[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nga chế tạo cả phiên bản phi hạt nhân của Poseidon

Ngư lôi ngày tận thế Poseidon của Nga sẽ có thêm phiên bản phi hạt nhân với mục đích tấn công hủy diệt nhóm tác chiến tàu sân bay của đối phương.

Ngư lôi hạt nhân (hay còn gọi là tàu ngầm hạt nhân không người lái) Poseidon được xem như "vũ khí ngày tận thế" của Nga do sở hữu sức mạnh tuyệt đối và phương thức tấn công độc nhất vô nhị chưa từng được biết đến từ trước tới nay.

Nhờ trang bị lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ, ngư lôi Poseidon có thể dễ dàng tấn công mục tiêu tại bất cứ nơi nào trên khắp thế giới, do được tích hợp trí thông minh nhân tạo, tốc độ di chuyển cao và độ ồn cực nhỏ mà không thiết bị nào dò tìm ra nó.

Đầu đạn của ngư lôi Poseidon là yếu tố khủng khiếp nhất, khi có nguồn tin cho rằng đương lượng nổ của nó lên tới 100 MT (có nguồn khác cho rằng chỉ là 2 MT), khi nổ dưới nước sẽ tạo ra sóng thần hủy diệt các thành phố ven biển của kẻ địch.


Siêu ngư lôi Ngày tận thế Poseidon sẽ có thêm phiên bản phi hạt nhân cực mạnh
Nhưng không chỉ có vậy, báo chí Nga mới đây cho biết thêm ngư lôi Poseidon có thể được sử dụng với hai phiên bản khác nhau - hạt nhân và phi hạt nhân. Nếu phiên bản hạt nhân có nhiệm vụ tiêu diệt hoàn toàn kẻ thù trong trường hợp bị tấn công, thì phiên bản phi hạt nhân sẽ được sử dụng để hủy diệt các đội hình hải quân lớn, chẳng hạn như nhóm tấn công tàu sân bay.

Theo các chuyên gia quân sự thì Quân đội Nga hoàn toàn hình dung ra một kịch bản tương tự cho việc sử dụng siêu ngư lôi Poseidon.

“Một trong những tính năng quan trọng nhất của phương tiện không người lái hạt nhân Poseidon là khả năng bất khả xâm phạm trước các biện pháp đối phó của đối phương. Ngay cả trong trường hợp sử dụng đầu đạn phi hạt nhân thông thường, vụ nổ có thể mạnh đến mức có thể dễ dàng phá hủy hoàn toàn nhóm tác chiến tàu sân bay của đối phương”, một nhà phân tích trên trang Avia-pro lưu ý.


Tuy nhiên điều quan trọng cần chú ý là các phần tử hạt nhân trong hệ thống của ngư lôi Poseidon phi hạt nhân vẫn sẽ được sử dụng, vì nhờ chúng mà vũ khí này có khả năng di chuyển ở tốc độ cao và ở độ sâu lớn, nhưng trong trường hợp nói trên, vũ khí sẽ không đủ tiêu chuẩn được phân loại là hạt nhân mà vẫn chỉ là phi hạt nhân.


 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ bán siêu vũ khí cho UAE

Hoa Kỳ đã đồng ý bán cho UAE máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35, máy bay không người lái MQ-9B và nhiều loại vũ khí khác.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng, nước này sẽ bán 50 máy bay chiến đấu F-35 trị giá 10,4 tỷ USD và 18 máy bay không người lái MQ-9B Reaper trị giá 2,97 tỷ USD cho Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Ngoài ra, Mỹ còn cung cấp cho UAE các loại vũ khí trị giá 10 tỷ USD, tờ báo Defense News cho biết.

1605672966617.png
Hoa Kỳ cung cấp máy bay chiến đấu F-35 và UAV MQ-9B cho UAE.
Mỹ sẽ cung cấp cho UAE 802 tên lửa không đối không tầm trung và tầm xa AIM-120C-8 AMRAAM, 150 tên lửa chống radar AGM-88E AARGM, 50 tên lửa dẫn đường AGM-154E JSOW-ER, 650 quả bom dẫn đường bay AGM-154C JSOW, 2.000 quả bom dẫn đường GBU-38 JDAM, 1000 quả bom dẫn đường Boeing GBU-32 JDAM, 1.000 quả bom dẫn đường GBU-31 JDAM, 2.500 quả bom dẫn đường nhỏ GBU-39 SDB-I. Ngoài ra, Mỹ còn cung cấp cho UAE một lượng lớn đạn huấn luyện và thực hành.

18 máy bay trinh sát-tấn công tầm xa không người lái MQ-9B Reaper được trang bị một trạm quang điện tử Raytheon Multi-Spectral Targeting System-D (MTS-D), một trạm radar General Atomics AN/APY-8 LYNX và hệ thống vô tuyến RIOTM Communication Intelligence System sẽ được cung cấp cho UAE.


Các phương tiện không người lái này sẽ được trang bị 515 tên lửa dẫn đường AGM-114R Hellfire, 27 tổ hợp bom dẫn đường bao gồm: 12 quả Boeing GBU-38 JDAM, 4 quả Boeing GBU-39 SDB-I, 4 quả Raytheon GBU- 12 Paveway II và 7 quả Raytheon GBU-58 Paveway II.

Đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ, từ lâu UAE đã mong muốn có được máy bay này. Việc bán máy bay chiến đấu F-35 cho UAE đã đặt dấu chấm hết cho kế hoạch về việc hợp tác phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ thứ năm giữa Nga và UAE.

Trước đó, đã có thông tin về việc hợp tác giữa Nga và UAE. Theo đó, Tập đoàn sản xuất máy bay Nga sẽ tham gia vào dự án với tư cách là công ty tổ chức, công ty Sukhoi phụ trách phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong khi đó công ty MiG phụ trách phát triển động cơ. Máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm hạng nhẹ sẽ dựa trên tiêm kích MiG-29.

Ngoài ra, UAE còn mua các tổ hợp chống ngầm của Mỹ bao gồm hệ thống điều khiển với bộ xử lý âm thanh và phao thủy âm loại AN/SSQ-36B , AN/SSQ-53G (thụ động), AN-SSQ-62F (chủ động).


Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết rằng, đây là động thái thể hiện mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa hai nước và thể hiện nhu cầu của UAE nhằm tăng cường khả năng chiến đấu để chống lại các mối đe dọa gia tăng từ Iran. Ông cũng nhấn mạnh rằng, thỏa thuận lịch sử giữa UAE và Israel về bình thường hóa quan hệ phù hợp với Thỏa thuận Abraham tạo cơ hội để thay đổi cục diện chiến lược trong khu vực.

Thỏa thuận Abraham (Thỏa thuận giữa Israel và UAE) là một thỏa thuận nhằm bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Israel và UAE được ký vào ngày 15/9/2020. UAE trở thành quốc gia Ả Rập thứ ba sau Ai Cập (1979) và Jordan (1994) chính thức bình thường hóa quan hệ với Israel, đồng thời là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên làm được điều này.


 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ tích cực phát triển vũ khí bị Hiệp ước INF cấm
(Vũ khí) - Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ trang bị tên lửa siêu thanh và các hệ thống tên lửa tầm trung và tầm ngắn mà trước đây bị Hiệp ước INF cấm
Trong bối cảnh kết quả bầu cử tổng thống Mỹ vẫn chưa xác định và lập trường của Mỹ về việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3) vẫn còn bị nghi ngờ, Lầu Năm Góc lại tiếp tục làm cho mối quan hệ với Nga thêm căng thẳng.

1605673061649.png
Mỹ tích cực phát triển vũ khí bị Hiệp ước INF cấm.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã thông báo về việc thay đổi chiến thuật chống lại Nga. Họ đã lên kế hoạch trang bị tên lửa siêu thanh vào năm 2023 và bổ sung vào kho vũ khí của quân đội Mỹ bằng các tên lửa tầm trung và tầm ngắn.

Lầu Năm Góc hiện được giao nhiệm vụ phát triển các loại tên lửa mới có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất và trên biển. Tầm bắn của loại vũ khí mới này sẽ vượt quá 500 km, trước đây bị cấm bởi Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF). Công ty Lockheed Martin được giao trách nhiệm thực hiện kế hoạch này trong thời gian ngắn nhất.


Theo các nguồn tin đã công bố, công ty Lockheed Martin sẽ lấy tên lửa SM-6 và tên lửa hành trình Tomahawk hiện đang được trang bị trong quân đội Mỹ làm cơ sở để tạo ra một hệ thống tên lửa tầm trung mới, bao gồm bệ phóng, tên lửa và trung tâm điều khiển.

SM-6 là tên lửa phòng không với hệ thống dẫn đường chủ động, phiên bản này có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 280 km và độ cao lên tới 33 km. Tên lửa đạt tốc độ trên 4.000 km/h, rất phù hợp để đánh chặn tên lửa đạn đạo. Chúng cũng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu trên mặt nước, trên không và trên mặt đất.

Hiện tại, Mỹ cũng đang tích cực tiến hành hiện đại hóa loại tên lửa này. Theo truyền thông Mỹ cho biết, tên lửa nâng cấp mang tên SM-6 Block-IB sẽ được trang bị động cơ mới từ tên lửa chống tên lửa SM-3 Block-IIA và do đó tầm bắn của nó sẽ vượt quá 370 km.

Đồng thời, nhờ năng lượng cao của động cơ mới sẽ giúp loại tên lửa này có thể đạt tốc độ siêu thanh, biến nó trở thành một tên lửa đạn đạo với khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất và mặt nước.

Tên lửa hành trình Tomahawk là loại tên lửa chính của hải quân Hoa Kỳ. Ngoài phiên bản này còn có các phiên bản khác có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất và trên không.


Phiên bản cải tiến tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất có tầm bắn 1600 km, phiên bản chống hạm có tầm bắn 700 km. Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore của Mỹ ở Romania và Ba Lan đều có khả năng sử dụng loại tên lửa hành trình Tomahawk, điều này vi phạm nghiêm trọng Hiệp ước INF.

Việc Hoa Kỳ tuyên bố bắt đầu tạo ra các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn là bằng chứng trực tiếp cho thấy việc phá vỡ Hiệp ước INF hoàn toàn do phía Hoa Kỳ và có mục đích. Trong tương lai, các hệ thống phòng không tầm trung và tầm ngắn của Mỹ sẽ không ngừng tăng lên, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc tế, đặc biệt là Nga.


