[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Đã có Kalibr nâng cấp phóng từ đất liền

Tập đoàn Almaz-Antey cho biết họ đã nâng cấp tên lửa hành trình Kalibr cho quân đội Nga, trong đó có thể triển khai từ mặt đất và tầm bắn tăng vọt.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Army 2020, Tập đoàn Almaz-Antey thông báo họ đã hoàn thiện việc hiện đại hóa tên lửa hành trình Kalibr theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng.
Thông tin sơ bộ cho thấy có thể việc hiện đại hóa các tên lửa này đã được thảo luận trước đó để sử dụng trên mặt đất. Bước đi tương tự đã được thực hiện bởi Quân đội Mỹ, khi Washington đã thử nghiệm một tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ mặt đất, vi phạm các điều khoản của Hiệp ước INF theo nghĩa đen ngay sau khi xóa bỏ nó.
"Tập đoàn Almaz-Antey sẽ sớm chuyển giao các tổ hợp Kalibr và máy bay không người lái quân sự cho Bộ Quốc phòng Nga. Điều này đã được tuyên bố bởi chủ tịch hội đồng quản trị doanh nghiệp - ông Mikhail Fradkov".
"Nếu chúng ta chỉ nói về công việc, kết quả sẽ được chuyển giao cho khách hàng nhà nước trong tương lai gần, tôi sẽ lưu ý một số sáng kiến phát triển liên quan đến việc tạo ra các máy bay không người lái quân sự trong nước, phát hiện và đối phó UAV, cũng như các tổ hợp Kalibr hiện đại hóa ở nhiều căn cứ khác nhau", ông Fradkov nói và được hãng thông tấn Gazeta.ru đăng tải.
Da co Kalibr nang cap phong tu dat lien, My lanh gay?
Quân đội Nga sẽ sớm được trang bị tên lửa hành trình Kalibr nâng cấp phiên bản triển khai từ mặt đất
Các chuyên gia lưu ý rằng trước đó Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị Bộ Quốc phòng Nga cải tiến tên lửa hành trình Kalibr để đáp trả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung.
“Tổng thống Vladimir Putin ủng hộ đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu về việc tạo ra tên lửa siêu thanh trên đất liền và một phiên bản trên mặt đất của Kalibr".
"Nguyên thủ quốc gia đã nói điều này trong cuộc gặp với Bộ trưởng Shoigu, Ngoại trưởng Sergei Lavrov. Hoa Kỳ đã thông báo rằng họ đang tham gia vào nghiên cứu và phát triển vũ khí thế hệ mới và chúng tôi cũng sẽ làm như vậy", hãng tin RBC đăng tải sau khi tham khảo của dịch vụ báo chí Điện Kremlin.
Hiện chưa có bình luận chính thức nào về việc chế tạo phiên bản tên lửa hành trình Kalibr trên mặt đất, tuy nhiên với khả năng hiện tại của những tên lửa này, chúng hoàn toàn đủ sức ngăn chặn mọi hành động gây hấn chống lại Nga và các đồng minh.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ giăng thiên la địa võng cố tóm tên lửa Nga
Thứ Năm, 27/08/2020 14:02
(Bình luận quân sự) - Mỹ đang làm tất cả để chống lại tên lửa Nga, với nhiều tổ hợp khác nhau như: THAAD, Aegis, Aegis Ashore, Patriot system, GBMD system, RKV, Next-Generation Interceptor…
Tất cả cho phòng thủ chống tên lửa


Để bảo vệ lãnh thổ Mỹ bằng mọi giá trước các vũ khí chiến lược từ Nga và Trung Quốc - cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ dự định tạo ra hệ thống phòng thủ nhiều lớp hiệu quả hơn, trước các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga hay Trung Quốc.
Để đảm bảo an toàn hơn, Lầu Năm Góc đã quyết định phát triển tên lửa đánh chặn trên mặt đất thế hệ mới thay thế tên lửa đánh chặn phòng thủ tầm trung (GBMD) trên mặt đất.
Hiện nay, thành phần chính của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ là khoảng 60 tên lửa GBMD trên mặt đất được triển khai ở Alaska và California.
Hệ thống này có khả năng đánh chặn các mục tiêu đạn đạo ở pha giữa quỹ đạo bay. Việc chỉ định mục tiêu được đưa ra bởi hệ thống radar cảnh báo sớm, theo dõi, tiêu diệt tên lửa và đầu đạn bằng quá trình va chạm. Đầu đạn có động năng lớn phá hủy mục tiêu bằng một cú va chạm trực diện.
Tuy nhiên, các thử nghiệm cho thấy GBMD không đủ hiệu quả, nó chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu trong một nửa số trường hợp. Điều này rõ ràng không phù hợp với yêu cầu của Lầu Năm Góc và vào giữa thập kỷ trước, chương trình Redesigned Kill Vehicle (RKV) được khởi động để tạo ra một đầu đạn mới nhằm thay thế các tên lửa đánh chặn động năng hiện có.

My giang thien la dia vong co tom ten lua Nga
Thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền của Hoa Kỳ​

Washington đã phân bổ 5,8 tỷ đô la cho việc này và các công ty Raytheon, Boeing và Lockheed Martin dự kiến sẽ hoàn thành việc phát triển vào năm 2025. Tuy nhiên, cơ quan ABM đã hủy hợp đồng vào tháng 8 năm ngoái, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Mỹ, nguyên nhân là do "vấn đề thiết kế sản phẩm".
Lầu Năm Góc lại khởi động một dự án khác mang tên “Next-Generation Interceptor” (phương tiện đánh chặn thế hệ tiếp theo).

Washington nhấn mạnh, trong khi thực hiện chương trình, điều quan trọng là phải ngăn chặn sự suy giảm khả năng quốc phòng. Do đó, cơ quan phòng thủ tên lửa cần sử dụng các yếu tố phòng thủ tên lửa khu vực được triển khai ở các khu vực khác nhau trên thế giới để bảo vệ trực tiếp lãnh thổ Mỹ.
THAAD, Aegis và Aegis Ashore
Kế hoạch tăng cường hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia, trước hết là bằng các tàu chiến trang bị thiết bị quản lý thông tin chiến đấu Aegis và hệ thống phòng thủ chống tên lửa Standard Missile (SM). Hầu hết các tàu chiến này hiện đang hoạt động ở Thái Bình Dương.

My giang thien la dia vong co tom ten lua Nga
Hệ thống tên lửa đánh chặn Aegis RIM-161 Standard Missile 3 trên tàu chiến Mỹ​
Khái niệm về hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp được cập nhật dựa trên việc một số tàu khu trục Arlie Burke và tuần dương hạm Ticonderoga sẽ thường xuyên làm tuần tiễu, làm nhiệm vụ ngoài khơi bờ biển Mỹ.

Vấn đề là dòng phương tiện đánh chặn Standard được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa tầm ngắn, tầm trung và thực sự không có khả năng đánh chặn các mục tiêu đạn đạo xuyên lục địa.

1598534538099.png


Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ lưu ý thành công của khái niệm mới phần lớn phụ thuộc vào các cuộc thử nghiệm cải tiến mới nhất của tên lửa đánh chặn Standard SM-3 Block IIA. Vào cuối năm nay, họ sẽ cố gắng bắn hạ một mục tiêu mô phỏng ICBM ở quần đảo Hawaii.
Phó Đô đốc John Hill - giám đốc cơ quan này cho biết: “Chúng tôi sẽ cho SM-3 Block IIA thử sức. Nó được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu ở tầm ngắn và tầm trung. Giờ chúng tôi sẽ phóng nó vào mục tiêu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tầm xa. Mọi thứ sẽ ổn thỏa. Các cuộc thử nghiệm trải rộng theo nhiều múi giờ. Chúng tôi sẽ sử dụng cùng một thiết bị mô phỏng ICBM làm mục tiêu mà chúng tôi đã sử dụng trong vụ bắn thử nghiệm GBMD”.

My giang thien la dia vong co tom ten lua Nga
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ ở Hàn Quốc​

Ngoài ra, cơ quan này cũng không loại trừ việc bố trí biến thể Aegis trên mặt đất - Aegis Ashore - ở Hoa Kỳ, cụ thể là ở Hawaii. Các thành phần tương tự của các tổ hợp như vậy đã được người Mỹ triển khai ở Ba Lan và Romania. Họ cũng dự định đặt tại Nhật Bản, nhưng vào giữa tháng 6, Tokyo đã từ chối.

Một lớp khác của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia sẽ là hệ thống chống tên lửa tầm ngắn trên mặt đất THAAD, đặc biệt được triển khai ở Hàn Quốc và đảo Guam.
Cơ quan này vào đầu năm nay đã yêu cầu 273 triệu USD để nâng cấp số vũ khí hiện có. Giới chuyên gia Mỹ cho biết, THAAD sẽ bắn hạ đầu đạn tên lửa trong pha cuối của quỹ đạo bay, nhưng hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về việc sẽ cần đến bao nhiêu tổ hợp này để bao phủ toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ.
Nút thắt ở hệ thống cung cấp thông tin liên lạc
Theo Lầu Năm Góc, điều khó khăn nhất trong việc tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia đa lớp cập nhật là liên kết ba thành phần của nó với nhau là: GBMD, Aegis và THAAD.
John Hill giải thích rằng, giả sử một số ICBM đã được phóng vào khắp nước Mỹ và thời gian tới mục tiêu chỉ được tính bằng phút. Các tên lửa đánh chặn GBMD quyết định nhường cuộc tấn công đánh chặn đầu tiên cho các tàu Aegis.

My giang thien la dia vong co tom ten lua Nga
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ​
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ hiện nay hạm đội của Mỹ có thể tấn công thành công các mục tiêu đạn đạo, nhưng vẫn chưa được thử nghiệm như một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp.


Do đó, để có sự phối hợp hành động của các lớp phòng thủ khác nhau, cần phải tạo ra một mạng lưới thông tin liên lạc, thiết lập cơ chế tương tác hiệu quả của tất cả các yếu tố của hệ thống phòng không. Tên lửa THAAD, cũng như Patriot cần phải được đưa vào mạng lưới này.
Theo các nhà phân tích Mỹ, một hệ thống nhiều lớp sẽ cung cấp sự thay đổi trong các quyết định về cách ứng phó với mối đe dọa. Các tên lửa đánh chặn thế hệ tiếp theo đầy hứa hẹn sẽ được bổ sung sau. Họ đã phân bổ 4,9 tỷ dollars để tiếp nhận vào trang bị trong năm 2027-2029.
Như vậy, Mỹ đã quyết định tích hợp các hệ thống phòng thủ tên lửa riêng rẽ của mình trong một lưới phòng thủ tên lửa quốc gia thống nhất chỉ huy và điều khiển. Đây cũng là mô hình mà Nga đang áp dụng với hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa đa tầng, đa lớp; có khả năng đánh chặn cả ICBM lẫn IRBM; ở độ cao cả trong và ngoài tầng khí quyển; ở mọi khoảng cách, mọi pha di chuyển của tên lửa.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia Mỹ ấn tượng với khả năng tự động đặc biệt của T-14
Thứ Tư, 26/08/2020 13:40

0
10
1598534943243.jpeg

(Vũ khí) - Với tính năng điều khiển từ xa của T-14 Armata, Nga đi tiên phong trên thế giới khi tạo ra cỗ tăng robot tàng hình hạng nặng.
Nhận định trên được chuyên gia Mỹ, Peter Suciu nói đến trong bài viết vừa được đăng tải trên tờ National Interest, những nhà phát triển Nga đã tạo ra được cỗ tăng không người lái khi đã khả năng năng điều khiển từ xa đã được thử nghiệm thành công.
Để trở thành cỗ tăng không người lái, T-14 được tích hợp nhiều công nghệ tối tân, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI) giúp cỗ tăng có thể hoạt động với chế độ điều khiển từ xa hoặc tự hành.

Chuyen gia My an tuong voi kha nang dac biet cua T-14
Tăng Armata.

Khi ở chế độ tự hành, cỗ tăng có thể nhận thức được tình huống và đưa ra hành động hợp lý khi hoạt động trong điều kiện thực chiến.
Sự đặc biệt trên cỗ tăng thế hệ mới của Nga là chúng còn được thiết kế với tháp pháo tự động và tự nạp đạn mà không cần đến sự can thiệp của con người như trên tăng Mỹ.



Theo chuyên gia Peter Suciu, sự đặc biệt của T-14 còn ở khả năng di chuyển cực ấn tượng với tốc độ 90 km/h. Điều này khiến tăng Nga có khả năng cơ động tốt hơn nhiều so với xe tăng Abrams của Mỹ hiện nay.
Để có thể trở thành cỗ tăng không người lái, những khác biệt chính của Т-14 so với các xe khác là sự bố trí trang thiết bị và các bộ phận thân xe hoàn toàn khác biệt so với các xe tăng thông thường.


