- Biển số
- OF-673778
- Ngày cấp bằng
- 18/6/19
- Số km
- 3,642
- Động cơ
- 138,330 Mã lực
"Kalibr" sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với kẻ thù
(Vũ khí) - Một tên lửa có cánh siêu xa đang được chế tạo riêng cho tàu ngầm “Yasen-M”
Xin giới thiệu tiếp một bài báo chuyên đề vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự với tiêu đề và phụ đề trên của nguyên kỹ sư trưởng Phòng thiết kế tên lửa Vladimir Tuchkov quen thuộc. Bài đăng trên “Svobodnaai Pressa” ngày 1/9/2020.
Chúng tôi vẫn phải mở ngoặc đôi chỗ để làm rõ hơn ý của tác giả.
Hãng thông tấn TASS vừa mới dẫn nguồn tin của mình từ Tổ hợp công nghiệp-quốc phòng Nga cho biết là tàu ngầm hạt nhân đa năng dự án 885 M “Yasen-M” sẽ được trang bị tên lửa hành trình mới – tên lửa “Kalibr-M”. Tên lửa này sẽ có tầm bắn lớn hơn rất đáng kể so với mẫu cơ sở (“Kalibr”), - tới hơn 4.000 km.
Phải nói ngay rằng Phòng Thiết kế “Novator” thành phố Yekaterinburg (trước có tên là Sverdlovsk- miền Trung Nga-Nd) sẽ có thừa đủ thời gian để chế tạo xong kiểu tên lửa này cho đến khi chiếc tàu ngầm mới nói trên được đưa vào thử nghiệm.
Đúng là một tàu ngầm mới thực sự , mặc dù nó chỉ khác với tàu ngầm “Yasen” đang được khai thác tại Hạm đội Phương Bắc từ hơn sáu năm nay chỉ bởi một ký tự “M” đằng sau, có nghĩa là “đã được hiện đại hóa” (nguyên văn- "модернизированная").
Nhưng nguồn tin trên của TASS cũng khẳng định: không phải tất cả các tàu ngầm dự án 885M “Yasen-M” đều sẽ được trang bị kiểu tên lửa mới.
Chắc chắn là chiếc tàu ngầm “Kazan” hiện đang trong quá trình thử nghiệm tại nhà máy, sẽ không có tên lửa mới.
Tên lửa mới cũng sẽ không có trong trang bị của tàu "Novosibirsk" đang chuẩn bị đưa đi thử nghiệm. Và cả trên các tàu "Krasnoyarsk", "Arkhangelsk", "Perm" và "Ulyanovsk" đang được đóng cũng sẽ không có “Kalibr-M”.
"Kalibr-M" sẽ trang bị cho hai tàu mới được khởi công đóng tại nhà máy đóng tàu “Sevmash” vào ngày 20 tháng 7 năm 2020 vừa qua- đó là tàu mang tên "Voronezh" và "Vladivostok". Có nghĩa là các tàu thứ 7 và thứ 8 trong sery hiện đại hóa này (tức dự án 885M “Yasen-M”-ND).
Theo kế hoạch, chúng sẽ được hạ thủy vào tháng 12/2025 (tàu “Voronezh”) và tháng 12/ 2026 (tàu “Vladivostok”). Hai tàu này sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga vào năm 2027 và năm 2028.
“Voronezh” sẽ đến phục vụ cho Hạm đội Phương Bắc, “Vladivostok”- trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Chủ đề hiện đại hóa "Kalibr" nhằm tăng cự ly bắn đã được đề cập tới từ trước đây khá lâu- năm 2018. Khi đó đã có thông tin là Nga đang tiến hành các công tác khoa học- nghiên cứu.