 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Ukraine nhìn về Nagorno-Karabakh....
(Bình luận quân sự) - Đánh giá sai tình hình, coi thường địch, tin tưởng thái quá về bản thân sẽ khó có kết quả...
Giới quân sự Ukraine chăm chú theo dõi diễn biến của cuộc chiến trên chiến trường Nagorno-Karabakh cho đến khi thành phố lớn thứ hai Shushi bị thất thủ bởi quân Azerbaijan báo hiệu toàn bộ lãnh thổ Nagorno-Karabakh của Azerbaijan được giành lại…

Thực tế diễn biến cuộc chiến này, ban đầu, khi Azerbaijan và Armenia chưa ký hiệp định chấm dứt chiến tranh ngày 10/11, giới quân sự Kiev đã rút ra rất nhiều bài học và tất nhiên hy vọng chính quyền Ukraine tiến hành một cuộc chiến tương lai giành lại vùng Donbass.

Những phán đoán, đánh giá…

Ngay từ đầu khi tình hình xung quanh Karabakh trở nên trầm trọng hơn, nhiểu ngườu đã coi các hành động của Azerbaijan như một tấm gương cho Ukraine trong mối quan hệ với Donbass.

Thứ nhất, Azerbaijan không thực hiện bất kỳ thỏa hiệp nào với người Armenia, đã chờ đợi 32 năm, củng cố quân đội và tấn công vào đúng thời điểm, và bây giờ sẽ thu lại vùng đất Nagorno-Karabakh.

Thứ hai, Baku đã tìm thấy một đồng minh mạnh mẽ là Ankara, hoàn toàn ủng hộ nguyện vọng của Azerbaijan. Giới chức “diều hâu” Ukraine cũng cần tìm một người bảo trợ mạnh mẽ, thiện chiến và họ đã cho rằng London nên trở thành đồng minh quân sự của Kiev.

Thứ ba, phe diều hâu Ukraine nhận thấy sự yếu kém trong cách hành xử của Nga liên quan đến cuộc xung đột Nagorno-Karabakh. Họ tuyên bố rằng Nga sợ Thổ Nhĩ Kỳ, rằng Moscow nhu nhược đã từ bỏ Armenia thì Donbass cũng không loại trừ khi Kiev tấn công…

1605673125632.png

Đặc biệt là đánh giá về Nga của giới quân sự trong góc nhìn chiến thuật…mà chúng ta phân tích cụ thể hơn một chút sau đây:

Trong một tháng rưỡi, các từ khóa "Karabakh", "Bayraktar", "Donbass"....xuất hiện với tần số cao đột biến trên mạng, truyền thông Ukraina. Giới quân sự Kiev còn đến Istanbul tham gia ký kết một bản ghi nhớ quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine mà trước hết về việc sản xuất những UAV Bayraktar cho quân đội Ukraine.

Các chuyên gia Ukraine ở các tầm cỡ khác nhau đã không giấu hy vọng của họ. “Hãy cùng nhìn lại công việc của những chiếc UAV như vậy để làm sạch Donbass”, rằng, “Tại Syria, các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ là một cơn ác mộng với quân đội của Assad và Nga”, rằng, “UAV tấn công là một kinh nghiệm hữu ích mà Ukrane cần học hỏi”...

Grigory Perepelitsa, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại Ukraine kết luận: “Một tháng rưỡi tác chiến tại Nagorno-Karabakh có tác dụng hơn 30 năm đàm phán. Và đối với Ukraine, ví dụ này chắc chắn không chỉ ấn tượng mà còn truyền cảm hứng”…

Trên thực địa…

Với hy vọng thứ nhất: Điều này là đúng, Chính quyền Kiev không thể nhân nhượng với vấn đề chủ quyền, lãnh thổ…

Với hy vọng thứ hai: Điều này đúng chỉ một nửa và do đó không còn là sự thật…Vì sao?

Vì (1) không thiếu gì kẻ ủng hộ mạnh mẽ, nguyện vọng của Ukraine, chẳng hạn như các quốc gia vùng Baltic thậm chí cả NATO, cả Mỹ, cả Anh, đều có lực lượng mạnh, thiện chiến…nhưng (2), Nagorno-Karabkh không phải là vùng Donbass – sát biên giới Nga, dân vùng Donbass đa phần mang quốc tịch Nga và Armenia không phải là Nga-Putin.

Do đó, ý đồ, hy vọng này chẳng khác nào muốn “NATO hoặc quân Anh-Mỹ đánh nhau với Nga đến người lính cuối cùng” để họ giành lại vùng Donbass. Quá dễ để có một câu tả lời chính xác.

Với hy vọng thứ ba:
1605673136853.png

1, Quả thật, Ukraine chiến đấu với Nga lâu rồi, trong khi Mỹ và phương Tây đều hiểu, hết sức ngần ngại và hết sức cảnh giác cái “quy tắc im lặng” của ông Putin mà vẫn bị bất ngờ, hết cách…

Chỉ đến ngày 10/11, khi Tổng thống Azerbaijan và Thủ tướng Armenia với sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin ký văn kiện chấm dứt chiến tranh, theo đó, lực lượng Giữ gìn hòa bình của Nga xuất hiện tại Nagorno-Karabakh…(mà không có quân Thổ Nhĩ Kỳ) đã khiến cho những cái đầu nóng đột nhiên nguội và thất vọng.


Thử hỏi, làm sao để đụng đến “lực lượng gìn giữ hòa bình” của Nga? Năm 2008, Gruzia đã thử tại Nam Ossetia và Apkhazia và đã có kết luận: “Không nên! Nga bây giờ mạnh gấp hàng chục lần Nga năm 2008”.

2, Nga tại Syria, Nga tại Nagorno-Karabakh sợ Thổ Nhĩ Kỳ, UAV Thổ Nhĩ Kỳ là cơn ác mộng với quân đội Nga…

Có lẽ chỉ những kẻ muốn nhìn thấy, nghe thấy điều mình muốn, không biết hay không muốn biết, rằng, tác chiến điện tử (EW) của Nga chơi với UAV Thổ Nhĩ Kỳ “ như thế nào trong thực tế chiến trận.

Nào, hãy thử nghĩ xem, tại Khmeimim sao không có chiếc UAV nào trong hàng trăm chiếc, đụng đến Khmeimim? Phải chăng, UAV Thổ Nhĩ Kỳ không có lần nào thử nắn gân Nga tại đây vì đồng minh với Nga?

Hãy tìm hiểu xem tại sao chỉ trong 2 ngày mà hơn 10 chiếc UAV Thổ Nhĩ Kỳ tại Nagorno-Karabakh lại bay lạc để rồi rơi xuống đất?

1605673144088.png


Hãy đoán xem tại sao Thổ Nhĩ Kỳ hùng mạnh, siêu cường lại chấp nhận khi Nga triển khai 16 “vị trí theo dõi” trên phần còn lại của Nagorno-Karabakh mà Thổ Nhĩ Kỳ chỉ được là quan sát viên ở trên lãnh thổ Azerbaijan? Liệu có phải Nga đã thực hiện hàng loạt đòn tấn công khủng khiếp của tên lửa và bom vào khu vực Bắc Syria đồng thời với đàm phán chấm dứt chiến tranh tại Karabakh?

Kết luận

Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich Wolfgang Ischinger - nhà ngoại giao Đức, khi nghe câu hỏi từ một nhà báo Ukraine về khả năng áp dụng “kịch bản Nagorno-Karabakh”, ông đã lặp lại cùng một cụm từ này ba lần: “Thậm chí đừng nghĩ!”

Ông Wolfgang Ischinger đã chỉ ra “sự khác biệt điên rồ” giữa hai cuộc xung đột và cảnh báo về “hậu quả thảm khốc” nếu quyết định giải quyết vấn đề bằng biện pháp quân sự

Donbass không phải là vùng lãnh thổ của Nga và Nga cũng không công nhận độc lập của 2 nước cộng hòa tự xưng này, do đó, giải pháp hòa bình vẫn nằm trong tay Kiev.


 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ có lực lượng tấn công từ vũ trụ
(Vũ khí) - Theo Spacenews (Mỹ), ngày 13/11, Thủy quân lục chiến Mỹ thành lập "Bộ Chỉ huy vũ trụ thuộc Thủy quân lục chiến", đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ.
Phát ngôn viên của Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết, đơn vị này sẽ có quyền chỉ huy độc lập nhưng vẫn có chung một người quản lý cao nhất, đó là Thiếu tướng Matthew Glavy, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Không gian mạng của Thủy quân lục chiến Mỹ.

Là một trong những đơn vị hiện đại của Mỹ, Bộ Chỉ huy vũ trụ có nhiệm vụ thực hiện tác chiến vũ trụ từ độ cao 100 km trở lên như hoạt động dổ bộ vũ trụ, tiến hành các hành động đột kích trên vũ trụ.

1605673225438.png
Mỹ tiết lộ về khả năng tấn công mặt đất từ vệ tinh.
Ngoài ra, lực lượng này còn triển khai các chiến dịch trong vũ trụ trên quy mô toàn cầu, cũng cấp hỗ trợ và dữ liệu cho các chỉ huy tác chiến khác cùng các đồng minh hoặc đối tác của Mỹ. Lực lượng này sẽ chủ yếu bao gồm các chuyên gia vũ trụ từng hỗ trợ Bộ tư lệnh Chiến lược của Thủy quân lục chiến Mỹ.

Tướng Glavy nói: "Chúng tôi sở hữu cơ hội đáng kinh ngạc để tạo ra sức mạnh trên môi trường thông tin dựa trên vị trí đặc biệt trong lực lượng hải quân và liên quân. Vũ trụ và không gian mạng đóng vai trò quan trọng trong môi trường thông tin và có thể mang lại lợi thế cạnh tranh khi kết hợp với nhau".


Trong khi đó, Tướng Glen VanHerck, lãnh đạo Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) phát biểu tại hội nghị cấp cao về vũ khí siêu thanh ở Washington hồi cuối tháng 10/2020, nhấn mạnh rằng, Nga và một số đối thủ của Mỹ đang phát triển vũ khí siêu thanh.

