[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Đối phó tàu ngầm Nga là ưu tiên số 1 của Mỹ
(Vũ khí) - Theo cựu Phó Đô đốc Hải quân Mỹ, James Hogg việc đối phó với tàu ngầm Nga hiện là ưu tiên hàng đầu của Mỹ tại khu vực Bắc Đại Tây Dương.
Hồi năm 2019, Hải quân Nga đã điều 8 tàu ngầm, trong đó có 6 chiếc là tàu ngầm hạt nhân đi ngang qua biển Na Uy và biển Barents.

Giới quân sự Mỹ tin rằng, số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa của chúng khi được sử dụng sẽ là sự khởi đầu cho việc kết thúc của một nền văn minh nào đó.

Cùng với đòn đánh hạt nhân tầm xa, những tàu ngầm Nga còn rất mạnh khi mang theo tên lửa hành trình tầm xa Kalibr, vũ khí giúp tàu ngầm Nga vẫn ở biển Barents nhưng đủ sức tấn công các mục tiêu trên khắp Bắc và Trung Âu.

1603369871096.png
Tàu ngầm hạt nhân USS Seawolf của Mỹ.

Chính vì vậy, những tàu ngầm Nga đang tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng với Mỹ và đồng minh trong khu vực. Để đối phó với tàu ngầm Nga, Hải quân Mỹ đã điều tàu ngầm USS Seawolf đến Bắc Đại Tây Dương làm nhiệm vụ ngay sau đó.

Chuẩn Đô đốc Anthony Karullo, chỉ huy nhóm tàu ngầm cho biết, việc triển khai tàu USS Seawolf tới Na Uy cho thấy khả năng tác chiến dưới biển cũng như thể hiện cam kết liên tục của lực lượng tàu ngầm Mỹ trong việc cung cấp khả năng răn đe và an ninh hàng hải trong khu vực Bắc Cực.

Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, USS Seawolf được thiết kế khá đặc biệt so với những tàu ngầm khác của Mỹ. Tàu được trang bị lò phản ứng hạt nhân Westinghouse S6W, hai tuabin hơi nước, tổng công suất trục 52.000 mã lực.

Tàu được trang bị hệ thống phát hiện tàu ngầm sonar BQQ 5D, trong đó có hệ thống thuỷ âm hình cầu chủ động và bị động đường kính 24 feet BQQ-5D, BQS-24. Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống định vị thủy âm TB-29 để phát hiện nhanh đối tượng gần như mìn hay thuỷ lôi.

Ban đầu, hệ thống dữ liệu chiến đấu của Seawolf dùng hệ thống của tàu Lockheed Martin BSY-2, trong đó sử dụng một mạng lưới khoảng 70 thiết bị vi xử lý Motorola 68030, tương tự như bộ xử lý dùng trong máy tính Macintosh, nhưng hiện tại đã được nâng cấp, thay bằng Hệ điều khiển vũ khí AN/BYG-1 hiện đại, đa năng.

Tàu ngầm Seawolf được thiết kế để trở thành thợ săn thực sự, được trang bị tới tám ống phóng ngư lôi cỡ 660mm, gấp đôi thế hệ tàu ngầm trước đó, chủ yếu để phóng ngư lôi hạng nặng Mk48 cỡ 533mm, nên giảm ồn, tránh bị tàu ngầm đối phương phát hiện.

Cùng với việc triển khai tạu ngầm tối tân, một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn mang tên "Góa phụ đen-2020" cũng vừa được tổ chức hồi tháng 9/2020 ở Đại Tây Dương với mục tiêu là chuẩn bị cho Hải quân Mỹ trước những thách thức mới khi "ngày càng có nhiều tàu ngầm tiên tiến của Nga hiện diện trên Đại Tây Dương".


Cuộc tập trận có sự tham gia của 2 tàu ngầm, 2 tàu khu trục, tàu đổ bộ USS Wasp cùng 2 phi đội trực thăng MH-60R Sea Hawkvà 1 máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8A Poseidon. Một "đội đỏ" dưới nước cũng tham gia, mô tả phương tiện tác chiến của kẻ thù.


Như Phó Đô đốc Daryl L. Caudle - chỉ huy lực lượng tàu ngầm của Hải quân Mỹ cho biết, cuộc khủng hoảng mà Hải quân Nga trải qua trong thập kỷ đầu tiên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đã khiến nhiều người Mỹ tin rằng quê hương của họ là nơi trú ẩn an toàn. Nhưng bây giờ không phải như vậy.

Bài báo lưu ý rằng mặc dù hạm đội Nga nhỏ hơn nhiều so với hạm đội Liên Xô, nhưng tình trạng lại tiên tiến hơn. Các tàu ngầm Nga đã trở nên yên lặng hơn nhiều và có khả năng phóng tên lửa vào các mục tiêu rất xa trên đất liền.


Theo ý kiến của ông Michael Petersen - Giám đốc Viện Nghiên cứu Hải quân Nga tại Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ thì trong trường hợp xảy ra xung đột, tàu ngầm sẽ tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như hải cảng.

Đó là lý do tại sao chúng được trang bị tên lửa hành trình Kalibr, vị chuyên gia tin tưởng.


 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Hành lang Suwalki: Cán cân NATO-Nga trong xung đột giả định
(Lực lượng vũ trang) - 20/9/2020, Tướng Jeffrey Lee Harrigian, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Châu Âu tuyên bố NATO có kế hoạch chọc thủng hệ thống phòng thủ khu vực Kaliningrad của Nga.
Nhân sự kiện này, xin giới thiệu một bài viết có nội dung liên quan với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga Alexandr Kharaluzhny. Chỉ xin lưu ý đây là quan điểm riêng của tác giả. Chúng tôi có bổ sung thêm một bản đồ để tiện theo dõi.


1603370328449.png
Cuộc tập trận "Iron Wolf 2017". Bộ Quốc phòng Litva
Một dải đất hẹp- dài chưa tới 100 km dọc biên giới Ba Lan-Litva, với một đầu trên đất Belarus và đầu kia thuộc vùng Kaliningrad của Nga được đặt theo tên thành phố Suwalki nằm dọc dải đất này, lại đã trở thành một lý do khiến các chiến lược gia của Liên minh Bắc Đại Tây Dương thực sự đau đầu trong những năm gần đây. ... Tại sao vậy?

1603370346844.png
(Vì) Các tướng lĩnh NATO tin chắc rằng chính tại dải dất này, một khi người Nga đã quyết định bắt đầu công cuộc chinh phục Châu Âu, họ sẽ thực hiện đòn tấn công đột phá đầu tiên, trước hết là để chia cắt các quốc gia Baltic "nhỏ bé nhưng kiêu hãnh" này khỏi các đồng minh của mình, và quan trọng nhất- đảm bảo cho Nga khả năng kết nối giao thông trên bộ với Kaliningrad và các cụm quân của mình đóng tại đó. Từ đây mới có tên gọi "Hành lang Suwalki" như đã biết.

Việc giải thích cho các tướng lĩnh Phương Tây mang nặng tâm lý bài Nga rằng chúng ta sẽ không hề có ý định tấn công bất cứ ai rõ ràng là một việc làm tốn công vô ích. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ.

Điều gì sẽ xảy ra nếu như tại hàng lang nhỏ hẹp này quân đội Nga và NATO thực sự đụng đầu nhau? Cứ giả định là như vậy ...

Phải nói ngay rằng, ngoài rất nhiều những câu chuyện bịa đặt tưởng tượng nhan nhản trên các phương tiện truyền thông, đối phương tiềm năng nhất của chúng ta (NATO) trong một thời gian dài cũng đã âm thầm nhưng rất ráo riết tiến hành các biện pháp và hành động thực tế để chuẩn bị cho việc bảo vệ khu vực lãnh thổ này trước một "cuộc tấn công tàn bạo của quân Nga".

Hoạt động chủ yếu trong số đó là cuộc tập trận "Sói sắt" (Gelezinis Vilkas) được tiến hành từ năm 2017 trên lãnh thổ Lithuania với sự tham gia của quân nhân từ hầu hết các nước NATO Châu Âu, và của cả Mỹ. Thường thường, quân số tham gia các cuộc tập trận kiểu như vậy là vào khoảng 5.000 người.

1603370415000.png


Về những gì liên quan trực tiếp tới lực lượng quân đội Mỹ, thì trong năm ngoái, Mỹ đã điều 500 binh sĩ của Lữ đoàn thiết giáp số 2 thuộc Sư đoàn kỵ binh số 1 của Quân đội Mỹ cùng 30 xe tăng M1 Abrams và 25 xe chiến đấu bộ binh (BMP) M2 Bradley tham gia tập trận.

Thật lòng mà nói, cũng không thực sự gây ấn tượng lắm. Thêm nữa, việc hành quân đến một địa điểm định trước để tham gia một cuộc diễn tập đã được lên kế hoạch từ trước, là một chuyện- nhưng hành quân đến theo lệnh báo động về một "cuộc tấn công bất ngờ" lại là một chuyện hoàn toàn khác.

Đã từng có lúc Lầu Năm Góc tính toán được rằng, lấy ví dụ, để vận chuyển được Sư đoàn Dù số 82 của Quân đội Mỹ đến được khu vực này, cần ít nhất 72 giờ.

1603370457198.png


Trong khi đó, theo quan điểm của chính cựu Tư lệnh Lực lượng Lục quân Mỹ tại Châu Âu, Trung tướng Ben Hodges (một người chắc chắn rất am hiểu vấn đề này), thì Các Lực lượng Vũ trang Nga sẽ chỉ cần từ 36 đến 60 giờ để kiểm soát hoàn toàn không chỉ cái hành lang khét tiếng này, mà còn cả toàn bộ lãnh thổ các nước Baltic cùng với thủ đô của họ.

Về tuyến đường "một trăm km" Suwalki, thì những điều kiện địa hình phức tạp (nhiều đầm lấy và nhiều rừng) chắc chắn sẽ trở thành một vấn đề (khó khăn) lớn đối với các tướng lĩnh và binh sỹ quân đội NATO, - những người vốn không thể hình dung nổi một kịch bản tấn công mà không sử dụng ồ ạt lực lượng xe tăng- xe bọc thép, chứ không phải là vấn đề đối với quân ta (Nga).

Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, chúng ta thậm chí còn không cần phải đưa lính bộ binh tới hàng lang: chỉ cần sử dụng các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) 9K58 “Smerch” với tầm bắn khoảng một trăm km, nếu được phóng từ cả hai phía của hành lang- từ phía Nga và phía Belarus, thì sẽ chụp lên đầu đội quân NATO vừa mới đột nhập vào khu vực này một trận bão lửa hủy diệt- và sau đó thì chắc gì đã còn ai sống sót.

1603370381592.png


Và đó là còn chưa tính đến những loại vũ khí tấn công và vũ khí tên lửa có sức công phá mạnh hơn nhiều của Bộ đội Đường không- Vũ trụ của chúng ta.

Tất cả các tính toán mô phỏng chiến thuật do các chuyên gia phân tích của Liên minh (NATO) thực hiện và các cuộc tập trận chỉ huy- tham mưu đã buộc họ phải đi đến một kết luận đáng buồn: để giữ quyền kiểm soát hàng lang Suwalki, cần phải có những lực lượng và phương tiện lớn gấp nhiều lần lực lượng và phương tiện mà NATO hiện đang có trong khu vực.

1603370771430.png


Theo các chuyên gia của Trung tâm phân tích RAND rất nổi tiếng và có uy tín của Mỹ thường xuyên cung cấp các dữ liệu và các phân tích nhận định cho Lầu Năm Góc để đưa ra các dự báo quân sự thì Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ có thể triển khai tối đa là 17 tiểu đoàn để phòng thủ "Hành lang Suwalki", tức là không đến 7.000 binh sỹ.

Để đối phó với 25 tiểu đoàn của Quân Nga tổng biên chế 10.000 quân. Trong trường hợp này, trang thiết bị kỹ thuật "nghiêm túc" nhất, sẵn sàng tham chiến ngay lập tức, rất có thể sẽ là các xe vận tải chở quân Stryker của Mỹ.

Để chặn các xe tăng của chúng ta ...Xin đừng cười vội ... Không, đây không phải là chủ nghĩa siêu- yêu nước. Đơn giản là không kể đến những chiếc xe tăng ...

1603370527474.png


Từ năm 2018, Warsaw đã tuyên bố về việc thành lập Sư đoàn cơ giới số 18 với Ban tham mưu đóng tại Siedlce và các kế hoạch tái lập Trung đoàn pháo chống tăng Suwalki số 14 để để yểm trợ lực lượng NATO trên hướng này. Tuy vậy, những lực lượng nói trên rõ ràng là chưa đủ.

Cũng dễ hiểu một cuộc chiến tranh hiện đại- đó không chỉ là cuộc đụng độ của các tiểu đoàn bộ binh cơ giới và lữ đoàn xe tăng, mà còn là một cuộc đối đầu giữa các lực lượng mạnh và đáng sợ hơn nhiều.

1603370593623.png


Một cụm tàu sân bay tấn công của Hải quân Hoa Kỳ có khả năng lật ngược tình thế tác chiến có lẽ là trên bất cứ chiến trường nào. Chỉ có điều là không thể làm được điều đó (đảo ngược tình thế) trong trường hợp này!

Cụm tàu sân bay tấn công Mỹ sẽ không thể làm chủ trên Biển Baltic vì các lý do- cả do điều kiện tự nhiên (độ sâu không lớn), cả do các phương tiện phòng thủ chống tàu cực mạnh (của Nga) được triển khai ngay chính tại Kaliningrad và Hạm đội Baltic của chúng ta.