Tầm bắn dự kiến của tên lửa sẽ tăng từ 2.600 km lên 4.500 km. Và thêm nữa- trọng lượng đầu tác chiến của tên lửa sẽ lên tới một tấn. Hoàn toàn rõ ràng là khả năng cùng lúc tăng được “cả hai tiêu chí” như vậy là rất không nhiều, bởi vì các định luật vật lý cơ bản đến giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Vào năm 2019, tiến trình chế tạo kiểu tên lửa mới bị “phức tạp hóa”. Nếu như trước đó dự định sẽ chi trang bị nó cho các tàu nổi và tàu ngầm, thì do Mỹ rút khỏi Hiệp ước về (hủy) tên lửa tầm trung và tầm ngắn phóng từ mặt đất (hay còn được gọi là INF), Nga lại rất cần một tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất.
Và còn một điểm rất quan trọng khác nữa. “Kalibr-M” cần phải được lắp cả đầu đạn hạt nhân và cả đầu đạn thông thường. Về công suất đầu tác chiến hạt nhân- hiện không có bất cứ thông tin nào.
Trong khi đây lại là một thông tin cực kỳ quan trọng cần biết- đó là đầu tác chiến hạt nhân chiến lược với công suất hàng chục, thậm chí hàng trăm kiloton hay là đầu tác chiến hạt nhân chiến thuật có sức công phá không quá 5-10 kiloton.
Nếu là phương án một, tức phương án đầu tác chiến hạt nhân chiến lược, thì cần phải điều chỉnh việc phân phối bố trí các đầu tác chiến hạt nhân, vì tổng số khối tác chiến đã được quy định rõ trong Hiệp ước về vũ khí chiến lược (tức START-3-ND).
Tuy vậy, cái hiệp ước này, nếu cứ tin vào những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, có thể sớm bị xé bỏ. Một cách đơn phương (từ phía Mỹ), và vì vậy cũng sẽ ngay lập tức tự động kéo theo việc Nga cũng rút khỏi Hiệp ước.
Như vậy có nghĩa là các tàu ngầm đa năng “Yasen-M” trên thực tế sẽ trở thành các tàu ngầm chiến lược mang tên lửa.
Hơn nữa, hoàn toàn có khả năng là sức mạnh tấn công của chúng sẽ còn lớn hơn cả các tàu ngầm tuần dương mang tên lửa chiến lược (SSBN) thuộc Dự án 955 “Borey”. (vì) Mỗi tàu “Borey” được trang bị 16 tên lửa đạn đạo “Bulava” mang khối tác chiến hạt nhân.
Trong khi trên mỗi tàu “Yasen-M” có thể bố trí tới 50 tên lửa hành trình “Kalibr”. Nói cho đúng, nếu đó là tên lửa“Kalibr” đã hiện đại hóa (tức “Kalibr-M”), thì số lượng sẽ giảm đi- chỉ còn 40 quả.
Số lượng giảm đi như vậy là do thân của tên lửa “Kalibr-M” sẽ lớn hơn để chứa được nhiều nhiên liệu hơn. Theo những thông tin hiện có, đường kính tên lửa được tăng từ 533 mm (đường kính tiêu chuẩn cho cả ống phóng và thiết bị phóng ngư lôi) lên tới 670 mm.
Và đây thì đã là đường kính của tên lửa chống hạm siêu âm “Oniks”. Trên các tàu ngầm hiện đại hóa có thể bố trí tới 40 quả “Oniks” trong các ống phóng thẳng đứng.
Hoàn toàn dễ hiểu là các tính năng tốc độ của “Kalibr” sẽ được “bàn giao lại” cho “Kalibr-M”. Có nghĩa là “Kalibr-M” cũng sẽ là một tên lửa tốc độ cận âm nhưng có khả năng tăng tốc đạt tốc độ siêu âm- vào khoảng 2,7-2,9 M ở pha cuối đường bay.
Nguồn tin của TASS nói trên cũng khẳng định rằng “những tàu ngầm đa năng mới sẽ là các phương tiên mang các tên lửa “Kalibr-M ” mới về nguyên tắc với tầm bắn hơn 4.000 km.