Bên cạnh đó tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới, vũ khí siêu vượt âm Avangard của Nga đã được đưa vào trang bị. "Công tác phòng thủ ngăn chặn vũ khí siêu thanh không theo kịp sự phát triển vượt bậc về tiềm lực quốc phòng...

Vũ khí siêu thanh của đối thủ với khả năng thao tác độc lập đang thách thức những phiên bản hệ thống cảnh báo sớm trước đây của Bộ Quốc phòng Mỹ", tướng VanHerck nói.

1605673245209.png


Chỉ huy NORAD cho biết Lầu Năm Góc đang "đi đúng hướng" khi phát triển các loại radar và cảm biến cảnh báo, bao gồm cả trong không gian vũ trụ, hoạt động trên cơ sở trí tuệ nhân tạo và công nghệ học máy.

Tướng Glen VanHerck nhắc lại rằng Cơ quan phòng thủ tên lửa và Lực lượng không gian Mỹ đang phát triển các vệ tinh phóng ngay trên vũ trụ để theo dõi vũ khí siêu thanh.

Mặc dù vậy ông không tiết lộ vệ tinh Mỹ phóng thiết bị gì thể theo dõi và đối phó với vũ khí siêu thanh. Nhưng theo National Interest (Mỹ), hiện nay Không quân Mỹ đang thực hiện chương trình phát triển vũ khí để ném bom hoặc phóng tên lửa bề mặt Trái đất từ vũ trụ.


Các loại vũ khí đặc biệt này với đầu đạn có vỏ bọc cứng làm từ những chất liệu đặc biệt sẽ được đưa lên quỹ đạo để bắn trả đối phương. Những đầu đạn loại này có thể bay với vận tốc hơn 3.000m/giây và khi trúng mục tiêu sẽ có sức công phá tương đương một vụ nổ hạt nhân nhỏ.

Các loại vũ khí tối tân về "tiềm lực quân sự vũ trụ" của Mỹ đến năm 2025 bao gồm: các thiết bị laser trên trạm quỹ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các vệ tinh và tấn công những mục tiêu đã định trên mặt đất; những vệ tinh quân sự làm nhiệm vụ "vệ sĩ" theo dõi và bảo vệ các mục tiêu quan trọng trong vũ trụ.

Ngoài ra còn có vũ khí năng lượng động lực chống vệ tinh của đối phương và đón đầu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; các tàu vũ trụ-không gian thực hiện nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và máy bay tấn công của đối phương; những máy bay không người lái trên quỹ đạo tấn công những mục tiêu quan trọng trên mặt đất; các loại mìn bố trí trong vũ trụ có khả năng "bắn" hạ các vệ tinh của đối phương.

Giới chuyên gia cho rằng, thiết bị có thể phóng từ vệ tin của Mỹ được Tướng VanHerck nói đến nhiều khả năng là phóng tên lửa hoặc loại bom đặc biệt có thể tấn công mục tiêu trên bề mặt Trái đất.


 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tàu ngầm Mỹ trang bị siêu tên lửa chống hạm cho TBD
Lực lượng tàu ngầm Mỹ tại Thái Bình Dương bắt đầu được trang bị tên lửa chống hạm tầm xa để đối phó với nguy cơ mới từ vùng biển này.


Thông báo của Hải quân Mỹ hôm 16/11 cho biết, Hạm đội Thái Bình Dương của nước này đang đẩy nhanh tiến độ trang bị tên lửa hành trình chống hạm tầm xa cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân.
"Việc Hạm đội Thái Bình Dương được ưu tiên trang bị tên lửa tầm xa nhằm đối phó với nguy cơ ngày càng tăng đến từ Hải quân Nga và Trung Quốc trong khu vực", hạm đội Mỹ ra tuyên bố cho biết.
1605673307653.png
Tàu ngầm Mỹ phóng tên lửa Tomahawk.
Theo nguồn tin này, hệ thống tên lửa chống hạm tầm xa được đưa vào trang bị là phiên bản sửa đổi của Tomahawk (chuyên đánh mục tiêu cố định trên mặt đất) có khả năng tấn công mục tiêu động như tàu thuyền trên biển.
"Với gói trang bị mới giúp các tàu ngầm của Hải quân Mỹ có khả năng diệt hạm hiệu quả và xa gấp nhiều lần (gần 2.000km) tên lửa Harpoon hiện nay", nguồn tin cho biết thêm.

Để chính thức được chọn trang bị cho tàu ngầm hạt nhân Mỹ, ngay từ năm 2015, Công ty Raytheon đã tiến hành thử nghiệm thành công khả năng đánh mục tiêu di động của tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk Block IV.
Muốn diệt mục tiêu di động, Raytheon đã trang bị cho phiên bản Block IV đầu tự dẫn. Trong quá trình thử nghiệm, máy bay mang Т-39 đã mô phỏng bay tên lửa hành trình với đầu tự dẫn cải tiến của Tomahawk Block IV lắp trên máy bay.
Nó được trang bị bộ xử lý đa năng module thế hệ mới với anten thụ động, cho phép bảo đảm dẫn và bám các mục tiêu bức xạ di động. Đầu tự dẫn thụ động và bộ xử lý cho phép nhận các tín hiệu từ các mục tiêu trong tình huống điện từ phức tạp.
Theo ông Chris Sprinkle – quản lý chương trình phát triển Tomahawk của Raytheon, lợi thế của hệ thống thông tin loại này cho phép tăng cường khả năng theo dõi và tiêu diệt mục tiêu di chuyển cả trên mặt đất và trên mặt nước.
Tomahawk mới không chỉ có khả năng thay đổi mục tiêu sau khi bắn đi mà còn có khả năng gửi các hình ảnh thời gian thực về mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sau trận chiến. Ngoài ra, phiên bản mới còn có khả năng nhận các thông tin về mục tiêu từ hệ thống máy bay không người lái.
Tomahawk cũng có hệ thống định vị bằng camera có tên hệ thống so sánh điện tử - quang học. Không chỉ có vậy, Tomahawk còn có bộ chống nhiễu GPS để có thể hoạt động trong môi trường GPS bị gây nhiễu, không thể hoạt động hiệu quả.
Như vậy, Hải quân Mỹ là lực lượng được trang bị tên lửa hành trình chống hạm có tầm bắn xa hàng đầu thế giới hiện nay. Quyết định trang bị được Mỹ đưa ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh việc tăng cường mối quan hệ với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có ý nghĩa chiến lược với Nga.

Người đứng đầu nước Nga bảy tỏ tin tưởng các nước châu Á - Thái Bình Dương vẫn là thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ quan trọng của thế giới, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cho khu vực này.
Đặc biệt, người đứng đầu chính phủ Nga còn tin tưởng rằng, cùng với hợp tác về kinh tế, dịch vụ hàng hóa, một số nước trong khu vực còn là đối tác tốt với Nga trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng.
Đánh giá về chiến lược phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Nga, ông Hồ Zheng Wei, chuyên gia Trung Quốc ở nước ngoài tin tưởng quyết định sáng tạo của chính quyền Nga sẽ mang lại kết quả.
"Theo tôi, chính sách mới của Nga ở vùng Viễn Đông sẽ kích thích dòng vốn đầu tư vào khu vực này, tăng cường an ninh quốc phòng với các nước trong khu vực để cạnh tranh trực tiếp với Mỹ - đối thủ cũng đang tăng ảnh hưởng trong khu vực", vị chuyên gia này nói.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Ka-52 Nga nhận tên lửa diệt tăng cách 12km
(Vũ khí) - Trực thăng tấn công Ka-52 Alligator của Nga đã được trang bị phiên bản mới của tên lửa chống tăng tầm xa Vikhr-1, vũ khí có thể diệt mục tiêu cách 12km.
Thông tin và hình ảnh vũ khí mới này được Bộ Quốc phòng Nga cho biết khi công bố video Ka-52 diệt mục tiêu bằng Vikhr-1 trong cuộc diễn tập hôm 28/10 tại vùng Krasnodar. Trong cuộc diễn tập, Ka-52 đã phóng Vikhr-1 và diệt thành công mục tiêu cách 10km.

1605673430019.png
Tên lửa Vikhr-1 trên trực thăng Ka-52.
Với tầm bắn này cho thấy, Ka-52 đã chính thức được trang bị phiên bản mới của Vikhr-1 bởi với bản tiêu chuẩn, vũ khí này chỉ có thể tấn công mục tiêu cách 8km trong khi phiên bản mới có thể tấn công chính xác mục tiêu cách 12km.

Theo Đại tá Viktor Murakhovski thuộc Không quân Nga, loại tên lửa này được thiết kế để trang bị cho chiến đấu cơ, đặc biệt cho Su-25, Su-24 và máy bay trực thăng tấn công thế hệ mới Ka-52.


"Phiên bản mới của tên lửa này có tầm bắn lớn hơn, từ 10 đến 12 km tùy theo phiên bản. Tên lửa Vikhr có thể được sử dụng cả ban ngày và ban đêm.

Ngoài ra, Vikhr-1 hoạt động trên nguyên lý bắn và quên, tức là nhà điều hành hoặc phi công phụ trách dẫn đường hoa tiêu cần phải phát hiện và bám bắt mục tiêu, rồi bấm nút, và sau đó tất cả mọi thứ diễn ra tự động.

Với việc được trang bị tên lửa Vikhr-1, trực thăng Ka-52 của nga trở nên đáng sợ hơn bất cứ lúc nào. Bởi Ka-52 được phát triển dựa trên Ka-50, Kа-52 có thể tiêu diệt phương tiện bọc thép và không bọc thép, mục tiêu bay chậm, cả ban ngày lẫn ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

Ka-52 có khả năng chỉ huy tốp trực thăng với vai trò "trung tâm thần kinh", làm nhiệm vụ xác định và phân phối các mục tiêu cho toàn tốp trực thăng chiến đấu.

Về tính năng bay và chiến đấu, Ka-52 không thua kém trực thăng tiến công Ka-50 Black Shark, АН-64 Apache của Mỹ, đồng thời vượt trội so với tất cả các trực thăng chiến đấu hiện có còn lại.


Buồng lái bọc giáp có thể thoát hiểm ở độ cao từ 0-4.100 m. Cả hai phi công đều có thể điều khiển bắn và lái máy bay. Ka-52 được trang bị hai động cơ turbo Klimov TV3-117VK, đạt tốc độ bay tối đa 350 km/h, trần bay cực đại 5.500 mét, tốc độ leo cao 10 m/s, tầm hoạt động 1.160 km.

