MKI nằm trong kế hoạch mua mới đã được nâng cấp lên chuẩn Super 30 với sức mạnh tăng lên đáng kể so với những chiếc Su-30MKI hiện có.
Sự khác biệt lớn của phiên bản Super 30 bao gồm thay thế radar mảng pha quét thụ động (PESA) N001M BARS thế hệ cũ bằng loại quét chủ động (AESA) được phát triển dựa trên radar Zhuk-AE tích hợp trên MiG-35.
Radar mới của Super 30 sẽ có khả năng theo dõi đồng thời 30 mục tiêu, dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt 6 mục tiêu cùng lúc, như vậy là vượt trội so với con số 15 mục tiêu theo dõi và tấn công cùng lúc 4 mục tiêu của N001M.
Bên cạnh đó, những chiếc Su-30MKI phiên bản mới còn được tích hợp động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) AL-41F1S tương tự như loại lắp đặt trên tiêm kích Su-35 thay cho dòng AL-31FP (2D TVC hiện tại).
Động cơ mới kết hợp cùng cánh mũi dự kiến mang lại khả năng cơ động cho Super 30 được đánh giá còn tốt hơn cả Su-35SK hiện nay của Không quân Trung Quốc. Ngoài ra lực đẩy của nó cũng lớn hơn 18% so với AL-31FP.
Khung thân của chiếc Super 30 cũng được gia cường để chịu được trọng lượng của tên lửa hành trình siêu âm BrahMos-A, giúp nó trở thành một sát thủ vô cùng lợi hại trong cả tác chiến không đối không lẫn không đối hải.
Cuối cùng, chiếc Super 30 sẽ có một lớp sơn hấp thụ sóng radar đặc biệt, đi kèm buồng lái cùng với hệ thống điện tử hàng không có nhiều nét tương đồng với tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57.
Điều đặc biệt, cùng với quyết định mua Su-30MKI phiên bản mới, tất cả những chiếc Su-30 hiện có cũng được Ấn Đội nâng cấp để đạt chuẩn Super 30. Như vậy, cán cân lực lượng trên không nghiêng về với Ấn Độ.
Bởi ngoài sở hữu một số tính năng nhỉnh hơn Su-35SK thì số lượng Super 30 của IAF sẽ gấp gần 7 lần Su-35SK trong biên chế PLAAF. Nếu tính cả số Su-30MKI mua mới, Không quân Ấn Độ sở hữu gần 300 chiếc Su-30.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa AGM-88E bất lực trước S-400 kể cả được nâng cấp?
(Vũ khí) - Mỹ đã phát triển tên lửa chống bức xạ diệt radar tăng tầm AGM-88E (AARGM) nhằm mục đích đánh bại tất cả các hệ thống phòng không Nga như S-400 và S-500.

Tại Mỹ, các bài thử nghiệm phiên bản hiện đại hóa của tên lửa chống radar AGM-88 HARM được công bố đã hoàn thành. Chúng ta đang nói về một vũ khí được thiết kế để vô hiệu hóa các hệ thống phòng không và phá hủy radar.
Phiên bản ban đầu của một tên lửa như vậy đã được Quân đội Hoa Kỳ thông qua vào năm 1983. Năm 2005, sự phát triển của phiên bản AGM-88E bắt đầu.
Tiếp đó, phiên bản cập nhật của tên lửa Mỹ mang mã định danh AGM-88G (bắt đầu hiện đại hóa là năm 2019) được báo cáo là có phạm vi gia tăng. Phiên bản ban đầu của tên lửa có tầm bắn khoảng150 km, trong khi con số này ở biến thể mới lên tới 230 km.

Ngoài việc phá hủy radar của kẻ thù, mục đích sử dụng của AGM-88G (AARGM) là phá vỡ liên lạc giữa các hệ thống phòng không khác nhau. Phiên bản này nhận được động cơ mới có công suất tăng so với người tiền nhiệm, trong khi mức tiêu thụ nhiên liệu giảm ít nhất 9%.
Ông Gordon Turner, Phó chủ tịch Northrop Grumman cho biết: "Những thử nghiệm này rất quan trọng để tiến hành phân tích về dự án và xác minh tính hiệu quả của tên lửa được nâng cấp. Động cơ và đầu đạn mới sẽ cung cấp các khả năng nâng cao để phát hiện và phá hủy những hệ thống phòng không tầm xa của đối phương".
Ten lua AGM-88E bat luc truoc S-400 ke ca duoc nang cap?
Mỹ tuyên bố phiên bản nâng cấp của tên lửa chống radar AGM-88 HARM có năng lực tác chiến vượt trội
AGM-88G chính xác như một công cụ để chống lại các hệ thống phòng không tầm xa thay cho các thế hệ tên lửa lâu đời đang được sử dụng. Ngoài ra cần lưu ý rằng AARGM cũng có thể được sử dụng như một phương tiện để chế áp các hệ thống tác chiến điện tử.
Công ty Mỹ báo cáo rằng phiên bản cập nhật của AGM-88 HARM sẽ được sử dụng trên tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet, EA-18G Growler, cũng như cho tất cả các phiên bản của máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm.
Các tài liệu xuất hiện tại Mỹ chỉ ra rằng tên lửa AGM-88G là "một lựa chọn khả thi để chống lại hệ thống phòng không S-400". Nhưng nếu chúng ta so sánh tầm bắn của AGM-88 HARM được hiện đại hóa với tầm bắn của tên lửa 40N6 mà S-400 được trang bị thì tên lửa Nga có lợi thế trong tầm bắn hơn 150 km.

Điều này có nghĩa là để đánh bại hệ thống phòng không Nga, một máy bay Mỹ sẽ phải vào khu vực nguy hiểm. Rõ ràng điều này cho thấy việc hiện đại hóa AGM-88 HARM là chưa đủ để đối phó với S-400, vì máy bay mang nó sẽ bị bắn hạ trong trường hợp phía phòng thủ cảm thấy bị đe dọa, thậm chí trước khi nó có thể phóng tên lửa.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Trực thăng siêu tốc mới của Mỹ thua xa Ka-50 Black Shark
(Vũ khí) - Máy bay lên thẳng siêu tốc SB>1 Defiant của Mỹ mặc dù mới ra đời nhưng đã thất bại trong việc phá vỡ kỷ lục tốc độ của chiếc Ka-50 Black Shark.

Truyền thông Mỹ mới đây tự hào cho biết, máy bay trực thăng siêu tốc thế hệ mới của nước này - chiếc Sikorsky/Boeing SB>1 Defiant mặc dù trong thời điểm hiện tại chỉ là một nguyên mẫu thử nghiệm, nhưng nó đã có thể phát triển tốc độ lên tới mức kỷ lục.
Mặc dù vậy sự hân hoan của người Mỹ không kéo dài lâu, khi báo chí Nga cho rằng mặc dù các công nghệ hiện đại nhất đã được ứng dụng, tuy nhiên SB>1 Defiant vẫn không thể vượt qua sản phẩm lâu đời ra đời cách đây hàng chục năm dưới thời Liên Xô, cụ thể là chiếc Ka-50 Black Shark.

Truc thang sieu toc moi cua My thua xa Ka-50 Black Shark
Trực thăng siêu tốc SB>1 Defiant đang được Mỹ tiến hành thử nghiệm
Căn cứ những thông tin đã được đăng tải cho thấy tiến trình thử nghiệm đối với phương tiện tác chiến mới nhất của Mỹ đang diễn ra và thu về kết quả tích cực, chiếc máy bay trực thăng này đã cố gắng tăng tốc lên tới 380 km/h và thành công, đây là thông số rất ấn tượng.
Tuy nhiên tốc độ kỷ lục của máy bay trực thăng tấn công Ka-50 Black Shark của Nga, được chế tạo vào những năm 80 của thế kỷ trước cũng theo sơ đồ rotot đồng trục nhưng chưa cần thêm cánh quạt đẩy ở đuôi đã đạt tới con số 390 km/h, tức là cao hơn máy bay Mỹ tới 10 km/h.
Truc thang sieu toc moi cua My thua xa Ka-50 Black Shark
Trực thăng Ka-50 Black Shark ra đời từ thời Liên Xô có tốc độ lớn hơn cả chiếc SB>1 Defiant tân tiến
Bên cạnh thông tin trên, các chuyên gia còn lưu ý đến thực tế là mẫu trực thăng thử nghiệm Sikorsky/Boeing SB>1 Defiant của Mỹ còn thiếu một số yếu tố cụ thể, điều này cho thấy tốc độ thực tế của nó có thể thấp hơn 20 - 30% so với khi thử nghiệm trong điều kiện lý tưởng.
Để dẫn chứng thêm, báo chí Nga nhắc tới trường hợp chiếc Ka-52 Alligator - phiên bản tác chiến hoàn thiện của Ka-50 Black Shark, tốc độ thực tế của nó đã giảm xuống mức tới hạn 350 km/h cho phù hợp với điều kiện hoạt động trên chiến trường.

Vấn đề cuối cùng cần đề cập đó là thời gian thực sự bắt đầu sản xuất hàng loạt máy bay trực thăng siêu tốc Sikorsky/Boeing SB>1 Defiant vẫn chưa được công bố, tuy nhiên ước tính quá trình trên có thể xảy ra vào năm 2025, ưu thế của phương tiện trên được cho là nằm ở độ tin cậy cao và chi phí vận hành tương đối tiết kiệm.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Hộp Einstein giúp F-22 liên lạc với tiêm kích thế hệ 5
(Vũ khí) - Không quân Mỹ hiện đang có kế hoạch nâng cấp một loạt máy bay như F-22 , U-2…

Gói nâng cấp để có thể liên lạc một cách bí mật với các máy bay khác, kể cả chiến đấu cơ thế hệ 5.
Tờ Nước Mỹ hùng mạnh (WTC) số trung tuần tháng 6-2020 cập nhật nguồn tin quân sự cho hay, Không quân Mỹ (USAF) hiện đang có kế hoạch nâng cấp một loạt máy bay thế hệ cũ, sử dụng 'Hộp Einstein' để giúp chia sẻ thông tin quan trọng được các máy bay thế hệ mới thu thập được, khắc phục nhược điểm của các thiết bị chiến thuật truyền thống như hệ thống mà F-35 Lightning II đã gặp phải.
Điều đó đồng nghĩa, các thiết bị mới này sẽ trở thành rào cản đối với đối phương trong các cuộc chiến tương lai.
Hop Einstein giup F-22 lien lac voi tiem kich the he 5
Nhờ hộp EB các loại máy bay trong tương lai có thể “nói chuyện bí mật” được với nhau
Để bắt tay vào dự án tham vọng nói trên, tại triển lãm AirSpaceCyber 2017 được tổ chức tại National Harbor, Maryland, 'gã khổng lồ' Lockheed Martin đã đưa ra trình diễn một hệ thống được xem là bất khả chiến bại, giúp các máy bay thế hệ cũ lập kế hoạch và hoàn thành nó một cách tối ưu nhất.
Theo Lockheed Martin, tình trạng tích hợp các thành phần trên đất liền, trên biển, không gian và không gian mạng của quân đội được ví như một loạt các bếp lò.