1603370735571.png


Về không quân- tình hình còn đáng buồn hơn nữa đối với Liên minh (NATO) . Không phải tự nhiên mà họ liên tục phàn nàn về việc Nga thiết lập tại tỉnh Kaliningrad một khu vực chống tiếp cận tuyệt đối.

Trong trường hợp các máy bay NATO tìm cách chiếm ưu thế trên không cho mình, những phương tiện phòng không và tác chiến điện tử của Nga được triển khai tại cả ở khu vực này và cả ở Belarus sẽ rất nhanh chóng buộc các tướng lĩnh NATO phải nhớ lại ngay lập tức như thế nào là thuật ngữ “những tổn thất không thể chịu đựng được”.

1603370626891.png


Nói cho đúng thực tế, thì ngay cả Liên minh (NATO) cũng không hề cố gắng phủ nhận chân lý nói trên.

Có lẽ, tất cả những yếu tố trên là nguyên nhân gây ra mối quan ngại ngày càng lớn của Phương Tây về "Hành lang Suwalki".

Biết làm sao được, ở đây chúng ta chỉ có thể đưa ra một lời khuyên: không nên tìm cách đe dọa đất nước của chúng tôi và rất không nên tạo ra những tình huống buộc Quân đội của chúng tôi phải sử dụng cái hành lang này.

 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Lockheed Martin quyết định ngừng sản xuất F-35

(Vũ khí) - Nhà sản xuất Lockheed Martin vừa gây bất ngờ khi công bố quyết định ngừng sản xuất mới tiêm kích tàng hình F-35.

Theo Defense News, quyết định được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ cùng nhà sản xuất Lockheed Martin thảo luận loạt vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất và thử nghiệm máy bay mới.

Trong đó, do tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài khiến những máy bay mới ra lò không thể thực hiện những cuộc thử nghiệm cần thiết trước khi chuyển giao cho khách hàng.

1603977152951.png
Tiêm kích F-35

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Jessica Maxwell cho biết, những cuộc thử nghiệm như vậy đã bị hoãn lại từ tháng 12/2019 đến năm 2021 hoặc có thể lâu hơn nữa tùy theo tình hình thực tế.

Quyết định bắt đầu sản xuất trở lại có thể bị hoãn cho đến cuối năm sau. "Ngay cả khi các bài kiểm tra thử nghiệm diễn ra vào đầu năm 2021, sẽ mất thời gian để đánh giá kết quả và lập báo cáo", phát ngôn viên Jessica Maxwell nói.


Mỹ bắt đầu ngừng tất cả các cuộc thử nghiệm với F-35 sau khi 4 binh sĩ tại căn cứ Edwards, bang California nhiễm Covid-19. "Dự án F-35 đang chịu tác động do lệnh hạn chế từ cấp địa phương, bang và liên bang nhằm đối phó Covid-19.

1603977172357.png


Chúng tôi đã chấm dứt mọi hoạt động bay thử nghiệm với tiêm kích F-35 ở căn cứ không quân Edwards, nhưng sẽ tiếp tục hoạt động kiểm tra thông qua làm việc từ xa", Brandi Schiff, phát ngôn viên Văn phòng Dự án F-35 (JPO) nói.

Các cuộc thử nghiệm bay tại sân bay Edwards đóng vai trò quan trọng với dự án F-35, do kết quả kiểm tra sẽ quyết định liệu tập đoàn Lockheed Martin có thể cho dây chuyền chế tạo tiêm kích tàng hình này hoạt động hết công suất hay không.

Dù nguyên nhân của việc ngừng sản xuất F-35 đã được tiết lộ nhưng theo The Aviationist, quyết còn có thể liên quan đến một lý do khác đó là trong thời gian qua, những chiếc F-35 đã được bàn giao liên tiếp bị phát hiện đang tồn tại hàng loạt vấn đề.

Đây chính là lý do khiến Văn phòng Giải trình chính phủ Mỹ (GAO) vừa đề nghị quốc hội Mỹ ngưng cung cấp tiền cho chương trình sản xuất máy bay tiêm kích tàng hình đa năng F-35 Lightning II.


Lý do được GAO đưa ra cho đề nghị ngưng cấp tiền sản xuất F-35 là vì loại máy bay này có tới gần 1.000 chi tiết bị lỗi, phải được giải quyết trước khi chương trình sản xuất có thể bắt đầu.

Theo số liệu của GAO, kể từ tháng 1 thì F-35 Lightning II có tới 996 lỗi, trong đó có 111 lỗi được xếp nghiêm trọng Loại 1 - có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn và an ninh người sử dụng.

Có thể kể đến lỗi ở ghế bật cho phi công nhảy dù có thể gây chấn thương cổ, hệ thống cung cấp ôxy không sử dụng được, hệ thống tiếp nhiên liệu trên không có thể bị ngừng giữa chừng…

Đây chính là lý do khiến Aviationist cho rằng, việc chương trình F-35 ngừng sản xuất một phần nguyên nhân có liên quan đến những yếu tố kỹ thuật chưa hoàn thiện của dòng máy bay thế hệ 5 này.




 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ thấm đòn vì chiến hạm Freedom

(Vũ khí) - Hải quân Mỹ hủy bỏ nhiệm vụ tuần tra khi chiến hạm USS Detroit (LCS 7) bỗng dưng chết máy khi đang làm nhiệm vụ.

Hải quân Mỹ cho biết, tàu USS Detroit phát sinh hàng loạt vấn đề tại hệ thống động cơ không lâu sau khi nó rời khỏi căn cứ Mayport ở bang Florida. Sự cố khiến con tàu không thể tiếp tục hành trình và thủy thủ đoàn đã yêu cầu được trợ giúp từ lực lượng cứu hộ để dưa chiếc tàu này quay trở lại cảng.

"USS Detroit đã gặp phải một tai nạn kỹ thuật liên quan đến hệ thống động cơ khiến con tạu phải quay về cảng để tiến hành sửa chữa", Hải quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố.

Được biết, đây là lần thứ 3 kể từ năm 2016, USS Detroit - chiếc tàu LCS thứ 7 bị hỏng động cơ khi đang thực hiện nhiệm vụ. Hiện Hải quân Mỹ vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về mức độ nghiệm trọng của những lần phát sinh sự cố này nhưng theo chuyên gia của tờ Defense News, động cơ của USS Detroit phải được thay thế.

Lỗi này được phát hiện ra vào hồi tháng 7, sau khi các kĩ sư đang tìm hiểu một vấn đề khác ở hệ thống bơm nước biển trên con tàu. Nhưng kể từ đó đến nay, sự cố vẫn chưa khắc phục được triệt để.

1604188431378.png


Hồi háng 12/2015, tàu USS Milwaukee cùng lớp đã gặp lỗi động cơ khi đang trên đường đi tới Nova Scotia và phải quay về cảng tại Virginia, Mỹ.

Trong khi đó, đến tháng 1/2016, tàu USS Fort buộc phải ngừng hoạt động vì lỗi động cơ sau khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển Đông. Nó phải dành tới 8 tháng để sửa chữa tại Singapore trước khi quay trở về Mỹ. Hậu quả của vụ việc khiến hạm trưởng Michael Atwell phải từ chức.

Ngoài các lỗi kĩ thuật nói trên, cả chiến hạm LCS Independence và Freedom trở thành nỗi thất vọng của Mỹ với nhiều vấn đề nan giải khác. Mỹ xây dựng LCS theo kiểu module để giúp nó dễ dàng biến đổi nhằm thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chống tàu ngầm, chống tàu mặt nước và chống mìn.

Tuy nhiên, 8 năm sau khi chiếc tàu đầu tiên được hạ thủy, các module tách rời vẫn chưa thể hoàn thiện và hoạt động như công bố ban đầu. Đây chính là nguyên nhân khiến Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch đóng chiến hạm FFG để thay thế.

Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch đóng mới 20 chiếc FFG hiện đại để cấp tốc nâng cao sức mạnh cho hạm đội, những chiến hạm này sẽ có lượng giãn nước vào khoảng 4.000 - 6.000 tấn, trị giá 950 triệu USD mỗi tàu, mức giá trên nằm giữa Arleigh Burke (1,8 tỷ USD) và LCS (700 triệu USD).

Đã có nhiều công ty đóng tàu nổi tiếng trên thế giới tham gia chương trình lựa chọn mẫu FFG mới của Hải quân Mỹ, bao gồm cả BAE Systems của Anh, Fincantieri đến từ Ý hay Navantia của Tây Ban Nha...

Tuy nhiên đáng chú ý hơn cả vẫn là phiên bản nâng cấp mẫu tàu chiến ven bờ LCS được Tập đoàn Lockheed Martin giới thiệu với lợi thế hàng nội địa thì khả năng thắng cuộc của nó là rất lớn.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Sotnik có đặc điểm gì vượt trội Ratnik?

(Vũ khí) - Bộ thiết bị chiến đấu thế hệ mới “Sotnik” của Nga được cho là có công nghệ vượt trội so với bộ quân trang “Chiến binh tương lai” Ratnik hiện nay.

Tạp chí Mỹ The National Interest (NI) cho biết, các chuyên gia kỹ thuật quân sự Nga đang tạo ra những công nghệ giúp nâng cao mức độ thông tin của người lính về bối cảnh chiến sự, giảm thiểu nỗ lực thể chất của chiến sĩ và giảm nguy cơ mạo hiểm tính mạng.

NI đề cập đến bộ thiết bị chiến đấu thế hệ mới “Sotnik” (được xếp loại thế hệ thứ 3) đang được công ty TSNIITOCHMASH JSC (thuộc Rostec) phát triển nhằm thay thế bộ quân trang “Chiến binh tương lai” Ratnik hiện dùng.

Đây là một thế hệ trang bị hoàn toàn mới, bởi vì việc cải tiến bộ quân trang Ratnik hiện đang được sử dụng không thể giải quyết được vấn đề. Các chuyên gia Nga có thể giảm trọng lượng, tăng cường mức độ bảo hộ cho Ratnik, nhưng đó không phải là thế hệ mới, mà chỉ là cải tiến sâu.

Trong quá trình phát triển bộ quân trang thế hệ thứ ba tập trung vào ba hướng quan trọng, đó là bảo vệ sinh mạng, kỹ thuật robot và vật liệu mới.

Bộ khung ngoài triển vọng sẽ được trang bị số lượng lớn các thành tố công nghệ cao, trong đó một số công nghệ đã phát triển xong. Cũng có giày chống mìn, bộ quần áo chống radar và lớp vải đặc biệt bảo vệ người lính tránh bị phát hiện trong ánh sáng hồng ngoại.

Ngoài ra, cũng có thông tin cho rằng, “Sotnik” sẽ có cả tổ hợp vũ khí xạ kích cá nhân mới.

Bộ thiết bị như vậy sẽ được tích hợp với máy bay không người lái cỡ nhỏ (microdrones), đảm trách cung cấp thông tin về tình hình chiến trường, truyền từ camera trên thân UAV siêu nhỏ đến kính che mặt của mũ bảo hiểm hoặc đôi kính giống như Google Glass - tờ báo viết.

1604188633210.png
Bộ quân trang “Chiến binh tương lai” Ratnik của Nga sẽ sớm bị thay thế

“Hiện tại Nga đang hình thành các thiết bị chiến đấu triển vọng dành cho bộ quân trang mà trong thành phần kết cấu có tính đến các yếu tố trợ lực giúp nâng cao khả năng thể chất của binh sĩ” - tạp chí Mỹ dẫn nhận xét của Tướng Oleg Salyukov - Tư lệnh Lục quân Nga.

Công tác phát triển các thiết bị cho bộ khung ngoài thế hệ mới sẽ kéo dài từ năm 2020 đến năm 2023. Theo dự kiến, bộ quân trang mới với những thiết bị cực kỳ tối tân hiện đại sẽ được cấp cho các đơn vị đặc nhiệm của Nga vào năm 2025, và đến năm 2030 sẽ cấp phát cho toàn thể quân đội Nga.

Theo giới phân tích, sở dĩ Nga quyết định thay thế Ratnik là do Mỹ mới thử nghiệm thành công bộ quân phục thế hệ mới của mình là TALOS, có tính năng vượt trội so với Ratnik khiến quân phục Nga trở nên lạc hậu.

Bộ giáp của TALOS được báo chí Mỹ mô tả có bề ngoài tương tự như trang phục của nhân vật chính trong phim Iran Man.

Bộ tư lệnh các chiến dịch đặc biệt của Mỹ (SOCOM) từng tiết lộ công nghệ được phát triển cho TALOS bao gồm giáp bảo vệ cải tiến, các máy tính chỉ huy kiểm soát, nguồn năng lương và bộ khung ngoài linh hoạt.

Viện Công nghệ Massachusetts chịu trách nhiệm phát triển loại giáp thế hệ mới có tên gọi 'giáp bảo vệ dạng lỏng'. Loại giáp này sẽ biến hình từ thể lỏng sang thể rắn bằng lệnh khi từ trường hoặc dòng điện thay đổi, nhằm giúp người lĩnh Mỹ đối phó kịp thời với nguy hiểm mới - điều bộ trang phục Ratnik của Nga không thể thực hiện.