Các vũ khí chủ lực của Ka-52 là tên lửa chống tăng 9K121 Vikhr (AT-16 Scallion), tên lửa không-đối-không tự dẫn hồng ngoại R-73 (AA-11 Archer), tên lửa không-đối-không tự dẫn hồng ngoại Igla-V và các loại rocket, bom...


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Rocket Katyusha đánh bại hệ thống phòng không bảo vệ đại sứ quán Mỹ tại Iraq

TTO - Các nguồn tin an ninh và cảnh sát Iraq ngày 17-11 cho biết 4 tên lửa Katyusha đã rơi xuống gần đại sứ quán Mỹ trong Vùng Xanh được canh phòng cẩn mật ở thủ đô Baghdad, làm 1 trẻ thiệt mạng và 5 người khác bị thương.

1605702213537.png


Nhiều tên lửa rơi xuống Vùng Xanh, gần đại sứ quán Mỹ tại Iraq ngày 17-11 - Ảnh: IRAQI MILITARY
Còi báo động đã vang lên tại đại sứ quán Mỹ ở Vùng Xanh - khu vực gồm các tòa nhà chính phủ và các cơ quan ngoại giao nước ngoài, theoHhãng tin Reuters.

Một nguồn tin an ninh cho biết ít nhất 4 quả tên lửa đã được bắn đi, một số rơi gần đại sứ quán Mỹ. Một nguồn tin quân đội nói rằng 7 quả tên lửa Katyusha đã được bắn đi, 4 quả rơi trong Vùng Xanh và 3 quả rơi ngoài khu vực này, khiến 1 trẻ em thiệt mạng và 5 người khác bị thương.

Trước đó, quân đội Iraq cho biết các tên lửa trên xuất phát từ một quận phía đông của thủ đô, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Hai nguồn tin ngoại giao bên trong Vùng Xanh cho biết đã nghe thấy hệ thống phòng thủ tên lửa dùng để bảo vệ đại sứ quán Mỹ được kích hoạt. Một trong những nguồn tin nói một vụ nổ từ tên lửa đã làm rung chuyển một tòa nhà trong khu vực này.

Các quan chức Mỹ cho rằng lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn phải chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công tên lửa nhắm vào các căn cứ của Mỹ tại Iraq, bao gồm cả vụ việc mới xảy ra. Hiện vẫn chưa có nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công.


Kể từ tháng 10-2019 đến nay, đã có gần 90 vụ tấn công bằng tên lửa và đánh bom ven đường gây thương vong nhắm tới các đại sứ quán, binh lính nước ngoài và các kho khí tài khác trên khắp Iraq.

Hãng tin Reuters cho biết vào tháng 10, một loạt nhóm dân quân Iraq do Iran hậu thuẫn yêu cầu chính phủ Iraq đưa ra thời gian biểu cho việc rút quân của Mỹ. Các nhóm này không đưa ra thời hạn nhất định cho yêu cầu trên, nhưng nói rằng nếu quân đội Mỹ "kiên quyết ở lại" thì họ sẽ tiến hành các cuộc tấn công dữ dội hơn.

Vụ tấn công ngày 17-11 xảy ra cùng ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh rút 500 binh lính Mỹ khỏi Iraq và rút từ 4.500 quân xuống còn 2.500 quân ở Afghanistan trước 15-1-2021.


Được biết căn cứ Mỹ luôn được bảo vệ bởi hệ thống phòng không hiện đại CRAM và Patriot, tuy nhiên đây ko phải lần đầu chúng ko đánh chặn được rocket rẻ tiền lỗi thời , loại Katyusha này được sản xuất từ đầu chiến tranh thế giới thứ 2 1939, vẫn thừa khả năng đánh bại hệ thống phòng thủ tối tân hiện đại



 
Chỉnh sửa cuối:

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực

Steven

Xe tăng
Biển số
OF-2863
Ngày cấp bằng
22/12/06
Số km
1,748
Động cơ
578,236 Mã lực
Em đang tìm tài liệu đánh giá tiềm lực quân sự của các nước, trong đó có đánh giá về EU, tiếng Việt hoặc tiếng Anh, cụ nào biết không ạ?
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Đây là cách Iran chế tạo tàu chiến nhanh nhất, dùng tàu hàng mang 1 đống khí tài trên boong làm tàu chiến

Tàu chiến Shahid Roudaki của iran dài khoảng 150m với lượng giãn nước 4.000 tấn


nó giống như một con tàu vận tải tự hành còn gọi là RoRo đã được Iran hoán cải cho nhiệm vụ quân sự. Iran lên kế hoạch sử dụng Shahid Roudaki như một "thành phố nổi trên biển", thực hiện nhiều nhiệm vụ bao gồm tác chiến, trinh sát và hậu cần nhằm "đảm bảo an ninh các tuyến đường biển, cứu hộ tàu hàng hoặc tàu cá của Iran và các nước trong khu vực". Những vũ khí được nhìn thấy trên boong tàu bao gồm 4 container đôi chứa 8 tên lửa hành trình chống hạm, 6 máy bay không người lái Ababil-2, một trực thăng Bell 412, một xe mang tên lửa đất đối không tự hành Khordad 3 và 4 xuồng cao tốc. Loại tên lửa hành trình mà Shahid Roudaki mang theo có thể là Qader hoặc Qadir với tầm bắn lần lượt là 200 km và 300 km, được phát triển dựa theo tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc. Truyền thông Iran cũng đưa tin tàu được trang bị loại radar mảng pha 3 chiều cũng như tích hợp nhiều hệ thống tác chiến điện tử hiện đại.

1605881394937.png
1605881401459.png
1605881405523.png
1605881410908.png
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Nói sơ về hiệu quả của bon TB2 ngôi sao của CNQP Thổ hiện nay

Canada không cung cấp động cơ cho UAV Bayraktar TB2


Tb2 có mặt ở Syri, Liby hay miền đông Ukraine rồi có sao đâu, có thay đổi éo gì ở Syri căn cứ Nga vẫn bình yên mặc cho quân khủng bố Thổ được hỗ trợ TB2, TB2 cũng bị bắn hạ ở đó, còn tại Liby thì quân GNA dùng TB2 có thắng được éo đâu, còn bị LNA dùng Pan và CH4B đẩy lùi, nên bảo có UCAV TB2 của Thổ thì chiếm ưu thế hoàn toàn phiến diện, thằng armenia nó có mạnh bằng ai đâu mà đem ra làm thước đo, trong trận NK thì Azer cũng dùng nhiều vũ khí khác đâu phải chỉ dùng mỗi TB2, TB2 nó có camera nên nó ghi nhận lại thành tích, cường độ tấn công của nó ko chắc nhiều hơn pháo binh Azer, bởi đạn dược nó mang theo nhỏ và yếu loại MAM L đã được chứng minh là ko thể tiêu diệt được hoàn toàn xe tank lẫn xe bọc thép bmp mà chủ yếu làm hỏng



LNA đánh chiếm nhiều đất hơn GNA mặc dù GNA có Thổ hỗ trợ trực tiếp TB2, ở Liby bọn Tb2 rụng nhiều nhất

https://www.defenseworld.net/news/27332/Libyan_War_Claimed_25_Large_military_Drones_in_2020#.X7ivwx9MSUk




Libya được xem là mồ chôn TB2 Thổ, chưa tính tới số TB2 bị CH4B bỏ bom trên mặt đất



GNA có TB2 do Thổ trực tiếp vận hành cũng vẫn thua đau trước LNA

Còn UAV Nga thì nó cũng đã có báo cáo thực chiến ở Syri, ngay cả UAV Mỹ hiện tại cũng ko có cường độ cao chiến đấu trong 1 cuộc chiến như ở NK vừa qua, vậy chẳng lẽ Mỹ, TQ làm UAV thua Thổ ? ngay đến đi đầu UAV như Israel, hay các nước NATO như Anh, Pháp, Đức cũng chưa có UCAV hoàn chỉnh, đem ra so thì Thổ ngồi trên đầu hết ráo cả Hàn, Nhật nữa



Cuối cùng nếu TB2 là ông kẹ , thì Thổ chẳng phải chế tạo sản xuất thêm tank thiết giáp mới, đưa vào đánh Kurd để bị tổn thất làm gì, bản thân Azer cũng tổn thất ko phải nhỏ, trong khi tiềm lực quân sự, có cả đồng minh Thổ hỗ trợ mà vẫn chịu tổn thất hàng trăm sinh mạng, lẫn phương tiện cơ giới thì UAV Tb2 có thực sự hiệu quả hay ko ? đối thủ là 1 nước nhỏ nghèo yếu cả về dân số lẫn quân sự kinh tế như arme



Đã có ông kẹ TB2 bay vòng vòng trên trời thì cần gì sản xuất xe bọc thép hạng ruồi ntn ?




Có UCAV TB2 rồi thì cần gì đưa tank thiết giáp đấu trực tiếp ở Syria để tan xác thế này ?

Hiện tại TB2 đã bị hạn chế công nghệ do Canada và Mỹ cấm vận công nghệ, thực tế doanh số xuất khẩu nó thua cả CH4B made in china, chỉ là 1 cuộc chiến truyền thông đã tô vẽ nó như ông kẹ của chiến trường NK và ko ai để ý đến thực tế nó đã tham chiến ở vài nơi khác kết quả ko thực sự tốt như ở NK

Kết luận TB2 hiệu quả là có, nhưng ko phải giúp thay đổi cuộc chiến, đơn cử ở NK, Syri, Liby phụ thuộc vào nhiều yếu tố , hơn nữa đối đầu với lực lượng kém, yếu, mỏng hơn thì cũng chưa thể nói chắc chắn được, bởi thành tích ở những nơi khác của nó khá kém, phải tìm hiểu phân tích nhiều mới rút ra kết luận cụ thể, hiện Thổ đang tích cực PR cho mẫu UAV này nên dĩ nhiên đây là cuộc chiến truyền thông mà TB2 đang chiếm ưu thế nhất, thậm chí cường độ chiến đấu trên youtube, tw, fb của TB2 còn cao hơn cả UCAV Mỹ, mặc dù Mỹ vận hành UCAV gần 20 năm, từ những năm 2003 khi cuộc chiến chống khủng bố bắt đầu, có lẽ nào UCAV Thổ đã ngồi lên đầu UCAV Mỹ và phần còn lại của thế giới
:-D
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Việt Nam tự trang bị khẩu 12,7mm cho T-90

Theo truyền thông Nga, trên dòng tăng T-90S/SK Nga bán cho Việt Nam được trang bị cả vũ khí Việt Nam tự sản xuất.