Về bản chất, một JDAM (Bom tấn công trực diện phối hợp) do F-35 thả ra có thể đã bắn trúng một tổ hợp tên lửa SA-20 nhưng nó đã bị bắn do tấn công mạng và trang web sau đó lại bị trúng tên lửa hành trình Tomahawk, mặc dù tên lửa vô dụng nếu không có phương tiện kiểm soát (command vehicle).
Đôi khi, trong thực tế chiến đấu, người ta lại gặp phải tình huống “treo ngoe” có sẵn mục tiêu hoặc khi thiếu đạn. Để giải quyết tình thế này người ta có thể sử dụng kiến trúc hệ thống mở để tạo ra hệ thống lệnh và kiểm soát đa chiều.
Một trong những hệ thống có thể giải quyết được tình thế này, đó chính là Hộp Einstein (Einstein Box), gọi ngắn EB, nó đã được thử nghiệm trong cuộc tập trận North Edge hồi đầu năm nay.
Về bản chất, nó giúp kết nối các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mà không ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của F-22 và F-35.
Trong cuộc tập trận, EB đã mang lại sự thành công ban đầu cho dự án Skunk Works của Lockheed Martin, thông qua việc nâng cấp lắp hộp EB cho máy bay trinh sát đời cổ U-2 (U-2 Dragon Lady).
Việc tích hợp các hệ thống khác nhau, từ F-22 Raptor cho các tàu khu trục và tàu tuần dương bằng hệ Aegis hay hệ thống điều khiển cho tên lửa hành trình Tomahawk chiến thuật đến Hệ thống hồng ngoại không gian (SBIS) khiến đối phương lúng túng, giúp Mỹ và đồng minh có thể chia sẻ thông tin hữu ích.
Từ đó, quân đội Mỹ có thể nhanh chóng ghép nối các nền tảng với các mục tiêu, tấn công được nhiều và chính xác các mục tiêu tại hiện trường.
EMC2 (Enterprise Mission Computer 2) hay Máy tính nhiệm vụ 2 thường được biết tới với tên gọi ‘Hộp Einstein' hay EB được thiết kế theo tiêu chuẩn hệ thống nhiệm vụ mở của USAF, có khả năng hoạt động hiệu quả trong môi trường đối kháng điện tử mạnh.
Đồng thời, cho phép máy bay kết nối với các mạng lưới liên lạc quân sự trên bộ, trên biển, trên không gian mạng, trên không và vũ trụ. Màn hình buồng lái hiện đại sẽ mở rộng phạm vi hiển thị dữ liệu và đơn giản hóa các quy trình vận hành thử nghiệm.
Ngoài ra, với EMC2 có thể giúp phi công F-35 phát hiện ra phát xạ của radar và các cảnh báo khác (như lực lượng hoạt động đặc biệt trên mặt đất hoặc vệ tinh) một cách nhanh hơn, sớm tránh xa vào bẫy đối phương, hoặc được thông báo các nguồn tin khác hữu ích giúp cho việc hợp tác tác chiến trở nên hiệu quả, cứu được mạng sống cho nhiều binh lính hơn.
Theo tờ Scientificamerican (SAC) của Mỹ ra ngày 10-6t, mở đầu cho dự án trang bị EB cho máy bay, là dự án nâng cấp U-2 (U-2 Dragon Lady hay Quý Bà Rồng U-2).
Đây là loại máy bay trinh sát tầm cao, từng được USAF sử dụng năm 1956, biểu tượng của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hiện USAF có khoảng 30 chiếc U-2 đang tại ngũ, độ tuổi trung bình khoảng 40.
Gần đây do tồn tại những nhược điểm trên nên U-2 được thay dần bằng máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk. Tuy nhiên, Global Hawk vẫn không thỏa mãn các tiêu chí trinh sát nên Mỹ quay lại nâng cấp U-2 vì nhiều lý do thực dụng.
Để khắc phục nhược điểm của U-2 lẫn Global Hawk, USAF đã tìm kiếm các đại gia trong ngành hàng không để nâng cấp U-2. Đầu năm 2020, Collins Aerospace (công ty con của Raytheon Technologies) và Lockheed Martin đã hợp tác thực thi dự án này, nâng cấp hệ thống trinh sát quang điện của U-2 để cải thiện tính năng quang học và khả năng theo dõi tầm xa của máy bay này.

Ngoài ra, Lockheed Martin còn được trao thêm phần việc nâng cấp U-2 trị giá 50 triệu USD, gồm ba gói công việc: thay thế hệ thống điện tử hàng không mới, cài đặt máy tính nhiệm vụ mới và lắp đặt màn hình buồng lái hiện đại.
Buồng lái của U-2 sẽ được kính hóa theo chuẩn kỹ thuật số với các màn hình hiển thị thông tin toàn cảnh. Tương lai, công nghệ này sẽ được tích hợp trực tiếp vào hệ thống điều khiển của máy bay.
Theo một số nguồn tin, máy bay U-2 sau khi nâng cấp có thể được sử dụng như một thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Với hệ máy tính điều hành EMC2 hay hộp EB, cho phép U-2 kết nối với các mạng lưới liên lạc quân sự trên bộ, trên biển, trên không, trên không và vũ trụ. Màn hình buồng lái hiện đại sẽ mở rộng phạm vi hiển thị dữ liệu và đơn giản hóa các quy trình vận hành thử nghiệm.
Theo dự báo, sau khi nâng cấp, máy bay U-2 sẽ trở thành một trung tâm phân phối tình báo tầm cao, chia sẻ thông tin tình báo thu được tới nhiều hệ thống chiến đấu và chỉ huy khác theo thời gian thực.
“Trong tương lai, máy bay U-2 sẽ trở thành một điểm nhấn quan trọng trong hệ thống quản lý chiến đấu tiên tiến của USAF. Có thể phối hợp sử dụng với các máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5 cũng như tích hợp toàn bộ thống chiến đấu trên không, trên biển, trên đất liền một cách thống nhất bí mật”, Irene Helly, người đứng đầu chương trình nâng cấp máy bay U-2 của Lockheed Martin tiết lộ cùng báo giới.
Cụ thể hơn, một khi F-35 đã phát hiện một tên lửa tầm xa thông qua các cảm biến, rồi thông qua U-2 để chia sẻ thông tin tới lực lượng phòng không mặt đất, giúp lực lượng này đưa ra quyết định phòng thủ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ ám ảnh bị Nga đánh bại trên vũ trụ
(Bình luận quân sự) - Động thái của Mỹ mang tính khiêu khích và có thể buộc Nga phải sử dụng sức mạnh, bắn hạ các mục tiêu của Mỹ trên vũ trụ.

Lời cảnh báo rắn từ phía Nga
Truyền thông Nga mới đây dẫn lời chuyên gia Alexei Leonkov của nước này cáo buộc các hành động của Mỹ trên vũ trụ mang tính khiêu khích và buộc Nga phải sử dụng tới sức mạnh. Theo chuyên gia này, Nga có thể phải bắn hạ các mục tiêu trên vũ trụ của Mỹ nếu các vũ khí của Mỹ đe dọa tới các vệ tinh của Nga.
Trong khi đó, Phó tổng giám đốc Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga (Roskosmos) Sergei Savelyev cho rằng ý đồ của Mỹ trong việc quân sự hóa vũ trụ có thể hủy hoại mối quan hệ chặt chẽ với Nga trong lĩnh vực này.
Theo ông, Nga rất cảnh giác trước tuyên bố của Lầu Năm Góc rằng Nga đang chuẩn bị đưa vũ khí lên vũ trụ để chống lại Mỹ.
My am anh bi Nga danh bai tren vu tru
Chuyên gia Nga Alexei Leonkov
Bên cạnh đó, ông Savelyev cũng tuyên bố Moscow sẵn sàng tăng cường hợp tác với Washington về nhiều vấn đề chứ không chỉ giới hạn trong việc bán động cơ tên lửa hoặc đưa các nhà du hành vũ trụ lên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS).
Về phần mình, chuyên gia Leonkov lưu ý, Mỹ sẽ có từ 12.000 đến 30.000 “vật thể vũ trụ” trong thời gian tới. Số lượng lớn như vậy cùng với rác vũ trụ sẽ cản trở các quốc gia khác đưa vệ tinh của mình lên quỹ đạo.

Chuyên gia Leonkov nhấn mạnh rằng, Bản tóm tắt Chiến lược Phòng thủ Không gian do Lầu Năm Góc công bố mới đây tuyên bố Mỹ sẽ bố trí vũ khí đánh chặn trên vũ trụ, có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo và vũ khí siêu thanh trong vũ trụ cũng như thực hiện đòn tấn công từ vũ trụ.
Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đề cập khả năng triển khai vũ khí tác chiến điện tử trên vũ trụ. Ông Leonkov cho rằng loại vũ khí này của Mỹ có thể phá hủy hoặc gây hại cho các mục tiêu khác trong vũ trụ và dẫn tới sự thống trị của Mỹ trên không gian.
Do đó, chuyên gia Nga khẳng định động thái của Mỹ mang tính khiêu khích. Ông tin rằng trong trường hợp các vũ khí không gian của Mỹ gây hại cho các vệ tinh liên lạc quân sự của Nga, Nga sẽ buộc phải sử dụng sức mạnh và bắn hạ các mục tiêu của Mỹ trên vũ trụ. Nga sẽ coi việc gây hại đối với vệ tinh có mục đích quốc phòng của nước này là hành động xâm lược.
My am anh bi Nga danh bai tren vu tru
Mỹ từng công khai chương trình bố trí vũ khí trên vũ trụ có tên gọi "Cây gậy của Chúa"
Ông Leonkov cho rằng động thái của Mỹ sẽ dẫn tới phản ứng đáp trả và trên vũ trụ sẽ xuất hiện loại vũ khí có khả năng vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ của Mỹ.
Mặc dù đề cập khả năng tiêu diệt các mục tiêu của Mỹ trên vũ trụ, chuyên gia Leonkov cho rằng điều này sẽ không dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang vì Nga và Trung Quốc có các nguyên tắc hoàn toàn khác biệt so với Mỹ trong xây dựng học thuyết quân sự. Ví dụ, học thuyết quân sự của Nga dựa trên nguyên tắc phòng thủ, trong khi học thuyết của Mỹ nhắm tới việc thống trị bằng sức mạnh.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga ngày 19/6 tuyên bố chiến lược vũ trụ mới được Mỹ công bố là "hung hăng", đồng thời cáo buộc Washington coi vũ trụ là nơi phát động chiến tranh. Tuyên bố nêu rõ: “Văn kiện này xác nhận xu hướng hung hăng của Washington trong vũ trụ. Vũ trụ được Mỹ xem là chiến trường".
Tuyên bố của Nga gọi đây là một cách tiếp cận "phá hoại", "kích động một cuộc chạy đua vũ trang trong vũ trụ. Nga giữ quan điểm phản đối toàn diện, ưu tiên sử dụng và nghiên cứu vũ trụ chỉ phục vụ các mục đích hòa bình".
Nỗi sợ bị Nga đánh bại
Ngày 17/6, Chính phủ Mỹ tuyên bố củng cố các năng lực phòng thủ không gian vũ trụ và tăng cường hợp tác với Nhật Bản cũng như với các đồng minh khác trong một chiến lược nhằm giải quyết các mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga đối với hoạt động không gian của Mỹ.
Bản tóm tắt Chiến lược Phòng thủ Không gian do Lầu Năm Góc công bố và các nguyên tắc chỉ đạo liên quan tới "hoàn thiện các điều kiện mục tiêu không gian vũ trụ" trong thập kỷ tới nêu rõ: "Trung Quốc và Nga đều đã trang bị không gian như một phương tiện nhằm làm giảm tầm ảnh hưởng về quân sự của Mỹ và đồng minh, đồng thời thách thức quyền tự do hoạt động trong không gian vũ trụ của chúng ta".
My am anh bi Nga danh bai tren vu tru
Tổng thống Donald Trump công bố thành lập Lực lượng Không gian vũ trụ Mỹ hồi tháng 12/2019
Trong khi lưu ý rằng Trung Quốc và Nga, vốn đang phát triển năng lực gây nhiễu và tên lửa chống vệ tinh dưới mặt đất, đang đặt ra "các mối đe dọa cấp bách và nghiêm trọng" nhất với Mỹ, bản báo cáo cũng cảnh báo mối đe dọa gia tăng từ Triều Tiên và Iran.
Để đối mặt với những thách thức này, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tạo ra một lợi thế quân sự toàn diện trong không gian vũ trụ thông qua việc cơ cấu lại các tổ chức, trong đó bao gồm thành lập Lực lượng Không gian vũ trụ Mỹ, vốn đi vào hoạt động hồi tháng 12/2019 như một đơn vị quân sự mới nhất của Mỹ.
Chiến lược của Lầu Năm Góc nhấn mạnh Mỹ sẽ nỗ lực duy trì ưu thế trong vũ trụ, đặc biệt là bảo vệ các vệ tinh trong hệ thống định vị toàn cầu (GPS) hỗ trợ quân đội, các dịch vụ khẩn cấp, hoạt động vận tải và thậm chí là các dịch vụ tài chính.

