[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Khả năng chiến đấu của SAA khi được Nga hiện đại hóa
(Lực lượng vũ trang) - Trả lời trong cuộc phỏng vấn của hãng Sputnik, Tổng thống Bashar al-Assad khẳng định, vũ khí Nga là trụ cột của quân đội Syria (SAA).
Theo lời ông Assad, lực lượng SAA hoàn toàn phụ thuộc vào vũ khí của Nga và 2 nước đang hợp tác để hiện đại hóa trang bị cho quân đội chính phủ Syria.

"Hai năm trước, chúng tôi đã bắt đầu thực hiện kế hoạch hiện đại hóa quân đội của mình và rõ ràng là chúng tôi sẽ thực hiện việc này với sự hợp tác của Bộ Quốc phòng Nga, bởi vì trong vài thập kỷ qua quân đội của chúng tôi hoàn toàn dựa vào vũ khí của Nga", Tổng thống Syria nói.

1602387701690.png
Khi được hỏi liệu Syria có quan tâm đến việc mua các hệ thống S-400 hay không, ông Assad nói:


"Chúng tôi có các ưu tiên của mình, ở đây không nhất thiết là tên lửa. Có thể có các ưu tiên khác vào lúc này liên quan đến cuộc chiến trên mặt đất. Chúng tôi có một kế hoạch toàn diện, nhưng chúng tôi phải hành động phù hợp với các ưu tiên".

Dù tiết lộ Nga đã giúp Syria hiện đại hóa quân đội từ 2 năm nay nhưng Tổng thống Assad không tiết lộ thêm bất cứ điều gì về kế hoạch đang được hai bên hợp tác, nhưng theo nhận định của hãng AMN, lực lượng của SAA được hiện đại hóa trong hai năm qua dễ nhận thấy nhất và phòng không - không quân và lực lượng tăng thiết giáp.



Theo nguồn tin này, mới đây nhất là hồi tháng 7/2020, tàu vận tải đổ bộ Saratov của Nga mang theo ít nhất 20 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 tiến về cảng Tartus để chuyển giao cho quân đội Syria.

Trong thời gian qua đã có nhiều chuyến tàu vận tải Nga đưa xe tăng tới Syria, phần lớn là loại T-62M nhưng thỉnh thoảng cũng có cả những chiếc T-90 hiện đại.

Chưa rõ trong biên chế SAA có bao nhiêu chiếc T-90, nhưng căn cứ hình ảnh được đăng tải thì chúng thuộc 3 phiên bản: T-90 đời đầu, T-90A và biến thể chỉ huy T-90K.

Đánh giá của giới chuyên môn cho rằng những vũ khí hiện đại được tàu vận tải Nga đưa tới cảng Taruts sẽ giúp tăng cường rất lớn sức mạnh của Quân đội Syria. Trong những năm gần đây, xe tăng T-90 hiện đại đã bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều trong kho vũ khí của SAA.

T-90 đã chứng tỏ sự bất khả xâm phạm trước các loại vũ khí mà Thổ Nhĩ Kỳ đã giao cho phiến quân khủng bố. Một đoạn video xuất hiện trước đó cho thấy cú đánh trực tiếp của tên lửa chống tăng BGM-71 TOW vào xe tăng T-90, nhưng chiếc MBT do Nga sản xuất không phải nhận bất kỳ thiệt hại nghiêm trọng nào.


Trên chiến trường cũng đã có một số xe tăng T-90 bị tiêu diệt, nhưng đa phần đó là do binh lính Syria bỏ lại chiến trường trong tình trạng mất sức chiến đấu, hoặc bị chính quân nhân SAA hoặc Nga phá hủy sau đó.


Cùng với lực lượng tăng thiết giáp, trong hai năm qua, lực lượng phòng không Syria cũng không tăng cường sức mạnh với những hệ thống S-300, Pantsir-S1, hệ thống Buk-M2 nâng cấp.

Theo đánh giá từ chuyên gia của AMN, trong thời gian tới Không quân sẽ là lực lượng tiếp theo của Syria được Nga giúp nâng cấp.


Bởi tình trạng Không quân Syria hiện nay không được đánh giá cao như những lực lượng khác, số chiến đấu cơ còn hoạt động được chủ yếu là cường kích tấn công mặt đất, còn tiêm kích đánh chặn chuyên nghiệp như MiG-23, MiG-25 và MiG-29 đã thiếu thốn về số lượng lại còn ở trong tình trạng kỹ thuật không đảm bảo.

Chính vì vậy, việc mà Quân đội Syria cần làm vào lúc này nên là đề nghị Nga cung cấp thêm cho các loại tiêm kích đánh chặn hiện đại để phối hợp tốt hơn cùng tên lửa phòng không đối phó với những nguy cơ bị xâm nhập đường không từ bên ngoài.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ chỉ phát hiện được khi tàu ngầm Nga...tự nổi
(Vũ khí) - Trong ngày thứ hai, Quân đội Mỹ đang cố gắng tìm kiếm một tàu ngầm của Nga ở ngoài khơi đảo Síp nhưng vẫn chưa thu được kết quả nào.
Sau khi Nga tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ngoài khơi Syria, ít nhất người Mỹ vẫn chưa biết số phận của một tàu ngầm Nga bị mất dấu.

Sau sự "mất tích" của chiến hạm trang bị tên lửa hành trình, Quân đội Mỹ tiếp tục tìm kiếm nó ở ngoài khơi bờ biển phía Nam của Síp trong ngày thứ hai, dường như họ đã nắm được thông tin rằng con tàu đang ở trong khu vực này, tuy nhiên vẫn chưa thể xác định vị trí chính xác của nó.


Theo một số báo cáo, việc điều tàu chiến của NATO tới Síp là nguyên nhân khiến Washington lo ngại và sự hiện diện của tàu ngầm Nga mang tên lửa hành trình tại đây rõ ràng không nằm trong kế hoạch của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, đặc biệt là trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên lạnh nhạt rõ rệt.

1602387761805.png
Mỹ tiếp tục thất bại trong việc tìm kiếm tàu ngầm Nga
1602387743712.png
X
Thông tin mới nhất cho hay, cuộc tìm kiếm chiếc tàu ngầm của Nga ở phía Nam đảo Síp đã kết thúc trong một thất bại rất nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ. Họ đã phát hiện tàu ngầm Nga trang bị tên lửa hành trình Kalibr, nhưng cách xa nơi tìm kiếm, khi con tàu tự nổi lên trong lúc đi qua eo biển Gibraltar.

"Hôm nay, vào nửa cuối ngày, một trong những tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen đã đi qua eo biển Gibraltar để tiến vào Đại Tây Dương", kênh Telegram "Operations line" cho biết.

Trước đó vài ngày, báo chí biết rằng một trực thăng quân sự của Mỹ ban đầu đang săn tìm tàu ngầm của Hải quân Nga, sau đó 12 giờ sau, máy bay chống ngầm Poseidon cũng tham gia, tuy nhiên lúc đó con tàu đang ở một khu vực hoàn toàn khác trên Biển Địa Trung Hải.



“Sau khi tàu ngầm chỉ được tìm thấy khi nó tự nổi lên, những khẳng định của Hoa Kỳ về việc kiểm soát hoàn toàn tàu ngầm Nga đã bị phủ nhận, đặc biệt là khi các hành động diễn ra ở vùng biển Địa Trung Hải, nơi có rất nhiều phương tiện tìm kiếm và nơi có độ sâu cho phép theo dõi các tàu ngầm lớp này”, chuyên gia lưu ý.

Hiện vẫn chưa rõ mục đích chuyến đi của tàu ngầm Hải quân Nga tới Đại Tây Dương cụ thể là gì
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
S-400 Thổ được trang bị tên lửa đánh chặn đặc biệt
(Vũ khí) - Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng tải bức ảnh về tổ hợp phòng không S-400 chuẩn bị bắn đạn thật tại Sinop, cho thấy nó được tích hợp tên lửa 9M96.
Căn cứ một trong những bức ảnh vừa được truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ công bố đã cho thấy hệ thống phòng không S-400 Triumf của nước này sử dụng bệ phóng tự hành (TEL) 51P6A đặt trên khung gầm xe tải việt dã MZKT-7930.

Điều đáng quan tâm của xe TEL này đó là nó chứa mang theo 2 container vận chuyển và phóng dành cho tên lửa tầm xa 48N6E2 cự ly tác chiến 200 km, đi kèm với 4 tên lửa tầm trung 9M96E2 có phạm vi tiêu diệt mục tiêu 50 km, chuyên chống lại các vật thể bay thấp.

Như vậy S-400 Thổ Nhĩ Kỳ với đạn 9M96E2 sẽ không cần Pantsir-S1 hay một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp nào đó đứng cạnh làm cận vệ vì nó đã có luôn khả năng diệt đối tượng bay thấp rất ấn tượng.


1602387833443.png
X
Cần lưu ý ở đây là các tên lửa đánh chặn cỡ nhỏ thuộc họ 9M96 phiên bản mặt đất chỉ mới bắt đầu được đưa vào trang bị trong Quân đội Nga, với việc áp dụng cho tổ hợp phòng không S-350 Vityaz.

Trước đó những tên lửa này chỉ là một phần của hệ thống phòng không hạm tàu Redut-Polyment. Thậm chí các bệ phóng của tổ hợp S-400 trong Quân đội Nga với tên lửa 9M96E2 hiện mới chỉ được trang bị cực kỳ hạn chế nhằm mục đích thử nghiệm.

1602387854368.png
1602387881855.png
Tổ hợp S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị cả đạn đánh chặn tầm xa 48N6E2 lẫn đạn tầm trung 9M96E2
Theo báo chí Nga, hợp đồng cung cấp hai tổ hợp phòng không S-400 Triumf cấp trung đoàn cho Ankara với tổng trị giá khoảng 2,5 tỷ USD đã được Tổng công ty xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport ký vào năm 2017.

Hệ thống S-400 đầu tiên đã được bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ một năm trước. Vào tháng 8 năm nay, thỏa thuận khác đã được ký kết về việc vận chuyển bộ hệ thống phòng không cấp trung đoàn thứ hai cho Ankara.



Thông tin mới nhất đến vào ngày 6/10 đã cho biết về sự xuất hiện của tổ hợp S-400 đầu tiên trên bờ Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ, gần thị trấn Sinop, mục đích để thực hiện các bài kiểm tra huấn luyện chiến đấu trong điều kiện bắn đạn thật.

S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa do Nga sản xuất có nhiệm vụ tiêu diệt các phương tiện tấn công đường không hiện đại và có thể xuất hiện trong tương lai.


Theo các chuyên gia nước ngoài, cùng với hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P và tên lửa đạn đạo 9K720 Iskander-M, S-400 là một phần không thể thiếu trong thành phần tác chiến của Lực lượng vũ trang Nga - ở các nước phương Tây, nó được gọi là “Vùng bị từ chối tiếp cận”.



 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Zircon trở thành vấn đề nghiêm trọng với tàu sân bay Mỹ
Chuyên gia quân sự Boris Rozhin tuyên bố rằng, tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Zircon đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với tàu sân bay Mỹ.
Ông Boris Rozhin - một chuyên gia quân sự tại Trung tâm Báo chí chính trị-quân sự cho biết rằng, tên lửa hành trình chống hạm Zircon nguy hiểm hơn rất nhiều so với các loại tên lửa khác và không có hệ thống phòng thủ nào có thể ngăn chặn nó.


1602388122705.png
Đô đốc Gorshkov phóng thành công tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm Zircon.
Ông Boris Rozhin cũng khẳng định rằng, tên lửa hành trình chống hạm Zircon mới của Nga sẽ trở thành vũ khí rất nguy hiểm trong cuộc chiến chống tàu sân bay của kẻ thù tiềm năng.




Trước đó, ngày 6/10, một vụ phóng thử tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Zircon đã diễn ra tại Nga. Vụ phóng được thực hiện từ chiến hạm Đô đốc Gorshkov của hạm đội phương Bắc ở Biển Trắng. Loại tên lửa này đã tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 450 km.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã được thông báo về vụ phóng tên lửa. Tổng thống đánh giá cao việc phóng thử nghiệm thành công Zircon và coi đây là một sự kiện trọng đại không chỉ đối với lực lượng vũ Nga mà của cả đất nước. Tên lửa hành trình Zircon của Nga sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng dối với tàu sân bay Mỹ.

1602388101598.png

X
Tổng tham mưu trưởng Nga Valery Gerasimov cũng cho biết, tên lửa đã bay được quãng đường 450 km, sau khi bđạt độ cao tối đa 28 km. Trong chuyến bay kéo dài 4,5 phút, Zircon đã đạt tốc độ trên 8 Mach.