Ngoài ra, TALOS sẽ được trang bị hệ thống sinh lý học với các cảm biến áp sát vào da nhằm đo nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, mức độ hydrat hóa.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
C-130, C-17 thành cỗ máy tấn công mang tên lửa hành trình

(Vũ khí) - Không quân Mỹ vừa công bố kế hoạch chuyển đổi phần lớn các vận tải cơ quân sự C-130 và C-17 thành cỗ máy tấn công mang tên lửa hành trình.

Thông tin được nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin cho biết trong một thông báo hôm 29/10, hiện nhà sản xuất này đang thảo luận với Bộ Quốc phòng Mỹ về bản kế hoạch nói trên.

Hiện Văn phòng Thử nghiệm và Lập kế hoạch Phát triển Chiến lược của Không quân Mỹ (SDPE) đã trao hợp đồng trị giá 25 triệu USD để hỗ trợ giai đoạn tiếp theo của Chiến dịch Thử nghiệm Bom, đạn Palletized của bản kế hoạch chuyển đổi.

1604188707472.png
Máy bay vận tải C-130 với tên lửa hành trình.
Theo yêu cầu của chương trình, loại vũ khí trang bị cho những vận tải cơ được chuyển đổi phải được thiết kế nhỏ gọn, là vũ khí dẫn đường chính xác cao.

Trong khi đó, máy bay sau khi được hoán cải vẫn có thể thực hiện nhiệm vụ vận tải như thiết kế ban đầu nhưng khi cần có thể dễ dàng tích hợp vũ khí để phục vụ cho hoạt động chiến đấu.

Nếu C-17 được dùng để phóng tên lửa hành trình, máy bay này có thể mang theo lượng tên lửa lớn hơn nhiều oanh tạc cơ B-52H bởi dòng máy này có thể chuyên chở khối lượng hàng hóa lên tới trên 70 tấn trong khi tổng trọng lượng vũ khí B-52H mang được khoảng 40 tấn. Trong khi đó, máy bay C-130 có thể mang được lượng vũ khí tương đương với B-52.

Đánh giá về hiệu quả tấn công của C-17 khi mang theo AGM-158, chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ Jim Gomez, nếu dùng tên lửa AGM-158 tấn công Syria hay bất kỳ nơi nào khác đang được S-400 bảo vệ, hệ thống phòng thủ này sẽ không thể ngăn chặn được.

Chuyên gia Jim Gomez cho biết, AGM-158 hiện là tên lửa hành trình được tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay. So với AGM-154, AGM-158 trở thành một tên lửa hành trình tấn công mặt đất, chứ không chỉ đơn thuần là bom thông minh.

Thân tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình, cho phép xâm nhập các khu vực có mạng lưới phòng không dày đặc. Với tầm bắn tiêu chuẩn 370 km, tên lửa vượt xa khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không S-300 và hoàn toàn đủ sức khiến S-400 do Nga sản xuất bị bất ngờ.

Với phiên bản AGM-158B, tầm bắn của tên lửa mở rộng tới gần 1.000km, vượt phạm vi đánh chặn của tổ hợp S-400 (400km). Điều đó có nghĩa là các hệ thống phòng không Nga sẽ rơi vào tình trạng thụ động, không thể đánh chặn các oanh tạc cơ trước khi chúng phóng tên lửa.

Máy bay Mỹ có thể phóng tên lửa mồi để dụ S-400 kích hoạt, sau đó mới tung ra AGM-158, khiến thứ vũ khí này trở thành một trong những tên lửa diệt hệ thống phòng không hiệu quả nhất.

Trong khi được Mỹ khen ngợi hết lời nhưng tại cuộc không kích vào Syria hồi đầu năm 2018, hệ thống phòng không của chính quyền Damascus đã đánh chặn hàng loạt tên lửa hành trình Mỹ.

Ngoài ra, còn có ít nhất 1 đạn AGM-158 và 1 quả Tomahawk còn khá nguyên vẹn đã bị Syria tịch thu và được cho là đã chuyển cho lực lượng Nga. Tuy nhiên, thông tin này không được Moscow xác nhận.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga nâng cấp SLBM: Cơn đau đầu của Mỹ...
(Vũ khí) - Trang Phoenix cho rằng, đối với tất cả các đặc tính được công bố, Borei vượt xa so với tàu ngầm lớp Ohio và trở thành cơn ác mộng với Mỹ.


Nga quyết định nâng cấp tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava.

Hiện tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident IID5 của Mỹ có độ sai lệch khi tấn công mục tiêu (CEP) thấp nhất chỉ khoảng 100m, trong khi đó thì Bulava của Nga hơn gấp đôi khoảng 250m.

Nhưng sau khi Nga thay thế các tàu ngầm chiến lược thế hệ ba Delphin và Kalmar bằng các tàu ngầm thế hệ 4 lớp Borey thì SLBM Sinheva sẽ được đưa ra khỏi trang bị. Và khi đó chỉ còn lại Bulava.

1604483671682.png
Tên lửa Trident IID5 và Bulava Nga.
Ở giai đoạn phóng của Bulava – tức là trong khoảng thời gian mà tên lửa dễ bị phát hiện nhất do động cơ đang làm việc thì lại được thực hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn (có nghĩa là khó bị phát hiện hơn ngay sau khi phóng).

Quỹ đạo bay thẳng khiến các tên lửa đánh chặn có quá ít thời gian để phản ứng. Và cuối cùng, khả năng cơ động của các khối tác chiến. Và còn nữa - đó là các thiết bị tác chiến điện tử.

SLBM Trident IID5 Mỹ không có bất cứ cái gì trong số những ưu điểm đó. Theo nhận định của trang Phoenix, với những tính năng của bản nâng cấp mới của SLBM Bulava khi kết hợp với tàu ngầm Borei, Nga sẽ tạo nên cơn đau đầu mới cho Mỹ.

Chứng minh sức mạnh của cặp vũ khí chiến lược này, mới đây tàu ngầm Borei đã phóng liên tiếp 4 tên lửa Bulava. Tổng sức mạnh của loạt phóng này có thể so sánh với 160 quả bom hạt nhân. Cùng với vũ khí hạng nặng tầm xa, Borei sản xuất với những công nghệ tối tân nhất.

Borei là một tàu ngầm khổng lồ với chiều dài 170m và độ giãn nước 20.000 tấn, nhưng nó là một tàu ngầm có độ ồn thấp nhất trong số tất cả các tàu ngầm cùng loại trên thế giới. Do đó, lực lượng đối phương sẽ vô cùng khó khăn để phát hiện ra nó.

Trang Phoenix cho rằng, đối với tất cả các đặc tính được công bố, Borei vượt xa so với tàu ngầm lớp Ohio và trở thành cơn ác mộng với Mỹ.

Trang bị cơ bản của Borei có thể kể đến 16 tên lửa Bulava, cũng như 12 thiết bị ngư lôi ở phần mũi tàu. Đặc biệt, khả năng đối không của tàu cũng cần được tính tới khi Borei được trang bị các hầm phóng dành cho tên lửa phòng không.

Nhưng dù đã công bố gói nâng cấp dành cho Bulava nhưng hiện không rõ thời điểm hoàn thành gói nâng cấp cũng như mốc thời gian đưa phiên bản mới vào trang bị trong Hải quân Nga.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Ukraine dùng tên lửa RK-10 cho trực thăng-tàu chiến-phòng không
(Vũ khí) - Các lực lượng vũ trang Ukraine sẽ nhận được tổ hợp tên lửa đa năng có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 10 km

Cách tiếp cận này dẫn đến sự thống nhất của các tên lửa tầm ngắn. Giờ đây, tên lửa RK-10 sẽ là nền tảng cho cả Không quân và Hải quân Ukraine. Các tổ hợp dùng cho phòng không, trực thăng và hạm tàu sẽ được trang bị một trạm khí tài quang điện tử - OLS để dẫn đường cho chúng.

"Các lực lượng vũ trang Ukraine sẽ nhận được tổ hợp tên lửa đa năng có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 10 km. Đây là phạm vi bay được công bố của tên lửa RK-10 được điều khiển bằng kênh laser".

"Đồng thời, phạm vi phát hiện mục tiêu được cung cấp với sự trợ giúp của OLS, khí tài này được trang bị các kênh quang học, ảnh nhiệt và laser. Phạm vi hoạt động là 12 km", thông báo nêu rõ.

Được biết Ukraine có kế hoạch sử dụng tên lửa RK-10 cho tổ hợp tác chiến trên không và trên biển theo hình thức mà nó đã được trình diễn tại Triển lãm Vũ khí và An ninh hồi năm 2019.

Tùy chọn này cung cấp cho việc trang bị cho tên lửa một đầu đạn nổ lõm song song dạng tandem. Đường kính của RK-10 trong phiên bản này là 152 mm, chiều dài 2,1 mét, trọng lượng khi có ống phóng là 62 kg.

Ngoài ra một phiên bản đặc biệt của RK-10 đang được phát triển cho hệ thống phòng không tầm ngắn, trong đó nghiên cứu từ các dự án khác của Cục thiết kế nhà nước Luch được sử dụng. Đặc biệt phần chính có vẻ như sẽ tích hợp động cơ xung lực, giống như trong tên lửa Alder, giúp tăng khả năng cơ động trong chuyến bay.

"Phạm vi tiêu diệt mục tiêu trong phiên bản này của hệ thống phòng không RK-10 là 10 km và độ cao lên tới 3,5 km. Tốc độ tối đa của tên lửa 550 m/s (khoảng 2.000 km/ h), và khối lượng của đầu đạn phân mảnh có sức nổ cao với ngòi nổ cận đích là 8,2 kg. Điều khiển tên lửa vẫn không thay đổi - thông qua kênh dẫn đường bằng laser".

1604483728749.png
Quân đội Ukraine sẽ nhận nền tảng tên lửa thống nhất từ nguyên mẫu RK-10

Các chuyên gia quân sự lưu ý rằng có khả năng tên lửa sẽ trang bị đầu dò quang học. Như vậy xét về tầm phóng, sự phát triển mới của GKKB "Luch" vượt hai lần khả năng của hệ thống tên lửa phòng không Strela-10, có mục đích tương tự, đang phục vụ trong Lực lượng vũ trang Ukraine. Ngoài ra tốc độ của tên lửa lớn hơn 1,5 lần và trọng lượng của đầu đạn gần gấp ba lần.

Lực lượng vũ trang Ukraine cho rằng vấn đề thay thế Strela-10 trong quân đội có tầm quan trọng lớn, do nguồn tên lửa 9M37 đã vượt quá thời hạn bảo quản. Đồng thời, bản thân tổ hợp là sự phát triển của những năm 1970 và nó không có khả năng chống lại hiệu quả các mối đe dọa chính trên chiến trường hiện đại.

Do đó sự phát triển mới của GKKB "Luch" sẽ có thể giải quyết vấn đề bảo vệ các đơn vị mặt đất khỏi cuộc tấn công trên không ở cự ly gần vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Ngoài các hệ thống phòng không tầm ngắn, Cục Thiết kế Nhà nước Luch đã phát triển nhiều giải pháp để chế tạo và / hoặc hiện đại hóa những hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung, mang lại sức mạnh đáng kể cho Lực lượng vũ trang Ukraine.



Xe chiến đấu nhảy dù Ukraine vô hiệu APS trên xe tăng
(Vũ khí) - Hãng sản xuất xe bọc thép Inguar của Ukraine vừa công bố nguyên mẫu xe chiến đấu nhảy dù thế hệ mới với hệ thống hỏa lực cực mạnh.

Cỗ xe chiến đấu mới được phát triển theo đơn đạt hàng của Bộ Quốc phòng Ukraine chuyên thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đòi hỏi tính cơ động cao. Chính vì vậy, cỗ xe được thiết kế để có thể dễ dàng vận chuyển bằng máy bay vận tải An-178 hoặc C-130.

1604483785978.png
Xe chiến đấu nhảy dù của Ukraine.
Với việc được trang bị hệ thống dù cỡ lớn và khi được vận chuyển đến địa điểm cần thiết, những chiếc xe chiến đấu này được thả xuống và lập tức tác chiến mà không mất thời gian chuẩn bị.

Theo giới thiệu từ nhà sản xuất Inguar, xe được điều khiển với kíp chiến đấu 2 người gồm lái chính và điều khiển hỏa lực. Xe có thể di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 180km/h.

Hệ thống hỏa lực chính của xe gồm súng máy 12,7mm trên thượng tầng, cùng với đó là 8 tên lửa chống tăng Korsar - vũ khí được giới thiệu có thể vô hiệu hệ thống phòng vệ chủ động (APS), diệt được xe tăng và cả trực thăng bay tầm thấp.

1604483756587.png
X
"Khả năng phá hủy mục tiêu được thể hiện rõ bên trên xe thiết giáp, đảm bảo sự phá hủy hoàn toàn cỗ máy chiến đấu. Cần nhấn mạnh rằng, kết quả thử nghiệm Korsar thật tuyệt vời", nhà sản xuất tuyên bố khi thử nghiệm vũ khí cho cỗ xe mới.

Được biết, Korsar có tầm xa lên tới 2,6 km với thời gian bay tới mục tiêu là 12 giây, tên lửa được dẫn đường bán tự động bởi laser. Trọng lượng của Korsar nếu gồm cả giá súng là 15,5 kg.

Cùng với tích hợp lên xe chiến đấu, loại tên lửa này có thể được gắn trên giá súng hoặc từ chiến hào.

Nhà sản xuất cho biết, một khí được trang bị trên diện rộng, sức mạnh chống tăng của quân đội Ukraine sẽ tăng cường đáng kể bởi Korsar có tầm bắn xa gần gấp đôi những loại súng chống tăng hiện nay của nước này.

