- Biển số
- OF-673778
- Ngày cấp bằng
- 18/6/19
- Số km
- 3,235
- Động cơ
- 138,330 Mã lực
Máy bay không người lái của Thổ bị bắn rơi ở Syria và Libya.
Người ta hay nhìn vào cuộc chiến ở Libya, Syria và Karabakh rồi thần thánh hóa Máy bay không người lái và phủ nhận hiệu quả của hệ thống phòng không và chế áp điện tử.
Ba cuộc chiến, cụ thể là 3 giai đoạn có UAV tham gia chiến đấu cường độ cao mà chúng ta nói ở đây, đều có điểm khác nhau, nhưng nhìn chung chúng có điểm giống nhau là phe sử dụng UAV nắm chủ động, có lợi thế và vật chất, còn phe phòng không thì có lực lượng mỏng, phân bố không đều, thiếu sự chủ động trong chiến đấu.
Ở Libya, đối tượng vận hành hệ thống phòng không phần lớn là lính đánh thuê Nga, sử dụng Pantsir-S1 lấy từ UAE và có thể là từ Jordan hoặc công ty đánh thuê tự mua. Tuy có lực lượng khá mỏng khoảng 10 xe gì đó, tuy nhiên Pantsir-S1 được vận hành rất hiệu quả và có hệ số chiến đấu khá tốt, liên tục bắn rơi UAV của Thổ ở Libya( ảnh 1). Việc Pantsir-S1 hoạt động quá hiệu quả, buộc Thổ phải tăng cường độ và số lượng UAV, chủ động tìm diệt tổ hợp Pantsir-S1, phối hợp với các chiến dịch lớn trên bộ của phe dân chủ Libya. Kết quả là với việc bị tấn công từ nhiều phía và cường độ lớn, thì Pantsir-S1 đã mất ưu thế chiến trường, nhiều xe bị phá hủy, một số xe bị bắt sau khi bị bắn hỏng.
Ở Libya, có thể thấy rõ là khi được sử dụng đúng mục đích, tính năng, Pantsir-S1 có thể hoàn toàn đẩy lùi UAV và các cuộc tấn công bằng UAV, Pantsir-S1 đã gây thiệt hại đủ lớn để Thổ phải chủ động tìm diệt cá xe này. Tuy nhiên hệ thống không thể hoạt động hiệu quả khi cường độ tấn công của đối phương vượt qua tính năng hệ thống được thiết kế, cũng như việc hệ thống không được hỗ trợ bài bài khi được vận hành bởi lính đánh thuê và đối đầu với quân đội chuyên nghiệp có thể chủ động tăng giảm lực lượng nếu muốn.
Ở Syria, mạng lưới phòng không được vận hành bởi quân đội chuyên nghiệp là SAA. Tuy nhiên, chiến trường Idilb không phải là trọng tâm phòng không của SAA, mà phòng không Syria chủ yếu tập trung ở Damascus, Latakia và các sân bay quân sự của Syria. Tuy nhiên một lực lượng phòng không khá mạnh vẫn được tập trung ở Idilb để bảo vệ lực lượng quân sự của SAA bao vây Idilb trước một cuộc tấn công tiềm năng của Thổ, nhất là khi Thổ đang duy trì quân đội và các chốt quan sát bên trong Idilb.
Khác với Libya thì SAA vận hành mạng lưới phòng không đầy đủ hơn khi có Pantsir-S1, Buk-M2 và các hệ thống tầm xa khác, Syria cũng sử dụng nhiều hệ thống tác chiến điện tử, tuy nhiên có vẻ là không hiện diện ở Idilb. Thổ vẫn nắm quyền chủ động, tuy nhiên, cường độ chiến đấu không bằng ở Libya, tuy nhiên điểm khác biệt là tham gia tác chiến có cả không quân và các hệ thống mặt đất của Thổ. Tuy nắm quyền chủ động từ đầu, nhưng ngay ở khi đó, UAV của Thổ vẫn bị phòng không Syria bắn rơi, và cường độ hoạt động của UAV cũng giảm nhanh chóng, thiệt hại của phòng không Syria cũng không đáng kể và khi Nga tham gia giành lại quyền kiểm soát bầu trời thì UAV của Thổ mất hoàn toàn hiệu quả chiến thuật.
