[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Cỗ tăng quái thú của Nga mang tên T-90
(Vũ khí) - Trong bài viết đăng trên tờ National Interest, chuyên gia quân sự Mỹ Caleb Larson đã ca ngợi T-90 là dòng tăng 'quái vật' và tốt nhất của Nga.

Chuyên gia Mỹ cho rằng, cỗ máy chiến đấu này là một trong những sáng chế quân sự tốt nhất hiện nay của Nga:
"T-90 và các biến thể của nó là loại xe tăng tốt đến mức quái quỷ... Tương đối hiện đại, loại tăng này có nhiều lớp giáp bảo vệ và hệ thống vũ khí có thể dễ dàng nâng cấp để tiếp tục trang bị cho quân đội trên khắp thế giới", Larson nói.
T-90 có thiết kế truyền thống từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai: nó có thân xe và tháp pháo hạ thấp, khiến phương tiện chiến đấu này trở thành mục tiêu khó đánh bại. Kíp lái T-90 có thể gồm tối đa ba người, nhờ đó, đảm bảo tính nhỏ gọn của phương tiện chiến đấu.
Nhà báo lưu ý rằng, các nhà phát triển dòng xe tăng T-90 tập trung vào những công nghệ đã được kiểm nghiệm qua thời gian và đang dần cải tiến chúng.

1608029459961.png
Xe tăng Nga.
"Tính cơ động và khả năng điều khiển của xe được cải thiện. Điều này đạt được nhờ xe được lắp động cơ rất mạnh, hộp số tự động và hệ thống cần điều khiển", chuyên gia Mỹ viết.
Bài báo cũng đặc biệt lưu ý đến hệ thống bảo vệ xe tăng ba tầng và vũ khí trang bị đặc biệt giúp T-90 trở thành cỗ tăng có sức công thủ toàn diện hàng đầu hiện nay.
"Sự kết hợp giữa hiệu suất đáng tin cậy và giá cả phải chăng đã khiến T-90 trở thành sản phẩm xuất khẩu thành công ở các nước đang phát triển.
T-90 và các biến thể của nó, đã phục vụ hơn chục quốc gia trong 30 năm qua, là lời nhắc nhở mạnh mẽ về những gì mà sự kết hợp giữa tính thực tế và hiệu quả về chi phí có thể đạt được", tác giả bài báo nhấn mạnh.
Điều đặc biệt là trước khi đăng tải bài viết, chính National Interest cũng đã tự công bố bảng xếp hạng 10 cỗ tăng mạnh nhất thể giới, trong đó T-90 đứng ở vị trí thứ 2 từ dưới lên.
Trong khi đó, tại bảng xếp hạng 5 cỗ tăng mạnh nhất thế giới hồi tháng 6/2020 do Tạp chí Business Insider của Mỹ thực hiện, vị trí của T-90 còn tệ hại hơn khi tăng T-90 đã không được lọt vào top này.

Theo bảng xếp hạng này, đứng đầu là M1A1 Abrams của Mỹ, tiếp theo lần lượt là Leopard 2, Merkava Mk4, Challenger 2... Nhưng theo nhận định của giới chuyên gia, ngôi vị trong các bảng xếp hạng không nói lên nhiều điều bởi sức mạnh thực sự của bất kỳ một vũ khí nào chỉ được khẳng định khi kinh qua thực chiến.