Hầu như các bộ phận thân xe được bố trí theo phương án điều khiển học kỹ thuật số tầm xa đa kênh và hệ thống thu thập thông tin số, máy tính điện tử thân xe, phần mềm điều khiển trong máy tính có khả năng lựa chọn giải pháp tối ưu, cảnh báo nguy cơ đã trở thành nền tảng chính của dự án robot hóa xe tăng.
Việc tăng Armata có thể vận hành ở chế độ không người lái hoặc điều khiển từ xa trong trường hợp trận chiến khốc liệt diễn ra, ví dụ chống lại các lực lượng vũ trang vượt trội về số lượng, kíp điều khiển của T-14 Armata có thể rời khỏi xe và an toàn thực hiện điều khiển từ xa giúp tăng hiệu quả chiến đấu trong khi vẫn đảm bảo an toàn cho binh sĩ.
Theo thông báo của Nga, chế độ không người của tăng Armata đã được thử nghiệm thành công nhiều lần. Đến khi chính thức đi vào trang bị, Nga sẽ tạo nên một cuộc cách mạng trong lực lượng tăng thiết giáp trên thế giới.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Khả năng chịu đòn kinh ngạc của BTR-80

Dù bị phiến quân tấn công bởi đạn chống tăng AT nhưng xe bọc thép BTR-80 Nga chỉ bị hư hỏng nhẹ.


Vụ tấn công xảy ra hôm 25/8 khi đoàn xe quân sự Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang thực hiện chuyến tuần tra chung lần thứ 25 dọc theo tuyến đường cao tốc M4 thuộc tỉnh Idlib.

Đây là lần thứ 2 trong những ngày qua các tay súng phiến quân tấn công vào đoàn xe quân sự Nga - Thổ khi thực hiện tuần tra tại khu vực này.
1598535221360.jpeg

Vụ tấn công cho thấy quá trình giảm leo thang căng thẳng không diễn ra như những gì được các bên ký kết trước đó về tình hình tại nam Idlib.
Đòn tấn công đã không phá hủy được chiếc xe mà chỉ làm bật một bánh sau ra khỏi trục, trong khi đó toàn bộ kết cấu của BTR-80 không hề ảnh hưởng gì bởi vụ tấn công. Đặc biệt toàn bộ binh sĩ trong xe chỉ bị tác động nhẹ từ vụ nổ.

Sự lì lợm của BTR-80 đã khiến nhiều người bất ngờ bởi với quả đạn chống tăng RPG, ngay cả xe tăng Mỹ hoặc Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng nhiều lần bị loại khỏi vòng chiến đấu khi tác chiến tại Iraq và Syria.
Đòn tấn công đã không phá hủy được chiếc xe mà chỉ làm bật một bánh sau ra khỏi trục, trong khi đó toàn bộ kết cấu của BTR-80 không hề ảnh hưởng gì bởi vụ tấn công. Đặc biệt toàn bộ binh sĩ trong xe chỉ bị tác động nhẹ từ vụ nổ.

Sự lì lợm của BTR-80 đã khiến nhiều người bất ngờ bởi với quả đạn chống tăng RPG, ngay cả xe tăng Mỹ hoặc Thổ Nhĩ Kỳ cũng từng nhiều lần bị loại khỏi vòng chiến đấu khi tác chiến tại Iraq và Syria.




Về cấu tạo, BTR-80 gồm hai phần chính là phần điều khiển bố trí phía đầu xe và phần chở quân đổ bộ bố trí phía sau cùng với tổ hợp động cơ và truyền động. Vỏ xe được thiết kế liên hoàn, khép kín.

Xe có khả năng bảo vệ cao đối với kíp lái và quân đổ bộ bên trong trước các loại đạn súng bộ binh cỡ nòng 7,62 mm. Riêng vỏ thép mặt chính diện của xe có khả năng chống được đạn 12,7 mm.



Vị trí lái và chỉ huy được bố trí phía bên trái thân xe. Bên trong trang bị các thiết bị quan sát tiềm vọng TNP-B và thiết bị quan sát chỉ huy TKN-3. Phía sau vị trí của lái xe và chỉ huy là vị trí của xạ thủ súng máy trên tháp.
Vũ khí chủ yếu của BTR-80 là súng máy KPVT cỡ nòng 14,5 mm và súng máy cỡ nòng 7,62 mm. Các vũ khí này được lắp trên tháp có góc quay 360 độ và tầm bắn từ -4 độ đến 60 độ. Để có thể nhìn rõ mục tiêu ban đêm, BTR-80 được trang bị đèn pha OU-3GA2M. Trên tháp xe còn có súng phóng lựu 3D6.
Xe BTR-80 là loại xe bọc thép bánh lốp không săm có áp suất siêu nhỏ với hệ thống điều áp trung tâm. Nhờ vậy, BTR-80 có khả năng vượt địa hình ngang ngửa với các loại xe bánh xích.
Bánh xe BTR-80 thậm chí còn được trang bị lốp chịu đạn loại KI-80 và KI-126, cho phép xe tiếp tục di chuyển hàng trăm km sau khi lốp bị trúng đạn các cỡ nòng khác nhau.
Nhờ động cơ công suất lớn, BTR-80 có tốc độ di chuyển cao. Khi chạy trên đường bằng, BTR-80 có thể đạt tốc độ 90 km/h. Tuy nhiên, tốc độ bơi dưới nước của BTR-80 chỉ đạt 10 km/h do không có bộ phận phụt nước.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ không hiểu chuyện gì khi tàu ngầm Omsk nổi gần Alaska


Cách đây vài năm

 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Những xe chiến đấu bộ binh hầm hố nhất thế giới

Xe chiến đấu bộ binh Puma với lớp giáp composite AMAP chống chịu rất tốt với các loại đạn động năng được đánh giá là chiếc xe được bảo vệ tốt nhất hiện nay.


Xe chiến đấu bộ binh
Xe chiến đấu bộ binh (IFV) Dardo được chế tạo để thay thế vai trò của xe thiết giáp M113 trong quân đội Italia. Dardo phục vụ chiến đấu từ năm 1998. Vũ khí chính của xe là pháo tự động Oerlikon KBA 25 mm cùng súng máy đồng trục 7,62 mm. Nhà sản xuất còn bổ sung cho mẫu IFV này 2 tên lửa chống tăng Spike-LR để đối phó với các mục tiêu bọc thép hạng nặng. Thân xe được chế tạo bằng hợp kim nhôm bên ngoài được phủ áo giáp tổng hợp cho phép chống lại đạn xuyên giáp động năng cỡ nòng 25 mm. Dardo được trang bị động cơ diesel Fiat 6V MTCA công suất 512 mã lực, khối lượng chiến đấu 25,8 tấn, tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động 600 km. Ảnh: Wikipedia
IFV Type-89
IFV Type-89 là sản phẩm độc đáo của nhà thầu quốc phòng lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi Heavy Industries. Xe đi vào phục vụ trong lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản từ năm 1989, tính đến năm 2014 có khoảng 120 chiếc đã được sản xuất và đưa vào hoạt động. Type-89 sử dụng pháo chính Oerlikon Contraves 35 mm, tốc độ bắn 200 viên/phút, một súng máy đồng trục 7,62 mm. Hai bên tháp pháo lắp 2 bệ phóng tên lửa chống tăng Type 79 Jyu-MAT để đối phó với các mục tiêu bọc thép hạng nặng. Xạ thủ có 2 kính tiềm vọng quan sát phía trước và hai bên tháp pháo, chỉ huy có 6 kính tiềm vọng quan sát 360 độ. Type-89 sử dụng động cơ diesel làm mát bằng nước SY 31 WA công suất 600 mã lực. IFV này có khối lượng chiến đấu 27 tấn, tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động 400 km, kíp chiến đấu 3 người. Ảnh: Wikipedia
IFV ASCOD là sản phẩm hợp tác giữa Tây Ban Nha-Áo
IFV ASCOD là sản phẩm hợp tác giữa Tây Ban Nha và Áo, nó được đưa vào trang bị từ năm 2002 với tên gọi Pizarro ở Tây Ban Nha và Ulan ở Áo. ASCOD lắp pháo chính 30 mm ổn định hai trục trên một tháp pháo điều khiển hoàn toàn bằng điện. Pháo chính sử dụng máy tính đường đạn kỹ thuật số cho phép bắn với tốc độ 800 viên/phút trong khi xe đang di chuyển. ASCOD có giáp bảo vệ tương đối tốt trước các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng 14,5 mm, vòng cung phía trước được bổ sung thêm giáp phản ứng để chống lại đạn xuyên giáp động năng cỡ nòng 30 mm. IFV ASCOD sử dụng động cơ diesel công suất 600 mã lực (Pizarro) và 720 mã lực (Ulan), tốc độ tối đa 72 km/h. Ảnh: Military-vehicle-photos
Combat Vehicle 90(CV-90)
Combat Vehicle 90 (CV-90) bắt đầu phục vụ trong quân đội Thụy Điển từ năm 1993. IFV này thể hiện khả năng di chuyển xuất sắc trên các khu vực có tuyết và các vùng đất ngập nước. CV-90 trang bị pháo chính tự động 40 mm (các biến thể xuất khẩu sử dụng pháo 30 hoặc 35 mm), một súng máy đồng trục 7,62 mm, 6 súng phóng lựu 76 mm. Áo giáp trên CV-90 cung cấp bảo vệ toàn diện trước các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng 14,5 mm, một số biến thể được bổ sung thêm giáp gốm tổng hợp MEXAS có khả năng chống đạn xuyên giáp động năng 30 mm. CV-90 trang bị động cơ DSI14 công suất 550 mã lực, nó có thể đạt tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động 600 km. Ảnh: Wikipedia
Xe chiến đấu bộ binh K21
Xe chiến đấu bộ binh K21 là nỗ lực lớn của Hàn Quốc trong việc chế tạo các phương tiện chiến đấu bọc thép hiện đại. Nhà sản xuất Doosan DST bắt đầu phát triển K21 từ năm 1999, mẫu thử nghiệm hoàn thành vào năm 2003, sản xuất hàng loạt và đưa vào trang bị từ năm 2009. Khung gầm K21 được chế tạo hoàn toàn từ sợi thủy tinh cho phép giảm trọng lượng mà không ảnh hưởng đến độ bền cơ học. Áo giáp của xe được làm từ sợi thủy tinh gia cố thêm giáp gốm cho phép bảo vệ toàn diện trước đạn xuyên giáp cỡ nòng 14,5 mm. Vòng cung phía trước có thể chống lại đạn xuyên giáp 30 mm. K21 sử dụng pháo chính 40 mm, một súng máy đồng trục 7,62 mm cùng 2 bệ phóng tên lửa chống tăng. Nhà sản xuất trang bị cho K21 động cơ diesel D2840LXE công suất tới 740 mã lực, tỷ lệ lực đẩy/trọng lượng lên đến 29,6 mã lực/tấn, tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động 500 km. Ảnh: Military-today
BMP-3
BMP-3 là mẫu IFV phát triển trên cơ sở BMP-1, nó đi vào phục vụ trong quân đội Nga từ năm 1987. Vũ khí chủ lực của BMP-3 là pháo chính nòng trơn 2A70 100 mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng 9M117 Bastion qua nòng pháo, một súng máy đồng trục 7,62 mm. Thân xe được chế tạo bằng hợp kim nhôm, mặt trước được bọc thép có khả năng chống lại đạn xuyên giáp cỡ nòng 30 mm. Bên cạnh đó, BMP-3 được bổ sung thêm hệ thống gây nhiễu quang điện Shtora giúp bảo vệ xe trước các loại vũ khí chống tăng dẫn đường bán tự động. Hệ thống động lực của BMP-3 dựa trên động cơ diesel UTD-29M công suất 500 mã lực, tốc độ tối đa 72 km/h, tốc độ lội nước 10 km/h. Ảnh: Wikipedia
M2A3 Bradley
M2A3 Bradley là một IFV độc đáo của Mỹ, nó đã chứng minh được khả năng chiến đấu tuyệt vời trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. Có báo cáo cho rằng, M2 Bradley đã bắn cháy xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Iraq ở cự ly gần. Bradley có tháp pháo khá hầm hố với pháo chính M242 25 mm, súng máy đồng trục M240C 7,62 mm cùng bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển TOW. M2A3 có hệ thống tìm kiếm-chỉ thị mục tiêu cực kỳ hiện đại dựa trên công nghệ FLIR thế hệ 2 cùng một hệ thống quang-điện tử. Nhà sản xuất đã bổ sung thêm giáp phản ứng cho phép chống chịu tốt hơn với các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng dưới 40 mm. Bradley sử dụng động cơ diesel VTA-903T công suất 600 mã lực, tốc độ tối đa 66 km/h, phạm vi hoạt động 500 km. Ảnh: Wikipedia
IFV Puma nổi bật bởi hệ thống giáp
IFV Puma nổi bật bởi module giáp tổng hợp AMAP ở hai bên hông xe với khả năng chống chịu rất tốt với các loại đạn xuyên giáp động năng APFSDS. Thân xe có khả năng chống chịu vụ nổ của mìn chống tăng có lượng thuốc nổ lên đến 10 kg. Puma đi vào phục vụ trong quân đội Đức từ năm 2010. Vũ khí chính của IFV này là pháo tự động MK30-2 30 mm, một súng máy đồng trục 5,56 mm, bệ phóng tên lửa chống tăng Spike-LR. Puma có hệ thống điện tử tối tân biến nó thành một chiếc IFV có khả năng "thợ săn-sát thủ". Puma được đánh giá là chiếc IFV được bảo vệ tốt nhất, nhưng điều đó làm tăng trọng lượng chiến đấu của xe lên đến gần 43 tấn. Để vận hành chiếc IFV hạng nặng này, nhà sản xuất đã trang bị cho nó động cơ diesel MTU 892 với công suất 1.000 mã lực. Puma là chiếc xe chiến đấu bộ binh có hệ thống động lực mạnh nhất hiện nay. Chiếc IFV nặng ngang xe tăng này đạt tốc độ tối đa 70 km/h, phạm vi hoạt động 600 km. Ảnh: Defence-update
1598621743412.png