Ông Boris Rozhin cho biết rằng, Zircon đặt ra những vấn đề nghiêm trọng đối với các hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện tại được lắp đặt trên tàu của kẻ thù tiềm năng, vì tốc độ cao nên khả năng tấn công của tên lửa này tăng lên gấp nhiều lần.

Trước hết, tên lửa được thiết kế để tấn công các tàu của hải quân và các nhóm tàu sân bay. Zircon nguy hiểm hơn nhiều so với các tên lửa hiện tại và không có hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa nào có thể ngăn chặn nó. Đó là lý do tại sao Mỹ hiện đang đầu tư rất nhiều vào việc phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến, bao gồm khả năng chống lại vũ khí siêu thanh.

Tên lửa Zircon di chuyển với tốc độ siêu thanh, vì vậy việc đánh chặn nó đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có là khá khó khăn. Theo chuyên gia quân sự, chỉ có thể bắn hạ một tên lửa trong trường hợp tấn công đơn lẻ, nhưng nếu một số tên lửa Zircon được phóng đi thì loại tên lửa vẫn tiếp cận được mục tiêu.


“Nếu nhiều tên lửa được phóng đi cùng lúc, thì khả năng tiêu diệt mục tiêu là rất cao. Hai hoặc ba tên lửa sẽ đủ để phá hủy một mục tiêu chiến lược quan trọng của kẻ thù. Hiện tại, Zircon là một vũ khí rất nguy hiểm trong lực lượng hải quân”, ông Rozhin kết luận.


Ông cũng cho rằng, Nga sẽ sớm trang bị hàng loạt loại tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Zircon. Khoảng vào năm 2025 Nga sẽ sở hữu một lượng lớn loại tên lửa này.

“Sẽ mất vài năm để chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt và đưa vào trang bị trong quân đội. Tất nhiên, quân đội Nga sẽ cố gắng thực hiện những việc cần thiết nhanh nhất và tới năm 2025 rất nhiều tên lửa Zircon sẽ được đưa vào phục vụ trong quân đội”, ông Rozhin nói.


Trước đó, Tướng Vladimir Popov tuyên bố rằng, việc trang bị Zircon cho các hạm đội Nga sẽ cho phép nước này đối đối đầu với bất kỳ đối thủ nào. Theo ông, trong tương lai gần các tàu tuần dương tên lửa, chiến hạm của Nga và các tàu ngầm Nga cũng sẽ được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Zircon.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
LORA có khả năng diệt hạm hơn Iskander-M
(Vũ khí) - Việc hãng Israel Aerospace Industries (IAI) phóng LORA từ tàu dân sự và diệt hạm thành công cho thấy, tên lửa đạn đạo này có thể tấn công biển tương đương Iskander-M.
Cuộc thử nghiệm được thực hiện với sự phối hợp giữa IAI với quân đội Israel thực hiện nhưng không rõ thời điểm cụ thể vụ phóng được tiến hành.

Trong cuộc thử nghiệm với nền tảng trên hạm, LORA đã tấn công rất chính xác vào 2 mục tiêu trên biển ở 2 khoảng khách khác nhau lần lượt là 90 và 400km.

Tất cả tên lửa được phóng đi đều chứng minh được sự ổn định và chính xác. Do cuộc thử nghiệm không nhằm kiểm tra sức công phá nên cả 2 quả đạn được sử dụng đều không mang theo phần chiến đấu.

Tên lửa LORA diệt mục tiêu

Thông báo của IAI cho biết: "Trong lần thử nghiệm vừa được thực hiện, tên lửa đã bay theo đúng quỹ đạo được lập trình sẵn và bắn trúng mục tiêu động trên biển với độ chính xác tuyệt đối. Vụ phóng đã đáp ứng tất cả các yêu cầu đề ra trước đó".

LORA là loại tên lửa đạn đạo chiến thuật đã chính thức đi vào phục vụ trong quân đội Israel từ năm 2007. Nhưng đến nay IAI mới bắt đầu những cuộc thử nghiệm diệt mục tiêu động (tàu thuyền di chuyển) trên biển.

1602494557273.png
X
Hướng phát triển của Israel với LORA được giới chuyên gia cho rằng khá tương đồng với phiên bản diệt hạm của tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga. Trong những cuộc thử nghiệm hồi năm 2018, Iskander-M đã 2 lần bắn trúng mục tiêu giả định trên Biển Đen và một lần bắn trúng mục tiêu trên mặt đất.
Để Iskander-M có thể hoàn thành được nhiệm vụ kép là do dòng tên lửa này vừa được trang bị một đầu đạn hoàn toàn mới, tương tự như đầu đạn của tên lửa siêu thanh Kinzhal. Với nâng cấp này, Iskander-M hiện là vũ khí tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn duy nhất trên thế giới đủ khả năng tấn công chính xác cả mục tiêu trên đất liền lẫn trên biển.

Tổ hợp Iskander-M được thiết kế để có thể né tránh hệ thống phòng thủ tên lửa của phương Tây và hoạt động được trong các điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt. Iskander-M có thể tiêu diệt các đơn vị tên lửa, đơn vị pháo binh cũng như các trung tâm chỉ huy và liên lạc của đối phương.

Tên lửa Iskander có chiều dài 7,2 m, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,95 m, trọng lượng bay 3,8 tấn, đầu đạn 380kg, có thể bay trên độ cao 50km. Mỗi xe phóng Iskander-M mang 2 đạn tên lửa và dự trữ 2 quả với khả năng bắn hết 2 đạn chỉ trong 1 phút, sai lệch đường kính vòng tròn từ 5-7m.

Tên lửa sử dụng hệ dẫn đường quán tính và hệ thống định vị GLONASS và có tầm bắn tối đa khoảng 500km. Dù Iskander-M được coi là tiên phong trong dòng tên lửa 2 trrong 1 nhưng nếu so sánh với phiên bản diệt hạm của LORA, tầm bắn của tên lửa chiến thuật Nga khiêm tốn hơn.

Bởi theo tuyên bố của IAI, khi được phóng trên biển, LORA có tầm tác chiến hầu khắp Trung Đông trong khi Iskander-M có tầm bắn gần 500km.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Trung Quốc thành nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới
(Vũ khí) - Xin giới thiệu bài báo với tiêu đề trên của chuyên gia Nga Xergey Kuzmitsky cung cấp một số thông tin tổng thể về xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc
Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) và một số báo khác ngày 29/9/2020:

1602494666050.png
Tất nhiên, Trung Quốc vẫn chưa phải là nước đứng đầu thế giới về doanh số bán vũ khí. Vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng này đã bị Mỹ tự tin chiếm giữ.

Nhưng nếu tính theo tốc độ tăng trưởng, thì chính CHND Trung Hoa là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Vị trí của Trung Quốc trong số các nước xuất khẩu vũ khí trên thế giới

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đứng trong tốp năm những nước bán nhiều vũ khí nhất, cùng với Mỹ, Nga, Pháp và Đức. Trong giai đoạn 2014 - 2018, sản phẩm quân sự của 5 nước này chiếm tới 3/4 tổng lượng vũ khí được sản xuất trên toàn thế giới.

Có những thời điểm Bắc Kinh thậm chí còn đứng ở vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất vũ khí. Cụ thể, vào đầu năm nay (2020), Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố là Trung Quốc đã dẫn trước Nga về khối lượng vũ khí xuất khẩu và đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.

Nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Trung Quốc là tập đoàn AVIC chuyên sản xuất máy bay và trang thiết bị điện tử hàng không. Cũng cần phải tính đến công ty NORINCO- nhà sản xuất các phương tiện kỹ thuật quân sự trang bị cho lục quân lớn nhất thế giới.


Ai mua vũ khí Trung Quốc

Những khách hàng mua vũ khí chính của Trung Quốc là các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Trung Đông. Những khu vực này là thị trường tiêu thụ vũ khí chính của Bắc Kinh.

Các nhà nhập khẩu vũ khí Trung Quốc lớn nhất trong số đó- Pakistan và Bangladesh. Hai quốc gia này đang xích lại gần CHND Trung Hoa, chủ yếu là vì có mối quan hệ ác cảm và thậm chí là thù địch với Ấn Độ.

1602494596421.png
X
Và tất nhiên, tuy là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, nhưng Ấn Độ chưa bao giờ mua bất cứ một thứ vũ khí nào của Trung Quốc. Vì những lý do chính trị, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Australia về cơ bản cũng không mua vũ khí từ CHND Trung Hoa.

Bắc Kinh không bị ràng buộc bởi bất kỳ hạn chế nào trong việc lựa chọn đối tác mua bán vũ khí, bởi vì Trung Quốc không ký một thỏa thuận nào cấm nước này cung cấp vũ khí cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Vì vậy, theo truyền thống, những khách hàng của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là những quốc gia mà các nước xuất khẩu vũ khí khác trên thế giới không muốn dây dưa hoặc không có quyền bán vũ khí cho nước đó. Ví dụ cụ thể, đó là Triều Tiên và Iran.

Từ những năm 1980, khi chiến tranh Iran-Iraq đang diễn ra, Trung Quốc bán vũ khí cho cả hai bên đang đánh nhau. Và nữa, Trung Quốc bắt đầu hợp tác quân sự với Pakistan, khi nước này bị áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế do thiết kế- chế tạo vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra, vũ khí mang nhãn hiệu “Made in China” được mua bởi những nước nghèo- những nước này ưa thích vũ khí Trung Quốc hơn các mẫu tương tự của Phương Tây vì giá rẻ.

Tất nhiên, nhiều loại vũ khí từ Trung Quốc có chất lượng kém xa các đối thủ từ những quốc gia khác, nhưng chúng cũng có những lợi thế nhất định riêng. Thứ nhất, giá vũ khí Trung Quốc tương đối mềm.

Và thứ hai, khi thực hiện các hợp đồng mua bán, Trung Quốc thường “bổ sung” thêm món tiền thưởng, tặng quà lót tay, cách thức thanh toán linh hoạt, có các dịch vụ kèm theo và v.v.

Nói cho đúng thì trong số những nước mua vũ khí từ Trung Quốc, cũng có những quốc gia Ả Rập giàu có ở vùng Vịnh Ba Tư. Như Qatar, UAE, Ả Rập Saudi chẳng hạn. Điều này có nghĩa là, cũng như đối với các mặt hàng dân dụng, không phải cứ cái gì của Trung Quốc cũng đều có chất lượng thấp cả.

1602494644373.png
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh ráo riết quảng bá vũ khí của mình trên thị trường lục địa Châu Phi.

Theo SIPRI, mọi việc đang phát triển thuận lợi với Trung Quốc- đến mức mà hiện nay khoảng một phần ba thị trường vũ khí Châu Phi đã thuộc “sở hữu” của Trung Quốc. Trung Quốc cũng có khách hàng mua vũ khí ở Mỹ Latinh.


Tổng cộng từ năm 2014 đến 2018, Trung Quốc đã bán vũ khí của mình cho 53 quốc gia trên thế giới. Trong khoảng thời gian đó, có tới 70% tổng khối lượng vũ khí xuất khẩu có địa chỉ là các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc bán những loại vũ khí gì


Với những khách hàng “sộp” nhất- tức các nước Trung Đông và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Kinh bán tên lửa đạn đạo và tên lửa có điều khiển, các kiểu máy bay không người lái (UAV), tàu nổi, tàu ngầm và nhiều thứ khác.

Doanh số bán UAV của Trung Quốc trong những năm gần đây tăng trưởng liên tục. Các UAV tấn công và trinh sát “Cai Hong” và “Wing Loong” được Myanmar, Iraq, Pakistan, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất mua nhiều.

Tiện đây xin bổ sung một thông tin là người Ả Rập Xê Út không chỉ mua các UAV thành phẩm của Trung Quốc mà còn tự sản xuất chúng tại một nhà máy vừa mới được xây dựng.

Hơn nữa, sản phẩm của công ty này không chỉ được sử dụng nội địa, mà còn được bán cho cả các nước thứ ba.

Các hệ thống tên lửa chính xác cao WS-3A và hệ thống dẫn đường quán tính WS-22 đang được ưa chuộng tại Trung Đông. Các tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật DF-12 được bán cho Ả Rập Xê Út, còn tổ hợp tên lửa chiến dịch- chiến thuật BP-12A- bán cho Myanmar và Qatar.


Hiện Trung Quốc đã ký một hợp đồng với Pakistan về việc đóng 8 tàu ngầm phi hạt nhân lớp S20. Thêm nữa, 4 chiếc trong số đó sẽ được đóng xong tại Trung Quốc trong năm 2022, và số còn lại- tại Pakistan.

