[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Pháp thừa nhận vị thế thống trị của Nga ở Bắc Cực

(Bình luận quân sự) - Tờ Le Point của Pháp dẫn nguồn tin chính phủ cho biết, chỉ có Nga mới có thể hoạt động dọc theo toàn bộ chu vi của vùng Bắc Cực.

Bắc Cực không chỉ được coi là một khu vực ưu tiên phát triển kinh tế và giao thông vận tải đường biển và còn là một trọng tâm trong chiến lược an ninh quốc gia của Nga.

Vào ngày 26/10 vừa qua, tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê duyệt chiến lược phát triển vùng Bắc Cực của Nga và đảm bảo an ninh quốc gia đến năm 2035.

Theo sắc lệnh, chính phủ Nga phải thông qua kế hoạch thực hiện các nền tảng của chính sách và chiến lược nhà nước trong ba tháng. Chính phủ cũng đã được giao nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chiến lược và hàng năm báo cáo cho người đứng đầu nhà nước.

Tài liệu nói rằng các, hạt nhân trong các dự án đầu tư của Nga ở Bắc Cực cần phục vụ yêu cầu thúc đẩy việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và chuyên sâu của đất nước.

Hệ thống phòng không S-400 Triumf Nga triển khai tại Bắc Cực
1606004494952.png
X
Bình luận về vị thế của Nga ở Bắc Cực, Tờ Le Point trích dẫn một nguồn tin trong chính phủ Pháp đã gọi khu vực này là "độc quyền" của Moscow. Hiện tại, Quân đội Nga có thể triển khai lực lượng ở bất kỳ địa điểm nào trên vòng cung Bắc Cực trong vòng 48-72 giờ.

Các tác giả của bài báo dẫn nguồn từ các chuyên gia của quân đội Pháp cho biết, Nga gần đây đã thả cả một lữ đoàn tác chiến Bắc Cực ở nhiệt độ âm 30 độ. Le Point nhấn mạnh rằng, với quân đội các nước còn lại trên thế giới thì đây là một "chiến công không thể lập được".

Ngoài ra, Nga có thể đảm bảo cho việc đi lại của tàu bè khắp khu vực nhờ vào 77 tàu phá băng động cơ thông thường và động cơ hạt nhân thuộc quyền sở hữu của nhà nước và tư nhân, trong đó có khoảng trên 40 tàu phá băng cực lớn.

Các tác giả của bài báo cho biết thêm: “Đến năm 2030, Nga sẽ có hơn một trăm tàu phá băng trong cả nước, bao gồm cả các tàu Bắc Cực thuộc lớp mới, có thể mở đường trong lớp băng dày tới 3 mét”.

Chiến sĩ Lữ đoàn Bắc Cực của Nga huấn luyện tác chiến trên băng tuyết
Trong khi đó, các cường quốc như Mỹ hay Trung Quốc cũng chỉ có vẻn vẹn 1-2 tàu phá băng thông thường nên không thể cạnh tranh với Nga ở vùng đất lạnh giá này.

Song song với đó, Nga còn triển khai hàng loạt hệ thống vũ khí-trang bị tối tân được thiết kế ưu tiên hoạt động ở Bắc Cực như: Hệ thống phòng không S-400 Triumf, Pantsir-S; máy bay tiêm kích siêu thanh MiG-31, máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS; các tàu ngầm hạt nhân chiến lược và tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng; các hệ thống tên lửa tấn công mặt đất; các loại xe tăng, xe thiết giáp, xe địa hình chuyên hoạt động trên băng tuyết…

Ngoài ra, truyền thông đưa tin rằng, Nga hiện đang phân bổ ngân sách cho một dự án xây dựng một nền tảng nghiên cứu khoa học nổi ở Bắc Cực. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của một "trung tâm quân sự” [trá hình] được triển khai trên biển với chi phí thấp, các nhà báo Pháp bày tỏ quan điểm.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Su-35 Nga đứng trên F-35 Mỹ hai bậc trong bảng xếp hạng vũ khí của phương tây

Xin giới thiệu tiếp bài viết chuyên đề vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự, kỹ sư thiết kế tên lửa Vladimir Tuchkov. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” cùng nhiều báo Nga khác ngày 18/11/2020.

1606004722086.png
Tiêm kích Su-35 (F (Ảnh: Marina Lystseva / TASS)
Tạp chí chuyên ngành quân sự Mỹ Military Watch mới lập bảng xếp hạng những kiểu máy bay tiêm kích tốt nhất đang có trong trang bị của không quân các nước khu vực Trung Đông.

Trong bảng xếp hạng này có năm (5) máy bay từ các nhà sản xuất khác nhau. Cần lưu ý là các chuyên gia khi lập bàng xếp hạng đã không tính tới những máy bay mà các nước khác triển khai tại các căn cứ quân sự trong khu vực này.

Ngoài ra, bảng xếp hạng cũng không tính tới những máy bay tiêm kích đã được đặt mua theo các hợp đồng đã ký nhưng hiện chưa bàn giao.

1. Đứng ở vị trí đầu bảng là chiếc máy bay tiêm kích thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga. Theo Military Watch, đây là chiếc máy bay tốt nhất không chỉ tại khu vực Trung Đông, mà còn ở trên lục địa Châu Phi.

Nó có nhiều ưu điểm, và tập hợp những ưu điểm đó đã biến nó trở thành một chiếc máy bay rất đáng sợ, có khả năng không chỉ giành chiến thắng trong các trận không chiến, mà còn thực hiện các cuộc tấn công mạnh, có độ chính xác cao nhằm vào các mục tiêu mặt đất. Kiểu máy bay này hiện đang được Không quân Ai Cập khai thác.

Su-35 có các tính năng bay tuyệt vời nhờ hình dạng tối ưu của khung thân máy bay và một động cơ mạnh vòi phun chỉnh hướng phụt.

Radar của Su-35 cũng vượt mặt các đối thủ nhờ công suất tín hiệu quét cao và khả năng xử lý hiệu quả thông tin thu được từ ăng-ten mảng pha, - nhờ vậy mà phi công Su-35 nhìn thấy máy bay địch, kể cả máy bay lớp "tàng hình", ở cự ly xa kỷ lục.

Tất nhiên, công suất bức xạ lớn của radar cũng làm Su-35 “lộ diện” trước đối phương.

Nhưng, để bù lại, trước hết, trong số các vũ khí của nó có tên lửa “không đối không” R-37M tầm bắn tới 300 km. Có nghĩa là xa hơn 120 km so với tầm bắn của tên lửa AIM-120 Mỹ. Nhờ vậy, phi công điều khiển Su-35 sẽ nhìn thấy đối phương trước và ấn nút phóng tên lửa trước.

Thứ hai, Su-35 được trang bị một hệ thống tác chiến điện tử mạnh- hệ thống này bảo vệ máy bay rất hiệu quả trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của đối phương.

1606004737776.png
2. Tiếp theo là chiếc F-15 "trẻ mãi không già" của Mỹ. Nó ra đời cách đây 45 năm “trong vai trò” là một máy bay tiêm kích hạng nặng thế hệ 4 “thuần túy”.

Tiếp theo đó, sau một loạt các đợt hiện đại hóa, không chỉ chất lượng của nó được nâng lên, mà “lĩnh vực chuyên môn hóa” cũng thay đổi. Cuối những năm 1980, F-15E đã trở thành máy bay tiêm kích-ném bom. Rất không lâu nữa sẽ xuất hiện phiên bản máy bay tiêm kích đa năng F-15SE.

1606004703065.png
X
Không quân Hoàng gia Ả Rập Xê Út hiện đang khai thác khoảng một trăm máy bay tiêm kích-ném bom F-15SA (Saudi Advanced), được chế tạo theo đơn đặt hàng của Riyadh.

Đó là một máy bay tấn công xuất sắc, có khả năng thực hiện các đòn không kích chính xác nhằm vào các mục tiêu trên mặt đất nhờ có tải trọng tác chiến lớn- tới 11 tấn và hệ thống điều khiển vũ khí được thiết kế hoàn hảo.

Nhưng cũng vì thế, chức năng “tiêm kích” của chiếc máy bay này có phần nào kém đi. Một ví dụ cụ thể, tại Iraq, một chiếc F-15E đã bị bắn hạ sau khi thua trong trận không chiến với chiếc tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 của Không quân Iraq.

Military Watch cũng nêu bật những ưu điểm của chiếc máy bay này như cấu hình máy tính hiện đại, có hệ thống tác chiến điện tử mạnh, các kênh truyền dữ liệu cho phép máy bay tham gia vào các cuộc chiến tranh lấy mạng làm trung tâm.

Vâng, và cũng có chút chỉ trích là khả năng “tàng hình” của F- 15 không cao. Tuy nhiên, dù sao đây là một cáo buộc không công bằng của Military Watch, bởi vì trong bảng xếp hạng mà chúng ta đang xem xét, khả năng tàng hình của các máy bay đều không quá xuất sắc. Trừ trường hợp ngoại lệ là chiếc máy bay xếp ở vị trị thứ ba sau đây.

1606004752806.png
3. Vị trí thứ ba: Máy bay tiêm kích-ném bom thế hệ thứ 5 khét tiếng của Mỹ là F-35A đang có trong trang bị của Không quân Israel. Các nhà sản xuất đã cố tình đánh giá quá cao các đặc tính của nó.

Và tuy họ đã bị “bắt quả tang” trong công việc này nhưng họ vẫn tiếp tục theo đuổi “đường lối” tung hô thái quá của mình Một ví dụ, F-35A được cho là không cần tăng tốc vẫn có thể bay với tốc độ siêu âm.

Tuy nhiên, người ta đã xác nhận được thấy rằng ở chế độ bay này, tốc độ của F-35 khó có thể đạt tốc độ âm thanh.

Vâng, tất nhiên, F-35 có nhiều cảm biến cực nhạy, một trong số đó thậm chí còn có thể phát hiện được các vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Một radar ăng ten mạng pha rất hiện đại có thể “ngụy trang” được hoạt động của mình.

Dĩ nhiên, phải thừa nhận một thành tựu không thể tranh cãi của các công trình sư thiết kế F-35 về khả năng “tàng hình” của nó trước các radar và hệ thống theo dõi hồng ngoại.

Tuy nhiên, việc không được xếp ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng như người Mỹ thường đòi hỏi, mà chỉ đứng ở vị trí thứ ba- cũng là hoàn toàn “hợp quy luật”. Bởi vì cho đến thời điểm hiện tại, F-35 vẫn chưa phải là một chiếc máy bay chiến đấu, - về bản chất, mới chỉ là một “bán thành phẩm”.

Các kỹ sư lập trình đã nhiều năm liền miệt mài cày xới trong "bộ não" của nó để sửa vô số lỗi sai. Và về mặt chính thức, nó được coi là vẫn chưa sẵn sàng tham gia vào các cuộc chiến, dù là một cuộc chiến tranh cường độ trung bình.

Một ngày nào đó không xa, không nghi ngờ gì nữa, phần mềm trên máy bay F-35 sẽ được hiệu chỉnh và hoàn thiện. Tuy nhiên, sẽ không thể làm gì đối với những “tội lỗi” thiết kế.

Để đạt được khả năng tàng hình tối đa, đành phải hy sinh các tính năng bay. Những tính năng bay của F-35 là tệ nhất so với tất cả các máy bay tiêm kích thế hệ 3 và thế hệ 4 từng được chế tạo từ trước đến nay.

Cũng vì lý do đó, các khả năng tấn công của F-35 là khá thấp, chúng cũng không thể tham gia các cuộc không chiến kéo dài. Khoang bên trong của nó chỉ chứa được 4 quả tên lửa.

Thực ra, máy bay này có thể mang một số lượng đáng kể bom bay. Tuy nhiên, nếu như vậy (mang bom bay) thì những cam đoan có cánh của đại diện "Lockheed Martin" về việc chiếc máy bay này có thể tiến hành các đòn tấn công mà không phải bay vào khu vực phòng không của đối phương- đó lại là một sự bốc phét không hơn không kém.

(Vì) Bom AGM-154 Joint Standoff Weapon có khả năng bay trong không khí khoảng hơn 100 km một chút. Và trong bán kính này- thì lại đã là khu vực chịu trách nhiệm của các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung.

1606004764362.png
4. Khá bất ngờ đối với nhiều người, nhưng Tạp chí Military Watch Mỹ lại xếp chiếc máy bay tiêm kích- đánh chặn hải quân (trên tàu sân bay) đã bị Mỹ loại biên từ 15 năm trước đây là F-14 Tomcat vào vị trí thứ 4.

Tuy nhiên, chiếc máy bay “Tomcat” sau khi đã được các kỹ sư Iran hiện đại hóa, hiện vẫn đang có trong trang bị của Không quân nước này.

Máy bay F-14 Tomcat đến Iran trong giai đoạn Shah Pahlavi (Mohammad Reza Pahlavi- Vua Iran từ năm 1941 đến 2/1979-ND) đang có quan hệ tốt đẹp với Washington, tức là trong các năm 1974-1976. Tổng cộng Iran khi đó đã mua 79 chiếc F-14.

Chiếc máy bay này vào thời điểm đó đáng sợ đến nỗi khi nó xuất hiện trong trang bị của Không quân Iran, những chiếc MiG-25 của Liên Xô đã không còn dám thực hiện các chuyến bay trinh sát xâm nhập không phận Iran nữa.

Những đã có khoảng 15 chiếc trong số này bị bắn hạ trong cuộc chiến tranh với Iraq. Số còn lại vẫn đang hoạt động nhờ các nhà máy Iran đã làm chủ được công nghệ sản xuất phụ tùng , linh kiện thay thế. Không chỉ thế, máy bay còn đã được hiện đại hóa.