Chính vì vậy, dù đứng vững ở ngôi đầu trong bảng xếp hạng nhưng số lượng tăng M1A1 Abrams do Mỹ cấp cho Quân đội Iraq đang giảm nhanh tột độ, sau khi hàng tá xe tăng loại này bị tên lửa của phiến quân nướng chín trong các trận chiến.
Leopard 2A4 cũng tương tự khi bị đánh tan tác bởi các tay súng khủng bố ngay lần đầu tham gia thực chiến. Tính đến nay sau khoảng 4 tháng Leopard 2A4 tham gia chống khủng bố, IS đã phá hủy ít nhất 3 chiếc Leopard 2A4 bởi tên lửa chống tăng TOW và 2 chiếc Leopard 2A4 vừa bị IS bắt sống.
Đây chỉ là những gì được Thổ Nhĩ Kỳ công khai còn trên thực tế, con số thiệt hại có thể còn lớn hơn nữa. Theo số liệu trong bản báo cáo về thiệt hại của lực lượng tăng thiết giáp Ankara từ khi mở chiến dịch "Lá chắn Euphrates" cho thấy, Ankara đã mất tổng cộng 15 chiếc tăng các loại, trong đó có tới 10 chiếc Leopard 2A4.
Trong khi đó, bị xếp vị trí bét bảng nhưng T-90A của Nga đã thể hiện thành tích chiến đấu khá ấn tượng. Từ khi tham gia tấn công khủng bố tại Syria, đã có ít nhất 4 lần IS dùng tên lửa TOW tấn công T-90A nhưng chưa một lần chiến tăng này bị phá hủy.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Chiến công bắn hạ máy bay Mỹ của MiG-25 Iraq
(Vũ khí) - Các máy bay tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-25 Foxbat do Liên Xô chế tạo trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh đã lập được nhiều chiến công hiển hách.

Năm 1991, trong Chiến tranh vùng Vịnh, đã xảy ra trường hợp một chiếc MiG-25 tấn công một nhóm 10 chiếc F/A-18 Hornet và bắn hạ một trong những máy bay tiêm kích - ném bom này. Ngoài ra còn có thông tin về việc F-15C Eagle bị tiêu diệt, nhưng điều này vẫn chưa được xác nhận chính thức.
Phía Iraq cũng bị tổn thất với hai chiếc Foxbat bị mất trong cuộc không chiến, nhưng các phi công Mỹ đã phải sử dụng một số lượng lớn vũ khí để đạt được kết quả.
Có một trường hợp nổi tiếng được biết đến khi hàng chục tên lửa bắn vào chiếc MiG-25, nhưng chiếc tiêm kích đã né được chúng và trở về căn cứ một cách an toàn nhờ tốc độ rất cao của mình.

1608029525475.png
Tiêm kích đánh chặn siêu thanh MiG-25 Foxbat của Không quân Liên Xô
Vào những năm 1990, hoạt động của những chiếc máy bay sống sót trở nên khó khăn hơn do vấn đề về phụ tùng thay thế. Tuy nhiên những cỗ máy riêng lẻ vẫn bay lên bầu trời trong thế kỷ mới.
Tháng 12 năm 2002, trận không chiến cuối cùng có sự tham gia của MiG-25 đã diễn ra trên lãnh thổ Iraq. Tiêm kích đánh chặn đã phải chiến đấu với một kẻ thù bất thường - máy bay trinh sát không người lái RQ-1 Predator của Mỹ.
Điều đáng chú ý là chiếc UAV này có thể trang bị tên lửa không đối không hiện đại loại FIM-92 Stinger, tuy nhiên vũ khí này là vô ích khi gặp phải MiG-25, một quả tên lửa siêu thanh R-40 của tiêm kích Iraq đủ để biến Predator thành đống đổ nát.

1608029505338.png
Quân đội Mỹ đã có hành động bị đánh giá là nhằm "trả thù" những chiếc MiG-25 của Iraq
Đáng tiếc rằng trong chiến dịch quân sự của Mỹ năm 2003, tất cả các máy bay tiêm kích MiG-25 của Iraq đều bị nằm đất và không tham gia vào cuộc chiến.
Sau khi chiếm đóng đất nước Iraq, những chiếc MiG-25 được phát hiện đã bị nghiền nát bởi xe tăng M1 Abrams, mặc dù số phương tiện nói trên đã bị hỏng hoàn toàn và không còn gây ra bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào đối với lực lượng Mỹ, hành động này được xem là nhằm mục đích trả đũa cho những khốn khó mà Foxbat đã gây ra cho họ.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Hạm đội phương Bắc nhận vũ khí thống trị Bắc Cực
(Vũ khí) - Hạm đội phương Bắc của Nga sẽ nhận tổ hợp tên lửa siêu thanh Kinzhal vào năm 2021 và cũng được trang bị thêm ngư lôi hạt nhân Poseidon.

