[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
X-47B bị cắt khả năng tấn công
(Vũ khí) - Ra đời với kỳ vọng trở thành máy bay tấn công không người lái (UCAV) đa năng, tuy nhiên Mỹ đã gây bất ngờ khi thay đổi nhiệm vụ chính của X-47B.

Theo Forbes, ban đầu X-47B được thiết kế là dòng UCAV trên hạm đầu tiên của Hải quân Mỹ được ứng dụng công nghệ tàng hình, nhưng sau một thời gian thử nghiệm, nhà sản xuất và quân đội Mỹ đã quyết định thay đổi nhiệm vụ cho máy bay không người lái này.
X-47B bi cat kha nang tan cong
X-47B thử nghiệm khả năng phối hợp cùng tiêm kích F/A-18.
Cụ thể, thay vì thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tấn công, X-47B giờ đây đã được thay một vài thiết kế để chuyên thược hiện nhiệm vụ trinh sát. Không rõ nguyên nhân nào khiến Mỹ đột ngột thay đổi nhiệm vụ của X-47B.
Nhưng theo một số nguồn tin, có thể trong các cuộc thử nghiệm, khả năng chiến đấu của X-47B đã không đáp ứng được yêu cầu từ biên đội tấn công của tàu sân bay Mỹ. Vì vậy quyết định sửa đổi đã được thực hiện.
X-47B được ứng dụng những công nghệ tàng hình tiên tiến nhất cả về công nghệ thiết kế khí động học và vật liệu. Toàn bộ 2 khoang vũ khí của X-47B đều được thiết kế nằm trong thân để có thể tăng cường tối đa khả năng tàng hình.
Với tải trọng vũ khí mang theo tới 2.000 kg, bao gồm các loại bom và tên lửa hàng không tiên tiến, X-47B có thể tiêu diệt những mục tiêu của đối phương và trở về tàu sân bay một cách an toàn.
Giới chuyên gia cho rằng, rất có thể sau khi được hoán cải thành máy bay trinh sát, hai khoang vũ khí trong thân của máy bay này sẽ được tích hợp hệ thống trinh sát chuyên dụng để phát hiện những mục tiêu ở tầm xa hoặc những nơi nguy hiểm nếu thực hiện bằng máy bay có người lái.
Theo yêu cầu của Hải quân Mỹ, chiếc UAV trinh sát thế hệ mới phải có khả năng hoạt động trong không trung từ 11 – 14 giờ với đầy đủ vũ khí trang bị, các bộ khí tài trinh sát quang điện tử, radar hoặc nhiên liệu để có thể nạp cho các phương tiện bay khác trên không.
Tính năng kỹ chiến thuật của máy bay phải được mở rộng bằng giải pháp module hóa các thiết kế. Trong điều kiện cần thiết các UAV có thể mang theo thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống chuyển tải thông tin và các bộ khí tài trinh sát.
X-47B đã đáp ứng được toàn bộ những yêu cầu trên. Tuy nhiên, hiện không rõ quá trình sản xuất loạt với máy bay này và thời điểm tàu sân bay Mỹ chính thức được trang bị máy bay X-47B.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Sự thật Nhật bỏ hệ thống phòng thủ tỷ USD với Mỹ
(Vũ khí) - Theo Asian Nikkei Review, Bộ Quốc phòng Nhật có thể phải chi 1,89 tỷ USD và mất nhiều năm để khắc phục sự cố hệ thống đẩy của lá chắn Aegis Ashore.

Giới lãnh đạo quốc phòng Nhật Bản vừa phát hiện lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ và Nhật hợp tác sản xuất có thể khiến thỏa thuận quốc phòng trị giá hàng tỷ USD bị hủy bỏ.
Su that Nhat bo he thong phong thu ty USD voi My
Hệ thống Aegis Ashore.
Nhật Bản đã quyết định hợp tác cùng Mỹ phát triển hệ thống phòng thủ Aegis Ashore trị giá 4,2 tỷ USD. Nhưng mới đây Tokyo mới phát hiện những hệ thống đẩy của những quả đạn thuộc hệ thống này có thể rơi xuống theo một vòng cung rộng hơn nhiều so với các ước tính trước đó.
Chính vì vậy phần đẩy của tên lửa có thể gây nguy hiểm lớn cho các khu dân cư gần đó ở tỉnh Yamaguchi và Akita, nơi đặt hệ thống. Các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản chỉ biết về sai sót trước khi thông báo cho bộ trưởng Kono.
Trong cuộc họp tại văn phòng Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 3/8, Bộ trưởng Taro Kono nổi cáu với cấp dưới khi nói rằng: "Tại sao không phát hiện ra điều đó sớm hơn?".
Dù lỗ hổng được Nhật Bản tiết lộ chỉ là phần đẩy của tên lửa gây nguy hiểm của dân cư gần đó nhưng CNN dẫn nguồn tin quân sự Mỹ tiết lộ một số thông tin đã cho thấy một sự thật khác khiến thỏa thuận tỷ đô với Mỹ có nguy cơ bị đổ vỡ.
Theo nguồn tin này, tính đến đầu năm 2019, đạn tên lửa SM-3 Block IIA (vũ khí của hệ thống Aegis Ashore) đã thử nghiệm 5 lần nhưng chỉ 1 lần trong số đó tên lửa đánh chặn thành công mục tiêu.
Chính vì vậy, thay vì dùng đạn SM-3 Block IIA như kế hoạch bản đầu, nhiều khả năng Nhật sẽ chuyển sang mua tên lửa đa năng SM-6 cũng của Mỹ.
Để hoàn thành nhiệm vụ kép (phòng thủ và chống hạm), SM-6 được tích hợp hệ thống kết nối mạng và radar dò tìm chủ động, được thiết kế để tấn công các mục tiêu ngoài tầm quan sát radar của tàu.
Sử dụng hệ thống tác chiến kiểm soát hỏa lực hỗn hợp của hải quân, một tàu chiến lớp Aegis có thể tấn công các mục tiêu ngoài đường chân trời nhờ dùng dữ liệu chỉ thị mục tiêu từ máy bay cảnh báo sớm E-2D.
Phạm vi hoạt động của một radar dải tần S trên chiến hạm lớp Aegis đạt khoảng 402,3 km đối với mục tiêu bay ở độ cao 9,1 km. Trong trường hợp mục tiêu bay thấp hơn, tầm dò của radar cũng bị thu hẹp và đây chính là lúc máy bay cảnh báo sớm E-2D phát huy tác dụng.
Nhà sản xuất Mỹ cho rằng, tầm bắn của tên lửa SM-6 còn có thể vượt qua phạm vi 402 km. Đầu đạn của SM-6 tương đối nhỏ, nhưng với khả năng đánh chặn được tên lửa đạn đạo, SM-6 hoàn toàn đủ sức tiêu diệt chiến hạm của đối phương chỉ sau một lần bắn trúng.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
'Đạn xuyên giáp Đức không xuyên thủng tăng Nga'
(Vũ khí) - Đó là nhận định của trang Army Recognition khi nói về quyết định của Mỹ mua số lượng đạn xuyên giáp DM53 do Đức sản xuất nhằm đối phó với tăng Nga.

Bộ Tư lệnh Hợp đồng Quân đội Mỹ dự định trao hợp đồng cung cấp đạn xuyên giáp với nhà sản xuất vũ khí Đức Rheinmetall.
"Hiện nay 2 bên đang tiến hành đàm phán để mua sắm một số lượng gần 100 hộp đạn xuyên giáp DM53 đường kính 120mm x chiều dài 570mm và một lượng số lượng lớn đạn DM53A1 đường kính 90mm x chiều dài 570mm", thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 6/8 cho biết.
'Dan xuyen giap Duc khong xuyen thung tang Nga'
Xe tăng Mỹ.
Theo Army Recognition, lý do chính khiến Mỹ phải mua đạ xuyên giáp Đức là nhằm đối phó với lực lượng tăng thiết giáp Nga khi những loại đạn do Mỹ sản xuất bị cho là không đủ mạnh để có thể xuyên thủng được những lớp giáp siêu chắc chắn trên những cỗ tăng T-90 và T-14.
Mục đích mua đạn DM53 đã khá rõ ràng và điều này cho thấy Mỹ ngày càng phục thuộc vào công nghệ vũ khí của đồng minh khi tìm cách đối phó với sức mạnh quân sự Nga.
Bởi trước khi thông báo mua đạn xuyên giáp Đức, Mỹ cũng đã công khai mua hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống phòng thủ chủ động (APS) dùng cho xe tăng do Israel sản xuất. Không quân Mỹ cũng đã mua số lượng lớn rocket thông minh do Anh sản xuất...
Tuy nhiên giữa mục đích mua và chuyện vũ khí có đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ không lại là chuyện khác bởi theo chuyên gia của Army Recognition, hệ thống giáp ERA trên T-90 và T-14 Nga có thể chống lại được hầu hết các loại pháo chống tăng được quân đội các nước NATO sử dụng bao gồm cả đạn chống tăng xuyên giáp thế hệ mới DM53 và DM63 do hãng Rheinmetall của Đức phát triển.
Điều này cũng tương tự với các loại tên lửa chống tăng có điều khiển với các đầu đạn chống tăng có liều nổ cực manh của NATO bị đánh giá chưa có cách nào để xuyên thủng lớp giáp chắc chắn trên xe tăng Nga.
Trong khi đó phần đuôi của T-14 cũng được trang bị lớp giáp lồng bảo vệ, lớp giáp này cũng do NII Stali phát triển giúp ngăn chặn từ 50-60% sức mạnh hỏa lực từ các súng phóng lựu chống tăng.
Nền tảng khung gầm hạng nặng Armata được sử dụng để phát triển nên T-14 cũng được trang bị lớp giáp bảo vệ bằng hợp kim gốm do công ty EVZ-Ceramics của Nga chế tạo.
Andrey Nikitin, người đứng đầu bộ phận phát triển hợp kim gốm của EVZ-Ceramics cho hay công ty này đang hoàn tất việc phát triển và thử nghiệm loại vật liệu mới được sử dụng làm giáp bảo vệ cho khung gầm Armata với nhiều ưu điểm vượt trội hơn các loại hợp kim thông thường.
Theo lời ông này, những tấm giáp bảo vệ bằng hợp kim gốm mới không chỉ được trang bị trên những chiếc xe tăng T-14 mà còn cả trên xe chiến đấu bộ binh T-15, Kurganets-25, Bumerang và cả T-90. Với gói trang bị này thì việc Mỹ mua đạn DM53 để xuyên thủng tăng Nga là nhiệm vụ cực khó.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ mua Arrow 2 của Israel sửa lỗi Patriot
(Vũ khí) - Mỹ và Israel vừa phối hợp thử thành công hệ thống phòng thủ Arrow 2 - vũ khí được đánh giá sở hữu những khả năng hơn hẳn Patriot.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Israel cho biết, buổi bắn thử nghiệm được thực hiện hôm 12/8 với sự tham gia của Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ.
Chi tiết về kết quả thử nghiệm được bảo mật nhưng theo một số nguồn tin, quả tên lửa đánh chặn của Arrow 2 đã bay gần đạt Mach 9 và đánh chặn thành công mục tiêu trên Địa Trung Hải.
Cuộc thử nghiệm hôm 12/8 là lần thứ 4 từ năm 2014 đến nay, Mỹ và Israel đã phối hợp thử nghiệm hệ thống đánh chặn Arrow 2.
My mua Arrow 2 cua Israel sua loi Patriot
Hệ thống phòng thủ Arrow 2.
Phòng thủ Israel đã vận hành hệ thống tên lửa siêu thanh Arrow 2 từ năm 2000. Vũ khí này được thiết kế để hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất.
Hệ thống tên lửa Arrow 2 có tầm bắn tối đa 93 dặm (khoảng 150km) và tốc độ tối đa Mach 9. Đặc biệt tỷ đánh trúng mục tiêu của Arrow 2 được đánh giá đạt trên 90%.
Có thể chính những khả năng của vũ khí này là nguyên nhân khiến Mỹ quyết định mua của Israel hệ thống Arrow 2 cùng với Vòm sắt và Arrow 3 để lấp vào chỗ trống vũ khí phòng thủ của nước này đang tạo ra.
Theo kế hoạch sử dụng loạt vũ khí phòng thủ Israel của Mỹ, Iron Dome sẽ được sử dụng như một giải pháp phòng không tầm ngắn. Nó sẽ hỗ trợ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo THAAD chặn và tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung bình.
Trong khi đó, Arrow 2 sẽ đảm nhận nhiệm vụ đánh chặn những mục tiêu ở giữa tầm trung và cao. Theo nhận định của một số chiến lược gia, không phải ngẫu nhiên Mỹ lại hào phóng với Israel như vậy - một quốc gia đồng minh đang sở những công nghệ quốc phòng hàng đầu thế giới hiện nay.
Và đây rất có thể là cách Mỹ tiếp cận với công nghệ đỉnh cao của Israel thông qua hình thức viện trợ kinh phí, hợp tác và người Mỹ bắt đầu hưởng trái ngọt khi cả Iron Dome, David’s Sling, Arrow 2 và Arrow 3 đều hoàn thành xuất sắc các cuộc thử nghiệm và đã chứng minh được sức mạnh trong thực chiến.
Tăng cường cho Iron Dome trong quân đội Mỹ là tổ hợp David’s Sling. Theo thiết kế, cả hai hệ thống này đều là trợ thủ đắc lực cho Arrow 2 và Arrow 3.
Vì vậy, cả 4 hệ thống phòng thủ đình đám do Israel sản xuất đều năm trong dánh sách mua sắm của Mỹ.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Kính quang học chiến thuật EOTech
(Vũ khí) - EOTech được biết đến nhiều nhất trong giới công nghệ quân sự toàn cầu vượt hẵn các đối thủ khác như Holosun, Aimpoint, Trijicon, Ameriglo và ATN.