Đã thay radar “bản gốc” bằng một radar mới do Iran tự thiết kế mạnh hơn. Thêm nữa, tên lửa không đối không “Phoenix” Mỹ cũng được tăng tầm bắn lên gấp đôi, và tới 300 km. Vì vậy, Iran có thể tự bảo vệ được mình cả trên biển lẫn trên không.

1606004785553.png
5. Nhiều người nghĩ rằng máy bay tiêm kích “Typhoon” Châu Âu đang có trong trang bị của Không quân Ả Rập Saudi lẽ ra phải được xếp thứ hạng cao hơn. Tuy nhiên, Riyadh đã mua không phải kiểu máy bay hiệu quả nhất – họ mua “Typhoon” Tranche-2.

Chúng khác với Tranche-3 theo hướng tệ hơn ở chỗ không có radar ăng ten mạng pha. Trên phiên bản mới có thùng nhiên liệu mới hoàn thiện hơn, một động cơ có lực đẩy mạnh hơn và một máy tính hiệu quả hơn với gói phần mềm mới.

Vì vậy, vị trí thứ 5 mà Military Wach Mỹ xếp cho “Cơn bão” ( Typhoon”) này là khá công bằng và xứng đáng.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Tổng thống Maduro: Venezuela bắt đầu sản xuất được UAV

Thông tin được Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro tiết lộ trong một bài phát biểu về đổi mới công nghệ được phát trên truyền hình quốc gia.

Venezuela đã nghiên cứu chế tạo, cấp chứng chỉ và bắt đầu sản xuất máy bay hạng nhẹ đa nhiệm, cũng như máy bay không người lái (UAV) đa chức năng. "Đã có hai chiếc máy bay huấn luyện nguyên mẫu được sản xuất hoàn toàn tại Venezuela", ông Maduro tiết lộ.

1606004857626.png
UAV của Venezuela.
Ngoài loại máy bay hạng nhẹ được thiết kế để sử dụng trong nông nghiệp và giám sát trên không, ông Maduro còn giới thiệu mẫu UAV đa chức năng và thông báo sắp triển khai sản xuất hàng loạt.

Để phục vụ đội máy bay, nhà chức trách nước này đang xúc tiến thành lập Trung tâm dịch vụ hàng không quốc gia.

1606004827596.png
X
Trung tâm này cùng với Hãng Hàng không quốc gia, nơi sản xuất máy bay và thiết bị bay không người lái loại mới, "sẽ góp phần phát triển đất nước và bảo vệ an ninh quốc gia", ông Maduro cho biết.

Hồi tháng 9/2020, ông Nicolas Maduro tuyên bố, Venezuela có thể được các đối tác truyền thống hỗ trợ nhưng quân đội nước này phải hướng tới độc lập về vũ khí trang bị.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố thành lập một trung tâm nghiên cứu mới thuộc quân đội nước này để theo đuổi các chương trình vũ khí nội địa.

Hôm 25/9, phát biểu nhân lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Bộ chỉ huy Tác chiến chiến lược của quân đội Venezuela, ông tuyên bố quốc gia Nam Mỹ này "có mọi thứ cần thiết để tạo ra hệ thống vũ khí cho riêng mình".

1606004875502.png


"Trong khi duy trì hợp tác với Nga, Trung Quốc, Cuba, Iran và toàn thế giới, chúng ta sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về khoa học, công nghệ, sự giúp đỡ liên quan tới vũ khí và tất nhiên, cả sự hỗ trợ chiến lược nhưng chúng ta phải tiến lên theo hướng độc lập", ông Maduro nhấn mạnh.

Ông Maduro đã yêu cầu "ngay lập tức thành lập Hội đồng Khoa học và công nghệ quân sự để phục vụ cho sự độc lập của hệ thống vũ khí Venezuela".

Với sự thành lập của đơn vị mới thuộc quân đội Venezuela, chính quyền Caracas đang lên kế hoạch sản xuất các hệ thống vũ khí nội địa.

Ông Maduro nhấn mạnh rằng Venezuela phải tiến nhanh trong các nỗ lực để phát triển những công nghệ quân sự và tạo dựng một nền công nghiệp quốc phòng riêng.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
UAV tấn công cảm tử của Nga được thử nghiệm ở Syria

UAV vừa thực hiện vụ tấn công nhằm vào các nhóm khủng bố ở Idlib theo ghi nhận có bề ngoài rất giống với UAV cảm tử của Nga.

Vài tuần trước, các nhóm phiến quân ở tỉnh Idlib của Syria đã nhận nhiều cuộc tấn công từ máy bay không người lái. Chúng ta đang nói về chiếc UAV đặc biệt, hóa ra ở mọi khía cạnh đều giống với máy bay không người lái tấn công cảm tử Lancet của Nga, và hơn nữa thực tế là việc sử dụng của chúng là rất đáng chú ý.

Hiện tại có tương đối ít thông tin về khả năng của máy bay không người lái Lancet, nhà sản xuất Kalashnikov Concern mới chỉ tiết lộ như sau:

Máy bay không người lái tấn công cảm tử Lancet của Nga
1606004931399.png
X
“Máy bay không người lái cảm tử Lancet (đạn tuần kích) của Nga đã được tạo ra trong hai phiên bản. Lancet-1 nhẹ hơn và dành cho các nhiệm vụ trinh sát. Trong khi Lancet-3 có khả năng mang trọng tải đầu đạn 3 kg, ở trên không trong 40 phút và đạt tốc độ lên tới 110 km/h".

"Đồng thời vũ khí này không mất liên lạc với người điều khiển và cực kỳ chính xác, động cơ điện làm cho máy bay không người lái cảm tử của chúng tôi yên tĩnh và thân thiện với môi trường”, đại diện Tập đoàn Kalashnikov Concern cho biết.

Vụ tấn công mới nhất tại tỉnh Idlib của Syria được cho là do UAV Lancet thực hiện
Theo nguồn tin địa phương, trong hình ảnh được đăng tải, có thể thấy cách một máy bay không người lái, rất giống với UAV Lancet của Nga, tấn công các nhóm phiến quân ở Idlib.

Ban đầu, người ta cho rằng các cuộc tấn công được thực hiện bởi Quân đội chính phủ Syria (SAA) và Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), tuy nhiên, cả hai bên đều không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về vấn đề này.

Chính vì vậy, điều đó càng khiến giới truyền thông tin tưởng rằng các cuộc tấn công được thực hiện bởi Quân đội Nga, mặc dù cũng không có xác nhận chính thức nào về điều này.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Giáp gốm Nga chặn đứng mọi đạn chống tăng

(Vũ khí) - Theo Giám đốc điều hành Tập đoàn Technodinamika, Nga sắp hoàn thành thử nghiệm loại giáp gốm dành cho xe tăng thiết giáp giúp chặn đứng đòn tấn công từ đối phương.

Technodinamika (một phần của Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec) sẽ hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước với loại áo giáp gốm độc đáo dành cho xe bọc thép vào đầu năm 2021, Giám đốc điều hành Tập đoàn Technodinamika, Igor Nasenkov cho biết hôm 19/11.

"Những cuộc thử nghiệm cấp nhà nước với loại giáp gốm tối tân hiện đang được tiến hành. Tôi chắc chắn rằng công việc này sẽ hoàn thành trong vòng 3 - 4 tháng nữa", giám đốc Igor Nasenkov nói.

1606005065645.png
Xe tăng Nga.
Các tấm áo giáp bằng gốm Corundum đã được phát triển bởi Hiệp hội sản xuất tổng hợp Ufa. Gốm Corundum là một vật liệu siêu cứng, được sản xuất trên cơ sở nhôm oxit có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với loại giáp truyền thống.

Khi chính thức được trang bị, loại giáp này có thể miễn nhiễm với tất cả các loại đạn chống tăng 120mm (cỡ nòng tiêu chuẩn của tăng phương Tây). Cùng với đó, vỏ giáp của tăng Nga còn khiến tên lửa chống tăng cỡ 100-150mm cũng phải bất lực.

1606005037442.png
X
Điều này có nghĩa là các loại vũ khí chống tăng tiêu chuẩn hiện nay của phương Tây sẽ rất khó có thể đánh bại được xe tăng Nga. Bởi ngoài hệ thống giáp gốm, chúng còn được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động.

Khi Nga kỳ vọng vào loại giáp cùng những cỗ tăng tối tân như Armata, T-90 sẽ làm thay đổi cục diện chiến trường trong tương lai thì Pháp và Đức cũng bắt đầu lên kế hoạch sản xuất loại xe tăng mới có thể xuyên thủng mọi cỗ tăng, xe tăng được định danh Leopard-3.

Nguồn tin quân sự Đức cho biết, xe tăng thế hệ mới có thể xuất hiện vào năm 2030, khi các đơn vị xe tăng Leopard-2 trong biên chế quân đội một số quốc gia châu Âu hết niên hạn sử dụng.

"Yêu cầu kỹ-chiến thuật của xe tăng mới đã được đưa ra bàn thảo theo khuôn khổ hợp tác Đức-Pháp", Thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Đức Markus Grübel tuyên bố. Theo lời ông này, trong 3 năm tới, khái niệm và đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe tăng mới sẽ được công bố với sự tham gia của nhiều tổ hợp công nghiệp quốc phòng Đức.

Trong khi đó, Tạp chí National Interest đã tỏ ra rất lạc quan khi cho rằng, châu Âu chỉ cần dùng phiên bản Leopard 2A7+ cũng đủ khả năng đối đầu với T-14 của Nga.

Nguồn tin cho biết, sức mạnh hỏa lực của Leopard 2A7+ nằm ở khẩu pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm/L55, hiện tại đó là khẩu pháo tăng tốt nhất trong dòng họ Leopard 2, có độ chính xác và tầm bắn xa hơn các phiên bản cũ.

Pháo 120mm này có thể tiêu diệt mục tiêu được che chắn đằng sau chướng ngại vật lẫn trong các kiến trúc kiên cố cũng như tấn công lính bộ binh, xe thiết giáp và trực thăng bay thấp. Đặc biệt, pháo của Leopard 2A7+ từng nhiều lần xuyên thủng được tấm thép đồng nhất dày gần 1m trong thử nghiệm.

Mỗi chiếc Leopard 2A7+ có thể mang 42 viên đạn pháo, trong đó 15 viên đặt trong tháp pháo để sẵn sàng sử dụng, những viên còn lại để trong khoang xe. Với sức mạnh của viên đạn từ khẩu L55 khó có thể loại giáp chịu được cú đánh của nó.

Thực tế thì mọi công nghệ mới dành cho xe tăng Nga mới chỉ được công bố và chưa hề có thông tin về bất cứ cuộc thử nghiệm nào. Vì vậy, báo Mỹ tin rằng xe tăng Nga không phải bất bại dù chúng được trang bị những công nghệ hàng đầu hiện nay.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ khép ‘Bầu trời mở’, nhìn trộm Nga qua mắt châu Âu

Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở nhưng sẽ thu thập số liệu giám sát Nga từ các đồng minh NATO ở châu Âu.

Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở

Hiệp ước Bầu trời Mở được ký kết vào năm 1992 đã trở thành một trong những biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Âu sau Chiến tranh Lạnh.

Hiệp ước có hiệu lực từ năm 2002 cho phép các quốc gia tham gia ký kết thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phận của nhau để thu thập dữ liệu về lực lượng và hoạt động quân sự của nhau. Cho đến gần đây đã có 34 quốc gia là thành viên của Hiệp ước.

Hoa Kỳ chính thức rời khỏi Hiệp ước Bầu trời mở vào ngày 22 tháng 11, thủ tục kích hoạt việc rút khỏi hiệp ước được thực hiện và có hiệu lực sau 6 tháng, kể từ thời điểm Mỹ thông báo cho các thành viên khác về ý định rút khỏi thỏa thuận này.

Như vậy, một quyết định đã từng gây ngạc nhiên ngay cả với các đồng minh châu Âu của Washington và không nhận được sự ủng hộ đầy đủ của họ, cuối cùng có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 11 năm nay.

Bài viết của hãng thông tấn Sputnik cho biết, Nga đã gọi quyết định này là một bước phá hoại hệ thống kiểm soát vũ khí hiện đại, nhưng các hành động tiếp theo của Nga sẽ được xác định tùy thuộc cách hành xử trong tương lai của các quốc gia khác ký kết hiệp ước.


Các câu hỏi quan trọng hiện nay là liệu các đồng minh NATO ở châu Âu của Mỹ có truyền dữ liệu từ các chuyến bay giám sát của họ đến Lầu Năm Góc hay không và liệu Nga có thể thực hiện các chuyến bay giám sát trên các căn cứ của Mỹ ở châu Âu hay không.

Mỹ dùng số liệu theo dõi Nga của đồng minh

1606275356869.png

X
Trong khi rời khỏi một hiệp ước cơ bản tiếp theo về kiểm soát vũ khí, Hoa Kỳ đang cố gắng không để mất những lợi ích mà văn kiện này đã mang lại cho họ và có ý định sử dụng các đồng minh để đạt được mục tiêu này.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, Mỹ đang tích cực "làm việc" với các đồng minh và yêu cầu họ đảm bảo bằng văn bản về việc cung cấp hình ảnh chụp được từ các chuyến bay giám sát của họ trên lãnh thổ Nga. Trong khi đó, Hiệp ước Bầu trời mở quy định rằng, không được cung cấp thông tin cho nước thứ 3 không tham gia hiệp ước.

Máy bay trinh sát Boeing RC-135 của Mỹ

Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh, đây không phải là cách hành xử của “người đàng hoàng” và tất nhiên là Điện Kremlin không thể hài lòng với việc Washington có thể giám sát lãnh thổ của Liên bang Nga qua đường vòng, mà Moscow không có cơ hội như vậy.

Ngoài ra, Hoa Kỳ yêu cầu các nước đồng minh cấm máy bay Nga trong khuôn khổ Hiệp ước Bầu trời mở bay qua các căn cứ của họ ở châu Âu, mà đây là các căn cứ quân sự lớn, bao gồm cả những căn cứ với vũ khí hạt nhân công suất thấp.