Theo Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật quân sự Liên bang Nga, được đánh giá là dòng tăng có sức mạnh công thủ toàn diện hàng đầu thế giới, vì vậy tăng T-90 của Việt Nam được trang bị những thiết bị và vũ khí cực tối tân.

Về sức mạnh hỏa lực, trên cả 2 phiên bản T-90 Nga bán cho Việt Nam đều được trang bị vũ khí chính là khẩu pháo nòng trơn 2A46 cỡ 125mm có hệ thống nạp đạn tự động với cơ số 22 viên đạn sẵn sàng.

1606002695921.png
Tăng T-90 Việt Nam.

Ngoài các loại đạn tiêu chuẩn 2A46 có thể bắn, T-90S còn phóng được tên lửa chống tăng AT-11 Sniper qua nòng để tiêu diệt đối phương từ cự ly xa tới 5.000 m, mục tiêu bao gồm cả xe tăng mang giáp phản ứng nổ lẫn trực thăng bay thấp.


Đặc biệt, trên các phiên bản tăng T-90 của Việt Nam còn được trang bị tổ hợp súng máy tự động 12,7mm - dòng vũ khí Việt Nam đã sản xuất và thử nghiệm thành công cả đạn lẫn súng. Như vậy, thay vì khẩu Kord cùng cỡ nòng trên xe tăng Nga, T-90 Việt Nam đã được trang bị vũ khí tự sản xuất.

Tổ hợp súng 12,7mm có thể triển khai trên nhiều phương tiện quân sự khác nhau như tàu, xuồng sử dụng hệ thống điều khiển từ xa kết hợp camera chỉ thị mục tiêu, đưa đường ngắm trực tiếp trên thân súng vào màn hình điều khiển để xạ thủ ngắm bắn.

Vỏ nòng súng được xẻ rảnh để tăng khả năng làm mát, và được gắn với một bộ phận giảm giật lớn. Dây đạn của súng được thiết kế khá đặc biệt và cứ 5 hoặc 3 viên đạn xuyên giáp thì gài vào 1 viên đạn lửa có tác dụng dẫn đường trong xạ kích ban đêm hoặc trong môi trường ánh sáng yếu.

Đạn lửa giúp cho xạ thủ quan sát được đường đi của loạt đạn để kịp thời điều chỉnh đường ngắm. Loại đạn này cũng có tác dụng sát thương như đạn xuyên. Đạn 12.7 mm còn có thể xuyên thép 15mm ở cự ly 500m.
1606002707803.png


Súng sử dụng cơ cấu nạp đạn bằng khí nén, tốc độ bắn 800 viên/phút. Sơ tốc đạn 845m/s, tầm bắn hiệu quả 1,5km khi phòng không và 2km khi tấn công các mục tiêu mặt đất.

Cùng với khả năng tự động, súng còn được thiết kế có tay cầm phụ đằng trước giúp cho việc di chuyển súng một cách dễ dàng. Phiên bản thông thường có thể trang bị kính ngắm quang học cho khả năng tác xạ một cách chính xác hơn.

Hiện nay súng được sử dụng trong quân đội gần 50 quốc gia, biến chúng thành một trong những khẩu súng máy hạng nặng phổ biến nhất thế giới. Tại Việt Nam súng được trang bị trên tàu chiến, phiên bản xe tăng T-54/55 cải tiến và nhiều phương tiện khác.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ mua thêm tàu ngầm mang cả kho tên lửa

(Vũ khí) - Hải quân Mỹ đang có kế hoạch mua tàu ngầm Virginia Block VI - lớp tàu ngầm mang tính cách mạng với những phiên bản trước đó.

Theo tiết lộ của Hải quân Mỹ, những chiếc tàu ngầm thuộc Block VI sẽ được tăng cường khả năng tấn công bằng cách mang thêm nhiều tên lửa, chạy êm hơn. Hiện các cuộc thảo luận cho việc ký kết hợp đồng mua tàu ngầm Virginia mới đang được thực hiện.

Theo kế hoạch, những chiếc tàu ngầm này sẽ nằm trong hợp đồng được ký kết trong giai đoạn từ năm 2024 đến 2028. Mặc dù vậy, hiện không rõ có bao nhiêu chiếc Virginia Block VI nằm trong đợt mua sắm mới.

1606002796386.png
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ.
Việc Mỹ công bố ksế hoạch đóng thêm tàu Virginia khiến nhiều người bất ngờ bởi hồi cuối năm 2019, Hải quân Mỹ đặt bút ký bản hợp đồng đóng mới 9 tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân thế hệ mới lớp Virginia trị giá 22,2 tỷ USD.

Trong 9 chiếc này có một tàu ngầm thuộc cấu hình Block IV và 8 tàu còn lại thuộc cấu hình Block V. Các tàu ngầm mới sẽ được khởi đóng trong năm nay và dự kiến được bàn giao năm 2025-2029.

Hạm đội tàu ngầm Virginia là phương tiện tác chiến chủ chốt đa năng dưới nước của Hải quân Mỹ. Chúng có thể tấn công các tàu ngầm khác, tàu chiến mặt nước, các mục tiêu trên đất liền cũng như thực hiện các chiến dịch đặc biệt thu thập thông tin tình báo và do thám.

Với vai trò đặc biệt của tàu ngầm Virginia, Mỹ quyết định tăng cường thêm hạm đội tàu ngầm loại này cho Hải quân với những chiếc sau được đổi mới đáng kể về công nghệ và sức mạnh so với những chiếc trước đó.

Những chiếc tàu ngầm mới Virginia là thế hệ tàu ngầm tấn công hạt nhân hiện đại nhất của hải quân Mỹ. Mười chiếc Virginia đầu tiên sở hữu 12 ống phóng hướng thẳng đứng riêng biệt, phóng được tên lửa hành trình Tomahawk.

Đến các tàu Block III và IV của lớp Virginia, hai ống phóng kích thước lớn thay cho ống phóng riêng biệt, đủ sức chứa hộp đựng dạng tròn mang được 6 quả Tomahawk giúp đơn giản hóa quá trình tái nạp tên lửa.

Nhưng đến bản mới, Hải quân Mỹ và nhà sản xuất đã quyết định tăng sức mạnh tấn công bằng cách kéo dài phần thân để tăng hệ thống ống phóng. Nhờ vậy, con tàu sẽ mang được tới 40 quả tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk.

Với số tên lửa này, Virginia mới là lớp tàu ngầm có khả năng tấn công hàng đầu thế giới. Tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh lớp Virginia được phát triển vào những năm 2000 sau khi lớp Seawolf bị hủy do Mỹ không cần chiến hạm lớn, mạnh và có khả năng lặn sâu để săn lùng tàu ngầm Liên Xô ở Bắc Cực.

Theo USNI News, việc Mỹ liên tiếp mua thêm tàu ngầm Virginia có liên quan đến việc chương trình tàu ngầm siêu đắt đỏ Columbia có nguy cơ bị ngừng do mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ.

Trước đó, vào tháng 6/2020 Hải quân Mỹ đã công bố dự án tàu ngầm với hợp đồng lên tới 10,4 tỷ USD với công ty General Dynamics Electric Boat, tờ Defense News cho biết.

Trong khi Nhà Trắng đã yêu cầu Quốc hội trong giai đoạn này không thực hiện dự án các tàu ngầm lớp Columbia và hàng chục loại vũ khí, thiết bị quân sự khác do các vấn đề về ngân sách quốc phòng.

Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ vẫn đang tiếp tục đàm phán nhằm thông qua một nghị quyết trước khi kết thúc tài chính năm 2020.

Ngoài các tàu ngầm hạt nhân lớp Columbia, Nhà Trắng cũng đang tìm các biện pháp giảm ngân sách đối với vũ khí hạt nhân và lực lượng vũ trụ, đầu đạn hạt nhân W93 và một số chương trình nông nghiệp, an ninh quốc gia và các chương trình liên bang khác.

Nhưng Nhà Trắng lại yêu cầu đầu tư cho các dự án khác, ví dụ như lực lượng không gian mới được thành lập với khoản tiền lên tới 2,6 tỷ USD, 10,3 tỷ USD cho nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và 2,2 tỷ USD để mua vũ khí và thiết bị quân sự.

Cụ thể, Nhà Trắng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sản xuất plutonium ở Los Alamos, dự án Trung tâm Điều hành Khẩn cấp Phòng thí nghiệm Quốc gia Livermore; dự án thay thế đường dây điện 138 kV và chương trình W87-1 để hiện đại hóa đầu đạn ICBM...

Còn đối với các tàu ngầm lớp Columbia, hiện tại Quốc hội nước này vẫn chưa quyết định có phân bổ ngân sách hay không. Thông tin này cộng với việc Mỹ tiếp tục mua thêm tàu ngầm Virginia đã làm xuất hiện 'những nhận định rằng, chương trình tàu ngầm Columbia đã bị đóng băng.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Thổ Nhĩ Kỳ nhờ Hàn Quốc 'cứu' xe tăng Altay

(Vũ khí) - Bị Nhật Bản bỏ rơi, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định nhờ cậy Hàn Quốc để cứu vãn chương trình xe tăng hạng nặng Altay đang bị ngừng hoạt động.

Theo Defense News, các quan chức mua sắm và quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các đội từ một nhà sản xuất tư nhân đã đàm phán với một công ty Hàn Quốc để khôi phục chương trình sản xuất xe tăng chiến đấu chủ lực Altay đang bị trì hoãn.

"Chương trình này đã phải đối mặt với sự chậm trễ lớn do không tiếp cận được các bộ phận quan trọng như động cơ, hệ thống truyền động và áo giáp và tôi không có quyền đưa ra ngày bắt đầu sản xuất hàng loạt.