Công ty EOTech xuất thân từ Viện Nghiên Cứu Môi Trường (Environmental Research Institute of Michigan – ERIM) của đại học tiểu bang Michigan tại thành phố Ann Arbor vào năm 1972, chuyên đề về nghiên cứu quân sự và môi trường, góp phần phát triển các ứng dụng viễn thám, radar và hình ba chiều. Công ty hiện là thành viên của tập đoàn L3Harris và tiếp thu toàn các công nghệ tầm nhiệt, hồng ngoại và laze điểm của hai công ty ITT và Litton.
Kinh quang hoc chien thuat EOTech
Điểm nhấn của các trang thiết bị do EOTech sản xuất gồm: kính quang học chiến thuật 3-D Holographic với tầm ngắm bắt đầu từ 25m cho đến gần 500m với mức điều chỉnh ánh sáng (nhân tạo) trong kính hầu hỗ trợ cho mọi môi trường tác chiến. Kính quang học chiến thuật 3-D được trang bị cho các công tác cần nắm bắt mục tiêu thật nhanh, môi trường ánh sáng yếu hay tương phản và trong môi trường chiến đấu khắc nghiệt. Các kính quang học chiến thuật EOTech còn được trang bị cho các mẫu súng trung liên hạng nhẹ mẫu SAW, trung liên tiêu chuẩn (LMG) và đại liên (HMG). Kính quang học Holographic cho phép nắm bắt mục tiêu với 2 mắt mở và trường hợp nếu kính có vở một phần thì điểm ruồi quang học (đỏ hay xanh) sẽ di dời đến phần kính không bể, cho phép chiến sỹ tiếp tục chiến đấu với hệ thống kính đó.
Ngoài ra, công ty EOTech còn sản xuất một mẫu kính quang học thế hệ mới mang tên thương mãi VUDU. VUDU là một mẫu kính dành riêng cho lính thiện xạ, trang bị cho các súng trường quân đội. Riêng các kính quang học công nghệ tầm nhiệt LWTS-LR (tầm đạt 2.500m) và CRATOS (tầm đạt 700m) với kỹ năng zoom mục tiêu 4x. Riêng mẫu kính CRATOS còn được trang bị công nghệ điểm laze nhằm hổ trợ cho các kính hồng ngoại.
Về các kính quang học công nghệ hồng ngoại, EOTech tiếp thu các công nghệ nhìn đêm từ ITT và Litton và đã cho ra đời thế hệ kính 4 mắt có tên gọi là Ground Panoramic Night Vision Goggle hay nói gọn là GPNVG-18 triển khai công nghệ phốt pho trắng. Đây là mẫu kính hồng ngoại loại “khủng” có cân nặng 800gram và mẫu kính hồng ngoại này giúp các chiến sỹ quang sát hiện trường với gốc độ rộng 97 độ.
Kinh quang hoc chien thuat EOTech
Vào cuối năm 2008, Bộ Quốc phòng Mỹ đã bắt đầu đưa vào sử dụng thử nghiệm loại kính nhìn đêm hồng ngoại thế hệ thứ 3++, sử dụng phốt pho trắng (white phosphor). Với mục đích nhằm tăng cường tầm nhìn khi sử dụng kính nhìn đêm, thấy rõ được nhiều chi tiết hơn so với kính phốt pho xanh truyền thống. Đồng thời, ánh sáng xám xanh của phốt pho trắng sẽ giúp người sử dụng đỡ mỏi mắt hơn khi dùng trong thời gian dài. Kính nhìn đêm công nghệ phốt pho trắng là một thiết bị mới trên chiến trường hiện đại, giúp tăng cường tầm nhìn đêm, thấy rõ các chi tiết không được chiếu sáng. Đây là một cuộc cách mạng trong khoa học công nghệ quân sự. Trong thời gian tới có lẽ chúng ta sẽ được thấy loại kính xanh truyền thống sẽ dần được thay thế bởi loại kính phốt pho trắng này.
Về thiết bị điểm laze trang bị trên súng thì mẫu AN/PEQ-15 rất là quen thuộc với các đơn vị đặc nhiệm Hoa Kỳ, NATO và các nước đồng minh, từ tiêu chuẩn Mil-spec Hoa Kỳ, AN/PEQ-15 được trắc nghiệm cho mức bền và sức chịu đựng của các loại chiến trường.
Công ty EOTech sẽ tham dự cuộc hội thảo Vietnam International Defence Expo 2020 tại phi trường Gia Lâm vào tháng 12 năm 2020 và sẽ đem một số kính quang học chiến thuật hiện đại đến trình bày. Các đơn vị xử dụng (end-user) muốn có cơ hội tiếp cận trang thiết bị EOTech của Hoa Kỳ xin vui lòng đến gặp chúng tôi tại 3 ngày hội thảo quốc phòng này.
Executive Decision Export Services Group hay EDES Group, là tập đoàn kinh doanh và thương mãi quốc tế được hình thành dưới luật pháp của liên bang Hoa Kỳ và tuân thủ các quy định ITAR với mục đích môi giới và tư vấn về xuất khẩu theo cơ chế DCS, FMS, EDA và chuyển giao công nghệ Hoa Kỳ và phương Tây đang được dùng bởi các đơn vị nghiệp vụ chuyên môn của ngành an ninh, cảnh sát và quốc phòng. Vào năm 2009, công ty EDES Group đã thành công sau một thời gian lâu dài vận động chính trị hành lang cho việc tháo gở lệnh cấm xuất khẩu trực thăng quân sự đặc biệt là mẫu UH-1 và các phiên bản sau này, cho Việt Nam.
Hiện nay công ty EDES Group là đại diện cho nhiều công ty và tập đoàn Hoa Kỳ về vũ khí, máy bay quân sự, tàu quân sự lớp khinh hạm mẫu FFG (X), tất cả đạn NATO, khí tài, trang thiết bị công cụ an ninh và quốc phòng cho thị trường Việt Nam.
Công ty EDES Group và các công ty vũ khí và công nghệ quốc phòng của Hoa Kỳ như EOTECH (kính quang học chiến thuật), Colt (súng trường quân sự và súng ngắn), US Ordnance Defense Systems (súng phóng lựu 40ly liên thanh, súng trung liên và đại liên), Remington Arms Corporation (súng trường quân sự và súng ngắn), Barrett Firearms (súng thiện xạ tầm xa), LMT (súng phóng lựu 40ly), Pyrotechnics Specialties, Inc. (lựu đạn 40ly) đã đề xuất và đang chờ quyết định của Bộ Quốc Phòng Việt Nam về 3 ngày phép để trình bày kỷ năng các vũ khí mới của Hoa Kỳ tại trường bắn quốc gia Miếu Môn ngay sau khi tham dự cuộc hội thảo quốc phòng Vietnam International Defence Expo 2020. Các đơn vị xử dụng (end-user) muốn có cơ hội tiếp cận các vũ khí và khí tài quân sự thế hệ mới của Hoa Kỳ xin vui lòng ghi danh.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực

B-52 và AGM-183A: Bộ đôi tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ
(Vũ khí) - Với tầm bay rất xa của B-52 và tốc độ siêu thanh của AGM-183A, không quân Mỹ đang nâng cao khả năng tấn công nhanh toàn cầu.

Trang mạng The Drive đưa tin, Lực lượng Không quân Mỹ mới đây đã hoàn thành cuộc thử nghiệm khí động học chung của máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress với một cặp tên lửa không đối đất siêu thanh AGM-183A (tức “Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không” - Air-launched Rapid Response Weapon - ARRW).
The Drive cho biết, có lẽ là hệ thống điều khiển đã được thử nghiệm trên một nguyên mẫu tên lửa, còn “Phương tiện đo lường vũ khí - Instrumented Measurement Vehicle 2 (IMV-2) được thử nghiệm trên nguyên mẫu thứ hai.
Trang mạng của Mỹ lưu ý rằng, cuộc thử nghiệm này không liên quan đến vụ phóng tên lửa từ máy bay khác, được thực hiện vào ngày 8 tháng 8 tại Căn cứ Không quân Edwards (Edwards Air Force Base - Edwards AFB) ở California.
Cuộc thử nghiệm tiếp theo, theo The Drive, liên quan đến việc phóng AGM-183A với B-52H Stratofortress.
B-52 va AGM-183A: Bo doi tan cong nhanh toan cau cua My
Phóng tên lửa AGM-86B từ máy bay ném bom chiến lược B-52H ở bãi thử ở Utah
Hồi tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói về tên lửa không đối đất siêu thanh AGM-183A và gọi nó là "siêu tên lửa". Sau đó, giới truyền thông đã chế nhạo điều này và gọi đó là “siêu tên lửa của Trump”.
Được biết, chuyến bay đầu tiên của AGM-183A với B-52H Stratofortress diễn ra vào ngày 12 tháng 6 năm 2019 tại Căn cứ Không quân Edwards. Khi đó, không quân Mỹ đã thử nghiệm theo dõi tác động rung và chống lực cản không khí lên vũ khí và hệ thống treo bên ngoài máy bay.
Chương trình ARRW là một dự án được không quân Mỹ triển khai nhằm chế tạo vũ khí siêu thanh mang đầu đạn thông thường cho máy bay chiến đấu. Hệ thống vũ khí được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu nhạy cảm, quan trọng trong thời gian cực ngắn, khiến kẻ địch trở tay không kịp.
Tên lửa AGM-183A có tốc độ tối đa lên tới 20 Mach, tầm bắn khoảng 900 km. Loại vũ khí này được thiết kế để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của kẻ thù tiềm tàng. Theo giới chức lãnh đạo không quân Mỹ, dự kiến đến năm 2022 tên lửa sẽ sẵn sàng hoạt động.
Được biết, các tên lửa AGM-183A cũng sẽ được triển khai trên máy bay ném bom B-1B Lancer. Với tầm bay rất xa của B-1B và B-52, cùng với các căn cứ quân sự ở khắp thế giới, các máy bay ném bom chiến lược này sẽ cung cấp cho không quân Mỹ khả năng tấn công nhanh trên phạm vi toàn cầu.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Trung Quốc có bao nhiêu xe tăng?
(Lực lượng vũ trang) - Xin giới thiệu một số thông tin gần đây nhất về lực lượng tăng- thiết giáp Quân đội Trung Hoa (PLA) qua bài viết của chuyên gia quân sự Nga Kirill Ryabov.