Bộ Quốc phòng Nga về nguyên tắc đã quyết định trang bị tổ hợp siêu thanh Kinzhal cho lực lượng không quân hải quân của Hạm đội phương Bắc – lực lượng bảo vệ vùng lãnh thổ phía Bắc của Nga và vùng Bắc Cực giàu tài nguyên thiên nhiên chưa được khai phá.
Báo Izvestia dẫn các nguồn tin trong Bộ quốc phòng Nga cho biết, việc đào tạo nhân sự và cơ sở hạ tầng để bảo trì và vận hành vũ khí siêu thanh sẽ bắt đầu vào năm 2021. Theo đó, phương tiện mang phóng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 sẽ là máy bay chiến đấu MiG-31.
Hiện tại phi đội thuộc trung đoàn không quân hỗn hợp số 98 đóng tại Monchegorsk trên bán đảo Kola được trang bị loại máy bay này. Trung đoàn nằm trong biên chế Quân đoàn Phòng không - Không quân số 45 của Hạm đội Phương Bắc.

Tổ hợp Kinzhal có thể được biên chế cho trung đoàn này, nhưng cũng có thể được trang bị cho một đơn vị không quân mới thành lập.
1608029559274.png

Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:13






X
Theo giới chuyên gia quân sự Nga, tên lửa Kinzhal có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 2 nghìn km. Bán kính hoạt động của nó sẽ bao gồm cụ thể là bán đảo Scandinavia, các nước Baltic và hầu hết Tuyến đường Biển phương Bắc (Bắc Băng dương).

1608029590305.png
Nga trang bị tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal cho cả máy bay tiêm kích MiG-31 lẫn máy bay ném bom Tu-22M3
Tên lửa không chỉ có tốc độ siêu thanh mà còn có khả năng thay đổi quỹ đạo trong khi bay. Các chuyên gia quân sự cho biết tính năng này khiến tên lửa trở nên khó bắn hạ hơn rất nhiều đối với các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa hiện tại và trong tương lai.

“Một sản phẩm như vậy về bất kỳ phương diện nào cũng sẽ rất hữu ích. Đây là loại vũ khí mạnh nhất, các nước khác không có loại tương tự. Các tổ hợp siêu thanh từ các sân bay của Hạm đội Phương Bắc sẽ bao quát được cả vùng lãnh thổ phía bắc và tây bắc” - nguyên Tư lệnh Quân đoàn phòng không - không quân số 4, Trung tướng Valery Gorbenko nói với Izvestia.

Theo ông, vào thời điểm hiện nay, các hệ thống phòng không có thể đánh chặn Kh-47M2 Kinzhal đơn giản là “không tồn tại”. Do đó, những tên lửa này trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện nhiệm vụ được giao một cách vô cùng hiệu quả.


Ngoài vũ khí siêu thanh Kinzhal của lực lượng không quân, các biên đội tàu ngầm hạt nhân đa năng của Hạm đội phương Bắc sẽ được trang bị loại vũ khi tự điều khiển có khả năng lặn sâu dưới đáy biển, đó là ngư lôi Poseidon chạy bằng năng lượng hạt nhân và mang đầu đạn hạt nhân.

Tất cả những phương tiện này đang được phát triển như những công cụ răn đe chiến lược để đối phó với việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước ABM và các thỏa thuận hạn chế vũ khí khác.

Tên lửa siêu thanh Kinzhal và ngư lôi hạt nhân Poseidon không hề có đối thủ cạnh tranh tương tự và cũng không hề có vũ khí nào khắc chế được. Do đó, trong tương lai sẽ không có bất cứ thế lực nào có thể chặn được bước tiến của Nga ở Bắc Cực, vùng biển lạnh giá này sẽ chứng kiến sự độc bá của Nga.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Quốc phòng / Vũ khí
Tướng Nga: Kẻ thù không có vũ khí chặn được Kinzhal
(Vũ khí) - Tuyên bố được nguyên Tư lệnh Quân đoàn phòng không - không quân số 4, Trung tướng Valery Gorbenko đưa ra khi Nga trang bị tên lửa Kinzhal cho Bắc Cực.

