- Biển số
- OF-673778
- Ngày cấp bằng
- 18/6/19
- Số km
- 3,222
- Động cơ
- 138,330 Mã lực
Báo Trung Quốc: Tổ hợp tên lửa FD-2000 ngang ngửa với S-400
(Vũ khí) - 29/6/2020, Tòa soạn báo “Bình luận quân sự “ (Nga) đã cho đăng bào tổng hợp với tiêu đề trên, xin giới thiệu lại cùng bạn đọc .
Phần in nghiêng đậm trích nguyên văn bài báo trên Sohu là của báo “Bình luận quân sự”.
Trên Báo Sohu Trung Quốc mới xuất hiện một bài báo “vinh danh” “những thành tựu rất quan trọng mà (Trung Quốc) đã đạt được trong lĩnh vực chế tạo và xuất khẩu các hệ thống phòng không".
Bài báo này nhấn rất mạnh một chi tiết là nếu như trước đây Trung Quốc hoàn toàn phải mua các hệ thống tên lửa phòng không (của Nga), thì bây giờ nước này đã có thể cạnh tranh với chính Nga trên thị trường vũ khí thế giới.
Để chứng minh cho nhận định rằng Trung Quốc đã rất thành công trong việc xuất khẩu (các tổ hợp phòng không), tác giả bài báo trên Sohu nói trên đã dẫn một ví dụ- đó là tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 hiện đã được bán cho một số quốc gia trên thế giới với tên gọi là FD-2000.
Cho đến thời điểm hiện tại, những nước mua tổ hợp phòng không FD-2000 Trung Quốc là các quốc gia: Algeria, Ma - rốc, Turkmenistan và Uzbekistan. Theo một số nguồn khác, các tổ hợp này cũng đã được cung cấp cho Pakistan.
Trong khi đó, người Trung Quốc lại đang cố gắng “không nhấn mạnh” một thực tế là tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 ("Hồng Kỳ-9") lại chính là phiên bản phát triển (copy) từ tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Nga.
Có thể khẳng định ngay rằng cả HQ-9 và phiên bản xuất khẩu là FD-2000 của nó đều là "nhân bản" (đặc sắc) Trung Quốc từ tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Nga.
Thế mà bây giờ Sohu lại tỏ ra tự hào với việc là người Trung Quốc sau khi trên thực tế chỉ toàn “tiếp thu” các công nghệ của Nga giờ lại mang chính những công nghệ Nga đó tham gia vào thị trường thế giới nhưng với thương hiệu “Made in China”.
Về một số tính năng kỹ- chiến thuật của FD-2000
Cự ly đánh chặn mục tiêu tối đa- 200 km, độ cao - tới 30 km, số lượng tên lửa trên bệ phóng là 4 quả và thời gian triển khai trung bình là khoảng 6 phút. Tuy vậy, tổ hợp FD-2000 có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách không quá 120 km, diện tích bảo vệ là 125.000 km2.
Nhưng tác giả bài báo trên Sohu nói trên vẫn dám khẳng định là các phiên bản mới của FD-2000 có các tính năng kỹ- chiến thuật “ngang ngửa” với (các tính năng kỹ- chiến thuật của) S-400:
“Có hai lý do chính khiến FD-2000 được ưa chuộng ở Ma-rốc và một số quốc gia khác: (1) mặc dù những tổ hợp FD-2000 đầu tiên được coi là tổ hợp S-300 phiên bản Trung Quốc, nhưng khả năng tác chiến thực tế của nó cao hơn rất nhiều so với S-300.
Theo phân tích của các chuyên gia quân sự Phương Tây, khả năng tác chiến của FD-2000 của Trung Quốc tương đương với (khả năng tác chiến)của S-400 Nga. 92) Trong khi đó, nếu xét từ góc độ giá cả thì FD-2000 thậm chí còn rẻ hơn cả S-300” (chứ chưa nói tới S-400).
Chỉ có điều là Sohu không cho biết những vị "chuyên gia quân sự Phương Tây" cho rằng các tính năng kỹ- chiến thuật của các tổ hợp tên lửa phòng không FD-2000 (Trung Quốc) và S-400 (Nga) là "tương tự" nhau đó cụ thể là những vị chuyên gia nào.
Sohu cũng không hề giải thích lý do tại sao với một sự "tương tự" như được tuyên bố và “đáng mừng” như vậy của hai tổ hợp mà Trung Quốc lại chỉ thích mua chính S-400 của Nga.