Ngoài ra, bản chiến lược cũng nêu bật tầm quan trọng của việc hợp tác với các đồng minh, đối tác và khu vực tư nhân. Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Kitay nhấn mạnh rằng Nhật Bản nằm trong số những quốc gia mà Mỹ hướng tới hợp tác sâu rộng.
Đánh giá về mối quan hệ Nga-Mỹ, trang National Interest (NI) của Mỹ hồi cuối năm ngoái đã bình luận, từ Bắc cực cho đến Afghanistan, nước Nga là mối đe dọa rõ ràng đối với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ. NI viết: “Trong mọi vấn đề, Nga lúc nào cũng muốn đánh bại Mỹ”. Theo tờ báo này, không gian hiện là lĩnh vực cạnh tranh quyết liệt giữa Mỹ và các đối thủ.
My am anh bi Nga danh bai tren vu tru
Các cường quốc cáo buộc lẫn nhau âm mưu độc chiếm không gian vũ trụ
NI khẳng định không gian là một lĩnh vực quan trọng đối với quân đội, cơ quan tình báo và nền kinh tế Mỹ. Quân đội Mỹ sử dụng các tài sản trên không gian cho các hoạt động liên lạc, chỉ huy và kiểm soát.

Cộng đồng tình báo Mỹ thu thập các tín hiệu và thông tin tình báo địa lý từ không gian. Còn nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào không gian cho các ứng dụng quan trọng trong hầu hết đời sống hàng ngày của người dân Mỹ như hệ thống GPS.
NI cáo buộc các đối thủ của Mỹ là Nga và Trung Quốc đã quân sự hóa và tranh chấp không gian đến nỗi Mỹ phải hành động để bảo vệ lợi ích và giảm thiểu mối đe dọa tiềm tàng trong lĩnh vực quan trọng này.
Tờ báo này cho rằng mối đe dọa từ Nga đối với lợi ích không gian của Mỹ là rất đa dạng.
Theo đó, quân đội và Cơ quan vũ trụ của Nga đang tích cực theo đuổi việc phát triển và triển khai các hệ thống vũ khí chống vệ tinh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thậm chí từng tuyên bố rằng các loại vũ khí không gian “có thể được thừa nhận hơn về mặt chính trị và quân sự”
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Phát hiện ra 'điểm yếu' của tên lửa siêu thanh Nga Zircon
Tên lửa mới “Zircon” sẽ tham gia các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước cùng tàu ngầm hạt nhân đa năng dự án “Yasen-M”

Xin giới thiệu tiếp một bài viết về vũ khí của chuyên gia quân sự, nguyên kỹ sư thiết kế tên lửa Nga Vladimir Tuchkov với tiêu đề và phụ đề trên. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 16/6/2020.

Phat hien ra 'diem yeu' cua ten lua sieu thanh Nga Zircon
Trên ảnh: phóng tên lửa có cánh (Ảnh: ảnh chụp màn hình. Bộ Quốc phòng Liên bang Nga/)

Tờ “Izvestia” vừa đưa tin là tàu ngầm hạt nhân đa năng dự án 885M “Yasen-M “sẽ được bàn giao cho Hạm đội Biển Bắc muộn hơn so với kế hoạch đã định. Tàu này sẽ được đưa đi thử nghiệm vào mùa thu năm nay.
Vì vậy, phải sang năm 2021 tàu mới hoàn toàn sẵn sàng để bàn giao. Tất nhiên, nếu như những thử nghiệm vào mùa thu này đều khẳng định được là tất cả các hệ thống của “Yasen-M” đều hoạt động tốt.
Đây vừa một tin vừa xấu lại vừa tốt.
Nói đây là một tin xấu- vì những lý do hoàn toàn có thể hiểu được. Chiếc tàu ngầm đầu tiên dự án này (885M) là K-560 “Severodvinsk” dòng “Yasen” thế hệ bốn được khởi công đóng từ năm 1993, hạ thủy năm 2010, bàn giao cho Hải quân Nga năm 2014.
Đối với khoảng thời gian “loạn lạc” trong ngành công nghiệp Nga (sau khi Liên Xô tan rã), thì chuyện này (thời gian đóng quá lâu) cũng có thể tạm coi là “gần như bình thường” được.
Năm 2009, khởi công đóng tiếp chiếc “Yasen” thứ hai mang tên "Kazan". Tuy nhiên, “Kazan” đã là một tàu ngầm được hiện đại hóa với những tính năng ưu việt hơn nhiều so với (“Severodvinsk”)- nhất là về khả năng tàng hình, vũ khí và độ nhạy của hệ thống thủy âm.
Đó chính là lý do tại sao lại có thêm chữ cái “M” vào sau tên dự án (“Yasen-M”). Tất cả đều tuyệt vời. Chỉ mỗi tội là là phải mất quá nhiều thời gian chờ đợi sự xuất hiện của chiếc tàu ngầm đa năng thứ hai đáp ứng được các yêu cầu hiện đại khi tiến hành chiến tranh dưới mặt nước này.
“Kazan” được hạ thủy năm 2017. Theo bản kế hoạch được duyệt, nhưng dĩ nhiên, đã được chỉnh đi chỉnh lại rất nhiều lần, thì nó sẽ phải sẵn sàng để bàn giao ngay trong năm nay.
Từ 5 năm trước, đã có dự kiến là đến trước năm 2023, Hải quân Nga sẽ có trong trang bị một (1) tàu ngầm “Yasen” và sáu (6) tàu ngầm “Yasen-M”. Thế mà giờ lại thêm một chiếc tàu bị chậm tiến độ nữa.
Còn gọi tin này là tin tốt là vì- chính nhờ sự chậm trễ này mà rất có thể khi được bàn giao cho Hải quân, tàu ngầm này đã được trang bị tên lửa chống hạm siêu thanh “Zircon”.
Nếu thế thì khả năng tác chiến của nó sẽ tăng rất đáng kể. Không phải tự nhiên mà 2 năm trước đây, một vị đô đốc người Anh có rụt rè tuyên bố rằng để bảo vệ hạm đội Anh, thì cần phải giữ khoảng cách giữa các tàu chiến Anh với với các phương tiên mang “Zircon” Nga sao cho khoảng cách đó phài lớn hơn cự ly bắn của tên lửa này. Nói ngắn gọn dễ hiểu là hãy tránh xa “Zircon”.
Những thay đổi (cải tiến) trong thiết kế của “Yasen-M” so với “Yasen” (thông thường) như sau. Nhờ sử dụng các hệ thống điện tử trên các nền tảng mới, cũng như tăng trình độ tự động hóa của tất cả các công đoạn, các kỹ sư Nga đã có thể giảm được rất đáng kể kích thước của tàu.
Chiều dài đã giảm tới 10 mét – chỉ 129 m thay vì 139 m. Hình dạng hình học cũng được cải thiện do mũi tàu nhọn hơn.
Và điều này cũng cho thấy rằng rằng “Yasen-M” đã sử dụng các thiết bị nhỏ gọn hơn – vì hệ thống thủy âm luôn nằm ở phần mũi tàu để tối ưu hóa hoạt động của ăng ten.
Trên tàu ngầm đã hiện đại hóa, số lượng các ống phóng lôi đã giảm từ 10 xuống còn 8. Nhưng bù lại, số lượng ống phóng thẳng đứng các tên lửa hành trình (có cánh) là “Oniks”, “Zircon” và “Kalibr” lại tăng từ 8 lên 10.
Có một thay đổi nữa, cực kỳ đáng kể. Nếu như trên tàu “Yasen” có sử dụng một số linh kiện- chi tiết và bộ phận máy do nước ngoài sản xuất (chủ yếu là các nước cộng hòa Liên Xô cũ), thì bây giờ- trên các tàu “Yasen-M”, tất tần tật đều là của Nga- từ ốc vít đến cái đinh tán cuối cùng.
Về việc thử nghiệm tàu ngầm “Kazan” sắp tới - Chuẩn đô đốc, Cựu chỉ huy tàu ngầm hạt nhân, Anh hùng Nga Vsevolod Khmyrov, một người rất am hiểu lĩnh vực thử nghiệm tàu ngầm có chia sẻ như sau: thử nghiệm cấp nhà nước một chiếc tàu ngầm mới, khi mà tất cả các trang thiết bị trên tàu phải được kiểm tra, là một nội dung công việc vô cùng phức tạp. Và vì vậy cực kỳ khó có thể dự đoán chính xác thời điểm có thể bàn giao nó (cho Hải quân).
Còn Chủ tịch Câu lạc bộ Thủy thủ Tàu ngầm thành phố St. Petersburg, Đại tá hải quân dự bị Igor Kurdin thì ông này cho biết thêm:
“Một trong những nộ dung quan trọng nhất (khi thử nghiệm tàu ngầm) là bắn đạn thật – tức phóng những tên lửa và ngư lôi dự định sẽ được trang bị cho tàu. Tàu ngầm cũng được cho lặn xuống độ sâu tối đa.
Hơn nữa, thời gian lặn sẽ kéo dài và cho tăng độ sâu dần dần – khi tàu ngầm lặn xuống một số độ sâu nhất định nào đó thì sẽ cho dừng lại ở độ sâu đó một thời gian để kiểm tra hoạt động của các trang thiết bị ở từng độ sâu cụ thể. Dứt khoát cũng phải kiểm tra khả năng nổi khẩn cấp của tàu ngầm”.
Phần quan trọng nhất của chương trình thử nghiệm cấp nhà nước tàu ngầm “Kazan” chính là phóng tên lửa chống hạm “Zircon”. Nói là tên lửa chống hạm nhưng thực ra “Zircon” cũng có thể tấn công vào các mục tiêu ven biển.
Vào tháng 1 năm nay, khinh hạm dự án 22350 mang tên “Đô đốc Gorshkov” đã phóng các tên lửa “Zircon” từ Biển Barents vào tận các mục tiêu trên đất liền tại một trong những trường bắn ở phía bắc dãy núi Ural.
Vâng, những thử nghiệm khác nhau kiểu tên lửa này đã được tiến hành trong hơn bốn năm này. Nếu ở giai đoạn đầu, các vụ phóng được thực hiện từ các phương tiện nổi chuyên dụng trên biển, thì từ giờ nó sẽ được phóng thử nghiệm từ chính những phương tiện sẽ mang kiểu tên lửa này.
Trước hết, tên lửa “Zircon” sẽ được trang bị cho tàu tuần dương hạt nhân hạng nặng mang tên lửa “Đô đốc Nakhimov”. Nhiều khả năng tàu “Piot Đại đế” cùng lớp với tàu “Đô đôc Nakhimov” dự án “Orlan’ vẫn sẽ chưa được trang bị “Zircon” vì những khó khăn liên quan đến vấn đề tài chính.
Và cũng sẽ chưa trang bị “Zircon” cho các khinh hạm dự án 22350. Và cả các tàu ngầm hạt nhân đa năng “Yasen” và “Yasen-M” nữa. Khi đã sản xuất được nhiều hơn “Zircon”, kiểu tên lửa siêu thanh này sẽ đưa vào trang bị cho các tàu mặt nước khác có lượng giãn nước nhỏ hơn, và cũng như các tàu ngầm các dự án khác nhau.
Việc lùi thời hạn thử nghiệm “Kazan” nên được hiểu là do tên lửa “Zircon” đã được hoàn thiện. Vì thế nên “Kazan” sẽ chờ để tiến hành các cuộc thử nghiệm chung cho cả tàu ngầm và tên lửa.
Cho đến nay, tất cả các tính năng của “Zircon” vẫn chưa được tiết lộ. Chỉ biết rằng tên lửa có thể tăng tốc tới 8 M. Cự ly bắn được cho là vào khoảng 500-600 km. Trọng lượng đầu tác chiến- 300-400 kg.
Một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga còn cho biết rằng tên lửa được dẫn đường tới mục tiêu bầng hệ thống điều khiển quán tính và đầu tự dẫn radar chủ động.
Phat hien ra 'diem yeu' cua ten lua sieu thanh Nga Zircon
Kiểu tên lửa do Tập đoàn khoa học- sản xuất (NPO) “ Mashinostroeniya” (“Chế tạo máy”) chế tạo này có thể tự tin chọc thủng cả các hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện có (Aegis và THAAD), lẫn các hệ thống phòng thủ chống tên lửa sẽ có trong tương lai.
Và nó hoàn toàn xứng đáng được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay”. Có nghĩa là mục tiêu cho các cuộc tấn công của “Zircon” sẽ là các tàu địch cỡ lớn - từ lớp khinh hạm đến các tàu sân bay. Cũng như các sở chỉ huy trên mặt đất của Hải quân các nước NATO.
Khả năng chắc chắn chọc thủng các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của “Zircon” được đảm bảo không chỉ bởi tốc độ khủng khiếp của nó khiến các thiết bị của các tổ hợp tên lửa phòng không không thể bám kịp, mà còn do nó có khả năng cơ động và liên tục thay đổi đường bay.
Và nếu như kiểu tên lửa hàng không Kh-32 với tốc độ ở giai đoạn cuối tới 4,6 M đã là một vấn đề nghiêm trọng đến mức mà hệ thống phòng thủ tên lửa “Aegis” Mỹ chỉ có thể đánh chặn được một trong khoảng 4-5 quả tên lửa (Kh-32), thì với “Zircon”- nó chắc chắn sẽ “đột phá” xuyên qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa của cụm tàu sân bay tấn công với xác suất 100% .
Tuy nhiên, “Zircon” có một nhược điểm rất lớn, và nhược điểm này có thể trở thành thảm họa khi tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào cụm tàu sân bay tấn công.
Vấn đề là ở chỗ là để phóng tên lửa “Ziron”, phương tiện mang nó phải tiếp cận mục tiêu ở cự ly khoảng 500-600 km – tức phải đúng tầm bắn của tên lửa.
Tuy nhiên, ở một cự ly như vậy, phương tiện mang cùng tên lửa “Zircon” sẽ được “đón tiếp nồng hậu” bởi lực lượng phòng thủ chống tàu của cụm tàu sân bay tấn công đối phương, có nghĩa là phải đối mặt với các máy bay tấn công trên tàu sân bay với bán kính tác chiến khoảng 700-800 km.
Có nghĩa là tàu phương tiện mang “Zircon” phải sử dụng hệ thống phòng không của mình. Và vì vậy, rất có khả năng là con tàu mang này không còn có thể tiến hành được một cuộc tấn công tên lửa nhằm vào cụm tàu sân bay tấn công.
Vì vậy, sử dụng tàu ngầm làm phương tiện mang “Zircon” sẽ có ưu thế hơn nhiều so với tàu nổi vì tàu ngầm có thể bí mật tiếp cận cụm tàu sân bay.
Chính vì thế nên rất nhiều khả năng nhất là sắp tới Hải quân Nga sẽ trang bị “Zircon” cho các tàu ngầm đa năng “Severodvinsk” và “Kazan”.
Và sau đó đó, sẽ cho các tàu ngầm còn lại của dự án này, cụ thể là: “Novosibirsk”, “Krasnoyarsk”, “Arkhangelsk”, “Perm”, “Ulyanovsk”. Và còn cho hai tàu dự án này nữa chưa được đặt tên.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Những vũ khí Nga sẽ làm thay đổi cán cân Ấn-Trung
(Vũ khí) - Cùng bạn đọc: chúng tôi vừa giới thiệu bài “Nga làm gì khiến Ấn Độ không thể từ chối mua Su-35? của báo “Bình luận quân sự" (Nga) đăng ngày 21/6.