Những tàu ngầm mới này sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho (để thực hiện) sứ mệnh răn đe chiến lược phi hạt nhân so với những tàu trước đó". Tất nhiên, nếu như các đầu tên lửa không được "vặn lắp" các đầu tác chiến hạt nhân.
Cần phải nói ngay rằng thuật ngữ "răn đe chiến lược phi hạt nhân" mới xuất hiện tương đối gần đây, vẫn chưa được "kết tinh hóa", nên vẫn hơi tù mù. Có nghĩa là không có các tiêu chí rõ ràng.
Do vậy, danh mục cái “kho vũ khí răn đe phi hạt nhân” như vậy rất rộng- từ các động thái-thủ pháp ngoại giao nhằm buộc đối phương phải cân nhắc và gây áp lực kinh tế đến việc cho quân đội tiến hành các đòn tấn công phi hạt nhân với sức tàn phá khủng khiếp.
Nguồn tin của TASS muốn nói tới việc tác động vũ lực đối với kẻ thù. Và việc tác động bằng vũ lực này càng hiệu quả, thì kẻ thù càng có ít có cơ hội đánh chặn đòn tác động vũ lực đó.
Khái niệm về "răn đe chiến lược phi hạt nhân" bắt đầu được các tướng lĩnh “chuộng” sử dụng sau sự ra đời của các loại vũ khí chính xác cao với bán kính tác chiến lớn- bán kính tác chiến tầm chiến lược.
Được xếp vào lớp vũ khí (chính xác cao) này- trước hết, đó là vũ khí tên lửa phóng từ biển – “Tomahawk” của Mỹ và “Kalibr” của Nga.
Và cả các tên lửa hành trình hàng không (phóng từ máy bay) – như Kh-55 và Kh-101. Với những tên lửa này (Kh-55 và Kh-101, Mỹ hiện chưa có “thuốc trị”.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và hoàn thiện của các hệ thống phòng thủ chống tên lửa, ưu thế của các loại vũ khí nói trên đã phần nào giảm đi.
Được đưa lên vị trí hàng đầu lúc này lại là các tên lửa có khả năng tiếp cận được mục tiêu với xác suất thực tế một trăm phần trăm. Đó là tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Iskander-M” .
Và cả các tên lửa siêu thanh (xin hiểu thuật ngữ siêu thanh là M>5) hoặc cận siêu thanh cơ động. Như tên lửa "Dao găm" mới được đưa vào trang bị. Hoặc tên lửa hàng không Kh-32. Và cả tên lửa chống hạm phóng từ biển "Zircon" đang sắp hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước.
Và phương tiện mang tên lửa này (“Zircon”) cũng sẽ là tàu ngầm dự án “Yasen-M”. Có thể, đó cũng sẽ là chính là những tàu ngầm sẽ mang “Kalibr-M” trong tương lai– tức tàu “Voronezh” và “Vladivostok” (như đã nói ở phần đầu).
Nhưng cũng có thể, sẽ có cả một số tàu ngầm được đưa vào biên chế từ trước hai tàu trên, ví dụ như "Perm" và "Ulyanovsk". Bới vì, tên lửa chống hạm "Zircon", khác với tên lửa "Kalibr-M" ở chỗ là nó đã tồn tại không chỉ trên các bản vẽ thiết kế, mà đã “thành xương thành thịt” hẳn hoi.
Tuy nhiên, nếu đem "Kalibr-M" (Nga) và "Tomahawk" (Mỹ) ra so sánh, thì tên lửa Nga có tiềm năng thực hiện sứ mệnh “kiềm chế chiến lược phi hạt nhân” lớn hơn nhiều “người Mỹ”.
Cự ly bắn lớn hơn gần 2 lần. Và tốc độ khi xâm nhập khu vực phòng thủ chống tên lửa của đối phương - tăng lên gần 3 M. Vì vậy, không thể không đồng ý với nguồn tin của TASS cho rằng:
"Các tàu ngầm mới sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho nhiệm vụ răn đe chiến lược phi hạt nhân so với các tàu “tiền nhiệm” của chúng”.