Bộ Quốc phòng Nga về nguyên tắc đã quyết định trang bị tổ hợp siêu thanh Kinzhal cho lực lượng không quân biển của Hạm đội phương Bắc. Việc đào tạo nhân sự và cơ sở hạ tầng để bảo trì và vận hành vũ khí siêu thanh sẽ bắt đầu vào năm 2021.
Phương tiện mang phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal sẽ là tiêm kích MiG-31. Hiện tại phi đội thuộc trung đoàn không quân hỗn hợp sô 98 đóng tại Monchegorsk trên bán đảo Kola được trang bị loại máy bay này.
Trung đoàn này nằm trong biên chế Quân đoàn phòng không - không quân số 45 của Hạm đội Phương Bắc. Tổ hợp có thể được biên chế cho một đơn vị không quân mới.
Kinzhal có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 2 nghìn km. Bán kính hoạt động của nó sẽ bao gồm cụ thể là bán đảo Scandinavia, các nước Baltic và hầu hết Tuyến đường Biển Bắc.
1608030031780.png
Tiêm kích MiG-31 mang theo tên lửa siêu thanh.
Đặc biệt, tên lửa không chỉ có tốc độ siêu thanh mà còn có khả năng cơ động quỹ đạo khi bay. Các chuyên gia quân sự cho biết tính năng này khiến tên lửa trở nên khó bắn hạ hơn rất nhiều đối với các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa hiện tại và trong tương lai.

"Một sản phẩm như vậy về bất kỳ phương diện nào cũng sẽ rất hữu ích. Đây là loại vũ khí mạnh nhất, các nước khác không có loại tương tự. Các tổ hợp siêu thanh từ các sân bay của Hạm đội Phương Bắc sẽ bao quát được cả vùng lãnh thổ phía bắc và tây bắc.
Hiện nay, các hệ thống phòng không có thể đánh chặn Kinzhal đơn giản là không tồn tại. Do đó, những tên lửa này trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả", Trung tướng Valery Gorbenko nói.
Cùng với đó, chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurekin cũng khẳng định rằng, việc triển khai Kinzhal sẽ khiến Bắc Cực yên tĩnh hơn. Bắt đầu từ năm 2021, các phi công tiêm kích siêu thanh MiG-31 được triển khai ở Siberia sẽ bắt đầu học cách sử dụng tên lửa vượt siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal.
"Các phi công sử dụng máy bay đánh chặn MiG-31 của Trung đoàn Hàng không 712 sẽ tham gia các lớp huấn luyện đặc biệt vận hành Kinzhal từ cuối năm 2021", Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một thông báo.
Đến năm 2024, đơn vị này sẽ được tiếp nhận đầy đủ Kinzhal. Trung đoàn đóng quân ở khu vực có tầm tác chiến Bắc Cực, Viễn Đông và Trung Á. Mục đích huấn luyện nhằm nâng cao khả năng sử dụng Kinzhal trong các hoàn cảnh đặc biệt.
Nói về kế hoạch đưa tên lửa siêu thanh đến Bắc Cực của Nga, vị chuyên gia này cho rằng, Moscow sẽ thành lập một lực lượng chiến đấu mạnh mẽ ở vùng Krasnoyarsk Krai.
Để có thể thực hiện tăng cường khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang Nga hiện nay trong thời gian ngắn, Nga cần các cụm quân sự với phương hướng chiến lược như vậy. Chính vì vậy, khu vực triển khai MiG-31 và Kinzhal rất hợp lý.
Máy bay MiG-31 có thể nhanh chóng cơ động từ Siberia đến các hướng đông bắc, đông nam và tây bắc. Tình hình ở tất cả các hướng chiến lược này không ổn định, đặc biệt là sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, tình hình ở Trung Á nhiều khả năng xuất hiện các biến số mới.