Đặc biệt, tên lửa mới có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, từ -40 độ C cho tới 60 độ C.

Tên lửa chống tăng xách tay Korsar có thể phá hủy các mục tiêu kiên cố, lô cốt, mục tiêu di chuyển như xe tăng, xe bọc thép hiện đại và các đối tượng kết hợp khác, trong đó bao gồm cả các lớp giáp nguyên khối cũng như giáp phản ứng nổ ERA trên tăng Nga, cũng như máy bay trực thăng và các phương tiện bay không người lái.

Tuy nhiên, hiện không rõ thời điểm cỗ xe này chính thức được trang bị cho Quân đội Ukraine.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Pháo binh Nga trang bị tên lửa siêu thanh
(Vũ khí) - Chỉ trong vài giây, pháo binh Nga đã có thể tấn công chính xác mục tiêu cách 100km và khiến đối phương không thể chống đỡ.
Loại vũ khí nói trên chính là tên lửa siêu thanh cỡ nhỏ đang được Nga phát triển có thể tấn công hàng loạt mục tiêu như sở chỉ huy, trạm điều khiển, cứ điểm pháo binh và xe bọc thép với tốc độ chóng mặt.

Tên lửa được phát triển theo nguyên mẫu tên lửa Hermes có kích thước khá nhỏ gọn và dễ dàng triển khai trên nhiều phương tiện chiến đấu khác nhau xe bọc thép Typhoon và Tiger.

1604483921004.png
Nga thử tên lửa mới.
Theo Izvestia, vũ khí siêu thanh cỡ nhỏ này sẽ chiếm vị trí trung gian giữa pháo binh và tổ hợp tên lửa tác chiến - chiến thuật hạng nặng Iskander-M. Như vậy, pháo binh Nga là lực lượng đầu tiên trên thế giới được trang bị tên lửa siêu thanh.

Cùng với vũ khí siêu thanh, pháo binh Nga cũng đã bắt đầu được trang bị loại vũ khí đặc biệt khác đó là máy bay tấn công không người lái (UCAV) được khai hỏa từ nòng pháo 300mm.

Theo thông tin ban đầu, loại UCAV này được thiết kế để truyền dữ liệu theo thời gian thực cho các đơn vị vận hành chúng. Chúng có thể bay ở độ cao 4km liên tiếp trong 2 giờ đồng hồ.

UCAV được thiết kế để hoạt động bằng động cơ điện hầu như không phát ra tiếng động, vì vậy gần như đối phương không thể phát hiện ra chúng bằng một số loại radar trinh sát trên chiến trường.

Điểm đặc biệt là để phóng UCAV này, chỉ mất khoảng thời gian vài giây để triển khai chiến đấu. Các nhà khoa học Nga cho biết, nguyên tắc hoạt động của UAV này là được phóng đi từ một ống phóng tương tự pháo phản lực.

Tới khu vực mục tiêu, các hệ thống quan trắc và chỉ thị mục tiêu sẽ đưa các tham số về trung tâm chỉ huy từ đó định hướng đạn pháo một cách chính xác nhất.

Một khi được đưa vào trang bị, pháo binh Nga có thể tiêu diệt các mục tiêu di động có độ bảo vệ cao như xe quân sự, xe thiết giáp hoặc thực hiện các pha tiêu diệt có chọn lọc khi tác chiến trong khu vực có đông dân cư giảm thiểu tối đa thiệt hại ngoài mong muốn.

Theo số liệu thống kê được trang Global Firepower công bố hồi đầu tháng 3/2018 cho biết, Nga hiện được trang bị khoảng 14.000 khẩu pháo các loại, trong khi đó số lượng của Mỹ khiêm tốn hơn rất nhiều khi chỉ có 1.299 khẩu pháo và xếp hạng 12 thế giới về pháo binh.

Với những trang bị này, Nga hiện được đánh giá đang sở hữu lực lượng pháo binh mạnh hàng đầu thế giới.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Israel Navy: Con đường từ diễn viên phụ trở thành kép chính
(Bình luận quân sự) - Hải quân Israel đang đứng trước những thách thức mới yêu cầu phải nâng cấp về cả quy mô lẫn khả năng tác chiến

Báo cáo viễn cảnh của Trung tâm BESA số 1.792, ngày 1 tháng 11 năm 2020 có bài viết của Tiến sĩ Eitan Shamir, chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Begin-Sadat (BESA), là giáo sư nghiên cứu chính trị tại Đại học Bar-Ilan và là cựu lãnh đạo Vụ Học thuyết An ninh Quốc gia thuộc Bộ Chiến lược Israel.

Vai trò của Hải quân Israel bị xem nhẹ

Bài viết của ông Eitan Shamir cho biết, Israel phụ thuộc vào biển Địa Trung Hải và Hải quân Israel chịu trách nhiệm chung trong việc bảo vệ các tài sản chiến lược, an ninh và kinh tế của đất nước trong và xung quanh lãnh hải của mình.

Vì nhiều lý do lịch sử khác nhau, Hải quân Israel ban đầu không được ưu tiên như hai quân chủng lục quân và không quân. Tuy nhiên, các xu hướng địa chiến lược gần đây đã làm thay đổi tình hình an ninh của Trung Đông và Đông Địa Trung Hải, điều này đã ảnh hưởng đến bản chất của các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Israel. Những phát triển này đã dẫn đến vai trò ngày càng quan trọng của Hải quân Israel trong việc đảm bảo lợi ích quốc gia của đất nước Do Thái.

Israel bị bao vây ở ba phía, tiếp giáp với các quốc gia không thân thiện ở phía bắc, nam và đông. Sự độc lập, sự phát triển kinh tế và an ninh của đất nước thực sự phụ thuộc vào Biển Địa Trung Hải. Thực tế cho thấy, một nửa cư dân của đất nước sống cách bờ biển dưới 30km và hơn 98% hoạt động ngoại thương của Israel được vận chuyển bằng đường biển.

1604484006443.png
Tàu tên lửa lớp Sa'ar6, tàu ngầm thông thường lớp Dolphin và tên lửa chống hạm Gabriel Mk 1 của Israel
Hải quân Israel (Israel Navy - IN) chịu trách nhiệm chung trong việc bảo vệ các tài sản chiến lược, an ninh và kinh tế của Israel ở ven bờ, dọc theo đường lãnh hải, trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Israel, cũng như vươn ra vùng biển xa hơn ngoài Đông Địa Trung Hải.

IN cũng chịu trách nhiệm bảo vệ các tuyến đường biển đến và đi từ Israel, đảm bảo giao thông hàng hải và thương mại, chống khủng bố trên biển và hỗ trợ các quân chủng khác thuộc Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) trong chiến đấu.

1604483945641.png
X
Trong bối cảnh đó, Hải quân Israel cũng tham gia vào các hoạt động đặc biệt và hoạt động tình báo. Khi cần thiết, nó cũng có đủ năng lực tiến hành các cuộc tấn công vào cả các mục tiêu trên bộ và trên biển.

Vì nhiều lý do lịch sử khác nhau, IN ban đầu không được ưu tiên như hai cơ cấu quân sự anh em của nó là Lực lượng Mặt đất (Lục quân Israel, Israel Ground Forces - IGF) và không quân (Israel Air Force - IAF), vốn được hưởng lợi nhiều hơn IN, từ các khoản đầu tư lớn hơn nhiều về cả nhân lực và vật chất.

Các lực lượng trên bộ và trên không được coi là trụ cột phòng thủ chính của Israel trong khi vai trò của IN chỉ nhỉnh hơn một chút so với vai trò của Lực lượng bảo vệ bờ biển. Trong nhiều thập kỷ, IN được coi là “đứa em nhỏ nhất trong ba anh chị em” và là một trong “những đứa trẻ nhỏ nhất trên thế giới” (vì kích thước của đất nước, quy mô lực lượng và phạm vi tác chiến gần bờ).

1604483978990.png
Tàu ngầm thông thường lớp Dolphin của Israel có khả năng tấn công hạt nhân
Mặc dù thua kém về quy mô và nguồn lực (và có thể chính vì nguyên nhân này), IN đã tỏ ra là quân chủng chịu khó đổi mới về học thuyết và công nghệ nhất trong số các lực lượng vũ trang Israel.

IN là lực lượng hải quân đầu tiên (không tính đối thủ là Liên Xô/Nga) đặt niềm tin hoàn toàn vào các tàu tên lửa và là lực lượng đầu tiên giành chiến thắng trong một trận chiến trên biển bằng cách sử dụng chúng (chống lại các tàu tên lửa Syria do Liên Xô sản xuất năm 1973, với tên lửa chống hạm Gabriel Mk 1).

Những thách thức chiến lược của Hải quân Israel trong thế kỷ 21

Trong suốt quá trình tồn tại, xây dựng và phát triển của mình, IN đã đưa ra nhiều đổi mới mang tính cách mạng và thu được nhiều kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quý báu. Và hiện nay, IN đang đứng trước cơ hội phát triển mới, tương xứng với những thành công và yêu cầu nhiệm vụ của nó.

Kể từ đầu thế kỷ 21, các xu hướng địa chiến lược đã làm thay đổi tình hình an ninh của Trung Đông và Đông Địa Trung Hải, đồng thời ảnh hưởng đến các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Israel. Những biến động này dẫn đến vai trò lớn hơn của IN trong việc đảm bảo lợi ích quốc gia của Israel và việc phát triển lực lượng hải quân đã được chú trọng hơn.

Do đó, Hải quân Israel ngày nay được trang bị các hệ thống trinh sát phát hiện, liên lạc, chỉ huy - kiểm soát, tác chiến điện tử và vũ khí cực kỳ tiên tiến.

IN vận hành các nền tảng tiên tiến bao gồm: Tàu tên lửa, tàu hộ vệ, tàu ngầm và các loại máy bay hải quân, sở hữu khả năng rất tốt trong việc giám sát hàng hải, thu thập thông tin tình báo và cả phòng thủ trên không. IN hiện có thể bao quát tới các khu vực ngoài phía Đông Địa Trung Hải.

1604483961359.png
Hải quân Israel rất coi trọng vai trò của tàu tên lửa và tên lửa chống hạm như Gabriel Mk 1
Các mối đe dọa địa chiến lược mới đang thúc đẩy sự phát triển và sự thay đổi học thuyết của Hải quân Israel có thể được chia thành bốn loại.

Thứ nhất là khả năng ngày càng tăng của các lực lượng hải quân khác trong khu vực, trước hết là của “địch thủ không đội trời chung” Iran, nhưng cũng có thể từ các quốc gia Địa Trung Hải khác như Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ - những nước có thể trở thành đối thủ tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Israel trong một số trường hợp nhất định (ví dụ như bảo vệ hệ thống đướng ống dẫn khí Trung Đông mà Israel liên kết với Hy Lạp và Síp).

Điều thứ hai liên quan đến nhiệm vụ gần đây của IN là bảo vệ các mỏ khí đốt tự nhiên khổng lồ được phát hiện ở trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Israel. Các giàn khoan này luôn bị đe dọa tấn công bởi các tên lửa của những nhóm Hồi giáo người Shiite được Iran hậu thuẫn như Hamas (ở Palestine) và Hezbollah (ở Lebanon).

Thứ ba là mối đe dọa thường xuyên và ngày càng gia tăng về các cuộc tấn công tên lửa ngày càng chính xác của Iran và các lực lượng thân của Iran trong khu vực. IN có thể bổ sung độ sâu chiến lược cho chiều sâu đất liền hạn chế của Israel, đồng thời các tàu tên lửa và tàu ngầm của họ có thể cung cấp thêm khả năng dự phòng và nâng cao năng lực - cả tấn công và phòng thủ - chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa.

Cuối cùng, việc trở thành một phần của liên minh hàng hải mới nổi ở Đông Địa Trung Hải (bao gồm một số nước Ả rập vùng Vịnh và các quốc gia ven Địa Trung Hải, chủ yếu là Síp và Hy Lạp) đã thúc đẩy Israel phải đầu tư hơn cho hải quân. Nếu Israel muốn đóng vai trò dẫn đầu trong liên minh, nước này sẽ cần duy trì một lực lượng hải quân tương đối lớn và mạnh hơn hiện nay rất nhiều.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia Mỹ: Tiêm kích Tempest chỉ ngang F-35
(Vũ khí) - Dù được giới thiệu là chiến đấu cơ thế hệ 6 nhưng theo chuyên gia Mark Episkopos, tiêm kích Tempest chỉ sở hữu những công nghệ sánh ngang F-35.

Nhận định của chuyên gia Mark Episkopos được nói đến trong bài viết được đăng tải trên chuyên trang National Interest của Mỹ. Theo nội dung bài viết, Tempest của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) được công bố trong Triển lãm Hàng không Farnborough 2018.

Máy bay được thiết kế kiểu tương tự tam giác và được tích hợp những công nghệ tối tân của hàng không quân sự thế giới. "Loạt hệ thống cấu thành Tempest hoàn chính hiện đang được chế tạo. Khi chính thức được trang bị, RAF sẽ sở hữu dòng máy bay sánh ngang với F-35", Mark Episkopos nói.

1604484113320.png
Tiêm kích tàng hình thế hệ 6 Tempest.
Hiện chương trình máy bay Tempest đang được Anh và Ý đẩy nhanh hơn so với kế hoạch 5 năm. Tức là thay vì năm 2035 như ban đầu công bố, máy bay thế hệ 6 này sẽ được đưa vào trang bị năm 2030.