Ngày 25/6,“Bình luận quân sự” lại giới thiệu tiếp một bài của Tờ báo Mỹ chuyên phân tích các vấn đề quân sự Military Watch với tiêu đề trên cũng về chủ đề này.
Xin giới thiệu lại cùng bạn đọc để tham khảo quan điểm của một tờ báo Mỹ. Tất cả các ảnh trong bài là của Military Watch. Chúng tôi có đánh số để tiện theo dõi
Nhung vu khi Nga se lam thay doi can can An-Trung

“Trong thung lũng Galvan, các lực lượng quân đội Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tiếp tục đối đầu nhau.
Khi bàn về chủ đề này, Tờ báo Mỹ Military Watch đã cho đăng tải một bài phân tích- nhận định về những kiểu vũ khí Nga có thể sẽ sớm xuất hiện trong trang bị của Quân đội Ấn Độ để giúp nước này làm thay đổi cán cân lực lượng theo hướng có lợi cho mình. Theo quan điểm của Military Watch thì những mẫu vũ khí- khí tài đó sẽ là:

(1) Trước hết, đó là các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 có khả năng bắn hạ mục tiêu đang bay với tốc độ lên tới 14 Mach. Năm 2018, Liên bang Nga đã triển khai sản xuất tên lửa mới 40N6E (40H6E) (cho S-400) với tầm bắn lên tới 400 km.
Tên lửa này có thể tấn công tiêu diệt cả những mục tiêu ở độ cao chỉ 5 mét tính từ mặt đất.
Việc triển khai S-400 sẽ cho phép Các Lực lượng Vũ trang Ấn Độ sử dụng các máy bay của mình hoạt động sâu ở phía sau các tuyến phòng thủ của Trung Quốc (sâu trong hậu phương) và sẽ làm cho công tác đảm bảo vật chất- kỹ thuật cho bộ đội Trung Quốc (tại khu vực biên giới) gặp rất nhiều khó khăn.
Nhung vu khi Nga se lam thay doi can can An-Trung
Máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI. Ảnh: Alan Wilson / flickr.com
(2) Cùng với S-400, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đang nghiên cứu khả năng tiến hành hiện đại hóa các máy bay tiêm kích Su-30MKI hiện có – cụ thể: “nâng cấp” chúng lên thế hệ 4 ++.
Đó là sẽ thay mới động cơ, radar và các hệ thống khác bằng các động cơ, radar và những hệ thống tương tự hiện đang được trang bị cho các máy bay Su-35 hiện đại hơn.
Nhung vu khi Nga se lam thay doi can can An-Trung
Máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ MiG-35. Ảnh: Tập đoàn “MiG”
(3) Chính quyền Ấn Độ cũng đang tính tới phương án mua các máy bay tiêm kích MiG-35 Su-57. Máy bay MiG-35 có chi phí khai thác thấp hơn rất nhiều so với chi phí khai thác những chiếc MiG-29 đang có trong trang bị của Không quân Ấn Độ.
Nhung vu khi Nga se lam thay doi can can An-Trung
Máy bay tiêm kích đa năng Su-57. Ảnh: Bộ Quốc phòng Liên bang Nga
(4) Còn về phần mình, máy bay Su-57 Nga sẽ đảm bảo cho Các Lực lượng Vũ trang Ấn Độ lập sự cân bằng với những máy bay tiêm kích thế hệ mới của Bắc Kinh như J-16 và J-20.
Nhung vu khi Nga se lam thay doi can can An-Trung
Tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos. Ảnh: flickr.com
(5) Ấn Độ và Nga đang hợp tác thiết kế chế tạo ít nhất hai kiểu tên lửa mới rất hiện đại. Kiểu tên lửa thứ nhất– đó là tên lửa chống hạm rất nổi tiếng BrahMos, kiểu tên lửa thứ hai- đó là tên lửa lớp “không đối không” phát triển từ tên lửa “không đối không” R-37 Liên Xô- Nga.

Nhung vu khi Nga se lam thay doi can can An-Trung
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 “Armata”. Ảnh: Boevaya mashina / wikidia.org
(6) Ấn Độ cũng đang cho thấy rằng họ đang rất quan tâm tới xe tăng T-14 của Nga. Các kỹ sư Nga khi thiết kế chiếc xe chiến đấu mới này đã ứng dụng một loạt các công nghệ mới nhất, kể cả công nghệ chế tạo lớp giáp mới, các hệ thống trinh sát điện tử hiện đại, cũng như trang bị các loại đạn mới cho xe tăng.

Nhung vu khi Nga se lam thay doi can can An-Trung
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M "Đột phá". Ảnh: Bộ Quốc phòng Liên bang Nga
(7) Ngoài ra, trong thời gian gần đây, phía Nga cũng đã giới thiệu một phiên bản xe tăng mới phát triển từ T-90- đó là T-90M “Proryp” (“Đột phá”).
(Ấn Độ) có thể mua chỉ riêng T-90M, nhưng cũng có thể mua T-90M kèm thêm một “gói” dịch vụ hiện đại hóa các phiên bản trước đó của T-90 hiện đang có trong trang bị của Lục quân Ấn Độ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga làm gì khiến Ấn Độ không thể từ chối mua SU-35?
(Vũ khí) - Ngày 21/6/2020, báo “Bình luận quân sự" (Nga) đăng bài với tiêu đề trên về những diễn biến mới liên quan đến vụ đầu thầu mua tiêm kích của Ấn Độ

Vụ đấu thầu mua chiến đấu cơ trong bối cảnh tình hình đang nóng lên trên biên giới Ấn- Trung. Xin giới thiệu lại cùng bạn đọc để tham khảo.
Nga lam gi khien An Do khong the tu choi mua SU-35?
Máy bay tiêm kích Nga Su-35 “Flanker-E +”thế hệ 4++
“Ngày 21/6/2020, tờ báo chuyên ngành hàng không Ấn Độ “Defence Aviation Post” (DAP) cho đăng tải một bài báo của các chuyên gia Ấn Độ với nội dung chính như sau:

“Máy bay tiêm kích đa năng siêu cơ động Nga Su-35 “Flanker-E +” thế hệ 4 ++ Nga có chức năng chiếm ưu thế trên không hiện đang là ứng cử viên chính giành chiến thắng chung cuộc trong cuộc đấu thầu mua máy bay tiêm kích của Ấn Độ.