Ngoài ra, Trung Quốc còn bán cả tàu ngầm của mình cho Thái Lan và Bangladesh. Bangladesh cũng đã mua hai khinh hạm lớp 053H3. Còn một khinh hạm nữa đã được Bắc Kinh “thân tặng” cho Sri Lanka.

1602494612530.png
Trung Quốc bán máy bay huấn luyện, máy bay tiêm kích, xe bọc thép, các tổ hợp pháo, các tổ hợp tên lửa chống tăng và nhiều loại vũ khí khác nữa.

Và như vậy, Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất trên thế giới.

Và nếu nước này không giảm tốc độ tăng trưởng, thì hoàn toàn có khả năng đạt được một trong những mục tiêu chính của mình - "đuổi kịp và vượt nước Mỹ".

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Ukraine bỏ xó mũ phi công Mỹ, âm thầm mua hàng Nga
(Vũ khí) - Không quân Ukraine đã có quyết định khiến giới quân sự Mỹ bất ngờ khi bỏ xó hàng trăm chiếc mũ phi công do Mỹ cung cấp.
Lô mũ phi công gồm hơn 200 chiếc được Mỹ cung cấp cho Ukraine từ hồi năm 2015 để thay thế những chiếc mũ phi công có từ thời Liên Xô đang được Không quân Ukraine sử dụng.

Theo kế hoạch ban đầu, những chiếc mũ được Mỹ chuyển giao sẽ được dùng cho phi công điều khiển tiêm kích MiG-29, Su-27 và máy bay L-39.

1602494731751.png
Ukraine tiếp nhận mũ phi công từ Mỹ.

Nhưng sau khi tiếp nhận và đưa vào thử nghiệm, phía Ukraine mới phát hiện ra rằng sản phẩm từ Mỹ không đạt chuẩn với Không quân Ukraine.

1602494691491.png
X
Ngoài ra, một vấn đề nghiêm trọng khác là một số tính năng tích hợp trong những chiếc mũ này không hề hoạt động như tuyên bố.

Vì vậy chúng có thể khiến phi công gặp nguy hiểm hoặc khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Theo MilitaryAfining.in.UA, vấn đề khiến Mỹ bất ngờ nhất là để thay thế cho số mũ từ Mỹ, hồi năm 2019, Không quân Ukraine đã âm thầm đàm phán với Nga để mua sản phẩm tương tự.

Tuy nhiên nguồn tin này không cho biết Không quân Ukraine đã tiếp nhận lô mũ phi công từ Nga hay chưa.

Được biết, cùng thời điểm cung cấp hơn 200 chiếc mũ phi công, phía Mỹ cũng đã chuyển giao cho Quân đội Ukraine loạt tên lửa chống tăng M72 có từ thời chiến tranh tại Việt Nam. Tên lửa chống tăng M72 LAW chính thức phục vụ trung Quân đội Mỹ năm 1963 và chấm dứt hoạt động vào năm 1983.

1602494716118.png
Phi công bay thử với mũ phi công Mỹ.


Cũng giống như mũ phi công, hệ thống M72 đã không còn được Mỹ sử dụng, loại vũ khí này chỉ còn trong trang bị của một số nước đồng minh thân cận của Mỹ. Tầm bắn hiệu quả của M72 rất thấp chỉ từ 170-220 m. .

Súng nặng 2,5 kg, dài chưa đến 1 m lúc mở ra (chỉ 0,67 m lúc gấp lại), đường kính nòng 66 mm. Mỗi quả đạn dùng cho M72 LAW nặng 1,8 kg. Tốc độ đầu nòng của đạn là 145 m/s.


Mặc dù không được đánh giá cao nhưng M72 LAW vẫn khá hiệu quả trong chiến tranh đô thị tại Afganistan và Iraq - nơi phiến quân không hề có xe tăng thiết giáp mà chỉ có xe tải quân sự.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
'Chiến hạm Tehran giúp Vịnh Ba Tư ổn định hơn'
(Vũ khí) - Tuyên bố trên được Tư lệnh Hải quân Iran, Chuẩn Đô đốc Hossein Khanzadi tiết lộ hôm 10/10 khi nói về sức và thời điểm trang bị chiến hạm tàng hình mới.
Theo Chuẩn Đô đốc Hossein Khanzadi, Hải quân Iran đang chuẩn bị ra mắt chiến hạm tàng hình thế hệ mới được đặt tên lừa "Vịnh Ba Tư" có khả năng hoạt động vòng quanh Địa cầu 3 lần mà không cần tiếp nhiên liệu.

Với khả khả năng hoạt động tầm xa, tàu Vịnh Ba Tư sở hữu năng lực tấn công vào bất kỳ mục tiêu nào của kẻ thù. Để hoàn thành nhiệm vụ, tàu được trang bị vũ khí cực mạnh gồm nhiều loại tên lửa tối tân và cả máy bay không người lái (UAV).

1602494801077.png
Chiến hạm tàng hình Iran.


"Chiến hạm Vịnh Ba Tư sẽ chính thức được công bố trong tháng 11 hoặc cuối tháng 12/2020. Việc triển khai Vịnh Ba Tư sẽ giúp đảm bảo ổn định quốc phòng và an ninh trong khu vực và hơn thế nữa", Đô đốc Khanzadi tuyên bố.

Mặc dù vậy, Đô đốc Iran không tiết lộ gì thêm về lớp chiến hạm tối tân nay. Tuy nhiên theo Navy Times của Hải quân Mỹ, nhiều khả năng chiến hạm Vịnh Ba Tư là chiếc tiếp theo thuộc lớp Moudge do công nghiệp quốc phòng Iran chế tạo.

So với những tàu trước đó, Vịnh Ba Tư được nâng cấp toàn diện về hệ thống điện tử và hỏa lực. Tàu có lượng choán nước toàn tải khoảng 2.000-2.500 tấn, so với 1.500 tấn của phiên bản gốc. Đuôi tàu có sàn đáp cho trực thăng.

Tàu được vũ trang pháo 76 mm, tên lửa hải đối không Sayyad-2 được chế tạo dựa trên tên lửa RIM-66 Standard của Mỹ bán cho Iran trước năm 1979. 8 tên lửa chống hạm Qader, phiên bản của tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc sản xuất tại Iran. 2 cụm phóng ngư lôi để đối phó với tàu ngầm đối phương.

Đặc biệt, Vịnh Ba Tư được trang bị hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kamand do Iran chế tạo. Hệ thống này được giới thiệu là có tốc độ bắn 4.000 đến 7.000 viên/phút. Kamand có thể đánh chặn bất kỳ mục tiêu nào ở cự ly 2 km.



Vịnh Ba Tư được đánh giá là chiến hạm mạnh nhất của hải quân Iran. 2 tàu khác có thiết kế giống Vịnh Ba Tư đang được đóng. Trước đó, Iran cũng đã hạ thủy 2 tàu ngầm mini Fateh và Qadir, cho thấy khả năng phát triển công nghệ hiện đại của Iran.

Iran hạ thủy tàu chiến nội địa đầu tiên vào năm 2010, một phần trong chương trình hiện đại hóa quân đội, nhằm thay thế phần lớn trang bị vũ khí do Mỹ sản xuất và chuyển giao cho Iran trước Cách mạng Iran năm 1979.


Tehran đang cố gắng đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước khi đối mặt với các lệnh trừng phạt và cấm vận vũ khí của Mỹ và phương Tây. Đặc biệt từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và tái trừng phạt nước này.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Zircon sẽ thay đổi cán cân sức mạnh trên biển

Sự hiện diện của tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh Zircon trong lực lượng hải quân Nga sẽ làm thay đổi cán cân sức mạnh trên biển.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, nước này sẽ thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh chống hạm Zircon thêm hai lần nữa, các mục tiêu mô phỏng sẽ là các tàu sân bay hoặc các mục tiêu chiến lược của đối phương. Lần thử nghiệm tiếp theo sẽ diễn ra vào cuối tháng 10 và lần còn lại sẽ diễn ra vào đầu tháng 11.

1602494865617.png
Hải quân Nga thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu thanh Zircon.
Hiện tại, tên lửa hành trình siêu thanh Zircon được coi là một trong những loại vũ khí hiệu quả nhất để chống lại các nhóm tàu sân bay.


Nên nhớ rằng, tàu sân bay là lực lượng tấn công chính của hải quân ở trên biển, đại dương và việc sử dụng chúng thường quyết định kết quả của cuộc đối đầu vũ trang.

Trong tất cả các cuộc chiến tranh cục bộ trong những thập kỷ gần đây, tàu sân bay đã khẳng định mình là một phương tiện chiến tranh rất hiệu quả. Tuy nhiên, để đóng và vận hành tàu sân bay rất tốn kém. Chi phí của một tàu sân bay tấn công hạt nhân hiện đại đã lên tới 13 đến 14 tỷ USD. Hiện chỉ có 9 quốc gia trên thế giới sở hữu tàu sân bay.

1602494845896.png
X
Hải quân Hoa Kỳ hiện có 11 tàu sân bay tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Các tàu sân bay của hải quân nước này hoạt động như một phần của nhóm tấn công tàu sân bay (một tàu sân bay và các tàu hộ tống) hoặc một đội tấn công tàu sân bay (một số tàu sân bay và tàu hộ tống).

Trung Quốc có 2 tàu sân bay gồm Liêu Ninh (dự án 001) và Sơn Đông (dự án 001A). Năm 2018, Trung Quốc bắt đầu đóng tàu sân bay theo dự án 003. Hải quân Trung Quốc dự định sẽ có 6 tàu sân bay vào năm 2035. Trung Quốc hiện đã xây dựng một nhà máy đóng tàu thứ hai để đóng các tàu loại này.

Hải quân Anh có 2 tàu sân bay là HMS Queen Elisabeth và HMS Prince of Wales. Pháp chỉ có một tàu sân bay Charles de Gaulle. Đây là tàu chiến mặt nước chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Pháp.

Hải quân Ý có 2 tàu sân bay hạng nhẹ là Cavour và Giuseppe Garibaldi. Hải quân Ấn Độ có 2 tàu sân bay là INS Vikramaditya và tàu thứ hai là INS Vikrant đã được hạ thủy và đang trong quá trình hoàn thiện.

Hải quân Tây Ban Nha có tàu sân bay Juan Carlos I. Hải quân Nga cũng chỉ có một tàu sân bay - đó là Đô đốc Kuznetsov. Hiện nay nó đang được hiện đại hóa. Cuối cùng, Hải quân Thái Lan có một tàu sân bay Chakri Narubet. Đây là tàu sân bay nhỏ nhất trong số các tàu sân bay hiện đại trên.



Với việc sử dụng và sản xuất hàng loạt tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon và trang bị các tàu chiến, tàu ngầm hiện đại, Nga sẽ trở thành một quốc gia có lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới.

Như đã biết, tầm bắn của tên lửa Zircon có thể lên tới 1000 km. Điều này đã làm cho các hệ thống phòng không và phòng thủ của đối phương gần như vô dụng. Hơn nữa, tốc độ bay cực cao của tên lửa Zircon kết hợp với bề mặt phản xạ rất nhỏ sẽ khiến các radar của các hệ thống phòng thủ rất khó phát hiện.

Hiện nay, tên lửa dẫn đường phòng không hứa hẹn nhất được trang bị cho các tàu tuần dương và khu trục hạm loại Ticonderoga và Arlie Burke của hải quân Hoa Kỳ là SM-6 Block I/IA Dual I. Chúng được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện bay có người lái và không người lái, đầu đạn tên lửa đạn đạo ở cuối quỹ đạo. Tuy nhiên, nhà sản xuất (tập đoàn Raytheon) lại không xác định về khả năng tiêu diệt tên lửa hành trình siêu thanh như Zircon của Nga.


Do đó, có thể nói, sự hiện diện của tên lửa hành trình siêu thanh Zircon trong kho vũ khí của hải quân Nga sẽ làm thay đổi hoàn toàn cán cân lực lượng trên biển và đại dương. Các đối thủ tiềm năng hiện chưa có bất kỳ phương tiện hữu hiệu nào để chống lại loại tên lửa này.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Tên lửa ICBM Triều Tiên sánh ngang Mỹ
(Vũ khí) - Ngay khi Triều Tiên công bố hình ảnh những vũ khí tối tân trong lễ duyệt binh rạng sáng 10/10, phương Tây đã có nhận định khác nhau về sự kiện này.
Cuộc duyệt binh có sự góp mặt của loạt đơn vị đặc nhiệm, được trang bị các loại vũ khí trang bị hiện đại. Nội dung duyệt binh trên không chứng kiến sự góp mặt của tiêm kích MiG-29 và cường kích Su-25, những chiến đấu cơ hiện đại nhất trong biên chế Triều Tiên.