Theo ông Lavrov, điều này cũng vi phạm nội dung của hiệp ước và Moscow sẽ yêu cầu các thành viên khác nên chứng nhận rằng họ sẽ không chuyển giao dữ liệu của Nga cho Washington và sẽ không tuân thủ các yêu cầu của Mỹ về cấm các chuyến bay của Nga.

Trước đây, nhiều nước đồng minh của Hoa Kỳ đã không ủng hộ việc Mỹ rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở. Chỉ có Ba Lan và Gruzia bày tỏ sự ủng hộ đối với quyết định này, còn Anh đã nói rằng, họ hiểu ý định của Mỹ. Và bây giờ các nước đồng minh cũng không vội vàng đưa ra các cam kết bổ sung.


Nga cân nhắc các biện pháp đáp trả

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã nói trước đó, "cuộc trò chuyện về chủ đề này vẫn chưa kết thúc", Moscow hiện đang tiếp tục phân tích tình hình để suy nghĩ về những bước trả đũa có thể xảy ra.

Đồng thời, Điện Kremlin không giấu giếm rằng, Nga cũng có những lo ngại về cách các nước khác thực hiện hiệp ước, mặc dù Moscow tin rằng, tất cả các yêu sách lẫn nhau có thể và cần phải được giải quyết thông qua đối thoại trong khuôn khổ một cơ quan đặc biệt - ủy ban cố vấn.

Ngoài các yêu sách phi pháp của Hoa Kỳ liên quan đến hạn chế phạm vi các chuyến bay trên quần đảo Aleutian và Hawaii, các hạn chế về độ cao bay của máy bay quan sát và việc hủy bỏ các điểm dừng chân của phi hành đoàn trên lãnh thổ Mỹ, Moscow còn có một số câu hỏi với các bên khác tham gia Hiệp ước.

Liên bang Nga nhấn mạnh rằng, kể từ năm 2002 đến nay, Pháp vẫn chưa cung cấp thông tin về quy trình quan sát các vùng lãnh thổ xa xôi, đó là lý do tại sao các chuyến bay giám sát trong các khu vực này không thể thực hiện được.

Vương quốc Anh cũng không khuyến khích các chuyến bay trên các khu vực xa xôi, áp đặt các hạn chế về độ cao không được quy định trong hiệp ước.

Những hạn chế như vậy không cho phép sử dụng các loại máy bay quan sát của Nga đã được các bên chứng nhận, tức là các thiết bị hiện đại được lắp đặt trên chúng.

Moscow có thể đưa ra những yêu sách tương tự với Ottawa vì Canada không tuân thủ các thời hạn và thủ tục được thiết lập để cấp thị thực cho nhân viên, còn Ba Lan đã áp đặt các lệnh cấm hoặc hạn chế đối với các chuyến bay trên một số khu vực, mà điều đó vi phạm các quy định của Hiệp ước và khuyến nghị của ICAO.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Vì sao Nga đáp trả Mỹ nhưng không khép ‘Bầu trời Mở’

Nga duy trì Hiệp ước Bầu trời mở bởi vẫn muốn giám sát căn cứ QS Mỹ ở châu Âu, duy trì đối thoại và hợp tác với liên minh.

Hoa Kỳ chính thức rời khỏi Hiệp ước Bầu trời mở vào ngày 22 tháng 11, thủ tục kích hoạt việc rút khỏi hiệp ước được thực hiện và có hiệu lực sau 6 tháng, kể từ thời điểm Mỹ thông báo cho các thành viên khác về ý định rút khỏi thỏa thuận này.

Nguyên nhân Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở

Lý do Mỹ rút khỏi hiệp ước là những cáo buộc Nga vi phạm điều khoản của Hiệp ước này, cụ thể là Washington không hài lòng với việc Moscow không cho phép thực hiện các chuyến bay giám sát trên hành lang dài 10 km dọc biên giới với Abkhazia và Nam Ossetia.

Đáp trả cáo buộc này, Điện Kremlin nhắc nhở rằng, Nga đã công nhận nền độc lập của Abkhazia và Nam Osetia và theo các điều khoản của hiệp ước, các chuyến bay giám sát có thể được thực hiện trên không phận không quá 10 km tính từ biên giới của một quốc gia không phải là thành viên của hiệp ước.

Ngoài ra, nhờ kỹ thuật hiện đại, các chuyên gia có thể thu được hình ảnh của các khu vực này mà không cần bay vào hành lang này.

Mỹ cũng không hài lòng với việc Nga hạn chế phạm vi bay trên khu vực Kaliningrad ở mức 500 km. Thế nhưng Moscow lưu ý rằng, một chế độ như vậy hoàn toàn giống với chế độ mà Hoa Kỳ đã thiết lập cho Alaska nên Washington không có lí do gì để trách Nga.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cũng lưu ý rằng, trên thực tế, ngay cả với những hạn chế như vậy, các đối tác phương Tây từ bên ngoài biên giới Kaliningrad cũng có thể bao phủ 90% diện tích khu vực này, bởi vì vùng lãnh thổ hải ngoại của Nga quá nhỏ bé.

Có cả những cáo buộc khác, chẳng hạn, như các chuyến bay trên bầu trời Crimea, mà phương Tây không coi bán đảo này là lãnh thổ của Nga.

Mỹ cũng cáo buộc Moscow đang sử dụng những hình ảnh được chụp trong các chuyến bay giám sát để chọn mục tiêu, hơn nữa dường như trong các chuyến bay trên bầu trời Mỹ, Nga đã theo dõi vị trí của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump!!!

1606275342939.png
Máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm A-50 Mainstay của Nga
Ông Biden cũng không thể cứu vãn Hiệp ước?

Theo các chuyên gia, ứng cử viên tổng thống Joe Biden, mà xét theo quá trình kiểm phiếu người này nhiều khả năng sẽ trở thành tân Tổng thổng thống Mỹ, cũng sẽ không quay lại bàn đàm phán về Hiệp ước Bầu trời mở. Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử sẽ diễn ra vào ngày 20/1 của năm tiếp theo, tức là sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước và nếu ai đó muốn quay trở lại thỏa thuận này thì cần phải bắt đầu toàn bộ quá trình đàm phán từ đầu.

Để quay lại Hiệp ước, Mỹ phải yêu cầu Thượng viện phê chuẩn một lần nữa, mà Thượng viện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của đảng Cộng hòa, vì thế việc Hoa Kỳ quay trở lại Hiệp ước Bầu trời mở là cực kỳ khó xảy ra.

Thứ hai: Thực tế trong mấy thập kỷ gần đây, Mỹ không bao giờ quay trở lại, sau khi rời khỏi các cơ chế như vậy.

Nói chung, thực tiễn đã cho thấy rõ rằng, nếu Mỹ rút khỏi một hiệp ước nào đó về kiểm soát vũ khí thì họ không bao giờ quay trở lại - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Châu Âu và Quốc tế thuộc Học viện Kinh tế Cao đẳng Nga là ông Dmitry Suslov, cho biết.

Trong khi đó, Hiệp ước Bầu trời mở vẫn tiếp tục hoạt động. Sau thời gian gián đoạn do đại dịch coronavirus, các quốc gia đang nối lại các chuyến bay.

Kể từ tháng 7, Nga đã thực hiện các chuyến bay giám sát trên không phận của Đan Mạch, Pháp, Cộng hòa Séc, Hungary, Phần Lan, Đức, đặc biệt là Berlin đã cho phép Nga bay qua căn cứ Ramstein, căn cứ lớn nhất của Mỹ ở châu Âu. Về phần mình, Pháp, Đức và Romania đã thực hiện các chuyến bay giám sát trên lãnh thổ Nga.

Nga vẫn có lợi nếu duy trì hiệp ước?

Ông Andrei Baklitsky, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm An ninh Euro-Đại Tây Dương thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế tại MGIMO, nhận xét rằng, bất chấp những rủi ro và bất ổn do việc Mỹ rời khỏi Hiệp ước, Moscow vẫn có lợi hơn nếu duy trì thỏa thuận này.

Thứ nhất, các căn cứ quân sự trên lãnh thổ châu Âu gần biên giới của Liên bang Nga là một nguyên nhân gây sự lo ngại lớn. Thứ hai, hiệp ước này cho phép giải quyết một số vấn đề an ninh của châu Âu qua đường liên lạc với các nước thành viên NATO, trong khi đối thoại và hợp tác với liên minh này đã giảm mạnh gần như bằng không, ông Baklitsky giải thích.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
F-35A thực hiện pha tấn công thử nghiệm bom hạt nhân
(Vũ khí) - Không quân Mỹ vừa tiến hành thử nghiệm thành công bom hạt nhân chiến thuật B61-12 từ tiêm kích tàng hình F-35A.
Buổi thử nghiệm được thực hiện tại Bãi thử Nevada với sự hợp tác giữa Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia với Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos thuộc Không quân Mỹ.

"Chúng tôi đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm mang tính lịch sử khi lần đầu tiên tiêm kích F-35A dùng bom hạt nhân chiến thuật B61-12 thử nghiệm thành công tại bãi thử ở Nevada", Brian Adkins, một đại diện của Không quân Mỹ cho biết.


Tiêm kích F-35A thử nghiệm với B61-12.
Vụ thử nằm trong Dự án B61-12 mở rộng - dự án nâng cấp vũ khí hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ nhằm mục đích tương thích với máy bay F-35A. Theo kế hoạch, chương trình sẽ được hoàn tất trong giai đoạn 2020 – 2022.

Mỗi chiếc F-35A có thể mang được 2 quả B61-12 bên trong khoang. Vậy Mỹ nâng cấp vũ khí hạt nhân chiến thuật và trang bị cho F-35A nhằm đối phó với đối thủ nào?

Giới quân sự Mỹ từng nhiều lần cho rằng, việc nâng cấp lần này là nhằm vào đối thủ Nga. Số lượng bom hạt nhân B61-12 Mỹ ở châu Âu hiện nay không quá nhiều (khoảng trên 100 quả), nhưng tạo ra mối đe dọa rất lớn đối với Nga.

Nga mặc dù không ngừng cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân thuật, nhưng số lượng của họ vẫn vượt xa Mỹ, có khoảng 3.000 - 4.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật, trong khi đó Mỹ có số lượng khiêm tốn hơn rất nhiều.

1606275400208.png
X
Hiện nay, Mỹ đã đưa ra kế hoạch cải tạo hiện đại hóa bom hạt nhân, đã tinh giản số lượng, nhưng đã tăng mạnh chất lượng.

Chính vì vậy Mỹ cho rằng, việc sử dụng F-35A để thực hiện các cuộc tấn công vũ khí hạt nhân công suất nhỏ sẽ mở ra triển vọng mới ở cấp độ chiến thuật và chiến dịch cho lực lượng vũ trang nước này. Kẻ thù tiềm năng sẽ khó đối phó với tốc độ, khả năng cơ động và khả năng bay ở độ cao thấp khác nhau của F-35A.

Để thực hiện một cuộc tấn công, tiêm kích tàng hình F-35A dựa vào tốc độ cao của mình - một lợi thế không thể phủ nhận. Radar của chúng cho phép phát hiện và phá hủy các loại tên lửa chiến thuật- chiến dịch có bệ phóng di động hoặc các mục tiêu quan trọng khác trong chế độ săn tìm tự do.

Trong khi đó B61-12 có cánh lái điều khiển ở phần đuôi và hệ thống dẫn đường quán tính, điều này cho phép chúng thay đổi quỹ đạo bay, nhằm hướng đến mục tiêu một cách chính xác hơn khiến đối phương không thể đối phó.

Kịch bản của Mỹ đã khá rõ ràng nhưng theo Tạp chí quân sự hàng đầu của Mỹ là Defense News, sẽ rất khó để thực hiện được kế hoạch bởi hệ thống S-400 của Nga thừa sức phát hiện và diệt gọn cả tiêm kích F-35 khi chúng lọt vào tầm tác chiến.

Ưu điểm lớn nhất của S-400 là có thể phóng cùng lúc nhiều tên lửa với tầm bắn khác nhau, từ 40, 120, 250 và 400km. Tính năng vượt trội tiếp theo của một trong những đạn tên lửa phòng không (9M96E2 với tầm bay xa 120 km), mà S-400 có thể phóng ra.

Báo Mỹ viết rằng loại tên lửa này không chỉ bay với vận tốc 5km/s mà còn có khả năng triệt hạ các mục tiêu đang bay ở độ cao 5 mét so với mặt đất - tính năng khiến thế mạnh bay thấp của F-35A không có ý nghĩa gì.

Với khả năng đặc biệt của mình, hệ thống S-400 của Nga hoàn toàn có thể phát hiện và diệt gọn F-35A ngay khi tiêm kích này chưa kịp khai hỏa bom B61-12.

Hiện chưa thể khẳng định tính xác thực từ những phân tích của tạp chí Mỹ đến đâu nhưng điều đó cũng cho thấy một thực tế rằng, dù F-35A có thể mang được bom hạt nhân B61-12 nhưng sẽ không dễ dàng để người Mỹ thực hiện kế hoạch của mình bởi Nga đang sở hữu lưới lửa phòng thủ rất mạnh.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Tàu ngầm Mỹ diệt mục tiêu ngoài tầm nhìn
(Vũ khí) - Hải quân Mỹ đã nhận được các máy bay không người lái (UAV) phóng từ tàu ngầm SLUAS giúp Mỹ có thể tấn công ngoài tầm nhìn của tàu ngầm.

Khi được kích hoạt, SLUAS có thể cho phép lực lượng ngầm của Hải quân Mỹ giải quyết các nhiệm vụ chỉ định mục tiêu ngoài tầm nhìn - nhiệm vụ những tàu ngầm hiện nay không thể thực hiện.