ZBD-08 (mã sản xuất công nghiệp WZ502G) là phiên bản sửa đổi từ nguyên mẫu xe chiến đấu bộ binh (IFV) ZBD-04, chính thức ra mắt năm 2007 và đi vào phục vụ từ năm 2008 để thay thế vai trò của Type 86 IFV (phiên bản BMP-1) trong Quân đội Trung Quốc. Cải tiến đáng kể nhất của ZBD-08 là vỏ giáp được tăng cường đáng kể, bất chấp việc phải hi sinh khả năng lội nước (ZBD-04 là một chiếc xe thiết giáp đổ bộ hoạt động tốt trong điều kiện biển động cấp 3, nhưng tính năng này là không cần thiết với các đơn vị quân đội thông thường). Động cơ diesel 590 mã lực với hộp số tay 4 cấp cho tốc độ di chuyển tối đa 65 km/h trên bộ hoặc 6 - 8 km/h dưới nước, tầm hoạt động 500 km. ZBD-08 leo được dốc 60%, đi trên mặt phẳng nghiêng 40%, vượt chướng ngại vật cao 0,7 m, vượt hào rộng 1,8 m. Do được thiết kế cho bộ binh thông thường nên động cơ phản lực nước đã bị loại bỏ, xe không còn khả năng hoạt động trên biển mà chỉ có thể vượt qua sông hồ, các vùng nội thủy. Bên cạnh vỏ giáp chính kiểu hàn, ZBD-08 còn lắp thêm được các module giáp bổ sung và diềm chắn xích để nâng cao khả năng bảo vệ. Theo nhà sản xuất, ZBD-08 chống chọi tốt với đạn xuyên giáp 30 mm bắn thẳng ở vòng cung phía trước; thân xe chịu được đạn 14,5 mm; nóc tháp pháo và phía sau miễn nhiễm với đạn 7,62 mm. Nó cũng có thể trang bị hệ thống phòng vệ laser chủ động nội địa. ZBD-08 vẫn giữ lại tháp pháo của ZBD-04 (tương tự loại Bakhcha-U lắp trên BMP-3 của Nga). Pháo chính 100 mm với cơ số đạn 30 viên (22 đạn thường, 8 tên lửa chống tăng) có tầm bắn hiệu quả 4 km, tốc độ bắn 10 phát/phút nhờ hệ thống nạp đạn tự động. Tên lửa chống tăng 3UBK10 (sao chép AT-10 Stabber) xuyên được 600 mm thép sau giáp phản ứng nổ với xác suất tiêu diệt mục tiêu lên tới 80%, tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho các xe tăng chiến đấu chủ lực. Đồng trục với pháo chính là pháo tự động 30 mm (cơ số 500 viên đạn), tốc độ bắn 300 phát/phút, tầm bắn hiệu quả với đạn xuyên giáp (AP) và đạn nổ phá mảnh (HE-FRAG) từ 1.500 đến 2.000 m. Bên trái pháo chính có 1 súng máy đồng trục 7,62 mm. Kíp chiến đấu của ZBD-08 gồm 3 người và chuyên chở được 7 lính. Trong đó trưởng xe và pháo thủ ngồi trong tháp pháo, lái xe và 1 lính ngồi kiểu trước - sau ở bên phải, phía trước xe, 6 lính còn lại ngồi trong khoang chở quân. ZBD-08 có trọng lượng 25 tấn (nặng hơn 3 tấn so với ZBD-04 do vỏ giáp dày hơn); chiều dài 7,2 m; chiều rộng 3,2 m; chiều cao 2,5 m.

1598621851031.png


BMP-3M Dragoon là phiên bản nâng cấp hiện đại nhất của dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 nổi tiếng do hãng công nghệ Kurganmashzavod của Nga sản xuất. Cần lưu ý rằng BMP-3M Dragoon là một biến thể hoàn toàn khác, mặc dù tên định danh giống với BMP-3M, đã có rất nhiều thay đổi so với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất Kurganmashzavod, nó được trưng bày lần đầu tiên vào tháng 9-2015 trong thời gian diễn ra Triển lãm Vũ khí Nga với mục đích chủ yếu là hướng đến thị trường xuất khẩu, So với BMP-3, động cơ diesel tăng áp UTD-32 của BMP-3M Dragoon được nâng cấp lên 816 mã lực, cho tốc độ trung bình lên đến 60 km/h (tốc độ tối đa chưa được công bố nhưng có thể vượt quá 70 km/h). Kíp điều khiển của BMP-3M Dragoon gồm 3 người (chỉ huy, pháo thủ, lái xe) và chở thêm được 8 binh sĩ với đầy đủ vũ khí trang bị. So với thế hệ BMP-3 trước đó, động cơ đã được di chuyển lên phía trước, giúp cải thiện bố cục khoang chở lính đồng thời tăng khả năng bảo vệ trước mìn cũng như các vụ nổ IED. Ngoài ra còn có thùng nhiên liệu kín đặc biệt lắp đặt bổ sung ở hai bên cửa ra vào phía sau. Nếu không có tháp pháo, chiếc xe nặng 15,5 tấn; dài 6,7 m và rộng 3,4 m. Với tháp pháo tiêu chuẩn, trọng lượng tăng lên khoảng 21 tấn. Phiên bản phổ dụng của BMP-3M Dragoon lắp tháp pháo điều khiển từ xa với cấu hình vũ khí tương tự BMP-3, gồm pháo chính 100 mm 2A70 (có thể bắn tên lửa chống tăng qua nòng) và pháo tự động 30 mm 2A72, đi kèm 1 súng máy PKTM 7,62 mm. Các vũ khí này đều được nạp đạn tự động thông qua hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến, đề cao khả năng "thấy trước, bắn trước". Trưởng xe và pháo thủ được trang bị kính nhìn toàn cảnh ngày - đêm Krechet cho việc quan sát. Bên cạnh đó, BMP-3M Dragoon còn có thể trang bị thêm những loại tháp pháo khác để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của khách hàng tiềm năng, bao gồm: - Tháp pháo điều khiển từ xa BM 57 (phương Tây gọi là RCWS 57) với 1 khẩu pháo tự động 57 mm (không nên nhầm lẫn với BMP-3 Derivatsiya, đó là một chiếc xe khác sử dụng tháp pháo 57 mm AU220M - phiên bản trước của BM 57).Tháp pháo BM 125 (RCWS 125) lắp pháo chính 125 mm 2A75 với hệ thống nạp đạn tự động, vũ khí này cũng được sử dụng trên pháo tự hành chống tăng 2S25 Sprut-SD và bản nâng cấp Sprut SDM-1. Pháo nòng trơn 2A75 là phiên bản sử đổi từ pháo 2A46M, nó có khả năng bắn tất cả các loại đạn 125 mm, kể cả tên lửa chống tăng 9M119M Reflekt (AT-11 Sniper). Lực giật mạnh của pháo được kiểm soát trên khung gầm hạng nhẹ bằng cách sử dụng bộ giật lùi dài hơn và các hệ thống treo thủy động lực học mới. Thiết bị nạp đạn tự động cho tốc độ bắn 7 phát/phút.

1598622041081.png


xe bọc thép BMP-2 nâng cấp của Séc và Israel
BMP-M2 EXCALIBUR được cho là một giải pháp hiện đại hóa đáng xem xét của Séc và Israel nhằm kéo dài tuổi thọ hoạt động. BMP-M2 EXCALIBUR nổi bật với một mô-đun tháp pháo điều khiển từ xa mới SAMSON MK2 30mm của Rafael, cùng một lớp giáp bảo vệ tăng cường sự sống còn và hệ thống điện tử trong khoang tiên tiến. Việc hiện đại hóa lên chuẩn BMP-M2 EXCALIBUR giúp khoang chở quân trong xe rộng rãi, thoải mái, tiện nghi và an toàn hơn nhiều so với những xe bọc thép chở quân BMP-2 lỗi thời. Trong đó, sức mạnh hỏa lực của xe đã được tăng cường đáng kể nhờ mô đun tháp pháo điều khiển từ xa SAMSON Mk2 với 01 pháo 30mm Mk44, 01 súng máy đồng trục 7,62mm và 02 ống phóng tên lửa dẫn đường chống tăng tiên tiến. Hai cánh của khoang đổ quân phía sau xe cũng đã được thay thế bằng một cửa lớn hơn, giúp binh lính thoát xe dễ dàng hơn nhiều. Samson Mk2 được giới thiệu là mô-đun vũ khí điều khiển từ xa mới nhất và hiện đại nhất mà Rafael phát triển để trang bị trên các nền tảng xe tăng, xe bọc thép khác nhau. Còn bên trong xe được tích hợp các hệ thống điện tử, trinh sát, giám sát và điều khiển hỏa lực tiên tiến của phương Tây. Mô-đun tháp pháo Samson Mk2 được trang bị một trục kép, ổn định bằng con quay hồi chuyển và hệ thống quan sát - ngắm bắn kép cung cấp khả năng trinh sát, giám sát tối đa trên chiến trường, giúp cho người chỉ huy khả năng "săn tìm và diệt" mục tiêu hữu hiệu nhất mà không cần đến sự trợ giúp của pháo thủ.

1598622207241.png


BMPT là phương tiện chiến đấu bọc thép độc đáo và không có thiết kế tương tự ở phương Tây. Nó được chế tạo cho nhiệm vụ hỗ trợ cho xe tăng chiến đấu chủ lực đối phó với các mục tiêu nhỏ, như những tay bắn tỉa trong môi trường tác chiến đô thị để xe tăng tập trung vào nhiệm vụ chính. BMPT được phát triển sau khi quân đội Nga nhận thấy những hạn chế của xe tăng trong tác chiến, đặc biệt là môi trường trong thành phố. Nhiều mẫu thử nghiệm đã được chế tạo vào đầu những năm 2000. Quân đội Nga bắt đầu thử nghiệm BMPT từ năm 2005. Tuy nhiên mãi đến năm 2017, Bộ Quốc phòng Nga mới phê duyệt loại xe chiến đấu bọc thép độc đáo này. BMPT được trang bị dàn hỏa lực cực mạnh gồm 2 pháo tự động 2A42 30 mm, 4 tên lửa chống tăng 9M120 Ataka, 2 súng phóng lựu AG-17D 30 mm và 1 súng máy 7,62 mm. Dàn vũ khí mạnh mẽ này có thể tiêu diệt từ binh lính cho đến xe tăng, giúp tạo nên biệt danh "Kẻ hủy diệt" cho BMPT. Phiên bản hiện nay mới được Nga biên chế chính là BMPT Terminator 3. Đây là sự kết hợp giữa 2 thế hệ trước đó. Cụ thể phiên bản này khi sử dụng khung gầm của biến thể BMPT Terminator 1 nhưng lại lắp tháp pháo được thiết kế hiện đại hơn của BMPT Terminator 2. Được biết BMPT Terminator 1 sử dụng khung gầm xe tăng T-90 trong khi BMPT-72 Terminator 2 lại chỉ được trang bị khung gầm của xe tăng T-72. Tuy vậy ngay cả việc kết hợp chúng lại cũng không giúp BMPT Terminator 3 chứng minh được sự hiệu quả vượt bậc trong thực chiến. Những đánh giá tại chiến trường Syria cho thấy, BMPT Terminator 3 không thực sự vượt trội so với các dòng xe chiến đấu bộ binh hiện có từ thời Liên Xô, vì vậy Nga mới chỉ biên chế số lượng hạn chế loại vũ khí này. Hiện gần như những chiếc BMPT Terminator 3 đã được Nga rút hết về nước sau khi thử lửa tại Syria.

1598622523078.png


Trên khung gầm Armata, Nga đã cho ra đời hai siêu phẩm đó là xe tăng hạng nặng T-14 và xe chiến đấu bộ binh T-15. Giới quan sát cho rằng T-15 xứng với ngôi vương trong dòng xe chiến đấu bộ binh hiện nay trên thế giới. Có vỏ giáp bảo vệ chắc chắn như xe tăng, hệ thống liên lạc hiện đại, cùng hỏa lực mạnh mẽ, T15 Armata được coi là kỳ quan công nghệ quân sự Nga thời kỳ hậu Xô Viết. Chúng xứng đáng là đối thủ của những xe bọc thép hiện đại của phương Tây. Những xe bọc thép Liên Xô trước đây mặc dù được đánh giá cao về hỏa lực, nhưng lại "đuối" về vỏ giáp bảo vệ cũng như hệ thống điện tử so với sản phẩm phương Tây. Xe bọc thép T-15 Armata ra đời đã giúp Nga khắc phục được hoàn toàn những điểm yếu trước đây. T-15 Armata là sự kết hợp đặc điểm của hai loại xe quân sự — xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép hạng nặng ra mắt vào năm 2015. Theo những thông tin được Nga công khai, T-15 được bọc giáp hạng nặng có khả năng chống chịu tốt trước các vũ khí chống tăng, đặc biệt nó được tăng cường khả năng bảo vệ để chống kiểu tấn công đột nóc từ trên cao như của tên lửa Javelin. T-15 Armata có trọng lượng chiến đấu là 45 tấn, nhưng lại có thể tăng tốc tới 70 km/h, vượt BMP "Bradley" tốc độ cao của Mỹ, tuy loại này chỉ nặng khoảng 30 tấn. Ngoài ra, T-15 Armata được trang bị một trong những hệ thống chống tên lửa "Kornet" mạnh nhất trên thế giới Vũ khí chính gồm 1 pháo tự động 2A42 cỡ 30 mm với 500 viên đạn, trong đó có 160 đạn xuyên giáp và 340 đạn nổ phân mảnh. Pháo có tầm bắn khoảng 4.000 mét. Hai bên tháp pháo lắp 4 tên lửa chống tăng có điều khiển Kornet-EM có tầm bắn tối đa từ 8 - 10 km, 1 súng máy đồng trục 7,62 mm với cơ số 2.000 viên đạn. Đặc biệt, T-15 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, có khả năng tự động tìm kiếm mục tiêu trong nhiều dải quang phổ khác nhau ở chế độ chủ động và thụ động. Để phát hiện mục tiêu được ngụy trang, T-15 được trang bị thiết bị ngắm quang học. Hệ thống điều khiển hỏa lực của T-15 có thể tham chiến đồng thời với 2 mục tiêu. Xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata được trang bị các hệ thống bảo vệ kết hợp, bổ sung giáp phản ứng nổ kép Malachit và hệ thống phòng thủ chủ động Afghanit, hệ thống bảo vệ quang - điện tử và một tổ hợp chế áp tín hiệu radio. Với sự xuất hiện của T-15 Armata, Nga hoàn toàn tự tin về sức mạnh vượt trội trước các loại xe bọc thép của phương Tây.