Bài đăng trên ‘Bình luận quân sự” (Nga) ngày 17/7/2020:
Trung Quoc co bao nhieu xe tang?
Xe tăng "Type 59" trong một cuộc duyệt binh. Ảnh: Wikimedia Commons
Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là một trong những quân đội có quân số đông nhất trên thế giới. Lực lượng tăng- thiết giáp rất đông đảo có vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng tác chiến và tiềm lực tổng thể của PLA.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, PLA từ lâu đã trở thành quân đội hàng đầu thế giới nếu tính theo tiêu chí số lượng xe tăng đang có trong các đơn vị chiến đấu. Tuy nhiên, cơ cấu của phương tiện kỹ thuật tăng thiết giáp PLA có một số điểm rất riêng biệt, và vì thế nên không phải lúc nào lượng cũng có thể biến thành chất.
Nhiều xe tăng nhất thế giới
Không có số liệu chính thức nào về số lượng xe tăng của PLA được công bố.Tuy nhiên, nhiều ước tính khác nhau cùng với các tin tức tình báo từ nhiều nguồn v.v.cho phép chúng ta có một bức tranh sơ bộ về chủ đề này.
Có một sự dao động khá lớn giữa các nguồn số liệu, nhưng trong mọi trường hợp, dù căn cứ vào nguồn nào thì cũng phải thừa nhận là PLA có một số lượng tăng- xe thiết giáp khổng lồ.
Trong một bài báo mới được đăng tải gần đây về Bộ đội tăng PLA, tạp chí Mỹ The National Interest (NI) có viết rằng PLA hiện đang có 6.900 xe tăng tại các đơn vị chiến đấu (để gây ấn tượng, con số trên đã được làm tròn lên đến 7.000).
Một cuốn sách tra cứu rất có uy tín có tiêu đề The Military Balance 2020 (“Cán cân quân sự 2020”) do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) xuất bản dẫn một con số khiêm tốn hơn – có 5.850 xe tăng các kiểu đang được khai thác, không tính tới những xe tăng đang được bảo quản niêm cất.
Trung Quoc co bao nhieu xe tang?
Các xe tăng "Type 88A" trong lễ khai mạc Hội thao Quân sự Quốc tế-2018. Ảnh: Bộ Quốc phòng LB Nga
Và như vậy, ngay cả theo những ước tính dè dặt nhất, Trung Quốc vẫn vượt trội so với các nước phát triển khác về số lượng xe tăng. Cụ thể, theo IISS, Nga hiện có 2.800 xe tăng “trực chiến” và hơn 10.000 chiếc đang được niêm cất.
Lục quân Mỹ có gần 2.400 xe tăng trực chiến và 3.300 xe tăng đang niêm cất bảo quản trong các kho. Như vậy, tổng số xe tăng hiện có trong trang bị Mỹ và Nga cộng lại vẫn ít hơn so với tổng số xe tăng Trung Quốc.
Thống nhất trong đa dạng
Vẫn theo các số liệu của The Military Balance 2020, PLA hiện đang khai thác 6 kiểu và 10 biến thể xe tăng.
Trong trang bị của PLA vừa có những xe tăng đã quá lạc hậu “sinh” từ những năm 50 thế kỷ trước, lại vừa có những mẫu xe tăng mới nhất vừa được đưa vào sản xuất hàng loạt cách đây không lâu.
Nhưng về cơ bản, lực lượng chủ yếu của bộ đội tăng- thiết giáp PLA, tính cả theo số lượng và chất lượng, là các xe thiết giáp ở độ tuổi “trung niên”.
Trong các đơn vị chiến đấu, đến giờ vẫn còn các xe tăng hạng trung "Type 59" một số biến thể. Tăng “Type 59” được đưa vào trang bị vào cuối những năm 50 và được sản xuất cho đến giữa những năm 80.
Dù đã qua nhiều đợt hiện đại hóa liên tục, nhưng những chiếc xe tăng này đã quá lạc hậu. Theo các số liệu của IISS, đến thời điểm hiện tại, số lượng “Type 59” đã giảm xuống chỉ còn 1.500-1.600 chiếc. Số liệu của NI trích dẫn là số liệu cũ - khoảng 2.900 xe tăng.
Trong biên chế Bộ đội tăng PLA còn đang có tới 200 xe tăng “Type 79”- những biến thể hiện đại hóa khác nhau từ tăng “Type 59”.
Do đã lạc hậu và quá cũ, những chiếc xe tăng này chủ yếu được sử dụng cho nhiệm vụ huấn luyện. Một số phận tương tự cũng đang chờ các xe tăng chủ lực cũ "88A / B" với khoảng 300 xe.
Trung Quoc co bao nhieu xe tang?
Tăng "Type 96A" tại Tank Biathlon, 2014. Ảnh: Vitalykuzmin.net
Lực lượng nòng cốt của Bộ đội tăng PLA là 2.500 xe tăng chủ lực “Type 96” và “Type 96A”. Xe tăng "Type 96" được thiết kế trong những năm 90 và bắt đầu được đưa vào trang bị năm 1997. Theo những số liệu đã biết, những xe tăng kiểu này vẫn đang được tiếp tục sản xuất.
Xe tăng thế hệ ba là các xe tăng “Type 99” và “Type 99A” với tổng số gần 1.100 xe. Chúng được đưa vào trang bị từ năm 2001 và vẫn đang tiếp tục được đưa vào trang bị.
Nếu xét theo các tính năng kỹ- chiến thuật, “Type 99A” là loại xe tăng chủ lực tốt nhất của Trung Quốc vào thời điểm hiện tại và có thể cạnh tranh với một số mẫu xe tăng hiện đại của nước ngoài.
Mấy năm trước đây, Trung Quốc bắt đầu triển khai sản xuất xe tăng “hạng nhẹ" “Type 15". Kiểu xe tăng này được thiết kế để tác chiến tại khu vực vùng núi và khu vực địa hình sa mạc, nơi những xe tăng chủ lực hạng nặng không thể hoạt động. The Military Balance cho rằng hiện PLA đã có khoảng 200 xe tăng như vậy.
Các con số và tỷ lệ
Không khó để tính toán được tỷ lệ của kiểu xe tăng này hoặc kiểu xe tăng khác trong tổng số xe tăng của PLA. Cụ thể, có khoảng 25-27 % là các xe tăng đã lạc hậu "Type 59" với số lượng lên đến 1.600 chiếc.
Nếu như chấp nhận những ước tính táo bạo hơn về kiểu xe tăng này, thì tỷ lệ của chúng trong tổng số tăng PLA sẽ lên tới 42%. Tỷ lệ các xe tăng mới hơn so với “Type 59” là "Type 79" và "Type 88" ít hơn nhiều lần - chúng chỉ chiếm trên dưới 8,5%.
Trung Quoc co bao nhieu xe tang?
Kiểu xe tăng mới nhất của PLA- "Type 96B". Ảnh: Vitalykuzmin.net
Lý do để (PLA) lạc quan là sự hiện diện của 2.500 xe tăng chiến đấu chủ lực "Type 96" hiện đại với hai biến thể. Chúng chiếm gần 43% tống số xe tăng.
Xe tăng mới hơn cả là "Type 99" chiếm gần 19% tổng số. Kiểu xe tăng "Type 15" mới nhất chiếm tỷ lệ chưa đáng kể. Tuy nhiên, chúng lại lấp đầy “một phân khúc” quan trọng đã bị bỏ trống trong nhiều năm nay, và giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt.
Cần phải lưu ý rằng tổng số xe tăng trong PLA và tỷ lệ các kiểu xe tăng từng kiểu cụ thể liên tục thay đổi. Những xe tăng lạc hậu và hết niên hạn sử dụng được loại biên, thay thế chúng là các xe tăng mới.
Do độ phức tạp khi thiết kế và giá thành rất cao của các kiểu xe tăng hiện đại, PLA hiện không thể thay xe tăng theo nguyên tắc “một đổi một” được, nên tổng số xe tăng đang giảm đi. Đồng thời, tỷ lệ các xe tăng cũ cũng giảm và số lượng xe tăng mới đang ngày càng tăng.
Số lượng và chất lượng
Các xe tăng cũ "Type 59" và "Type 88" chiếm hơn một phần ba tống số xe tăng PLA. Gần hai phần ba còn lại- các mẫu xe tăng hiện đại, được thiết kế và đưa vào sản xuất hàng loạt không sớm hơn nửa sau những năm 90.
Chắc chắn là trong trường hợp xảy ra chiến tranh thực sự, những chiếc xe tăng lạc hậu của thế kỷ trước sẽ không được sử dụng trên chiến trường.
Kể cả trong các trận chiến quy mô lớn và cả trong các cuộc xung đột cường độ thấp, “Type 96” hoặc “Type 99” hiện đại sẽ hữu dụng hơn nhiều. Rất khó có kịch bản phát triển tình hình nào buộc PLA phải phá niêm để đưa “Type 59” ra tham chiến.
Trung Quoc co bao nhieu xe tang?
Lính xe tăng Trung Quốc trong cuộc tập trận “Vostok-2018” (“Phương Đông-2018” của Nga-). Các xe tăng "Kiểu 99" ở phía sau đội hình. Ảnh: Bộ Quốc phòng LB Nga
Hiện nay, PLA có 3.600 xe tăng chủ lực hiện đại, đó là chưa tính các phương tiện kỹ thuật (xe tăng) chuyên dụng sử dụng ở địa hình đồi núi.
Ngay cả sau khi loại biên các xe tăng đã lạc hậu, Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới tính theo tiêu chí số lượng xe tăng có trong trang bị. Hơn nữa, vị trí dẫn đầu như vậy vẫn có thể được duy trì nếu chỉ tới tổng số các xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại là “Type 96" và "Type 96A".
Gần 3.600 xe tăng hiện đại nói trên được trang bị pháo 125 ly, các thiết bị điều khiển hỏa lực tiên tiến, thiết bị liên lạc và điều khiển hiện đại, v.v.
Nhìn chung, chất lượng chiến đấu của các xe tăng "96" và "99" được xếp ở mức khá, và về mặt này, chúng có thể được so sánh với các mẫu xe hiện đại của nước ngoài – nhưng có lẽ, chưa thể so sánh được với những biến thể và thế hệ mới nhất (của nước ngoài).
Tích lũy kinh nghiệm
PLA tuy có các phương tiện kỹ thuật thiết giáp hiện đại, nhưng để sử dụng chúng một cách hiệu quả thì còn nhiều vấn đề nghiêm trọng. Các quân nhân Trung Quốc không có kinh nghiệm làm chủ và khai thác xe tăng chiến đấu chủ lực trong các điều kiện xung đột thực sự. Hiện PLA đã có và đang sử dụng các chương trình huấn luyện- đào tạo lính tăng, đã soạn thảo các chiến lược phát triển bộ đội tăng. Tuy nhiên, không rõ là những chương trình và chiến lược đó sẽ hiệu quả đến mức độ nào khi phải đối phó với những thách thức và mối đe dọa thực tế.
Trung Quoc co bao nhieu xe tang?
Xe tăng "hạng nhẹ" mới nhất "Type 15". Ảnh: Bmpd.livejournal.com
Trong những năm gần đây, PLA liên tục tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của các binh đoàn xe tăng được trang bị các xe tăng hiện đại. Những hoạt động như vậy cho phép PLA tích lũy kinh nghiệm trong điều kiện không có chiến tranh, trong đó có cả kinh nghiệm phối hợp hành động với các nước thứ ba. Cách tiếp cận như vậy hiệu quả đến mức độ nào, hiện vẫn chưa thể đánh giá chính xác.
Tuy vậy, không thể không tiến hành các cuộc tập trận như vậy.Những hệ lụy từ việc thiếu kinh nghiệm và những lỗ hổng trong công tác huấn luyện- đào tạo bộ đội tăng PLA đã bộc lộ rất rõ qua cuộc tập trận tháng 7/2018 và đã được các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin rộng rãi vào năm ngoái. Trong cuộc tập trận này, một binh đoàn (sư đoàn) tăng “Type 99A” đã không thể tận dụng được tất cả các ưu thế của vũ khí- và không thể “thắng” được đối phương giả định.
Vẫn còn vấn đề
Và như vậy, tình hình hiện nay trong Bộ đội tăng- thiết giáp PLA có những điểm rất đáng chú ý như sau. Nếu xét theo tiêu chí tổng số xe tăng, kể cả những kiểu đã lạc hậu, Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới. Nếu chỉ tính các xe tăng hiện đại, số lượng xe tăng tuy giảm đi nhiều,- nhưng vẫn giữ vị trí đầu bảng.
Rõ ràng, những xe tăng do Trung Quốc thiết kế sản xuất có thể cạnh tranh với một số mẫu nhất định các xe tăng nước ngoài, nhưng vẫn tụt hậu so với các kiểu và các biến thể xe tăng tiên tiến. Ngoài ra, PLA còn gặp rất nhiều vấn đề cả trong lĩnh vực tích lũy kinh nghiệm và cả trong công tác đào tạo, và vì thế nên không thể khai thác hết thế mạnh của các trang thiết bị kỹ thuật đang có.
Tất cả những gì vừa nói ở trên cho thấy một điều là lực lượng xe tăng PLA quả thực là một lực lượng mạnh. Tuy nhiên, những nhược điểm cố hữu khác nhau không cho phép nó đạt được tất cả những phẩm chất chất lượng mong muốn - và do đó, yếu tố số lượng vẫn là yếu tố quan trọng nhất đối với Bộ đội tăng PLA. Thực tiễn cho thấy, sự kết hợp giữa số lượng và chất lượng là một biện pháp hiueej quả trong răn đe và bảo vệ đất nước trước các cuộc tấn công.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiết lộ mới nhất về các khả năng đặc biệt Su-57
Lê Ngọc | 07/08/2020 09:15 AM

8

Tiết lộ mới nhất về các khả năng đặc biệt Su-57



Tiêm kích đa năng thế hệ năm Su-57 được mệnh danh là “Bóng ma bầu trời”; Nguồn: investforesight.com


“Bóng ma bầu trời” Su-57 được trang bị cabin có khả năng bảo vệ cao và tích hợp radar lượng tử với các tính năng vượt trội.

Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ thứ năm Su-57 được phát triển nhằm thay thế tiêm kích hạng nặng Su-27 trong Không quân Nga để tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu trên không, mặt đất và mặt nước. Su-57 được coi là một tổ hợp chiến đấu trên không với khoang treo vũ khí của Su-57 được giấu bên trong thân máy bay và được mệnh danh là “Bóng ma bầu trời”.
Danh sách vũ khí còn được giữ bí mật, tuy nhiên, 15 mẫu vũ khí mới đang phát triển khoảng cho tiệm kích “tiêu diệt mọi mục tiêu” này.
Vũ khí tích hợp trên tiêm kích tàng hình Su-57 là các loại vũ khí tấn công có sẵn trong lực lượng không quân Nga được số hóa và thu nhỏ cùng "bộ não" mạnh, hệ thống điều khiển và động cơ bảo đảm quỹ đạo bay phức tạp.
TIN LIÊN QUAN
Các thiết bị điện tử bên trong tên lửa có khả năng chống nhiễu và mồi bẫy điện tử, không phản ứng với các mục tiêu giả.
Các vũ khí được tiết lộ sẽ trang bị cho Su-57 bao gồm bom thông minh KAB-250 với quỹ đạo bay được hiệu chỉnh nhờ hệ thống vệ tinh GLONASS; vũ khí siêu âm, dự kiến là tổ hợp tên lửa siêu thanh phóng từ trên không Kinzhal - tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn có khả năng hạt nhân (ALBM), có tầm bắn lên đến 3.000km, trần bay 20km, tốc độ 10-12 Mach (12.250-14.701 km/h).
Một máy bay có thể truyền dữ liệu mục tiêu đến cả máy bay khác và các hệ thống phòng không mặt đất, và ngược lại, nhận được chỉ định mục tiêu từ các đối tác này.
Đồng thời, hệ thống điều khiển trên máy bay có thể theo dõi tới 60 mục tiêu, đồng thời bắn vào 16 mục tiêu - điều giúp nâng cao hiệu quả và giảm tổn thất trong chiến đấu.
Tiết lộ mới nhất về các khả năng đặc biệt Su-57 - Ảnh 2.

Tiêm kích đa năng thế hệ năm Su-57 được mệnh danh là “Bóng ma bầu trời”; Nguồn: investforesight.com
Su-57 có khả năng tương tác với máy bay tàng hình không người lái Okhotnik S-70, hợp thành “cặp đôi sát thủ” có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ.
Theo các chuyên gia, trong tương lai, Nga sẽ có khả năng áp dụng chiến thuật dùng một tốp máy bay không người lái tấn công gồm mấy chục chiếc, được sự chỉ huy và yểm trợ bởi một chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 để tiến hành các cuộc tấn công nhóm hỗn hợp với hiệu suất không kích tăng gấp bội.
Su-57 có khả năng tương tác với máy bay tàng hình không người lái Okhotnik S-70, hợp thành “cặp đôi sát thủ” có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ.
TIN LIÊN QUAN
Báo chí Nga vừa có những tiết lộ mới nhất về những khả năng đặc biệt của dòng tiêm kích tiềm năng của Lực lượng Không Quân vũ trụ Nga này. Một loại kính đặc biệt từ vật liệu mới được Tập đoàn Khoa học-Sản xuất Obnin (Обнинское научно-производственное предприятие - ОНПП "Технология" - ONPP "Technology") chế tạo cho Su-57.
Theo Tổng Giám đốc "Technology" Andrey Silkin, nó có thể bảo vệ phi công khỏi các tác động tiêu cực của một loạt các bức xạ: tia hồng ngoại, tia cực tím, cũng như tiếp xúc với bức xạ ánh sáng mạnh trong vụ nổ hạt nhân.
Các vật liệu mới giúp tăng cường độ chịu va đập của kính khoảng hai lần, trong khi trọng lượng giảm một nửa. Theo tổng giám đốc ONPP, điều này đạt được thông qua việc sử dụng công nghệ đúc "thủy tinh" từ polycarbonate nguyên khối và với lớp phủ đặc biệt từ hợp kim của In-Sn (Indium-Thiếc) và vàng.
Chính lớp phủ này với một tỷ lệ thích hợp giúp bảo vệ phi công khỏi tác động của ánh sáng cường độ cao và phổ tần số nhất định khác của bức xạ điện từ. Việc sử dụng các vật liệu và hợp chất mới tăng "khả năng tàng hình" của buồng lái, làm giảm đáng kể tín hiệu radar của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của tờ NewInform, chuyên gia quân sự Nga Yuri Knutov cho biết, các chuyên gia của Radioelectronic Technologies đã bắt đầu làm việc với một công nghệ hứa hẹn mới giúp tăng đáng kể khả năng của máy bay chiến đấu, cho phép phát hiện và tiêu diệt nhanh chóng các mục tiêu của kẻ thù.
Hệ thống mới - tổ hợp radar lưới ăng ten pha quang-vô tuyến (радиооптические фазированные антенные решетки - РОФАР, ROFAR), mới được tạo ra ở Nga, có thể được sử dụng trên máy bay quân sự và tàu vũ trụ, thể dễ dàng phát hiện một số mục tiêu của kẻ thù ở khoảng cách lên tới 500km.
Tiết lộ mới nhất về các khả năng đặc biệt Su-57 - Ảnh 4.

Tiêm kích tàng hình Su-57 được cho sở hữu các thiết bị và công nghệ đỉnh cao, vũ khí hiện đại; Nguồn: theaviationgeekclub.com
Ưu điểm chính của radar ROFAR là nhỏ gọn và hiệu quả trong việc truyền dữ liệu. Nguyên lý hoạt động dựa trên mo-đun hóa/ giải mô-đun tần số vô tuyến (радиочастотнaя модуляция/демодуляция - РЧМ/Д) của các tín hiệu quang (photon).
Nhưng tính năng quan trọng nhất của công nghệ là khả năng không bị ảnh hưởng bởi tác chiến điện tử hay chiến tranh điện tử (EW). Radar lượng tử được sử dụng trên tiêm kích Su-57 có kích thước nhỏ hơn nhiều so với các radar tiền nhiệm, nhưng có tầm rà quét gấp đôi, màn hình có hình ảnh quang học ở dạng 3D.
Radar photon có hiệu suất chuyển đổi năng lượng đến 60%, (radar truyền thống chỉ đạt được 30%); băng thông phát xung radar mới rộng gấp hàng chục lần so với radar truyền thống, độ phân giải trong phạm vi hoạt động của radar có thể tăng hàng chục lần, độ ồn tín hiệu/âm thanh thấp hơn 100 lần so với radar thông thường, giúp giảm đáng kể tỷ lệ âm thanh/tín hiệu.
Radar photon có thể được chế tạo thành một tấm mỏng gắn trực tiếp lên thân máy bay, có khả năng xử lý hiệu quả dẫn hướng tên lửa và ngăn chặn nhiễu radio, vô hiệu hóa các bức xạ radar thông thường và các thiết bị gây nhiễu mạnh của Mỹ.
Từ cự ly phát hiện xa, radar cho phép nhìn thấy cả khuôn mặt của phi công đối phương, đồng thời, trong một số trường hợp, với độ phân cực nhất định và tùy thuộc vào vật liệu, radar có thể xâm nhập vào cabin và “xem” những gì bên dưới vỏ máy bay, đặc biệt là vũ khí.
Tổ hợp ROFAR có thể sẽ được tích hợp cho máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ năm trong tương lai gần trong khi, rất có thể, Mỹ vẫn chưa thể tạo ra các hệ thống tương tự.
Được biết, hợp đồng cung cấp 76 máy bay chiến đấu Su-57 đã được ký kết tại “Diễn đàn Army-2019”. Hiện tại, các thử nghiệm chức năng các hệ thống của máy bay này đang diễn ra; các chế độ hoạt động của động cơ giai đoạn hai đang được kiểm tra.
Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần tiết lộ, tiêm kích tàng hình Su-57 đã vượt qua một cách thành công các cuộc thử nghiệm ở Syria; việc chuyển giao hàng loạt Su-57 cho Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga sẽ bắt đầu vào năm 2020.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ thừa nhận sự thật ‘cay đắng’ về tên lửa vượt siêu thanh
Đức Trí | 07/08/2020 08:19 AM

6

Mỹ thừa nhận sự thật ‘cay đắng’ về tên lửa vượt siêu thanh



Vụ thử tên lửa vượt siêu thanh của Mỹ vào tháng 3/2020. Nguồn: ifeng.