Play
Unmute

Loaded: 6.64%


Remaining Time -10:04
Fullscreen
VDO.AI

(Vì) người Nga đã đưa ra những đề nghị hết sức hấp dẫn khiến Ấn Độ khó lòng từ chối.
DAP nhận xét rằng kiểu máy bay chiến đấu Nga này vượt trội các đối thủ cạnh tranh (trong đấu thầu) về nhiều mặt.
Đấy là máy bay có tải trọng hữu ích (chiến đấu) lớn nhất, độ bền khung thân máy bay cho phép nó thực hiện các chiến thuật và kỹ thuật không chiến yêu cầu khả năng cơ động rất cao.
Không chỉ thế, các phương tiện truyền thông Ấn Độ cũng khẳng định rằng Su-35 Nga đã được cải tiến để mang vũ khí siêu thanh (M>5).
Tờ “Defence Aviation Post” nhấn mạnh rằng người Nga đã gắn “lời chào hàng” (Ấn Độ) mua 114 máy bay tiêm kích Su-35 với một “gói các khả năng” như sau: (1) (Nga sẽ giúp Ấn Độ) hiện đại hóa toàn bộ hơn 250 chiếc Su-30MKI “Flanker-N” thế hệ 4+ hiện đang có trong trang bị của Không quân Ấn Độ.
(2) Người Nga cũng đề xuất chuyển giao cho Ấn Độ một loạt công nghệ chế tạo Su-35 để nước này có thể sử dụng trong nâng cấp l (hiện đại hóa) số máy bay Su-30MKI của Ấn Độ,- và nhờ vậy, sẽ cải thiện rất nhiều các tính năng kỹ- chiến thuật của chúng (Su-30M KI) .
(3) Động cơ và một số hệ thống khác của Su-35 sẽ được lắp lắp cho Su-30MKI của Ấn Độ, - cách làm như vậy vừa tạo ra khả năng lắp lẫn và thay thế nhau của một số phụ tùng, linh kiện của Su-35 và Su-30, vừa giúp giảm rất đáng kể chi phí khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các kiểu máy bay này.

Nga lam gi khien An Do khong the tu choi mua SU-35?
Máy bay tiêm kích Mỹ F-15EX
Cũng xin nói thêm một ý nữa là chính tạp chí Mỹ “Military Watch” cũng tự đặt một câu hỏi là liệu người Ấn sẽ thích kiểu máy bay kiêm kích nào hơn - Su-35 của Nga hay F-15EX của Mỹ.

Theo các chuyên gia của “Military Watch”, máy bay tiêm kích Mỹ có lợi thế hơn về tốc độ, nhưng Su-35 lại có khả năng tàng hình tốt hơn và radar “Irbis-E” mạnh hơn của nó có thể phát hiện nhiều mục tiêu ở cự ly tới hơn 400 km.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ vẫn sợ F-35 bị trời đánh sau nâng cấp
(Vũ khí) - Dù Mỹ đã đổ tiền để F-35 bay được trong điều kiện thời tiết có sét nhưng đến nay để thực hiện những chuyến bay như vậy vẫn là điều không thể.

Thông tin được hãng Bloomberg dẫn tuyên bố của nhà sản xuất Lockheed Martin cho biết, trong các cuộc thử nghiệm gần đây cho thấy tiêm kích F-35 một lần nữa không thể vượt qua cú sét đánh một cách an toàn.
My van so F-35 bi troi danh sau nang cap
Tiêm kích F-35.
"Hệ thống điều hòa khí trơ (OBIGGS) giúp thùng nhiên liệu của máy bay không phát nổ khi bị sét đánh trúng đã không thể hoạt động như thiết kế", Lockheed Martin ra tuyên bố cho biết.

Theo kết quả kiểm tra, những sự cố khiến OBIGGS không hoạt động như kỳ vọng được phát hiện trên 14 trong số 24 chiếc F-35 được kiểm tra. Đây là tỷ lệ gặp rủi ro quá cao khiến cả chương trình F-35 gặp nguy hiểm.
Để đảm bảo an toàn cho máy bay và phi công điều khiển, nhà sản xuất khuyến cáo máy bay chỉ nên cất cánh thực hiện nhiệm vụ huấn luyện hoặc chiến đấu khi không có mưa giông hoặc sấm sét.
Theo Bloomberg, hiện nay các tiêm kích F-35 của Không quân Mỹ hiện phần lớn đang đóng tại các căn cứ Eglin (bang Florida) và Edwards (bang California) chỉ có thể bay ban ngày khi thời tiết đẹp.
Trong các cuộc thử nghiệm hồi tháng 2/2018, tiêm kích F-35A đã thực hiện hai chuyến bay đêm và trong thời tiết xấu, ngay lập tức, điểm yếu của siêu tiêm kích này lập tức lộ diện. Sau đó các tiêm kích này đã được cải tiến nhỏ.
Theo các chuyên gia quân sự, nỗi sợ sét mà F-35 gặp phải được coi là rất ngớ ngẩn, bởi vì trong thời đại ngày nay, các máy bay quân sự và dân dụng đều có hệ thống chống sét và có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết.
Để chống sét, các máy bay đều có bộ xả điện, chuyển hướng điện (sét) vào trong không khí. Còn để bảo vệ máy bay khỏi bức xạ điện từ của sét, hệ thống điện tử trên máy bay sẽ tự động vô hiệu hóa hiện tượng này.
Để khắc phục nhược điểm, những nâng cấp và thay thế mới đã được nhà sản xuất và Không quân Mỹ phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, đến nay lỗi không thể chống sét đặc biệt khi bay đêm vẫn chưa thể khắc phục trên F-35.

Khả năng bay đêm và trong thời tiết xấu sẽ cho phép tăng đáng kể khối lượng bay thử, tăng cường độ huấn luyện phi công và đặc biệt tăng khả năng chiến đấu bởi có thể khiến đối phương bị bất ngờ.

Vì vậy, việc F-35 bị cấm bay khi có bão và sấm sét đã hạn chế đáng kể sức mạnh loại siêu tiêm kích đắt đỏ của Quân đội Mỹ.

Nguy cơ với Mỹ khi F-22 thiếu động cơ thay thế
(Vũ khí) - Toàn bộ phi đội tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ không có động cơ để thay thế.

Máy bay tàng hình F-22 Raptor là thành phần cực quan trọng của lực lượng không quân Mỹ trong nhiệm vụ tác chiến toàn cầu. Tuy nhiên, hiện toàn bộ phi đội chiến đấu cơ thế hệ 5 này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu động cơ F119-PW-100 để thay thế khi hỏng hóc hoặc bảo dưỡng.
Tình trạng này đã được người đứng đầu Bộ Tư lệnh Không quân, Tướng Mike Holmes xác nhận tại một sự kiện do Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ của Hiệp hội Không quân Mỹ tổ chức.
Nguy co voi My khi F-22 thieu dong co thay the
Tiêm kích F-22.

"Tiêm kích F-22 đã phải cất cách làm nhiệm vụ nhiều hơn nhiều so với kế hoạch bản đầu khi sản xuất. Vì vậy nhu cầu được bảo dưỡng và thay thế động cơ cao hơn dẫn đến tình trạng cạn kiệt động cơ dự trữ trong kho. Đây rõ ràng là môt nguy cơ lớn với Không quân Mỹ", tướng Holmes xác nhận.
Để giải quyết cho tình huống này, Bộ chỉ huy Không quân Mỹ đã tính đến phương án dùng tạm những động cơ kém hơn từ đơn vị chuyên huấn luyện để nâng cấp thêm và lắp cho những chiếc F-22 tại những đơn vị chiến đấu. Hiện phương án này chưa được Không quân và Bộ Quốc phòng Mỹ phê duyệt.
Nói về thực tế Mỹ đang phải đối mặt, phi công thử nghiệm ưu tú, anh hùng lực lượng vũ trang Nga Magomed Tolboev cho rằng, hầu hết phi đội tiêm kích tàng hình F-22 của Không quân Mỹ hiện đang có vấn đề với hệ thống động cơ khiến chúng mất đi khả năng cạnh tranh trực tiếp với chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57 của Không quân Nga.
Điểm yếu đầu tiên của cặp động cơ trên F-22 là chúng chỉ có thể chuyển động 2 chiều, trong khi đó cặp động cơ trên Su-57 đã cho thấy khả năng cơ động tuyệt với của mình khi nó có thể chuyển động đa chiều.
Cùng với việc thiếu đi sự linh hoạt, lực đẩy của chiến đấu cơ Mỹ cũng bị đánh giá thấp hơn. Theo chuyên gia Nga, Su-57 có khả năng đạt tới tốc độ siêu thanh mà không cần chuyển sang chế độ đốt hậu.
"Chưa bao giờ, chưa có bất kỳ chiếc máy bay nào dù đó là F-22 đạt tới tốc độ bay hành trình siêu âm (1600 km/h) mà không cần chuyển sang hoạt động ở chế độ đốt hậu.
Chế độ đốt hậu đi kèm tình trạng hao tốn nhiên liệu khổng lồ, trong khi Su-57 có thể đạt tới tốc độ bay hành trình siêu âm ở định mức.
Chưa một quốc gia hay công ty nào trên thế giới đạt được điều đó dù là Pháp, Anh, Roll-Royce hay Pratt & Whitney - không một ai", phi công Magomed Tolboev nói.

Muốn đạt được vận tốc siêu âm, hầu hết các chiến đấu cơ hiện nay của Mỹ - kể cả F-22 và F-35 đều phải dùng đến tính năng đốt sau của động cơ. Khi sử dụng tính năng này, máy bay này sẽ phun một lượng lớn nhiên liệu và oxy vào buồng đốt sau, làm tăng nhiệt độ dòng khí xả ra khiến lực đẩy động cơ và tốc độ dòng khí xả từ họng xả tăng cao.

Tính năng được thiết kế nhằm mang lại lực đẩy bổ sung khi máy bay cất cánh, đạt tốc độ siêu âm và tăng tính cơ động đột ngột của máy bay khi chiến đấu. Để thực hiện tính năng này, hình dạng họng xả có thể mở rộng ra để đáp ứng dòng khí cực lớn thổi ra ngoài khi tính năng đốt sau được kích hoạt.
Do sử dụng tính năng này sẽ khiến máy bay tốn rất nhiều nhiên liệu, các phi công thường chỉ dùng nó một vài phút trong hành trình bay. Trên dòng tiêm kích tàng hình Su-57, người Nga đã thiết kế cho máy bay này có thể đạt tốc độ siêu âm mà không cần dùng đến tính năng đốt sau của động cơ.

Những yếu tố này đã tạo nên sự độc đáo có 1 không 2 của dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 do Nga sản xuất so với cả F-22 và F-35 của Không quân Mỹ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Đô đốc Mỹ: 'Tại sao Nga đặt Kalibr trên tàu phá băng?'
(Vũ khí) - Câu hỏi trên được Đô đốc James Foggo, Tư lệnh Hải quân Mỹ khu vực Châu Âu và Châu Phi đưa ra trong một hội thảo hôm 25/6.
Theo Đô đốc Mỹ, việc Nga tích hợp tên lửa hành trình Kalibr cùng loạt vũ khí hạng nặng lên chiếc tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân Ivan Papanin không phải để phòng thủ mà chuẩn bị cho một kịch bản tấn công.