Chiến trường Idilb là chiến trường phức tạp, khi cả Thổ và Nga đều nhận vai trò giảm giao tranh căng thẳng, nhưng cả 2 đều trực tiếp tham chiến với mục đích kích động giao tranh căng thẳng ở trường hợp này. Hiệu quả của UAV nằm chủ yếu ở công tác tuyên truyền cũng như phản tuyên truyền, khi lần đầu Thổ công bố rất nhiều video ghi lại từ UAV để chứng minh chiến thắng trên chiến trường, cho dù là thực tế chiến trường là ngược lại, trong khi đó UAV của Thổ bị Syria bắn rơi lại được phỉ quân chụp ảnh ăn mừng vì nghĩ là máy bay Nga. Phòng không Syria ban đầu có phần lúng túng khi không có kinh nghiệp đánh UAV của Thổ, nhưng họ nhanh chóng ổn định trận địa và khi có sự giúp sức của Nga thì đã giành lại vùng trời hoàn toàn.
Ở Karabakh, thì đối tượng tác chiến là Armenia và Azerbaijan là 2 quân đội chuyên nghiệp và có mục tiêu rõ ràng đó là tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cả 2 đều là quốc gia thuộc Liên Xô cũ, quân đội xây dựng dựa trên cơ sở quân đội Liên Xô, học thuyết dựa trên quân đội Liên Xô. Về cơ bản, Azerbaijan hiểu rõ các hệ thống phòng không mà Armenia vận hành cũng như chiến thuật sử dụng.
Azerbaijan quân đội được hiện đại hóa cao, lại được Thổ hỗ trợ về nhiều mặt. Trong khi đó phòng không Armenia trang bị chủ yếu là các hệ thống lạc hậu như S-300PT S-300PS, Buk-M1, Osa-AK, các hệ thống này không được thiết kế để chống UAV, thậm chí các RADAR cũ còn không nhận các mục tiêu bay chậm như một số loại UAV, cũng như các UAV như Harop được lập trình quỹ đạo bay để đánh lừa RADAR cảnh giới của các hệ thống như S-300. Armenia có Tor-M2KM trên gầm Kamaz nhưng mới nhận cuối năm 2019 và tham chiến khá muộn, nhưng cũng lập công bắn rơi máy bay của Azerbaijan. Armenia có kinh nghiệm tác chiến chống UAV năm 2016 trước UAV của Azerbaijan, ngoài ra Armenia cũng sản xuất và sử dụng UAV trong cuộc xung đột đầu năm nay.
Năm 2016, Azerbaijan cũng sử dụng UAV để tấn công, tuy nhiên hiệu quả không cao do cường độ sử dụng thấp và thiếu phối hợp với các quân binh chủng khác. Một ví dụ cụ thể là một đơn vị đặc nhiệm Azerbaijan bị dân quân Karabakh xóa sổ hoàn toàn trong quá trình tiềm nhập mà không hề được hỗ trợ. Kết quả này có thể giải thích là Azerbaijan còn bỡ ngỡ trong vận hành vũ khí mới cũng như giá thành quá cao của UAV.
Năm 2020, thì Azerbaijan tổ chức đợt tấn công lớn bài bản phối hợp với bộ binh và pháo binh. Thay vì dùng UAV một cách đơn lẻ thiếu phối hợp, Azerbaijan đã sử dụng UAV như một cánh tay nối dài của pháo binh và bộ binh, đóng góp thêm một lớp hỏa lực nối dài vào hướng tiến công của bộ binh, cũng như chặn đường tiếp tế của Armenia vào vị trí Azerbaijan tấn công. Azerbaijan cũng sử dụng nhiều loại UAV mới như máy bay An-2 hoán cải thành UAV, gây nhiều lúng túng cho phòng không Armenia.