Hiện tại, ở vùng Viễn Đông, Nga vẫn tồn tại những tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết với Nhật Bản. Tại Bắc Cực, tuyến hàng hải phương Bắc đang xuất hiện nhiều tranh chấp với các quốc gia NATO. Sự xuất hiện của Kinzhal tại Siberia sẽ làm cho các khu vực này "yên tĩnh" hơn.
Vị chuyên gia này cho biết thêm, việc triển khai tên lửa siêu thanh của Nga ở Bắc Cực chỉ nhằm mục đích thực tế. Với khả năng độc nhất của vũ khí này, chúng có thể dễ dàng răn đe tấn công hạm đội Mỹ nếu Washington quyết định bỏ qua tuyên bố của Moscow và cố gắng đưa tàu của mình vào Tuyến đường Biển Bắc.
"Đây là một tên lửa với khả năng rất độc đáo. Trong khu vực này, Mỹ với tư cách là thành viên của NATO, thậm chí không có cơ hội để ngăn chặn một quả tên lửa siêu thanh đang bay với tốc độ trên 10.000km/h.
Nếu cần thiết thì Kh-47M2 Kinzhal có thể dễ dàng loại bỏ các tàu của một nhóm tấn công hàng không mẫu hạm thậm chí là chính bản thân tàu sân bay", hơn nữa chúng sẽ làm như vậy ở bất kỳ khu vực phía Bắc nào của Nga", chuyên gia Nga nói.
Sở dĩ có tuyên bố như trên bởi ngoài vai trò tấn công mặt đất, Nga còn dự định phát triển một phiên bản chống hạm của Kh-47M2 Kinzhal với đầu dò radar chủ động nhằm tấn công những mục tiêu động trên biển.
Đến khi đó, MiG-31 Nga với tên lửa Kinzhal sở hữu đòn tấn công kép có thể khiến bất kỳ đối thủ nào cũng phải khiếp sợ.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
4 tên lửa Bulava làm náo loạn căn cứ Ramstein của Mỹ?
(Vũ khí) - Hệ thống cảnh báo tên lửa đã được kích hoạt tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức, được cho là có liên quan đến vụ thử Bulava của Nga.

Tạp chí The Drive của Mỹ cho biết, vào hôm 12/12, căn cứ không quân Ramstein của nước này đặt trên đất Đức đã phải ban bố cảnh báo quân sự về một cuộc tấn công tên lửa có thể xảy ra từ Nga. Tuy nhiên sau một thời gian, sở chỉ huy đã ra thông báo cho biết đây chỉ là một phần của cuộc tập trận.
Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự, căn cứ Ramstein của Mỹ được coi là một trong những mục tiêu chính của những đối thủ tiềm tàng của NATO ở châu Âu. Nguy cơ nhất chính là việc Nga có các tên lửa hành trình và đạn đạo đặt ở Kaliningrad và dọc theo toàn bộ rìa phía Tây của biên giới với các nước thành viên NATO.
Điện Kremlin cũng sở hữu nhiều tên lửa hành trình phóng từ biển và trên không có thể được phóng từ vùng Biển Baltic gần Đức. Tất nhiên, lực lượng tên lửa chiến lược của Liên bang Nga cũng có thể tham gia cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ Đức.

4 ten lua Bulava lam nao loan can cu Ramstein cua My?
Tàu ngầm hạt nhân Nga phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava
Cần lưu ý rằng trước đó, theo Bộ Quốc phòng Nga, Tàu ngầm hạt nhân chiến lược K-551 mang tên Vladimir Monomakh thuộc Dự án 955 lớp Borey đã lần đầu tiên khai hỏa tới 4 tên lửa đạn đạo Bulava từ dưới nước, vụ phóng được tiến hành từ Biển Okhotsk, tại thao trường Chizha ở vùng Arkhangelsk.
Giới chức quân sự Nga nói thêm rằng chuyến bay tên lửa diễn ra ở chế độ bình thường. Các đầu đạn đã đến một khu vực nhất định, điều này đã được xác nhận bởi dữ liệu kiểm soát khách quan.
Hiện tại, giới truyền thông vẫn chưa biết chắc chắn liệu vụ báo động ở căn cứ không quân Ramstein có liên quan đến loạt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Bulava được phóng ở Nga hay không.