Hệ thống SLUAS được phóng từ độ sâu của kính tiềm vọng và được điều khiển ở khoảng cách chiến thuật. Một sỹ quan cấp cao của Hải quân Mỹ là Chuẩn đô đốc Goggins gọi đây là "một cơ hội khá tuyệt vời cho hạm đội".

1606275505739.png
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ.

Theo vị chuẩn đô đốc này, trong quá trình huấn luyện và chiến đấu, SLUAS được sử dụng cho một cuộc tấn công bằng ngư lôi trên một tàu nổi. Hải quân Mỹ hiện đã được trang bị 21 chiếc SLUAS.

Số UAV này được trang bị cho 5 tàu ngầm, chúng đã tham gia vào các cuộc trình diễn tương ứng của Hải quân nước này. Điều đặc biệt là cùng với chương trình SLUAS đang được thử nghiệm, Mỹ cũng đồng thời thực hiện một chương trình tương tự khác là XFC.

Cụ thể, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ (NRL) đã phóng thành công máy bay không người lái XFC từ tàu ngầm USS Providence (SSN 719) thuộc lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ.

1606275440001.png
X
Hệ thống XFC đã được phóng theo phương thẳng đứng, từ một thiết bị phóng có tên Sea Robin gắn trên tàu ngầm USS Providence khi nó vẫn đang lặn dưới biển. Kỹ thuật được sử dụng trong hệ thống này tương tự với cách hải quân triển khai các tên lửa hành trình Tomahawk.

Hệ thống XFC được thiết kế để nằm gọn trong một ống phóng vốn dùng để phóng các tên lửa hành trình Tomahawk. Sau khi đã phóng ra khỏi tàu ngầm, các cánh của máy bay không người lái sẽ xòe ra và chuyển sang đường bay theo phương song song với mặt biển.

Hải quân Mỹ đã mất 6 năm để nghiên cứu và sản xuất hệ thống phóng máy bay từ tàu ngầm. Họ khẳng định việc thử nghiệm đã thành công tốt đẹp và mở ra cho Hải quân Mỹ một chân trời mới trong việc phát triển hải quân cũng như không quân thuộc hải quân.

Hải quân Mỹ cũng cho biết hệ thống mới này sẽ giúp Hải quân Mỹ thu thập các thông tin tình báo then chốt, thực hiện do thám và giám sát trên biển khi tàu mẹ vẫn lặn ở độ sâu an toàn.

Hồi tháng 10/2020, Mỹ cũng đã công bố mìn Hammerhead mới, vũ khí này được cho là sẽ trở thành sát thủ của tàu ngầm đối phương, đặc biệt là tàu ngầm không người lái Poseidon của Nga.

Bởi theo chuyên gia hải quân Mỹ, H.I. Sutton, việc đối phó với siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon không khó như Moscow và cả phương Tây vẫn nói. Các ngư lôi của Nga phần lớn đơn giản, chúng sẽ phụ thuộc vào tốc độ và độ sâu để đảm bảo sự tồn tại.

Vì vậy có thể kiểm tra sức mạnh hoặc tiêu diệt chúng bằng cách bố trí dưới đáy biển một mạng lưới mìn cảm biến, chúng có thể phát hiện và phá hủy siêu ngư lôi của Nga.

"Các lưới mìn cảm biến có khả năng nhận biết và phân loại mục tiêu khác nhau, ví dụ như Poseidon là mục tiêu di động nhanh hơn nhiều so với tàu ngầm truyền thống. Với mỗi loại mục tiêu sẽ xác định phương pháp đánh chặn khác nhau", ông Sutton giải thích.

Vị chuyên gia này cũng tin rằng, Poseidon của Nga có thể bị phá hủy bởi các đầu đạn siêu thanh được phóng từ các tàu ngầm Mỹ. Loại vũ khí này của Mỹ là ngư lôi hạng nhẹ thế hệ mới. "Thời gian bay ngắn và bán kính hoạt động rộng cho phép chúng tiêu diệt mục tiêu khi mục tiêu nằm ngoài phạm vi của lưới mìn cảm biến.

Vì vậy cho dù các tàu ngầm hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương cũng có thể phản ứng kịp thời chống lại Poseidon và tiêu diệt chúng trong khi chúng vẫn còn cách xa so với các lưới mìn cảm biến phát hiện chúng", chuyên gia Mỹ nhấn mạnh.

Với những chương trình vũ khí tối tân đang thực hiện, Hải quân Mỹ tin rằng họ đủ khả năng khiến những vũ khí tối tân của Nga mất đi thế mạnh.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
SM-3 IIA có khả năng tiêu diệt tên lửa ICBM?
(Vũ khí) - Mỹ đã thử nghiệm thành công tên lửa SM-3 IIA có khả năng tiêu diệt ICBM mặc dù nó được thiết kế để chống lại tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ cho biết rằng, nước này đã thử nghiệm tên lửa SM-3 IIA, được trang bị trên tàu khu trục USS John Finn, đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa. Cuộc thử nghiệm này diễn ra ở đảo san hô Kwajalein thuộc quần đảo Marshall, tờ Defense News cho biết.

1606275572715.png
Mỹ thử nghiệm thành công tên lửa SM-3 IIA với khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Cuộc thử nghiệm này diễn ra theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ. Các nhà lập pháp cho rằng, cần phải xem xét đến cuối năm 2020 Mỹ có thể sử dụng tên lửa đánh chặn SM-3 IIA để tiêu diệt tên lửa ICBM hay không. Đây là điều cần thiết để chống lại các mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Triều Tiên, Iran và các nước khác.

Hiện tại, Triều Tiên đã tạm ngừng thử nghiệm tên lửa ICBM. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ các loại tên lửa đối đất và trên biển, đặc biệt là tên lửa Hwasong-16.

Các cuộc thử nghiệm đối với tên lửa này hiện vẫn chưa được tiết lộ, nhưng Bình Nhưỡng hiện đang phát triển thêm ít nhất 4 bệ phóng KN-08, KN-14, Hwasong-14 và Hwasong-15.

Cùng với tên lửa Hwasong-16, hiện tại Triều Tiên đã có khoảng 5 loại tên lửa có tầm bắn liên lục địa trong kho vũ khí của mình và một trong số đó có thể trang bị vũ khí hạt nhân nhằm chống lại Mỹ. Vì vậy, cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3 IIA thành công được coi là một bước ngoặt quan trong đối với các nhà lập pháp Mỹ.

Một mối đe dọa khác được Quốc hội Mỹ nêu tên là Iran, quốc gia này đã hợp tác cùng với Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân của mình. Trước đó, vào tháng 4 năm nay, quân đội Iran đã phóng thành công vệ tinh quân sự đầu tiên của mình bằng một tên lửa đẩy nhiên liệu rắn.

Hiện tại, Iran được cho là không có tên lửa đạn đạo liên lục địa nhưng Tehran đã tạo ra loại tên lửa có tầm bắn tối đa 2000 km. Phía Iran cũng tuyên bố rằng, nếu các nước vi phạm thỏa thuận với Iran, nước này sẽ dễ dàng đơn phương hủy bỏ thỏa thuận và tiến hành phát triển vũ khí hạt nhân.

Nên nhớ rằng, hiện tại Tehran sở hữu kho vũ khí tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung lớn nhất ở Trung Đông. Theo Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ, mong muốn của Iran về chống lại các mối đe dọa từ Hoa Kỳ có thể thúc đẩy nước này phát triển tên lửa ICBM và phát triển các chương trình không gian của mình.

Đáng chú ý là tên lửa SM-3 IIA được thiết kế để chống lại tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Nhưng việc thử nghiệm loại tên lửa này đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa cho phép Mỹ nâng cao khả năng tác chiến của các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Tên lửa đánh chặn SM-3 IIA, được trang bị trên các tàu khu trục hoặc trên đất liền trong hệ thống phòng thủ Aegis Ashore. Tên lửa này có chiều dài 6,55 m, sử dụng 4 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Nó được xây dựng dựa trên biến thể SM-3 Block IB và có khả năng dò tìm mục tiêu tốt hơn. Tên lửa có tầm bắn 2.500 km và tầm cao tiêu diệt mục tiêu 1.500 km.

Trước đó, tháng 12/2019, công ty Raytheon ký hợp đồng với MDA về việc phát triển tên lửa đánh chặn SM-3 IIA trị giá 1 tỷ USD. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đồng ý bán 73 tên lửa SM-3 IIA cho Nhật Bản với trị giá 3,295 tỷ USD.

Hải quân Nhật Bản sẽ trang bị các tên lửa này cho các tàu khu trục được trang bị hệ thống Aegis Ashore và các tàu khu trục lớp Maya mới.



Mỹ chốt thời điểm nhận chiến hạm chặn được đòn siêu thanh
(Vũ khí) - Khi chiến hạm Arleigh Burke Flight III chính thức được trang bị, Hải quân Mỹ sẽ sở hữu thế hệ chiến hạm có thể chặn được cả đòn đánh siêu thanh.

Những chiếc khu trục hạm đầu tiên thuộc lớp Arleigh Burke đã bắt đầu phục vụ trong lực lượng Hải quân Mỹ từ đầu những năm 1990 và qua nhiều năm hoạt động, các con tàu đã được hiện đại hóa nhiều lần.

Để thích nghi hơn với chiến tranh hiện đại, năm 2019, Hải quân Mỹ vừa đặt ky chiếc tàu khu trục thế hệ mới đầu tiên (Flight III) là DDG-125 USS Jack H. Lucas, chiếc tàu dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2024.

1606275615622.png
1606275625838.png
Chiến hạm Arleigh Burke của Mỹ.
Những chiếc tàu mới được đóng tại Công ty đóng tàu Huntington Ingalls. Khu trục hạm mới sẽ nhận được nhiều hơn bệ phóng thẳng đứng giành cho tên lửa Tomahawk, tên lửa chống ngầm và tên lửa phòng không có điều khiển.

Cải tiến quan trọng khác trên Flight III là thiết bị radar thuộc hệ thống Aegis. Các khu trục hạm sẽ được lắp đặt radar AN/SPY-6 mới do nhà thiết kế nổi tiếng của Mỹ là Raytheon phát triển.

Hệ thống radar thế hệ trước là Raytheon AN/SPY-1 được phân loại là trạm ba tọa độ đa chức năng với ăng ten mảng pha, có thể đồng thời theo dõi 250 mục tiêu và điều khiển trực tiếp 20 tên lửa.

Nhưng trong quá trình hoạt động của radar đã phát hiện một nhược điểm đáng kể, SPY-1 nhìn rõ ở khoảng cách rất xa, nhưng gần như bị mù trước mục tiêu bay thấp.

Những hệ thống này sẽ được thay thế bằng trạm radar mới AN/SPY-6, có tính năng mạnh hơn ba mươi lần so với phiên bản trước, cung cấp phạm vi phát hiện mục tiêu và độ chính xác cao hơn nhiều, khả năng chống nhiễu ở mọi dải tần, độ tin cậy cao và tầm quan sát rộng hơn.

Raytheon giới thiệu, AN/SPY-6 có thể phát hiện mục tiêu nhỏ ở khoảng cách xa gấp đôi so với mẫu AN/SPY-1D, khắc phục được cả khiếm khuyết về phát hiện mục tiêu bay thấp.

Kết quả thử nghiệm lần đầu tiên vào hồi tháng 7/2017 ở ngoài khơi Hawaii đã được công bố, hệ thống radar AN/SPY-6 đã phát hiện, bám bắt một tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) trong suốt quá trình bay, giúp phòng thủ Mỹ diệt gọn mục tiêu.

Việc phát triển và thử nghiệm thành công AN/SPY-6 cho thấy, hệ thống radar tối tân này có thể giúp chiến hạm Aegis của Mỹ đủ năng lực đối phó với những tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 1.000 - 3.000 km như DF-21 của Trung Quốc hay Kalibr, 3M22 Zircon của Nga.

Nhưng giới chuyên gia Mỹ vẫn cho rằng, loại radar mới của Mỹ có thể thay đổi tình hình hiện nay hay không, vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ. Công việc phát triển một tổ hợp radar phức tạp không phải chỉ một ngày, mà phải mất ít nhất vài năm và trường hợp SPY-6 cũng không phải là ngoại lệ.

Do đó ngay cả khi hệ thống có thể phát hiện và đánh chặn tên lửa hành trình cận âm Kalibr, thì tên lửa siêu thanh Zircon có tốc độ gấp hơn 10 lần so với Kalibr vẫn là mục tiêu quá khó đối phó với ngay cả chiến hạm thuộc Arleigh Burke thế hệ mới.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Tàu ngầm hạt nhân Nga dùng Kalibr diệt mục tiêu cách 1.000km
(Vũ khí) - Tàu ngầm hạt nhân Dự án 885M Kazan của Nga vừa phóng tên lửa Kalibr diệt thành công mục tiêu cách 1.000km trong cuộc diễn tập.

Thông báo từ Hạm đội Phương Bắc Nga cho biết, cuộc diễn tập được thực hiện khi chiếc tàu ngầm hạt nhân Kazan đang hiện diện ở Bạch Hải đã phóng tên lửa Kalibr-PL tấn công chính xác mục tiêu tại bãi thử Chizha ở Vùng Arkhangelsk của Nga, cách đó khoảng 1.000km.

"Hôm nay, tàu dẫn đầu của dự án Yasen-M - tàu tuần dương dưới nước hạt nhân Kazan đã bắn thành công hệ thống tên lửa chính của nó vào một mục tiêu ven biển. Vụ bắn diễn ra trong giai đoạn cuối của thử nghiệm cấp nhà nước từ Bạch Hải", thông báo cho biết.

Tàu ngầm hạt nhân Nga phóng tên lửa.
Vụ bắn có sự tham gia của một số tàu hỗ trợ thuộc Hạm đội Phương Bắc Nga. Tàu Kazan đã chính thức bước vào giai đoạn thử nghiệm cấp nhà nước hôm 21/11.