Việc tác chiến tập trung vào hướng tiến công, có chiều sâu đã đem lại thành công rõ ràng cho Azerbaijan. Ngay khi nổ súng, Azerbaijan có thể tổ chức cuộc tấn công lớn sử dụng UAV vào các vị trí được trinh sát trước đó, sau đó giảm cướng độ xuống khi vị trí cũ bị tiêu diệt và phía Armenia đã đặt vào mức độ sẵn sàng chiến đấu mới. Tác chiến có chiều sâu sử dụng UAV, vượt qua nhiều tuyến phòng thủ và tập trung vào một hướng tiến công cũng hạn chế khả năng cơ động của phía Armenia. Mà việc cơ động là biện pháp bị động tốt nhất để phòng thủ trước UAV. Ngược lại ở miền bắc Karabakh, nơi có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, Azerbaijan không đạt được chiến thắng rõ ràng nào khi bộ binh và pháo binh Azerbaijan không đạt được khả năng cơ động như phía nam.
Có thể nói công tác tác chiến hiệp đồng quân binh chủng rất tốt của Azerbaijan và việc Armenia quá lúng túng, thiếu chỉ đạo sát sao là nguyên nhân chính dẫn đến chiến thắng của Azerbaijan, chứ không phải là chỉ vì UAV. Thậm chí là nhiều người còn đưa ra học thuyết âm mưu rằng Do Thái mới là người đứng ra chỉ huy và xây dựng học thuyết cho Azerbaijan. Sau thất bại ban đầu, Armenia đã tăng cường lực lượng tuyến sau, tuy nhiên khi đó Azerbaijan đã tới được Shusha Shushi, và lệnh ngừng bắn có hiệu lực ngay thời điểm Armenia đang giành được một số chiến thắng ở Shusha.
Ngoài ra không thể phủ nhận ảnh hưởng của Thổ trong cuộc chiến, khi Thổ đưa F-16 đến tập trận ở Azerbaijan vào tháng 7 và để lại các máy bay ở đấy tới bây giờ. F-16 hạn chế hoạt động của không quân Armenia, khi Su-25 của Armenia không thể hoạt động. Su-30SM của Armenia thì mới chỉ có 4 chiếc và theo họ là các máy bay bày không có tên lửa. Trong khi đó Su-25 của Azerbaijan hoạt động không sợ bị đánh trả.
Armenia cũng quá luống cuống và dè giặt trong dặt trong việc sử dụng các vũ khí mới của họ. Như đã nói ở trên Tor-M2KM mới nhận cuối tháng 12, tham chiến muộn, bắn rơi được 1 máy bay và mất 1 hệ thống, Su-30SM thì không có tên lửa và cũng mới nhận 4 chiếc. Iskander là vũ khí đối đất hiệu quả nhất của Armenia, cũng được sử dụng rất muộn, trong khi Scud có tính năng kém thời gian chuẩn bị phóng lâu lại được sử dụng khá nhiều, đem lại hiệu quả không cao. Nếu Armenia sử dụng Iskander sớm hơn, có thể họ không chỉ chặn được bước tiến của lục quân Azerbaijan mà còn có thể phá hủy được sân bay của Azerbaijan, từ đó hạn chế hoạt động của không quân Azerbaijan cũng như của các loại UAV cần cất cánh từ sân bay như TB2.
Kết quả thì chúng ta có thể thấy rằng, UAV không phải là một thứ vũ khí gì đó quá thần thành, hoàn toàn có thể đánh thắng. Sử dụng UAV phải được phối hợp chặt chẽ với lục quân trên mặt đất. UAV phải là một thành phần của tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Sử dụng UAV riêng lẻ không đạt được hiệu quả, ví dụ như Syria và bắc Karabakh. Vũ khí công nghệ cao cần phải được dây dựng học thuyết cụ thể và phải được sử dụng trong huấn luyện và chiến đấu. Armenia có Iskander, hoàn toàn có thể dùng để khắc chế UAV bằng cách phá hủy sân bay, nhưng họ lại dùng Iskander như vũ khí răn đe, dẫn tới việc phóng quả tên lửa ra chả đi về đâu.