Với sự bí mật của việc thu thập dữ liệu cảnh báo sớm về một cuộc tấn công, giới truyền thông nhiều khả năng không bao giờ biết được tình hình nghiêm trọng như thế nào. Có lẽ Quân đội Mỹ ở Đức thực sự lo sợ rằng họ sẽ bị tấn công, tờ The Drive bình luận.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nga triển khai trạm radar mới trừng phạt F-35 của Mỹ
(Vũ khí) - Nga chính thức triển khai trạm radar mới Container phát hiện tất cả các mục tiêu trên không ở phạm vi lên tới hàng nghìn km, đặc biệt là F-35.

Các trạm radar mới nhất của Nga sẽ trở thành một đối thủ khó chịu đối với Mỹ và các nước đồng minh NATO. Thông tin này được các chuyên gia Trung Quốc của tờ báo Sohu nhận định.
1608030097417.png
Trạm radar Container của Nga được triển khai ở phía nam và phía đông của nước này.
Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo rằng, các trạm radar đường chân trời mới nhất của nước này sẽ được triển khai ở phía nam và phía đông của Nga. Chúng sẽ giúp phát hiện các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới hàng nghìn km.
“Sau khi triển khai các trạm radar này, Nga có khả năng phát hiện nhiều loại mục tiêu trong phạm vi 1.500 km tính từ biên giới của mình”, các chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh.

1608030077230.png

Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:15






X
Trạm radar mới này hoạt động dựa trên nguyên lý phản xạ tín hiệu vô tuyến từ tầng điện ly của trái đất. Trạm radar mới Container có thể phát hiện bất kỳ máy bay, tên lửa hành trình và thậm chí cả phương tiện siêu thanh của đối phương.

Các chuyên gia cho rằng, việc lắp đặt và triển khai các trạm radar mới sẽ cho phép Nga giám sát hoạt động của toàn bộ lãnh thổ Đông Âu, cũng như Biển Đen, toàn bộ không phận Georgia và phần lớn không phận của Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan, nơi quân đội Mỹ đóng quân.

Nguyên nhân khiến Nga nhanh chóng triển khai các trạm radar mới này là do Mỹ đã rất nhiều lần tiến hành các cuộc khiêu khích ở biên giới Nga, đặc biệt là việc nước này đi sâu vào Biển Đen. Gần đây, Mỹ thường lấy lý do tham gia các cuộc tập trận để tiến hành khiêu khích Nga.

“Các nước NATO, dẫn đầu là Mỹ, đã nhiều lần tiến vào Biển Đen tiến hành các cuộc tập trận quân sự quốc tế với khẩu hiệu là tự do hằng hải, tuy nhiên ai cũng biết rằng những cuộc tập trận này thực chất là nhằm vào Nga”, các chuyên gia của Sohu cho biết.

Do đó, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định về sự cần thiết phải lắp đặt các trạm radar mới. Tất nhiên, trước đó Nga đã theo dõi an ninh biên giới của mình và những gì đang xảy ra ở Biển Đen, nhưng phạm vi phát hiện của radar cũ chỉ khoảng 400 đến 500 km. Giờ đây, với các trạm radar mới Nga sẽ kiểm soát phạm vi phát hiện lên tới 1.500 km.


Ngoài ra, việc Nga triển khai trạm radar mới này còn vì một mục đích khác. Thực tế là Moscow không mạnh về chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình, nhưng lại bù đắp khuyết điểm này bằng cách tạo ra các phương tiện phòng không cùng với các trạm radar tuyệt vời.

Với sự ra đời của tiêm kích F-35 và sự xuất hiện của chúng ở châu Âu, nhiệm vụ quốc phòng đối với Nga càng trở nên cấp thiết hơn. Do đó, việc triển khai các trạm radar mới cũng nhằm chống lại các máy bay quân sự của Mỹ.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Báo Mỹ nêu những lý do khiến F-35 đỉnh nhất thế giới
(Vũ khí) - Chuyên gia Mark Episkopos của National Interest vừa có bài viết chỉ ra những nguyên nhân khiến F-35 xứng đáng được coi là tiêm kích hàng đầu thế giới.