Mỗi máy bay đều được gắn dàn đèn rực rỡ bên ngoài, điều chưa từng được thực hiện, và thả nhiều đèn chiếu sáng bầu trời thủ đô Bình Nhưỡng. Các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực của Triều Tiên trong cuộc duyệt binh dường như cũng được nâng cấp, trang bị giáp mới có nhiều góc cạnh hơn.

1602494911548.png
Tên lửa ICBM Hwasong của Triều Tiên.


Các tên lửa chống tăng dẫn đường được gắn hai bên tháp pháo, gọn hơn nhiều so với thiết kế gắn trên nóc tháp pháo trước đây. Tất cả vũ khí được Triều Tiên bắn thử trong giai đoạn 2019-2020 đều xuất hiện trong lễ duyệt binh, trong đó có hệ thống pháo phản lực siêu lớn với tầm bắn 400 km.

Đáng chú nhất trong lễ duyệt binh là sự xuất hiện của những xe chở các hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-12, Hwasong-15 và Hwasong-16 mang trên xe phóng di động 11 trục 22 bánh dài 23 mét, dài hơn xe mang Hwasong-15 có 9 trục 18 bánh dài 21mét tới 2 mét.

1602494896050.png
X
Ngay khi hình ảnh này được công bố, tờ Defense News cho biết, một số quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ bày tỏ thất vọng trước việc Triều Tiên phô diễn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới và kêu gọi Triều Tiên đàm phán để thực hiện phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng tuyên bố rằng họ đang phân tích nội dung cuộc duyệt binh của Triều Tiên và tham khảo ý kiến các đồng minh trong khu vực.

Nhìn nhận về mặt kỹ thuật, nhà khoa học Mỹ David Wright cho biết việc Triều Tiên thiết kế tên lửa Hwasong-16 dài hơn có thể nhằm hai mục tiêu: tăng tầm bắn của tên lửa và có khả năng mang thêm nhiều đầu đạn.

1602494939676.png
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên.


Căn cứ vào hình ảnh được công bố, David Wright cho rằng Hwasong-16 là tên lửa đạn đạo liên lục địa 3 tầng, 3 giai đoạn phóng. Mỗi tầng là một động cơ riêng biệt và nhiên liệu đẩy, cho phép nó có lực đẩy và tầm bắn lớn hơn.


Điều làm nên sự đặc biệt của Hwasong-16 là chúng được thiết kế với hệ thống động cơ gimbaled. Điều này có nghĩa là các ống xả của động cơ có thể được sử dụng để chuyển hướng trong khi giữ tên lửa trong quỹ đạo ổn định. Tính năng này của tên lửa giúp Triều Tiên có khả năng tấn công mục tiêu rất chính xác.

Điều này có nghĩa là Triều Tiên không chỉ có khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, mà còn có thể làm chủ được công nghệ tái nhập tầng khí quyển và tấn công chính xác bất cứ mục tiêu nào trên Trái đất mà họ muốn nhắm tới.


Chuyên gia David Wright thừa nhận, những khả năng này đã đưa Triều Tiên vượt qua cả Ấn Độ, Pakistan và Iran, gia nhập câu lạc bộ các cường quốc thế giới trong lĩnh vực chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa, bao gồm: Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Israel.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Lầu Năm Góc chê bai F-35 Lightning đầy lỗi

Theo Lầu Năm Góc, máy bay F-35 Lightning có sự cố ở thân máy bay, mất kiểm soát và thiết bị điện tử hay bị hỏng hóc...
Những rắc rối của F-35 cùng những đánh giá tiêu cực của quân đội Mỹ có thể khiến Lockheed Martin thiệt hại hàng chục triệu USD.

Theo Sputnik, Bộ Quốc phòng Mỹ đang đòi Lockheed Martin bồi thường hơn 70 triệu USD vì phần mềm Nhật ký Thiết bị điện tử (EEL) hoạt động không chính xác.

Phần mềm này sẽ cung cấp các báo cáo về lỗi và hỏng hóc trong các hệ thống trên bo mạch, cũng như theo dõi sức khỏe và tuổi thọ các bộ phận F-35.

Thế nhưng gần đây người ta được biết máy tính đã mô tả sai con số của 15.000 phụ tùng thay thế mà Không quân Hoa Kỳ nhận được. Phải mất rất nhiều tiền và thời gian để kiểm tra lại tất cả các chi tiết và tạo ra bản sao điện tử. Thực tế là, theo quy định, các thành phần có thể được sử dụng trên máy bay hoặc chỉ được gửi đến kho sau khi đã lập danh mục.


Các nhà phát triển thiết bị điện tử cố gắng đẩy trách nhiệm cho quân đội, cáo buộc họ sử dụng sai mục đích. Lầu Năm Góc nói vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều. Đặc biệt, họ chỉ trích hệ thống tự chẩn đoán chính của máy bay chiến đấu ALIS (Hệ thống thông tin hậu cần tự động), trong đó EEL là một phần không thể thiếu.

Tuy nhiên, những khó khăn với chương trình ALIS đã nảy sinh ngay lập tức, trên những phiên bản F-35B đầu tiên hoạt động trên đường băng cất hạ cánh ngắn. Theo các nhà phân tích, một hệ thống phức tạp như vậy khó có thể nhanh chóng được hoàn thiện.

1602495010036.png
F-35 Lightning liên tiếp phát sinh lỗi khiến Bộ Quốc phòng Mỹ than phiền

1602494986488.png
X
Hiện tại, Lầu Năm Góc khuyến nghị quân đội nên tự mình giải quyết các trục trặc của quá trình tự động hóa hoặc thực hiện một số hoạt động theo cách thủ công.

Điều này không phải là nhược điểm duy nhất của máy bay chiến đấu mới nhất, vốn được cho là sử dụng công nghệ tiên tiến nhất của Không quân Mỹ. Hơn nữa, nhiều tính toán sai lầm của các kỹ sư vẫn chưa được sửa chữa. Theo các báo cáo của Lầu Năm Góc, điều này gây ra rủi ro thậm chí đối với tính mạng và sức khỏe của các phi công và nói chung, gây nghi ngờ về khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.

Có rất nhiều vấn đề đến mức chúng được chia thành nhiều loại và đánh số. Quan trọng nhất là số 13. Ví dụ, áp suất đột ngột tăng lên trong buồng lái, do đó phi công có thể bị chấn thương sọ não trong chuyến bay. Các phi công bị đau dữ dội ở tai và xoang. Ít nhất 2 sự cố như vậy đã được biết đến. Lockheed Martin nói giải pháp đã được tìm thấy. Các nhà phát triển hứa sẽ cải tiến hệ thống kiểm soát áp suất cabin.

Lầu Năm Góc cũng rất lo ngại về hệ thống phóng ghế - các cuộc thử nghiệm cho thấy phi công có thể dễ dàng bị gãy đốt sống cổ nếu anh ta nặng dưới 60 kg.

Một vấn đề đau đầu khác đối với Không quân Mỹ là sự bất ổn của F-35 sau khi thực hiện một số thao tác trên không, cụ thể là hoạt động tránh tên lửa. Khi F-35 bay với góc tấn lớn hơn 20 độ, khả năng cao là mất quyền điều khiển máy bay. Theo các phi công, máy bay trở nên rất bất ổn và khó đoán. Có giả thiết cho rằng đây là kết quả của lỗi và "trục trặc" trong phần mềm cần phải sửa đổi gấp, nếu không sẽ không thể vận hành F-35 ở các chế độ mức tối đa.


Các chuyên gia đồng ý với nhau việc có nhiều vấn đề nhất trong phiên bản F-35B với khả năng cất hạ cánh thẳng đứng. Khi hạ cánh ở nhiệt độ 30 độ, động cơ thường không thể đối phó với tải trọng và không cung cấp đủ lực đẩy để hạ cánh an toàn. Các phi công phải ném máy bay của họ xuống đường băng hoặc boong tàu theo đúng nghĩa đen. Người ta ước tính điều này sẽ dẫn đến việc phá hủy hoàn toàn thân máy bay và thậm chí là một vụ nổ.


Tính toán sai lầm quan trọng nhất của các nhà thiết kế Mỹ là thân máy bay quá yếu của F-35. "Tia chớp" không thể bay siêu âm trong thời gian dài vì có nguy cơ bị hủy diệt. Ở tải trọng cao, máy bay chiến đấu bị vỡ ăng ten, lớp vỏ và phần đuôi.

Lầu Năm Góc không vội vã sửa chữa thiếu sót, bởi vì việc này sẽ đòi hỏi những khoản tiền khổng lồ và thiết kế lại hoàn toàn cấu trúc. Các phi công được khuyến cáo giảm thời lượng của chuyến bay tốc độ cao xuống mức tối thiểu. Tức là, buộc phải thay đổi triệt để chiến thuật sử dụng F-35 và từ bỏ ưu điểm chính — đánh chặn mục tiêu trên không ở vận tốc siêu thanh.

Và tất cả những điều này chỉ là một phần nhỏ trong những thiếu sót của một trong những dự án quân sự tốn kém nhất trong lịch sử. Sputnik nhắc lại chi phí của chương trình Joint Strike Fighter, tức là một máy bay chiến đấu tấn công duy nhất của Hoa Kỳ, đang lên tới 1.500 tỷ đô la., phần lớn kinh phí được phân bổ cho việc bảo trì máy móc. Các chuyên gia tin rằng F-35 sẽ tiếp tục hút tiền ra khỏi ngân sách Mỹ, chủ yếu là vì cần phải được cải thiện liên tục.


Theo kế hoạch, tổng cộng Lockheed Martin sẽ lắp ráp khoảng 2.500 máy bay thế hệ năm cho Không quân Mỹ và các đồng minh. Nói thẳng ra là sản phẩm thô được bán ra khắp nơi trên thế giới - người Mỹ biết cách áp đặt hàng hóa, gây áp lực lên chính phủ các nước vệ tinh, Sputnik nhận định.

Lô hàng máy bay "tàng hình" lớn nhất - khoảng 140 chiếc sẽ được giao cho Vương quốc Anh, 100 chiếc - cho Nhật Bản và Úc. Hàn Quốc đã ký hợp đồng cho 60 máy bay chiến đấu, hàng chục chiếc F-35 sẽ được Na Uy, Israel, Ba Lan và các nước châu Âu khác vận hành.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
'Tomahawk Ấn Độ' bị hủy ngay sau khi phóng
(Vũ khí) - Quân đội Ấn Độ đã quyết định kích hoạt chế độ tự hủy Nirbhay sau khi tên lửa hành trình này vừa rời bệ phóng trong cuộc phóng thử.
Vụ phóng do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng của Ấn Độ (DRDO) thực hiện hôm 12/10 tại khu vực thử nghiệm ở Odisha thuộc Vịnh Bengal. Ngay sau khi phóng, tên lửa đã bị phát hiện có lỗi khiến lực lượng phóng phải kích hoạt chế độ tự hủy.
1602570502990.png
Tên lửa Nirbhay trong một lần thử nghiệm.
"Sau khi phóng khoảng 8 phút, tên lửa Nirbhay đã gặp phải trục trặc kỹ thuật. Chính vì vậy lệnh phá hủy đã được đưa ra để phòng xảy ra sự cố", DRDO cho biết trong một tuyên bố. Mặc dù vậy nguồn tin này không cho biết sự cố Nirbhay gặp phải là gì.

Dự án tên lửa Nirbhay của Ấn Độ được khởi động từ năm 2004 và theo kế hoạch ban đầu, tên lửa sẽ ra mặt vào cuối năm 2016. Nirbhay được coi là "Tomahawk của Ấn Độ" bởi nó sở hữu một số tính năng tương tự "sứ giả chiến trang của Mỹ".
1602570480483.png
X
Nirbhay có thể đạt tốc độ từ Mach 0,6 đến 0,7 và mang theo một đầu đạn thông thường nặng 300kg hoặc đầu đạn hạt nhân. Kể từ tháng 3/2013 đến nay, đã có cả chục cuộc phóng thử Nirbhay được tiến hành nhưng đều bị coi là thất bại.
"Nó đã gặp rất nhiều khó khăn khi các nhà khoa học vẫn chưa thể khắc phục xong hệ thống phần mềm định hướng và điều khiển đường bay, trong khi phần cứng cũng có những lỗi kỹ thuật", chuyên gia của tờ New Indian Express viết về dự án Nirbhay.
Trong lần phóng thử diễn ra vào ngày 21/12/2016 tại đảo Abdul Kalam, ngoài khơi bang Odisha (Ấn Độ), các nhà khoa học phụ trách đã buộc phải phá hủy tên lửa khi đang bay do nó đã bất ngờ đi chệch hướng.
Động cơ đẩy tầng thứ nhất của Nirbhay đã hoạt động một cách trơn tru. Tên lửa được phóng đi thành công, nhưng chỉ hai phút sau nó bắt đầu nghiêng về một phía. Chúng tôi không thể xác định được nguyên nhân của vấn đề và lần phóng tên lửa này đã thất bại.