Mỹ chính thức tuyên bố tạm dừng chương trình phát triển tên lửa vượt siêu thanh, do chưa đủ trình độ kỹ thuật trong lĩnh vực này.

Tạp chí “Tin tức quốc phòng” Mỹ ngày 5/8 dẫn lời tuyên bố của Cục trưởng Cục Phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ Trung tướng John Hill cho biết, Cục Phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ đã dừng chương trình “Phòng thủ tên lửa đạn đạo vượt siêu thanh” để tập trung nhân lực và tài chính vào vấn đề kỹ thuật tên lửa.
Được biết, trước đó (tháng 1/2020) Cục Phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ đã đặt hàng ngành công nhiệp chế tạo vũ khí nước này chế tạo hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo vượt siêu thanh (tên lửa siêu vượt âm).
Việc đặt hàng của Cục Phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ đã được nêu trong Sách trắng quốc phòng Mỹ (công bố 19/3/2020), trong đó miêu tả hệ thống đánh chặn tên lửa siêu vượt âm có khả năng đánh chặn các tên lửa vượt siêu thanh khi chúng còn đang bay theo quỹ đạo.
TIN LIÊN QUAN
Căn cứ theo hế hoạch đặt hàng, Cục Phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ hy vọng có thể tìm được một công ty chế tạo vũ khí có khả năng đáp ứng yêu cầu của mình để có thể nhanh chóng thực hiện việc chế tạo và thử nghiệm.
Tuy nhiên, muốn thực hiện được kế hoạch trên Mỹ phải nắm chắc được công nghệ tên lửa vượt siêu thanh, trong khi đó, loại công nghệ này đối với Mỹ vẫn còn là điều gì đó “khá xa vời”.
Hiện Nga đang là quốc gia dẫn đầu về công nghệ tên lửa siêu vượt âm, còn công nghệ của Mỹ thậm chí còn được cho là đang lạc hậu hơn so với Trung Quốc.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc Mỹ phải chuyển hướng từ đặt hàng chế tạo sang đầu tư vào nghiên cứu công nghệ tên lửa vượt siêu thanh.
Tuyên bố của Cục Phòng thủ tên lửa Mỹ nhấn mạnh, Lầu Năm góc đang xét đến những ảnh hưởng của dịch Covid-19 và đánh giá lại năng lực công nghệ để chế tạo hệ thống đánh chặn tên lửa vượt siêu thanh.
Trước đó (tháng 3/2020), cơ quan này đã tiến hành xem xét lại các dữ liệu về việc thử nghiệm tên lửa vượt siêu thanh của Mỹ nhằm đánh giá một cách chính xác về năng lực công nghệ cũng như tính khả thi của việc chế tạo hệ thống đánh chặn tên lửa siêu vượt âm.
Tại hội nghị đánh giá về thực trạng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tổ chức ngày 4/8 vừa qua, Trung tướng John Hill nhấn mạnh:
"Chúng tôi đề nghị tạm dừng chương trình chế tạo hệ thống đánh chặn tên lửa vượt siêu thanh để tiến hành nghiên cứu và đánh giá lại về tất cả vấn đề liên quan đến kế hoạch, trong đó có cả vấn đề kinh phí chế tạo để tìm ra biện pháp tối ưu nhất.
Tuy nhiên chúng tôi cũng mong muốn sớm hoàn thành được kế hoạch để có thể đối phó với những đe dọa từ các loại tên lửa vượt siêu thanh”.

Trung tướng John Hill cho rằng, để chế tạo hệ thống đánh chặn tên lửa vượt siêu thanh trong giai đoạn tên lửa đang bay đến mục tiêu nhất thiết phải có trình độ kỹ thuật tương ứng đối với đầu đạn, cũng như hệ thống điều khiển và hệ thống động cơ đẩy của tên lửa.
Cục trưởng Cục Phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ cũng bày tỏ lạc quan về hệ thống đánh chặn tên lửa siêu vượt âm trong tương lai của Mỹ.
Tuy nhiên, hiện Mỹ cần tập trung cho hệ thống theo dõi tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu thanh (HBTSS). Do, chỉ khi phát hiện, theo dõi được các loại tên lửa này thì mới có khả năng đánh chặn các loại tên lửa.
Theo đó, hệ thống vệ tinh quỹ đạo tầm thấp HBTSS sẽ nâng cao khả năng thăm dò bằng hồng ngoại lên gấp 100 so với các hệ thống theo dõi tên lửa khác của Mỹ, đủ để theo dõi các tên lửa vượt siêu thanh.
Dự kiến hệ thống này sẽ được ưu tiên nghiên cứu và lắp đặt trong thời gian dài và tiêu tốn hàng tỉ USD của Mỹ.
Về phương án tối ưu hiện nay, Cục trưởng Cục Phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ cho rằng, trước hết cần nghiên cứu, chế tạo hệ thống quản lý chiến trường và hệ thống điều hành chỉ huy tác chiến, ví dụ như hệ thống radar của lực lượng lục quân và hải quân Mỹ đều có khả năng theo dõi được các tên lửa đạn đạo và có thể truyền dữ liệu về tên lửa đạn đạo cho hệ thống đánh chặn tên lửa.
Thời gian cho việc chế tạo hệ thống đánh chặn tên lửa phụ thuộc vào vấn đề khoa học kỹ thuật.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Vệ tinh Nga đã đeo bám, ‘tiêu diệt’ vệ tinh Mỹ ra sao?
Anh Minh | 06/08/2020 08:21 PM

3

Vệ tinh Nga đã đeo bám, ‘tiêu diệt’ vệ tinh Mỹ ra sao?

Bộ chỉ huy lực lượng Vũ trụ Mỹ nói họ đã chứng kiến một vệ tinh của Nga thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh. Phía Mỹ nói trước đó, năm 2019, họ đã chộp được cảnh vẫn vệ tinh này, Cosmos 2543, tiếp cận một vệ tinh trinh sát bí mật của Mỹ.


Bộ chỉ huy lực lượng Vũ trụ Mỹ, một trong các cơ quan chỉ huy chiến đấu của Bộ Quốc phòng Mỹ, tin rằng hai sự kiện này là riêng biệt, nhưng có liên quan đến hoạt động thử nghiệm một loại vũ khí không gian, được thiết kế để tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa vệ tinh của đối phương trên quỹ đạo. Các thử nghiệm có thể sẽ gây áp lực buộc Mỹ phát triển vũ khí diệt vệ tinh của riêng mình.
Vào ngày 15 tháng 7 vừa qua, Cosmos 2543 đã giải phóng một vật thể mới lên quỹ đạo gần một vệ tinh khác của Nga, Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ nói.
Việc này được cho là có liên quan đến một thử nghiệm của Nga với khả năng giải phóng các vệ tinh từ các vệ tinh khác trên quỹ đạo. Tướng John Raymond, Tư lệnh Bộ chỉ huy Vũ trụ và Giám đốc Điều hành cơ quan Không gian Vũ trụ Mỹ, đã đưa ra một nhận định về cuộc thử nghiệm:
"Hệ thống vệ tinh Nga được sử dụng để thực hiện vụ thử vũ khí trên quỹ đạo này là hệ thống vệ tinh tương tự mà chúng tôi đã bày tỏ sự lo ngại hồi đầu năm nay, khi (vệ tinh) Nga di chuyển gần một vệ tinh của chính phủ Mỹ.
Đây là bằng chứng nữa về nỗ lực tiếp tục phát triển và thử nghiệm các hệ thống không gian của Nga và phù hợp với học thuyết quân sự được công bố của Kremlin, triển khai vũ khí để sử đặt tài sản vũ trụ của Mỹ và đồng minh vào thế nguy hiểm”.
Theo Popular Mechanics, vụ thử nghiệm thực sự không phải là điều gì quá mới mẻ: Lâu nay, các vệ tinh lớn hơn đã thực hiện phát tán các vệ tinh nhỏ hơn. Một vệ tinh khác, Cosmos 2542, đã giải phóng Cosmos 2543. Và máy bay không gian không người lái X-37B của Mỹ, chẳng hạn, đã phóng ra một số vệ tinh nhỏ hơn trong nhiệm vụ cuối cùng trong không gian.
Nhưng Bộ chỉ huy lực lượng Vũ trụ Mỹ xem xét thử nghiệm này trong bối cảnh lớn hơn: vào năm 2019, Cosmos 2543 đã cơ động theo đuôi USA-245, một vệ tinh gián điệp Mỹ.
Theo tác giả Gunther của tạp chí Space Page, USA-245 được cho là một vệ tinh gián điệp quang học KH-11 được phóng vào năm 2013. Các nhà theo dõi không gian tuyên bố USA-245 đã thoát khỏi sự đeo bám của vệ tinh Nga để chiếm vị trí trên một quỹ đạo khác.
Bộ chỉ huy lực lượng Vũ trụ Mỹ rõ ràng tin rằng hai thử nghiệm riêng biệt thực sự là một thử nghiệm duy nhất. Vụ thứ nhất thực hành cách tiếp cận của một vệ tinh sát thủ đối với mục tiêu của nó, trong khi thử nghiệm thứ hai là để triển khai vũ khí chống vệ tinh.
“Việc chia các thử nghiệm này thành các thử nghiệm nhỏ hơn được tiến hành riêng rẽ và cách nhau nhiều tháng tương tự như cách Nga bí mật thử tên lửa hành trình tầm xa 9M729, tên lửa cuối cùng đã kết thúc hiệp ước tên lửa INF 1987”, Popular Mechanics, tờ tạp chí Mỹ viết. Nga cho đến nay bác bỏ các cáo buộc này của phía Mỹ.
Thử nghiệm chống vệ tinh của Nga được coi là một thử nghiệm không phá hủy: Không có vệ tinh nào bị tổn hại trong quá trình thử nghiệm. Đó là một điều tốt, bởi vì các thử nghiệm vệ tinh phá hoại có xu hướng phân tán các mảnh vỡ trên quỹ đạo, điều này nguy hiểm cho các vệ tinh khác trên một khu vực rộng.
Năm 2019, một cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh hủy diệt của Ấn Độ, Mission Shakti, đã tạo ra 60 mảnh vỡ quỹ đạo và dẫn đến sự lên án gay gắt từ NASA.
Không rõ làm thế nào vũ khí chống vệ tinh của Nga thực sự phá hủy một vệ tinh của kẻ thù. Một cách đơn giản là đâm và vào vệ tinh kẻ thù. Một phương pháp khác là khai hỏa một khẩu súng trên quỹ đạo, một đầu đạn chứa đầy chất nổ mạnh được thiết kế để tiêu diệt các vệ tinh của kẻ thù bằng các viên kim loại.
Thử nghiệm hệ thống chống vệ tinh Nga lần này chắc sẽ gây áp lực buộc Mỹ phát triển hệ thống của riêng mình.
Mỹ đã xây dựng một số hệ thống trong quá khứ, bao gồm tên lửa ASAT được phóng từ máy bay chiến đấu F-15 Eagle và các hệ thống trên mặt đất, hai loại tên lửa được thiết kế để bắn hạ các đầu đạn tên lửa đạn đạo đang bay tới, có một số khả năng chống vệ tinh.
Song, thử nghiệm hệ thống dựa trên không gian của Nga sẽ tạo động lực cho những người đề xuất hệ thống chống vệ tinh trên không gian của Mỹ, một hệ thống có thể được phóng trước nhiều năm và chuyển sang vị trí chiến đấu trong một cuộc khủng hoảng.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Tàu đổ bộ Type 075 sẽ mở ra ‘kỷ nguyên’ mới cho Hải quân Trung Quốc?
Đức Trí | 09/08/2020 08:50 AM

2

Tàu đổ bộ Type 075 sẽ mở ra ‘kỷ nguyên’ mới cho Hải quân Trung Quốc?



Tàu đổ bộ tấn công Type 075 của Trung Quốc thử nghiệm trên biển Hoa Đông. Nguồn: Sina.


Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm tàu đổ bộ lớn nhất châu Á, nhưng nó có phát huy được tác dụng hay không trong bối cảnh chiến tranh hiện đại vẫn còn là vấn đề.

Trung Quốc đã bước đầu thực hiện được kế hoạch “đắt đỏ” khi đưa tàu đổ bộ tấn công Type 075 đầu tiên ra biển thử nghiệm. Hôm 5/8 tàu đổ bộ tấn công Type 075 đã rời xưởng đóng tàu Hỗ Đông Thượng Hải theo sông Hoàng Phố tiến ra biển Hoa Đông.
Tàu đổ bộ tấn công Type 075 là tàu đổ bộ tấn công đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo. Đây là loại tàu đổ bộ tấn công mặt boong bằng loại hình lớn với lượng giãn nước 30.000 tấn, có khả năng mang theo 20 máy bay trực thăng cùng xe thiết giáp và tàu đệm khí.
Sau khi được biên chế, tàu đổ bộ tấn công Type 075 được xem là "động cơ" để nâng cao được khả năng đổ bộ tấn công và đa dạng hóa năng lực tác chiến của Hải quân Trung Quốc, lấp đầy sự "thiếu hụt" về năng lực hạn chế trong vận chuyển các phân đội trực thăng trong quá trình cơ động tác chiến.
TIN LIÊN QUAN
Con tàu này được đánh giá là ngang hàng với tàu đổ bộ lớp America và lớp Wasp của Mỹ. Nếu Trung Quốc sở hữu máy bay phản lực cất cánh thẳng đứng trên đường băng ngắn, thì con tàu này có thể được sử dụng như một tàu sân bay hạng nhẹ.
Với tư cách là tàu đổ bộ mang trực thăng lớn nhất châu Á, Type 075 có thể chở 30 trực thăng, từ phiên bản tàu chiến của Z-8 đến Z-20 hải quân, cũng như một số lượng lớn xe tăng lội nước, xe bọc thép, tàu cao tốc và hàng trăm lính thủy quân lục chiến.
Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm gần HQ-10, pháo phòng không tầm thấp và hệ thống radar cảm ứng tốc độ cao do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo.
Con tàu đầu tiên được hạ thủy vào ngày 29/5/2019. Hiện, Trung Quốc đã hạ thủy 2 chiếc tàu loại này, trong đó con tàu đầu tiên được thử nghiệm hôm 5/8. Theo kế hoạch, chiếc thứ hai sẽ được thử nghiệm vào tháng 6/2021.
Hải quân Trung Quốc thông báo, sau khi thử nghiệm thành công và biên chế "lứa" 075 đầu tiên, Trung Quốc sẽ tiến hành đóng "lứa" 075 thứ hai và tiến tới mục tiêu đóng tàu đổ bộ tấn công loại hình mới toàn năng hơn, Type 076.
Tàu đổ bộ mới này đánh dấu bước nhảy vọt về sức mạnh Hải quân Trung Quốc, nhất là năng lực tác chiến đổ bộ tầm xa.
Giới quân sự phương Tây cho rằng, sau khi hoàn thành thử nghiệm, con tàu đầu tiên này rất có thể sẽ được biên chế cho Hạm đội Nam Hải để củng cố các yêu sách của nước này ở Biển Đông – vốn đang chịu nhiều phản đối gay gắt.
Tàu đổ bộ Type 075 sẽ mở ra ‘kỷ nguyên’ mới cho Hải quân Trung Quốc? - Ảnh 2.