Tuy nhiên, việc nâng cấp vị thế (hiện đại hóa) tàu ngầm được tiến hành không chỉ vì mỗi một mục đích là để trang bị tên lửa mới.
Chính xác hơn là tới hai tên lửa, vì tên lửa trước tiên vẫn phải sẽ là "Zircon". Bản thân chất lượng của tàu ngầm "Yasen- M" tiến bộ hơn rất đáng kể so với “Yasen" .
Cụ thể- có rất nhiều thay đổi trên tàu ngầm mới. Trang thiết bị đã được cải tiến, trước hết là các trang thiết bị điện tử. Lớp vỏ đã được thay đổi, đã các biện pháp mới để làm giảm tiếng ồn hơn nữa.
Và bây giờ thì nếu tính theo tham số quan trọng bậc nhất này (tiếng ồn), “Yasen-M" Nga đã vượt qua "Virginia" đa năng của Mỹ. Nhưng tuy vậy, nó vẫn hơi kém hơn so với tàu ngầm “Seawolf” được người Mỹ đầu tư những khoản tiền khủng khiếp.
Nên đó là lý do tại sao khiến siêu cường kinh tế Mỹ lại chỉ có thể đóng ba siêu tàu ngầm như vậy.
Hệ thống thủy âm trên “Yasen-M” được chế tạo theo nguyên tắc mới tiến bộ hơn, có nghĩa là tăng được độ nhạy và khả năng lọc âm. Để làm được điều này, các công trình sư Phòng Thiết kế “Malakhit” đã thay đổi hoàn toàn cách bố trí trang thiết bị và vũ khí trên tàu.
Các ống phóng lôi được gỡ khỏi phần mũi của tàu. Lần đầu tiên trong lịch sử hạm đội tàu ngầm, các ống phóng lôi được bố trí ở phần giữa tàu. Khoảng không gian được giải phóng ở phần mũi tàu được sử dụng cho các thiết bị sonar, cả thụ động và chủ động.
Ngoài ăng-ten của hệ thống thủy âm ở mũi tàulà “Irtysh-Amphora”, còn sử dụng thêm hai ăng-ten nữa ở hai bên mạn tàu.
(Vũ khí) - Một tên lửa có cánh siêu xa đang được chế tạo riêng cho tàu ngầm “Yasen-M”
Xin giới thiệu tiếp một bài báo chuyên đề vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự với tiêu đề và phụ đề trên của nguyên kỹ sư trưởng Phòng thiết kế tên lửa Vladimir Tuchkov quen thuộc. Bài đăng trên “Svobodnaai Pressa” ngày 1/9/2020.
Chúng tôi vẫn phải mở ngoặc đôi chỗ để làm rõ hơn ý của tác giả.
Ảnh: Bộ Quốc phòng LB Nga / TASS |
Phải nói ngay rằng Phòng Thiết kế “Novator” thành phố Yekaterinburg (trước có tên là Sverdlovsk- miền Trung Nga-Nd) sẽ có thừa đủ thời gian để chế tạo xong kiểu tên lửa này cho đến khi chiếc tàu ngầm mới nói trên được đưa vào thử nghiệm.
Đúng là một tàu ngầm mới thực sự , mặc dù nó chỉ khác với tàu ngầm “Yasen” đang được khai thác tại Hạm đội Phương Bắc từ hơn sáu năm nay chỉ bởi một ký tự “M” đằng sau, có nghĩa là “đã được hiện đại hóa” (nguyên văn- "модернизированная").
Nhưng nguồn tin trên của TASS cũng khẳng định: không phải tất cả các tàu ngầm dự án 885M “Yasen-M” đều sẽ được trang bị kiểu tên lửa mới.