Tất cả những gì tôi biết là chúng tôi đang cố gắng hết sức để đẩy nhanh tiến tiến độ hoàn thành chương trình", một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

1606002844646.png
Xe tăng Altay của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hồi năm 2019, văn phòng của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã đưa xe tăng Altay vào tài liệu chính phủ về kho vũ khí của quân đội trong năm 2020.


Trong một bài phát biểu vào tháng 10/2019, Ethem Sancak - một cổ đông cấp cao của BMC, Công ty sản xuất Altay - cho biết xe tăng sẽ được đưa vào sử dụng trong vòng 24 tháng. Nhưng thông báo này được cho rằng quá lạc quan.

Chương trình đầu tư năm 2021 của Văn phòng Tổng thống, được công bố vào đầu tháng này (11/2020), thậm chí còn không đề cập đến Altay, chứ chưa nói đến việc đưa xe tăng đi vào hoạt động. Hiện BMC đang đàm phán với Hyundai Rotem để giải quyết các vấn đề xung quanh việc thiếu công nghệ nước ngoài cho Altay.

"Chúng tôi hy vọng các cuộc đàm phán của chúng tôi cuối cùng sẽ giải quyết được các vấn đề liên quan đến động cơ và hệ truyền động mà chúng tôi sẽ sử dụng trong chu kỳ sản xuất nối tiếp", nguồn tin nói với Defense News.

Nguồn tin cho biết thêm rằng BMC đang đàm phán gián tiếp, thông qua Hyundai Rotem, với hai đối tác đáng quan tâm về công nghệ quốc phòng của Hàn Quốc: nhà sản xuất động cơ Doosan và S&T Dynamics, công ty sản xuất hộp số tự động.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ phải cầu cứu đến Hàn Quốc cứu vãn chương trình tăng Altay là do trước đó Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản tuyên bố dừng hợp tác phát triển động cơ cho xe tăng với Ankara. Lý do dừng hợp tác là do lệnh cấm xuất khẩu quân sự có hiệu lực ở Nhật Bản.

Lãnh đạo Ban Thư ký Công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSM) Murad Bayar cho biết, phía Nhật không thích ý tưởng của Thổ Nhĩ Kỳ bán tăng Altay sang các nước thứ ba.

Theo kế hoạch mua sắm, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ dự định mua 250 tăng chủ lực mới để trang bị cho Lục quân nước này. Sau đó, đơn hàng sẽ được tăng thêm. Hiện chưa rõ, Thổ Nhĩ Kỳ định xuất khẩu bao nhiêu xe tăng và sang những nước nào.


Thổ và Nhật đàm phán về việc hợp tác động cơ xe tăng từ cuối năm 2013. Người ta từng dự tính dự án này sẽ được thông qua vào giữa năm 2014 và sẽ có sự tham gia của Mitsubishi Heavy Industries của Nhật và công ty TUSAS Engine Industries của Thổ.

Việc đàm phán đã diễn ra trong bối cảnh các lệnh cấm xuất khẩu quân sự của Nhật suy yếu đi mặc dù điều đó không làm suy yếu việc cấp giấy phép công nghệ Nhật để tái xuất.

Vào giữa tháng 11/2013, công ty Tumosan (Thổ Nhĩ Kỳ) đã đề nghị SSM phát triển động cơ mới cho tăng Altay. Cơ sở cho động cơ mới được đề xuất là động cơ máy kéo diesel hình chữ V. SSM đã chấp nhận đề xuất của công ty và đồng ý.

Xe tăng Altay đang do công ty Otokar của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển, được lấy tên theo tên vị tướng quân đội Thổ Fahrettin Altay, tư lệnh Quân đoàn kỵ binh 5 trong cuộc chiến giành độc lập của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1919-1923. Xe tăng có trọng lượng 60 tấn, dự kiến trang bị động cơ 1.500 mã lực với hệ treo thủy khí, pháo 120 mm có ổn định.

Hiện nay, các mẫu chế thử của Altay đang được chạy thử nghiệm. Theo kế hoạch sản xuất ban đầu, sẽ sản xuất Altay từ năm 2015. Tuy nhiên, do chưa có động cơ đạt chuẩn nên công việc sản xuất loạt vẫn chưa được thực hiện.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ dùng thiết bị ngoại săn tàu ngầm Nga

(Vũ khí) - Để tăng khả năng phát hiện tàu ngầm Nga tại những vùng biển chiến lược, Hải quân Mỹ đã quyết định mua hệ thống dò tìm từ tính MAD-XR của Canada.

Trang Drive cho biết, Hải quân Mỹ mua hệ thống MAD-XR để trang bị cho MH-60R Seahawk giúp trực thăng tăng rất nhiều khả năng phát hiện tàu ngầm Nga.

"Quyết định bổ sung thiết bị này cho Seahawk được đưa ra khi Nga và một số đối thủ tiếp tục phát triển và triển khai các tàu ngầm cải tiến cũng như tăng cường hoạt động tàu ngầm của họ ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và khu vực Bắc Cực", Hải quân Mỹ cho biết.


1606003444917.png
Trực thăng MH-60R Seahawk.
Theo nhà sản xuất CAE của Canada giới thiệu, MAD-XR là một từ kế có độ nhạy cao được thiết kế để phát hiện những thay đổi trong từ trường Trái đất và được sử dụng như một cảm biến để phát hiện tàu ngầm.


Phạm vi phát hiện dị thường của MAD-XR với vật trọng lượng 1,5 kg là 1,2 km. Vật càng lớn thì khoảng cách phát hiện càng xa. Hệ thống này cho phép hoạt động chung với phao thủy âm.

Khi được tiếp nhận, Tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ chịu trách nhiệm tích hợp thiết bị MAD-XR vào MH-60R Seahawk.

Theo cựu Phó Đô đốc Hải quân Mỹ, James Hogg việc đối phó với tàu ngầm Nga hiện là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Hồi năm 2019, Hải quân Nga đã điều 8 tàu ngầm, trong đó có 6 chiếc là tàu ngầm hạt nhân đi ngang qua biển Na Uy và biển Barents.

Giới quân sự Mỹ tin rằng, số lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa trên những chiếc tàu ngầm này khi được sử dụng sẽ là sự khởi đầu cho việc kết thúc của một nền văn minh nào đó.

Cùng với đòn đánh hạt nhân tầm xa, những tàu ngầm Nga còn rất mạnh khi mang theo tên lửa hành trình tầm xa Kalibr, vũ khí giúp tàu ngầm Nga dù vẫn ở Biển Barents nhưng đủ sức tấn công các mục tiêu trên khắp Bắc và Trung Âu.

Mục đích Mỹ dùng hệ thống MAD-XR nhằm vào tàu ngầm Nga đã rất rõ ràng nhưng giữa việc phát hiện và đối phó được hay không lại là chuyện khác bởi hầu hết các loại ngư lôi hiện tại của Mỹ đều không thể tấn công tới ngưỡng tàu ngầm Nga hoạt động.

Loại ngư lôi tiêu chuẩn của Mỹ là Mk-48 được trang bị phần chiến đấu có sức công phá rất mạnh. Tuy nhiên, MK-48 chỉ có thể tấn công tàu ngầm đối phương ở khoảng cách tối đa không quá 20km, sâu tối đa 200m.

Căn cứ vào thông số của Mk-48, truyền thông Nga khẳng định, vũ khí này chỉ có thể dọa được tàu Trung Quốc chứ không thể gây khó cho chiến hạm và tàu ngầm Nga. Bởi ngay cả tàu ngầm thông thường Kilo cũng có thể lặn sâu tới hơn 300m, trong khi đó những tàu ngầm hạt nhân Nga có thể hoạt động ở độ sâu lớn hơn nhiều.

Chính vì vậy, ngay cả khi MAD-XR phát hiện được tàu ngầm Nga, điều đó không đồng nghĩa với việc Mỹ đối phó được.

Đặc biệt hiện nay, Moskva đang sở hữu hệ thống đánh chặn ngầm Paket-NK thuộc loại tối tân nhất thế giới. Hệ thống vũ khí tối tân này đã được Nga hoàn thành thử nghiệm và đưa vào trang bị từ đầu năm 2016 chuyên để đánh chặn những ngư lôi tấn công của đối phương.


Có vẻ như Canada đang dẫn đầu trong mảng công nghệ cao cho khối NATO khi hàng loạt hệ thống săn mục tiêu như MAD, FLIR từ máy bay săn ngầm Mỹ cho tới UCAV Thổ đều có mặt công nghệ Canada. FLIR MX15 do Canada sản xuất được trang bị cho UCAV TB2

1606003636012.png
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Trident IID5 sẽ được sử dụng nếu tàu Mỹ bị DF21D tấn công

(Vũ khí) - Thông tin trên được trang National Interest dẫn nguồn tin Hải quân Mỹ cho biết khi nói về cách vô hiệu 'sát thủ' DF-21D và đòn đáp trả từ Mỹ.

Theo báo Mỹ, Trung Quốc vừa công bố sức mạnh 2 loại tên lửa đạn đạo DF-21D và DF-26 được sử dụng để đối phó với hoạt động quân sự của lực lượng Mỹ trên Thái Bình Dương.

Nguồn tin cho biết, DF-21D là tên lửa đạn đạo, trong quá trình bay ngoài không gian, thiết bị trợ đẩy tách ra, hầu như đã triệt tiêu hết tải trọng, bộ chiến đấu sẽ lựa chọn phương thức bổ nhào từ bên ngoài tầng khí quyển xuống.

Khi đó, tiết diện của tên lửa sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với tên lửa bay theo kiểu hành trình thông thường, mà mục tiêu càng nhỏ thì việc đánh chặn sẽ khó hơn nhiều.

Cách tấn công khá đặc biệt của DF-21D khiến giới quân sự Trung Quốc tin rằng tàu sân bay Mỹ không có cách nào đối phó nếu bị tên lửa đạn đạo này tấn công.

1606003709217.png
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ phóng Trident II D5.
National Interest cho biết, Binh chủng Pháo binh 2 (tên lửa chiến lược) của Trung Quốc là đơn vị chủ quản các loại tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ lục địa. Binh chủng này hiện được biên chế 10 lữ tên lửa DF-21, trong đó có 2 lữ được trang bị DF-21D, 8 lữ còn lại trang bị các loại tên lửa DF-21 kiểu cũ.