Trong giai đoạn thử nghiệm cuối, các thủy thủ đoàn sẽ thực hiện bắn đạn thật trên mặt nước và trong trạng thái lặn ở nhiều độ sâu khác nhau để kiểm tra độ ổn định và tin cậy của vũ khí tầm xa tương thích với tàu.

Đánh giá về vụ phóng tên lửa tầm xa, tờ Wall Street Journal của Mỹ cho rằng, Mỹ và Anh đã kinh ngạc với khả năng tấn công tầm xa và số lượng tàu ngầm của Nga ở Đại Tây Dương, Biển Barent và biến những vùng biển này thành sân nhà.


X
Số lượng tàu ngầm Nga hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương và Biển Barent đã tăng vọt khiến giới chức lãnh đạo quân sự của Mỹ và Anh đang lo ngại. "Số lượng tàu ngầm của Nga đi vào khu vực Bắc Đại Tây Dương là đáng kinh ngạc", báo Mỹ cho biết.

Ở ngoài khơi gần bờ biển nước Anh đã xuất hiện các tàu ngầm tàng hình lớp Akula của Nga (theo cách phân loại của NATO), tức các tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm thuộc Dự án 971 Shchuka của Liên Xô.

Hải quân Nga bắt đầu điều các tốp hai hoặc ba tàu ngầm tới khu vực hoạt động của Hải quân Anh, thay vì đơn lẻ từng chiếc như trước đây.

Những động thái này được cho là "tình huống nghiêm trọng", Mỹ và Anh đã mất vị thế thống trị không thể tranh cãi ở Đại Tây dương và trên cả Biển Barent.


Giới chức quân sự Mỹ đã nhận thấy sự gia tăng số lượng tàu ngầm thuộc sở hữu của Nga ở Đại Tây Dương, có lúc lên tới 10 chiếc một thời điểm. Đây là động thái "phô trương sức mạnh" lộ liễu của Moscow.

Nguồn tin này cho biết thêm, vào cuối năm 2019, Nga đã tổ chức một trong những cuộc tập trận lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, với sự tham gia cùng lúc của 10 tàu ngầm. Cần lưu ý rằng các tàu ngầm rời căn cứ của mình trên bờ biển Bắc Cực của Nga và đi về phía tây đến khu vực Bắc Đại Tây Dương.

Tờ báo cũng trích dẫn tuyên bố của Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc của Nga Alexandr Moiseev hồi tháng 3 nói rằng, Hải quân Nga đang mở rộng phạm vi địa lý trong hoạt động chiến đấu và tuần tra, biến các vùng biển xa lãnh hải của mình thành các "vùng biển thân thuộc".

"Đối với chúng tôi việc hơn mười tàu ngầm thuộc các lớp khác nhau thực hiện những nhiệm vụ khác nhau trên biển cùng một lúc đã trở thành hoạt động thông thường", Tư lệnh Moiseev cho biết và nói thêm rằng, đội tàu ngầm của Hạm đội phương Bắc đã tham gia tích cực vào cuộc tập trận "Lá chắn đại dương" của Hải quân Nga, hoàn thành nhiệm vụ ở Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Giới quân sự Mỹ cho rằng, các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga [mang tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa hành trình tầm xa] chủ yếu tham gia tuần tra tầm xa và thường xuyên hiện diện ở bờ biển phía đông Mỹ. Thường là các tàu ngầm Nga chỉ bị phát hiện khi chúng hoàn thành nhiệm vụ, nổi lên hoạt động công khai.

Sự biến hóa khôn lường của các tàu ngầm Nga đã gây ra mối đe dọa đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ và các tàu chiến của NATO, khiến giới chức lãnh đạo Mỹ hết sức lo ngại về nguy cơ hứng chịu cú đánh chết chóc bất ngờ từ dưới đáy biển.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Mạnh ngang F-16: Nhật sẽ bán lại F-4Ẹ sau khi loại biên?

Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) mới đây đã làm lễ loại biên những chiếc tiêm kích F-4EJ Phantom II cuối cùng của mình.

Hôm 20/11, buổi lễ chia tay tiêm kích McDonnell Douglas F-4 Phantom II đã được tổ chức tại Căn cứ không quân Hyakuri (tỉnh Ibaraki, cách Tokyo 80 km về phía Đông Bắc).

Đây là nơi đóng quân của Phi đội 301 thuộc Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF). Những chiếc máy bay huyền thoại này đã “khiến Trung Quốc hồi hộp trong nhiều thập kỷ, cụ thể là gần 50 năm”, tờ EurAsian Times viết.

JASDF từng lên kế hoạch rút F-4 khỏi biên chế vào năm 2021, tuy nhiên họ đã quyết định đẩy nhanh quá trình này sau khi dự đoán sẽ nhận được lô máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35 Lightning II tiếp theo.

1606275778138.png
Nhật Bản đã loại biên F-4 Phantom II để mở đường tiếp nhận F-35 Lightning II

Được biết trong giai đoạn 1968 - 1981, Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản đã mua tổng cộng 140 chiếc F-4E và F-4EJ (đây là phiên bản sản xuất theo giấy phép dựa trên nguyên mẫu F-4E Phantom II của Mỹ).

1606275749366.png
X
So với F-4E bản gốc, máy bay Nhật Bản đã bị loại bỏ một vài thành phần quan trọng như hệ thống DCU-9/A, máy tính AN/ASQ-91, thiết bị điều khiển tên lửa không đối đất ARW-77, khả năng tiếp liệu trên không cũng như mang vũ khí hạt nhân... để tránh gây căng thẳng với láng giềng.

Ngoài ra trong năm 1974, họ còn mua tiếp 14 chiếc bản trinh sát RF-4E, đưa tổng số F-4 phục vụ trong Không quân Nhật Bản lên tới con số 154.

RF-4E được trang bị radar trinh sát phía trước AN/APQ-99, radar AN/APD-10 để tìm kiếm xung quanh, hệ thống dẫn đường quán tính AN/ASN-55, thiết bị phát hiện hồng ngoại AN/AAS-18A, thiết bị cảnh báo radar J/APR-2 và camera giám sát dạng pod treo ngoài.

Trong khi đó RF-4J là bản hiện đại hóa, nó mang radar AN/APQ-172 với khả năng xử lý hình ảnh để thay thế loại nguyên bản AN/APQ-99, nâng cấp thiết bị điều hướng, thiết bị cảnh báo radar J/APR-5 cũng chiếm chỗ loại J/APR-2, nó thực hiện được đa dạng các nhiệm vụ tùy thuộc yêu cầu.

Bên cạnh đó Nhật Bản còn sở hữu khoảng 92 chiếc F-4EJ "Kai", chúng được nâng cấp vào năm 1987, cung cấp khả năng không chiến và tấn công mặt đất/mặt biển rất mạnh, nó mang được 8 tên lửa không đối không AIM-9P/L Sidewinder hoặc AIM-7E/F Sparrow, 2 tên lửa chống tàu ASM-1, thậm chí cả bom hạt nhân.

Gói nâng cấp bao gồm tích hợp radar điều khiển hỏa lực AN/APG-66, hệ thống dẫn đường quán tính LN-39, mà hình hiển thị trước mặt phi công, máy đo áp suất khí quyển CP-1075/AYR, hệ thống nhận dạng địch - ta AN/APX-79A và hệ thống cảnh báo radar J/APR-4 Kai.

Như vậy có thể nhận thấy những chiếc F-4 của Nhật Bản có năng lực tác chiến chẳng kém gì F-16 Block 40, trong khi tầm hoạt động cũng như tải trọng vũ khí lớn hơn. Với nguồn phụ tùng dồi dào sau khi loại biên, có khả năng một số chiếc Phantom II sẽ được Nhật Bản sang nhượng lại cho một đối tác nào đó trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Đồng minh Mỹ góp phần làm giàu cho Nga
(Vũ khí) - Bất chấp sự phản đối của Mỹ, Nga vẫn thu được hàng tỷ USD từ những hợp đồng bán vũ khí cho khách hàng, trong đó có cả thành viên NATO.

Theo RBTH, với việc thực hiện thương vụ 24 tiêm kích Su-35 với Trung Quốc hồi năm 2015, phía Nga nhận được khoảng 2,5 tỉ USD. Chuyên gia quân sự Nga, Viktor Murahovsky cho biết, Trung Quốc là khách hàng đầu tiên nhận được máy bay tiêm kích đa năng này của Nga.

Bắc Kinh nỗ lực hoàn tất thương vụ này bất chấp Mỹ đe dọa áp đặt trừng phạt kinh tế thông qua Đạo Luật chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), đạo luật có hướng đến mục tiêu ngăn cản các nước mua vũ khí từ Nga.

1606275836646.png
Hệ thống S-400.
Hợp đồng đình đám tiếp theo giúp Nga kiếm được khoản tiền lớn đó là tàu sân bay INS Vikramaditya với Ấn Độ. Tàu được phiên chế chính thức vào năm 1987 và đến năm 2004 được Nga chuyển giao cho Ấn Độ, đưa INS Vikramaditya trở thành tàu chiến trụ cột của hải quân Ấn Độ. Theo thông tin sơ bộ, hợp đồng mua bán này có trị giá khoảng 2,35 tỉ USD.

Một hợp đồng đình đám tiếp theo giúp Nga có được khoản tiền lớn là thương vụ S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ. Để sở hữu hai tiểu đoàn S-400, chính quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã phải bỏ ra khoản tiền 2,5 tỉ USD.

X
Mỗi một tiểu đoàn tên S-400 bao gồm bốn bệ phóng, mỗi bệ có thể cùng lúc phóng 4 tên lửa, đi kèm là trung tâm điều khiển và một radar. Một đơn vị như vậy có thể khai hỏa đồng loạt 16 tên lửa có khả năng bắn hạ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 cũng như tên lửa hành trình ở khoảng cách tối đa lên đến trên 200km.

Để mở rộng thị trường vũ khí, Nga đang tìm cách tăng cường mối quan hệ quốc phòng ở Trung Đông nhằm gia tăng ảnh hưởng tại khu vực này thông qua những hợp đồng buôn bán vũ khí.

Theo TASS, trong số các cuộc trao đổi gần đây, Nga và UAE đang thảo luận về một hợp đồng mà theo đó Moscow sẽ cung cấp cho nước này máy bay trinh sát Orion-E MALE, các trực thăng MiG Mi-38 và các chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35.

1606275859966.png


Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang cân nhắc đến việc mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga trong bối cảnh Ankara vừa nhận hệ thống tên lửa đất đối không S-400 từ Moscow bất chấp việc Mỹ đe áp Đạo luật Chống lại Kẻ thù của nước Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA) khi Mỹ liệt Nga, Iran và Triều Tiên vào "danh sách đen".

Dù vậy, sau thời gian thông qua đạo luật này, Moscow vẫn tiếp tục thiết lập các mối quan hệ quốc phòng mới và củng cố những quan hệ sẵn có với các nước khác. Ngoài các thỏa thuận hàng không vũ trụ gần đây, phía Nga cho biết rằng nước này đã hoàn tất giai đoạn của việc chuyển giao T-90 cho Iraq - một quốc gia cũng có quan hệ thân thiết về an ninh với Mỹ.

Phát biểu tại sự kiện ở Dubai, CEO tập đoàn Rostec Sergei Chemezov cho biết rằng, Bộ Quốc phòng Nga kỳ vọng sẽ thu về khoảng 13,5 - 13,7 tỷ USD doanh thu xuất khẩu vũ khí vào cuối năm nay, trong khi hiện nước này đã thu về được 11 tỷ USD.

Ông Chemezov cũng cho biết bất chấp Đạo luật trừng phạt CAATSA của Mỹ, Nga vẫn đạt được doanh thu kỷ lục trong việc xuất khẩu công nghệ quân sự và "năm nay, chúng tôi thậm chí sẽ đạt mức cao hơn, hoặc ít nhất là sẽ không thấp hơn".

Cho tới nay, Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới. Trong khi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính Nga đã bán khoảng 6,4 tỷ USD các loại vũ khí năm 2019 thì Mỹ bán được khoảng 10,5 tỷ USD, hầu hết trong số này là được phân phối tới các nước Trung Đông - một khu vực mà Nga đang gia tăng ảnh hưởng và ngày càng được coi là một "nhà ngoại giao" hàng đầu tại đây.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Đòn đánh chính xác từ hàng chục km của 2S7M Malka
(Vũ khí) - Pháo tự hành cỡ nòng 203 mm 2S7M Malka của Nga sẽ nhận được đạn dẫn đường chính xác thế hệ mới, mang lại sức mạnh chiến đấu vượt trội.
Truyền thông Nga mới đây cho biết, một trong những loại pháo tự hành mạnh nhất thế giới đó là 2S7M Malka (phiên bản nâng cấp từ 2S7 Pion) sẽ nhận được nhiều loại đạn thế hệ đạn mới trong tương lai gần, bao gồm cả đạn dẫn đường có tầm bắn xa cũng như độ chính xác cao.

Các đề xuất tương ứng với Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã được chuẩn bị và gửi bởi chuyên gia từ Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec, Giám đốc công nghiệp tổ hợp vũ khí của Rostec - ông Bekkhan Ozdoev đã nói điều này với RIA Novosti.

Theo ông Ozdoev, các phương án để hiện đại hóa sâu hơn loại pháo tự hành nói trên đã được tính toán, và việc phát triển loại đạn mới là một phần của quá trình này. Trước đó 2S7M Malka đã trải qua quá trình hiện đại hóa sâu thông qua việc nâng cấp động cơ cũng như "số hóa" hệ thống điều khiển hỏa lực.

1606794780086.png
Pháo tự hành 2S7M Malka của Nga trong một cuộc diễn tập quân sự tại Viễn Đông
Như trang RG đã từng tin, quá trình hiện đại hóa 2S7M Malka trước đó đã được hoàn thành vào mùa xuân này. Kết quả là pháo tự hành đã nhận được hộp số cập nhật, các cơ cấu phân phối và bộ cấp điện, cũng như thiết bị quan sát, thiết bị liên lạc nội bộ và một tổ hợp liên lạc mới.