Nguồn tổng hợp
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Tu-95MSM sẽ mang lại cho Nga lợi thế gì?
(Lực lượng vũ trang) - Nga đã hiện đại hóa thành công phiên bản máy bay ném bom chiến lược Tu-95MSM có khả năng mang theo 8 tên lửa hành trình cùng lúc.

Là một phần của hoạt động hiện đại hóa và nâng cao chất lượng các máy bay chiến lược của mình, lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã đưa vào sử dụng máy bay ném bom Tu-95MSM mới. Phiên bản máy bay mới này có thể được trang bị tám tên lửa tàng hình Kh-101 cùng một lúc. Điều này mang lại rất nhiều lợi thế cho lực lượng hàng không vũ trụ Nga, các chuyên gia của tạp chí Military Watch cho biết.

Tu-95MSM se mang lai cho Nga loi the gi?
Phiên bản máy bay ném bom Tu-95MSM có thể mang theo 8 tên lửa hành trình của Nga.
Phiên bản máy bay ném bom mới đã được cải tiến rất nhiều so với các phiên bản cũ Tu-95. Tập đoàn sản xuất máy bay Nga là đơn vị chịu trách nhiệm hiện đại hóa máy bay này, phiên bản mới được cập nhật hệ thống điều khiển bay, hệ thống dẫn đường và hệ thống liên lạc mới. Sau khi được cải tiến máy bay này sẽ có thể mang theo 8 tên lửa hành trình, cho phép nó tấn công các mục tiêu ở xa của đối phương mà vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của các hệ thống phòng không.


Cụ thể, Tu-95MSM được trang bị radar mới Novella-NV1.021, hệ thống hiển thị thông tin tối tân SOI-021, tổ hợp quốc phòng hiện đại hóa Meteore-NM2 được cho là “có khả năng gây nhiễu radar trên mặt đất và trên máy bay của đối phương”, động cơ NK-12MPM 15.000 mã lực và cánh quạt AV-60T loại mới.


Việc hiện đại hóa đáng kể nhất là thiết kế của Tu-95MSM mới có thể tăng gấp đôi tải trọng chiến đấu, từ 4 tên lửa hành trình lên 8 tên lửa hành trình cỡ lớn. Ngoài ra, tuổi thọ của máy bay cũng được tăng lên.

Trước đó, những năm 1980 máy bay ném bom Tu-95MS đã được trang bị tên lửa hành trình Kh-55, nhưng sau đó chúng được thay thế bằng Kh-101/102, kết hợp một số cải tiến, bao gồm công nghệ tàng hình radar.

Tên lửa hành trình Kh-101 là loại tên lửa mang đầu đạn thông thường, có thể nổ mạnh, xuyên giáp hoặc theo kiểu chùm, trong khi tên lửa hành trình Kh-102 có thể mang theo đầu đạn hạt nhân chiến thuật với sức công phá lên tới 250 kiloton. Tầm bắn ước tính của tên lửa là từ 3500 km đến 5500 km.


Với phiên bản máy bay ném bom Tu-95MSM, lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu không chỉ ở châu Âu và châu Á mà còn ở Bắc Mỹ.


Như vậy, Nga đã hoàn thành việc nâng cấp bộ ba tấn công hạt nhân từ trên không. Trước đó, các chiến đấu cơ siêu thanh Tu-160M2 và Tu-22M3M đã hoàn thành thử nghiệm và bước vào sản xuất hàng loạt.


Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MSM của Nga đã lần đầu tiên cất cánh trên bầu trời ngày 22/8 ở Nhà máy sản xuất máy bay Beriev. Máy bay được điều khiển bởi phi hành đoàn dưới sự chỉ đạo của phi công thử nghiệm Andrey Voropaev. Tu-95MSM đã bay trong 2 giờ 33 phút, đạt độ cao 9.000m, các hệ thống và thiết bị hoạt động mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Tornado-S nhận tên lửa chính xác "vượt xa mọi đối thủ"
(Vũ khí) - Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tiên tiến 9A53-S Tornado-S của Nga đã nhận được một loại tên lửa mới có tầm bắn cũng như độ chính xác vượt trội.

Theo hãng tin Izvestia, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) 9A53S Tornado-S sẽ có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc thông qua loại đạn dẫn đường chính xác mới.

Trước khi phóng, dữ liệu cần thiết của từng loại đạn được nhập vào hệ thống quản lý tác chiến riêng biệt (nếu cần) và sau khi phóng, tên lửa sẽ đánh trúng từng mục tiêu được chỉ định và có khả năng xoay vòng, thay đổi đối tượng sau khi bắn.


Xe mang phóng tự hành MZKT-79306 của Tornado-S được trang bị thiết bị thu tín hiệu định vị toàn cầu GLONASS và hệ thống điều khiển hỏa lực cũng như dẫn đường tự động tối tân. Ngoài ra bản thân tổ hợp có thể nhận và xử lý thông tin từ các phương tiện trinh sát hay máy bay không người lái.


"Trong cuộc tập trận gần đây tại thao trường Kapustin Yar, một hệ thống điều khiển tự động mới đã được thử nghiệm, kết hợp giữa Tornado-S MLRS và tên lửa đạn đạo chiến thuật (OTRK) Iskander-M".

"Trong khoa mục huấn luyện, sư đoàn tên lửa của Quân khu phía Đông và sư đoàn tên lửa của Quân khu phía Nam đã tương tác với nhau. Quá trình diễn tập diễn ra nhiều bài bắn chiến đấu của MLRS và OTRK", Izvestia nói thêm.

Tornado-S nhan ten lua chinh xac
Tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tầm xa 9A53-S Tornado-S sẽ nhận được tên lửa dẫn đường chính xác mới
9A53-S Tornado-S được phát triển để thay thế cho BM-30 Smerch, tổ hợp cũ có tầm bắn chỉ 90 km và sai số khá cao. Hệ thống MLRS mới vẫn mang 12 ống phóng cho tên lửa cỡ 300 mm. Việc cài đặt cho phép đánh trúng mục tiêu nằm ở chiều sâu chiến thuật của đội hình chiến đấu kẻ thù.



Trước khi có sự xuất hiện của tên lửa mới, tầm bắn theo tuyên bố của Tornado-S MLRS là 120 km. Phạm vi bay của loại đạn mới chưa được báo cáo, nhưng trước đó nhà phát triển hứa hẹn "sẽ đạt 200 km".

Với cấu hình bánh lốp, xe mang phóng MZKT-79306 có khả năng hành quân 300 - 500 km mỗi ngày. Các cuộc kiểm tra với hệ thống MLRS trên đã diễn ra vào năm 2015 và theo thời gian nó ngày càng trở nên đáng sợ.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Đạn thông minh giúp pháo Nga diệt gọn tên lửa hành trình
(Vũ khí) - Nhà sản xuất Uralvagonzavod của Nga tuyên bố đã sản xuất thành công đạn thông minh cho Derivatsiya-PVO và giúp vũ khí này dễ dàng đánh chặn tên lửa hành trình.
Thông báo của Uralvagonzavod cho biết: "Việc thử nghiệm thành công loại đan thông minh mới đa chức năng đang được thực hiện và sẽ hoàn thành ngay trong năm 2020". Dù định danh của loại đan này chưa được công bố nhưng một số tính năng của nó đã được công bố.

Cụ thể, loại đạn này có khả năng gần như đánh đâu trú đó. Để có thể tung ra những phát bắn cực chính xác, nhà sản xuất đã sử dụng thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser để khai hỏa. Dựa vào tín hiệu laser, quả đạn pháo đánh trúng nhóm mục tiêu từ khoảng cách hàng chục km với độc chính xác gần như tuyệt đối.

Dan thong minh giup phao Nga diet gon ten lua hanh trinh
Pháo tự hành Derivatsiya-PVO.

Theo một số nguồn tin, để tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu là tên lửa hành trình hoặc máy bay tầm thấp, pháo Derivatsiya-PVO sử dụng loại đạn phân mảnh (đầu đạn tương tự của một số loại tên lửa đánh chặn). Khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách đủ gần, đầu đạn sẽ được kích nổ tạo thành bức màn kim loại để loại bỏ mục tiêu.

Với cách tấn công này, Derivatsiya-PVO được đánh giá sở hữu nhiều ưu điểm hơn so với những sản phẩm cùng loại của phương Tây, trong khi lại có mức chi phí rất hợp lý so với dùng tên lửa phòng không đánh chặn tên lửa hành trình hoặc máy bay.


Nhà sản xuất cho biết thêm, ngay cả khi không dùng loại đạn mới, Derivatsiya-PVO vẫn có thể dễ dàng hạ gục những mục tiêu đang di chuyển với tốc độ 500m/s. Để tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu, Derivasia-PVO được thiết kế để có thể khai hỏa được 120phát/phút.

Nói về lý do phát triển và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của Derivasia-PVO, chuyên gia quân sự Nga Ilya Kryzhin cho biết:

"Lý do chính tại sao chúng tôi bắt tay thiết kế hệ thống này là sự phát triển nhanh chóng của các máy bay không người lái (UAV). Cho đến nay vẫn chưa có các hệ thống phòng không có khả năng đối phó hiệu quả với các mục tiêu trên không rất nhỏ và rẻ tiền.

Sử dụng quả tên lửa phòng không dù nhỏ nhất để bắn rơi một chiếc UAV có nghĩa là lãng phí tiền bạc. Do đó, các chuyên gia đề xuất phát triển hệ thống pháo phòng không Derivasia-PVO với cỡ nòng 57mm.


Pháo kết hợp với hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại có thể bao vệ hiệu quả các binh sĩ trên mặt đất không chỉ khỏi cuộc tấn công của UAV, mà còn khỏi tên lửa hành trình, trực thăng và máy bay tấn công".


Chỉ với Derivatsiya-PVO, Nga có thể bắn hạ không chỉ các loại máy bay có người lái và không người lái, các tên lửa hành trình, mà còn có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và trên mặt biển.

Trận mưa đạn pháo 57mm có thể tiêu diệt không chỉ một máy bay không người lái hoặc chiếc trực thăng lớn mà còn chiếc xe bọc thép hoặc chiếc xe bán tải chiến đấu Jihad-Mobile, tiêu diệt kíp chiến đấu của tổ hợp tên lửa chống tăng hoặc tàu tuần tra.


Giới chuyên gia Nga khẳng định, tính đến thời điểm hiện tại, không một hệ thống vũ khí nào trên thế giới có được khả năng tấn công toàn diện, hiệu quả trong việc đánh chặn UAV và tên lửa hành trình như Derivatsiya-PVO của Nga.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga lo cho phòng thủ tên lửa Mỹ
(Bình luận quân sự) - Những phân tích cho thấy người Nga quả thực rất am hiểu tình thế của nước Mỹ, nhất là trong bối cảnh New START sắp hết hiệu lực.
Mỹ loay hoay với phòng thủ tên lửa

Sau một thời gian “nhùng nhằng” trong đàm phán gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) với Nga, Mỹ bất ngờ có động thái xuống thang khi tuyên bố không theo đuổi nỗ lực đưa Trung Quốc vào cuộc. Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ phụ trách vấn đề kiểm soát vũ khí Marshall Billingslea thừa nhận mục tiêu ưu tiên của Washington hiện nay là đảm bảo một thỏa thuận chính trị với Nga.

Phải chăng Mỹ đã tự “lượng sức” nếu thỏa thuận song phương duy nhất giới hạn kho vũ khí hạt nhân của Nga hết hiệu lực vào tháng 2/2021? Vấn đề nằm ở chỗ, năng lực phòng thủ của Mỹ trước các loại vũ khí chiến lược được cho là đang có vấn đề.