Mỗi lữ đoàn tên lửa DF-21 bao gồm 11 tiểu đoàn, trong đó có 6 tiểu đoàn tên lửa (mỗi tiểu đoàn bao gồm 2 hệ thống phóng tên lửa cơ động); 2 tiểu đoàn sửa chữa và bảo dưỡng; 1 tiểu đoàn quản lý bãi phóng; 1 tiểu đoàn tín hiệu và 1 tiểu đoàn tác chiến điện tử.

Việc sử dụng tên lửa DF-21D để đánh chìm một tàu sân bay có ý nghĩa chiến lược rất lớn. Bởi nếu quân đội Trung Quốc sử dụng các loại tên lửa giống như DF-21D để đánh chìm mục tiêu tương tự như tàu sân bay, đồng nghĩa với quyền lực của Mỹ ở vùng biển quốc tế tất sẽ gặp bất lợi.

X
Tương tự, nếu Trung Quốc đạt được hiệu quả như vậy, nó sẽ đẩy các tàu sân bay của Mỹ ra xa lãnh thổ của Đại Lục hơn, sẽ làm giảm sức chiến đấu của máy bay chiến đấu trên hạm, tạo điều kiện để không quân nước này kiểm soát không phận các vùng biển xung quanh, cũng như hạn chế sự hỗ trợ về mặt an ninh của Mỹ đối với đồng minh trong khu vực.

Khi Trung Quốc rất tin tưởng vào sức mạnh của DF-21D khi đối phó với tàu sân bay Mỹ thì tờ National Interest dẫn lời của một vị tướng Hải quân Mỹ với phân tích khá chi tiết và chứng minh sư thật khác về dòng tên lửa này.

Cụ thể, khả năng Trung Quốc dùng DF-21D để đánh chìm tàu sân bay thì quả thật là rất khó, vì hàng không mẫu hạm là mục tiêu động trong khi DF-21D chỉ có thể tấn công mục tiêu tĩnh. Tốc độ hành trình của tàu sân bay khoảng 35 hải lý/h.

1606003743026.png


Chính vì vậy, sau khi tên lửa DF-21D được phóng đi, tàu sân bay đã không còn ở vị trí như lúc ban đầu nữa. Hơn nữa, DF-21D là loại tên lửa sử dụng phương thức phóng từ trên bờ, công tác chuẩn bị mất nhiều thời gian, đối phương có thể sử dụng các phương tiện trinh sát, phán đoán được là họ đang bị tấn công.

Hiện nay, Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh viễn thám hoạt động ở Thái Bình Dương trên độ cao 600km. Chúng được trang bị radar mạng pha tổng hợp SAR hoặc radar khẩu độ tổng hợp và camera kỹ thuật số.

Ba vệ tinh này xem là một hệ thống giám sát quân sự, có thể càn quét trên đại dương để tìm kiếm tàu thuyền mặc dù Bắc Kinh nói rằng chúng có mục đích thuần túy khoa học.

Những vệ tinh Trung Quốc này chính là những mắt thần cho hệ thống tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc tìm diệt tàu sân bay Mỹ. Tuy vậy, hệ thống tên lửa đạn đạo Trung Quốc sử dụng tấn công hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn còn 1 khâu khiếm khuyết.

Quân đội Trung Quốc nghiên cứu, phát triển DF-21D đã trên 10 năm, đại bộ phận công sức bỏ ra đều tập trung vào các hệ thống ngắm chuẩn để tên lửa có khả năng tìm kiếm, phát hiện tàu sân bay. Đầu đạn tên lửa DF-21D có hệ thống thiết bị cảm biến hồng ngoại (tìm nhiệt) để bổ trợ cho tấn công giai đoạn cuối.

Nhưng vấn đề là làm thế nào để trước khi phóng tên lửa, việc sử dụng vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tuần tiễu tầm xa để phát hiện được tàu sân bay còn là vấn đề mà người Trung Quốc chưa giải quyết được, bởi vì tàu sân bay không bao giờ di chuyển lại gần trong phạm vi vài trăm km để các loại radar thông thường bắt được.

Trong khi đó, tầm bắn của DF-21D vào khoảng 1300 cho đến 1500km, nếu tàu sân bay Mỹ hiện diện ở ngoài tầm với của tên lửa này và triển khai tiêm kích tấn công, DF-21D sẽ trở nên vô hại.

Và khi tấn công bất thành, những loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Mỹ Trident II D5, có phạm vi tấn công bao trùm 60% diện tích địa cầu, hoặc tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm lớp Virginia hoặc chiến hạm Aegis có tầm bắn xa tới 2500km sẽ là những cú đánh hủy diệt của Mỹ, triệt tiêu từ đầu những tham vọng của Trung Quốc.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Nga ra mắt "cối tự hành vùng Bắc Cực" Magnolia

(Vũ khí) - Sau các hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-SA hay Tor-M2DT thì mới đây Nga đã chính thức giới thiệu tổ hợp cối tự hành Magnolia được thiết kế cho vùng cực.

Tổ hợp súng cối tự hành hạng nặng Magnolia của Nga hiện được các chuyên gia quân sự quốc tế coi là vũ khí có khả năng vượt mọi địa hình tốt nhất trên thế giới, đặc biệt thích hợp khi triển khai tại vùng Bắc Cực.

Hệ thống vũ khí độc đáo này theo giới thiệu thì không gặp phải bất kỳ khó khăn nào khi nhận yên cầu vượt qua những dạng địa hình khác nhau, kể cả các vùng đầm lầy hay băng tuyết.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, đặc tính cơ động vượt trội như vậy có được nhờ việc sử dụng thiết bị vận chuyển hai liên kết thuộc gia đình DT-30 Vityaz làm khung gầm với tổng cộng 4 dải xích rất rộng giúp tạo áp suất mặt đất thấp.

X
Kết cấu hai khoang như trên được giải thích là nhằm giảm thiểu rủi ro, nếu một phần phương tiện bị sụp xuống mặt hố băng thì toa xe trước hoặc sau vẫn có thể kéo nó lên được.

Bên cạnh đó, phương tiện chiến đấu này vẫn có thể bơi để vượt qua các chướng ngại vật nước khác nhau. Động cơ mạnh mẽ công suất 710 mã lực cho phép đạt vận tốc tối đa 44 km/h trên đường nhựa, tầm hoạt động với nhiên liệu mang theo là 700 km.

1606003819951.png
Tổ hợp súng cối tự hành vùng Bắc Cực mang tên Magnolia của Nga
Magnolia được trang bị khẩu súng cối nòng cỡ 120 mm phổ thông, có khả năng sử dụng cả đạn thường và đạn nổ phân mảnh cao tăng tầm bắn. Trong trường hợp đầu tiên, tầm bắn lớn nhất sẽ là 7.000 m, còn thông số đối với loại đạn thứ hai thì lên tới 8.500 m.

Việc sử dụng đạn dẫn đường có độ chính xác cao cũng được đặt ra, điều này giúp cho Magnolia có khả năng tiêu diệt các mục tiêu của đối phương ở khoảng cách lên đến 10.000 m.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, Magnolia sẽ có thể bắn vào kẻ địch tối đa 10 viên đạn mỗi phút, cơ số đạn tổng cộng gồm 80 viên. Để tự vệ, một bệ súng máy điều khiển từ xa được lắp trên nóc tháp súng cối. Kíp chiến đấu của Magnolia là 4 người.

Hiện tại các nguồn thông tin cho biết hệ thống cối tự hành độc đáo nói trên đang trong giai đoạn thử nghiệm, kết thúc quá trình này, nó sẽ được các đơn vị pháo binh của Quân đội Nga tiếp nhận.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Những căn cứ quân sự Nga để mất trong 20 năm qua


Xin giới thiệu bài báo với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự Nga Dmitry Kokko (thay lời giới thiệu). Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” Nga ngày 18/11/2020.

1606004161319.png


Trên ảnh: bên trong căn cứ quân sự số 12 của Nga. Đến ngày 10/9 (2005), Nga cam kết rút 40 xe tăng khỏi các căn cứ quân sự của mình trên lãnh thổ Gruzia (Georgia), Năm 2005 (Ảnh: Seyran / TASS)

Tổng thống Vladimir Putin mới ký phê duyệt thỏa thuận thành lập một trung tâm đảm bảo vật chất- kỹ thuật cho Hải quân Nga tại Cộng hòa Sudan.

Theo nhận định của tờ Financial Times thì với thỏa thuận trên, Nga đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng địa chính trị của mình trên lục địa Châu Phi và sự hiện diện của Hải quân Nga trên Biển Đỏ, Vịnh Aden và Ấn Độ Dương.

Theo thỏa thuận đã được hai bên thống nhất sơ bộ, Cộng hòa Sudan sẽ dành cho Nga một khu đất để làm trung tâm logistics hải quân trong thời hạn 25 năm và có khả năng gia hạn thêm 10 năm.

Khu đất này sẽ được Sudan cho Nga sử dụng miễn phí và Nga cũng có thể đưa đến trung tâm trên các loại vũ khí, đạn dược và trang thiết bị kỹ thuật quân sự của mình qua các sân bay và hải cảng đang hoạt động của nước cộng hòa này.

Đổi lại, như tờ “Kommersant” (Nga) cho biết, chính quyền nước cộng hòa Sudan hy vọng Nga sẽ giúp cải thiện năng lực quốc phòng của mình.

Đồng thời, thỏa thuận cũng đề cập tới việc cảng Port Sudan có thể cho phép 4 tàu chiến Nga, kể cả tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân neo đậu cùng lúc, - ngoài ra, tại trung tâm này có thể bố trí tới 300 quân nhân hoặc nhân viên dân sự Nga.

Trong những năm gần đây, Nga đẩy mạnh quan hệ với các nước Châu Phi và tăng khối lượng xuất khẩu vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự sang khu vực này.

Căn cứ tại cảng Sudan nói trên sẽ là một bàn đạp của Hải quân Nga ở khu vực Biển Đỏ và Ấn Độ Dương, nơi có các tuyến hàng hải thương mại giữa Châu Âu và Châu Á đi qua.

Ngoài ra, như tờ Financial Times viết, Nga còn nhắm đến việc thành lập các xí nghiệp chuyên ngành cho các tập đoàn nhà nước của Nga, - các xí nghiệp khai thác bauxite ở Guinea, các dự án khai thác dầu ở Nigeria và khai thác mỏ niken ở Nam Phi.