Trong quá trình hiện đại hóa, những linh kiện mà pháo tự hành Malka phải nhập khẩu trước kia đã được thay thế bằng khí tài của Nga. Tổ hợp hiện đại hóa đầu tiên đã được bàn giao cho quân đội vào tháng Tư năm nay.

Cỡ nòng của pháo tự hành Malka là 203 mm, nó có thể bắn đạn nổ phân mảnh và đạn tăng tầm lắp tầng đẩy phụ, cũng như đầu đạn hạt nhân ở khoảng cách lên tới 50 km. Mục tiêu chính của chúng là cơ sở hạ tầng chiến lược, những boong-ke kiên cố hay sở chỉ huy của đối phương.

Với đạn pháo dẫn đường thế hệ mới, việc xác định mục tiêu cho pháo tự hành 2S7M Malka có thể được thực hiện qua UAV trinh sát Orlan-10 hay vì phải trông chờ vào lính trinh sát pháo binh như truyền thống, tổ hợp vũ khí này sẽ có sức công phá và tầm bắn vượ trội nhiều đối thủ cho dù ra đời đã lâu.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Zircon thử thành công ở Bắc Băng Dương: Bước tiến nhảy vọt
(Bình luận quân sự) - Chuyên gia quân sự Nga nói về cuộc thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Zircon ở Bắc Băng Dương là một “bước tiến nhảy vọt”.
Nga liên tiếp thử thành công tên lửa Zircon

Vào tuần này, Bộ Quốc phòng Nga đã đưa tin rằng, tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon đã được thử nghiệm thành công ở Bắc Băng Dương. Tên lửa được phóng từ tàu khu trục “Đô đốc Gorshkov” - chiếc tàu đầu tiên thuộc Đề án 22350 (Project 22350) - trên Biển Trắng (Bạch Hải) đã bay vượt quãng đường 450 km và đánh trúng mục tiêu ở Biển Barents.

“Tốc độ của tên lửa là hơn Mach 8. Việc phong tỏa khu vực bắn là do lực lượng Hạm đội phương Bắc hoạt động ở biển Barents thực hiện, bao gồm tàu tuần dương tên lửa “Nguyên soái Ustinov” và tàu khu trục “Đô đốc Kasatonov”, thông cáo cho biết thêm.

Các cuộc thử nghiệm trước đó đã diễn ra vào ngày 06 tháng 10. Theo báo cáo của Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Nga là Đại tướng Valery Gerasimov với Tổng thống Nga Vladimir Putin, tàu hộ vệ hạng nặng “Đô đốc Gorshkov” đã thử thành công tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon vào hôm 06/10.

Tên lửa Zircon nhằm thẳng mục tiêu cũng ở khoảng cách 450 km. Tốc độ tên lửa siêu thanh lúc cực đại là hơn Mach 8, tức là gấp 8 lần tốc độ âm thanh (gần 10.000km/h).

Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, việc chế tạo tên lửa hành trình siêu thanh Zircon và thử nghiệm thành công là một giai đoạn lớn lao đối với Nga. Tổng thống Liên bang Nga chúc mừng tất cả mọi người tham gia vào công việc chế tạo tên lửa Zircon.

1606794869446.png
Các chiến hạm Nga đã liên tiếp thử nghiệm thành công tên lửa 3M22 Zircon​
“Đằng sau thành công này, chúng ta biết là có công sức to lớn của các nhà khoa học, các nhà thiết kế, những công nhân tài năng, các chuyên gia quân sự của chúng ta. Đây là một giai đoạn tuyệt vời trong việc trang bị cho lực lượng vũ trang những hệ thống mới nhất. Tôi muốn chúc mừng tất cả những người đã tham gia vào công việc thiết kế chế tạo Zircon” – ông Putin nói.

Tổng thống Nga cũng bày tỏ hy vọng rằng trong tương lai, tất cả các chuyên gia tham gia vào quá trình tái vũ trang của quân đội Nga sẽ làm việc hiệu quả và bền bỉ để chế tạo ra nhiều hệ thống vũ khí mới hiện đại hơn nữa.

Sau đó, vào hôm 08/10, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã đăng tải một đoạn video về vụ thử tên lửa diễn ra vào ngày 6/10. Đoạn video đã nhận được nhiều bình luận sôi nổi và tích cực về ưu thế công nghệ của tên lửa siêu thanh Nga.

Ý nghĩa của vụ phóng thử thành công tên lửa Zircon

Bình luận về vụ phóng thử Zircon mới nhất trên biển Bắc Băng Dương, chuyên gia quân sự Dmitry Litovkin, Thuyền trưởng hạng 3 quân dự bị, đã nhấn mạnh về ý nghĩa của thành công này là tên lửa có thể phóng trong mọi điều kiện, mọi nền tảng phóng khác nhau.

“Các loại tên lửa siêu thanh tạo nên ưu thế về công nghệ của Nga so với các quốc gia khác trên thế giới, các nước khác không sở hữu tên lửa có khả năng bay với tốc độ cao như vậy” – vị chuyên gia Nga nói và nhấn mạnh rằng, vận tốc Mach 8 không phải là giới hạn của nó.

Tên lửa siêu thanh 3M22 Zircon có thể phóng từ cả tàu nổi lẫn tàu ngầm​
“Liệu các thiết bị kỹ thuật như vậy có thể bay nhanh hơn? Nhiều khả năng, tên lửa có thể bay với tốc độ lớn hơn. Nếu chúng tôi đã thiết kế được tên lửa có thể thực hiện chuyến bay dài với tốc độ siêu thanh, thì có nghĩa là các nhà thiết kế Nga đã hiểu cách làm tăng tốc độ và gia tăng tầm bay xa” - chuyên gia Dmitry Litovkin nhấn mạnh.

Theo ông, việc các thủy thủ trên các tàu Nga đã thử nghiệm thành công công nghệ này cho thấy rằng, Nga đang đi tiên phong về mặt công nghệ và các chiến hạm Nga cũng đã nắm bắt thành thạo về cơ chế sử dụng tên lửa và như vậy, tên lửa đã đến giai đoạn được biên chế chính thức.

Sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm, tổ hợp siêu thanh Zircon sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nga để trang bị cho các tàu ngầm và tàu nổi. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề cập đến việc phát triển phiên bản trên mặt đất của tên lửa siêu thanh Zircon.

Tốc độ tối đa dự định của tên lửa ít nhất là gấp 9 lần tốc độ âm thanh (Mach9, tương đương 10.700 km/giờ), độ cao bay khoảng 28-30km và phạm vi tấn công của tên lửa sẽ là hơn một nghìn km. Tên lửa Zircon sẽ trở thành cánh tay nối dài của các tàu nổi và tàu ngầm, giúp hải quân Nga chiếm ưu thế trên các đại dương của thế giới.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Mỹ thiệt hại lớn bởi quyết định của châu Âu
(Vũ khí) - Việc châu Âu phát triển tiêm kích mới và Nghị viện châu Âu thông qua thỏa thuận về Quỹ quốc phòng khiến Mỹ đối mặt với nguy cơ lớn.
Máy bay thế hệ 6

Theo tuyên bố của hãng Dassault Aviation của Pháp và Tập đoàn Airbus, chương trình máy bay chiến đấu trong tương lai (FCAS) có thể hoàn thiện sớm hơn kế hoạch bởi những bước tiến đạt được trong nghiên cứu và làm chủ công nghệ mới.

Chương trinh máy bay FCAS được dùng để thay thế F-35 và những máy bay do Mỹ sản xuất. FCAS có cả phiên bản có người lái và không người lái, chúng sẽ thuộc chiến đấu cơ tiệm cận thế hệ 6.

1606794921381.png
Tiêm kích Typhoon.
Máy bay chiến đấu mới FCAS giống với Eurofighter Typhoon được trang bị 2 động cơ và tối ưu hóa khả năng chiến đấu không đối không. Về trang bị vũ khí, trước mắt, máy bay này vẫn sẽ được trang bị tên lửa đối không tầm xa Meteor.

Sau khi đưa vào vận hành, các nhà sản xuất sẽ phát triển loại tên lửa tối tân hơn để trang bị cho chiến đấu cơ mới. Tương tự như Eurofighter Typhoon, loại máy bay mới sẽ có khả năng tấn công không đối đất tốt và có là một số máy bay không người lái nhỏ bay kèm (với phiên bản có người lái).

Mặc dù trong giai đoạn đầu tiêm kích thế hệ mới vẫn phải dùng tên lửa Meteor - hiện có trong trang bị của tiêm kích thế hệ 4+ nhưng chúng vẫn không ảnh hưởng đến sức chiến đấu của chiến đấu cơ này bởi Meteor hiện là một trong những dòng tên lửa không đối không hiện đại nhất của MBDA hiện nay.

Nó được MBDA phát triển để có thể tương thích với mọi loại máy bay chiến đấu theo tiêu chuẩn NATO. Meteor được thiết kế để có thể tiêu diệt mọi mối đe dọa trên không trong thế kỷ 21, với tầm bắn siêu xa lên tới 300km và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết cho tới các biện pháp áp chế điện tử của đối phương.

Khi hoàn thành thử nghiệm và đưa vào trang bị, chiến đấu cơ FCAS sẽ thay thế các máy bay chiến đấu Rafale, Eurofighter và F/A-18 Hornet hiện trong biên chế Không quân châu Âu.

Dù FCAS mới chỉ tồn tại dưới dạng mô hình nhưng hãng Dassault và Airbus đã khiến Mỹ, Nga và Trung Quốc bất ngờ bởi các cường quốc này cũng đang nỗ lực tạo ra tiêm kích thế hệ 6 nhưng đến nay vẫn chưa hề có cấu hình cụ thể nào được đưa ra dù chỉ dưới dạng mô hình.

Nguy cơ với Mỹ

Cùng với việc tự sản xuất chiến đấu cơ, Nghị viện châu Âu (EP) vừa thông qua thỏa thuận một phần về Quỹ quốc phòng châu Âu trong giai đoạn 2021-2027, nhằm hướng tới một cách tiếp cận "thuần châu Âu" hơn về phòng thủ.

Quỹ được thông qua khoản ngân sách tương đương 13 tỷ euro. Thỏa thuận cho phép phát triển công nghệ vũ khí của châu Âu với tham vọng đưa EU trở thành một trong Top 4 nhà đầu tư công nghệ quốc phòng hàng đầu.

Quỹ quốc phòng châu Âu giai đoạn 2021-2027 bao gồm hỗ trợ phát triển các sản phẩm quốc phòng từ giai đoạn nghiên cứu (hỗ trợ 100%) tới phát triển nguyên mẫu (tối đa 20%) và kiểm nghiệm (tối đa 80%).

Đối tượng là công ty vừa và nhỏ, công ty đa quốc gia sẽ nhận được tỷ lệ tài trợ cao hơn trung bình. EP khẳng định khoản quỹ này sẽ đảm bảo quân đội của liên minh châu Âu (EU) có thể tự chủ sản xuất được các dòng vũ khí hiện đại, giảm thiểu gánh nặng nhập khẩu vũ khí và đảm bảo sự chủ động cho sức mạnh quốc phòng, an ninh của toàn khối.

EP cũng quyết định chỉ các dự án có ít nhất hai đối tác đến từ hai quốc gia thành viên hoạc các quốc gia liên kết mới đủ điều kiện để được quỹ tài trợ. Tuy nhiên, để đi đến việc các quốc gia thành viên góp vốn và quỹ được vận hành sẽ còn một số rào cản cần được thông qua.

Trong đó có việc các quốc gia thành viên EU phải thông qua kế hoạch đàm phán ngân sách dài hạn, kế hoạch giải ngân nguồn quỹ này và chính sách đối ngoại cũng như an ninh chung của các nước thành viên và của EU với NATO.

Quỹ quốc phòng châu Âu thực tế đã được thảo luận từ năm 2018, trùng vào thời điểm Pháp và Đức liên tiếp phát đi các tín hiệu cần phải xây dựng lực lượng quân đội chung châu Âu và phát triển hệ thống phòng thủ riêng và chương trình máy bay thế hệ mới nhằm giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Giới quan sát thời điểm đó nhận định, Quỹ quốc phòng này là bước tiến đầu tiên để EU hình thành lên quân đội chung. Có nguồn quỹ này đảm bảo các kế hoạch vận hành, hoạt động được trơn tru, rõ ràng. Chính vì thế, khi Quỹ quốc phòng này được cơ bản thông qua đã gửi đi nhiều tín hiệu cho toàn khu vực, đặc biệt tới Mỹ.

Bởi các quốc gia đồng minh châu Âu của Mỹ luôn là bạn hàng lớn nhất của Washington về mặt vũ khí quốc phòng từ chiến tranh thế giới lần 2 đến nay. Trong biên chế quân đội các quốc gia thành viên EU 70% vũ khí, khí tài đến từ nguồn cung cấp của Mỹ.

Chính sách của châu Âu trong hàng chục năm qua duy trì quan điểm không bỏ quá nhiều tiền vào đầu tư phát triển công nghệ vũ khí. Thay vào đó, EU chủ động mua sẵn các hệ thống thiết bị quân sự mà Mỹ buôn bán, đồng thời kết hợp chặt chẽ dưới tán ô quân sự của Mỹ trong liên minh NATO.

Tuy nhiên, việc EU phải nghĩ đến thành lập quân đội chung và chủ động phát triển vũ khí hiện đại đã cho thấy hai vấn đề: Mâu thuẫn và phân rã giữa EU và Mỹ ngày càng gia tăng. EU không muốn nâng chi phí quốc phòng phục vụ NATO, nhưng họ lại bỏ tiền ra để góp quỹ của châu Âu.