Tàu đổ bộ tấn công Type 075 của Trung Quốc thử nghiệm trên biển Hoa Đông. Nguồn: Sina
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định Type 075 khó có thể được biên chế vào hải quân Trung Quốc trong thời gian ngắn. Là thế hệ tàu sân bay trực thăng nội địa đầu tiên của Trung Quốc, Type 075 sẽ phải trải qua nhiều năm thử nghiệm trong các điều kiện ngặt nghèo để bảo đảm khả năng vận hành.
Thủy thủ và phi công hải quân Trung Quốc cũng cần được huấn luyện chuyên sâu để thực hiện nhiệm vụ trên tàu sân bay trực thăng, loại vũ khí chưa từng xuất hiện trong lực lượng này.
Trước thập niên 1990, Hải quân Trung Quốc chỉ đóng vai trò thứ yếu so với Lục quân. Từ thập niên 1990 đến nay, lực lượng hải quân được Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa.
Trong đó, kỹ thuật đóng tàu của hải quân Trung Quốc nay đã tiến rất xa với sự giúp đỡ của Nga, và các khu trục hạm mới nhất của Trung Quốc sử dụng trang bị nội hóa có chất lượng không kém so với tiêu chuẩn phương Tây.
Các tàu đổ bộ tấn công Type-075 và Type-071 sẽ giúp Trung Quốc nâng cao đáng kể khả năng tác chiến trên biển, tuy nhiên, các chuyên gia quân sự vẫn tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả tác chiến của những tàu trong môi trường chiến tranh hiện đại nhiều mối đe dọa như hiện nay.
Bên cạnh đó, chi phí và thời gian bỏ ra để đóng loại tàu này cũng là vấn đề đáng lưu tâm.
Chuyên gia quân sự thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ Alex Alden cho rằng, Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất có khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/D2) và những nước khác có thể áp dụng những biện pháp đối phó, khiến tàu đổ bộ trở thành một khoản đầu tư tốn kém và thiếu hiệu quả.
Trung Quốc sẽ phải tìm cách triển khai thêm những tàu chiến để bảo vệ những tàu đổ bộ, vốn có khả năng phòng thủ rất yếu. Vì vậy, chi phí sẽ đội lên nhiều lần và hạn chế hoạt động của chúng.
Dù vậy, Trung Quốc vẫn quyết tâm xây dựng hạm đội tàu sân bay và nhóm tàu đổ bộ với quy mô lớn. Quyết tâm trên được thể hiện rõ từ khi Bắc Kinh đóng tàu lớp Type-071.
Cho tới khi hoàn thành một phần trong kế hoạch đóng tàu đổ bộ tấn công Type-075, có thể thấy Trung Quốc đang mong muốn có một lực lượng đổ bộ lớn hơn nhằm tăng cường năng lực tác chiến của lực lượng hải quân.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Vì sao Su-30MKI Ấn Độ có giá đắt gần gấp đôi Su-30 của Nga và Trung Quốc?
Vy Lam | 07/08/2020 01:15 PM

1

Vì sao Su-30MKI Ấn Độ có giá đắt gần gấp đôi Su-30 của Nga và Trung Quốc?

Mức chi phí "cắt cổ" của bản Su-30MKI do HAL đồng chế tạo đã làm dấy lên nhiều câu hỏi trong Quốc hội Ấn Độ.


Mức giá "cắt cổ"?
Tờ EurAsian Times gần đây đã có bài viết so sánh chiến đấu cơ Su-30MKI của Ấn Độ với Su-30MKK Trung Quốc trong bối cảnh các cuộc giao tranh giữa binh lính hai phía vẫn đang leo thang.
Câu hỏi được nhiều độc giả đặt ra là sự khác nhau giữa Su-30MKI Ấn Độ với "phiên bản gốc" Su-30 của Nga và tại sao phiên bản Su-30 của Ấn Độ lại có giá đắt đỏ hơn?
Su-30MKI do tập đoàn Sukhoi (Nga) phát triển và được công ty Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ chế tạo theo giấy phép dành cho Không quân Ấn Độ (IAF). Phiên bản MKI có giá đắt đỏ hơn nhiều so với bản Su-30 của Nga và bản Su-30MKK của Trung Quốc.
Theo chính phủ Ấn Độ, sự chênh lệch này là do MKI có những đặc tính kỹ thuật khác với hai bản còn lại. Ngoài ra, nó được sản xuất trên quy mô nhỏ hơn và phải trả phí chuyển giao công nghệ, cũng như phí sản xuất theo giấy phép.
Vì sao Su-30MKI Ấn Độ có giá đắt gần gấp đôi Su-30 của Nga và Trung Quốc? - Ảnh 1.

Dây chuyền lắp ráp Su-30MKI tại Nashik, Ấn Độ. Nguồn: http://ajaishukla.blogspot.com/
Mặc dù IAF vừa mới bổ sung các tiêm kích Rafale hiện đại từ Pháp nhưng Su-30MKI sẽ tiếp tục đóng vai trò xương sống trong lực lượng này. Ngay sau khi đưa những chiếc Su-30 đầu tiên vào biên chế, New Delhi đã ký thỏa thuận với Moscow để cho phép phiên bản MKI được chế tạo tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, mức chi phí "cắt cổ" của bản Su-30MKI do HAL đồng chế tạo đã làm dấy lên nhiều câu hỏi trong Quốc hội Ấn Độ.
Trước những thắc mắc này, Subhash Bhamre – Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ khi đó đã giải thích rằng, lý do chính dẫn tới mức chi phí cao là do đặc tính kỹ thuật của bản Su-30 gốc của Nga và bản Su-30MKI có sự khác biệt. Thế nhưng, so sánh chi phí 1 chọi 1 có lẽ không chính xác.
HAL hiện đang sản xuất Su-30MKI với chi phí ước tính khoảng 62 triệu USD một chiếc, tức là cao hơn khoảng 22 triệu USD (gấp 1,55 lần) so với Su-30 do Nga cung cấp. Bản Su-30 của Nga hiện có giá khoảng 40 triệu USD.
"Các điều chỉnh bổ sung đã được tích hợp vào bản Su-30MKI sản xuất nội địa nhằm tăng cường năng lực hoạt động của chúng và để đáp ứng được yêu cầu của Không quân Ấn Độ. Do số lượng sản xuất của Su-30MKI thấp hơn so với Su-30 Nga nên phải xét tới cả tính kinh tế theo quy mô" – ông Bhamre trả lời câu hỏi chất vấn của một thành viên Quốc hội Ấn Độ.
Bên cạnh đó, ông Bhamre cho biết thêm rằng, do chương trình Chuyển giao Công nghệ (ToT) nên tổng chi phí sẽ phải bao gồm cả khoản chi trả phí giấy phép cho phía Nga. HAL nhập khẩu vật liệu thô và các bộ phận độc quyền từ các công ty của Nga, sau đó lắp ráp chúng tại một cơ sở sản xuất ở Nasik, Maharashtra.
"Trong khâu nhập khẩu vật liệu thô và các bộ phận độc quyền, phía Các nhà sản xuất thiết bị gốc của Nga (OEM) sẽ là phía đưa ra mức giá cho các bộ kit, và mức giá này không phải lúc nào cũng tương xứng với thành phần bên trong bộ kit" – ông Bhamre cho biết thêm.
Cũng theo Bộ Quốc phòng Ấn Độ, quy trình sản xuất nội địa sẽ giúp các công ty của Ấn Độ tích lũy những kỹ năng cần thiết và đây là một bước để tiến tới mục tiêu "tự cung tự cấp":
"Quy trình sản xuất nội địa sẽ dẫn tới chi phí vòng đời thấp hơn và giảm sự phụ thuộc vào OEM trong khâu sửa chữa, bảo dưỡng, cũng như tạo điều kiện rút ngắn thời gian quay vòng và cho phép hỗ trợ nhanh cho các căn cứ của IAF".
Sự ra đời của Su-30MKI Ấn Độ
Quá trình phát triển bản Su-30MKI dành cho IAF bắt đầu từ năm 1995. Sukhoi và Hiệp hội sản xuất máy bay Irkutsk (giờ được biết đến là Tập đoàn Irkut) ban đầu chịu trách nhiệm lần lượt phát triển và sản xuất mẫu máy bay này.
Sukhoi đã cho ra đời 2 nguyên mẫu của Su-30MKI trong giai đoạn 1995-1998. Nguyên mẫu đầu tiên lần đầu cất cánh vào tháng 7/1997. Trong khi đó, quá trình sản xuất tại nhà máy Irkutsk bắt đầu vào năm 2000.
Vì sao Su-30MKI Ấn Độ có giá đắt gần gấp đôi Su-30 của Nga và Trung Quốc? - Ảnh 2.

Su-30MKI được cho là cơ động hơn Su-30MKK Trung Quốc và trang bị vũ khí đa dạng hơn Su-30 của Nga.
Chiếc máy bay tiền sản xuất đầu tiên lần đầu cất cánh vào tháng 11/2000. Trước đó, vào tháng 10/2000, Ấn Độ đã ký với Nga biên bản ghi nhớ (MoU) để bắt đầu sản xuất theo giấy phép các máy bay Su-30MKI tại nhà máy HAL.
Phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ có hệ thống hàng không điện tử và tác chiến điện tử tiên tiến, tạo ra sự khác biệt giữa chúng với bản Su-30 tiêu chuẩn của Nga và Su-30MKK Trung Quốc.
Thêm vào đó, Su-30MKI còn được trang bị nhiều loại tên lửa đa dạng, bao gồm tên lửa R73/77 của Nga và tên lửa Astra, BrahMos của Ấn Độ.
Tên lửa Astra do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) Ấn Độ phát triển đã giúp tăng phạm vi tấn công mục tiêu của Su-30MKI và khiến nó trở nên đáng gờm hơn nhiều so với trước đây. Bản MKI còn ứng dụng công nghệ vector lực đẩy, giúp nó cơ động hơn hẳn so với bản Su-30 của Trung Quốc.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Bóc mẽ siêu tên lửa Mỹ, Nga tiết lộ thông tin gây choáng: Sự thật là gì?
Vy Lam | 05/08/2020 01:15 PM

3

Bóc mẽ siêu tên lửa Mỹ, Nga tiết lộ thông tin gây choáng: Sự thật là gì?



Minh họa tên lửa siêu vượt âm Mỹ tiêu diệt mục tiêu. Nguồn: You Tube/Weapons of The World


Chuyên gia Mỹ đã phải lên tiếng trước những nghi ngờ của truyền thông Nga.


Nga tố Mỹ sao chép ý tưởng
"Mỹ sao chép ý tưởng của Nga [về tên lửa siêu vượt âm phóng từ trên không]?" là câu hỏi mà hãng thông tấn nhà nước Sputnik (Nga) đã đăng tải ngay trên tiêu đề bài viết hồi tháng trước, đề cập tới hợp đồng trị giá 1,2 tỷ USD mà Không quân Mỹ trao cho Boeing để mua 8 máy bay chiến đấu F-15EX – phiên bản nâng cấp thế kỷ 21 của mẫu F-15 Eagle thời Chiến tranh Lạnh.
Thông báo gần đây của Boeing nhấn mạnh rằng F-15EX "có thể triển khai các loại tên lửa siêu vượt âm dài tới 6,7m và nặng 3,1kg".
Sự nghi ngờ này của truyền thông Nga đã khiến giới chuyên gia Mỹ sửng sốt và không thể ngồi yên. Mới đây trên tạp chí Forbes (Mỹ), nhà phân tích Michael Peck đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Xin lỗi nhé, nước Nga: Người Mỹ không hề sao chép ý tưởng tên lửa siêu vượt âm của các vị" để phản bác cáo buộc từ Moscow.
Sau tiêu đề mang đầy sự mỉa mai, ông Peck tiếp lời với giọng điệu châm biếm: "Aha! Và truyền thông Nga bắt đầu kêu khóc".
Theo Sputnik, Nga đã bắt đầu vũ trang cho tiêm kích đánh chặn MiG-31 (NATO định danh: Foxhound) với tên lửa đạn đạo siêu vượt âm phóng từ trên không Kinzhal, có tốc độ Mach 10 – nhanh tới mức các hệ thống phòng không của phương Tây không thể ngăn chặn.
"Quân đội Nga, lực lượng đầu tiên trên thế giới tiếp nhận vũ khí siêu vượt âm sẵn sàng hoạt động vào năm 2017, đã quyết định triển khai tên lửa siêu vượt âm Kinzhal tiên tiến trên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ 4 đã được nâng cấp, thử nghiệm và kiểm tra Mikoyan MiG-31" – Sputnik News cho hay.
"Mẫu máy bay đánh chặn này được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu những năm 1980 nhưng đã trải qua một số nâng cấp quan trọng trong vài năm gần đây.
Ở cấu hình MiG-31K, chiếc máy bay có thể đạt tới tốc độ Mach 3, và mang theo tên lửa Kinzhal có tầm bắn 2.000km với tốc độ lên đến Mach 10, rất cơ động khi bay, khiến nó gần như không thể bị đánh chặn
" – Hãng thông tấn Nga nêu rõ.
Bóc mẽ siêu tên lửa Mỹ, Nga tiết lộ thông tin gây choáng: Sự thật là gì? - Ảnh 1.

Tiêm kích đánh chặn MiG-31K mang tên lửa siêu vượt âm Kinzhal. Ảnh: AP
Theo ông Peck, phải thừa nhận rằng, dường như đúng là có sự tương đương giữa hai phía. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của MiG-31 là vào năm 1975, và của F-15 là vào năm 1976.
MiG-31 ra đời để thay thế MiG-25 Foxbat, còn F-15EX có thể sẽ được Không quân Mỹ lựa chọn như phương án thay thế nhanh cho các mẫu tiêm kích chiếm ưu thế trên không F-15C/D và tiêm kích tấn công F-15E Strike Eagle, thay vì chờ đợi hàng năm trời để F-35 sản xuất đủ số lượng.
Cả Eagle và Foxhound đều được hiện đại hóa sâu để có thể mang "siêu vũ khí của thế kỷ 21" – tên lửa siêu vượt âm (thực chất không có gì cao xa hơn một loại tên lửa có thể bay với tốc độ trên Mach 5).
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh báo rằng, các tên lửa như Kinzhal, tên lửa phóng từ tàu chiến Zircon và phương tiện lượn siêu vượt âm trang bị đầu đạn nhiệt hạch Avangard không thể bị các hệ thống phòng thủ hiện nay của phương Tây bắn hạ.
Mỹ đang tìm cách bắt kịp đối thủ trong cuộc đua vũ khí siêu vượt âm. Chẳng hạn, Không quân Mỹ đã thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm AGM-183 trong chương trình vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không (ARRW) trên máy bay ném bom B-52 vào năm 2019.