Do doc My: 'Tai sao Nga dat Kalibr tren tau pha bang?'
Nga hạ thủy tàu phá băng Ivan Papanin.
"Nga đang ráo riết tiếp cận Bắc Cực. Họ đã giới thiệu tàu phá băng mới Ivan Papanin, có thể mang theo tên lửa hành trình Kalibr. Tôi đã đặt câu hỏi này nhiều lần và tỏ ra hoài nghi về việc này: Tại sao Nga lại bố trí tên lửa trên tàu phá băng?", Đô đốc Mỹ nói.

Trước đây đã có một số quốc gia triển khai vũ khí phòng thủ trên tàu phá băng, nhưng Kalibr trên tàu Ivan Papanin không phải là loại vũ khí phòng thủ.



Advertisement: 3:45






Cùng với đặt câu hỏi về mục đích đặt tên lửa lên tàu phá băng của Nga, Đô đốc Foggo cũng lưu ý tới việc Moscow triển khai các căn cứ mới ở Bắc Cực và bố trí các sư đoàn thuộc Hạm đội phương Bắc với hệ thống tên lửa phòng không S-400 và S-300 hiện đại hóa tại Novaya Zemlya, Tiksi.

Do doc My: 'Tai sao Nga dat Kalibr tren tau pha bang?'
Hai hệ thống Klub-K được bố trí phía sau tàu.
Ông Foggo nói: "Chúng ta thấy đây là lĩnh vực cạnh tranh mới trên biển ở Bắc Cực, nơi cần các đội tàu mạnh để bảo vệ lợi ích chung và đảm bảo lưu thông dòng chảy thương mại".

Tuyên bố của vị Đô đốc Mỹ đã khá rõ ràng nhưng theo hình ảnh được nga công bố về tàu phá băng Ivan Papanin cho thấy, tên lửa được triển khai không phải là Kalibr nguyên bản mà chính là Klub-K với 2 container chứa đạn tên lửa được bố trí ở phần đuôi tàu.

Giới chuyên gia Nga cho rằng, với hệ thống Klub-K, tàu Ivan Papanin trở thành sát thủ toàn năng khi nó có thể tấn công tất cả các loại tàu mặt nước (gồm cả tàu sân bay) và mục tiêu trên bộ, ven biển.

Để làm được điều đó, mỗi container chứa 4 tên lửa chống hạm 3M-54KE, 3M-54KE1 hoặc Kh-35 Uran. Đến khi Ivan Papanin chính thức đi vào hoạt động, Nga tin rằng chúng đủ sức khiến những cái đầu nóng của đối phương tại Bắc Cực phải hạ nhiệt.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Phi công Mỹ: F-35 yếu hơn A-10 khi chống Nga
(Vũ khí) - Theo phi công Brian Boeding, cường kích A-10 Thunderbolt sẽ hiệu quả hơn nhiều trong hoạt động chống Nga ở Đông Âu so với tiêm kích tàng hình F-35.
Thừa nhận trên được trang Breaking Defence dẫn lời phi công Mỹ Brian Boeding khi nói về hiệu quả của 2 dòng chiến đấu cơ A-10 và F-35 trong nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực mặt đất.
Ông Boeding cho biết, lực lượng Mỹ khi đối mặt ở châu Âu hoặc châu Á với "đối phương được trang bị tốt và có số lượng vượt trội" như Nga sẽ cần sự hỗ trợ hỏa lực mạnh mẽ từ trên không, mà F-35 không đảm bảo được tốt như máy bay cường kích như A-10.
Phi cong My: F-35 yeu hon A-10 khi chong Nga
Tiêm kích F-35.
"Có lẽ việc thiếu sự hiện diện của F-35 trên chiến trường không tệ hại bằng việc loại máy bay này tham chiến nhưng không có khả năng hỗ trợ các cuộc chiến trên không ở cự ly gần.
Như chúng ta đã thấy, do không có khả năng cơ động, máy bay F-35 cực kỳ dễ bị hỏa lực đối phương tấn công từ mặt đất và không đủ khả năng thoát thân trong điều kiện cận chiến", phi công Mỹ nhân mạnh.
Đây chính là lý do dù F-35 (phát triển để thay thế A-10) đã được trang bị khá nhiều trong Không quân Mỹ nhưng đến nay chỉ có một số lượng khiêm tốn A-10 bị cho loại biên.
Theo ông Boeding, nếu kế hoạch loại biên A-10 được thực hiện đúng những gì được công bố trước đó, Không quân Mỹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ không thể hoàn thành nhiệm vụ dù có trong trang dòng máy bay được đánh giá tối tân hàng đầu thế giới.
Dù ra đời từ những năm 1977, nhưng đến thời điểm hiện tại, A-10 vẫn là lựa chọn số 1 của Không quân Mỹ cho các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực cho các lực lượng mặt đất. Trong vai trò đó, A-10 chuyên hoạt động ở độ cao thấp và tốc độ hạ âm.
Do chủ yếu hoạt động ở độ cao thấp, A-10 được thiết kế để có thể chịu được hư hại nặng gây ra bởi hỏa lực phòng không của đối phương, đặc biệt là pháo cao xạ và tên lửa tầm gần. Nó được cho là có khả năng chịu hư hại gấp 10 lần các loại máy bay khác trong 1 số tình huống.
Trong 2 cuộc chiến Vùng Vịnh đã có nhiều trường hợp A-10 có thể bảo vệ phi công và duy trì hoạt động ngay cả sau khi bị hư hại nặng. Trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (1991), một chiếc A-10 bị trúng liên tiếp 4 phát đạn từ pháo phòng không 57mm.
Trong đó 2 phát trúng đuôi, 1 phát nổ ngay trước mũi máy bay, 1 trúng vào cánh phải và gây kích nổ cho quả tên lửa đối không Sidewinder gắn ở đó. Tổng cộng chiếc A-10 có 378 lỗ thủng trên thân, trong đó 17 lỗ ngay dưới buồng lái.
Tuy vậy, viên phi công vẫn bình yên vô sự và có thể hạ cánh an toàn. Dù đã khá cao tuổi nhưng A-10 vẫn có ưu thế nhất định so với việc dùng vũ khí chính xác.
Hỏa lực từ đại liên 7 nòng 30mm của A-10 có thể được dùng để tấn công khi đối phương đang ở rất gần đồng đội, trong khi đó dù F-35 có ưu thế dùng các loại bom chính xác nhưng trong tình huống như vậy, không thể mạo hiểm với tính mạng của đồng đội bằng loại bom như vậy.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Ấn Độ nhiều lần cứu ngành công nghiệp quốc phòng Nga
(Bình luận quân sự) - Delhi mua vũ khí Nga nhiều hơn rất đáng kể so với Bắc Kinh- có tới 30% số vũ khí xuất khẩu của chúng ta- là xuất khẩu cho Ấn Độ.
Lời giới thiệu: Trong mấy ngày gần đây, đã có nhiều bài viết về quan hệ hợp tác quân sự Nga- Ấn.

Dù vậy, chúng tôi vẫn muốn giới thiệu những nhận định, thông tin và quan điểm của hai chuyên gia quân sự Nga, trong đó có một “người trong cuộc” là Thượng tướng Leonhid Ivanshov, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Hợp tác Quân sự BQP Nga về mối quan hệ này cũng như về tam giác quan hệ Nga- Trung- Ấn qua bài viết và phỏng vấn các ông của phóng viên Andrey Polunhin với tiêu đề: Bất chấp sức ép Mỹ: S-400 Nga sẽ sớm bay đến Ấn Độ” và phụ đề: “Năm tổ hợp tên lửa phòng không Nga sẽ bảo vệ New Dehli trước mối đe dọa Trung Quốc và Pakistan”.
Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 26/6/2020. Xin phép được mở ngoặc đôi chỗ để làm rõ và cung cấp thêm thông tin liên quan.

An Do nhieu lan cuu nganh cong nghiep quoc phong Nga
Trên ảnh: Hệ thống tên lửa phòng không S-400 (Ảnh: ZUMA Wire / TASS)