Người ta hay nhìn vào cuộc chiến ở Libya, Syria và Karabakh rồi thần thánh hóa Máy bay không người lái và phủ nhận hiệu quả của hệ thống phòng không và chế áp điện tử.
Ba cuộc chiến, cụ thể là 3 giai đoạn có UAV tham gia chiến đấu cường độ cao mà chúng ta nói ở đây, đều có điểm khác nhau, nhưng nhìn chung chúng có điểm giống nhau là phe sử dụng UAV nắm chủ động, có lợi thế và vật chất, còn phe phòng không thì có lực lượng mỏng, phân bố không đều, thiếu sự chủ động trong chiến đấu.
Ở Libya, đối tượng vận hành hệ thống phòng không phần lớn là lính đánh thuê Nga, sử dụng Pantsir-S1 lấy từ UAE và có thể là từ Jordan hoặc công ty đánh thuê tự mua. Tuy có lực lượng khá mỏng khoảng 10 xe gì đó, tuy nhiên Pantsir-S1 được vận hành rất hiệu quả và có hệ số chiến đấu khá tốt, liên tục bắn rơi UAV của Thổ ở Libya( ảnh 1). Việc Pantsir-S1 hoạt động quá hiệu quả, buộc Thổ phải tăng cường độ và số lượng UAV, chủ động tìm diệt tổ hợp Pantsir-S1, phối hợp với các chiến dịch lớn trên bộ của phe dân chủ Libya. Kết quả là với việc bị tấn công từ nhiều phía và cường độ lớn, thì Pantsir-S1 đã mất ưu thế chiến trường, nhiều xe bị phá hủy, một số xe bị bắt sau khi bị bắn hỏng.
Ở Libya, có thể thấy rõ là khi được sử dụng đúng mục đích, tính năng, Pantsir-S1 có thể hoàn toàn đẩy lùi UAV và các cuộc tấn công bằng UAV, Pantsir-S1 đã gây thiệt hại đủ lớn để Thổ phải chủ động tìm diệt cá xe này. Tuy nhiên hệ thống không thể hoạt động hiệu quả khi cường độ tấn công của đối phương vượt qua tính năng hệ thống được thiết kế, cũng như việc hệ thống không được hỗ trợ bài bài khi được vận hành bởi lính đánh thuê và đối đầu với quân đội chuyên nghiệp có thể chủ động tăng giảm lực lượng nếu muốn.
Ở Syria, mạng lưới phòng không được vận hành bởi quân đội chuyên nghiệp là SAA. Tuy nhiên, chiến trường Idilb không phải là trọng tâm phòng không của SAA, mà phòng không Syria chủ yếu tập trung ở Damascus, Latakia và các sân bay quân sự của Syria. Tuy nhiên một lực lượng phòng không khá mạnh vẫn được tập trung ở Idilb để bảo vệ lực lượng quân sự của SAA bao vây Idilb trước một cuộc tấn công tiềm năng của Thổ, nhất là khi Thổ đang duy trì quân đội và các chốt quan sát bên trong Idilb.
Khác với Libya thì SAA vận hành mạng lưới phòng không đầy đủ hơn khi có Pantsir-S1, Buk-M2 và các hệ thống tầm xa khác, Syria cũng sử dụng nhiều hệ thống tác chiến điện tử, tuy nhiên có vẻ là không hiện diện ở Idilb. Thổ vẫn nắm quyền chủ động, tuy nhiên, cường độ chiến đấu không bằng ở Libya, tuy nhiên điểm khác biệt là tham gia tác chiến có cả không quân và các hệ thống mặt đất của Thổ. Tuy nắm quyền chủ động từ đầu, nhưng ngay ở khi đó, UAV của Thổ vẫn bị phòng không Syria bắn rơi, và cường độ hoạt động của UAV cũng giảm nhanh chóng, thiệt hại của phòng không Syria cũng không đáng kể và khi Nga tham gia giành lại quyền kiểm soát bầu trời thì UAV của Thổ mất hoàn toàn hiệu quả chiến thuật.