Để đạt được tiến độ như công bố, Anh và Ý dự sẽ đầu tư khoản ngân sách lên tới trên 2 tỷ bảng. Tham gia chương trình phát triển Tempest gồm các nhà thầu BAE Systems, Rolls-Royce, Leonardo SpA và MBDA.

1604484081910.png
X
Điều đặc biệt là trong khi chuyên gia Mỹ nói Tempest sở hữu công nghệ tương đương F-35 nhưng RAF khẳng định, chương trình chiến đấu cơ mới này sẽ tạo ra thế hệ máy bay chiến đấu đi trước tiêm kích F-35 của Mỹ, Su-57 của Nga và J-20 do Trung Quốc phát triển một thế hệ.

Để chứng minh cho tuyên bố của mình, RAF đã tiết lộ một số công nghệ và vũ khí trang bị cho chiến đấu cơ thế hệ mới này. Công nghệ quan trọng nhất của Tempest là tùy chọn lưỡng dụng, máy bay có thể bay với một phi công hoặc bay không người lái.

Tempest cũng có thể điều hành một nhóm máy bay không người lái và phối hợp tác chiến khiến phòng không đối phương không thể xác định được mục tiêu chính cần tiêu diệt. Chưa dừng lại ở đó, Tempest còn có tính năng độc đáo là "khả năng hợp tác thông tin".

Đây là khả năng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cảm biến và thông tin đa chiều phối hợp tấn công hoặc phòng ngự. Cùng với những tính năng tối tân của bản thân máy bay, đẳng cấp của Tempest còn thể hiện ở những vũ khí công nghệ cao nó mang theo bao gồm:

Vũ khí năng lượng định hướng, tốc độ siêu thanh, có thể hành trình với tốc độ 5 Mach hoặc nhanh hơn, tùy thuộc vào hình thái chiến thuật "không đối không" và không đối đất.

Lực lượng RAF khẳng định, việc nước này quyết phát triển Tempest xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có trang bị thực tế trong nước và cạnh tranh trực tiếp với máy bay thế hệ 5 của Mỹ và Nga trên thị trường quốc tế.

Một nước Anh độc lập khỏi EU sẽ cần các thiết bị quân sự hàng đầu thế giới như Tempest để duy trì tính cạnh tranh cao trong một thị trường máy bay chiến đấu sẽ rất khốc liệt trong thời gian tới.

Theo Defense One, dù một số học giả Mỹ cho rằng F-35 có công nghệ tương đương của Tempest nhưng thực tế Mỹ đang cảm thấy bất an với chương trình máy bay thế hệ 6 của Anh.

Đây cũng chính là lý do xuất hiện ý tưởng Mỹ tạo ra sản phẩm con lai F-22 và F-35 để có thể đối trọng với những chiến đấu cơ có công nghệ mới hơn. Những người đưa ra ý tưởng này cho rằng máy bay mới sẽ giúp không quân Mỹ duy trì vị trí thống trị trên bầu trời.

Sự xuất hiện của loại máy bay mới sẽ cho phép Mỹ trung hòa các mối đe dọa, không tạo ra khoảng trống trong khi chưa có máy bay mới hơn và tập trung vào việc nghiên cứu, phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Sức mạnh ít biết về khẩu AK của FSB
(Vũ khí) - Để tăng cường khả năng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ, lực lượng FSB được trang bị loạt vũ khí tối tân, trong đó có khẩu AK Alpha FSB.

Alpha Spetsgruppa A được biết đến là đơn vị đặc nhiệm tinh nhuệ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB). Với trang bị tiêu chuẩn là khẩu AK Alpha FSB. Súng được thiết kế rất chắc chắn, tác chiến tốt trong nhiều điều kiện khác nhau.

Báng súng có thể đập vỡ khối bê tông, báng sửa đổi (TT-3) được thiết kế có thể điều chỉnh được. Nó có thể được gấp lại hoặc kéo dài theo chiều dài của cánh tay, hoặc giấu dưới áo chống đạn hoặc quần áo mùa đông.

1604484164236.png
Trang bị của FSB.
Kết cấu này làm tăng đáng kể hiệu suất của súng và giảm trọng lượng của nó gần một nửa. Giống như báng của súng bắn tỉa, TT-3 cũng có một ốp má có thể điều chỉnh, cho phép người bắn tựa mặt vào vũ khí khi ngắm bắn.

Khẩu AK Alpha FSB còn có thân vỏ được thiết kế riêng với đường ray Picatinny. Vỏ bọc vừa vặn với khẩu súng trường như thể nó được đúc liền, giữ lại các lỗ thông khí chính xác để gắn bất kỳ loại ống ngắm nào hiện có trên thế giới.

AK Alpha FSB được trang bị một bộ hoàn chỉnh tất cả các thiết bị gá hiện đại hiện có. Trên thực tế, đây là bộ phận đắt tiền nhất của vũ khí.

Ví dụ, thiết bị chỉ định mục tiêu Perst-4, có giá 2.500 USD, kết hợp tia laser và đèn pin ở cả quang phổ nhìn thấy và vô hình (nhìn bằng kính đặc biệt), hướng một chấm đỏ vào mục tiêu, giống như trong phim.

Súng cũng đi kèm với một bộ giảm thanh, giúp tăng đáng kể việc giữ bí mật trong các hoạt động đặc biệt. Những chi tiết của AK Alfa FSB đã được thiết kế cẩn thận từ những thứ nhỏ nhặt như tay cầm nạp đạn để dễ dàng thao tác khi có hoặc không có găng tay.

Những số liệu chiến-kỹ thuật chi tiết của khẩu AK Alfa FSB không được tiết lộ, nhưng trên hết, phiên bản dành cho đặc nhiệm Alpha vẫn giữ được phẩm chất chính của súng Kalashnikov với sức mạnh, độ tin cậy cao và bền bỉ.

Cùng với AK Alfa FSB, lực lượng Alpha của FSB đã bắt đầu được trang bị thêm khẩu AK-400 với những ưu điểm: tác chiến linh hoạt, có thể lắp mọi loại kính ngắm, đèn pin và thiết bị laser chỉ thị mục tiêu, cho phép điều chỉnh kích thước súng tùy theo đặc điểm thể chất của xạ thủ và nhiệm vụ đặt ra cho đơn vị đặc nhiệm.

AK-400 có tính năng vượt trội so với cả súng cũ AK-74, lẫn súng mới AK-12 về độ chính xác khi xạ kích. Khẩu súng có chiều dài khoảng 940 mm, trọng lượng hơn 3 kg một chút. Cùng với khả năng bắn liên tiếp, bắn từng phát, súng có thêm chế độ bắn 3 phát một để xạ thủ có thêm lựa chọn khi tấn công mục tiêu.

AK-400 sử dụng báng gấp và rút, có thể kéo dài hay rút ngắn chiều dài súng hay gập báng sang bên cạnh trong vài giây, nên súng rất gọn, phù hợp khi mang trong xe thậm chí hay giấu dưới áo. Súng được lắp bộ gá Picantiny để gắn các loại máy ngắm, tay cầm, đèn, thiết bị laser chỉ thị mục tiêu.

Với thiết kế kiểu module, khẩu AK-400 giúp tránh mất công độ súng nhưng vẫn đảm bảo sự tối tân với những trang bị mới nhất.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Thổ thấm đòn từ Mỹ
(Vũ khí) - Mỹ cùng một số đồng minh vừa có quyết định trừng phạt nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến công nghiệp quốc phòng nước này phải lao đao.

Hôm 4/11, công ty Garmin, nhà sản xuất hàng đầu tại Mỹ chuyên cung cấp những linh kiện, thiết bị liên quan máy móc công nghệ GPS trên ô tô, hàng không quân sự, hàng hải... cho biết họ đã ngừng tất cả việc giao hàng cho Thổ Nhĩ Kỳ để sản xuất máy bay tấn công không người lái (UCAV) Bayraktar.

Một công ty khác của Mỹ là Trimble Navigation có trụ sở tại California, nhà sản xuất thiết bị thu GPS (linh kiện không thể thiếu trong Bayraktar) cũng đã quyết định ngừng xuất khẩu cho nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ do có liên quan đến việc Ankara bán và vận hành trực tiếp Bayraktar trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan.

1604706566137.png

Máy bay Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Cùng với đó, Israel và Canada cũng có quyết định tương tự khi tuyên bố ngừng bán UAV và linh kiện sản xuất UAV cho Thổ sau khi có bằng chứng máy bay Ankara sản xuất xuất hiện trong xung đột Nagorno-Karabakh.

Hãng Southfront dẫn nguồn tin quốc phòng Israel cho biết, chính quyền Tel Aviv đã quyết định ngừng cung cấp linh kiện sản xuất UAV.


Cùng với quyết định của Israel, trong thông báo hồi đầu tháng 11/2020, Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne cho biết Ottawa dừng cấp phép xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ khi thiết bị quân sự của họ được sử dụng trong cuộc giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan ở khu vực Nagorny-Karabakh.

1604706548402.png
X
Quyết định được Canada đưa ra sau khi Bộ các vấn đề toàn cầu (GAC) của nước này tuyên bố có bằng chứng cho rằng các lực lượng đang sử dụng máy bay tấn công không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan, những máy bay này trang bị thiết bị cảm biến L3Harris WESCAM của Canada.

Ông Champagne cho biết trong khuôn khổ cơ chế kiểm soát xuất khẩu và do chiến sự ở khu vực trên vẫn leo thang, Canada dừng cấp phép xuất khẩu các sản phẩm liên quan sang Thổ Nhĩ Kỳ, để có thêm thời gian đánh giá vụ việc.

Ngoại trưởng Canada cũng kêu gọi các bên ngừng ngay lập tức hành động chiến sự tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh và giải quyết mọi vấn đề trên bàn đàm phán.

Tuyên bố của phía Mỹ, Israel và Canada cũng đồng thời với việc Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể sản xuất thêm Bayraktar TB2 bất chấp việc Ankara vừa ký hợp đồng cùng sản xuất UAV với Ukraine. Bởi trong bản hợp đồng, Ukraine chỉ chịu trách nhiệm cung cấp phần động cơ, trong khi những gì mua từ Mỹ, Israel và Canada là hệ thống điện tử.

Hiện nay, Ukraine là khách hàng nước ngoài lớn nhất của dòng máy bay Bayraktar TB2 khi hồi đầu năm 2019, Kiev đã chi gần 70 triệu USD mua dòng máy bay tấn công không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Đặc biệt, kể từ khi Không quân Thổ Nhĩ Kỳ điều Bayraktar TB2 tham gia xung đột tại Nagorny-Karabakh, dòng máy bay này cảng nổi hơn bởi những phi vụ tấn công do chúng thực hiện.


Theo Giám đốc điều hành Ukrspetsexport của Ukraine, Vadym Nozdria, dựa trên yêu cầu phát triển các lực lượng vũ trang Ukraine trong tương lai, Bộ Quốc phòng nước này có thể đặt mua thêm từ 6 đến 12 hệ thống điều khiển và nhiều máy bay Bayraktar TB2.

Được biết, mỗi hệ thống điều khiển của Bayraktar TB2 có thể vận hành từ 3-4 UAV cùng một lúc. "Dựa trên nhu cầu của lực lượng vũ trang hiện tại, Bộ Quốc phòng Ukraine có kế hoạch mua thêm 48 chiếc Bayraktar TB2 trong tương lai", ông Nozdria cho biết.

Một khi kế hoạch trên được thông qua, ông Nozdria cho rằng Ukraine nên đàm phán mua lại công nghệ chế tạo Bayraktar TB2 và tự sản xuất trong nước, điều này sẽ giúp giá của mỗi chiếc UAV giảm ít nhất 35%.

Tuy nhiên, khả năng mua thêm Bayraktar TB2 của Ukraine gần như không thể thực hiện bởi Canada đã ngừng cung cấp hệ thống L3Harris WESCAM và một số hệ thống điện tử quan trọng khác, Mỹ ngừng bán thiết bị GPS khiến Thổ Nhĩ Kỳ chưa có cách nào thay thế những linh kiện nói trên vào lúc này.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Tốp ba kiểu xe tăng bán chạy nhất trên thế giới
(Vũ khí) - Xin giới thiệu bài viết với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga Ryabov Kirill đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 20/7/2020:

"" style="box-sizing: border-box; min-width: 100%; object-fit: unset !important; width: 625px; border: 0px; display: block; overflow: hidden; position: relative; height: 117px; margin: 0px auto; line-height: 1px;">


Xe tăng T-90S của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Bộ Quốc phòng LB Nga / mil.ru

Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) vẫn là một trong những mặt hàng được bán nhiều nhất trên thị trường vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật quân sự thế giới

Có một số quốc gia cung cấp xe tăng cho thị trường, một số xe tăng xuất khẩu đã đạt được những thành công thương mại vượt trội. Trong mấy thập kỷ gần đây, những xe tăng chiến đấu chủ lực được xuất khẩu nhiều nhất là T-90 của Nga, Leopard 2 của Đức và M1 Abrams của Mỹ.

Phổ biến nhất

Năm 1999, hợp đồng xuất khẩu MBT T-90S đầu tiên đã được ký kết. Trong các năm tiếp theo, đã có thêm một số thỏa thuận tương tự, và kết quả là T-90S cùng các biến thể của nó trở thành kiểu xe tăng bán chạy nhất hiện nay.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, việc sản xuất T-90 đã được thực hiện ở cả nước ta (Nga) và cả ở nước ngoài theo giấy phép.