I. Phần giới thiệu của Andrey Polunhin
An Do nhieu lan cuu nganh cong nghiep quoc phong Nga
Ngày 26/6/2020, ngay sau khi kết thúc chuyến thăm Nga ba ngày (từ 22/6 đến 25/6), Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Rajnath Singh,dã tuyên bố: “Theo yêu cầu của New Delhi. Matxcova sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng cung cấp năm hệ thống tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ, và sẽ đấynhanhcáccuộcđàm phán về việc Ấn Độ mua của Nga 33 máy bay tiêm kích MiG-29 và Su-30MKI.
Về mặt công khai, mục đích chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ là để tham gia các hoạt động nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chiến thắng.(Nhưng) Trên thực tế, Bộ trưởng đã tiến hành một loạt các cuộc họp và đàm phán với phía Nga- với Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật-Quân sự Liên bang Nga Dmitry Shugaev và người đứng đầu “Rosoboronexport” (Cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga”) Alexandr Mikheev.
Trước đó, Hãng thông tấn Mỹ “Bloomberg” đưa tin là phái đoàn Ấn Độ đề nghị phía Matxcoa đẩy nhanh tiến độ cung cấp vũ khí Nga cho Ấn Độ. Và Matxcova đã đồng ý với đề xuất ngày.
Bộ trưởng Rajnath Singhkhi trả lời phỏng vấn báo “Commersant” (Nga) đã nhấn mạnh: “Các cuộc thảo luận đã rất xây dựng hiệu quả.
Tôi đã được (phía Nga) đảm bảo chắc chắn rằng những hợp đồng hiện có sẽ không chỉ được thực hiện mà trong nhiều trường hợp, sẽ được thực hiện trong một khung thời gian ngắn hơn nhiều. Tất cả các đề xuất của chúng tôi đều đã nhận được phản hồi rất tích cực từ phía Nga” .
Xin điểm lại: một hợp đồng cung cấp S-400 tổng giá trị 5 tỷ USD đã được ký vào tháng 10 năm 2018. Năm 2019, phía Ấn Độ đã chuyển cho Nga 800 triệu đô la đầu tiên, và vào tháng 3 năm 2020 vừa qua, Dmitry Shugaev khi trả lời phỏng vấn Hãng “Interfax” đã tuyên bố rằng Delhi sẽ nhận hệ thống S-400 đầu tiên vào năm 2021.
Còn bây giờ, sau các cuộc đàm phán ở Matxcova, Delhi hy vọng rằng hệ thống S-400 đầu tiên sẽ được chuyển đến nước này vào ngay vào cuối năm 2020 này.
Còn đối với hợp đồng cung cấp 21 máy bay tiêm kích MiG-29 và 12 máy bay tiêm kích Su-30MKI, thì cho đến thời điểm hiện tại, hợp đồng này vẫn chưa được chính thức ký. Về phần mình, vào tháng 10 năm ngoái (2019) phía Ấn Độ đã bày tỏ mong muốn sớm ký hợp đồng giá trị khoảng 650 triệu đô la này.
Việc Delhi mong muốn sớm nhận được các loại vũ khí hiện đại có liên quan trực tiếp đến nhu cầu duy trì sự cân bằng cán cân lực lượng trên cả hai đường biên giới –biên giới với Trung Quốc và biên giới với Pakistan.
Tờ “Commersant” (Nga) dẫn các nguồn tin từ Ấn Độ cho biết là Ấn Độ có đã kế hoạch cụ thể triển khai S-400: ba hệ thống S-400 ở biên giới với Pakistan, và hai hệ thống khác trên tuyến kiểm soát (thực tế) với Trung Quốc-một hệ thống ở khu vực phía Tây và một ở khu vực phía Đông. Kết quả là, S-400 sẽ trở thành nhân tố chính của hệ thống phòng không chung Ấn Độ- trongđó có cả những tổ hợp tên lửa phòng không Akash do Ấn Độ tự sản xuất.
Nguồn tin từ Ấn Độ nói trên của “Commersant” cho biết thêm: “Sau khi Pakistan mua các máy bay tiêm kíchF-16 Block 52 của Mỹ và Trung Quốc đã tăng cường cho Không quân nước này các máy bay tiêm kíchJ-20 thế hệ thứ năm tự sản xuất, Không quân Ấn Độ đối mặt với một tình huống phứctạp.
Sự mất cân bằng (này) sẽ được loại trừ sau khi S-400 đảm nhận vai trò chủ yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ việc bảo vệ không phận Ấn Độ, và (S-400) sẽ cho phép (Ấn Độ) “nhìn được sâu hơn” vào trong lãnh thổ Pakistan và theo dõi sát máy bay địch ngay khi chúng vừa cất cánh, cũng như bám sát các máy bay tiêm kích Trung Quốc xuất kích từ những sân bay dọc cao nguyên Tây Tạng”.
Chúng ta (Nga) sẽ được gì khi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Ấn Độ và các mối quan hệ trong tam giác Matxcova- Dehli- Bắc Kinh sẽ phát triển như thế nào?
II. Phần phỏng vấn
An Do nhieu lan cuu nganh cong nghiep quoc phong Nga
1/ Chuyên gia quân sự, Đại tá Viktor Litovkin
— Ấn Độ- đó là khách hàng mua vũ khí Nga lớn nhất. Delhi mua vũ khí Nga nhiều hơn rất đáng kể so với Bắc Kinh - có tới 30% số vũ khí xuất khẩu của chúng ta- là xuất khẩu cho Ấn Độ.
Hơn nữa, Ấn Độ là quốc gia duy nhất trên thế giới có các doanh nghiệp liên doanh sản xuất vũ khí với Nga.
Cụ thể, chúng ta cùng với người Ấn Độ đang sản xuất máy bay Su-30MKI. Thời kỳ đầu, chỉ có Nga sản xuất Su-30MKI, nhưng vào năm 2000, Nga đã cấp giấy phép sản xuất kiểu máy bay này cho Tập đoàn Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) của Ấn Độ. Chúng ta cung cấp linh kiện, chi tiết và các bộ phận đồng bộ cho Ấn Độ, còn Ấn Độ - lắp ráp máy bay. Ước tính, người Ấn Độ sẽ có tổng cộng 272 chiếc Su-30MKI.
Chúng ta và Ấn Độ còn đang triển khai một chương trình hợp tác sản xuất xe tăng T-90S theo giấy phép –vừa mới đây, chương trình này đã được hai bên gia hạn đến năm 2028. Nga cũng đang đề nghị Ấn Độ cùng thiết kế xe chiến đấu bộ binh (BMP) mới với mô-đun chiến đấu 57 ly.
Chúng ta đang cùng Ấn Độ sản xuất tên lửa siêu âm BrahMos trang bị cho tàu nổi, và người Ấn Độ hiện đã sử dụng Brahmos không chỉ để phóng từ các bệ phóng trên đất liền và trên các tàu nổi. Chúng ta (Nga và Ấn Độ) đã thiết kế xong một kiểu tên lửa treo dưới thân Su-30 MKI và đã tiến hành xong các thử nghiệm kiểm tra độ chính xác của nó khi phóng từ máy bay nhằm vào các mục tiêu là tàu nổi.
Chúng ta cũng đang đóng và hiện đại hóa các tàu ngầm cho Ấn Độ, chúng ta cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân dự án 971, đang đóng các tàu khu trục và khinh hạm cho nước này.
“SP”: - Còn hợp tác kỹ thuật- quân sự của chúng ta với Trung Quốc thì như thế nào?
—Với Trung Quốc, chúng ta không có sự hợp tác quy mô (lớn) như vậy.Vâng, quả là chúng ta cũng có bán cho Trung Quốc S-400 và Su-35. Nhưng Ấn Độ lại mua của chúng ta cả các máy bay lên thẳng, cả các hệ thống tên lửa phóng loạt “Smerch”, cả tổ hợp pháo tự hành “Msta-S” thiết kế đặc biệt (riêng cho Ấn Độ) cỡ nòng 155 mm - Ấn Độ tự sản xuất đạn theo tiêu chuẩn Anh,- vì nước này vẫn còn các nhà máy nước Anh để lại.
Tôi muốn nói thêm rằng ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc phát triển nhanh và không phải lúc nào họ cũng cần thêm nguồn cung cấp vũ khí bổ sung từ chúng ta- chính Trung Quốc cũng có thể xử lý việc này (ở một số lĩnh vực).
Ở đây cần phải hiểurất rõ một điều: Chúng ta (Nga) hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật - quân sự, trước hết, là để đối đầu với Mỹ. Ví dụ, chúng ta đang giúp Bắc Kinh xây dựng hệ thống cảnh báo đòn tấn công tên lửa. Đây là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm - và chúng ta chia sẻ công nghệ, những bí mật của các hệ thống radar (với Trung Quốc). Làm như vậy là để bảo vệ Trung Quốc trước các tên lửa hạt nhân của Mỹ.
Còn với Ấn Độ- không cần phải bảo vệ Ấn Độ trước người Mỹ. Chúng ta giúp Ấn Độ phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của mình.
“SP: - Có nghĩa là những yêu cầu của Ấn Độ đẩy nhanh tiến độ cung cấp vũ khí – đấy không phải là trường hợp mà chúng ta có thể từ chối?
— Chúng ta không thể không trân trọng quan hệ hợp tác kỹ thuật- quân sự với Ấn Độ. Hơn nữa, người Mỹ cũng rất nóng lòng xâm nhập thị trường (vũ khí) Ấn Độ, và họ đang tìm mọi cách để đánh bật chúng ta ra khỏi thị trường này- họ đang cố gắng làm chuyện này với một quyết tâm và sức mạnh khủng khiếp.
Chỉ cần nhắc lại rằng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo đã nhiều lần bay đến Ấn Độ, và yêu cầu phía Ấn Độ xé bỏ hợp đồng mua S-400. Và khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến thăm Mỹ- Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc hội đàm lại đặt vấn đề đề nghị (Ấn Độ) từ bỏ S-400, nhưng người Ấn Độ vẫn giữ lập trường của mình.
Nói một cách ngắn gọn dễ hiểu, đối với chúng ta (Nga), việc lờ đi không đáp ứng những đề xuất và các yêu cầu của Ấn Độ sẽ là chính tự mình bắn vào chân minh. Cần phải đánh giá rấtcao việc Ấn Độ đã không bỏ chúng ta để nghiêng về phía người Mỹ.
"SP": - Việc chúng ta cùng lúc cung cấp vũ khí cho Ấn Độ và cả Trung Quốc liệu có làm trầm trọng thêm tình trạng đối đầu giữa hai quốc gia này?
— Tôi không nghĩ rằng cuộc đối đầu này có thể đi quá xa. Đúng, có những xung đột biên giới và các vấn đề biên giới chưa được giải quyết giữa Ấn Độ với Trung Quốc, và giữa Ấn Độ với Pakistan.
Nhưng những cuộc xung đột này chưa lần nào leo thang thành các cuộc chiến tranh quy mô lớn - cả ba quốc gia đều có vũ khí hạt nhân, và vũ khí hạt nhân hiện đang đóng vai trò là phương tiện kiềm chế,ngăn ngừa xung đột leothang thành chiến tranh quy mô lớn.
Ngoài ra, Nga không chỉ đơn giản cung cấp vũ khí cho cả quốc gia này lẫn quốc gia khác. Matxcova cũng đang cố gắng tận dụng các nỗ lực ngoại giao để thực hiện vai trò trung gian hòa giải và trong một số trường hợp thì Nga đã thành công.
Tôi nghĩ rằng việc duy trì sự cân bằng vũ khí giữa Ấn Độ và Trung Quốc- đó cũng là một cách thức để cân bằng khả năng của hai nước và cũng là phương pháp để chặn đứng không để xảy ra những hoạt động tác chiến thù địch quy mô lớn.
2/ Thượng tướng Leonid Ivanshov, Viện sỹ Viện Hàn lâm Các vấn đề Địa- chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Hợp tác Quân sự Quốc tế của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga:
— Những thước đo giá trị của chúng ta (Nga và Ấn Độ-ND) rất gần gũi nhau: chủ nghĩa (lấy) dân tộc (làm) trung tâm là nền tảng xây dựng quốc gia Ấn Độ. Nhưng sự gần gũi đó cũng không làm mờ được một thực tế rằng người Ấn Độ luôn được coi là một đối tác và nhà đàm phán rất khó tính.
An Do nhieu lan cuu nganh cong nghiep quoc phong Nga
Tôi muốn nhấn mạnh là từng có một lần, trong lúc Nga đang vận động thành lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), trong các cuộc trao đổi công việc với Yevgeny Primakov (nguyên Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại, nguyên Thủ tướng Nga từ 9/98 đến 5/99 - L.Ivanshov là Chủ nhiệm Tổng cục Hợp tác Quân sự quốc tế trong các năm từ 1996-2001-ND), tôi (L. Ivanshov) dứt khoát đòi phải mời bằng được Ấn Độ tham gia SCO.
Người Trung Quốc đã gây rất nhiều khó khăn nhưng cuối cùng đã phải đồng ý, tuy với một điều kiện là Pakistan cũng sẽ được mời tham gia SCO –và chúng ta đã chấp nhận điều kiện đó.
Trên thực tế, chính cái tam giác Nga-Trung Quốc -Ấn Độ - nếu duy trì được sự cân bằng sức mạnh– thì đó sẽ là yếu tố địa- chính trị giữ ổn định cho toàn bộ khu vực Đại Âu-Á.
Chúng ta cần Ấn Độ chính bởi vì Ấn Độ là một nhân tố tạo sự cân bằng giữa Trung Quốc với Nga. Tôi muốn nhắc lại rằng Ấn Độ không chỉ là thành viên của SCO, Ấn Độ còn tham gia nhóm các nước BRICS (nhóm các nước có nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi-ND), và Delhi cùng chúng ta không có cách nào khác là phải cùng nhau duy trì mối quan hệ đa chiều trong các lĩnh hợp tác chiến lược và hợp tác địa- chính trị.
Sau đó nữa, đừng bao giờ quên rằng Ấn Độ đã cứu nhiều ngành công nghiệp quốc phòng của chúng ta- đặc biệt, ngành công nghiệp chế tạo xe tăng. Vào cuối những năm 1990, các nhà “dân chủ Nga” đã làm tất cả mọi việc cần thiết để ngành công nghiệp này của nước Nga sụp đổ hoàn toàn và chết hẳn.
Không có một đơn đặt hàng nào, nhà máy “Uralvagonzavod” thoi thóp- và khi đó những người Ấn Độ đã giang tay cứu chúng ta.
Hợp đồng đầu tiên cung cấp xe tăng T-90 cho Ấn Độ đã được ký từ năm 2001. Khi đó, New Delhi nhận 124 xe tăng thành phẩm và các bộ linh kiện- chi tiết - bộ phận đồng bộ để lắp ráp –tổng cộng 186 bộ.
Ấn Độ đã triển khai sản xuất hàng loạt xe tăng nội địa tại xí nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Heavy Vehicles Factory (HVF) ở Avadi, ở phía Đông- Nam nướcnày từ năm 2004. Tôi muốn nói thêm một chi tiết- vào tháng 4 năm 2019 vừa qua, Ấn Độ vẫn tuyên bố là sẵn sàng mua tới 464 xe tăng T-90MS trị giá 1,93 tỷ đô la của Nga.
Ấn Độ còn cứu nhiều ngành công nghiệp khác nữa của Nga–việc tên lửa “Kalibr” của chúng ta hiện giờ đang bay được,đó phần lớn là nhờ kết quả hợp tác Nga-Ấn Độ.
Tôi điểm lại để các vị nhớ rằng tên lửa chống hạm siêu âm Ấn Độ PJ-10 BrahMos là sản phẩm hợp tác của Tập đoàn khoa học- công nghiệp chế tạo máy (Nga) và Cơ quan các Nghiên cứu và Thiết kế quốc phòng (DRDO) của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, và hiện nay Ấn Độ và Nga lại đang hợp tác với nhau để chế tạo tên lửa siêu thanh phóng từ trên không (máy bay) BrahMos-2.
Không chỉ có thế, Ấn Độ đã tha thứ nhiều trò lừa đảo của chúng ta, trong đó có cả vụ tàu sân bay Vikramaditya. Hợp đồng mua bán và hiện đại hóa chiếc tàu tuần dương mang máy bay hạng nặng cũ mang tên “Đô đốc Gorshkov” này được ký với với Ấn Độ vào năm 2004.
Việc bàn giao tàu cho phía Ấn Độ theo kế hoạch sẽ phải hoàn thành trong năm 2008, nhưng các mốc thời gian đã bị lùi đi lùi lại hết lần này đến lần khác, chi phí cho hợp đồng đội lên. Kết quả là Ấn Độ đã phải trả tới 2,3 tỷ đô la và mãi đến năm 2013 mới nhận được con tàu này.
Phải ghi nhớ tất cả những điều này, và chúng ta cần phải làm việc và làm việc cùng với người Ấn Độ. Tôi đã cho rằng, vẫn và sẽ cho rằng: dù không làm căng thẳng quan hệ với Trung Quốc trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta vẫn cần phải tiếp tục duy trì sự cân bằng kiềm chế (Trung Quốc).
Trong vấn đề này- Ấn Độ là đồng minh chủ yếu của chúng ta.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Hệ thống EW Belarus vô hiệu hóa UAV Thổ tại Libya
(Vũ khí) - Máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ bị chặn đứng trên các vị trí của LNA bằng hệ thống tác chiến điện tử của Belarus chứ không phải của Nga.
Các cáo buộc chống lại Nga liên quan đến việc triển khai những hệ thống chiến tranh điện tử (EW) Krasukha-4 tới Libya để chống lại máy bay không người lái (UAV) của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya (GNA) đã được xác định là thiếu chính xác.
Điều này được làm sáng tỏ sau khi đại diện của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) công bố những bức ảnh khí tài khiến UAV của Ankara phải "bất động", hóa ra đây là sản phẩm của Belarus.
Căn cứ vào bức ảnh được chụp trong vùng lãnh thổ do Quân đội Quốc gia Libya kiểm soát, có thể nhận thấy các hệ thống tác chiến điện tử "Thunderstorm-S" đã được triển khai hoạt động.
He thong EW Belarus vo hieu hoa UAV Tho tai Libya