Chiến trường Idilb là chiến trường phức tạp, khi cả Thổ và Nga đều nhận vai trò giảm giao tranh căng thẳng, nhưng cả 2 đều trực tiếp tham chiến với mục đích kích động giao tranh căng thẳng ở trường hợp này. Hiệu quả của UAV nằm chủ yếu ở công tác tuyên truyền cũng như phản tuyên truyền, khi lần đầu Thổ công bố rất nhiều video ghi lại từ UAV để chứng minh chiến thắng trên chiến trường, cho dù là thực tế chiến trường là ngược lại, trong khi đó UAV của Thổ bị Syria bắn rơi lại được phỉ quân chụp ảnh ăn mừng vì nghĩ là máy bay Nga. Phòng không Syria ban đầu có phần lúng túng khi không có kinh nghiệp đánh UAV của Thổ, nhưng họ nhanh chóng ổn định trận địa và khi có sự giúp sức của Nga thì đã giành lại vùng trời hoàn toàn.
Ở Karabakh, thì đối tượng tác chiến là Armenia và Azerbaijan là 2 quân đội chuyên nghiệp và có mục tiêu rõ ràng đó là tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cả 2 đều là quốc gia thuộc Liên Xô cũ, quân đội xây dựng dựa trên cơ sở quân đội Liên Xô, học thuyết dựa trên quân đội Liên Xô. Về cơ bản, Azerbaijan hiểu rõ các hệ thống phòng không mà Armenia vận hành cũng như chiến thuật sử dụng.
Azerbaijan quân đội được hiện đại hóa cao, lại được Thổ hỗ trợ về nhiều mặt. Trong khi đó phòng không Armenia trang bị chủ yếu là các hệ thống lạc hậu như S-300PT S-300PS, Buk-M1, Osa-AK, các hệ thống này không được thiết kế để chống UAV, thậm chí các RADAR cũ còn không nhận các mục tiêu bay chậm như một số loại UAV, cũng như các UAV như Harop được lập trình quỹ đạo bay để đánh lừa RADAR cảnh giới của các hệ thống như S-300. Armenia có Tor-M2KM trên gầm Kamaz nhưng mới nhận cuối năm 2019 và tham chiến khá muộn, nhưng cũng lập công bắn rơi máy bay của Azerbaijan. Armenia có kinh nghiệm tác chiến chống UAV năm 2016 trước UAV của Azerbaijan, ngoài ra Armenia cũng sản xuất và sử dụng UAV trong cuộc xung đột đầu năm nay.
Năm 2016, Azerbaijan cũng sử dụng UAV để tấn công, tuy nhiên hiệu quả không cao do cường độ sử dụng thấp và thiếu phối hợp với các quân binh chủng khác. Một ví dụ cụ thể là một đơn vị đặc nhiệm Azerbaijan bị dân quân Karabakh xóa sổ hoàn toàn trong quá trình tiềm nhập mà không hề được hỗ trợ. Kết quả này có thể giải thích là Azerbaijan còn bỡ ngỡ trong vận hành vũ khí mới cũng như giá thành quá cao của UAV.
Năm 2020, thì Azerbaijan tổ chức đợt tấn công lớn bài bản phối hợp với bộ binh và pháo binh. Thay vì dùng UAV một cách đơn lẻ thiếu phối hợp, Azerbaijan đã sử dụng UAV như một cánh tay nối dài của pháo binh và bộ binh, đóng góp thêm một lớp hỏa lực nối dài vào hướng tiến công của bộ binh, cũng như chặn đường tiếp tế của Armenia vào vị trí Azerbaijan tấn công. Azerbaijan cũng sử dụng nhiều loại UAV mới như máy bay An-2 hoán cải thành UAV, gây nhiều lúng túng cho phòng không Armenia.