Khách hàng mua T-90S nhiều nhất là Ấn Độ và chính các đơn đặt hàng từ Ấn Độ là nhân tố quyết định thành công thương mại của kiểu xe tăng này.

Ấn Độ vào năm 1999 đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên, và sau đó nước này thành lập một công ty chuyên lắp ráp T-90 theo giấy phép.

Theo các số liệu được biết, hiện nay trong trang bị của các đơn vị chiến đấu Lục quân Ấn Độ có hơn 1000 xe tăng T-90S và vài trăm chiếc nữa đang được niêm cất bảo quản.

Algeria và Azerbaijan cũng trở thành những khách hàng quan trọng – đã mua 400 và 100 xe tăng. Các nước khác chỉ mua hàng chục hoặc vài chiếc T-90.



Tăng T-90S của Quân đội Turmenistan. Ảnh: Wikimedia Commons

Hiên T-90S và các biến thể vẫn đang được tiếp tục sản xuất theo các đơn đặt hàng đã ký. Ngoài ra, liên tục có thêm các thông tin về những hợp đồng xuất khẩu mới dự định sẽ ký.

Số lượng T-90S được xuất khẩu và lắp ráp theo giấy phép đến thời điểm hiện tại là gần 2.000 chiếc. Khi hoàn thành các đơn đặt hàng hiện tại, chưa tính tới những đơn hàng dự kiến, con số này sẽ còn tăng lên nhiều.

Có một điều quan trọng cần phải nói về những chiếc xe tăng mới được sản xuất. T-90 xuất khẩu chủ yếu được sản xuất từ đầu và chuyên biệt cho từng khách hàng cụ thể.

Những xe tăng đã hoàn thiện, đang có trong trang bị của các đơn vị Quân đội Nga hoặc lấy từ các kho bảo quản chỉ được chuyển giao cho một số khách hàng cá biệt với số lượng tối thiểu.

Lý do giúp T-90 và các biến thể của nó thành công rất dễ nhận thấy. MBT này có tỷ lệ giá/ hiệu quả có lợi nhất cho khách hàng. Xét theo tiêu chí khả năng cơ động, khả năng tự bảo vệ và vũ khí, T-90S đáp ứng được các yêu cầu hiện đại.

Các dự án hiện đại hóa dự kiến cho phép cải thiện tất cả các tính năng kỹ- chiến thuật và các phẩm chất tác chiến chủ yếu.

Trong khi đó, giá cả lại rất phải chăng – giá một chiếc T-90SM hiện đại không vượt quá 4,5 triệu USD, thấp hơn nhiều so với giá xe tăng cùng loại của nước ngoài.



Strv 122 - Leopard 2 của quân đội Thụy Điển. Ảnh Wikimedia Commons

Hàng “second hand” của Người Đức

Xét về tổng khối lượng xuất khẩu – nếu không tính một số tiểu tiết – thì MBT Leopard 2 của Đức có thể sánh ngang với T-90S của Nga. Xe tăng kiểu này với nhiều biến thể khác nhau đã được sản xuất từ cuối những năm 70 và đến nay đã cho xuất xưởng gần 3.600 xe.

Cho đến cách đây không lâu, khách hàng chủ yếu mua Leopard 2 là chính Các Lực lượng Vũ trang Đức. Mãi sau này, Leopard 2 mới được xuất khẩu với số lượng lớn.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Bộ Quốc phòng Đức quyết định cắt giảm mạnh số lượng xe tăng trong các đơn vị chiến đấu.

Sau một loạt các cải cách, Bộ đội Tăng- Thiết giáp cũng bị giảm biên chế mạnh và chỉ giữ lại hơn 300 xe tăng Leopard 2 trong trang bị, chủ yếu là những phiên bản đời mới nhất.

Những xe tăng còn lại được đưa đi niêm cất và sau đó được rao bán. Ngoài ra, việc sản xuất xe tăng vẫn tiếp tục, chủ yếu là để xuất khẩu.

Từ đầu những năm 90 đến nay, Đức đã bán hơn 2.800 MBT dòng Leopard-2, và khoảng 2/3 trong số đó là những xe tăng “tồn trong kho”. Khách hàng chính mua các xe tăng này là những quốc gia Châu Âu muốn hiện đại hóa lực lượng tăng - thiết giáp nhưng chỉ có khả năng tài chính hạn chế.

Các nước Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Á cũng quan tâm đến kiểu xe tăng này. Tuy nhiên, không phải cuộc đàm phán nào cũng đi đến kết quả ký hợp đồng. Giới lãnh đạo Đức đã cấm bán kiểu MBT này cho một số nước.



Leopard 2PL – Phiên bản hiện đại hóa xe tăng Đức của Ba Lan. Ảnh Wikimedia Commons

Có một chi tiết khá thú vị là một số xe tăng kiểu này đã “thay thầy đổi chủ” một số lần. Ví dụ cụ thể, vào đầu những năm 90, Hà Lan đã mua mấy trăm MBT nói trên.

Nhưng sau đó, nước này quyết định “giã từ” xe tăng, và một số lượng đáng kể xe tăng đã qua sử dụng được bán lại cho Canada. Một số trong số đó sau đó được bán lại lần nữa cho Đức, được nước này hiện đại hóa và đưa trở lại trang bị.

Lý do khiến các MBT Đức dòng Leopard-2 được ưa chuộng khá đơn giản. Bundeswehr đã giảm giá rất sâu với đồ “second hand" nên người mua có thể nhận được một chiếc xe tăng có những tính năng kỹ- chiến thuật ưu việt và hạn sử dụng còn khá dài với mức giá quá mềm- chỉ từ 1,5-2,5 triệu đô la.

Nhưng những phiên bản đời mới thì lại rất đắt. Với Leopard 2A6 hoặc 2A7, nhà sản xuất đòi ít nhất 5-6 triệu USD.

Hàng Mỹ

Các nhà chế tạo xe tăng Mỹ hoàn toàn có quyền tự hào về những thành công thương mại rất đáng nể . MBT M1 Abrams phiên bản đầu được sản xuất hàng loạt vào đầu những năm 80 và ban đầu chỉ sản xuất riêng cho Quân đội Mỹ.

Sau đó, mới xuất hiện những hợp đồng xuất khẩu đầu tiên, và cho đến nay "Abrams" đã là một kiểu xe tăng dẫn đầu về doanh số thu được từ xuất khẩu.



Xe tăng M1A1 của Các Lực lượng Vũ trang Ai Cập. Ảnh Wikimedia Commons

Tổng cộng, đã có hơn 10.000 xe tăng M1 đã được sản xuất – phần lớn trong số đó được đưa vào trang bị cho Quân đội Mỹ.

Có khoảng 2.200 tăng, cả mới lẫn lấy ra từ trang bị đã được bán cho nước ngoài. Cùng với đó, chỉ có 6 nước trên thế giới có quan hệ tốt với Mỹ mua được kiểu xe tăng này.

Khách hàng nước ngoài mua nhiều xe tăng Abrams nhất là Quân đội Ai Cập. Lục quân Ai cập đã mua gần 1.200 MBT phiên bản M1A1. Mua cả xe tăng thành phẩm và mua các bộ phận để tự lắp ráp theo giấy phép.

Hầu hết các xe tăng nói trên vẫn đang hoạt động, chỉ vài chục xe đưa vào kho bảo quản. Ả Rập Xê Út mua khoảng 400 xe tăng phiên bản M1A2 và phiên bản cải tiến M1A2SA. Kuwait mua hơn 200 xe tăng A2. Iraq, Australia và Morocco mỗi nước chỉ mua vài chục chiếc.

Trong các tài liệu quảng cáo có khẳng định rằng những phiên bản hiện đại của MBT M1 Abrams vượt trội hơn các phương tiện khác do có những tính năng kỹ- chiến thuật tốt và chất lượng tác chiến được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, những chiếc xe tăng này, tùy thuộc vào từng phiên bản, có thể bị coi là quá đắt. Cụ thể, xe tăng M1A1 bán cho Australia là những xe tăng được lấy từ trong kho ra, “mông má” lại chút ít và bán với giá khoảng 1,2 triệu đô la/chiếc, còn giá cho những phiên bản mới nhất có thể lên tới 8-9 triệu đô la/ chiếc.



M1A1 của Quân đội Iraq. Ảnh: Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ / Defenseimagery.mil

Không khó để nhận ra rằng, khi sản xuất "Abrams", người Mỹ chỉ quan tâm đến việc tái trang bị cho Quân đội của mình, việc xuất khẩu "Abrams" không phải là hướng ưu tiên.

Ngoài ra, triển vọng xuất khẩu thương mại kiểu MBT này sẽ bị tác động bởi giá quá cao và việc Mỹ chỉ sẵn sàng hợp tác với một số lượng rất hạn chế những quốc gia thân thiện của Mỹ. Tuy vậy, những kết quả đã thu được từ xuất khẩu “Abrams” cũng đã rất ấn tượng.

Và các nước khác

Ngoài Nga, Đức và Mỹ, MBT cũng đang được một số nước khác sản xuất và xuất khẩu. Trước hết, đó là Trung Quốc. Ngành công nghiệp CHND Trung Hoa đã thiết kế một số loại xe tăng với các tính năng kỹ- chiến thuật khác nhau chỉ để xuất khẩu.

Một số trong những mẫu đó đã được sản xuất theo loạt và cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu tính về số lượng (xuất khẩu) thì không một MBT Trung Quốc nào có thể cạnh tranh với những MBT đã dẫn ở trên.

Nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục theo đuổi hướng đi này và đang nhìn về phía trước với con mắt khá lạc quan.

Cũng cần phải nhắc tới MBT Leclerc của Pháp. Nó được sản xuất từ năm 1990 đến năm 2008, và trong thời gian này đã có khoảng 860 Leclerc được xuất xưởng. Hơn 400 trong số đó đã được quân đội Pháp mua, số còn lại được bán cho một khách hàng nước ngoài duy nhất - Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Vấn đề chính khiến tiềm năng xuất khẩu Leclerc bị hạn chế là giá quá cao. Do được trang bị các phương tiện điện tử hiện đại nhất, những xe tăng kiểu này đời “chót” có giá lên tới cả hơn 10 triệu USD.



MBT Leclerc của Quân đội UAE. Ảnh: Lostarmour.info

Hiện tại và tương lai

Tình hình trên thị trường MBT thế giới trong những thập kỷ gần đây khá dễ hiểu và dễ đoán. Khách hàng tiềm năng chọn mua phương tiện kỹ thuật theo tiêu chí tỷ lệ chất lượng/ giá cả.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, các nhân tố chính trị đóng một vai trò quan trọng: không phải lúc nào một quốc gia cụ thể nào đó cũng có thể ký hợp đồng với một nhà cung cấp cụ thể nào đó.

Rõ ràng, tình hình thị trường hiện tại sẽ không có những thay đổi quá lớn trong tương lai gần. T-90S và những biến thể của nó sẽ vẫn là loại xe tăng mới phổ biến nhất và Leopard 2 sẽ giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường xe tăng đã qua sử dụng.

Tuy vậy, đã xuất hiện những điều kiện tiên quyết để thay đổi tình trạng này. Một “tay chơi” lớn mới xuất hiện trên thị trường – đó là Trung Quốc.

Ngoài ra, các quốc gia hàng đầu cũng đang thiết kế các loại xe tăng triển vọng và họ cũng sẽ có thể tham gia thị trường trong tương lai.

Tuy nhiên, những tiến trình như vậy sẽ mất nhiều hơn một năm, và cho đến lúc đó thì tình hình vẫn sẽ không có thay đổi gì lớn.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Chuyên gia Mỹ: Tiêm kích Su-35 tốt nhất

1604793927171.png



Tiêm kích Su-35 của Không quân Nga.

Su-35 có tính năng tiệm cận với chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 về cả trình độ áp dụng công nghệ và trang thiết bị. Về tính năng bay, thiết kế tối ưu, tốc độ và sự cơ động cùng khả năng điều khiển bay giúp nó có thể đánh bại tất cả các dòng chiến đấu cơ phương Tây.

Những gì Su-35 có thể làm được trên bầu trời có thể trái với tất cả các định luật vật lý, khiến có chuyên gia đã phải so sánh nó với UFO!

Chiếc máy bay Nga được thiết kế để nó sở hữu những tính năng bay có một không hai. Chẳng hạn, chỉ riêng Su-35 có thể thực hiện động tác "xoắn ốc trên mặt phẳng", mà cho đến nay đối với đa số các máy bay khác vẫn coi là chế độ cực kỳ nguy hiểm.

Trong tầm khả năng của Su-35 còn có cả kỹ thuật nổi tiếng "rắn hổ mang Pugachev". Trong chiến đấu, những kỹ thuật siêu đẳng như vậy cho phép máy bay không chỉ thoát ra khỏi cuộc tấn công, mà còn trong chớp nhoáng từ kẻ bị truy đuổi biến thành người đi săn, lập tức chuyển sang phản đòn vào đối thủ đang mất mục tiêu.

Sở dĩ máy bay đạt được khả năng cơ động đáng kinh ngạc đến không thể tưởng tượng nổi như vậy là nhờ hệ thống điều khiển vec-tơ lực đẩy của động cơ AL-41F1S (117S). Động cơ này cũng giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách chạy lấy đà xuất phát khi cất cánh.