Tính năng đầu tiên giúp F-35 khẳng định sức mạnh chính là tính linh hoạt trong sử dụng nhiều loai vũ khí khác nhau.
Máy bay được thiết kế có thể chứa tới 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM cho các nhiệm vụ không đối không, hoặc hỗn hợp bốn "bom thông minh" AIM-120/GBU-31 JDAM cho các nhiệm vụ không đối đất, tất cả đều được nạp vào khoang vũ khí bên trong để giảm thiểu tiết diện radar.
Sau đó là chế độ "quái thú", cung cấp mười bốn tên lửa AIM-120 và hai tên lửa AIM-9X cho các nhiệm vụ trên không, hoặc sáu GBU-31 cùng với bốn AIM-120/9X cho các nhiệm vụ mặt đất và trên không. Như tên gọi của nó, "chế độ quái thú" hy sinh hiệu suất tàng hình để có được hỏa lực tối đa mà máy bay phản lực F-35 có thể cung cấp.
1608030138511.png
Tiêm kích F-35C.
Tính năng tương tác: Tiêm kích F-35 được trang bị hệ thống điện tử hàng không quân sự tối tân bậc nhất hiện nay nên có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin từ những hệ thống khác để tăng cường khả năng chiến đấu, điều khiển UAV trong thực hiện tác chiến theo kể máy bay mẹ con.
Tính năng tàng hình: Theo chuyên gia Mark Episkopos, người Mỹ có thêm lý do để tự hào về F-35 khi khung thân máy bay được thiết kế đặc biệt để tạo ra tiết diện radar nhỏ nhất và được phủ bên ngoài lớp vật liệu hấp thụ radar.

So với F-22, khả năng tàng hình của F-35 mạnh hơn nhiều khi máy bay thế hệ 5 này chỉ nhỏ như quả bóng gôn kim loại trên màn hình radar đối phương. Điều này giúp F-35 có thể xâm nhập sâu vào lảnh thổ đối phương tấn công mà không bị phát hiện.
Chiến tranh điện tử: Lý do tiếp theo được chuyên gia Mỹ chỉ ra khiến F-35 là chiến đấu cơ đỉnh nhất là khả năng chiến tranh điện tử. F-35 tự hào được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) của hệ thống AN/APG-81, có khả năng đối phó điện tử mạnh mẽ.
1608030121324.png

Pause
Remaining Time 11:47
XEM THÊM
Loaded: 100.00%







X
APG-81 có khả năng theo dõi nhiều mục tiêu di động ở độ cao hơn 150 km và lập bản đồ nghiêm ngặt, cũng như cung cấp các cấu hình độc đáo cho các chế độ nhiệm vụ khác nhau. Trong khi đó, hệ thống AN/ASQ-239 mang đến một bộ thu cảnh báo radar, khả năng gây nhiễu, cũng như các tính năng phản ứng nhanh và nhận thức tình huống.
Đây chỉ là hai ví dụ từ một trong những gói thiết bị điện tử hàng không tiên tiến nhất từng được lắp đặt trên máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ hiện nay.
Những phân tích của học giả Mỹ cho thấy F-35 được trang bị rất tối tân. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa chúng có thể hoạt động tốt như kỳ vọng. Theo đánh giá của chuyên gia quân sự Nga Andrei Frolov, dòng tiêm kích thế hệ 5 này của Mỹ không hề kỳ diệu như tuyên bố.
Ông Andrei Frolov đã đánh giá khá cao công nghệ và thiết bị điện tử người Mỹ trang bị cho F-35 khi gọi dòng chiến đấu cơ tàng hình này của Mỹ như chiếc iPhone so với Su-57 của Nga.
"Nhưng sự tối tân của F-35 khiến chúng dễ bị tổn thương khi đối đầu với vũ khí công nghệ cao thuộc lực lượng phòng không và Không quân Nga, đặc biệt khi phải đối đầu với tiêm kích Su-57 hoặc MiG-35 của Nga. Tình huống này có thể dễ dàng biến F-35 thành đống sắn đắt tiền", chuyên gia Nga nhận định.
Theo Andrei Frolov, tiêm kích MiG-35 được phát triển như một giải pháp bổ sung thêm khả năng bảo vệ không phận tầm gần và rẻ tiền cho Không quân Nga trong giai đoạn quá độ lên các máy bay tiêm kích thế hệ 5. "MiG-35 có một số lợi thế cho phép nó vẫn có vị trí của mình trong không quân Nga", tác giả bài báo nhận định.
Dù là máy bay chiến đấu thế hệ 4++, nhưng MiG-35 được trang bị nhiều công nghệ mới như động cơ có kiểm soát véc tơ lực đẩy, hệ thống điện tử hàng không hiện đại và sức mạnh của 8 tên lửa không đối không cho phép nó thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không.