Vì vậy tờ New Indian Express cho rằng rất có thể việc Nirbhay bị phá hủy ngay sau khi phóng hôm 12/10 có thể liên quan đến 1 trng những lỗi kể trên.
Tên lửa Nirbhay được tích hợp hệ thống kiểm soát kiểu bắn - quên, có khả năng chống nhiễu rất mạnh, sau khi bắn tên lửa không cần điều khiển nữa mà có khả năng tự động bay đến mục tiêu.

Quan trọng nhất là tên lửa có khả năng tấn công mục tiêu phạm vi khoảng 1500km, giúp lục quân Ấn Độ có khả năng tấn công thọc sâu vào lãnh thổ của đối phương, vượt trội loại tên lửa tấn công mặt đất Babur của Pakistan, có tầm bắn từ 700 đến 1.000 km.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Tăng robot Mỹ tấn công mạnh hơn...Abrams?
(Vũ khí) - Quân đội Mỹ chuẩn bị tiếp nhận chiếc M5 Ripsaw đầu tiên để thử nghiệm, đây là tăng robot chạy điện, có hỏa lực mạnh hơn cả tăng chủ lực Abrams.
Thông báo từ nhà thầu Textron Systems hôm 8/10 cho biết, họ sẽ chính thức cung cấp nguyên mẫu đầu tiên của robot M5 Ripsaw cho lực lượng tăng thiết giáp Mỹ vào năm 2021 để phục vụ công tác thử nghiệm và đánh giá.
"Hiện nay công tác chuẩn bị gần như đã hoàn tất khi cỗ tăng robot đầu tiên này đang tiến hành chạy thử trong nhà máy để kiểm tra độ tin cậy trước khi bàn giao cho quân đội Mỹ thử nghiệm", Textron Systems ra thông báo cho biết.
1602570543215.png
Tăng robot M5 Ripsaw.
M5 Ripsaw được phát triển dựa trên phiên bản xe tăng bánh xích một người lái có tên gọi Ripsaw do công ty Howe & Howe (nay đã được Textron Systems mua lại) chế tạo. Chiếc xe tăng từng xuất hiện trên chương trình thực tế "Howe & Howe Tech" trên sóng truyền hình Mỹ từ năm 2010 và đã thu hút sự chú ý của giới chức Lầu Năm góc.

Được biết, M5 Ripsaw chuẩn bị được chuyển giao cho quân đội Mỹ đã có một số thay đổi so với lúc nó mới ra đời. Cỗ xe này sở hữu tháp pháo Kongsberg MCT-30 giống với phương tiện chiến đấu bọc thép Stryker.
Tháp pháo được lắp loại pháo tự động Mk 44 Bushmaster 30mm vốn đã chứng minh sự hiệu quả khi được triển khai cùng nhiều vũ khí tân tiến của Mỹ như xe bọc thép Stryker, tàu khu trục lớp Zumwalt hay máy bay AC-130H Spooky. Ngoài ra, M5 Ripsaw cũng được trang bị hệ thống CROWS-J có thể phóng các tên lửa chống tăng Javelin.
X
Với việc được trang bị tên lửa Javelin, giới quân sự Mỹ cho rằng M5 Ripsaw có thể tấn công mục tiêu hiệu quả hơn cả Abrams dù thua kém ở sức mạnh pháo chính. Điều làm nên sự đặc biệt của cỗ máy chiến đấu này được thiết kế với động cơ điện nên chúng hoạt động với tiếng ồn rất thấp đủ khiến đối thủ bị bất ngờ khi tiếp cận.
Về các thiết bị trinh sát, M5 Ripsaw được trang bị các máy ảnh quang điện, hồng ngoại giúp bao quát 360 độ. Đặc biệt hơn, chiếc xe tăng không người lái còn có thể mang theo UAV R80 Skyraider có khả năng bay liên tục trong vòng gần một giờ đồng hồ với vận tốc 50km/h cũng như phương tiện mặt đất không người lái SUGV, giúp hỗ trợ nhiệm vụ trinh sát.
Khi thực chiến, Lục quân Mỹ có thể hướng tới việc sử dụng M5 Ripsaw như một trợ thủ đắc lực cho các xe tăng chủ lực có người lái. Khi tấn công đối phương, M5 Ripsaw sẽ thực hiện nhiệm vụ trinh sát, dò phá bom mìn, qua đó mở đường cho các xe tăng chủ lực tung ra những đòn đánh bất ngờ.
Ngược lại, trong tình thế phải rút lui, M5 Ripsaw tỏ ra hữu ích trong việc ngăn chặn và cản đường địch bằng hỏa lực.
Được biết ngoài M5 Ripsaw, nhiều loại xe tăng không người lái khác nhau đã được giới thiệu bởi các nhà thầu quốc phòng Mỹ, có thể kể đến như UGV Titan của công ty QinetiQ hay phiên bản không người lái của xe tăng M-1 Abrams…
Trong đó, M5 Ripsaw được cho là đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí của Lục quân Mỹ đối với một dòng xe tăng không người lái bao gồm tốc độ cao, khối lượng nhẹ và khả năng thực hiện đa dạng các nhiệm vụ.

Nhưng chưa có quyết định chính thức nào được quân đội Mỹ đưa ra với cỗ tăng robot tối tân này như thời điểm và số lượng trang bị.https://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tang-robot-my-tan-cong-manh-honabrams-3420528/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Báo Mỹ tin S-400 bị lừa bởi mồi bẫy của Anh
(Vũ khí) - Với thiết kế đặc biệt của BriteCloud, Anh và Italy hoàn toàn có thể đánh lừa được hệ thống phòng thủ tối tân như S-400 của Nga.
Tuyên bố trên được tờ The Drive cho biết, lực lượng Không quân Anh cùng với công ty phát triển Leonardo của Italy đã thử nghiệm một dàn máy bay không người lái (UAV) BriteCloud, được thiết kế để đánh lừa radar của hệ thống phòng không của đối phương.
1602570583016.png
1602570589016.png
Hệ thống S-400.
BriteCloud là bước đột phá về công nghệ tác chiến điện tử dùng cho hàng không quân sự. UAV này thực chất là một loại mồi bẫy có đường kính 55mm, nó có 3 cánh ổn định sẽ bung ra sau khi phóng, tạo ra một xung radar mô phỏng để thu hút các loại tên lửa dẫn đường bằng radar.

Các kỹ sư lập trình cho BriteCloud với thuật toán tiên tiến nhằm tạo ra tín hiệu mô phỏng tối ưu để đánh lừa tên lửa đối không. Các thử nghiệm với hệ thống UAV mồi bẫy mới cho kết quả rất khả quan, có thể đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa khác nhau.
Điều làm nên sự đặc biệt của BriteCloud là chúng hoàn toàn tương thích với các hệ thống phóng mồi bẫy đang có trên tiêm kích Gripen, Typhoon cũng như các máy bay chiến đấu khác, giúp phi công có thể tập trung vào nhiệm vụ mà không lo bị đối phương bắn hạ.
"BriteCloud là một thiết bị gây nhiễu tiêu chuẩn sử dụng bộ nhớ, tín hiệu vô tuyến kỹ thuật số. Thiết bị như vậy trước tiên phát hiện xung radar phát ra từ bệ phóng của đối phương và sau đó tái tạo tín hiệu phản hồi.
Những dàn máy bay không người lái có khả năng thực hiện nhiều nhóm nhiệm vụ khác nhau đang tiến gần hơn đến việc trở thành một thành phần quan trọng của các hoạt động chiến đấu trong tương lai", nguồn tin cho biết thêm.

Dựa trên những thông số được Mỹ công bố, về lý thuyết khả năng BriteCloud gây nhiễu được radar của S-400 là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng khi phát triển hệ thống phòng thủ S-400, các nhà phát triển Nga đã tính đến kịch bản này.

Đây chính là lý do khiến 96L6E là hệ thống radar tiêu chuẩn của S-400. 96L6E là loại radar có ưu điểm là kết hợp cả tính năng bắt thấp và bắt cao.

Radar nhìn vòng 96L6E hoạt động ở băng tần C, bộ vi xử lý của nó có thể nhảy tần số cho khả năng kháng nhiễu cao và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tốt. Chính vì vậy, để BriteCloud bịt mắt được hệ thống S-400 Nga là nhiệm vụ không hề dễ dàng.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ toát mồ hôi vì siêu tên lửa Triều Tiên
(Bình luận quân sự) - Đây là loại tên lửa cơ động mặt đất có kích thước lớn nhất thế giới, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân tấn công nhiều mục tiêu độc lập (MIRV).
Thông điệp gửi tới Mỹ

Ngày 10/10, nhâ dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền, Triều Tiên đã tổ chức một cuộc duyệt binh quy mô lớn. Tại sự kiện này, Bình Nhưỡng đã cho trình diễn các loại vũ khí của mình, đặc biệt gây sự chú ý là mẫu tên lửa hạt nhân lớn nhất của mình.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) được đặt trên một bệ phóng di động có tới 11 trục và 22 bánh xe. Tờ National Interest (NI) của Mỹ nhận định rằng đây gần như chắc chắn là loại vũ khí lớn, hạng nặng tầm xa và có thể tấn công đến nước Mỹ. NI cho rằng không có lý do nào khác để Triều Tiên chế tạo một tên lửa khổng lồ như vậy và điều này gợi nhớ đến các vũ khí lớn do Mỹ và Liên Xô chế tạo trong cuộc Chiến tranh Lạnh.

1602570672510.png
Mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới được Triều Tiên trình làng hôm 10/10

Mặc dù vậy, NI coi đây không phải là điều bất ngờ. Trong một thời gian, Triều Tiên đã ám chỉ rằng họ có thể sớm tiết lộ về một "vũ khí chiến lược mới". Theo nhận định chung của giới phân tích, loại vũ khí này thể hiện sự thất vọng của Triều Tiên trước tốc độ đàm phán chậm chạp với Mỹ và Hàn Quốc trong những năm qua.


Nếu Mỹ và Hàn Quốc không đạt được thỏa thuận, khi đó Triều Tiên có thể sẽ thấy rằng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường năng lực để ngăn chặn bất kỳ hành động nào mà Mỹ có thể tiến hành chống lại nước này. NI thừa nhận Mỹ có một thành tích lâu dài sau Chiến tranh Lạnh tấn công các đối thủ “nhỏ” như Iraq, Nam Tư hay Afghanistan. Do đó, không phải vô cớ khi Triều Tiên lo sợ những hành động tương tự có thể lặp lại.

Theo giới phân tích Mỹ, không có khả năng Triều Tiên dự định sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược của mình, những loại vũ khí có thể tấn công Mỹ cũng như loại vũ khí mới được trình làng, cho các mục đích tấn công. Những loại vũ khí này chủ yếu dùng để phòng thủ và răn đe.

Bên cạnh đó, những loại vũ khí này cũng đóng vai trò là "con bài mặc cả" trong các cuộc đàm phán và hối thúc giới tinh hoa Mỹ và Hàn Quốc trở lại con đường ngoại giao. Không có những vũ khí này, Triều Tiên dễ dàng bị ép buộc và cô lập.

1602570684350.png
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại lễ duyệt binh ngày 10/10

Theo NI, người Mỹ đặc biệt có thể đe dọa sử dụng vũ lực một cách đáng tin cậy, bởi vì Triều Tiên không có khả năng đáp trả, tấn công Mỹ trên đất liền. Nhưng bây giờ, Triều Tiên đã có thể. Do đó, bất kỳ tổng thống Mỹ nào cũng phải đối mặt với khả năng kích hoạt hạt nhân ở Mỹ nếu họ tấn công Bình Nhưỡng. Rất khó có khả năng một tổng thống của Mỹ sẽ đưa ra một lựa chọn như vậy.

Tờ báo Mỹ thừa nhận thực tế Triều Tiên hiện là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân dù người Mỹ có thể không chấp nhận điều đó. Do đó, NI đề xuất Mỹ nên ngừng yêu cầu Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn trong khi đổi lại rất ít. Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí của mình nếu không có nhượng bộ tương xứng từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo NI, Triều Tiên chắc chắn sẽ không "giải giáp hoàn toàn, có kiểm chứng và không thể đảo ngược" (CVID) nếu không có những nhượng bộ lớn.