Việc tác chiến tập trung vào hướng tiến công, có chiều sâu đã đem lại thành công rõ ràng cho Azerbaijan. Ngay khi nổ súng, Azerbaijan có thể tổ chức cuộc tấn công lớn sử dụng UAV vào các vị trí được trinh sát trước đó, sau đó giảm cướng độ xuống khi vị trí cũ bị tiêu diệt và phía Armenia đã đặt vào mức độ sẵn sàng chiến đấu mới. Tác chiến có chiều sâu sử dụng UAV, vượt qua nhiều tuyến phòng thủ và tập trung vào một hướng tiến công cũng hạn chế khả năng cơ động của phía Armenia. Mà việc cơ động là biện pháp bị động tốt nhất để phòng thủ trước UAV. Ngược lại ở miền bắc Karabakh, nơi có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, Azerbaijan không đạt được chiến thắng rõ ràng nào khi bộ binh và pháo binh Azerbaijan không đạt được khả năng cơ động như phía nam.
Có thể nói công tác tác chiến hiệp đồng quân binh chủng rất tốt của Azerbaijan và việc Armenia quá lúng túng, thiếu chỉ đạo sát sao là nguyên nhân chính dẫn đến chiến thắng của Azerbaijan, chứ không phải là chỉ vì UAV. Thậm chí là nhiều người còn đưa ra học thuyết âm mưu rằng Do Thái mới là người đứng ra chỉ huy và xây dựng học thuyết cho Azerbaijan. Sau thất bại ban đầu, Armenia đã tăng cường lực lượng tuyến sau, tuy nhiên khi đó Azerbaijan đã tới được Shusha Shushi, và lệnh ngừng bắn có hiệu lực ngay thời điểm Armenia đang giành được một số chiến thắng ở Shusha.
Ngoài ra không thể phủ nhận ảnh hưởng của Thổ trong cuộc chiến, khi Thổ đưa F-16 đến tập trận ở Azerbaijan vào tháng 7 và để lại các máy bay ở đấy tới bây giờ. F-16 hạn chế hoạt động của không quân Armenia, khi Su-25 của Armenia không thể hoạt động. Su-30SM của Armenia thì mới chỉ có 4 chiếc và theo họ là các máy bay bày không có tên lửa. Trong khi đó Su-25 của Azerbaijan hoạt động không sợ bị đánh trả.
Armenia cũng quá luống cuống và dè giặt trong dặt trong việc sử dụng các vũ khí mới của họ. Như đã nói ở trên Tor-M2KM mới nhận cuối tháng 12, tham chiến muộn, bắn rơi được 1 máy bay và mất 1 hệ thống, Su-30SM thì không có tên lửa và cũng mới nhận 4 chiếc. Iskander là vũ khí đối đất hiệu quả nhất của Armenia, cũng được sử dụng rất muộn, trong khi Scud có tính năng kém thời gian chuẩn bị phóng lâu lại được sử dụng khá nhiều, đem lại hiệu quả không cao. Nếu Armenia sử dụng Iskander sớm hơn, có thể họ không chỉ chặn được bước tiến của lục quân Azerbaijan mà còn có thể phá hủy được sân bay của Azerbaijan, từ đó hạn chế hoạt động của không quân Azerbaijan cũng như của các loại UAV cần cất cánh từ sân bay như TB2.
Kết quả thì chúng ta có thể thấy rằng, UAV không phải là một thứ vũ khí gì đó quá thần thành, hoàn toàn có thể đánh thắng. Sử dụng UAV phải được phối hợp chặt chẽ với lục quân trên mặt đất. UAV phải là một thành phần của tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Sử dụng UAV riêng lẻ không đạt được hiệu quả, ví dụ như Syria và bắc Karabakh. Vũ khí công nghệ cao cần phải được dây dựng học thuyết cụ thể và phải được sử dụng trong huấn luyện và chiến đấu. Armenia có Iskander, hoàn toàn có thể dùng để khắc chế UAV bằng cách phá hủy sân bay, nhưng họ lại dùng Iskander như vũ khí răn đe, dẫn tới việc phóng quả tên lửa ra chả đi về đâu.