Thứ hai, EU muốn từng bước tự chủ nguồn cung vũ khí quân sự. Câu chuyện S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh việc để phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí sẽ mang đến những hậu quả to lớn thế nào với đồng minh của Mỹ.

EU tự chủ nguồn cung vũ khí và đưa ra tham vọng lọt vào Top 4 thế lực có công nghệ quân sự hiện đại (cùng với Mỹ, Nga, Trung Quốc...). Điều này cho thấy châu Âu đã tính đến việc trở thành một phần trong các nhà buôn bán vũ khí toàn cầu.

Hiện nay, Đức và Italia đang bắt tay phát triển hệ thống phòng thủ MEADS. Một khi phát triển thành công và đưa vào trang bị, MEADS sẽ thay thế những hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất.

Trong khi đó, với chương trình Máy bay chiến đấu trong tương lai (FCAS) do Pháp, Tây Ban Nha, Đức và một số thành viên châu Âu khác cùng tham gia phát triển sẽ được dùng để thay thế các phiên bản của F/A-18 và cả F-35 do Mỹ sản xuất hiện nay.

Như vậy, ngay từ bây giờ, những kế hoạch của châu Âu đã khiến Mỹ phải đối mặt với việc mất đi thị trường nhập khẩu chủ đạo. Và xuất hiện thêm một đối thủ cạnh tranh trên chính thị trường truyền thống của mình.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Trước thềm hiện đại hóa, Đài Loan sẽ tự đóng tàu ngầm
(Vũ khí) - Ngày 24/11 vừa qua, Đài Loan đã tổ chức Lễ khánh thành nhà máy đóng tàu ngầm tại thành phố Cao Hùng.
Nhân sự kiện này, xin được thiệu bài viết với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Ryabov Kirill về lịch sử, thực trạng và triển vọng phát triển của Hạm đội tàu ngầm Đài Loan. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 27/11/2020.

1606795031729.png
Tàu ngầm “Hải long” do Hà Lan chế tạo. Ảnh: Bộ Quốc phòng Đài Loan
Trong vài thập kỷ trở lại đây, Cộng hòa Trung Hoa (Trung Hoa Dân quốc tức Đài Loan) đã cố gắng nhưng chưa thành công trong việc thực hiện tham vọng nâng cấp lực lượng tàu ngầm của mình do một số vướng mắc trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.

Cách đây mấy năm, giới lãnh đạo Đài Loan đã thông qua một quyết định mang tính nguyên tắc- Đài Bắc sẽ tự đóng các tàu ngầm mới. Để giải quyết các nhiệm vụ trên, một nhà máy đóng tàu mới đã được xây dựng.

4 chiếc tàu ngầm

Vào thời điểm hiện tại, trong trang bị của Hải quân Đài Loan chỉ có 4 tàu ngầm điện- diesel. Tất cả những tàu này đều đóng quân tại Căn cứ hải quân Cao Hùng trên bờ biển phía tây nam đảo.

Kế hoạch thành lập một hạm đội tàu ngầm mạnh đã được Đài Loan triển khai từ những năm 70, và những chiếc tàu ngầm được đưa vào biên chế từ thời kỳ đó đến giờ vẫn đang còn hoạt động.

Trong các năm 1973-74. Mỹ đã viện trợ cho Đài Loan 2 tàu ngầm điện- diesel Dự án Tench đóng từ thời Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Hai tàu mang các tên là “Hải sư” ("Sư tư biển”) và "Hải báo” (“Báo biển") này đã đáp ứng một phần nhu cầu của Hải quân Đài Loan, nhưng do đã khá lạc hậu nên có rất nhiều hạn chế. Hai tàu lớp “Trench” đã được khai thác tối đa cho đến khi xuất hiện những chiếc tàu ngầm mới hơn.

Năm 1981, Trung Hoa Dân quốc đặt mua của Hà Lan 2 tàu ngầm điện- diesel kiểu "Hải long". Đây là những tàu được phát triển từ Dự án Zwaardvis của Hà Lan với một số cải tiến.

Lễ khởi công đóng 2 tàu này được tiến hành trong các năm 1982 và 1983, nhưng đến năm 1986, chúng được hạ thủy gần như cùng lúc. Tháng 10/1987, chiếc tàu “Hải long” đầu tiên được đưa vào biên chế của Hải quân Đài Loan, và chỉ vài tháng sau đã tiến hành lễ thượng cờ Hải quân Đài Loan trên tàu “Hải hổ”.

1606795043615.png
Tàu ngầm "Hải hổ” vào cảng. Ảnh: Phủ Tổng thống Đài Loan
Do đã cũ và lạc hậu, nên “Hải sư” và “Hải báo” đã không còn thích hợp để sử dụng trong tác chiến- chúng chỉ được sử dụng làm tàu huấn luyện. Những "con rồng" (Hải long) mới hơn tiếp tục ra khơi trực chiến.

Mấy năm trước đây, chúng đã được hiện đại hóa, được thay thế một phần trang thiết bị và vũ khí. Hiện giờ, 2 tàu ngầm điện- diesel kiểu “Hải long” này không chỉ mang ngư lôi 533 mm mà còn được trang bị cả các tên lửa “Harpoon”.

Vấn đề thay thế

Ngay sau khi tiếp nhận các tàu ngầm do Hà Lan chế tạo, Hải quân Đài Loan đã lập kế hoạch tiếp tục tăng cường sức mạnh của hạm đội tàu ngầm. Ýđịnh ban đầu- mua các tàu mới từ đối tác quan trọng nhất của Đài Loan là Mỹ.

Tuy nhiên, khi đó phía Mỹ đã từ chối hợp tác trong lĩnh vực này. Vì theo Luật Hợp tác với Trung Hoa Dân Quốc, Mỹ không thể bán cho Đài Loan vũ khí tấn công, trong đó có tàu ngầm.

Đài Bắc bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp khác . Đã xem xét nhiều phương án mua tàu ngầm từ các quốc gia khác nhau. Cũng đã tính tới khả năng chế tạo tàu ngầm theo giấy phép.

Những cuộc đàm phán tìm kiếm đối tác như vậy được thực hiện trong mấy năm nhưng không mang lại kết quả nào vì các lý do tổ chức và kinh tế.

Năm 2001, Chính quyền Mỹ bắt đầu thay đổi chính sách với Đài Loan và cho phép bán các loại vũ khí và 8 tàu ngầm cho Đài Loan.

Tuy nhiên, những khó khăn mới lại phát sinh. Khi đó Mỹ đã không còn chế tạo các tàu ngầm điện- diesel nữa nên Đài Loan lại phải tiếp tục tìm kiếm các nhà cung cấp khác. Đức và Hà Lan từ chối đóng tàu ngầm điện- diesel cho Đài Loan.

Ýsẵn sàng bán những tàu ngầm điện- diesel đang có trong trang bị- nhưng khách hàng lại muốn có các tàu đóng mới. Năm 2004, Mỹ đề xuất phương án xin giấy phép của nước ngoài và đóng tàu ngầm điện- diesel cho Đài Loan tại một trong những nhà máy của Mỹ. Nhưng ý tưởng này cũng không đem lại kết quả mong muốn.

1606795006796.png
Lễ khánh thành nhà máy mới. Ảnh: Phủ Tổng thống Đài Loan
Đến giữa những năm 2000, mọi biện pháp nhằm hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm gần như dừng lại. Sau đó, các quan chức Đài Loan nhiều lần khẳng định rằng Đài Bắc với sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài đã có khả năng tự đóng các tàu ngầm điện - diesel.

Những tuyên bố như vậy được liên tục được đưa ra trong vài năm – nhưng một lần nữa không thể hiện qua các kết quả thực tế.

Chương trình thực tế

Chỉ đến năm 2014, Đài Loan mới chính thức khởi động Chương trình Quốc gia về thiết kế và đóng tàu ngầm- chương trình này dự kiến sẽ được thực hiện trong một số năm. Đơn vị chịu trách nhiệm chính thực hiện Chương trình là Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Trung Sơn.

Theo kế hoạch, Đài Loan sẽ huy động một số công ty và xí nghiệp của mình tham gia chương trình. Ngoài ra, Đài Bắc cũng hy vọng vào các sự hỗ trợ khác nhau từ phía Mỹ.

Một trong những bước đầu tiên trong khuôn khổ Chương trình Quốc gia này là xây dựng một nhà máy đóng tàu mới ở Cao Hùng. Nhà máy này được xây dựng cho Tập đoàn đóng tàu Trung Quốc (China Shipbuilding Corporation - CSBC) và ngay lập tức được giao nhiệm vụ đóng tàu ngầm.

Năm 2017, Trung Hoa Dân Quốc và Hoa Kỳ đã ký một bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thiết kế và đóng tàu ngầm. Năm 2018, Chính quyền Mỹ đã phê duyệt danh mục xuất khẩu một số công nghệ.

Danh sách những công ty Mỹ được huy động hợp tác cùng danh sách những sản phẩm, giấy phép và công nghệ chuyển giao cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được tiết lộ.

1606794997859.png
Nhà triền, nơi sẽ có những con tàu mới xuất hiện. Ảnh: Phủ Tổng thống Đài Loan
Ngày 24/11/ vừa qua, lễ khánh thành nhà máy đóng tàu mới đã được tiến hành trọng thể. Trong tương lai gần, nhà máy ở Cao Hùng này sẽ bắt đầu hoạt động chính thức và khởi công đóng chiếc tàu ngầm đầu tiên do Viện Trung Sơn nói trên thiết kế.

Thời điểm cụ thể khởi công đóng chưa được tiết lộ, mặc dù các kế hoạch chung đã được công bố.

Các kế hoạch cho tương lai

Chiếc tàu ngầm điện- diesel tự đóng đầu tiên theo dự án của Đài Loan sẽ được khởi công đóng trong các năm 2020-2021. Dự tính sẽ mất vài năm để đóng tàu và tiến hành các thử nghiệm cần thiết, và đến năm 2025, nó sẽ được đưa vào trang bị cho Hải quân.

Tuy CSBC chưa có kinh nghiệm đóng tàu ngầm, nhưng nhiều khả năng là các đồng nghiệp nước ngoài sẽ giúp nó giải quyết nhiệm vụ khó khăn này.

Tổng cộng, Hải quân Đài Loan sẽ được nhận 8 tàu ngầm dự án mới. Thời gian bàn giao cụ thể không được công bố. Có lẽ, những chiếc tàu cuối cùng của dự án sẽ tham gia trực chiến không sớm hơn giữa những năm 30.

Sự xuất hiện của 8 tàu ngầm điện- diesel mới sẽ giúp tăng cường rất đáng kể sức mạnh của lực lượng tàu ngầm Đài Loan, đồng thời sẽ tạo khả năng loại biên những tàu đã hết thời gian khai thác.

Những chiếc tày ngầm đầu tiên cần được thay thế sẽ là các tàu ngầm điện- diesel kiểu Tench đã lạc hậu và đã hết tuổi thọ từ lâu- hiện chúng chỉ được sử dụng cho mục đích huấn luyện. Các tàu ngầm điện- diesel mới hơn thuộc kiểu "Hải long” sẽ vẫn tiếp tục trực chiến.

Nhờ mới được hiện đại hóa cách đây không lâu, đã tăng hạn khai thác hai tàu này thêm 15 năm. Như vậy, chúng có thể sẽ trực chiến đến đầu những năm 30. Vào thời điểm đưa chúng ra khỏi trang bị vì hết hạn sử dụng, Hải quân Đài Loan đã có một số tàu ngầm dự án mới.

Các vấn đề kỹ thuật

Theo những thông báo công khai thì Viện Quốc gia Trung Sơn đã thiết kế xong tàu ngầm mới. Nhưng không có thông tin về tên gọi của tàu ngầm cũng như các thông số kỹ thuật. Tuy nhiên, tại lễ khánh thành nhà máy vừa qua có trưng bày mô hình tàu ngầm mới, qua đó có thể hình dung được một số nét chính của dự án này.

1606794990457.png
Maket tàu ngầm điện- diesel Đài Loan. Ảnh: Bmpd.livejournal.com
Dự kiến sẽ đóng một tàu ngầm theo sơ đồ truyền thống. Rất có thể đó là tàu thân đơn chia thành nhiều khoang. Chưa rõ kiểu động cơ. Có thể là hệ thống điện- diesel hoặc động cơ AIP- tự thiết kế hoặc mua lại công nghệ của nước ngoài.

Nhiều khả năng , tổ hợp vũ khí sẽ tiếp tục được chế tạo trên cơ sở một bộ các thiết bị phóng ngư lôi. Chúng sẽ được sử dụng để phóng cả ngư lôi và tên lửa chống hạm. Sẽ có các thiết bị sonar và hệ thống thông tin- điều khiển hiện đại. Có thể những hệ thống này cũng sẽ được đặt hàng ở nước ngoài.

Tám thay cho bốn

Hiện tại, thực trạng của lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Hoa Dân Quốc “cần được cải thiện nhiều hơn nữa”. Về danh nghĩa, có 4 tàu ngầm nhưng trên thực tế chỉ có 2 chiếc là có thể tham gia các hoạt động tác chiến – và đó là những tàu đã tương đối cũ và khá lạc hậu.

Xét cả về tiêu chí số lượng và chất lượng của các tàu ngầm, hạm đội tàu ngầm Đài Loan rõ ràng là thua kém bất kỳ một binh đoàn tàu ngầm nào của đối thủ chính của mình- Hải quân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tuy vậy, sau nhiều năm chờ đợi, tranh luận và giải quyết rất nhiều các vấn đề khác nhau, công việc thực tế đã được triển khai.

Một nhà máy đóng tàu mới được xây dựng xong và đi vào hoạt động sẽ đảm bảo đóng cho Hải quân Đài Loan tới 8 tàu ngầm mới trong 10-15 năm tới. Tuy chưa thể giải quyết được tất cả các vấn đề quốc phòng của Đài Loan, nhưng nó sẽ giúp cải thiện rất đáng kể khả năng tác chiến của Hải quân Đài Loan .