Thực hư sức mạnh tên lửa mới

Trong khi đó, giới phân tích lưu ý, sự kiện ngày 10/10 vừa qua là cuộc duyệt binh đầu tiên của Triều Tiên sau hai năm và diễn ra chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Không có phương tiện truyền thông nước ngoài hoặc người ngoại quốc nào được phép tham dự, vì vậy các nhà phân tích đang dựa vào các đoạn phim đã được biên tập và phát trên phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên để đánh giá về bản chất của loại tên lửa mới xuất hiện trong cuộc diễu binh.

Các hình ảnh cho thấy đầu tiên là tên lửa Pukguksong 4A phóng từ tàu ngầm, sau đó là ICBM lớn trên giàn phóng với 11 trục khổng lồ. Hãng tin AP của Mỹ cho rằng sự xuất hiện của các hệ thống tên lửa cũ và mới này cho thấy cách thức Bình Nhưỡng đã tiếp tục mở rộng năng lực quân sự của họ như thế nào trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ bị đình trệ.


1602570635915.png
Người Mỹ tin rằng tên lửa mới của Triều Tiên có thể tấn công lục địa nước Mỹ


Mặc dù một số chuyên gia cho rằng ICBM mới này có thể chỉ là mô hình mẫu đang được phát triển, song hoạt động phô diễn cho thấy Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục thúc đẩy năng lực vũ khí của mình. Hãng tin AFP dẫn lời giới chuyên gia cho rằng đây là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng và di chuyển trên mặt đất có kích thước lớn nhất trên thế giới và nhiều khả năng được thiết kế để có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân theo mô hình phương tiện chứa nhiều đầu đạn tấn công nhiều mục tiêu độc lập (MIRV).

Trong khi đó hãng tin AP của Mỹ dẫn lời bà Melissa Hanham, Phó Giám đốc Cơ quan nghiên cứu Open Nuclear Network có trụ sở tại Áo, nhận định ICBM mới của Triều Tiên rõ ràng là loại vũ khí chiến lược mới mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã hứa. Bình Nhưỡng đã chứng minh năng lực tấn công sâu bên trong lục địa Mỹ với cuộc thử nghiệm tên lửa ICBM Hwasong-15 hồi năm 2017. Việc phát triển một loại tên lửa lớn hơn có thể đồng nghĩa với việc Triều Tiên đang nỗ lực nghiên cứu trang bị thêm nhiều đầu đạn hơn cho các hệ thống tên lửa tầm xa của mình.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đã chỉ ra những khiếm khuyết của ICBM mới này. Theo chuyên gia Markus Schiller, với chiều dài khoảng 24 m và đường kính khoảng 2,5 m, ICBM mới của Triều Tiên đủ lớn để mang theo 100 tấn nhiên liệu và sẽ phải mất hàng giờ đồng hồ để nạp lượng nhiên liệu này. Tuy nhiên, ông lập luận rằng một loại tên lửa quá to và nặng như vậy trên thực tế sẽ không thể sử dụng được.


1602570625700.png
ICBM mới của Triều Tiên được cho là được phát triển từ loại Hwasong-15 có tầm bắn khoảng 13.000 km

Chuyên gia này nói: “Bạn không thể di chuyển một vật như vậy để tiếp liệu và bạn cũng không thể tiếp liệu tại bãi phóng...Những vật như vậy hoàn toàn vô dụng, trừ khi được sử dụng trong cuộc chơi cân bằng đe dọa, giống như phát đi một thông điệp rằng ‘chúng tôi giờ đã có ICBM di động với phương tiện chứa nhiều đầu đạn tấn công nhiều mục tiêu độc lập, hãy thận trọng’”.

Chuyên gia Schiller cũng nói rằng bản thân xe vận tải 11 trục chở ICBM này có những khiếm khuyết nhất định. Theo đó, chỉ có hệ thống đường xá cầu cống đặc biệt mới có thể chịu đựng được hệ thống tên lửa cùng xe vận tải này trong điều kiện tên lửa đã được tiếp liệu đầy đủ. Ông Schiller cũng nói rằng không ai có thể lái phương tiện chở tên lửa này di chuyển khắp Triều Tiên.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
"Thợ săn" Nga sẽ được cử đi săn sau 5 năm nữa
(Vũ khí) - Máy bay không người lái tấn công sẽ ngốn của ngân sách nhà nước Nga 6 tỷ rúp

Xin giới thiệu tiếp cùng bạn đọc một bài báo cung cấp một số thông tin về máy bay không người lái (UAV) tấn công Nga “Okhotnhik” (“Thợ săn”) của chuyên gia quân sự, kỹ sư thiết kế tên lửa Vladimir Tuckhkov quen thuộc.

Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 11/10/2020. Chúng tôi có bổ sung thêm 3 ảnh UAV ở phần sau.


1602570756864.png
Máy bay không người lái "Okhotnhik" sau chuyến bay chung đầu tiên với máy bay tiêm kích Su-57, tháng 9/2019 (Ảnh: chụp từ video. Bộ Quốc phòng LB Nga / TASS)
Trên trang web mua sắm nhà nước (Nga) mới xuất hiện một số hồ sơ mời thầu chế tạo máy bay không người lái tấn công hạng nặng S-70 "Okhotnhik". Tổng giá trị các khoản chi vượt quá 4 tỷ rúp.

Như vậy, nếu tính cả số kinh phí đã được lên kế hoạch từ trước đó, dự án thiết kế "Okhotnik" sẽ tiêu tốn của ngân sách nhà nước hơn 6 tỷ rúp (khoảng 78 triệu đô la- ND).

Các khoản chi ngân sách bổ sung chính trị giá 2,25 tỷ rúp sẽ được chi cho việc thiết kế trạm điều khiển UAV từ mặt đất (NPU-70). Công việc này sẽ phải hoàn thành trước ngày 30/9/2025.

Nguyên mẫu thử nghiệm của hai trạm NPU-70 đầu tiên phải được bàn giao cho khách hàng là công ty “Sukhoi” vào giữa năm 2021, còn trạm thứ ba- vào tháng 1/2022.

Cùng thời gian đó, nhà thiết kế trạm NPU-70 cũng phải tham gia vào việc chế tạo nguyên mẫu UAV “Okhotnik” thử nghiệm thứ 3 và thứ 4- theo trình tự lần lượt là đến trước ngày 30/3 và 30/11 năm 2022.


Đây là một nguồn kinh phí bổ sung để thực hiện Hợp đồng Nhà nước số 1925187340731452408002778 ký ngày 27/12/2019 với nội dung tiến hành dự án thiết kế- thử nghiệm phục vụ nhu cầu của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga. Đó chính là Hợp đồng chế tạo ba nguyên mẫu UAV S-70 (là S-70-2, S-70-3 và S-70-4).

Vào thời điểm hiện tại, mới chỉ có một nguyên mẫu máy bay không người lái đầu tiên- nó đã và đang bay.

Đã có thông tin rằng cổng thông tin mua sắm của chính phủ cũng đã công bố các dữ liệu từ một số cuộc đấu thầu khác có liên quan đến việc chế tạo "Okhotnhik". Tổng giá trị các gói thầu này vượt quá 2 tỷ rúp. Thời hạn thanh lý tất cả các hợp đồng vừa liệt kê trên- tháng 9/2025.

Các cuộc thử nghiệm sơ bộ cấp nhà nước dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2023. Sau đó, sẽ bắt đầu giai đoạn thử nghiệm chung cấp nhà nước và các cuộc thử nghiệm này sẽ kết thúc vào tháng 9/ 2025.

1602570730962.png
X
Vào cuối tháng 10 năm đó, công ty “Sukhoi” sẽ bắt đầu triển khai sản xuất hàng loạt “Okhotnhik”, - nhiều khả năng là tại Nhà máy Hàng không mang tên Chkalov tại thành phố Novosibirsk.

Dự án thiết kế “Thợ săn” được triển khai từ năm 2012 tại công ty Sukhoi. Thiết bị được chế tạo theo sơ đồ khí động học "cánh bay" ứng dụng công nghệ tàng hình.

Đây là kiểu UAV nặng nhất trong lớp của mình- trọng lượng cất cánh tới hơn 20 tấn. Có một số ý kiến cho rằng do sử dụng hệ thống điện tử hàng không tiên tiến với các yếu tố trí tuệ nhân tạo, "Thợ săn" Nga nên được xếp vào nhóm các máy bay thế hệ 6.

UAV "Thợ săn" Nga có "kích thước như máy bay thật": chiều dài - 19 m, sải cánh - 14 m. Tải trọng- 6 tấn. Trần bay- 18.000 m, tầm bay 6.000 km. Giám đốc Tập đoàn Máy bay Thống nhất Nga Yuri Slyusar từng tuyên bố rằng “Thợ săn” Nga có tầm bay xa chưa từng có.

Tuy nhiên, nói như vậy là không hoàn toàn chính xác. Máy bay không người lái trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk của Mỹ có thể hoạt động trên không liên tục 24 giờ và trong khoảng thời gian này nó bay được 25.000 km.

1602570768305.png
Máy bay không người lái trinh sát chiến lược RQ-4 Global Hawk Mỹ
Tuy vậy, tất nhiên, sức mạnh của “Thợ săn” Nga không nằm ở tầm bay, vì nó được biên chế cho không quân chiến thuật, chứ không phải cho không quân tầm xa. Tải trọng tác chiến rất ấn tượng tương đương với một máy bay tiêm kích hạng trung cho phép nó giải quyết một loạt các nhiệm vụ tấn công.

Khác hẳn với các máy bay không người lái tấn công của Mỹ thường chỉ được sử dụng để thực hiện các đòn tấn công chính xác cao nhằm vào một hoặc hai mục tiêu. Sau đó, chúng (UAV Mỹ) quay về căn cứ để lắp tên lửa.

“Thợ săn” Nga có khả năng cơ động khá cao, ở mức tối đa của các máy bay sơ đồ "cánh bay". Tuy nhiên, các khả năng tốc độ của nó không cho phép xếp nó vào lớp các máy bay tiêm kích.

Theo nhiều nguồn số liệu khác nhau, tốc độ của “Thợ săn” có thể nằm trong khoảng từ 1.000 km / h đến 1.400 km / h. Ngay cả chiếc F-35 Mỹ “vụng về” cũng còn có tốc độ lớn hơn. Nhưng thực ra không thể đòi hỏi điều không thể từ một "cánh bay" được. Vì vậy, có thể coi “Thợ săn” là một máy bay ném bom B-2 Spirit thu nhỏ.

Đồng thời, UAV “Thợ săn” cũng được trang bị các thiết bị đặc biệt cho phép nó tiến hành các hoạt động trinh sát quang-điện tử vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày đêm, thiết bị trinh sát vô tuyến, trinh sát bức xạ và các kiểu trinh sát khác.

Máy bay không người lái này được thiết kế với tốc độ khá nhanh. Chỉ sau 6 năm tính từ thời điểm triển khai dự án thiết kế- thử nghiệm, nguyên mẫu đầu tiên đã hoàn chỉnh. Mùa thu năm 2018, “Thợ săn” bắt đầu chạy dọc đường băng.

Và vào ngày 3/8 năm ngoái, "Okhotnkik" đã thực hiện chuyến bay đầu tiên kéo dài hơn 20 phút. Máy bay không người lái đã bay quanh sân bay của nhà máy hàng không nhiều lần và hạ cánh thành công.


Khi thiết kế "Okhotnkik", các công trình sư Nga đã lên sơ đồ sử dụng chúng cùng với máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-57- “Okhotnhik” sẽ bay số hai cho máy bay có người lái.

Buổi huấn luyện thực hành đầu tiên về bay phối hợp tác chiến giữa Su-57 và S-70 (“Thợ săn”) như vậy đã diễn ra vào ngày 27/9/2019. Chuyến bay chung kéo dài hơn 30 phút, trong suốt thời gian đó máy bay không người lái cắt liên lạc với trạm điều khiển mặt đất, nó bay hoàn toàn theo lệnh từ Su-57.


Trong chuyến bay này đã luyện tập các khoa mục phối hợp giữa máy bay số một và máy bay số hai với nội dung mở rộng trường radar cho máy bay tiêm kích và cung cấp các dữ liệu chi mục tiêu để Su-57 phóng tên lửa tầm xa mà không cần phải xâm nhập vào khu vực phòng không của đối phương giả định.

Và một hành động chung như vậy giữa máy bay có người lái và máy bay không người lái là một trong những yêu cầu dứt khoát đối với không quân thế hệ 6.

Tất nhiên, tất cả những điều này đều nằm trong khuôn khổ học thuyết phối hợp hoạt động (các hoạt động tác chiến) lấy mạng làm trung tâm của không chỉ các tổ hợp không quân, mà còn của cả các tổ hợp mặt đất và tổ hợp trên biển với nhiều chức năng khác nhau.