Nga lo cho phong thu ten lua My
Tên lửa Nga khiến Mỹ suy nghĩ lại về New START?
Theo New START, Mỹ và Nga mỗi nước chỉ có thể triển khai 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm (SLBM), và máy bay ném bom tầm xa mang bom hạt nhân; không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân tầm xa; và không quá 800 bệ phóng ICBM, SLBM, máy bay ném bom có thể mang bom hạt nhân được triển khai hoặc chưa được triển khai.
1598744159105.png


Sputnik cho biết, để bảo vệ lãnh thổ Mỹ bằng mọi giá trước các vũ khí chiến lược từ Nga và Trung Quốc, Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (ABM) dự định tạo ra hệ thống phòng thủ nhiều lớp hiệu quả hơn trước các tên lửa đạn đạo liên lục địa. Mục đích để đảm bảo an toàn khi Lầu Năm Góc phát triển tên lửa đánh chặn trên mặt đất thế hệ mới thay thế tên lửa đánh chặn phòng thủ tầm trung (GBMD) trên mặt đất.

Hiện nay, thành phần chính của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ là khoảng 60 tên lửa GBMD trên mặt đất được triển khai ở Alaska và California. Chúng có khả năng đánh chặn các mục tiêu đạn đạo ở pha giữa quỹ đạo bay.

Tuy nhiên, các thử nghiệm cho thấy GBMD không đủ hiệu quả, có thể chỉ tiêu diệt mục tiêu trong một nửa số trường hợp. Do đó, Mỹ đã khởi động chương trình Redesigned Kill Vehicle (RKV) để tạo ra loại đầu đạn mới nhằm thay thế các tên lửa đánh chặn động năng hiện có. Washington đã phân bổ 5,8 tỷ USD cho chương trình này.

Nga lo cho phong thu ten lua My
Tàu chiến lớp Ticonderoga của hải quân Mỹ
Các công ty Raytheon, Boeing và Lockheed Martin dự kiến hoàn thành việc phát triển vào năm 2025 nhưng cơ quan ABM hủy hợp đồng hồi tháng 8/2019. Theo truyền thông Mỹ, nguyên nhân là do vấn đề thiết kế sản phẩm.

Lầu Năm Góc khởi động dự án khác mang tên Phương tiện đánh chặn thế hệ tiếp theo. Mỹ muốn sử dụng các yếu tố phòng thủ tên lửa khu vực được triển khai ở các khu vực khác nhau trên thế giới để bảo vệ trực tiếp lãnh thổ Mỹ. Theo đó, kế hoạch tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ trước hết là bằng các tàu chiến trang bị Aegis và hệ thống phòng thủ tên lửa Standard. Hầu hết các tàu chiến này hiện đang hoạt động ở Thái Bình Dương.

Sputnik cho biết, khái niệm về hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp của Mỹ được cập nhật dựa trên việc một số tàu khu trục Arlie Burke và tuần dương hạm Ticonderoga sẽ thường xuyên làm nhiệm vụ ngoài khơi bờ biển Mỹ.

Nhiều lớp nhưng chắp vá

Tuy nhiên, người Nga chỉ ra “vấn đề” của Mỹ nằm ở chỗ dòng phương tiện đánh chặn Standard được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa tầm ngắn, tầm trung và thực sự không có khả năng đánh chặn các mục tiêu đạn đạo liên lục địa. Cơ quan phòng thủ tên lửa lưu ý thành công của khái niệm mới phần lớn phụ thuộc vào các cuộc thử nghiệm cải tiến mới nhất của tên lửa đánh chặn Standard SM-3 Block IIA. Dự kiến vào cuối năm 2020, Mỹ sẽ cố gắng bắn hạ một mục tiêu mô phỏng ICBM ở quần đảo Hawaii.

Phó Đô đốc John Hill, Giám đốc Cơ quan phòng thủ tên lửa, nói: "Chúng tôi sẽ cho SM-3 Block IIA thử sức. Nó được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu ở tầm ngắn và tầm trung. Chúng tôi sẽ phóng nó vào mục tiêu tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa. Mọi thứ sẽ ổn thỏa. Các cuộc thử nghiệm trải rộng theo nhiều múi giờ. Chúng tôi sẽ sử dụng cùng một thiết bị mô phỏng ICBM làm mục tiêu mà chúng tôi đã sử dụng trong vụ bắn thử nghiệm GBMD".


Nga lo cho phong thu ten lua My
Tên lửa SM-3 Block IIA

ABM cũng không loại trừ việc bố trí biến thể Aegis trên mặt đất (Aegis Ashore) tại Mỹ, cụ thể là ở Hawaii. Các thành phần tương tự của các tổ hợp như vậy đã được người Mỹ triển khai ở Ba Lan và Romania. Mỹ cũng dự định đặt tại Nhật Bản nhưng đã bị Tokyo đã từ chối.

Một lớp khác của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ được Sputnik nhắc tới là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), đặc biệt được triển khai ở Hàn Quốc và đảo Guam. Hồi đầu năm nay, ABM đã yêu cầu 273 triệu USD để nâng cấp số vũ khí này. THAAD được cho là có khả năng bắn hạ đầu đạn tên lửa trong pha cuối của quỹ đạo bay. Không có thông tin về việc sẽ cần đến bao nhiêu tổ hợp này để bao phủ Mỹ.

Theo Lầu Năm Góc, điều khó khăn nhất trong việc tạo ra một hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia nhiều lớp cập nhật là liên kết 3 thành phần GBMD, Aegis và THAAD với nhau. Phó Đô đốc Hill giải thích: "Giả sử một số ICBM được phóng vào khắp nước Mỹ, thời gian tính bằng phút, các GBMD quyết định nhường cuộc tấn công đánh chặn đầu tiên cho các tàu Aegis. Hiện nay, hạm đội chúng ta có thể tấn công thành công các mục tiêu đạn đạo nhưng vẫn chưa được thử nghiệm như một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp”.

Nga lo cho phong thu ten lua My
Tên lửa THAAD của Mỹ

Theo Phó Đô đốc Hill, “để có sự phối hợp hành động của các lớp khác nhau, cần phải tạo ra một mạng lưới thông tin liên lạc, thiết lập cơ chế tương tác hiệu quả của tất cả các yếu tố thuộc hệ thống phòng không. THAAD cũng như tên lửa Patriot cần phải được đưa vào mạng lưới này".

Sputnik dẫn lời các nhà phân tích Mỹ nhận định, một hệ thống phòng thủ nhiều lớp sẽ tạo sự thay đổi trong các quyết định về cách ứng phó với mối đe dọa. Các tên lửa đánh chặn thế hệ tiếp theo của Mỹ được cho là đầy hứa hẹn và sẽ được bổ sung sau. Mỹ đã phân bổ 4,9 tỷ USD để tiếp nhận vũ khí này vào trang bị trong giai đoạn 2027-2029.

Những phân tích trên của Sputnik cho thấy người Nga quả thực rất am hiểu tình thế của nước Mỹ, nhất là trong bối cảnh thỏa thuận song phương duy nhất giới hạn kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ là New START sắp hết hiệu lực.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Yasen-M có tên lửa hành trình xa gấp đôi Tomahawk
(Vũ khí) - Hải quân Nga quyết định trang bị cho tàu ngầm Đề án 885M Yasen-M tên lửa hành trình tầm siêu xa Kalibr-M - vũ khí có tầm bắn gấp đôi Tomahawk.
Hãng TASS dẫn nguồn tin từ công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, tất cả những tàu ngầm hạt nhân thuộc Đề án 885M sẽ được trang bị tên lửa hành trình Kalibr-M nâng cấp với tầm bắn trên 4.000 km.

Điều đặc biệt ở phiên bản mới Kalibr-M là ngoài đầu đạn thông thường, dòng tên lửa này còn mang được cả đầu đạn hạt nhân. "Việc được trang bị loại tên lửa mới giúp cho Yasen-M thực hiện được cả chiến lược răn đe hạt nhân và phi hạt nhân nhằm vào đối thủ của Nga", nguồn tin cho biết.

1598744242973.png
Tàu ngầm hạt nhân Nga.

Điều đặc biệt là cùng với khả năng tấn công tầm xa, những tên lửa Kalibr-M của Nga còn có khả nắng tấn công chính xác gấp 3 lần so với "sứ giả chiến tranh" Tomahawk của Hải quân Mỹ.

Điều làm nên sự đặc biệt của Kalibr so với tấn cả các loại tên lửa hành trình tầm xa trên thế giới hiện nay là vũ khí Nga có bán kính lệch mục tiêu (CEP) không quá 3m.


Chỉ với độ chính xác khi tấn công mục tiêu, giới chuyên gia cho rằng, Kalibr đã vượt Tomahawk của người Mỹ. Bởi phiên bản BGM-109A Tomahawk có CEP lên tới 80m, trong khi đó phiên bản mới hơn của Tomahawk là BGM-109C có CEP đạt 10m.

Một đặc điểm quan trọng là tên lửa Kalibr là chúng có thể chọc thủng bất cứ hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa nào. Kalibr bay ở độ cao từ 50 – 150 m, khi đến gần mục tiêu tên lửa hạ độ cao xuống còn 20 m và tấn công với tốc độ siêu âm, trong khi đó tốc độ của Tomahawk chỉ là cận âm.

Quỹ đạo đường bay tên lửa Kalibr rất phức tạp với sự thay đổi cả về độ cao và hướng bay. Điều đó cho phép nó có thể tiếp cận mục tiêu từ hướng bất ngờ nhất.

Đánh giá về Kalibr, nhà phân tích quân sự của tờ National Interest, ông Sebastien Roblin cho biết, khoảng cách giữa Hải quân Mỹ và Nga đang ngày càng bị thu hẹp, trong phân khúc tên lửa hành trình, Mỹ đã bị Nga vượt qua.

Hiện nay người Mỹ không thể triển khai vũ khí tầm xa hiệu quả trên các tàu mặt nước nhỏ giống như việc Nga trang bị cho hệ thống tàu mặt nước loại tổ hợp tên lửa Kalibr.



Đầu những năm 1990, Hải quân Mỹ đã tiến hành phóng hàng trăm tên lửa Tomahawk từ tàu mặt nước và tàu ngầm tấn công vào các mục tiêu ở Trung Đông, Balkan, Bắc Phi và Afghanistan.

Khả năng tiêu diệt chính xác mục tiêu ở khoảng cách 1600km đã làm cho loại tên lửa này trở nên nổi tiếng và rất đắt. Chính vì vậy trong thời gian dài chỉ có Mỹ và Anh là những nước sở hữu loại tên lửa này.

Nhưng kể từ khi Nga thực hiện cuộc tấn công vào vị trí khủng bố IS ở Syria bằng tên lửa hành trình Kalibr, vị trí bấy lâu của tên lửa Mỹ đã mất.


Đây chính là lý do khiến các nhà quân sự Mỹ đang đau đầu tìm kiếm một loại tên lửa mới đủ mạnh mẽ và tin cậy để có thể thay thế Tomahawk và cạnh tranh được với Kalibr, chuyên gia này cho biết.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo Mỹ: 'Tsar Bomba là thành tựu xuất sắc của Liên Xô'
(Vũ khí) - Sau khi Nga công bố hình ảnh chi tiết về vụ thử bom Tsar Bomba (Sa Hoàng), truyền thông Mỹ đã có những đánh giá về siêu bom nhiệt hạch này.
Theo Drive, bộ phim tài liệu do Rosatom xuất bản vừa được công chiếu đã cung cấp một cái nhìn mới về các cuộc thử nghiệm bom Tsar Bomba bởi trước đây chỉ có các video ngắn và ảnh chất lượng thấp về vụ nổ.

Không những vậy, báo Mỹ còn gọi việc chế tạo bom nhiệt hạch mạnh nhất thế giới là "một thành tựu công nghệ xuất sắc". Báo Mỹ cũng nhấn mạnh vai trò của nhà lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev trong việc tạo ra quả bom được phát triển theo chỉ thị của cá nhân ông.

Khoảnh khắc Tsar Bomba được thả khỏi máy bay.

Nhưng quả bom này quá lớn để sử dụng trong thực tiễn do những khó khăn trong việc vận chuyển và lựa chọn mục tiêu. AN602 (Tsar Bomba) là quả bom khinh khí nhiệt hạch được phát triển ở Liên Xô vào năm 1956-1961 bởi một nhóm các nhà vật lý hạt nhân do viện sĩ Igor Kurchatov dẫn đầu.


Ban đầu, bom Tsar Bomba được thiết kế với sức công phá 100 megaton, song được giảm xuống để giới hạn khối lượng phóng xạ phát tán ra môi trường khi thử nghiệm.


Ngày 30/10/1961, quả bom được thả khỏi máy bay Tu-95V ở độ cao 10,5km và phát nổ cách mặt đất 4km. Sức mạnh của nó tạo ra một cơn địa chấn 5,7 độ richter với bán kính phá hủy 900km. Quả bom tạo ra đám mây hình nấm cao tới 64km, có thể nhìn thấy từ hơn 1000km.

Chấn động từ vụ nổ di chuyển quanh Trái Đất tới 3 lần. Sóng xung kích phát ra từ vụ nổ làm vỡ cửa kính và gây tiếng nổ lớn trên đảo Dikson, cách nơi thử nghiệm khoảng 800km.

Vụ thử nghiệm bom Tsar Bomba đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô và Mỹ. Nhờ đó, cuộc chạy đua vũ khí nhiệt hạch và nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân đã được ngăn chặn.

Bao My: 'Tsar Bomba la thanh tuu xuat sac cua Lien Xo'
Máy bay tăng tốc sau khi thả bom Tsar Bomba.