Chắc chắn là chiếc tàu ngầm “Kazan” hiện đang trong quá trình thử nghiệm tại nhà máy, sẽ không có tên lửa mới.
Tên lửa mới cũng sẽ không có trong trang bị của tàu "Novosibirsk" đang chuẩn bị đưa đi thử nghiệm. Và cả trên các tàu "Krasnoyarsk", "Arkhangelsk", "Perm" và "Ulyanovsk" đang được đóng cũng sẽ không có “Kalibr-M”.
"Kalibr-M" sẽ trang bị cho hai tàu mới được khởi công đóng tại nhà máy đóng tàu “Sevmash” vào ngày 20 tháng 7 năm 2020 vừa qua- đó là tàu mang tên "Voronezh" và "Vladivostok". Có nghĩa là các tàu thứ 7 và thứ 8 trong sery hiện đại hóa này (tức dự án 885M “Yasen-M”-ND).
Theo kế hoạch, chúng sẽ được hạ thủy vào tháng 12/2025 (tàu “Voronezh”) và tháng 12/ 2026 (tàu “Vladivostok”). Hai tàu này sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga vào năm 2027 và năm 2028.
“Voronezh” sẽ đến phục vụ cho Hạm đội Phương Bắc, “Vladivostok”- trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Chủ đề hiện đại hóa "Kalibr" nhằm tăng cự ly bắn đã được đề cập tới từ trước đây khá lâu- năm 2018. Khi đó đã có thông tin là Nga đang tiến hành các công tác khoa học- nghiên cứu.
Tầm bắn dự kiến của tên lửa sẽ tăng từ 2.600 km lên 4.500 km. Và thêm nữa- trọng lượng đầu tác chiến của tên lửa sẽ lên tới một tấn. Hoàn toàn rõ ràng là khả năng cùng lúc tăng được “cả hai tiêu chí” như vậy là rất không nhiều, bởi vì các định luật vật lý cơ bản đến giờ vẫn còn nguyên giá trị.
Vào năm 2019, tiến trình chế tạo kiểu tên lửa mới bị “phức tạp hóa”. Nếu như trước đó dự định sẽ chi trang bị nó cho các tàu nổi và tàu ngầm, thì do Mỹ rút khỏi Hiệp ước về (hủy) tên lửa tầm trung và tầm ngắn phóng từ mặt đất (hay còn được gọi là INF), Nga lại rất cần một tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất.
Và còn một điểm rất quan trọng khác nữa. “Kalibr-M” cần phải được lắp cả đầu đạn hạt nhân và cả đầu đạn thông thường. Về công suất đầu tác chiến hạt nhân- hiện không có bất cứ thông tin nào.
Trong khi đây lại là một thông tin cực kỳ quan trọng cần biết- đó là đầu tác chiến hạt nhân chiến lược với công suất hàng chục, thậm chí hàng trăm kiloton hay là đầu tác chiến hạt nhân chiến thuật có sức công phá không quá 5-10 kiloton.
Nếu là phương án một, tức phương án đầu tác chiến hạt nhân chiến lược, thì cần phải điều chỉnh việc phân phối bố trí các đầu tác chiến hạt nhân, vì tổng số khối tác chiến đã được quy định rõ trong Hiệp ước về vũ khí chiến lược (tức START-3-ND).
Tuy vậy, cái hiệp ước này, nếu cứ tin vào những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, có thể sớm bị xé bỏ. Một cách đơn phương (từ phía Mỹ), và vì vậy cũng sẽ ngay lập tức tự động kéo theo việc Nga cũng rút khỏi Hiệp ước.
Như vậy có nghĩa là các tàu ngầm đa năng “Yasen-M” trên thực tế sẽ trở thành các tàu ngầm chiến lược mang tên lửa.
Hơn nữa, hoàn toàn có khả năng là sức mạnh tấn công của chúng sẽ còn lớn hơn cả các tàu ngầm tuần dương mang tên lửa chiến lược (SSBN) thuộc Dự án 955 “Borey”. (vì) Mỗi tàu “Borey” được trang bị 16 tên lửa đạn đạo “Bulava” mang khối tác chiến hạt nhân.