Để đạt được tốc độ cao và sự linh hoạt đó, Su-35 không chỉ đơn thuần có động cơ khỏe và điều khiển vector mà khung thân của nó còn phải rất bền vững. Do đó, tất cả các cấu trúc chịu tải của máy bay đều được chế tạo bằng vật liệu titan.

Ngoài ra, Su-35 còn được bảo vệ khỏi các đòn tấn công bởi hệ thống tác chiến điện tử Khibiny có khả năng gây nhiễu tuyệt vời, làm mù radar chủ động của đối thủ ngay cả trong điều kiện đối phương cũng sử dụng các biện pháp tác chiến điện tử cường độ cao.

Su-35 có thiết bị tìm kiếm và theo dõi mạnh là trở ngại khó vượt qua đối với các máy bay chiến đấu phương Tây. Các trang bị tổ hợp trinh sát quang-hồng ngoại hữu ích cho việc trinh sát, khiến chiếc tiêm kích Nga có thể phát hiện máy bay khác từ xa.

Thực tế đã cho thấy, mắt thần của Su-35 phát hiện mục tiêu không thân thiện trên bầu trời trong khoảng cách xa đến 400 km. Trong khi đó, F/A-18 của Mỹ chỉ nhìn thấy trong cự ly 200 km, còn và Rafale của Pháp kém hơn, chỉ có khả năng phát hiện đối thủ trong tầm 150 km.

Chiến đấu cơ Su-35 cũng đã trải qua một cuộc "thử lửa" một cách vẻ vang. Nga chỉ điều động tất cả chỉ có bốn chiếc Su-35 để khống chế không phận Syria nhưng đã làm giảm rõ rệt khả năng hoạt động của lực lượng không quân thù địch trong vùng chiến sự.

Chuyên gia Mỹ kết luận rằng, chiến đấu cơ phương Tây không có điểm nào thắng được Su-35, trong khi loại máy bay Nga có nhiều ưu điểm vượt trội. Do đó, Su-35 xứng đáng là loại máy bay chiến đấu tốt nhất, hiệu quả nhất trong những chiến đấu cơ không tàng hình hiện nay.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Chiến hạm giúp Israel thay đổi học thuyết Hải quân

Theo Jpost, Hải quân Israel sẽ chính thức tiếp nhận Sa'ar 6 vào tháng 12/2020, đây là lớp chiến hạm mới giúp Tel Aviv ngăn chặn nhiều nguy cơ.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ra tuyên bố hôm 6/11 cho biết, chiếc Sa'ar 6 thứ 4 sẽ được đưa vào trang bị trong tháng tới như một phần của sự thay đổi về học thuyết Hải quân của Israel.

"Hải quân Israel hoan nghênh sự bổ sung mới này. Con tàu 2.000 tấn không chỉ là tàu có sức tấn công mạnh nhất của chúng tôi mà nó còn được trang bị với hệ điều hành mới nhất để ngăn chặn mói đe dọa từ kẻ thù", IDF cho biết.

1604793902663.png

Chiến hạm Sa'ar 6 của Israel.
Với Sa'ar 6, IDF sẽ bảo vệ nhiều khu vực trên biển hơn, ở một khoảng cách xa hơn và trong một khoảng thời gian dài hơn.

Trang Jpost cho biết thêm, những thay đổi trong hoạt động hàng hải sắp tới được diễn ra theo khuôn khổ thỏa thuận đường ống dẫn khí của Israel với CH Síp và Hy Lạp, cùng sự tham gia diễn đàn khí đốt Đông Địa Trung Hải của nước này với Síp, Hy Lạp, Ai Cập, Jordan và chính quyền Palestine.

Những thay đổi này cũng diễn ra trong bối cảnh các khoản đầu tư mới vào Cảng Haifa của Israel có thể liên quan đến UAE. Gần đây, hai nước đã nhất trí cải thiện quan hệ.

Israel kỳ vọng, Sa'ar 6 sẽ bảo vệ cơ sở hạ tầng ngoài khơi – tạo nên một diện tích lớn gấp đôi lãnh thổ đất liền của Israel. Việc phát hiện ra các trữ lượng khí đốt tự nhiên, cùng với mong muốn của Israel trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình, là những động lực chính đằng sau quyết định đặt hàng các con tàu vào năm 2013.

Các giàn khoan khí đốt và cơ sở hạ tầng biển, bao gồm các mỏ Karish-Tanin, Leviathan và Tamar của Israel là rất cần thiết và phải được bảo vệ, IDF cho biết.

Hải quân Israel cho biết: "Theo đánh giá, các đội quân khủng bố trong khu vực của chúng tôi có khả năng bắn các tên lửa quỹ đạo cao với phạm vi rộng để có thể tiếp cận các giàn khoan khí đốt. Chúng tôi muốn ngăn chặn kẻ thù khi chúng nhắm vào các giàn khoan.

Chiến hạm Sa’ar 6 có một radar cực lớn để có thể là một đơn vị độc lập. Vì được kết nối với Iron Dome, David’s Sling và các hệ thống phòng không khác, khả năng và xác suất bảo vệ của nó tăng lên. Nếu nhận thấy các mối đe dọa, nó có thể truyền dữ liệu tới mạng đất liền để tham gia các mục tiêu".

Những giàn khoan khí đốt là nền tảng chiến lược cực kỳ nguy hiểm, như một cuộc tấn công tên lửa thảm khốc. Ngoài ra, IDF cho biết thêm, theo báo cáo của Hải quân, Israel nhận được 98% hàng nhập khẩu bằng đường biển.

"Nhiệm vụ bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Israel và các tài sản chiến lược trên biển là nhiệm vụ an ninh chính của Hải quân Israel. Những tài sản này rất cần thiết cho sự vận hành liên tục của Nhà nước Israel. Không chỉ vậy, khả năng bảo vệ của chúng còn đóng vai trò rất quan trọng", Thiếu tướng Eli Sharvit, Tư lệnh Hải quân Israel nói.

Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, Sa’ar 6 được trang bị hệ thống phòng thủ trên hạm cực mạnh Barak 8. Đạn tên lửa của hệ thống được phát triển dựa trên nền tảng loại tầm ngắn Barak 1 được trang bị đầu tự dẫn mạnh hơn, tầm bắn xa hơn với khả năng tác chiến tương đương tên lửa tầm trung RIM-162 ESSM và SM-2 của Mỹ.

IDF miêu tả Barak 8 là hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tiến tiến với đặc điểm chính gồm: tầm bắn xa; trang bị đầu tự dẫn radar chủ động; phóng thẳng đứng; tiêu diệt nhiều mục tiêu cùng lúc. Barak 8 được thiết kế để đối phó với nhiều mối nguy hiểm trên không giống như: tên lửa hành trình chống tàu, máy bay có người lái và không người lái.

Đạn tên lửa Barak 8 dài 4,5m, đường kính thân 0,54m và sải cánh 0,94m và trọng lượng 275kg với đầu nổ 60kg. Đạn được trang bị 2 tầng động cơ đẩy không khói, cho phép đạt tầm bắn tối đa 70km, độ cao diệt mục tiêu 16km, tốc độ hành trình Mach 2, giúp đánh chặn mục tiêu cơ động cao. Đạn tên lửa có thể tăng tầm đánh chặn mục tiêu nếu lắp thêm động cơ đẩy tăng cường.

Về phương thức dẫn đường, sau khi phóng tên lửa liên tục cập nhật thông tin dữ liệu mục tiêu từ tàu phóng qua kênh liên kết để hiệu chỉnh đường bay, ở pha cuối tên lửa sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động để tự tìm – diệt mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.

Khi kết hợp với hệ thống radar bám bắt và điều khiển hỏa lực đa năng của hệ thống radar mạng pha MF-STAR, Barak 8 có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc trước một cuộc tấn công dồn dập. Thậm chí, hệ thống radar này có thể bao quát khu vực 360 độ và cho phép đánh chặn tên lửa địch ở cự ly cách 500m tính từ tàu.

Vì vậy, xét trên lý thuyết thì hệ thống Barak 8 hoàn toàn có đủ khả năng để đối phó với P-800 Yakhont - tên lửa chống hạm hàng đầu thế giới hiện nay hiện đang có trong Hải quân Syria và Nga.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Vì sao Mỹ ngán hệ thống phòng không Iran?

(Vũ khí) - Việc tạo ra một thiết bị tương tự như S-400 vẫn còn quá khó khăn đối với các kỹ sư Iran, nhưng họ đang phấn đấu để làm điều này.

1604794040787.png


Cuộc chiến ở Nagorno-Karabakh gây căng thẳng cho các nước láng giềng. Trước tình hình đó, Iran đã quyết định tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn nhằm kiểm tra hiệu quả chiến đấu của quân đội và cũng là để chứng tỏ khả năng chống lại mọi âm mưu gây mất ổn định tình hình trong nước.

Trong khi diễn tập đã diễn ra cuộc trình diễn vũ khí mới do các nhà thiết kế Iran phát triển. Các cuộc thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không tầm xa mới nhất Bavar-373 đã thu hút nhiều sự chú ý của các nhà quan sát quốc tế.

Tổ hợp này đã hoạt động trong quân đội Iran khoảng một năm nay. Nó đã được thông qua ngay sau khi Ả Rập Xê-út và Mỹ cáo buộc Tehran về một cuộc tấn công bằng đường không vào các kho dầu của Ả Rập Xê Út, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường dầu mỏ.

Các kỹ sư quân sự Iran khẳng định rằng "xét về các đặc tính và chức năng, hệ thống phòng không Bavar-373 có thể so sánh với các vũ khí tương tự của Nga, bao gồm cả S-400".

Iran đã tiết lộ một số đặc điểm của tổ hợp. Các radar có khả năng phát hiện 300 mục tiêu. 60 trong số chúng được bám sát theo dõi cùng một lúc và có thể bắn vào 6 mục tiêu.

Các bệ phóng được đựng trong các container vừa để vận chuyển vừa là bệ phóng được đặt trên khung gầm có bánh xe với công thức 8 × 8. Tổ hợp tên lửa phòng không sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn tầm xa Sayyad-4. Độ cao tiêu diệt mục tiêu đạt 27 km, tầm bắn 200 km.

Hệ thống của Nga sử dụng 8 loại tên lửa, mỗi tên lửa được thiết kế để đánh chặn một loại mục tiêu khác nhau. Còn đối với tên lửa Iran, bất kỳ mục tiêu nào cũng chỉ có thể đánh chặn bằng một loại tên lửa, và tất nhiên, điều này sẽ làm giảm khả năng đánh chặn các mục tiêu phức tạp như mục tiêu có tính cơ động cao, mục tiêu bay thấp hoặc siêu thanh.

Iran cho rằng Sayyad-4 có khả năng hoạt động với cả những mục tiêu khí động học và tên lửa đạn đạo. Nhưng theo kinh nghiệm của những người sử dụng hệ thống phòng không “Patriot” của Mỹ- hệ thống phòng không cũng chỉ có một tên lửa- thì dạng đa năng này làm giảm khả năng tác chiến của hệ thống phòng không.

1604794006967.png


Lịch sử hình thành tổ hợp này thực sự có liên quan trực tiếp tới Nga. Vào giữa những năm 2000, một hợp đồng đã được ký kết giữa Moscow và Tehran về việc Nga cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn S-300PMU-1 "Favorit".

Tuy nhiên, do các lệnh trừng phạt đối với Iran, Nga đã ngừng thực hiện hợp đồng không thời hạn. Và sau đó Tehran quyết định tạo ra hệ thống phòng không của riêng mình, có khả năng không thua kém gì “Favorit”.

Việc nghiên cứu chế tạo đã diễn ra nhanh chóng. Vào năm 2012, tại một cuộc duyệt binh ở Tehran, một container vận chuyển kèm bệ phóng đã được chở trên một khung gầm bánh lốp, được cho là chứa bên trong tên lửa phòng không Sayyad-4, "có một tầm bay đặc biệt".

Lúc đó không phải ai cũng tin. Nhưng vào năm 2014, các cuộc thử nghiệm Sayyad-4 đã bắt đầu và được trinh sát không gian Mỹ ghi lại hình ảnh.

Năm 2016, Nga bắt đầu cung cấp cho Iran các hệ thống phòng không trước đây bị đình lại. Nhưng Iran gần như cũng đã sẵn sàng cho tổ hợp của riêng mình.

1604794022570.png


Hệ thống phòng không Bavar-373 đã được thông qua vào cuối năm 2018. Các đặc điểm của tổ hợp, được trích dẫn vào năm ngoái trên trang web chính thức của Tổng thống Iran Hassan Rouhani và được hãng thông tấn IRNA truyền đi như sau:

- phạm vi tiêu diệt mục tiêu tối đa - 200 km;

- độ cao tiêu diệt mục tiêu tối đa - 27 km;

- phạm vi phát hiện mục tiêu tối đa - 320 km;

- phạm vi bám sát mục tiêu tối đa - 260 km;

- số lượng mục tiêu phát hiện tối đa - 300, bám sát - 60, khai hỏa - 6.

Tổ hợp bao gồm:

- xe chỉ huy;

- radar phát hiện với lưới anten định pha;

- radar theo dõi và đèn rọi với lưới anten định pha;

- 6 bệ phóng, mỗi bệ có 4 container chứa tên lửa Sayyad-4.

Có thể thấy rằng dựa trên những đặc điểm của tổ hợp được tiết lộ, các kỹ sư quân sự Iran hoàn toàn có thể so sánh Bavar-373 với "Favorit" của Nga nếu chỉ vì lý do là tên lửa 48N6E2 và Sayyad-4 có cùng tầm bắn và độ cao đánh chặn.