Sau khi nhận ra tiềm lực của Liên Xô sau vụ thử gây chấn động nói trên, Mỹ quyết định ngừng việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân. Ngày 5/8/1963, Liên Xô, Mỹ, Anh ký hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trên không, trong vũ trụ và dưới nước.

Tsar Bomba được ghi nhận là thiết bị nổ mạnh nhất từng được tạo ra trong lịch sử nhân loại. Nó được liệt kê trong Sách kỷ lục Guinness là thiết bị nhiệt hạch mạnh nhất đã vượt qua thử nghiệm.

Rất may, Tsar Bomba không bao giờ được sử dụng trong các cuộc chiến tranh, cũng như một quả bom có sức công phá lớn như vậy sẽ không bao giờ được chế tạo trở lại. Hiện vẫn có mô hình với kích thước tương tự của Tsar Bomba được trưng bày tại bảo tàng Nga.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
5 hướng hoàn thiện để xe tăng đáp ứng đòi hỏi của chiến tranh hiện đại
07:30 ngày 18/08/2020

VOV.VN - Phương Tây đang chú trọng phát triển xe tăng đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của chiến tranh hiện đại.
1. Hệ thống bảo vệ tích cực
Sau một thập kỷ bị bỏ bê, xe tăng phương Tây bắt đầu được chú ý phát triển trở lại; nhiều tính năng, cả mới và được hồi sinh từ các chương trình xe tăng thời Chiến tranh Lạnh, đang được xem xét để tích hợp cho thế hệ xe tăng tiếp theo.
Nhờ những tiến bộ trong công nghệ cảm biến và điện toán, Hệ thống Bảo vệ Chủ động (Active Protection Systems - APS) ra đời từ thời Chiến tranh Lạnh, còn nhiều hạn chế như khả năng phản ứng tương đối chậm đối với tên lửa chống tăng dùng thuốc nổ mạnh (HEAT) và vũ khí chống tăng bộ binh, đã có nhiều khả năng hơn.
5 huong hoan thien de xe tang dap ung doi hoi cua chien tranh hien dai hinh 1
Phương Tây đang chú trọng phát triển xe tăng đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của chiến tranh hiện đại; Nguồn: NI
APS Afghanit của Nga được cho là có khả năng đánh chặn cả đạn xe tăng. APS có thể thay đổi về cơ bản một số khía cạnh của thiết kế xe tăng, vì chúng nhẹ so với các hệ thống giáp phản ứng nổ. Kim tự tháp thiết kế cũ về tính cơ động, hỏa lực và vỏ giáp có thể không còn được áp dụng khi APS có thể đảm nhận phần nào chức năng vỏ giáp bằng cách đánh chặn các tên lửa đang bay tới, trong khi có khối lượng tương đối nhẹ.
Hầu hết tất cả các APS đều dựa vào radar để phát hiện các tên lửa đang bay tới. Các APS mới nhất sử dụng các radar hiện đại, bao gồm cả các radar mảng quét điện tử tích cực (Active Electronically Scanned Array - AESA). Nhờ tính linh hoạt, các radar AESA này còn có thể được sử dụng để phát hiện và theo dõi các xe tăng khác.
2. Nhiều camera hơn
Một trong những nhược điểm lớn nhất của vỏ giáp là làm cho việc nhận thức tình huống bị hạn chế. Trong khi trước đây các nhà thiết kế xe tăng sử dụng các khe nhìn, tháp pháo và kính tiềm vọng các loại để giúp kíp xe quan sát chiến trường tốt hơn, các thiết bị quan sát này được thiết kế để hoạt động với vỏ giáp nặng. Sự phát triển gần đây và việc thu nhỏ camera giám sát có độ phân giải cao đã khắc phục được những hạn chế cũ này.
Mặc dù thiết bị chỉ huy kỹ thuật số với phạm vi quan sát 360 độ đang là trang bị phổ biến trên hầu hết các xe tăng, xu hướng sử dụng các camera phân tán cung cấp tầm nhìn đầy đủ mà không có điểm mù đang trở nên phổ biến hơn, được sử dụng cả trên tiêm kích cơ mới nhất F-35 của Mỹ.
Một phiên bản nâng cấp Merkava của Israel được cho là kết hợp một hệ thống như vậy với công nghệ tiên tiến, cho phép kíp lái bên trong xe tăng có thể nhận thức tình huống tốt hơn nhiều so với cách đây 10 năm. Chương trình nâng cấp Challenger 2 để chiến đấu trên địa hình đô thị cũng kết hợp các camera định vị tương tự.
3. Sử dụng đạn thông minh
Việc thu nhỏ và sản xuất hàng loạt thiết bị điện tử và cảm biến cũng đã được áp dụng trong chế tạo đạn dược. Đạn được lập trình kỹ thuật số đang trở thành tiêu chuẩn mới, với bản nâng cấp M1A2C đặt các điểm tiếp xúc trên mặt sau của đầu đạn để liên kết với đạn xuyên giáp “thông minh” M829A4. Các hệ thống của Nga tập trung vào phần đầu của quả đạn, với hệ thống nổ trên không Ainet lập trình kỹ thuật số điều khiển từ xa đối với đạn nổ mảnh (High Explosive - Fragmentation HE-FRAG).
Những cải tiến khác trong lĩnh vực này bao gồm đạn Hiệu quả đánh trúng mục tiêu cao và tiêu diệt (Advanced Hit Efficiency And Destruction - AHEAD) của Đức, có thể phân thành hàng trăm mảnh đạn nhỏ với độ trễ nổ được lập trình. Mặc dù hiện tại chỉ được sử dụng cho phòng không, loại đạn này có thể được sử dụng để chống lại hệ thống camera phân tán và hệ thống radar được sử dụng cho APS trên xe tăng trong tương lai.
4. Cơ cấu nạp đạn tự động
Trong khi phương Đông chủ yếu sử dụng cơ cấu nạp đạn tự động (mọi xe tăng chiến đấu của Nga hoặc Liên Xô được trang bị từ những năm 1970), phương Tây chủ yếu sử dụng phương pháp nạp đạn thủ công - bằng sức người.
Trong khi con người có thể đạt đến mức hiệu quả và tốc độ tuyệt vời với pháo cỡ nòng 120mm hiện tại, thì những bộ nạp đạn tự động với cỡ nòng lớn hơn như pháo xe 140 hoặc 152mm thay thế con người đang được đề xuất. Lý do phản đối của phương Tây đối với các cơ cấu nạp đạn tự động chủ yếu do ưu thế mà thành viên thứ tư của kíp xe có thể mang lại là nhận thức tình huống và bảo dưỡng.
5. Tích hợp UAV
Sự ra đời của máy bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicles - UAV) có thể cho phép phương Tây giữ lại thành viên thứ tư của kíp xe. Các UAV, giống như các camera được phân tán, có thể tăng cường nhận thức tình huống cho xe tăng một cách đáng kể bằng cách cung cấp cho chúng “tai, mắt” trên bầu trời có thể theo dõi hoạt động của kẻ thù xung quanh xe tăng hoặc trinh sát phía trước để phát hiện xe tăng của đối phương.
Giữ lại thành viên thứ tư giúp quản lý những chiếc UAV để quan sát môi trường xung quanh xe tăng có thể là một lợi thế đáng kể trên chiến trường./.https://m.vov.vn/quan-su-quoc-phong/vu-khi/5-huong-hoan-thien-de-xe-tang-dap-ung-doi-hoi-cua-chien-tranh-hien-dai-1084115.vov
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Quan điểm sử dụng vũ khí siêu thanh của Nga, Mỹ và Trung Quốc
07:09 ngày 26/08/2020

VOV.VN - Các cường quốc đang tham gia cuộc đua vũ khí siêu thanh và có quan điểm không đồng nhất trong việc sử dụng loại vũ khí này.
Mỹ đang tụt hậu so với Nga
Hiện tại, Nga được công nhận là quốc gia đi đầu trong việc phát triển vũ khí siêu thanh. Chính các chuyên gia Mỹ cũng thừa nhận rằng nước này vẫn đang tụt hậu so với Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Ví dụ, Nga đã phát triển tên lửa siêu thanh Avangard, mà theo Tổng thống Putin, có khả năng xuyên phá các hệ thống phòng thủ tên lửa mới nhất. Một tên lửa siêu thanh di chuyển với tốc độ hơn Mach 20, có khả năng tấn công bất kỳ điểm nào trên hành tinh.
Về phần Mỹ, cho đến nay, nước này chưa sở hữu vũ khí như vậy, tuy nhiên, việc phát triển của nó đang được ráo riết tiến hành. Lúc đầu, Tổng thống Trump tuyên bố về "siêu vũ khí có thể bay nhanh hơn 17 lần so với tất cả các tên lửa hiện có". Sau đó, có thông tin về việc thử nghiệm một nguyên mẫu tên lửa siêu nhanh vào tháng 3/2020. Công việc tương tự về vũ khí siêu thanh cũng đang được thực hiện tại Trung Quốc, quốc gia này cũng hy vọng có được tên lửa siêu thanh của riêng mình.
quan diem su dung vu khi sieu thanh cua nga, my va trung quoc hinh 1
Tên lửa siêu thanh có khả năng tấn công nhanh bất kỳ điểm nào trên hành tinh; Nguồn: topwar.ru
Cơ sở chính trị cho việc chế tạo và triển khai tên lửa siêu thanh từ lâu đã chín muồi - các thỏa thuận quốc tế được ký kết trong quá khứ theo xu thế "giải trừ quân bị", hết cái này đến cái khác, đang bị chấm dứt hiệu lực, đồng nghĩa với việc các rào cản chính thức đối với một cuộc chạy đua vũ trang mới cũng bị xóa bỏ.
Mỗi quốc gia tham gia cuộc đua đều hiểu rằng việc thiếu vũ khí siêu thanh khiến họ dễ bị tổn thương nhất có thể. Do đó, không chỉ Mỹ, Nga và Trung Quốc, mà cả Pháp, Nhật Bản (và Đức) cũng tham gia vào việc chế tạo vũ khí siêu thanh. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, không phải tất cả các quốc gia được liệt kê đã thực sự tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh. Đặc biệt, quan điểm này được chuyên gia quân sự người Pháp Emmanuelle Maitr thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược chia sẻ.
Nga, Mỹ và Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa siêu thanh như thế nào?
Theo Maitr, tên lửa siêu thanh giúp giảm thời gian tấn công - đối với tên lửa đạn đạo truyền thống khoảng 30 phút, trong khi đối với tên lửa siêu thanh chỉ khoảng 10 phút. Đáng nói, có một sự khác biệt cơ bản trong quan điểm sử dụng vũ khí siêu thanh. Nga coi tên lửa siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân là một cấu phần răn đe đáng tin cậy, cho thấy nếu nổ ra chiến tranh, nước này sẽ tấn công bằng tên lửa có khả năng xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.
quan diem su dung vu khi sieu thanh cua nga, my va trung quoc hinh 2
Cuộc đua vũ khí siêu thanh đang diễn ra ráo riết giữa các cường quốc; Nguồn: vpk.name
Phương châm của Mỹ cũng gần giống như vậy, chỉ có Lầu Năm Góc đang nghĩ bằng cách nào tên lửa siêu thanh của họ có thể xuyên thủng hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của Nga. Với thông tin cho rằng hệ thống phòng không của Nga cực kỳ hiệu quả và được tổ chức tốt, quân đội Mỹ dựa vào tên lửa siêu thanh, mà tốc độ của nó sẽ không cho phép phòng không và phòng thủ tên lửa của Nga kịp phản ứng đánh chặn.
Đương nhiên, trong trường hợp này, cả Mỹ và Nga đều quan tâm đến việc liên tục cải tiến vũ khí siêu thanh, phương tiện lý tưởng để khiến kẻ thù nghĩ về hậu quả một khi chiến tranh bùng nổ. Do đó, tướng Mỹ Neil Thurgood tuyên bố, chương trình phát triển vũ khí siêu thanh phải quyết liệt nhất có thể, nếu không sẽ không thể đáp trả đích đáng Nga và Trung Quốc.
quan diem su dung vu khi sieu thanh cua nga, my va trung quoc hinh 3
Quan điểm sử dụng vũ khí siêu thanh khá khác nhau; Nguồn: topwar.ru
Giới quân sự Trung Quốc có lập trường hoàn toàn khác. Với sự trợ giúp của tên lửa siêu thanh, quân đội Trung Quốc dự kiến sẽ đánh chìm tàu sân bay Mỹ nếu có bắt đầu bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại nước này. Có nghĩa là, Bắc Kinh hoàn toàn thừa nhận khả năng sử dụng vũ khí siêu thanh không chỉ trong chiến tranh toàn cầu mà còn trong các cuộc xung đột vũ trang cục bộ.
Tuy nhiên, như tác giả Nicolas Barotte của ấn bản Le Figaro tiếng Pháp viết, cuối cùng, hiệu quả của việc sử dụng vũ khí siêu thanh vẫn sẽ được quyết định bởi chất lượng trinh sát và nhắm mục tiêu. Đó là lý do tại sao các cường quốc rất chú trọng đến việc phát triển các hệ thống điều khiển mới nhất, bao gồm cả các nghiên cứu đầy hứa hẹn trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo./.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Tiểu liên AK-19 - Kỳ phùng địch thủ của HK416 và FN SCAR?
06:09 ngày 30/08/2020