Hiện chưa thể biết là các kế hoạch trên có được thực hiện đúng thời hạn hay không. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy có rất nhiều cơ sở để (Đài Loan) lạc quan.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
APS Nga đánh bại cả Spike và Javelin
(Vũ khí) - Theo ông Bekkhan Ozdoev, chỉ với hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Arena-M, xe tăng Nga có thể chặn đứng tên lửa chống tăng tấn công từ mọi hướng.


  • Ông Bekkhan Ozdoev hiện là Giám đốc công nghiệp của Liên hiệp tập đoàn Nhà nước Rostec cho rằng, Arena-M được phát triển với những kinh nghiệm thực tế trên chiến trường, nên việc đối phó được những tên lửa chống tăng được đánh giá mạnh nhất hiện nay là Javelin và Spike hoàn toàn nằm trong khả năng.

    Xe tăng Nga.
    "Tổ hợp Arena-M xây dựng trên cơ sở những thành tố tối tân hiện đại, đặc tính kỹ thuật-chiến thuật của nó đã tăng đáng kể. Tổ hợp đủ sức chặn phá các đạn dược bay đến từ bất kỳ hướng nào.

    Khả năng của nó cao đến mức có thể đánh chặn tất cả các loại tên lửa chống tăng có dẫn đường tiên tiến, kể cả Javelin và Spike khét tiếng khi tấn công từ trên cao.

    Theo quan điểm của chúng tôi, hiện không những được sự tán đồng của các chuyên gia Nga mà cả các chuyên gia nước ngoài cũng chia sẻ, nếu thiếu biện pháp bảo vệ tích cực thì không thể giải quyết được vấn đề tác chiến.

    Các hệ thống bảo vệ chủ động sẽ được sử dụng không chỉ để bảo vệ xe tăng xe bọc thép mà còn cả những phương tiện khác", ông Bekkhan Ozdoev nói.


    Về thiết kế, một hệ thống Arena-M hoàn chỉnh bao gồm một trạm cảm biến được bố trí gần cuối tháp pháo. Bên trong trạm cảm biến được trang bị một radar xung Doppler đa chức năng, radar này có phạm vi quét 360 độ xung quanh xe.

    Một hệ thống đánh chặn gồm có 26 đạn được bố trí xung quanh tháp pháo, cung cấp khả năng đánh chặn từ 220-270 độ về phía trước và 2 bên hông xe tăng. Arena-M được trang bị một máy tính điều khiển kỹ thuật số. Hệ thống có nguyên tắc hoạt động như sau:

    Hệ thống cảm biến sẽ quét khu vực xung quanh xe tăng để phát hiện mối đe dọa từ các loại vũ khí chống tăng. Khi một tên lửa chống tăng phóng về phía xe tăng, thông số về mục tiêu sẽ được hệ thống cảm biến truyền về cho máy tính điều khiển.

    Dựa vào thông số về tọa độ, vận tốc của tên lửa, máy tính điều khiển sẽ kích hoạt hệ thống đánh chặn ở vị trí phù hợp. Arena-M sẽ phóng ra một đạn hình hộp chữ nhật được kích nổ cách xe tăng khoảng 1,5m, khi nổ, nó sẽ phóng ra hàng nghìn mảnh đạn nhỏ để tiêu diệt tên lửa hay đầu đạn của vũ khí chống tăng khác.

    Hệ thống Arena-M có thời gian phản ứng với mục tiêu chỉ 0,07 giây, nó có thể đối phó với các mục tiêu có tốc độ lên đến 700m/s. Hệ thống APS này còn có khả năng nhận dạng các mục tiêu giả và các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng nhỏ không đủ khả năng đe dọa xe tăng.

    Hệ thống Arena-M cung cấp phạm vị bảo vệ khoảng 50m xung quanh xe tăng. Các thử nghiệm trên thao trường Kubinka trước đây cho thấy hệ thống Arena đã bảo vệ thành công xe tăng trước cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng có điều khiển và đạn xuyên giáp động năng sử dụng thanh xuyên cố định.

    Xe tăng chiến đấu chủ lực được trang bị Arena sẽ có khả năng sống sót trên chiến trường cao gấp 3 lần so với xe tăng trang bị hệ thống APS khác. Nếu Arena-M kết hợp cùng hệ thống phòng vệ mềm Shtora thì khả năng bảo vệ còn tăng lên rất nhiều.

    Hệ thống Arena-M đang được thử nghiệm trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-80UM1 và theo một số nguồn tin, hệ thống APS này cũng đang được trang bị trên xe thiết giáp của Nga đang hoạt động tại Syria và nó đã chứng minh được sức mạnh và độ tin cậy của mình.

    Ngoài ra, Arena-M cũng được giới thiệu với biến thể xe chiến đấu bộ binh nâng cấp BMP-3. Biến thể xuất khẩu Arena-E đi kèm với xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3. APS Arena-M được kỳ vọng sẽ mang lại một sức mạnh mới cho xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga cũng như các xe tăng, xe bọc thép khác.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Trực thăng Nga trang bị tên lửa 'không có loại tương tự'
(Vũ khí) - Các trực thăng vũ trang mới nhất của Nga sẽ được bổ sung thêm loại tên lửa mà các máy bay chiến đấu phương Tây không có loại tương tự.
Truyền thông Nga cho biết, trực thăng tấn công đa năng Ka-52M của nước này sẽ nhận được một loại tên lửa độc đáo có tên là Sản phẩm 305 (Izdeliye 305), theo giới thiệu là có khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển từ khoảng cách 100 km, cho phép máy bay cánh quạt hoạt động xa hơn vùng nhận dạng phòng không của kẻ thù.

“Nguyên mẫu máy bay trực thăng Ka-52M thế hệ mới sẽ được trang bị tên lửa hành trình mang tên 'Sản phẩm 305' có tầm bắn lên tới hàng trăm km - nhiều hơn đáng kể so với tên lửa AGM-114 Hellfire (11 km) mà trực thăng tấn công Apache của Mỹ sử dụng".

"Loại vũ khí này còn có thể được lắp đặt trên Mi-28 - phương tiện có tốc độ tối đa 300 km/h và bán kính chiến đấu 450 km. Tổng trọng lượng vũ khí mà trực thăng mang được có thể lên tới 2,3 tấn".

"Đặc biệt, bên cạnh đó là tên lửa chống tăng 9M120 Ataka và một khẩu pháo hàng không cỡ 30 mm. Ka-52M cũng sẽ được trang bị radar gắn trên cánh quạt giúp cải thiện chất lượng phát hiện mục tiêu, tương tự loại mà máy bay trực thăng của Mỹ tích hợp vào cuối những năm 90" , ấn phẩm thông tin Nga Reporter nói rõ.

1606795260044.png
1606795267901.png
Trực thăng vũ trang Ka-52M và Mi-28NM của Nga sẽ được trang bị tên lửa không đối đất tầm xa "Sản phẩm 305"
Giới chuyên gia chú ý đến thực tế là các phiên bản hiện đại hóa của trực thăng Ka-52M có thể tấn công hiệu quả cả mục tiêu trên mặt đất và trên biển, và rõ ràng trong tương lai gần, phương tiện tấn công của Nga sẽ phải khẳng định khả năng của mình trong các bài thử nghiệm chiến đấu ở Syria.

“Nga có một căn cứ hải quân ở Syria, và do đó máy bay trực thăng Ka-52 có thể sẽ trải qua các bài thử nghiệm chính thức - đó là cất cánh từ boong tàu chiến, tiến đến khu vực phiến quân thánh chiến, thực hiện một loạt các cuộc tấn công, kiểm tra thành công của hoạt động đặc biệt và sau đó quay trở lại boong tàu. Còn rất nhiều việc cho trực thăng vũ trang Nga ở Syria", một chuyên gia quân sự Nga nhấn mạnh.

Hiện tại có thông tin cho rằng tên lửa Izdeliye 305 đang hoàn thành nốt những bài kiểm tra cuối cùng trước khi được mang đi "thử lửa" trên chiến trường, để sớm đưa vào biên chế chiến đấu chính thức.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,235
Động cơ
138,330 Mã lực
Kalashnikov chế tạo loạt vũ khí khắc chế lẫn nhau
(Vũ khí) - Tập đoàn “Kalashnikov”- Nga vừa chế tạo UAV tấn công và cảm tử, vừa chế tạo cả các loại súng chống lại các thiết bị bay của mình.
“Kalashnikov” sản xuất máy bay không người lái cảm tử

Một công ty con của Tập đoàn “Kalashnikov” (trong thành phần của Tổng công ty-Tập đoàn Nhà nước “Rostec”) là ZALA AERO GROUP đang tiến hành công việc về chế tạo máy bay không người lái (UAV) mới, trong đó có cả UAV cảm tử (drone-kamikaze).

Theo ông Bekkhan Ozdoev, Giám đốc công nghiệp của Liên hiệp tập đoàn vũ khí “Rostec” tuyên bố rằng, công ty ZALA AERO GROUP trong thành phần nhóm tập đoàn “Kalashnikov” sẽ xuất xuởng loạt tổ hợp vũ khí tấn công không người lái gồm “KUB”, “Lancet-1” và “Lancet-3”.

Ông Bekkhan Ozdoev cho biết Về đặc tính kỹ thuật-chiến thuật, tất cả những mẫu này đều tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của nước ngoài. Tuy nhiên, công ty sẽ không dừng lại ở đó mà liên tục nghiên cứu chế tạo các loại máy bay không người lái mới, kể cả máy bay không người lái-cảm tử (drone-kamikaze).

Trước đó, tại Triển lãm và Hội nghị Quốc phòng Quốc tế 2019 (International Defence Exhibition and Conference 2019 - IDEX-2019) ở Abu Dhabi, tập đoàn “Kalashnikov” đã trình làng mẫu máy bay không người lái cảm tử là drone-kamikaze “Kub”.

Tiếp đó, tập đoàn đã chế tạo ra “Lancet 1” và “Lancet 2”, mẫu máy bay không người lái cảm tử (drone kamikaze) đầu tiên ở Nga. Nó có hình dáng chẳng khác một tên lửa có cánh, tuy nhiên chiều dài ngắn hơn so với tên lửa và cánh to hơn cánh của tên lửa.



X
Giám đốc Điều hành (CEO) của “Rostec” là ông Sergei Chemezov tuyên bố rằng tổ hợp khí cụ bay thông minh “ZALA Lancet” mới là sản phẩm công nghệ rất cao của Nga, có kết cấu thành tố trinh sát, liên lạc, điều hướng và tấn công với độ chính xác cao.

1606795376367.png
Máy bay không người lái cảm tử (drone-kamikaze) ZALA Lancet
Bên cạnh việc chế tạo các máy bay không người lái tấn công và cảm tử, Tập đoàn chế tạo vũ khí của Nga cũng sản xuất một thế hệ vũ khí mới khắc chế chính sản phẩm này của mình. Hồi tháng 6 vừa qua, ZALA AERO GROUP cũng đã giới thiệu sản phẩm này.

“Kalashnikov” chế tạo súng chống máy bay không người lái

Tại Diễn đàn Kỹ thuật-quân sự Quốc tế “Army-2019” hồi tháng 6, công ty ZALA AERO đã giới thiệu phiên bản mới của vũ khí chống máy bay không người lái (UAV) - trang web Kalashnikov media thông báo.

Phiên bản giới thiệu kỹ thuật của sản phẩm REX đã từng được trưng bày trong khuôn khổ Diễn đàn “Army 2017”.

Khí tài này có thể tấn công áp chế bất kỳ máy bay không người lái nào hoạt động trong tầm tác chiến. Ngoài ra, khẩu súng này còn có thể áp chế robot trên mặt đất và cả những chiếc tàu không người lái của Hải quân. Khi tác chiến, REX sẽ gây nhiễu tín hiệu điều khiển, chiếm quyền điều khiển hoặc gây hỏng hóc với các phương tiện nói trên.

2 năm sau, "REX-2” được làm nhẹ hơn và nhỏ gọn hơn so với mẫu “tiền bối” của nó: Kích thước súng giảm xuống và trọng lượng bây giờ chỉ còn 3 kg - thông báo cho biết.

1606795352179.png
Súng chống máy bay không người lái (Anti Drone Gun) ZALA Aero REX-2
Theo thông báo nêu rõ, gói tiêu chuẩn chứa ba modul triệt tiêu tín hiệu: 2,4 GHz, 5,8 GHz, SNS. Bộ phận triệt tiêu điều hướng vệ tinh tích hợp vào thân súng. Trên đó cũng có chỗ chỉ dấu, đơn giản hóa việc kiểm soát mức độ pin. Giống như trong phiên bản trước, tần số triệt tiêu có thể cấu hình dựa theo yêu cầu của khách hàng cùng với nhiều chi tiết tùy chọn.

Với tính năng của mình, REX dễ dàng vô hiệu hóa những hệ thống vũ khí sử dụng tín hiệu vệ tinh như GSP của Mỹ, BeiDou (Bắc Đẩu) của Trung Quốc và Galileo của châu Âu.

Bên cạnh việc có thể tấn công áp chế những phương tiện nói trên, REX còn có thể áp chế tín hiệu GSM và Wi-Fi.

Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, giống với vũ khí bộ binh thông thường, khẩu REX cũng được trang bị một kính ngắm quang học, hệ thống dẫn bắn laser. Nó cho phép người dùng có thể ngắm chính xác mục tiêu với tốc độ cao gấp 2-3 lần so với bình thường.

Theo giới thiệu của các chuyên gia trong tập đoàn, vũ khí “REX-2” đã vượt qua thử nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm về đo trường điện từ trong Trung tâm chứng nhận Udmurt. Thiết bị được công nhận là an toàn và thích hợp với các chuẩn mực cần thiết.

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top