Để giành quyền kiểm soát khu vực trên, Matxcova sẽ phải cạnh tranh với Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Căn cứ hải quân Trung Quốc hiện có tại Djibouti, còn căn cứ hải quân Thổ Nhĩ Kỳ - trên lãnh thổ Somalia.

Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, nếu xét từ góc độ hiện diện quân sự ở nước ngoài, Nga đã mất nhiều hơn được. Chúng tôi (tác giả) xin tổng hợp giới thiệu những căn cứ quân sự lớn nhất của Nga ở nước ngoài bị triệt thoái trong vòng 20 năm qua.

Trạm radar Gabala (Azerbaijan)

1606004182319.png


Trên ảnh: tòa nhà của trạm (radar Gabala, Azerbaijan, 2007. (Ảnh: AzerTAc)

Trạm radar Gabala là một bộ phận cấu thành của hệ thống cảnh báo đòn tấn công tên lửa hoạt động từ năm 1985 cho đến năm 2012.

Trạm radar này có chức năng phát hiện và giám sát các vụ phóng tên lửa trên vùng biển Ấn Độ Dương, trên lãnh thổ phần lớn các quốc gia Châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á, Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc và Australia.

Lý do được đưa ra- các trang thiết bị kỹ thuật của trạm sắp hết tuổi thọ. Tuy nhiên, trạm radar Gabala dừng hoạt động không phải là do các trang thiết bị sắp hết tuổi thọ như đã nói, vì có thể dễ dàng thay thế chúng với chi phí rất rẻ và tuổi thọ của trạm radar có thể tăng thêm tới 10-20 năm nữa mà không cần phải tạm dừng chế độ trực chiến.

Nguyên nhân chủ yếu: đến trước năm 2012, chính quyền Azerbaijan đã thay đổi các điều khoản của hợp đồng cho thuê, đòi tăng giá thuê từ 7 triệu USD/năm lúc đầu lên 15 triệu USD/năm, sau đó nữa- tới 300 triệu USD/năm , và đây là điều không thể chấp nhận được đối với Nga. Năm 2012, mọi trang thiết bị được tháo dỡ và chuyển về Nga.

1606004188850.png


Trên ảnh: Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Grigory Karasin (thứ hai từ trái sang) trong một cuộc họp tại trạm radar Gabala, 2007 (Ảnh: TASS / AzerTAj)

Gruzia:

Căn cứ quân sự sô137 ở Vaziani

Căn cứ quân sự số 50 ở Gudauta

Căn cứ quân sự số 62 ở Akhalkalaki

Căn cứ quân sự sô 12 ở Batumi


1606004195254.png


Phía Nga sẵn sàng rút những thiết bị quân sự và vũ khí bố trí tại căn cứ quân sự Nga ở Vaziani (cách thủ đô Tbilisi của Gruzia 30 km) là đối tượng điều chỉnh của Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở Châu Âu. Chi phí vận chuyển trang thiết bị kỹ thuật quân sự này từ Gruzia về Nga do Hoa Kỳ và Anh đảm bảo. Phía Gruzia sẽ vận chuyển các lô hàng đến Batumi bằng tàu hỏa, và từ đó sẽ được đưa về lãnh thổ Nga bằng các tàu chiến của Nga. Trên ảnh: bên bản đồ kế hoạch rút quân Nga năm 2000 (Ảnh: Felix Krymsky / TASS)

1606004202740.png


Xe tăng Nga tại căn cứ quân sự ở Vaziani (cách thủ đô Tbilisi 30 km), Năm 2000 (Ảnh: Felix Krymsky / TASS)

Các căn cứ quân sự ở Gruzia được Nga thuê từ năm 1995 với thời hạn 25 năm. Nhưng vào năm 1999, tại Hội nghị thượng đỉnh OSCE tại Istanbul, Nga và Gruzia đã ký một thỏa thuận về việc Nga rút 4 căn cứ quân sự của mình trong năm 2001 theo tinh thần Hiệp ước cắt giảm vũ khí thông thường ở Châu Âu.

Các căn cứ ở Vaziani và Gudauta thực sự đã bị giải thể vào năm 2001, còn các căn cứ ở Batumi và Akhalkalaki tiếp tục hoạt động cho đến năm 2007.

1606004210233.png


Trên ảnh: Bãi tập kết phương tiện kỹ thuật quân sự tại căn cứ quân sự số 62 của Nga tại Akhalkalaki, Gruzia, năm 2005 (Ảnh: Aleksandr Klimchuk/TASS)



Trên ảnh: trạm kiểm soát trên lãnh thổ căn cứ quân sự số 62 của Nga ở Akhalkalaki, Gruzia, năm 2005 (Ảnh: Alexander Klimchuk / TASS)

Kazakhstan:

Sân bay vũ trụ thử nghiệm quốc gia số 5 của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga

Trung đoàn không quân vận tải độc lập (Kostanay)

Trường bắn Emba


1606004222012.png


Trường bắn "Emba-5" của Nga. Trên ảnh: ăng-ten radar đo xa, Kazakhstan. Tỉnh Aktobe, 1996 (Ảnh: Zinin Vladimir / TASS)

Trung đoàn không quân vận tải (Kostanay) thực sự hoạt động cho đến năm 2000. Trường bắn thử nghiệm phòng không số 5 của Bộ Quốc phòng LB Nga trong thành phần Sân bay vũ trụ Baikonur ngừng tồn tại vào năm 2010.

Trường bắn Emba được thuê của Kazakhstan sau khi Liên Xô tan rã, nhưng trong những năm gần đây đã không còn được sử dụng – mọi thử nghiệm đều được thực hiện tạiTrường bắn Kapustin Yar ở tỉnh Astrakhan (Nga).

1606004229974.png


Trên ảnh: phóng tên lửa từ xe chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không “OsaAKM” trên Trường bắn “Emba-5” của Nga tại tỉnh Aktobe, Kazakhstan. Năm 1996 (Ảnh: Vladimir Zinin / TASS)

Trung tâm vô tuyến điện tử ở Lourdes (Cuba)

Trung tâm này được xây dựng xong vào năm 1967 ở ngoại ô thủ đô Havana Cuba và đóng vai trò chủ chốt trong việc thu thập thông tin tình báo thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Nó cho phép chặn bắt dữ liệu từ các vệ tinh liên lạc của Mỹ, các cáp mặt đất, các thông báo từ trung tâm điều khiển bay của NASA và để nghe trộm các cuộc trao đổi của người Mỹ.

Trung tâm này chấm dửt sự tồn tại vào năm 2002. Tuy nhiên, cùng với sự xấu đi của mối quan hệ Nga-Mỹ, theo thông tin từ các phương tiện truyền thông, hiện nay (Nga- Cu ba) đang tích cực đàm phán về việc khôi phục lại hoạt động của trung tâm này.

1606004237692.png


Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro đã cùng đến thăm Trung tâm Vô tuyến điện tử của Bộ Quốc phòng Nga. Trong bài phát biểu trước các quân nhân làm việc trung tâm và gia đình họ, Tổng thống Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của trung tâm như sau. "Những kết quả này không chỉ cần cho quân đội, mà còn cần cho cả giới lãnh đạo chính trị của đất nước, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi nước Nga đang bắt đầu vững vàng và tự tin đứng trên đôi chân của mình”. Trêngảnh: Vladimir Putin (trái) và Fidel Castro với các cháu thiếu nhi con em của các quân nhân thuộc Trung tâm Vô tuyến điện tử. Năm 2000 (Ảnh: Vladimir Rodionov và Sergey Velichkin / TASS).

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Tình trạng yếu kém bất ngờ của Không lực Hoa Kỳ

(Lực lượng vũ trang) - Cơ quan thẩm định trách nhiệm chính phủ Mỹ (GAO) công bố báo cáo về tình trạng kỹ thuật phi đội máy bay quân sự và chi phí hoạt động của chúng.

Số liệu không mang đến sự khả quan khi trong 9 năm qua chỉ có những chiếc trực thăng đa dụng UH-1N Twin Huey lạc hậu (dùng để huấn luyện sĩ quan và đưa đón cấp trên) thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao. Trong số 46 loại máy bay được quy định trong tài liệu, 24 loại không bao giờ đạt các chỉ số sẵn sàng theo thiết kế.

Điều quan trọng cần lưu ý là GAO đã kiểm tra mức đánh giá hàng năm cho các loại máy bay khác nhau, chứ không phải số liệu về hiệu suất chuyến bay hoàn chỉnh. Sự khác biệt là trong trường hợp đầu tiên, một chiếc máy bay hoặc trực thăng được coi là phù hợp nếu nó có khả năng thực hiện ít nhất một trong các nhiệm vụ được giao, tờ The Drive cho biết.

1606004334994.png
Tình trạng sẵn sàng chiến đấu của Không quân Mỹ chẳng hề cao như nhiều người vẫn nghĩ
1606004307668.png
X
Theo báo cáo, máy bay trinh sát điện tử EP-3E Aries II của Hải quân và máy bay chỉ huy E-6B Mercury đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý kho vũ khí hạt nhân là đang ít nhiều hoạt động tốt.

Trong khi đó tiêm kích chiếm ưu thế trên không hạng nặng F-15E Strike Eagle chỉ đạt các chỉ số sẵn sàng chiến đấu một nửa thời gian. Ngoài ra 17 loại máy bay khác, bao gồm oanh tạc cơ chiến lược B-52 Stratofortress và máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit đạt tiêu chuẩn ít nhất một lần trong chín năm.

Bên cạnh đó có tới 24 loại máy bay không đạt trình độ sẵn sàng chiến đấu. Chúng bao gồm máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B, tiêm kích tàng hình F-22 Raptor và tiêm kích hạm trên tàu sân bay F/A-18 Hornet.

GAO cũng đề cập đến chi phí vận hành các loại máy bay khác nhau. Sự khác biệt ở đây là rất ấn tượng. Các chuyến bay chuyên sâu vòng quanh thế giới của phi đội máy bay vận tải hạng trung C-130 Hercules trong năm 2018 đã tiêu tốn 118,03 triệu USD từ ngân sách Mỹ, trong khi việc sử dụng phi đội máy bay tiếp dầu KC-135 Stratotanker lớn hơn yêu cầu số tiền 4,24 tỷ USD.



 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top