Máy bay ném bom B-52 thử nghiệm với tên lửa siêu vượt âm AGM-183. Ảnh: The Drive
Tại sao cả Nga và Mỹ đều lựa chọn biến những chiếc tiêm kích từ thời Chiến tranh Lạnh thành phương tiện mang phóng tên lửa siêu vượt âm? Đối với Nga, MiG-31 là một lựa chọn hấp dẫn bởi nó là tiêm kích đánh chặn 24 tấn, có khả năng đạt tới tốc độ siêu thanh cần thiết để triển khai tên lửa Kinzhal.
Nga còn tích hợp cả tên lửa Kinzhal lên máy bay ném bom Tu-22M3 Backfire. Mẫu máy bay này cũng có thể bay với tốc độ siêu thanh nhưng có tầm hoạt động lên tới 1.500 dặm, cao hơn MiG-31 (500 dặm).
Đối với Mỹ, sức hút của F-15 đơn giản nằm ở chỗ nó là một mẫu máy bay chiến đấu mạnh mẽ. Mặc dù không có các tính năng tàng hình như F-35, nhưng F-15EX có kích cỡ lớn hơn, nhanh hơn, tầm hoạt động xa hơn, có thể mang tải trọng lớn hơn F-35 (29.000 tấn so với 22.000 tấn).
Khi mang tên lửa Kinzhal dài 7,9m hay tên lửa siêu vượt âm của Mỹ dài 6,7m thì kích cỡ máy bay và sức mạnh của nó sẽ mang tính hỗ trợ lớn. Các chiến đấu cơ này cũng thâm nhập vào không phận đối phương dễ dàng hơn các loại máy bay ném bom như B-52, đồng thời tự bảo vệ bản thân chúng tốt hơn.
Sự thực là gì?
Về tuyên bố "Mỹ sao chép ý tưởng tên lửa siêu vượt âm phóng từ trên không của Nga" thì sao?
Đối với câu hỏi này, ông Peck cho rằng, nguồn gốc của ý tưởng tên lửa siêu vượt âm đến từ Đức Quốc xã.
Năm 1944, Đệ Tam Đế chế (cách gọi khác của Đức Quốc xã) đã cho ra đời mẫu "tên lửa" V-1 (có tài liệu gọi là bom bay), về cơ bản là một loại máy bay tự động sử dụng động cơ dòng xung phản lực và trang bị đầu đạn nặng 1 tấn, có hệ thống dẫn đường hồi chuyển đơn giản.
Bóc mẽ siêu tên lửa Mỹ, Nga tiết lộ thông tin gây choáng: Sự thật là gì? - Ảnh 4.

Mẫu V-1 của Đức Quốc xã. Ảnh: Wiki
Hàng nghìn quả V-1 đã được phóng đi từ các trận địa ở Pháp, Bỉ và Hà Lan nhằm vào vương quốc Anh.
Tuy nhiên, Đức Quốc xã đã sớm bổ sung thêm một sự thay đổi nguy hiểm mới, đó là V-1 sẽ được phóng ở giữa không trung, từ các máy bay ném bom Heinkel 111. Khoảng 1.600 quả V-1 đã được bắn nhằm vào vương quốc Anh, đặc biệt là thủ đô London, nhưng với độ chính xác khá thấp.


Tự động phát sau


3





Đức Quốc xã thả tên lửa V-1 từ trên không. Nguồn: Critical Past
Bên cạnh đó, các loại máy bay ném bom ngay từ thời Chiến tranh Lạnh đã được trang bị tên lửa tầm xa cỡ lớn, như B-52 với tên lửa hành trình AGM-86 dài 6,4m, hay Tu-22M Backfire của Nga với tên lửa chống tàu Kh-22 dài 11,6m.
Theo ông Peck, dĩ nhiên Lầu Năm Góc sẽ lưu ý rằng tiêm kích MiG-31 của Nga được trang bị tên lửa hành trình siêu vượt âm trước, nhưng ý tưởng về mẫu máy bay trang bị các tên lửa cỡ lớn này chỉ đơn thuần là sự tiếp nối một truyền thống đã kéo dài lâu nay.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
'Tăng phản lực' Nga sẽ sưởi ấm Аbrams Mỹ tại Bắc Cực
(Vũ khí) - Nhu cầu tăng cường sức mạnh quân sự tại Bắc Cực buộc Nga phải đưa “trở lại hàng ngũ” dòng xe tăng Т-80 bị ruồng bỏ từ thế kỷ trước

Dù đã có khá nhiều bài viết về việc Nga “tái sử dụng” các xe tăng dòng T-80, vẫn xin cung cấp thêm một số thông tin khá thú vị về lịch sử, tên gọi, tính năng v.v của dòng xe tăng này qua bài viết với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Valdimir Tuchkov. Bài đăng trên Svobodnaia Pressa” ngày 10/8/2020.
Có một số thông tin trùng lặp với các bài trước, nhiều chỗ tác giả mở ngoặc nên khó đọc, xin bạn đọc thông cảm.
'Tang phan luc' Nga se suoi am Аbrams My tai Bac Cuc
Xe tăng T-80U (Ảnh: Anatoly Semekhin / TASS)
Sau khi Liên Xô sụp đổ, xe tăng chiến đấu chủ lực T-80, vốn trước đó có rất nhiều trong trang bị của Binh chủng Tăng- Thiết giáp Quân đội Xô Viết, đã bị thay thế bằng xe tăng “già nua” hơn nó là tăng T-72.
Trong số hơn 10.000 "xe tăng phản lực" (như cách khi đó mọi người vẫn gọi T-80) do Ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô sản xuất, hiện tại chỉ còn 450 chiếc đang “đứng trong hàng ngũ”.
Số còn lại được đưa đi bảo quản. Thêm nữa, không chỉ có những chiếc thuộc “lứa” T-80 đầu tiên được đưa vào trang bị từ năm 1976, mà cả những biến thể sau đó, dù hiện đại và hiệu quả hơn nhiều, vẫn bị đưa ra khỏi trang bị của Bộ đội Tăng- Thiết giáp.
Nhưng trong thời gian gần đây, chúng ta lại đang được chứng kiến một xu hướng hoàn toàn ngược lại - T-80 đang "phục hồi danh dự".
Và chúng bắt đầu lặng lẽ rời khỏi các kho bảo quản đến Nhà máy sản xuất các phương tiện kỹ thuật vận tải Omsk để được sửa chữa và hiện đại hóa, và từ đây - đến thẳng các đơn vị chiến đấu.
Nói là lặng lẽ bởi vì vào thời điểm hiện tại mới chỉ đang thực hiện một hợp đồng cung cấp 62 chiếc xe tăng T-80BVM. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng Nga đã có kế hoạch ký các hợp đồng cung cấp Tu-80 mới. Bởi vì Quân đội Nga rất cần kiểu xe tăng này.
T-80 được gọi là xe tăng phản lực vì nó không sử dụng động cơ diesel mà sử dụng động cơ tuabin khí (GTE). Trên thực tế, cũng tương tự như các máy bay động cơ turbin phản lực cánh quạt.
Chỉ khác là không có cánh quạt. Vào những năm 90, T-80 dần trở nên “thất sủng” vì động cơ GTE ngốn quá nhiều nhiên liệu. Khi đó “cấp trên” cho rằng không nên ném tiền theo “chiều gió phản lực” này nữa.
Tuy nhiên, quyết định này không phải là chỉ do tác động của những tính toán kinh tế, mà còn bởi cả những phẩm chất tác chiến. Khi đó, những động cơ tuabin khí lắp trên xe tăng đã tiêu tốn lượng nhiên liệu gấp 1,6-1,8 lần so với động cơ diesel.
Và như vậy, dự trữ hành trình của xe tăng giảm kha khá . Thực ra thì hệ số giảm cự ly di chuyển sau một lần nạp nhiên liệu nhỏ hơn (1,6 và 1,8), do lượng nhiên liệu được nạp cho T-80 nhiều hơn.
'Tang phan luc' Nga se suoi am Аbrams My tai Bac Cuc
Xe tăng Mỹ “Abrams”
Vâng, đấy đúng là một nhược điểm. Nhưng bên cạnh đó, động cơ GTE lại có một lợi thế rất, rất đáng kể so với động cơ diesel. Nó có thể khởi động mà không gặp bất cứ vấn đề gì trong điều kiện nhiệt độ cực thấp.
Và bây giờ thì cái phẩm chất này đã trở nên vô cùng có giá trị (đối với Nga) do Nga đang tăng cường quy mô hiện diện quân sự của mình ở khu vực Bắc Cực, nơi có các mỏ năng lượng khổng lồ. Và cũng chính là khu vực có Con đường Biển Phương Bắc rất cần phải được đảm bảo an toàn đi qua.
Và (Nga) không thể không tăng cường sự hiện diện quân sự tại Bắc Cực, bởi vì Mỹ đã bắt đầu thể hiện sự quan tâm kinh tế ngày càng tăng tại khu vực này, và sự quan tâm kinh tế này cũng đã được “bồ đắp” bằng cả những tuyên bố chính trị kiểu như “người Nga đang đòi hỏi quá nhiều ở Bắc Cực”, và cả bằng những hành động rất cụ thể.
Mỹ đã bắt đầu quan tâm đặc biệt đến việc đóng tàu chiến và các tàu thương mại hoạt động tại những khu vực biển đóng băng.
Thêm nữa, vào tháng 5 vừa qua, ba chiếc tàu khu trục Mỹ và một khinh hạm Anh được các máy bay chống tàu ngầm và máy bay trinh sát hộ tống đã tiến hành một cuộc tập trận kéo dài một tuần trên biển Barents.
Bộ Tư lệnh Châu Âu của Hải quân Mỹ đã nói về mục đích của cuộc tập trân này như sau: "để bảo vệ quyền tự do hàng hải và thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các đồng minh". Giọng điệu có vẻ khá đe dọa.
Chính vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tất cả 62 chiếc "xe tăng phản lực" nói trên sẽ được trang bị (và đã bắt đầu đưa vào trang bị) cho Hạm đội Phương Bắc. Nhưng sẽ không dừng lại ở đó.
Đã có thông tin rằng những T-80BVM theo các hợp đồng mới cũng sẽ được điều đến Viễn Đông và các khu vực biên giới phía Tây Nga. Nếu xét từ góc độ khả năng chịu băng giá của xe tăng này, việc mở rộng khu vực địa lý như vậy không gặp vấn đề gì lớn.
Tuy nhiên, Quân đội Nga sẽ còn tận dụng một lợi thế rất đáng nể khác của GTE nữa- đó là xe tăng động cơ GTE có thể ‘đột phá” với tốc độ rất cao. Mà như đã biết, một cuộc đột kích của những xe tăng tốc độ cao- cũng là một cái đó rất quan trọng.
Các tinh năng tốc độ của các xe tăng chiến đấu chủ lực Nga tính bằng km / h cụ thể như sau:
- T-72: trên đường cao tốc - 45-50, trên địa hình gồ ghề - 35-40;
- T-90: trên đường cao tốc - 65, trên địa hình gồ ghề - 45;
- T-80BVM: trên đường cao tốc - 80, trên địa hình gồ ghề - 50-60.
Có một điều khá thú vị ít người để ý là xe tăng “Abrams” của Mỹ tuy cũng lắp động cơ tuabin khí, và chưa hết, còn mạnh hơn cả động cơ của T-80 Nga, nhưng trên đường cao tốc cũng chỉ có thể tăng tốc lên tối đa lên 65 km / h.
Trên địa hình gồ ghề nó (“Abrams”) còn thua"xe tăng phản lực" nhiều hơn nữa. Lý do,- có thể nói một cách hình tượng là do “Abrams” có một khối lượng khổng lồ - tới 63 tấn. Còn T-80BVM - chỉ nặng có 46 tấn.
Vào đầu những năm 90, tại một cuộc triển lãm vũ khí ở Abu Dhabi, xe tăng T-80U đã khiến “Abrams” Mỹ phát ngượng.
T-80U đã thực hiện một “chương trình” cực kỳ ấn tượng với những “cú nhảy xa” nhiều mét, ngoặt gấp, cơ động liên tục, - người Mỹ thấy thế đã quyết định bắt chước. Tuy nhiên, đến giữa đường đua, "Abrams" vụng về đã lật nghiêng.
Động cơ GTE còn có một nhược điểm nữa. Nó tuy không “khắt khe” lắm với chất lượng nhiên liệu, nhưng lại rất “đỏng đảnh” với chất lượng không khí trong buồng đốt. Trong những điều kiện bình thường, điều này không có ảnh hưởng gì lớn lắm.
Nhưng ở Trung Cận Đông, nơi mà bầu không khí đầy bụi, “Abrams” đôi khi bị chết máy. Còn tại Bắc Cực, như mọi người đều biết, chăc chắn không thể tìm thấy nền cát bụi gì ở đây.
Biến thể mới xe tăng T-80BVM đã được Nhà máy “Uralvagonzavod” phát triển từ xe tăng T-80BV vào năm 2017. T-80BVM sử dụng động cơ mới GTD-1250TF với công suất 1250 mã lực.
Hơn nữa, mức tiêu thụ nhiên liệu tiết kiệm hơn nhiều, dự trữ hành trình đã tăng từ 400 km lên 500 km.
Xuất hiện hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại "Sosna-U" cho phép nó tiến hành các hoạt động tác chiến suốt ngày đêm trong mọi điều kiện thời tiết. Lớp giáp bảo vệ phản ứng nổ mới "Relict" cũng đã được “lắp mới” cho T-80BVM.
Xuất hiện thêm một hệ thống bảo vệ chủ động treo hoàn toàn mới đối với xe tăng nói chung – đó là các container "mềm" có tác dụng bảo vệ các sườn bên của xe tăng. Và điều này rất có ý nghĩa.
Vì T-80 đã không còn được sản xuất từ năm 1985, nên nó sử dụng loại vỏ giáp có thể nói là đã "cũ". Lớp vỏ giáp này có phần kém hơn về độ bền so với lớp giáp “đời mới”.
Nên việc lắp mới một hệ thống bảo vệ chủ động mạnh tăng cường cho lớp vỏ giáp của T-80BVM là một giải pháp cực kỳ hữu dụng. Còn có thông tin nói rằng “xe tăng phản lực" còn sẽ được trang bị tổ hợp bảo vệ chủ động của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M “Đột phá”.
Nhưng không biết là khi nào chuyện này có thể xảy ra và liệu có thể xảy ra hay không. Vì đây (tổ hợp bảo vệ chủ động cùa T-90M) là một “thú vui” không hề rẻ tiền chút nào.
Tất cả những gì còn lại đều hoàn toàn “tuân thủ nghiêm” các tiêu chuẩn xe tăng hiện đại Nga cho xe tăng thế hệ này (T-72 và T-90). Pháo nòng trơn 2A46M4 cỡ nòng 125 mm với cơ số đạn 45 viên xuyên giáp và các loại đạn nổ phân mảnh. Bộ nạp đạn tự động.
Có thể phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng pháo . Và đây lại là một phiên bản pháo hiện đại hơn so với pháo của T-80BV, vì thế nên sức mạnh hỏa lực của pháo cũng tăng lên.
Hai súng máy – một súng 7,62 ly đồng trục với pháo, và một khẩu 12,7 ly.
Kíp xe- 3 người.
Cần phải thừa nhận rằng tăng T-80BVM đã được nâng tầm lên đến "mức trung bình" của các xe tăng chiến đấu chủ lực đang có trong trang bị của Lục quân Nga.
Nhưng dù sao thì nó vẫn thua "Đột phá" T-90M về các khả năng tác chiến. Tuy vậy, nó trội hơn hẳn so với T-72B, và gần như ngang ngửa với T-72B3.
Nhưng T-80BVM có một lợi thế không thể tranh cãi mà những xe tăng khác không thể có – đó là khả năng hoạt động ổn định trong những điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt tại Bắc Cực. Vì vậy, không thể không có nó.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Chế độ quái thú khiến F-35 dễ bị bắn hạ
(Vũ khí) - Theo Aviationist, việc F-35 treo lượng lớn vũ khí bên ngoài ở chế độ quái thú có thể khiến tiêm kích này đối mặt với nguy cơ lớn bị bắn hạ.