Trong khi trên mỗi tàu “Yasen-M” có thể bố trí tới 50 tên lửa hành trình “Kalibr”. Nói cho đúng, nếu đó là tên lửa“Kalibr” đã hiện đại hóa (tức “Kalibr-M”), thì số lượng sẽ giảm đi- chỉ còn 40 quả.
Số lượng giảm đi như vậy là do thân của tên lửa “Kalibr-M” sẽ lớn hơn để chứa được nhiều nhiên liệu hơn. Theo những thông tin hiện có, đường kính tên lửa được tăng từ 533 mm (đường kính tiêu chuẩn cho cả ống phóng và thiết bị phóng ngư lôi) lên tới 670 mm.
Và đây thì đã là đường kính của tên lửa chống hạm siêu âm “Oniks”. Trên các tàu ngầm hiện đại hóa có thể bố trí tới 40 quả “Oniks” trong các ống phóng thẳng đứng.
Tên lửa hành trình chống hạm siêu âm “Oniks” |
Nguồn tin của TASS nói trên cũng khẳng định rằng “những tàu ngầm đa năng mới sẽ là các phương tiên mang các tên lửa “Kalibr-M ” mới về nguyên tắc với tầm bắn hơn 4.000 km.
Những tàu ngầm mới này sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho (để thực hiện) sứ mệnh răn đe chiến lược phi hạt nhân so với những tàu trước đó". Tất nhiên, nếu như các đầu tên lửa không được "vặn lắp" các đầu tác chiến hạt nhân.
Cần phải nói ngay rằng thuật ngữ "răn đe chiến lược phi hạt nhân" mới xuất hiện tương đối gần đây, vẫn chưa được "kết tinh hóa", nên vẫn hơi tù mù. Có nghĩa là không có các tiêu chí rõ ràng.
Do vậy, danh mục cái “kho vũ khí răn đe phi hạt nhân” như vậy rất rộng- từ các động thái-thủ pháp ngoại giao nhằm buộc đối phương phải cân nhắc và gây áp lực kinh tế đến việc cho quân đội tiến hành các đòn tấn công phi hạt nhân với sức tàn phá khủng khiếp.
Nguồn tin của TASS muốn nói tới việc tác động vũ lực đối với kẻ thù. Và việc tác động bằng vũ lực này càng hiệu quả, thì kẻ thù càng có ít có cơ hội đánh chặn đòn tác động vũ lực đó.
Khái niệm về "răn đe chiến lược phi hạt nhân" bắt đầu được các tướng lĩnh “chuộng” sử dụng sau sự ra đời của các loại vũ khí chính xác cao với bán kính tác chiến lớn- bán kính tác chiến tầm chiến lược.
Được xếp vào lớp vũ khí (chính xác cao) này- trước hết, đó là vũ khí tên lửa phóng từ biển – “Tomahawk” của Mỹ và “Kalibr” của Nga.
Và cả các tên lửa hành trình hàng không (phóng từ máy bay) – như Kh-55 và Kh-101. Với những tên lửa này (Kh-55 và Kh-101, Mỹ hiện chưa có “thuốc trị”.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và hoàn thiện của các hệ thống phòng thủ chống tên lửa, ưu thế của các loại vũ khí nói trên đã phần nào giảm đi.
Được đưa lên vị trí hàng đầu lúc này lại là các tên lửa có khả năng tiếp cận được mục tiêu với xác suất thực tế một trăm phần trăm. Đó là tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật “Iskander-M” .
Và cả các tên lửa siêu thanh (xin hiểu thuật ngữ siêu thanh là M>5) hoặc cận siêu thanh cơ động. Như tên lửa "Dao găm" mới được đưa vào trang bị. Hoặc tên lửa hàng không Kh-32. Và cả tên lửa chống hạm phóng từ biển "Zircon" đang sắp hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước.