(Vũ khí) - 29/6/2020, Tòa soạn báo “Bình luận quân sự “ (Nga) đã cho đăng bào tổng hợp với tiêu đề trên, xin giới thiệu lại cùng bạn đọc .
Phần in nghiêng đậm trích nguyên văn bài báo trên Sohu là của báo “Bình luận quân sự”.
Bài báo này nhấn rất mạnh một chi tiết là nếu như trước đây Trung Quốc hoàn toàn phải mua các hệ thống tên lửa phòng không (của Nga), thì bây giờ nước này đã có thể cạnh tranh với chính Nga trên thị trường vũ khí thế giới.
Để chứng minh cho nhận định rằng Trung Quốc đã rất thành công trong việc xuất khẩu (các tổ hợp phòng không), tác giả bài báo trên Sohu nói trên đã dẫn một ví dụ- đó là tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 hiện đã được bán cho một số quốc gia trên thế giới với tên gọi là FD-2000.
Cho đến thời điểm hiện tại, những nước mua tổ hợp phòng không FD-2000 Trung Quốc là các quốc gia: Algeria, Ma - rốc, Turkmenistan và Uzbekistan. Theo một số nguồn khác, các tổ hợp này cũng đã được cung cấp cho Pakistan.
Trong khi đó, người Trung Quốc lại đang cố gắng “không nhấn mạnh” một thực tế là tổ hợp tên lửa phòng không HQ-9 ("Hồng Kỳ-9") lại chính là phiên bản phát triển (copy) từ tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Nga.
Có thể khẳng định ngay rằng cả HQ-9 và phiên bản xuất khẩu là FD-2000 của nó đều là "nhân bản" (đặc sắc) Trung Quốc từ tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Nga.
Thế mà bây giờ Sohu lại tỏ ra tự hào với việc là người Trung Quốc sau khi trên thực tế chỉ toàn “tiếp thu” các công nghệ của Nga giờ lại mang chính những công nghệ Nga đó tham gia vào thị trường thế giới nhưng với thương hiệu “Made in China”.
Về một số tính năng kỹ- chiến thuật của FD-2000
Cự ly đánh chặn mục tiêu tối đa- 200 km, độ cao - tới 30 km, số lượng tên lửa trên bệ phóng là 4 quả và thời gian triển khai trung bình là khoảng 6 phút. Tuy vậy, tổ hợp FD-2000 có khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách không quá 120 km, diện tích bảo vệ là 125.000 km2.
Nhưng tác giả bài báo trên Sohu nói trên vẫn dám khẳng định là các phiên bản mới của FD-2000 có các tính năng kỹ- chiến thuật “ngang ngửa” với (các tính năng kỹ- chiến thuật của) S-400:
“Có hai lý do chính khiến FD-2000 được ưa chuộng ở Ma-rốc và một số quốc gia khác: (1) mặc dù những tổ hợp FD-2000 đầu tiên được coi là tổ hợp S-300 phiên bản Trung Quốc, nhưng khả năng tác chiến thực tế của nó cao hơn rất nhiều so với S-300.
Theo phân tích của các chuyên gia quân sự Phương Tây, khả năng tác chiến của FD-2000 của Trung Quốc tương đương với (khả năng tác chiến)của S-400 Nga. 92) Trong khi đó, nếu xét từ góc độ giá cả thì FD-2000 thậm chí còn rẻ hơn cả S-300” (chứ chưa nói tới S-400).
Chỉ có điều là Sohu không cho biết những vị "chuyên gia quân sự Phương Tây" cho rằng các tính năng kỹ- chiến thuật của các tổ hợp tên lửa phòng không FD-2000 (Trung Quốc) và S-400 (Nga) là "tương tự" nhau đó cụ thể là những vị chuyên gia nào.
Sohu cũng không hề giải thích lý do tại sao với một sự "tương tự" như được tuyên bố và “đáng mừng” như vậy của hai tổ hợp mà Trung Quốc lại chỉ thích mua chính S-400 của Nga.
Nhip Cau Dau Tu - The BusinessReview - Tạp chí kinh doanh uy tín hàng đầu
Tạp chí đầu tư doanh nghiệp, chứng khoán, cổ phiếu. Tin nhanh kinh tế đầu tư online, tạp chí doanh nghiệp, bất động sản, đầu tư các vấn đề kinh tế, lãi suất
baodatviet.vn