Khi hoạt động ở chế độ quái thú, tiêm kích tàng hình F-35 có thể mang tối đa 6 quả bom thông minh GBU-31, cho nhiệm vụ tấn công mặt đất cùng hai tên lửa đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM và hai quả đạn AIM-9X Sidewinder để tự vệ.
Nhưng gần như tất cả chúng đều được trang bị trên những mấu treo bên ngoài thân, do đó sẽ tác động tiêu cực đến khả năng tàng hình và dễ dàng khiến dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này lộ diện trước phòng không đối phương, nhất là những hệ thống S-400 của Nga.
Che do quai thu khien F-35 de bi ban ha
Tiêm kích F-35 mang vũ khí ở chế độ quái thú.
Vì vậy, khi hoạt động ở chế độ quái thú, chính F-35 đang tự đặt mình vào vòng nguy hiểm nếu tấn công đối phương với lượng vũ khí của chế độ quái thú. Cụ thể, nếu muốn tấn công mục tiêu mặt đất bằng bom GBU-31 bắt buộc F-35 phải xâm nhập vào vùng tác xạ của S-400.
Trong khi đó, ưu điểm lớn nhất của S-400 là có thể phóng cùng lúc nhiều tên lửa với nhiều tầm bắn khác nhau, từ 40, 120, 250 và 400km.

Với khả năng đặc biệt của mình, hệ thống S-400 Nga hoàn toàn có thể phát hiện và diệt gọn những tiêm kích tàng hình tối tân F-35 đã mất đi tính năng tàng hình (mang số vũ khí ở chế độ quái thú) khi chiến đấu cơ này chưa kịp khai hỏa.
Tình huống này đã được kiểm chứng hồi cuối tháng 5/2019 khi hệ thống S-300PMU2 Iran đã dễ dàng phát hiện tiêm kích F-35A Mỹ mang theo vũ khí ở chế độ quái thú xuất hiện gần biên giới Tehran.
Thông tin về vụ việc sau đó được Mỹ xác nhận nhưng không tiết lộ chi tiết về chuyến bay. Được biết, trước khi xuất hiện thông tin này, Không quân Mỹ đã cho đăng tải đoạn video ghi lại hình ảnh cho F-35A đồn trú tại căn cứ ở UAE cất cánh với đầy đủ vũ khí ở chế độ quái thú.
Phi đội chiến đấu cơ tàng hình với trang bị tối đa này xuất kích thực hiện huấn luyện trong khuôn khổ cuộc tập trận "Sứ mệnh răn đe" được tổ chức ở địa bàn tác chiến của Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM), kéo dài từ Đông Bắc Phi cho tới Thổ Nhĩ Kỳ.
F-35 tại căn cứ Al Dhafra ở UAE thường thuộc biên chế của căn cứ Không quân Hill có trụ sở ở Utah. Đây chính là những chiến đấu cơ được Mỹ dùng trong vụ tham chiến đầu tiên của F-35 khi thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các phần tử khủng bố ở vùng Đông Bắc Iraq hồi đầu tháng 4/2019.
CENTCOM tiết lộ, khi hoạt động tại Trung Đông, F-35A có thể tham chiến theo hai chế độ là "tàng hình" và "quái thú". Dù ở chế độ nào, chúng cũng đều rất nguy hiểm và đối phương không thể đối phó. Tuy nhiên, giữa tuyên bố của CENTCOM và diễn biến thực tế cho thấy khác xa nhau.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
ACV-30 Korkut của Thổ bị MiG-29 phá hủy ngay khi vừa tới Libya

(Vũ khí) - Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi hệ thống pháo phòng không tự hành mới nhất của mình có tên gọi Korkut tới Lybia, tuy nhiên nó đã bị phá hủy ngay lập tức.

Hình ảnh vệ tinh gần đây do tài khoản Twitter có biệt danh Safsata14 công bố cho thấy hệ thống pháo phòng không tự hành Korkut đã được Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tới căn cứ không quân Al-Watiya ở phía Tây Libya.
Căn cứ không quân nói trên hiện được vận hành bởi cả Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Lực lượng của Chính phủ Hiệp ước Quốc gia Libya (GNA). Các khẩu đội Korkut sẽ cung cấp sự bảo vệ hiệu quả trước nguy cơ bị tấn công đường không bởi tiêm kích đối phương.
Đây là sự cẩn trọng cần thiết khi Quân đội Quốc gia Libya (LNA) bắt đầu nhận được yểm trợ đường không từ máy bay chiến đấu của Nga cũng như Ai Cập.
Tổ hợp Korkut được thiết kế để chống lại các mối đe dọa trên không hiện đại. Một hệ thống bao gồm 3 xe mang pháo 35 mm và trạm chỉ huy có thể hoạt động hoàn toàn tự động.

Phương tiện chỉ huy và điều khiển sẽ phát hiện và theo dõi mục tiêu bằng radar tìm kiếm 3D của nó, đánh giá các mối đe dọa và chỉ định cho pháo tiêu diệt. Trong khi đó, xe mang pháo sẽ theo dõi mục tiêu bằng radar điều khiển hỏa lực và tạo ra cơn mưa đạn từ 2 khẩu pháo 35 mm sử dụng đạn phân mảnh.
Cả xe chỉ huy và xe mang pháo đều được chế tạo trên khung gầm ACV-30 bánh xích do FNSS phát triển đặc biệt để thực hiện chức năng trên chiến trường. Thiết giáp ACV-30 cũng được sử dụng trong dự án Hệ thống tên lửa phòng không độ cao thấp (HISAR-A).
Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt hàng tổng cộng 40 hệ thống vũ khí Korkut, việc giao hàng dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022.
ACV-30 Korkut cua Ankara bi pha huy ngay khi vua toi Libya
Pháo phòng không tự hành ACV-30 Korkut của Thổ Nhĩ Kỳ
Tuy vậy theo báo cáo mới nhất, các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom đã phá hủy tổ hợp pháo phòng không tự hành ACV-30 Korkut của Thổ Nhĩ Kỳ, vũ khí mà tại Ankara chúng được gọi là có tính năng tương tự hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S của Nga, chỉ 48 giờ sau khi triển khai tại căn cứ không quân Al-Watia ở Libya.
Theo dữ liệu hiện có, đòn tấn công do máy bay chiến đấu MiG-29 và có thể là máy bay ném bom Su-24 gây ra, mặc dù các tổ hợp ACV-30 Korkut được cho là để bảo vệ những chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ triển khai ở đây, nhưng sau đó cũng bị phá hủy bởi cuộc không kích.
“Sau khi hệ thống phòng không MIM-23 Hawk của Thổ Nhĩ Kỳ bị phá hủy ở Libya, Ankara bắt đầu lo ngại về sự an toàn của quân đội nước này ở quốc gia Bắc Phi. Các hệ thống phòng không bổ sung, cũng như hệ thống tác chiến điện tử đã được chuyển đến căn cứ không quân Al-Watia".
"Giờ đây trên lãnh thổ thành trì chính của quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Libya, lần đầu tiên người ta thấy pháo phòng không tự hành Korkut, vũ khí mà Ankara liên tục gọi là tương tự hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga, mặc dù thực tế là Korkut chỉ được trang bị pháo và không có tên lửa", tờ Reporter cho biết.
Mối quan tâm lớn nhất của các chuyên gia là thực tế là để hoạt động hiệu quả, ACV-30 Korkut phải sử dụng radar đặc biệt có thể phát hiện máy bay chiến đấu và máy bay ném bom đang tiếp cận từ khoảng cách vài chục km.
Tuy nhiên thực tế là cuộc không kích được thực hiện từ khoảng cách gần, và do đó có giả thiết cho rằng các chiến đấu cơ đã sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa Talisman, chỉ đơn giản là "bịt mắt" radar của Thổ Nhĩ Kỳ.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Những tổn thất lớn và thất bại của Mỹ tại Afghanistan
(Bình luận quân sự) - Xin được cung cấp một số số liệu về những tổn thất của Mỹ tại quốc gia Trung Á này sau gần 20 năm can thiệp quân sự

Những số liệu được thể hiện qua bài viết của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Ilia Polonski đăng trên “Bình luận quân sự” ngày 6/5/2020:
Nhung ton that lon va that bai cua My tai Afghanistan
“Năm nay là năm thứ 19 kể từ khi Mỹ bắt đầu chiến dịch quân sự của mình tại Afghanistan. Trong khoảng thời gian dài gấp 2 lần thời gian hiện diện quân sự cũng tại nước này của Liên Xô, người Mỹ cũng đã không thể giành được chiến thắng trong cuộc xung đột tại đây.
Cách đây không lâu, giáo sư Stephen Walt của Đại học Harvard đã cho đăng tải một bài báo, trong đó có lời kêu gọi giới lãnh đạo Mỹ thừa nhận rằng Mỹ đã thua trong cuộc chiến tại Afghanistan.
Tất nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump và ê kíp của ông sẽ không bao giờ nói thẳng như vậy, nhưng chỉ riêng một thực tế là ý tưởng việc việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan được đưa ra bàn luận hết lần này đến lần khác cũng đã là sự xác nhận gián tiếp rằng Mỹ đã thất bại.
Bởi vì suy cho cùng, Mỹ sẽ rút quân hoặc là sau khi đã đạt được mục tiêu, hoặc là khi Mỹ đã không còn thể đạt thêm được một cái gì lớn hơn nữa. Do Phong trào khủng bố Taliban vẫn chưa bị đánh bại, kết luận số hai có vẻ là có cơ sở hơn cả.
Tổn thất về người và và thiệt hại tài chính
Trong gần hai thập kỷ, đã có hàng nghìn quân nhân Mỹ và quân nhân Các lực lượng vũ trang đồng minh NATO của Mỹ đã thiệt mạng ở Afghanistan.
Cụ thể, tổn thất về người của Các Lực lượng Vũ trang )CLLVT) Mỹ tính đến giữa năm 2019 được đánh giá là hơn 2.400 người chết và 20.000 người bị thương.
Đó là chưa tính tổn thất về người của các công ty quân sự tư nhân với không ít lính đánh thuê là công dân Mỹ.
Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã công bố con số là có tới 5.800 lính Mỹ thiệt mạng, và nhấn mạnh rằng các số liệu chính thức không tính tới những người chết là quân nhân phục vụ trong Quân đội Mỹ nhưng lại có quốc tịch nước ngoài,- và số này không phải là ít.
Chi phí cho các hoạt động tác chiến tại đây cũng rất ấn tượng. Theo các số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ,hiện diện quân sự ở Afghanistan từ tháng 10/2001 đến tháng 9/2019 đã ngốn của ngân sách Mỹ tới 778 tỷ USD.
Các chuyên gia độc lập đưa ra những con số còn “ấn tượng” hơn rất nhiều - lên đến 2.000 tỷ đô la.
Thời kỳ khó khăn nhất xét từ góc độ tài chính đối với Mỹ là các năm 2010-2012, khi mà quân số của Quân đội Mỹ tại Afhanistan vượt quá 100.000 người. Như vậy là khi đó đã hơn 1/10 quân số CLLVT Mỹ có mặt tại Afghanistan.
Các máy bay lên thẳng bị bắn hạ: những tổn thất về người lớn nhất cùng lúc của Mỹ
Như chúng ta còn nhớ, thời gian đầu khi đưa quân vào Afghanistan của Mỹ là tương đối thành công. Năm 2002, Mỹ tiến hành Chiến dịch “Anaconda” nổi tiếng với cái giá là sinh mạng của 8 binh sỹ CLLVT Mỹ.
Nhưng sau đó, Taliban đã phát động một cuộc chiến tranh du kích thực sự chống lại người Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Tổn thất của Quân đội Mỹ bắt đầu tăng lên.
Cụ thể, vào tháng 6/2005, một máy bay lên thẳng MH-47 đã bị bắn rơi làm 16 lính đặc nhiệm Mỹ trên máy bay thiệt mạng. Kể từ đầu chiến dịch, đây là tổn thất cùng lúc lớn nhất của Quân đội Mỹ tại Afghanistan.
Nhưng tổn thất trong một lần lớn nhất là trong năm 2011, khi một chiếc máy bay lên thẳng Chinook CH-47 của NATO bị tên lửa Taliban bắn hạ ở tỉnh Wardak, phía Tây Kabul vào ngày 6 tháng 8 năm 2011.
Có tới 38 người thiệt mạng, trong đó có 7 lính đặc nhiệm Afghanistan và 31 người Mỹ (22 lính SEAL từ Nhóm đặc nhiệm Hải quân, 5 quân nhân của Trung đoàn đặc nhiệm không quân số 160, 3 lính thuộc Cục điều phối tác chiến Không quân Mỹ, 1 quân nhân huấn luyện chó nghiệp vụ và một phiên dịch dân sự).
Nhung ton that lon va that bai cua My tai Afghanistan
Cuộc tấn công trạm kiểm soát ở Nuristan
Bất chấp mọi nỗ lực và dù đã huy động một số lượng rất lớn quân nhân đến Afganistan, Mỹ vẫn không thể nắm quyền kiểm soát các khu vực khó tiếp cận.
Ví dụ, vào tháng 10/2009, Taliban đã giết 8 lính Mỹ cùng lúc trong cuộc tấn công một trạm kiểm soát của Mỹ ở tỉnh Nuristan sát biên giới với Pakistan.
Cuộc tấn công này đã đủ để buộc lực lượng Mỹ và NATO rút hẳn khỏi Nuristan, bàn giao chức năng duy trì trật tự ở tỉnh miền núi này cho các lực lượng an ninh Afghanistan.
Nếu nói về quy mô của cuộc chiến tranh du kích, chúng ta có thể dẫn một số con số sau đây: chỉ trong năm 2010, Lầu Năm Góc đã ghi nhận tới 18.057 trường hợp tấn công các binh sỹ Mỹ và các đồng minh NATO ở Afghanistan.
Và cuối cùng, giới lãnh đạo quân sự Mỹ buộc phải quyết định rút quân theo từng giai đoạn và thay thế một phần quân Mỹ bằng các chiến binh của các công ty quân sự tư nhân. Sau khi thực hiện kế hoạch này, tổn thất của quân Mỹ, dĩ nhiên, đã giảm đi rất đáng kể. Nhưng tình hình tại Afganistan lại càng trở nên phức tạp.
Mỹ đã thất bại?
Trước đây, các chuyên gia quân sự Pierre Allan và Albert Stahel khẳng định rằng để có thể kiểm soát được lãnh thổ Afghanistan, cần có ít nhất 300.000 quân.
Những chuyên gia trên đưa ra con số như vậy căn cứ vào những tính toán rút ra từ kinh nghiệm tiến hành chiến dịch quân sự của Liên Xô tại Afganistan, nhưng có thể khẳng định rằng trong tình hình như hiện tại, con số trên (cần để kiểm soát lãnh thổ Afganistan) nếu có giảm thì cũng không nhiều.
Dĩ nhiên, thậm chí vào thời kỳ đỉnh điểm của chiến dịch quân sự tại Afghanistan, người Mỹ và đồng minh cũng không thể triển khai tới 300. 000 quân tại đây, còn sau khi bắt đầu cắt giảm quy mô hiện diện quân sự, người Mỹ cũng mất luôn quyền kiểm soát đối với hầu hết các khu vực lãnh thổ Afganistan.
Trên thực tế, mọi thứ đã lại trở “về số không". Về bản chất, đây là một thất bại của Quân đội Mỹ.
Tuy vậy, nhà phân tích người Mỹ Elan Djurno lại cho rằng thất bại của Mỹ ở Afghanistan không phải do thiếu quân hoặc do các hành động sai lầm của lực lượng Mỹ tham chiến tại đây, mà chính là do triết lý chung dẫn đến sự hiện diện quân sự của Mỹ tại một quốc gia quá xa nước Mỹ này.
Và thêm nữa, đối với chính phủ hiện tại tại Afghanistan, việc rút hoàn toàn quân Mỹ ra khỏi đất nước này có thể là sẽ bước khởi đầu của sự kết thúc, bởi vì trong trường hợp này, các chiến binh Taliban sẽ không bỏ lỡ cơ hội của mình”.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia Nga: Pháo 150mm không xuyên thủng được Armata
(Vũ khí) - Giới chuyên gia Nga cho rằng, dù sức mạnh của khẩu pháo 130mm là không thể phủ nhận nhưng chưa chắc chúng đã là khắc tinh của xe tăng Armata.