Người ta cũng biết rằng tổ hợp của Iran có hệ thống dẫn đến mục tiêu theo lệnh vô tuyến. Tuy nhiên, đặc điểm động lực học của tên lửa như thế nào, nghĩa là chúng có thể cơ động ở mức quá tải nào thì vẫn chưa rõ.

Vì vậy, tuy có một số điểm tương đồng về hình thức chung trong các chi tiết thiết yếu, nhưng Bavar-373 và "Favorit" có thể khác nhau đáng kể.

Công bằng mà nói, các nhà thiết kế Iran không sao chép tổ hợp của họ từ thiết kế của Nga. Vì vậy, đây được coi là một sự phát triển từ đầu. Các container vận chuyển và phóng tên lửa của Iran có hình chữ nhật, giống như của hệ thống phòng không “Patriot”. Và toàn bộ bệ phóng rất giống với bệ phóng “Patriot”.

Không có gì đặc biệt đáng ngạc nhiên ở đây vì trước Cách mạng Hồi giáo Iran, Mỹ đã cung cấp cho Tehran một lô tên lửa SM-1MR thuộc họ Standard để hiện đại hóa hai tàu khu trục cũ.

Chẳng bao lâu sau, Iran đã chuyển đổi SM-1MR thành tên lửa Mehrab, được thiết kế để trang bị cho các khinh hạm. Sau đó, xuất hiện bản sửa đổi tên lửa mặt đất Sayyad-2. Và vào năm 2017, việc sản xuất hàng loạt Sayyad-3 bắt đầu, vốn là họ hàng xa của tên lửa do General Dynamics tạo ra.

1604793993468.png
Hệ thống tên lửa phòng không Khordad-15 của Iran. Nguồn: Sohu.
Trên cơ sở tên lửa Sayyad-3, hệ thống phòng không tầm trung Khordad-15 đã được chế tạo. Các kỹ sư quân sự Iran, trong phần thuyết trình tại các cuộc diễn tập trước, cũng đã cố gắng so sánh nó với S-400. Nhưng Khordad-15 trông thậm chí còn kém thuyết phục hơn.

Hệ thống phòng không Khordad-15 phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách 150 km và đánh chặn ở cự ly 120 km. Trần bay 27 km.

Mỹ đã biết chắc chắn rằng tổ hợp này có khả năng bắn hạ máy bay tiên tiến nhất từ hồi mùa hè năm ngoái. Trong sự cố nổ các kho dầu của Ả Rập Xê Út, các máy bay trinh sát đã lao đến sát biên giới Iran.

Một trong số đó là máy bay trinh sát không người lái chiến lược RQ-4 Global Hawk - đã bị tiêu diệt bởi hệ thống phòng không Khordad-15 của Iran. Không quân Mỹ thiệt hại 200 triệu USD. Cường độ của các chuyến bay do thám khi đó ngay lập tức giảm xuống.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Bộ Quốc phòng Israel: Không có chuyện mua F-22

Bộ Quốc phòng Israel vừa có tuyên bố chính thức về thông tin nước này đang đàm phán với Mỹ để mua về tiêm kích tàng hình F-22 Raptor.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ chật vật kéo tàu tàng hình về cảng vì chết máy

Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, cuối cùng tàu kéo đã đưa được chiến hạm Littoral Detroit vàng cảng để sửa chữa.

Tàu Littoral Detroit được đưa vào cảng Canaveral của Hải quân Mỹ hôm 6/11 sau khi được 2 chiếc tàu kéo cỡ lớn lai dắt nhiều ngày trên biển vì bị chết máy khi đang thực hiện nhiệm vụ.

1604794172670.png

Tàu kéo tiếp cận Littoral Detroit khi nó đang trôi tự do trên biển.
"Khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra trong khu vực tác chiến của Hạm đội 4, Hải quân Mỹ, tàu USS Detroit đã gặp phải một sự cố kỹ thuật khiến con tàu không thể tiếp tục hoạt động.

Sau khi đánh giá kỹ lưỡng, chỉ huy tàu đã yêu cầu được trợ giúp từ lực lượng cứu hộ. Có thể phải mất nhiều ngày con tàu mới có thể hoạt động trở lại", nguồn tin từ Hạm đội 4 cho biết.

1604794157968.png
X
Đây là lần thứ 3 kể từ năm 2016, USS Detroit bị hỏng động cơ khi đang thực hiện nhiệm vụ. Hiện Hải quân Mỹ vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về mức độ nghiệm trọng của những lần phát sinh sự cố này nhưng theo chuyên gia của tờ Defense News, động cơ của USS Detroit phải được thay thế.

Lỗi này được phát hiện ra vào hồi tháng 7, sau khi các kĩ sư đang tìm hiểu một vấn đề khác ở hệ thống bơm nước biển trên con tàu. Nhưng kể từ đó đến nay, sự cố vẫn chưa khắc phục được triệt để.

Ngoài lỗi thường xuyên của động cơ, những chiếc khác cùng lớp với USS Detroit cũng đang trở thành nỗi thất vọng của Mỹ với nhiều vấn đề nan giải khác. Mỹ xây dựng lớp tàu chiến này theo kiểu module để giúp nó dễ dàng biến đổi nhằm thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chống tàu ngầm, chống tàu mặt nước và chống mìn.

Nhưng 8 năm sau khi chiếc tàu đầu tiên được hạ thủy, các module tách rời vẫn chưa thể hoàn thiện và hoạt động như công bố ban đầu. Đây chính là nguyên nhân khiến Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch đóng chiến hạm FFG để thay thế.

Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch đóng mới 20 chiếc FFG hiện đại để cấp tốc nâng cao sức mạnh cho hạm đội, những chiến hạm này sẽ có lượng giãn nước vào khoảng 4.000 - 6.000 tấn, trị giá 950 triệu USD mỗi tàu, mức giá trên nằm giữa Arleigh Burke (1,8 tỷ USD) và LCS (700 triệu USD).

Đã có nhiều công ty đóng tàu nổi tiếng trên thế giới tham gia chương trình lựa chọn mẫu FFG mới của Hải quân Mỹ, bao gồm cả BAE Systems của Anh, Fincantieri đến từ Ý hay Navantia của Tây Ban Nha...

Đáng chú ý hơn cả vẫn là phiên bản nâng cấp mẫu tàu chiến ven bờ được Tập đoàn Lockheed Martin giới thiệu với lợi thế hàng nội địa thì khả năng thắng cuộc của nó được đánh giá cao nhất.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,645
Động cơ
138,330 Mã lực
F-X Nhật trang bị cả LRASM, JASSM-ER và AHW

Chiến đấu cơ F-X Nhật Bản có thể được trang bị tên lửa chống hạm LRASM, đối đất JASSM-ER và tên lửa không đối đất siêu thanh (AHW).
Nhật Bản thiết kế F-X để thay thế F-15, F-16
Nhật Bản đang chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ tiếp theo của riêng mình. Theo đó, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (Japan Self-Defense Forces) đã chọn Mitsubishi Heavy Industries (MHI) là nhà thầu chính cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của nước này.
MHI là nhà thầu quốc phòng hàng đầu của Nhật Bản, chịu trách nhiệm phát triển và chế tạo xe tăng chiến đấu chủ lực Type-10 và tàu ngầm AIP lớp Soryu.
Công ty cũng là đối tác với Lockheed trong việc vận hành cơ sở lắp ráp và kiểm tra lần cuối (FACO) cho các máy bay F-35 do các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương vận hành.
Ngoài ra, MHI đã hợp tác thiết kế và chế tạo máy bay chiến đấu F-2 với Lockheed, đồng thời chế tạo máy bay chiến đấu F-15J, F-4EJ và F-104J theo giấy phép.


1605002588933.png


Nhật Bản đang phát triển chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 F-X
Theo đó, dòng máy bay chiến đấu có tên dự kiến là F-X, sẽ bay vào năm 2028, dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt vào những năm 2030.
Nó sẽ thay thế cho máy bay chiến đấu hạng nhẹ F-2 (phiên bản nội địa của chiến đấu cơ Mỹ F-16 Fighting Falcon mà Lockheed Martin đã phát triển vào những năm 1990), cũng do Mitsubishi chế tạo và cũng sẽ tích hợp công nghệ và bí quyết hàng không của Mỹ.
Mitsubishi đã chế tạo một số máy bay nổi tiếng trong Thế chiến II, bao gồm cả máy bay chiến đấu hải quân A6M “Zero”, nhưng Nhật Bản đã ngừng phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu sau Chiến tranh Thế giới Thứ 2.
Trong nhiều thập kỷ sau đó, Nhật Bản đã sản xuất nhiều máy bay chiến đấu của Mỹ theo giấy phép (như F-4, F-15, F-16), đã không giấu giếm mong muốn phát triển máy bay chiến đấu của riêng mình.
Tin tức được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đối mặt với vấn đề các máy bay chiến đấu của Lực lượng Tự vệ Trên không của nước này đã già cũ. Trong nhiều thập kỷ, nước này đã vận hành các máy bay chiến đấu F-15J (phiên bản chế tạo trong nước của F-15 Eagle), F-4J Phantom và F-2 (F-16 Fighting Falcon) đã lỗi thời.

Máy bay chiến đấu F-15DJ và F-2 của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản
Nhật Bản trước đây đã dự định mua F-22 Raptor của Lockheed, nhưng những kế hoạch đó đã bị phá vỡ do lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ đối với máy bay chiến đấu công nghệ cao.
Nhật Bản đã cho nghỉ hưu F-4J, đang nâng cấp và tân trang một nửa phi đội 200 chiếc F-15J, đồng thời mua 147 máy bay chiến đấu F-35A Lightning II và F-35B.
Máy bay chiến đấu mới đến năm 2030 sẽ thay thế những máy bay còn lại trong số 98 chiếc F-2, mà 5 trong số đó đã bị hư hỏng không thể sửa chữa trong trận động đất và sóng thần năm 2011 của Nhật Bản. Ngoài ra, F-X cũng có thể sẽ thay thế một phần phi đội F-15J còn lại.
F-X sẽ có những tiêu chí cơ bản nào?
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, Nhật Bản đã bay thử một chiếc máy bay trình diễn X-2 Shinshin và có thể sẽ sử dụng kiến thức thu được từ những chuyến bay đó để định hình máy bay chiến đấu tương lai của mình. Nhật Bản cũng tuyên bố họ sẽ yêu cầu hỗ trợ từ các công ty hàng không vũ trụ của Mỹ để hỗ trợ chế tạo chiếc máy bay này.
Đầu năm nay, Nikkei News đưa tin cả 3 hãng chế tạo máy bay hàng đầu của Mỹ là Lockheed, Boeing và Northrop Grumman đều đã trình bày với Tokyo các đề xuất về cách các công ty tương ứng của họ có thể cung cấp hỗ trợ công nghệ cho máy bay chiến đấu mới.

F-X có thể được trang bị tên lửa không đối không kết hợp giữa AAM-4B của Nhật Bản và Meteor của Anh
Nhật Bản cũng sẽ chia sẻ công nghệ máy bay chiến đấu với Vương quốc Anh, quốc gia đang phát triển máy bay chiến đấu Tempest mới của mình.
Những chỉ tiêu về tính năng
Một là:
Máy bay chiến đấu sẽ có thiết kế tàng hình
Hai là: Có khả năng tương tác với máy bay chiến đấu của Mỹ.
Ba là: Ưu tiên tác chiến không đối không, vì Nhật Bản sẽ vận hành F-35 như một máy bay chiến đấu đa năng không đối không và không đối đất.
Bốn là: Ưu tiên tính năng tầm bay xa, điều này sẽ giúp F-X bay từ các căn cứ gần miền trung Nhật Bản đối đầu với các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đang hoạt động trong và xung quanh Biển Hoa Đông.
Năm là:Máy bay chiến đấu mới sẽ có khả năng chỉ huy tối đa ba máy bay chiến đấu không người lái bay kèm theo.
Hệ thống vũ khí
Máy bay chiến đấu có thể sẽ được trang bị tên lửa không đối không mới, do Nhật Bản và Anh liên kết phát triển. Tên lửa này là sự kết hợp giữa thiết bị dò tìm radar tiên tiến được tích hợp sẵn của tên lửa không đối không tầm trung AAM-4B của Nhật Bản với động cơ phản lực của tên lửa Meteor của Vương quốc Anh.

F-X có thể được trang bị cả AGM-158C LRASM và AGM-158B JASSM-ER
F-X có thể không mang súng máy, vì Nhật Bản không sản xuất trong nước súng gắn trên máy bay. Tuy nhiên, MHI có thể cấp phép cho khẩu GAU-22 25mm Gatling lắp trên máy bay chiến đấu F-35.
Các loại vũ khí khác có thể bao gồm: Tên lửa chống hạm tầm xa của Mỹ AGM-158C LRASM, Tên lửa không đối đất tăng tầm bắn AGM-158B JASSM-ER và vũ khí không đối đất siêu thanh (AHW).
Với tính năng ưu việt và những loại vũ khí mạnh mẽ của F-X, kết hợp với các chiến đấu cơ F-35A/B của Mỹ, Nhật Bản tự tin sẽ chiếm ưu thế trên không trước các chiến đấu cơ đồng hạng J-20, J-31 của Trung Quốc, trong tranh chấp chủ quyền trên biển.

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top