Và phương tiện mang tên lửa này (“Zircon”) cũng sẽ là tàu ngầm dự án “Yasen-M”. Có thể, đó cũng sẽ là chính là những tàu ngầm sẽ mang “Kalibr-M” trong tương lai– tức tàu “Voronezh” và “Vladivostok” (như đã nói ở phần đầu).
Nhưng cũng có thể, sẽ có cả một số tàu ngầm được đưa vào biên chế từ trước hai tàu trên, ví dụ như "Perm" và "Ulyanovsk". Bới vì, tên lửa chống hạm "Zircon", khác với tên lửa "Kalibr-M" ở chỗ là nó đã tồn tại không chỉ trên các bản vẽ thiết kế, mà đã “thành xương thành thịt” hẳn hoi.
Tuy nhiên, nếu đem "Kalibr-M" (Nga) và "Tomahawk" (Mỹ) ra so sánh, thì tên lửa Nga có tiềm năng thực hiện sứ mệnh “kiềm chế chiến lược phi hạt nhân” lớn hơn nhiều “người Mỹ”.
Cự ly bắn lớn hơn gần 2 lần. Và tốc độ khi xâm nhập khu vực phòng thủ chống tên lửa của đối phương - tăng lên gần 3 M. Vì vậy, không thể không đồng ý với nguồn tin của TASS cho rằng:
"Các tàu ngầm mới sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho nhiệm vụ răn đe chiến lược phi hạt nhân so với các tàu “tiền nhiệm” của chúng”.
Tuy nhiên, việc nâng cấp vị thế (hiện đại hóa) tàu ngầm được tiến hành không chỉ vì mỗi một mục đích là để trang bị tên lửa mới.
Chính xác hơn là tới hai tên lửa, vì tên lửa trước tiên vẫn phải sẽ là "Zircon". Bản thân chất lượng của tàu ngầm "Yasen- M" tiến bộ hơn rất đáng kể so với “Yasen" .
Cụ thể- có rất nhiều thay đổi trên tàu ngầm mới. Trang thiết bị đã được cải tiến, trước hết là các trang thiết bị điện tử. Lớp vỏ đã được thay đổi, đã các biện pháp mới để làm giảm tiếng ồn hơn nữa.
Và bây giờ thì nếu tính theo tham số quan trọng bậc nhất này (tiếng ồn), “Yasen-M" Nga đã vượt qua "Virginia" đa năng của Mỹ. Nhưng tuy vậy, nó vẫn hơi kém hơn so với tàu ngầm “Seawolf” được người Mỹ đầu tư những khoản tiền khủng khiếp.
Nên đó là lý do tại sao khiến siêu cường kinh tế Mỹ lại chỉ có thể đóng ba siêu tàu ngầm như vậy.
Hệ thống thủy âm trên “Yasen-M” được chế tạo theo nguyên tắc mới tiến bộ hơn, có nghĩa là tăng được độ nhạy và khả năng lọc âm. Để làm được điều này, các công trình sư Phòng Thiết kế “Malakhit” đã thay đổi hoàn toàn cách bố trí trang thiết bị và vũ khí trên tàu.
Các ống phóng lôi được gỡ khỏi phần mũi của tàu. Lần đầu tiên trong lịch sử hạm đội tàu ngầm, các ống phóng lôi được bố trí ở phần giữa tàu. Khoảng không gian được giải phóng ở phần mũi tàu được sử dụng cho các thiết bị sonar, cả thụ động và chủ động.
Ngoài ăng-ten của hệ thống thủy âm ở mũi tàulà “Irtysh-Amphora”, còn sử dụng thêm hai ăng-ten nữa ở hai bên mạn tàu.
Kalibr sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với kẻ thù
Một tên lửa có cánh siêu xa đang được chế tạo riêng cho tàu ngầm Yasen-M
baodatviet.vn