Nhưng nếu xét về tiêu chí trọng lượng, thì quả thực “Thợ săn” Nga không có máy bay không người lái nào trên thế giới sánh kịp. Tất nhiên, điều này chỉ có thể được khẳng định sau khi nó đã được nghiệm thu và đưa vào trang bị.

Một cặp máy bay không người lái trinh sát- tấn công của Israel có tải trọng chưa đầy một tấn. IAI Heron có khả năng mang tải trọng tác chiến 250 kg.


Nhưng khi được sử dụng thực hiện chức năng tấn công- nó trở thành UAV sử dụng một lần (cảm tử)- IAI Heron được “nhồi đầy chất nổ” và lao lần cuối đến mục tiêu. Chiến thuật này hiện đang được người Azerbaijan sử dụng rộng rãi trong các cuộc tấn công vào Karabakh.

1602570781339.png
Elbit Hermes 900
Còn UAV Israel Elbit Hermes 900- nó có thể sử dụng tên lửa. Sau khi phóng tên lửa, nó lại quay trở lại căn cứ. Tải trọng hữu ích- 350 kg. Nhưng trong 350 kg này không chỉ có riêng vũ khí tên lửa và bom, mà còn cả hệ thống điều khiển ném bom và nhận dạng mục tiêu.

Mỹ có 2 máy bay không người lái tấn công. Một loại, có thể nói là đã hơi cũ- đó là MQ-1 Predator. Nó đã có tuổi ngót nghét một phần tư thế kỷ. MQ-1 Predator có khả năng mang 2 tên lửa chống tăng có điều khiển trang bị cho máy bay lên thẳng “Hellfire", tổng trọng lượng 90 kg.

1602570793686.png
MQ-9 Reaper
Nhưng còn MQ-9 Reaper- đó thực sự là một UAV rất đáng gờm, hiện được quân đội của 5 nước khai thác từ 12 năm nay. Trọng lượng cất cánh của máy bay không người lái này là 4.800 kg.

Tải trọng tác chiến- 1.700 kg. Tên lửa và bom bay được gắn trên 6 móc treo. Chiều dài của máy bay không người lái MQ-9 Reaper là 11 m, tầm hoạt động- tới 1.900 km.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
OPFOR có xóa được nỗi sợ vũ khí Liên Xô/Nga?

Chương trình OPFOR được Mỹ xây dựng để binh sĩ huấn luyện làm quen với vũ khí và chiến thuật tác chiến của Liên Xô, sau này là Nga.

Người Mỹ đang học cách giao tranh với Nga trong điều kiện gần với thực chiến nhất. Mới đây, Lầu Năm Góc đã đặt hàng mua một loạt các mô hình vũ khí của Liên Xô và Nga với kích thước như thật - tại các cuộc tập trận, số thiết bị quân sự này sẽ được dùng “vũ trang” cho những lính Mỹ đóng giả “quân xanh” đối phương.

1602651915834.png


Khách hàng đòi hỏi là tất cả các mô hình phải được làm bằng urethane chắc nặng để có thể chịu được nhiều năm tập luyện đào tạo binh sĩ.

Mỹ làm gì với chương trình OPFOR?

Trong bài viết của mình, hãng tin Nga Sputnik cho biết, đơn đặt hàng nêu rõ rằng, Mỹ sẽ mua súng phóng lựu chống tăng RPG-7, tổ hợp tên lửa phòng không vác vai “Strela-2”, súng máy và tiểu liên Kalashnikov, súng bắn tỉa Dragunov, lựu đạn F-1, RGD-5 và RG-42.

Tất cả những thứ này phải được giao đến Fort Benning, một trong những căn cứ quân sự lớn nhất ở Hoa Kỳ. Tại đây mỗi năm đào tạo huấn luyện tới 96 nghìn quân nhân, theo 85 chuyên ngành. Mỗi người lính của các đơn vị xe tăng và bộ binh đều bắt đầu con đường quân ngũ tại Fort Benning.

1602651728148.png

1602651719144.png


Như vậy, Lầu Năm Góc đã quyết định đưa chương trình huấn luyện đến gần hơn với điều kiện thực chiến của cuộc giao tranh tiềm tàng mà đối thủ là Nga. Đây cũng không phải là lần đầu người Mỹ sử dụng vũ khí, thiết bị và thậm chí cả đồng phục của đối thủ.

Ví dụ như vào hồi cuối tháng 9, Hoa Kỳ thực hiện các cuộc diễn tập có sử dụng ồ ạt UAV tấn công. Và mục tiêu cần triệt hạ là các mô hình hệ thống tên lửa phòng không “Pantsir-S1”. Còn trong vô số cuộc tập trận ở châu Âu, vai “kẻ thù” thường do các quân nhân NATO đóng giả, họ mặc đồ nguỵ trang gợi nhớ đến lính Nga một cách đáng ngờ.


1602651761813.png
Những chiếc F-18 Mỹ được sơn giống màu của Su-27 Liên Xô

Ý tưởng của một “hội hóa trang quân sự” như vậy rõ ràng là để đánh tan nỗi sợ hãi của binh sĩ trước đối phương, dạy họ cách nhận biết thiết bị và lính đối phương, cho họ làm quen với kiểu chiến thuật khác.

Ở Hoa Kỳ người ta hiểu rõ lợi thế của hình thức đào tạo này ngay từ thời Chiến tranh Lạnh, khi khởi động chương trình OPFOR (Opposing Force – Lực lượng đối địch), tức là trong quân đội tạo ra những đơn vị đặc biệt mô phỏng lực lượng của các nước thuộc Hiệp ước Warszawa tại các cuộc diễn tập.

Quân nhân OPFOR mặc trang phục tương tự như của quân đội Liên Xô, hành động theo cách thức giả định của kẻ thù tiềm năng và tha hồ sử dụng thiết bị quân sự của khối Đông Âu.

1602651685486.png

X
Chính các đơn vị OPFOR đã thử nghiệm xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Liên Xô tại Mỹ, là những cỗ chiến xa do Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat chuyển giao cho Washington hồi cuối những năm 1970.

Quân Mỹ đã điều khiển những chiếc BMP-1 chạy xung quanh thao trường, nghiên cứu kỹ lưỡng, nhắm bắn vào xe bằng các loại súng với cỡ nòng khác nhau. Kết quả là trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley đã lắp đặt pháo 25mm bắn nhanh M242 Bushmaster, với loại đạn có khả năng xuyên thủng giáp trước của xe bọc thép hạng nhẹ Xô-viết.

1602651800845.png
M551 Sheridan của Mỹ được hóa trang thành xe tăng T-80 Liên Xô

Những “chiến lợi phẩm” sau Chiến tranh lạnh

Nhưng người Mỹ thiếu rất nhiều mẫu thiết bị và phụ tùng thay thế của đối phương dành cho các vũ khí này. Kết quả là trong trang bị của OPFOR xuất hiện cả những thứ thiết bị dị dạng kỳ quặc, là những phương tiện Mỹ mô phỏng thành “vũ khí Liên Xô”.

Hồi những năm 1980, trong các kho quân sự ở Mỹ dồn lại khoảng 1.000 xe tăng hạng nhẹ “Sheridan” vốn được rút khỏi các đơn vị tiền tuyến. Do đó, họ quyết định sử dụng số tăng đó phục vụ cho quan tâm của OPFOR.

Trên cơ sở những cỗ chiến xa này, người ta tạo ra các mô phỏng xe tăng T-72, xe chiến đấu bộ binh BMP-1, pháo phòng không tự hành “Shilka” và pháo tự hành “Gvozdika”. Sau đó, xuất hiện thêm mô hình xe tăng T-72 và xe bộ binh BMP-2 do xe bọc thép M113 và M2 Bradley cải trang đội lốt.

Cơ hội vàng để trang bị cho OPFOR là thời kỳ sau khi Liên Xô tan rã. Các nước trước đây thuộc Tổ chức Hiệp ước Warszawa sẵn lòng bán hoặc tặng các thiết bị quân sự Xô-viết cho người Mỹ. Chính khi đó, các đơn vị OPFOR đã nhận được các vũ khí chính hiệu Liên Xô như xe tăng T-72 và T-80U, xe chiến đấu bộ binh BMP-2, xe vận tải bọc thép BTR-80, các hệ thống pháo và tên lửa phòng không “Tunguska”, pháo mặt đất và nhiều thứ nữa.

Các thiết bị kỹ thuật này đã được vận hành liên tục ở tiểu đoàn tấn công-đổ bộ số 3 thuộc sư đoàn 1 của Thủy quân lục chiến Mỹ, đóng tại Camp Pendleton ở bang California. Người Mỹ huy động các xe bọc thép để sử dụng tại thao trường ở vị trí đồn trú thường trực.

1602651820548.png
Tiêm kích F-16C Mỹ được sơn họa tiết của chiến đấu cơ Su-57 Nga


Thủy quân lục chiến Mỹ còn có cả mấy chiếc trực thăng Mi-24 nhận được từ các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa cũ. Trong những năm Chiến tranh Lạnh, vai trò mô phỏng Mi-24 được giao cho trực thăng-đổ bộ Sikorsky SH-3 SeaKing và Aerospatiale SA 330 của Pháp.

Một trong những bài tập trong quá trình huấn luyện chiến đấu cho binh sĩ Hoa Kỳ là xóa bỏ nỗi sợ hãi của quân nhân trước những “con cá sấu” lợi hại khủng khiếp của Nga. Đơn vị nằm trong bãi đất trống, còn trực thăng “của quân Nga” quần đảo nhiều vòng trên đầu lính Mỹ, ở độ cao tối thiểu và tốc độ tối đa.


Có xua tan nỗi sợ về vũ khí Nga?

Trong các cuộc tập trận của Mỹ, vai trò hàng không đối phương thường do phi đội cường kích “Aggressor” thành lập đầu những năm 1970 đảm nhận và bay trên các phi cơ mô phỏng máy bay chiến đấu của Liên Xô và Nga.

Thoạt đầu, đó là những chiếc F-5 của Mỹ với ngôi sao màu đỏ sơn trên cánh, nhưng đến năm 1973, Hoa Kỳ đã dùng chiếc MiG-21F-13 thứ thiệt đầu tiên do người Israel bắt giữ của người Ả Rập. Vài năm sau, trên bầu trời Nevada có bóng dáng những chiếc MiG-21BIS và MiG-23 nữa.

Sau khi Liên Xô tan rã, “Aggressor” đã có được những “giáo cụ trực quan quân sự” là máy bay hiện đại hơn. Chẳng hạn, vào tháng 12 năm 2016, những người săn tin đã chụp được ảnh cuộc giao tranh tay đôi huấn luyện giữa một chiến đấu cơ Su-27 và một chiếc F-16 của Mỹ ở Nevada. Chiếc “Su” đến tay người Mỹ có lẽ là từ Ukraine.


1602651858255.png
Su-27 và F-16 đang huấn luyện chiến đấu quần vòng ở cự ly ngắn ở Nevada

Theo dữ liệu của các phương tiện truyền thông, người Mỹ có mấy chiếc máy bay loại này, cũng như khoảng hơn hai chục chiến đấu cơ MiG-29. Tuy nhiên, trang bị của phi đội “Aggressor” vẫn dựa trên cơ sở số máy bay F-5, F-15, F-16 và F/A-18, chỉ có điều được sơn lại cho giống với kiểu ngụy trang của Nga.

Không chỉ vẻ ngoài mà “Aggressor” còn cố gắng bắt chước chiến thuật và tính năng kỹ thuật của máy bay đối phương. Theo quan niệm của Không lực Hoa Kỳ, đây là điều này rất quan trọng dưới góc độ tâm lý.

Ngay từ thời Thế chiến II, người Mỹ đã nhận ra rằng trong lần đầu xuất kích, hầu hết các phi công trẻ đều thường rơi vào trạng thái sững sờ. Mà trong cuộc không chiến, những giây phút mất bình tĩnh đáng giá nhiều mạng người.

Theo quan điểm của các chỉ huy quân sự của Lầu Năm Góc, việc huấn luyện thường xuyên với “kẻ xâm lược” - dù là máy bay Mỹ đội lốt hay máy bay Nga thật sự, cũng là điều hết sức cần thiết, giúp cho các phi công của USAF quen dần với hình ảnh đối phương sấm sét.