VOV.VN - Tại ARMY-2020, Tập đoàn Kalashnikov của Nga chính thức trình làng mẫu tiểu liên mới AK-19 bắn đạn tiêu chuẩn NATO.
AK-19 - hậu duệ xuất sắc của dòng Kalashnikov huyền thoại
Theo Tập đoàn Kalashnikov Concern (KC), mẫu tiểu liên mới ký hiệu AK-19 dựa trên thiết kế của phiên bản AK-12 (còn có ký hiệu AK TR3) được phát triển trong khuôn khổ chương trình Ratnik, sẽ là trang bị tiêu chuẩn cho chiến binh tương lai của quân đội Nga, đã xuất hiện và được đưa vào trang bị cho quân đội Nga trước đó. AK-19 có nhiều điểm tương đồng với thiết kế AK-12 như ốp lót tay, thước ngắm, cơ cấu trích khí…
AK-19 sử dụng báng gấp, có trọng lượng 3,3kg, nòng súng có chiều dài 415mm cùng thước ngắm cơ khí kiểu mới và loa triệt tiêu lửa đầu nòng, có thể gắn nòng giảm thanh; có tầm bắn 440m cùng 3 chế độ bắn - phát một, loạt hai viên và liên thanh. Điểm khác biệt lớn nhất là AK-19 sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn phổ biến NATO 5,56x45mm thay vì 5,45x39mm của AK-12 hay 7,62x39mm của AK-15. Ngoài ra, báng rút của súng cũng sử dụng loại mới, khác với AK-12/15.
tieu lien ak-19 - ky phung dich thu cua hk416 va fn scar? hinh 1
Tiểu liên AK-12 - tiền thân AK-19 (Nga); Nguồn: rbth.com
Được biết, súng trung liên RPK-16, tiểu liên AK-12/15 và phiên bản nòng ngắn là AK-12K/15K cũng có những điều chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn NATO. Trước đó, Kalashnikov Concern từng chế tạo súng AK-101 và súng AK-102 sử dụng đạn chuẩn NATO 5,56x45 mm, dựa trên mẫu AK-74M với báng và ốp nòng làm bằng vật liệu mới, hiện có trong trang bị quân đội Indonesia, Uruguay và một số đơn vị đặc nhiệm hoặc cảnh sát nhiều nước trên thế giới.
KC đã phát triển dòng AK-12/15/19 sử dụng cả 3 loại đạn 5,45x39mm, 7,62x39mm và 5,56x45mm là 3 cỡ đạn phổ biến bậc nhất trên thế giới hiện nay của súng cá nhân bộ binh - giải pháp đúng đắn, tinh tế phục vụ cùng lúc nhiều khách hàng khác nhau và đơn giản hóa đảm bảo hậu cần-kỹ thuật. KC đã lắng nghe người tiêu dùng và dành nhiều năm để thực hiện các thay đổi đối với thiết kế của súng và chỉnh sửa các đường gấp khúc để tạo ra một mẫu súng đáp ứng được cả những khách hàng khó tính nhất.
Súng được sản xuất cho thị trường nước ngoài dùng báng súng có thể gập lại, người dùng có thể điều chỉnh độ dài cho dù họ có mặc áo khoác ngoài hay không, khối lượng nhẹ và có tính thẩm mỹ, có nhiều mức điều chỉnh... Kalashnikov cũng bổ sung một tay cầm khác để giảm độ giật, giúp việc sử dụng súng thoải mái hơn. Cấu tạo của súng đã không bỏ qua các chi tiết quan trọng khác, chẳng hạn như kính ngắm gắn phía sau, cũng như thanh gá tiêu chuẩn NATO (để lắp các thiết bị quan sát ảnh nhiệt và ban đêm…).
tieu lien ak-19 - ky phung dich thu cua hk416 va fn scar? hinh 2
Tiểu liên AK-19 - hậu duệ xuất sắc của dòng Kalashnikov huyền thoại; Nguồn: pronedra.ru
Lí do Nga gắn với tiêu chuẩn NATO - đối thủ tiềm tàng - là Nga đồng thời nhắm đến các nước Đông Âu từng thuộc Tổ chức Hiệp ước Warsaw vốn sử dụng súng AK do Liên Xô sản xuất, sẽ có nhiều tiện lợi và ưu thế; cũng như hướng đến những khách hàng là các quốc gia ở Đông Nam Á, Nam Mỹ... có thiện cảm với Nga nhưng đang sử dụng cỡ đạn 5,56x45mm NATO - để vừa có thể phát triển quan hệ với Nga nhưng vẫn duy trì mặt thống nhất về mặt hậu cần.
Được cho là nhẹ hơn, rẻ hơn - và chính xác, AK-19 được dự kiến sẽ chiếm lĩnh thị trường Trung Đông hiện do các nhà sản xuất vũ khí Mỹ và châu Âu chiếm giữ. Lãnh đạo cấp cao KC không xác nhận cũng không phủ nhận kế hoạch và kỳ vọng, viện cớ “bí mật thương mại” và chỉ nói cho biết, “bất kỳ thông tin nào liên quan đến người mua thiết bị dùng cho quân sự sẽ được giữ bí mật và chỉ có thể tiết lộ theo yêu cầu của khách hàng và sau khi hợp đồng được ký kết”.
AK-19 - đối thủ đáng gờm của HK416 và FN SCAR?
Các đại diện của Kalashnikov đã cố gắng tránh đưa ra kết luận cụ thể về việc AK-19 vượt trội như thế nào so với hai súng bộ binh đang được đánh giá cao hiên nay là HK416 (Đức) và FN SCAR (Bỉ), bình luận rằng, ưu điểm chính của vũ khí Nga là ở độ tin cậy; kinh nghiệm cho thấy, điều kiện thử nghiệm và khí hậu của quốc gia khách hàng càng khắc nghiệt, súng Nga càng có cơ hội lớn. Mục tiêu của KC khi thiết kế AK-19 là "hoàn chỉnh mọi khía cạnh" và đưa mẫu súng này có thể sánh ngang với các đối thủ Đức và Bỉ về phương diện công thái học (ergonomics - hiệu quả trong môi trường hoạt động cụ thể, ND).
Được biết, thất vọng với màn trình diễn nghèo nàn của tiểu liên M16 và carbine M4, Bộ chỉ huy các chiến dịch đặc biệt Mỹ (US SCOM) đã quyết định chọn tiểu liên tiến công dành cho lực lượng các chiến dịch đặc biệt FN SCAR (viết tắt của cụm từ Special Operations Forces Combat Assault Rifle) của công ty FN Herstal (Bỉ) làm vũ khí chính của lực lượng con cưng này. Đến giữa năm 2005, những khẩu SCAR đầu tiên được giao cho US SCOM để tiến hành đánh giá, được chấp nhận đưa vào trang bị chính thức từ năm 2009. Ngoài lực lượng đặc nhiệm Mỹ, rất nhiều quốc gia khác đã đặt hàng mẫu súng này để trang bị cho lực lượng đặc nhiệm của họ.
tieu lien ak-19 - ky phung dich thu cua hk416 va fn scar? hinh 3
Tiểu liên tấn công FN SCAR (Bỉ); Nguồn: wikipedia.org
Loại súng này được phát triển sử dụng thiết kế dưới dạng mô-đun để có thể dễ dàng tháo ráp chuyển đổi qua lại các loại đạn sử dụng. Súng có thể lắp ráp chuyển thành hai mẫu là SCAR-L (ngắn, có trọng lượng 3,04kg) sử dụng đạn 5,56×45mm và SCAR-H (dài, có trọng lượng 3,72kg) sử dụng đạn 7,62×51mm, tiêu chuẩn NATO. SCAR sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén với hệ thống trích khí ngắn, khóa nòng xoay với 4 móc xếp theo hình chữ thập. Thân súng chia làm hai phần trên và dưới, được nối với nhau bằng các đinh ghim. FN SCAR có tốc độ bắn 625 viên/phút và tầm bắn hiệu quả từ 300-800m.
Heckler & Koch HK416 là mẫu súng tấn công được thiết kế và chế tạo bởi công ty Heckler & Koch nổi tiếng, dựa trên nền tảng khẩu AR-15 của quân đội Mỹ và là phiên bản cải tiến từ Colt M4, được kế thừa thiết kế của những mẫu súng tấn công thành công khác. Heckler & Kock đã có kinh nghiệm từ việc sản xuất súng G36 cho quân đội Đức, chế tạo súng XM8 cho quân đội Mỹ và hiện đại hóa súng SA80 cho quân đội Anh - cơ sở cho sự thành công vượt trội của HK416.
HK416 là mẫu súng có nhiều phiên bản để đáp ứng yêu cầu trang bị cho các lực lượng có nhiệm vụ khác nhau của quân đội Mỹ, có trọng lượng từ 2,95kg (HK416C) cho đến 3,855kg (D20SR) (không kể khối lượng của băng đạn), với các chế độ bắn an toàn, bán tự động, tự động hoàn toàn. Mẫu ngắn nhất là HK416C có chiều dài chỉ 690mm, nòng dài 228mm; mẫu dài nhất là D20RS có chiều dài 1.037mm, nòng dài 505mm. HK416 sử dụng đạn 5,56x45mm NATO, tốc độ bắn lý thuyết từ 700-900 viên/phút; sơ tốc đầu đạn đạt từ 788-917m/s tùy theo chiều dài nòng; tầm bắn hiệu quả khoảng 300-400m đối với mẫu có nòng ngắn nhất.
tieu lien ak-19 - ky phung dich thu cua hk416 va fn scar? hinh 4
Tiểu liên tấn công HK416 (Đức); Nguồn: guns.fandom.com
Giống như những mẫu súng tấn công hiện đại khác, HK416 được làm từ nhựa và gia cố kim loại ở một số vị trí nhằm tăng độ chắc chắn. HK416 có hệ thống trích khí ngắn như khẩu G36, có sự khác biệt lớn với khẩu AR-15 với cơ chế sử dụng một piston ngắn đẩy bệ khóa nòng về phía sau khi khai hỏa giúp điều phối khí nén tốt hơn, an toàn và đáng tin cậy hơn. Một số bộ phận chính liên quan đến quá trình bắn được khoét nhiều lỗ thoát nước làm cho súng vẫn có thể khai hỏa an toàn khi bị ngập nước. HK416 có chỗ gá để lắp lưỡi lê cận chiến, đèn pin, laser hay súng phóng lựu AG-C/EGLM. Các loại ống giảm thanh và loa che lửa của HK416 được thiết kế theo module có thể dễ dàng thay thế cho nhau.
HK416 đã chứng tỏ được là sự cải tiến hoàn hảo của M4, tốt trên nhiều phương diện từ hệ thống trích khí cho tới thích hợp tác chiến trong các môi trường khắc nghiệt. HK416 có nhiều biến thể hiện đang phục vụ trong quân đội và các lực lượng thực thi pháp luật tại hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Thủy quân lục chiến (đã sử dụng khẩu súng này trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở Pakistan hồi năm 2011), lực lượng chống khủng bố SWAT... của Mỹ cũng như đặc nhiệm Paskal của Hải quân Hoàng gia Malaysia.
Đáng nói, tháng 7/2007, quân đội Mỹ tiến hành một cuộc thử nghiệm đối với M4, FN SCAR, HK416, XCR và XM8; mỗi khẩu bắn 6.000 viên đạn trong môi trường có nồng độ bụi cực cao. XM8 cho thấy hiệu quả tốt nhất với chỉ 128 lần kẹt đạn, FN SCAR-L - 226, HK416 - 233, M4 - 882 lần. Thành công mới nhất, đáng ghi nhận của các nhà thiết kế súng bộ binh Nga - AK-19, HK416 và FN SCAR “mèo nào cắn cổ mỉu nào”, thời gian sẽ chứng minh./.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực

Ptitselov: Vũ khí phòng không hoàn hảo của bộ binh, lính dù
(Vũ khí) - Hệ thống phòng không cơ động thế hệ mới của Nga mang tên Ptitselov sẽ được trang bị cho cả lực lượng bộ binh lẫn lính dù Nga.
Bộ binh Nga có vũ khí phòng không mới

Tờ Izvestia của Nga dẫn nguồn tin từ giới quan chức quốc phòng Nga cho biết, Trong những năm tới, ngoài lực lượng đổ bộ đường không, lực lượng bộ binh của Nga cũng sẽ được trang bị hệ thống tên lửa phòng không loại mới dẫn mục tiêu bằng tia laser có tên là Ptitselov.

Trước đó được biết hệ thống phòng không này mới chỉ được trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không. Phiên bản Ptitselov dành cho lực lượng đổ bộ đường không đang được lắp đặt trên khung gầm xe chiến đấu BMD-4M dành riêng cho lực lượng này, có thể thả xuống đất bằng dù.

Do có nhiều hệ thống phòng không tầm ngắn đã cũ nên hiện nay Bộ quốc phòng Nga đã quyết định về nguyên tắc sẽ cải tạo hệ thống để phù hợp với cả “lính bộ binh - báo Izvestia đưa tin.

Việc phát triển hai khung gầm khác nhau để lắp đặt hai phiên bản hệ thống đang được thực hiện song song, hệ thống tên lửa có điều khiển loại mới cũng sẽ được thử nghiệm sau hai năm nữa.