chia sẻ
Phóng to
Hệ thống tác chiến điện tử Thunderstorm-S do Belarus sản xuất hiện diện tại chiến trường Libya


Theo một số báo cáo, những tổ hợp EW này được giao trực tiếp không phải từ Belarus mà từ Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE, đặc biệt khi báo cáo chính thức cho biết Minsk trước đây đã cung cấp khí tài tương tự cho quốc gia Ả Rập này. Tuy nhiên, không có xác nhận chính thức về thông tin trên từ các đại diện của UAE.
Bên cạnh đó, người phát ngôn của Quân đội Quốc gia Libya còn tiết lộ thêm rằng những hệ thống EW trên đã có màn thể hiện thành công trong cuộc chiến chống lại máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ.
Không chỉ có vậy, chúng còn can thiệp vào hoạt động tấn công do các lực lượng vũ trang của Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya phát động, xác nhận bằng chứng rằng Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh của họ đã mất ít nhất 11 máy bay không người lái trong lãnh thổ Libya chỉ trong vài tuần qua.
Ngoài tổ hợp Thunderstorm-S triển khai dưới mặt đất, Belarus còn được cho là đã cung cấp trực tiếp những hệ thống tác chiến - gây nhiễu điện tử dạng pod treo ngoài Talisman để tích hợp cho tiêm kích MiG-29SM của Không quân Syria.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
Vũ khí thuê từ Nga thành "sát thủ thầm lặng" của Ấn Độ: Chế ngự mọi mối đe dọa từ kẻ gây hấn
Năng lực hải quân gia tăng, cùng các tàu ngầm tiên tiến có khả năng "tàng hình" cao hơn từ Trung Quốc đang tạo ra mối đe dọa lớn đối với Ấn Độ.
Chiến binh đáng gờm của Nga...
Theo tạp chí MW, tàu ngầm lớp Akula [định danh NATO] lần đầu tiên được đưa vào biên chế Hải quân Liên Xô năm 1984. Nó đại diện cho các tàu ngầm năng lượng hạt nhân đầu tiên của Liên Xô có thể trở thành đối thủ của tàu ngầm Mỹ ở khả năng sống sót và mức độ êm ái.
Mặc dù các tàu ngầm Liên Xô nắm giữ nhiều lợi thế như độ bền cao hơn, tốc độ nhanh hơn và vũ trang tốt hơn nhưng tàu ngầm Mỹ lại vượt trội về độ êm ái, khiến chúng khó bị phát hiện hơn.
Do đó, tàu ngầm lớp Akula đại diện cho một nhân tố "thay đổi cuộc chơi" trong cuộc đua vũ trang dưới lòng biển, nắm giữ những lợi thế tác chiến lớn trên các chiến trường truyền thống mà Liên Xô chiếm ưu thế, đồng thời thách thức lợi thế tàng hình của Mỹ.
Lý do Liên Xô chuyển hướng tập trung sang khả năng tàng hình một phần là nhờ thông tin tình báo do gián điệp nằm vùng trong Hải quân Mỹ những năm 1970. Để đạt được điều đó, các kỹ sư Liên Xô đã dựa vào hệ thống máy tính và các thiết bị mới nhập khẩu từ Nhật Bản và Thụy Điển. Những công nghệ này đã bổ sung cho thế mạnh hiện có của ngành đóng tàu Liên Xô.
Tàu ngầm lớp Akula vẫn giữ thân tàu bằng thép như các thiết kế trước của Liên Xô, mang lại cho nó khả năng sống sót cao hơn so với tàu ngầm Mỹ và được trang bị tên lửa hành trình Granat với tầm bắn trên 300km, có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật 200kt.
Mỗi tàu còn mang tới 40 ngư lôi và khi nổi lên trên mặt nước, nó có thể tạo ra mối đe dọa cho máy bay của đối phương bằng các ống phóng tên lửa hải-đối-không Igla-M. Khả năng tàng hình của các tàu ngầm lớp Akula còn được cải tiến hơn nữa, lên mức ngang ngửa với các tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ [vốn vượt trội các thiết kế cũ của phương Tây].
Vũ khí thuê từ Nga thành sát thủ thầm lặng của Ấn Độ: Chế ngự mọi mối đe dọa từ kẻ gây hấn - Ảnh 1.
Tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ. Ảnh: MW
Bên cạnh đó, nó có thể lặn sâu hơn 70% so với tàu lớp Los Angeles của Mỹ để bổ trợ cho khả năng tàng hình. Song, một số nguồn tin từ Mỹ cho rằng tàu lớp Los Angeles có lợi thế về cảm biến vượt trội.
Chương trình tàu ngầm lớp Akula là một trong số ít các chương trình vũ khí của Liên Xô không bị gián đoạn sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Trong khi cắt giảm các kế hoạch đóng mới tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu đổ bộ và sieu tàu sân bay, Hải quân Nga đã phát triển các phiên bản tinh vi hơn của Akula trong những năm 1990, với vũ khí vượt trội và khả năng tàng hình cải tiến.
Với chi phí 1,5 tỷ USD/tàu trong những năm 1990, việc các tàu ngầm lớp Akula được đầu tư tích cực, trong khi nhiều chương trình – từ tiêm kích tàng hình, tên lửa không-đối-không tới xe tăng chiến đấu chủ lực – phải đối mặt với sự cắt giảm quyết liệt, đã cho thấy giá trị của lớp tàu ngầm này trong mắt lực lượng vũ trang Nga.
... Đang giúp Ấn Độ chế ngự mối đe dọa từ "kẻ gây hấn"

Hạm đội tàu ngầm lớp Akula của Nga ngày nay vẫn tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các đối thủ tiềm năng của Moscow. Gói nâng cấp tích hợp tên lửa hành trình chống hạm Kalibr hiện đại đã khiến Akula trở nên nguy hiểm hơn nữa.
Tuy vậy, chi phí hoạt động đắt đỏ của hạm đội Akula trong lúc ngân sách quốc phòng Nga bị thu hẹp đã buộc nhiều tàu phải rút khỏi lực lượng tuyến đầu. 3 chiếc trong số chúng đã được chuyển đổi sang tàu ngầm tên lửa đạn đạo – một phương tiện mang lại hiệu quả chi phí và có thể củng cố khả năng răn đe chiến lược của Nga.
Vũ khí thuê từ Nga thành sát thủ thầm lặng của Ấn Độ: Chế ngự mọi mối đe dọa từ kẻ gây hấn - Ảnh 2.
Tàu ngầm INS Chakra của Ấn Độ. Ảnh: MW
Một chiếc khác được tân trang lại và cho Hải quân Ấn Độ thuê trong vòng 10 năm với tên gọi INS Chakra. Con tàu này được Hải quân Ấn Độ đưa vào biên chế tháng 4/2012 và dự kiến sẽ kéo dài thời hạn thuê.
Ấn Độ đã ký thỏa thuận trị giá 2 tỷ USD để thuê chiếc Akula thứ hai vào tháng 10/2016 và chiếc thứ ba vào tháng 3/2019 (hợp đồng trị giá 3 tỷ USD). Con tàu mới nhất được đặt tên là Chakra III và dự kiến sẽ được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ vào năm 2025. Những con tàu này đã giúp tăng cường đáng kể năng lực của Hải quân Ấn Độ.
Hải quân Ấn Độ hiện đang tích cực xây dựng năng lực tàu ngầm để đảm bảo sự thống trị của Hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng mối đe dọa đối với khu vực này. Theo các chuyên gia, điều này rất quan trọng vì năng lực hải quân của Trung Quốc đang gia tăng.
Trong khi đó, Hải quân Pakistan – kẻ thù truyền kiếp của Ấn Độ - cũng đang tích cực hiện đại hóa và mở rộng hạm đội tàu ngầm. Nước này đã bổ sung các tàu ngầm tuần tra mới mua từ Trung Quốc, cũng như nâng cấp lực lượng tàu ngầm mini cho lực lượng đặc nhiệm.
Do đó, trong bối cảnh hiện nay, việc có trong biên chế một mẫu tàu ngầm đáng gờm từ Nga sẽ hỗ trợ Hải quân Ấn Độ không nhỏ trong việc tăng cường năng lực để chế ngự mối đe dọa từ những kẻ gây hấn.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,638
Động cơ
138,330 Mã lực
F-16 lại rơi tan xác

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top