Thậm chí là vào năm 2019, cổng thông tin Defense Blog đưa tin quân đội Mỹ đã sử dụng các thiết bị mô phỏng của Nga trong khuôn khổ cuộc tập trận Southern Strike, đặc biệt là hệ thống phòng không Tor và Osa, Được biết những mẫu vũ khí Nga được sử dụng để giúp các cuộc diễn tập "sát thực tế hơn".
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Video 5 chiếc T-72 Syria đánh bại tuyến phòng ngự phiến quân
(Vũ khí) - Truyền thông Syria vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh đội tăng T-72 gồm 5 chiếc đánh bại hoàn toàn tuyến phòng ngự của phiến quân tại Idlib.
Truyền thông Syria vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh đội tăng T-72 gồm 5 chiếc đánh bại hoàn toàn tuyến phòng ngự của phiến quân tại Idlib.
Hình ảnh được công bố cho thấy, đội hình xe tăng T-72 của Quân đội Ả Rập Syria (SAA) nối đuôi nhau tiến vào khu vực với nhiều tòa nhà chung cư ở phía Đông Nam tỉnh Idlib - nơi lực lượng phiến quân đang ẩn náu và sử dụng làm nơi phát động những đợt tấn công về phía SAA.
Bị tấn công bởi đội hình xe tăng, các tay súng phiến quân đã chống trả yết ớt bằng những khẩu súng trường. Không rõ số lượng thương vong của phiến quân nhưng phía SAA tuyên bố, toàn bộ tay súng phiến quân ẩn náu trong khu vực đã bị đánh bại.

T-72 Syria tấn công phiến quân.
SAA hiện đang đẩy mạnh chiến dịch tiến công tới thành phố Ma'arat al-Nu'man sau khi giải phóng các thị trấn Ma'ar Shamshah và Talmenes ở Idlib. Bính sĩ Chính phủ Syria hiện chỉ cách trung tâm thành phố chưa tới 700m.
Ma'arat al-Nu'man, trung tâm đô thị lớn nhất ở vùng Đông Nam Idlib đang là mục tiêu tấn công chính của SAA khi lực lượng này tiến hành chiến dịch tiến công lớn trong khu vực.
Thành phố này kiểm soát tuyến cao tốc chiến lược M5 kết nối Thủ đô Damascus với trung tâm công nghiệp ở thủ phủ Aleppo.
Được biết, đội hình T-72 tấn công phiến quân lần này thuộc phiên bản T-72AV, đây là biến thể hiện đại nhất và là có giáp bảo vệ tốt nhất trong các biến thể T-72 mà Quân đội Syria sở hữu.
So với mẫu T-72M/M1 (Syria có sử dụng), toàn bộ mặt trước tháp pháo, mặt trước thân, hai bên hông xe được tăng cường giáp phản ứng nổ Kontakt-1 đem lại khả năng chống chọi hiệu quả trước vũ khí chống tăng của đối phương.
Kontakt-1 là thế hệ giáp phản ứng nổ đầu tiên sử dụng vật liệu phản ứng nổ 4S20. vật liệu phản ứng nổ được đặt trong 2 ngăn, ở 2 góc độ khác nhau nhằm tạo ra góc tương tác đạt hiệu quả tối đa với đạn chống tăng chủng xuyên lõm.
Hiệu quả tác động của giáp phản ứng nổ nói chung và Kontakt-1 nói riêng phụ thuộc vào góc tiếp xúc với đầu quả đạn với luồng xuyêm lõm. Ở góc tiếp xúc thông thường là 50-70 độ, giáp phản ứng nổ đạt hiệu quả tối ưu với luồng xuyên lõm.
Ở góc tiếp xúc 30-45 độ phản ứng tác dụng của giáp trước luồng xuyên lõm thấp, giảm tới 60%. Càng ở góc tiếp xúc với luồng xuyên lõm thấp, hiệu quả chống luồng xuyên lõm của giáp phản ứng nổ càng giảm. Giáp phản ứng nổ Kontakt-1 cung cấp khả năng bảo vệ vỏ xe chống lại các loại vũ khí chống tăng với chủng đạn xuyên lõm tăng từ 10-20 lần.
Thông thường các module bảo vệ được lắp hai bên sườn cho các dòng xe bọc thép hộ vệ tăng BMPT trong các trận cận chiến hoặc chiến đấu trong đô thị. Bởi những trận đánh như vậy các phương tiện bọc thép (gồm cả xe tăng) bị đe dọa bởi vũ khí chống tăng vác vai.
Clip đội hình tăng T-72 Syria tấn công phiến quân

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ sản xuất trực thăng tin là...tàng hình
(Vũ khí) - Công ty trực thăng Bell bắt đầu sản xuất trực thăng 360 Invictus - dòng máy bay được cho là có thể phá hủy cả trận địa phòng không đối phương.

Hôm 8/10, Chris Gehler, Phó chủ tịch Bell (thành viên thuộc Tập đoàn Textron) và giám đốc chương trình 360 Invictus cho biết, công tuy bắt đầu sản xuất trực thăng tấn công tàng hình 360 Invictus.

"Những bộ phận hộp số, các bộ phận rotor, cấu trúc khung thân và cánh quạt chính đang được ưu tiên sản xuất trước. Cùng với đó những bộ phận khác cấu thành máy bay hoàn chỉnh cũng đang được triển khai sản xuất", vị giám đốc của Bell cho biết.

1602652090998.png
Trực thăng 360 Invictus.
Theo tuyên bố của vị giám đốc này, khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm và đi vào trang bị, Invictus sẽ là dòng trực thăng tấn công hàng đầu thế giới bởi ngoài khả năng tấn công, chúng còn có thể xâm nhập thẳng vào trận địa phòng không đối phương để phá hủy.


Để làm được điều đó, Invictus được ứng dụng công nghệ tàng hình giúp nó có thể dễ dàng vượt qua hệ thống radar tinh vi của đối phương. Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công, Invictus có thể triển khai đạn hành trình tuần tiễu.

Loại đạn này còn được gọi là máy bay không người lái tự sát, mang lại phương thức tác chiến tiên tiến cùng với khả năng xử lý nhanh thông tin về chiến trường.

Cùng với đó, trực thăng Invictus còn được tích hợp pháo 20 mm và khả năng mang vũ khí bên trong được thiết kế để phù hợp với trang bị hiện tại cũng như tương lai. Sự kết hợp giữa các cảm biến tiên tiến giúp nâng cao nhận thức tình huống và tăng mức độ đáng sợ của nó.

Nhận định về những thông tin về dòng trực thăng tàng hình được Mỹ công bố, chuyên gia quân sự cao cấp Nga Iuri Kuzelev cho rằng, đó là những tuyên bố sai lầm về công nghệ tàng hình.

"Không có bất kỳ vật thể bay nào có thể tàng hình hoàn toàn được trước những hệ thống radar tối tân ngày nay, đặc biệt là với trực thăng bởi chúng không thể giấu cánh quạt. Chính bộ phận này khiến trực thăng được gọi là tàng hình bộc lộ rõ trên màn hình radar như máy bay cỡ lớn", chuyên gia Nga nói.

Giới chuyên gia cho rằng, đây cũng chính là nguyên nhân khiến Lầu Năm Góc phải từ bỏ chương trình trực thăng tàng hình khác là RAH-66 Comanche dù những chiếc đầu tiên đã được đưa vào trang bị cho một số đơn bị đặc biệt.

Trực thăng RAH-66 có thiết kế khí động học rất nhằm làm giảm tối đa diện tích phản hồi radar. Thân trực thăng lại được phủ thêm một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng radar. Các tính toán cho thấy diện tích phản hồi radar của RAH-66 nhỏ hơn 360 lần so với trực thăng tấn công AH-64D Apache.

1602652108923.png


Thân máy bay được làm hoàn toàn bằng vật liệu composite nhằm giảm trọng lượng và tăng độ bền cơ học. Cánh quạt chính 5 lá được thiết kế độc đáo cùng hệ thống động cơ mới giúp trực thăng hoạt động rất êm.


Rotor đuôi được thiết kế liền với thân nằm trong một khung hình tròn phía trên có các cánh ổn định. Với những thông số này, giới quân sự Mỹ cho rằng, RAH-66 chính là dòng trực thăng tàng hình đầu tiên trên thế giới đi vào hoạt động.

Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn trang bị, dòng trực thăng này đã gây thất vọng lớn khi chúng vẫn bị những hệ thống radar phát hiện dễ dàng. Cùng với đó là chi phí quá lớn để phát triển (khoảng 60 triệu USD/chiếc - đắt hơn những tiêm kích thế hệ 4++ ngày nay).


Chính vì vậy, RAH-66 Comanche đã nhanh chóng bị khai tử. Lầu Năm Góc tiếp tục theo đuổi một chương trình trực thăng tàng hình đầy tham vọng khác là Invictus với hy vọng có thể khắc phục được những điểm yếu của RAH-66.

Nhưng theo chuyên gia Iuri Kuzelev, bất kể dòng trực thăng nào đều không thể che giấu được cánh quạt khi hoạt động. Vì vậy, tham vọng Mỹ dùng Invictus tấn công và phá hủy được trận địa phòng không đối phương có thể chỉ là ý tưởng.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,230
Động cơ
138,330 Mã lực
Chiến hạm tỷ đô của Mỹ sẽ phóng được nhiều tên lửa
(Vũ khí) - Hải quân Mỹ vừa chính thức đặt tên cho chiếc tàu FFG đầu tiên và tiết lộ sức mạnh vượt trội của lớp chiến hạm thế hệ mới này.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Hải quân Mỹ, Kenneth J. Braithwaite, chiến hạm FFG đầu tiên được mang tên USS Constellation (FFG 62). "Là chiếc đầu tiên trong lớp của nó, tất cả những chiếc tàu thuộc chương trình FFG đều sẽ được gọi chung là lớp Constellation", người đứng đầu Hải quân Mỹ cho biết.

1602652165379.png
Chiến hạm USS Constellation.
Ông Kenneth J. Braithwaite cho biết thêm, quyết định đóng tàu FFG nhằm đáp ứng yêu cầu Hải quân Mỹ muốn một tàu khu trục có thể theo kịp với biên đội tàu sân bay và có cảm biến nối mạng với những chiến hạm khác trong hạm đội.


Đặc biệt, với hệ thống MK-41, chiến hạm thế hệ mới FFG có thể phóng được tất cả tên lửa hiện có của Hải quân Mỹ. Mục đích đóng chiến hạm FFG đã được công bố nhưng theo nguồn tin quân sự Mỹ, sự ra đời của FFG nhằm lấp vào chỗ trống chương trình LCS để lại do không đạt yêu cầu.

Hải quân Mỹ từng kỳ vọng tàu chiến ven bờ LCS sẽ có thể đảm nhiệm vai trò hỗ trợ tàu khu trục Arleigh Burke và tàu tuần dương Ticonderoga trong biên đội tác chiến hỗn hợp. Nhưng do được thiết kế với mục đích khác đó là len lỏi vào sát bờ biển của đối phương tung đòn tập kích mà LCS tỏ ra không phù hợp khi triển khai ngoài xa đại dương.

Bên cạnh đó hỏa lực của LCS cũng chưa được hoàn thiện, trên tàu có khoảng không gian trống tới 40% để tích hợp vũ khí theo từng yêu cầu nhiệm vụ nhưng thực tế vẫn chưa có một cấu hình ổn định dành cho lớp tàu này.

Đứng trước yêu cầu trên, Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch đóng mới 20 chiếc FFG hiện đại để cấp tốc nâng cao sức mạnh cho hạm đội, những chiến hạm này sẽ có lượng giãn nước vào khoảng 4.000 - 6.000 tấn, trị giá 950 triệu USD mỗi tàu, mức giá trên nằm giữa Arleigh Burke (1,8 tỷ USD) và LCS (700 triệu USD).

1602652174095.png


Ấn tượng đầu tiên về mẫu FFG của Lockheed Martin đó là nó được thiết kế với nhiều góc cạnh để giảm diện tích phản xạ radar, trên tháp chỉ huy là các mảng ăng ten mảng pha quay về 4 góc tương tự như hệ thống Aegis trên khu trục hạm Arleigh Burke.


Phía trước tàu là pháo hải quân loại 57 mm có tốc độ bắn cao, 32 ống phóng thẳng đứng Mk-41 tương thích tên lửa phòng không tầm xa SM-2 IIIC ESSM Block 2 hoặc loại SM-6 tiên tiến hơn, bên cạnh đó nó còn triển khai được cả tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk. Chiến hạm mới vẫn giữ lại các ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon truyền thống với cơ số 8 quả.


Ngoài ra, tàu còn có module hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx CIWS, thiết bị định vị thủy âm dạng kéo đi kèm ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Mk 46 cỡ 324 mm. Ngoài phục vụ trong Hải quân Mỹ, đây còn là một lớp tàu chiến có triển vọng xuất khẩu rất tốt.


 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top