Theo RIA Novosti, Tập đoàn quốc phòng Đức Rheinmetall đã công bố video thử nghiệm chiếc xe tăng được hiện đại hóa với pháo tăng 130mm. Cỡ nòng không tiêu chuẩn, khả năng xuyên giáp cao, nạp đạn tự động ... Chuyên gia của Đức cho biết, pháo tăng 130mm có thể tự tin tiêu diệt xe tăng T-14 Armata của Nga.
Vậy khẩu trọng pháo mới của tăng phương Tây có đủ sức xuyên thủng được tăng Armata Nga?
Chuyen gia Nga: Phao 150mm khong xuyen thung duoc Armata
Tăng Armata.
Hãng Rheinmetall không giấu giếm rằng, loại pháo tăng mới là phản ứng trước sự xuất hiện của xe bọc thép Nga trên nền tảng Armata. Có ý kiến cho rằng, pháo tăng 120mm hiện có trong lực lượng xe tăng của các nước NATO không thể chống lại Armata một cách hiệu quả.
Các nhà sản xuất vũ khí của Đức đã cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách tăng cỡ nòng và tạo ra nhiều loại đạn mạnh hơn.
Lần đầu tiên, pháo tăng mới đã được giới thiệu tại triển lãm quốc phòng an ninh Eurosatory 2016 ở Paris. Các cuộc thử nghiệm thực địa của nguyên mẫu pháo tăng L51 (pháo tăng có tỷ lệ đường kính nòng/chiều dài tổng thể gấp 51 lần) đã bắt đầu vào năm 2019.
Theo nhà phát triển, các cuộc thử nghiệm đã xác nhận tất cả các tính năng của pháo tăng mới. Pháo 130mm có được vận tốc ban đầu của đạn và khả năng xuyên giáp cao hơn.
Một loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng với lõi vonfram cải tiến đã được phát triển đặc biệt cho pháo tăng này. Theo yêu cầu của khách hàng, xe tăng với loại pháo này có thể được trang bị bộ nạp đạn tự động.
Được biết, pháo tăng mới 130mm sẽ được trang bị cho xe tăng Leopard-2 của Đức và xe tăng MGCS đầy hứa hẹn của Pháp và Đức. Ngoài ra, Rheinmetall có kế hoạch cung cấp pháo 130mm như một vũ khí tiềm năng cho xe chiến đấu thế hệ tiếp theo của quân đội Mỹ (Next Generation Combat Vehicle – NGCV).
Với những thông tin cho thấy, sức mạnh của khẩu 130mm là rất đáng sợ. Nhưng theo giới chuyên gia Nga, bất chấp những tuyên bố của Rheinmetall, chưa chắc là loại vũ khí mới này là một phương tiện chiến đấu khắc tinh của xe tăng Armata.
Tất nhiên, khó có thể tạo ra loại xe tăng tuyệt đối bất khả xâm phạm, nhưng, ngày nay T-14 là phương tiện chiến đấu tốt nhất trên thế giới về khả năng bảo vệ, có nhiều cơ chế phòng thủ. Cơ chế phòng thủ đầu tiên là hệ thống phòng thủ chủ động Afganit để đánh chặn đạn chống tăng từ xa trước khi chúng lao vào xe tăng.
Afganit tự động áp dụng một số hệ thống cùng một lúc. Tên lửa chống tăng điều khiển bằng sóng vô tuyến bị gây nhiễu bởi thiết bị tác chiến điện tử. Màn khói chứa các hạt che chắn phần lớn các dải bước sóng khiến việc bắn trúng xe tăng bằng tên lửa hồng ngoại rất khó.
Ở cự ly gần, xe tăng sử dụng súng cối đặc biệt bắn ra loại đạn phân mảnh để tiêu diệt tên lửa. Các khẩu súng cối này bảo vệ T-14 khỏi các loại đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng và ít nhất có thể làm cho đạn bị lệch hướng.
Cơ chế phòng thủ thứ hai là lớp giáp chống nổ (ERA) Malakhit nhằm đối phó các loại đạn phá giáp. Các thùng chứa chất nổ treo trên xe tăng, khi tiếp xúc với đạn chống tăng gây vụ nổ hướng tới đối phương.
Cơ chế phòng thủ thứ ba là vỏ giáp. Các nhà phát triển xe tăng khẳng định rằng, ngay cả các loại vũ khí có cỡ nòng lên tới 150mm (gồm cả TOW và Javelin của Mỹ, Spike của Israel), cũng như từ bất kỳ súng phóng lựu chống tăng vác vai nào cũng không thể xuyên thủng vỏ giáp của T-14 được kết hợp giữa thép độ bền cao và vật liệu tổng hợp.
Ngoài ra, vỏ giáp của T-14 Armata đủ sức chịu đựng sức công phá của đạn pháo 120 mm bắn thẳng vào mặt trước.
Cuối cùng, cấu trúc thiết kế của T-14 làm tăng khả năng sống sót của nó. Khoang đông cơ, kho đạn và thùng nhiên liệu được cách ly bằng vách ngăn bọc thép. Tháp pháo hoàn toàn không có người bên có lớp vỏ đặc biệt giúp bảo vệ các thiết bị điện tử tinh vi khỏi đạn và mảnh vỡ.
Theo nhà phát triển, kho đạn nằm ở phía sau tháp pháo. Ngay cả khi nó phát nổ, năng lượng chính của vụ nổ sẽ phát ra thông qua các tấm thép đặc biệt để kích nổ các đầu đạn. Nhờ đó chiếc xe tăng sẽ không chịu thiệt hại nặng, có thể được đưa ra ngoài chiến đấu và sau đó sửa chữa.
Điều đặc biêt theo nguồn tin quân sự Nga, tùy tình hình thực tế, những khẩu pháo 152mm uy lực Nga có sẵn, có thể được lắp trên một số xe tăng T-14 bất kỳ lúc nào. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2021, quân đội Nga sẽ nhận được 132 phương tiện chiến đấu trên nền tảng Armata.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Trung Quốc hé lộ tiêm kích tàng hình 2 chỗ ngồi, biến thể của J-20
Anh Minh | 16/08/2020 11:15 AM

0

Trung Quốc hé lộ tiêm kích tàng hình 2 chỗ ngồi, biến thể của J-20

Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình hai chỗ ngồi thế hệ mới, dựa trên máy bay chiến đấu J-20 tiên tiến nhất của họ, được thiết kế như một máy bay cảnh báo sớm đóng vai trò là trung tâm chỉ huy cho các loại khí tài khác như tiêm kích và bệ phóng tên lửa.


Viện thiết kế máy bay Thành Đô (CADI), nhà phát triển J-20, đang nghiên cứu một biến thể đột phá, đây sẽ là máy bay chiến đấu tàng hình đầu tiên trên thế giới có hai phi công. Nó cũng sẽ tiên tiến hơn, SCMP dẫn theo một báo cáo trực tuyến vừa được công bố.
Báo cáo xuất hiện trên War Industry Black Technology, một nền tảng truyền thông xã hội do công ty Quantum Defence Cloud Technology có trụ sở tại Thâm Quyến điều hành, đi kèm với bản phác thảo thiết kế của một biến thể máy bay hai chỗ ngồi. Báo cáo nói nó sẽ hoạt động như một máy bay chiến đấu cảnh báo sớm cỡ nhỏ.
Thiết kế của máy bay này tương tự như máy bay ném bom chiến đấu tầm trung siêu thanh Su-34 hai chỗ ngồi của Nga, với việc bố trí chỗ ngồi của hai phi công song song nhau trong buồng lái. Báo cáo nói việc này sẽ giúp hai phi công liên lạc và chia sẻ thông tin hiệu quả hơn.
Trung Quốc hé lộ tiêm kích tàng hình 2 chỗ ngồi, biến thể của J-20 - Ảnh 1.

Bản vẽ mô tả biến thể máy bay tàng hình hai chỗ ngồi
“Là máy bay thế hệ mới có khả năng tàng hình và hành trình siêu âm, nền tảng mới cũng cần có năng lực điều khiển máy bay không người lái, máy bay chiến đấu khác và thậm chí cả bệ phóng tên lửa trên mặt đất, cũng như tàu chiến mặt nước và tàu ngầm, khiến nó trở thành một máy bay cảnh báo sớm nhỏ”, báo cáo viết.
Một người trong quân đội Trung Quốc cho biết máy bay mới sẽ được trang bị vũ khí không đối không để phòng thủ, nhưng sẽ không được sử dụng như một máy bay ném bom, trái ngược với các báo cáo của truyền thông đại lục.
“Nó không phải là một máy bay ném bom thực sự. Để duy trì khả năng tàng hình và sự nhanh nhẹn, tất cả các tên lửa nên được đặt bên trong, điều đó có nghĩa là chỉ cho phép ném bom hạng nhẹ ”, nguồn tin nói, yêu cầu giấu tên do tính nhạy cảm của vấn đề.
Các vũ khí không đối đất và chống hạm chỉ có thể được gắn dưới cánh máy bay, làm giảm đáng kể khả năng tàng hình của nó.
Nguồn tin cho biết: “Tất cả các máy bay ném bom mang bom hạng nặng sẽ dễ dàng bị phát hiện bởi hệ thống phòng không tích hợp (IADS). Điều đó có nghĩa là máy bay chiến đấu tàng hình hai chỗ ngồi này không thể gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với các căn cứ quân sự của Mỹ hoặc thậm chí các nhóm tấn công tàu sân bay”.
Hầu hết các máy bay huấn luyện và máy bay ném bom đều có 2 chỗ ngồi kiểu trước-sau, với phi công ngồi phía trước đảm nhiệm điều khiển bay trong khi phi công phụ từ ghế sau tập trung vào vũ khí, vì vậy thiết kế của biến thể mới là đáng chú ý.
Nhà bình luận quân sự Tống Trọng Bình ở Hong Kong nói J-20 có thể được nâng cấp và sửa đổi thành các biến thể khác nhau vì khả năng phát hiện mạnh mẽ và khả năng kết nối thông tin tình báo đa kênh và tác chiến điện tử.
“Nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn để phát triển nếu máy bay mới sử dụng thiết kế hai chỗ ngồi. Hình dạng khí động học của máy bay có thể có những thay đổi lớn”, ông Tống nói. “Sau đó, nó sẽ không còn là J-20 ban đầu nữa mà là một loại máy bay mới”.
Máy bay chiến đấu tàng hình hai chỗ ngồi này chỉ là một trong những biến thể do CADI phát triển dựa trên nền tảng J-20. Theo những người trong quân đội Trung Quốc, ưu tiên hàng đầu của viện là phát triển một máy bay chiến đấu tàng hình trên tàu sân bay cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo của Trung Quốc, Type 002, hiện đang trong quá trình lắp ráp cuối cùng và có hệ thống phóng máy phóng điện từ.
CADI và công ty chị em, Viện Thiết kế Máy bay Thẩm Dương - nơi phát triển J-15, máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc - đang chạy đua để phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo có khả năng cạnh tranh với máy bay chiến đấu trên hạm F35 của Mỹ.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Tính năng 'lạ' của J-20 mà Su-57 và F-35 đều không có
(Vũ khí) - Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc mới đây đã nhận được chức năng đặc biệt.




Các chuyên gia thu hút đã sự chú ý đến tính năng độc đáo của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, không chỉ khác biệt so với tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II và F-22 Raptor của Mỹ mà cả Su-57 Felon của Nga.
Cụ thể giới truyền thông đã biết rằng một đặc điểm khác biệt của chiếc Chengdu J-20 chính là sự hiện diện của phiên bản hai chỗ ngồi, và điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến máy bay chiến đấu nói trên.

“Hình ảnh về chiếc máy bay chiến đấu mới nhất do các nhà phát triển Trung Quốc sản xuất đã được chiếu trên truyền hình quốc gia nước này. Đây là chiếc tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi đầu tiên trên thế giới".
"Cùng thế hệ với loại máy bay này - Su-57 của Nga và F-22, F-35 của Mỹ được thiết kế cho một phi công. Buồng lái hai chỗ ngồi dành riêng cho phiên bản huấn luyện đào tạo phi công trẻ và tác chiến chỉ huy".
"Việc Trung Quốc tạo ra phiên bản tiêm kích huấn luyện - chiến đấu của máy bay thế hệ 5 sẽ mang lại cho các phi công nước này ưu thế vượt trội so với các quốc gia khác khi không phải luyện tập trên tiêm kích thế hệ 4 và 4+", trang "Tin tức Thực tế" của Nga bình luận.
Tinh nang 'la' cua J-20 ma Su-57 va F-35 deu khong co
Phiên bản tiêm kích tàng hình Chengdu J-20 với hai phi công điều khiển


Tuy nhiên các chuyên gia quân sự lại cho rằng phiên bản hai chỗ ngồi của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khó có thể được phát triển đặc biệt để đào tạo phi công trẻ - có thể là do hai thành viên phi hành đoàn sẽ thực hiện những cuộc không chiến với hiệu quả cao hơn, mặc dù chưa có bình luận chính thức nào từ Quân đội Trung Quốc về cải tiến vừa được họ thực hiện.
Nhưng bên cạnh đó, ý kiến khác lại cho rằng việc chế tạo phiên bản hai người điều khiển sẽ làm tăng kích thước buồng lái, trong khi đây lại là bộ phận có diện tích phản xạ radar (RCS) rất lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tính năng tàng hình.


 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top