Tổ hợp vũ khí mới cho lục quân được lắp đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3 sẽ thay thế các tổ hợp lỗi thời từ thời Liên Xô, bảo vệ bộ đội và vũ khí khí tài trên chiến trường, thoát khỏi sự tấn công của máy bay không người lái hiện đại và vũ khí có độ chính xác cao.

Hệ thống tên lửa có điều khiển loại mới sẽ được thử nghiệm sau hai năm nữa” Theo tiến độ, công tác thiết kế chế tạo và thử nghiệm phiên bản Ptitselov dành cho bộ binh dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2022.

Được biết, tổ hợp sẽ được trang bị một trạm radar quang học hoạt động suốt ngày đêm trong mọi điều kiện thời tiết với tầm nhìn bao quát 360º. Với hệ thống radar này Ptitselov có thể phát hiện mục tiêu mà không để lộ vị trí của mình nhờ bật hệ thống laze chống nhiễu.

Hiện nay phương pháp phát hiện mục tiêu tương tự đang được tổ hợp tên lửa Strela-10 sử dụng, chính là thiết bị mà hệ thống mới sẽ thay thế.

Điểm khác biệt giữa hai hệ thống này chính là khả năng dẫn bắn mục tiêu nhờ sử dụng kênh điều khiển bằng laze của loại tên lửa mới hiện đại hơn và có tính năng mạnh hơn.

Hiện nay trong biên chế vũ khí của Quân chủng bộ binh Nga có nhiều tổ hợp chiến đấu tầm ngắn khác nhau, bao gồm pháo Shilka, pháo tên lửa Tunguska, các hệ thống tên lửa Osa, Strela-10 và Tor. Trong tương lai, nhiều loại trong số kể trên có thể được thay thế bằng tổ hợp tên lửa tích hợp loại mới Ptitselov.

Ptitselov: Vu khi phong khong hoan hao cua bo binh, linh du
Ptitselov sẽ thay thế cho hàng loạt hệ thống phòng không đã cũ của bộ binh Nga
Giới thiệu sơ bộ tính năng của Ptitselov


Hiện nay, giới chức lãnh đạo quân đội Nga không hề tiết lộ tổ hợp tên lửa được lắp đặt trên khung gầm xe BMP-3 và BMD-4M là loại nào, tuy nhiên theo dự đoán của giới chuyên gia quân sự, rất có thể đó sẽ là đó là tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn Sosna-R.


Sosna-R là tổ hợp phòng không tầm gần được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2013, Sosna-R có thể được sử dụng để bảo vệ các căn cứ quân sự và các hoạt động tác chiến phòng không.

Khối lượng ban đầu tương đối nhẹ (gần 30 kg) cho phép bố trí tất cả các hệ thống của tổ hợp này trên 1 xe chuyên dụng. Hệ thống Sosna-R cũng có khả năng tìm kiếm quang học bị động, vùng bao phủ khu vực theo chiều ngang 360 độ và góc phương vị -5 độ đến 60 độ.

Tổ hợp tên lửa này có thể tiêu diệt mọi mục tiêu trên không bất kể ngày đêm hay điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng như các biện pháp gây nhiễu chủ động. Sosna-R có khả năng bảo vệ các đơn vị bộ binh trong bất kỳ tình huống tác chiến nào, kể cả đang hành quân.


Vũ khí chính của tổ hợp là 12 tên lửa chính xác với tốc độ bay tối đa 900 m/s (máy bay F-16 của Mỹ có tốc độ tối đa 300 m/s, máy bay cường kích A-10 có tốc độ tối đa 200 m/s).

Sosna-R có thể dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu trên không như các máy bay trực thăng, phản lực, tên lửa hành trình, các UAV, vũ khí công nghệ cao và các loại mục tiêu kích thước nhỏ khác bay ở cự ly không quá 10 km và độ cao không quá 5 km.

Tuy nhiên, Izvestia tiết lộ, ở phiên bản dành cho bộ binh, hệ thống tên lửa phòng không mới có thể được trang bị nhiều tên lửa tầm xa hơn so với phiên bản dành cho lính dù.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ nâng cấp Abrams lên bản V4 để đấu với ai?
(Vũ khí) - Để đối phó với tăng thế hệ mới của Nga và chờ đợi dòng tăng mới ra đời, Mỹ quyết nâng cấp tăng Abrams lên chuẩn V4 với hy vọng vượt trội.
Hiện nay, Quân đội Mỹ đã bắt đầu được trang bị những cỗ tăng Abrams phiên bản nâng cấp SEP V3 với những thay đổi lớn về trang bị, đặc biệt là hệ thống điện tử và phòng vệ.

Sau nâng cấp cấu hình tăng SEP V3 có màn hình hiển thị LCD màu mới, hệ thống quan sát/ngắm bắn quang ảnh nhiệt, công suất phụ trợ và một hệ thống vô tuyến mới để trao đổi thông tin liên lạc giữa xe tăng và bộ binh.

My nang cap Abrams len ban V4 de dau voi ai?
Tăng Abrams của Mỹ.
Cấu hình V3 cũng sẽ được kết nối số hóa với một hệ thống điện tử mới nhất, máy tính xử lý mạnh mẽ và được thiết kế cấu trúc mở để có thể bổ sung các công nghệ xe tăng tiên tiến trong tương lai mà không cần thiết kế lại ở những bộ phận quan trọng.


Ngoài ra, trên những chiếc tăng nằm trong gói nâng cấp đầu tiên của M1A2 SEP V3, lần đầu tiên Mỹ sử dụng hệ thống phòng vệ chủ động do nước ngoài sản xuất.

Gói nâng cấp này giúp cho phiên bản SEP V3 có thể phục vụ lâu hơn khi cỗ tăng này mới ra đời, cho phép xe tăng có thể chiến đấu như một bộ phận của mạng lưới tác chiến hợp nhất các lực lượng của Mỹ và đủ sức đối trọng với tăng Nga.


Dù được đánh giá rất mạnh nhưng giới quân sự Mỹ thừa nhận việc dùng Abrams V3 đối đầu với T-14 Armata là điều gần như không thể. Chính vì vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ đang phát triển một dòng tăng mới tin cậy và mạnh hơn.

Theo tiêu chí được Trung tâm nghiên cứu, phát triển và kỹ thuật xe tăng Quân đội Mỹ (TARDEC) đưa ra, những cỗ tăng mới phải được thiết kế có vũ khí laser để đốt cháy UAV, vô hiệu hóa hỏa lực pháo binh, phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu tầm xa.

Điều đặc biệt gây bất ngờ là trong những tiêu chí của cỗ tăng thế hệ mới thuộc Chương trình Lethality được nêu ra đó là chúng phải chống được đòn tấn công từ súng chống tăng RPG 7 - vũ khí vốn được phát triển từ thời Liên xô.

Ngoài ra, trong khi tích hợp một loạt công nghệ tối tân nhưng theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ, những cỗ tăng mới phải có trọng lượng nhẹ hơn đáng kể so với Abrams để tăng cường khả năng cơ động khi tác chiến.

Dù vẫn đang trong giai đoạn khái niệm, nhưng theo TARDEC xe tăng hiện đại thế hệ mới này dự kiến sẽ chính thức được trang bị vào sau năm 2030. Và trong khoảng thời gian này, Mỹ vẫn cần có một cỗ tăng mạnh mẽ hơn V3 để lấp vào chỗ trống.


Đây chính là lý do khiến Mỹ quyết định nâng cấp Abrams lên bản V4. Biến thể xe tăng Abrams cuối cùng này sẽ được trang bị đạn đa năng hiện đại (AMP) uy lực hơn, tích hợp nhiều tính năng trong 1 viên 120mm.


Thiếu tướng David Bassett, giám đốc điều hành chương trình Hệ thống chiến đấu mặt đất cho biết, sự nâng cấp này sẽ giúp xe tăng Abrams V4 thích nghi được với nhiều môi trường khác nhau hơn so với các biến thể trước đó.

Việc thử nghiệm phiên bản V4 sẽ bắt đầu vào năm 2021 và sẽ bao gồm thử nghiệm camera màu, công nghệ đo xa bằng laser mới, mạng lưới tích hợp trên xe, máy thu cảnh báo laser, hệ thống cảm biến khí tượng hiện đại và hệ thống liên kết dữ liệu đạn.


Tuy nhiên, để làm được điều này Mỹ sẽ phải tốn không ít công sức và thời gian, trong khi đó xe tăng của Nga đang vượt trước Mỹ và phương Tây từ 10 - 15 năm. Đây được cho là bước đi có phần mạo hiểm của lục quân Mỹ.

T-14 Armata đã sẵn sàng được đưa vào trang bị, trong khi mãi đến năm 2021 dòng xe tăng Abrams V4 nâng cấp mới được Mỹ thử nghiệm. Đến thời điểm đó ngành công nghiệp sản xuất xe tăng của Nga đã tiến xa và lúc đó, có thể T-14 Armata đã có phiên bản hiện đại hơn.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,642
Động cơ
138,330 Mã lực
Ukraine dùng lại S-125 Pechora-2D

Theo thông báo, Ukraine đã từ chối các tổ hợp S-300 tuy tương đối cao tuổi nhưng vẫn khá hiện đại để đưa vào trang bị S-125 Pechora cổ hơn nhiều. Lý do nào cho sự lựa chọn như vậy?

S-125 Pechora (đây là tên xuất khẩu, và nguyên gốc phát âm là Neva) là một hệ thống phòng không tầm ngắn được đưa vào hoạt động từ năm 1961. Các tổ hợp đầu tiên có khả năng bắn trúng một mục tiêu đang bay với tốc độ lên tới 560 m/s bằng hai tên lửa.

Sau khi Neva được hiện đại hóa nhiều lần, hơn 400 tổ hợp dưới tên Pechora đã được xuất khẩu sang các nước. Mặc dù có tuổi đời cao nhưng đây là một hệ thống phòng không khá hiệu quả. Pechora-2M của Nga thậm chí có thể sử dụng để chống lại tên lửa hành trình. Năm 2001, Ba Lan đã sửa đổi Neva SC của riêng mình. Mười năm trước, Pechora-2D mà chúng ta đang nói đến cũng đã được thử nghiệm ở Ukraine.


Sau khi hiện đại hóa, năm 2018, tại bãi tập ở vùng Kherson đã diễn ra cuộc bắn thử tên lửa 5V27D-M1 nâng cấp.

Lực lượng phòng không Ukraine đã nhận được 5 sư đoàn S-125, trong đó họ triển khai bảo vệ nhà máy điện hạt nhân và cơ sở hạ tầng của Dnipro HPP.

Tất cả hoạt động này có thể mang lại nụ cười, vì không ai trong Bộ Quốc phòng Nga có ý định sẽ tấn công nhà máy điện hạt nhân hoặc các con đập. Nhưng mọi thứ phức tạp hơn một chút, và vũ khí này rất có thể phục vụ cho việc chuyển hướng sự chú ý khỏi nhiệm vụ chính của Pechora.

S-125 Pechora-2D Ukraine se yem tro tan cong ten lua vao Sevastopol?
Tổ hợp tên lửa phòng không Pechora-2D của Ukraine
Đầu tiên, trên báo chí chuyên ngành Ukraine đã đưa ra những gợi ý về hợp tác quân sự bí mật với Belarus. Đối tác của Ukraine phát hành phiên bản di động của S-125. Minsk là nhà sản xuất khung gầm việt dã xuất sắc, được sử dụng rộng rãi trong Quân đội Nga. Việc phát triển các hệ thống phòng không ở Ukraine là tuyệt mật, rất có thể dưới bức màn bí mật, những người bạn Belarus sẽ giúp họ có được hệ thống phòng không di động.

Tất nhiên đây không phải là S-400, nhưng Pechora sẽ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tờ Military Watch của Mỹ nhớ lại rằng S-125 đã đe dọa F-16 Fighting Falcon của Không quân Israel, bắn hạ máy bay ném bom tàng hình F-117 ở Nam Tư, cũng như UAV MQ-1 Predator và tên lửa hành trình tại Syria.


Pechora-2D của Ukraine có khả năng hoạt động ở khoảng cách xa tới 40 km, và chỉ số này có thể được tăng thêm thông qua việc sử dụng các thiết bị điện tử nhập khẩu hiện đại. Nói cách khác, nó là một nền tảng đáng tin cậy và rẻ tiền, có thể được nâng cấp thêm.


Thứ hai, điều đáng chú ý là chính xác nơi Pechora sẽ được sử dụng. Chuyên gia quân sự Ukraine Mikhail Zhirokhov viết như sau về điều này như sau: "Trong điều kiện của chúng tôi, đây là một lựa chọn nhanh chóng và tiết kiệm để tăng cường khả năng phòng thủ Biển Azov và Biển Đen".

Vì vậy, phạm vi áp dụng thực sự của S-125 Pechora-2D Ukraine là Biển Đen và bờ biển Azov. Và bây giờ chúng ta hãy nhớ rằng ông Zhirokhov nói trên đã nói về tên lửa chống hạm Neptune, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở Sevastopol và Novorossiysk.


Sau đó, vị chuyên gia này than thở rằng không có ai che đầu bệ phóng tên lửa chống hạm khỏi lực lượng hàng không Nga, khi họ đang ngự trị trên bầu trời khu vực Crimea. Nhưng giờ đây, các Lực lượng Vũ trang Ukraine đã có vũ khí với khả năng bảo vệ các vụ phóng tổ hợp Neptune, đây là vấn đề đáng quan tâm đối với Nga.


 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top