Cũng cần lưu ý rằng, MiG-35 khắc phục được hầu hết nhược điểm của máy bay tiêm kích hạng nhẹ và hạng trung bao gồm khả năng nhận thức tình huống, trần bay hạn chế, phạm vi và tải trọng.
Radar của MiG-35 cung cấp mức độ nhận thức tình huống rất cao. Radar Zhuk-A/AE dùng công nghệ anten mạng pha cho phép phát hiện và theo dõi đến 30 mục tiêu ở cự ly tới 200km, và tầm trinh sát cực đại tới 250km. Trên máy bay còn có cảm biến hồng ngoại đa quang phổ có thể phát hiện được cả dấu hiệu động cơ máy bay tàng hình cách 20km.
"Ưu điểm của MiG-35 nằm ở khả năng kết hợp các đặc tính kỹ thuật ấn tượng với ưu điểm của máy bay chiến đấu hạng trung - chi phí vận hành và giá bán thấp, tốc độ bay cao, hạ cánh ở đường băng ngắn gần tiền tuyến và rất dễ bảo trì"
Cụ thể hơn về chi phí bảo trì - vận hành, so với máy bay F-35 và F-22 vốn đặt ra yêu cầu bảo dưỡng rất cao thì chi phí bảo dưỡng của MiG-35 thậm chí còn thấp hơn cả MiG-29. Cũng cần lưu ý rằng, F-35 có hiệu suất bay thua kém nhiều so với MiG-35. Tốc độ của "người tàng hình" hạn chế ở mức Mach 1,6, trong khi tốc độ MiG-35 có thể đặt ngang hàng với F-22 và Su-35.


Ngoài ra, MiG-35 sở hữu khả năng siêu cơ động ở cấp độ MiG-35, cho phép nó lẩn tránh các tên lửa tầm xa - thứ mà F-35 có thể tự hào. Vũ khí của MiG-35 cũng vượt xa F-35, nó có trọng tải lớn hơn nhiều so với "tiền nhiệm" MiG-29. Theo một số báo cáo, máy bay chiến đấu MiG có thể mang theo không quá 8 tên lửa không đối không hỗn hợp hoặc 10 quả tên lửa đối không tầm nhiệt tầm ngắn hạng nhẹ.
Đặc biệt, MiG-35 có thể trang bị tên lửa có tầm bắn 110-130km, trong khi tầm bắn tên lửa AIM-120 trên F-35 chỉ là 105km. Kể cả khi F-35 có AIM-120D đạt tầm bắn 180km thì MiG-35 có thể sẽ sở hữu K-77 bắn xa 193km và có hệ thống dẫn đường đặc biệt.
Ưu điểm thực sự duy nhất của F-35 là tàng hình nhưng nó không phải là chiếc áo choàng của Harry Potter giúp máy bay biến mất trên màn hình radar. Khi bị lộ diện diện, mọi thế mạnh của F-35 được Mỹ ca ngợi đều sẽ không tồn tại.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Loạt trực thăng và tên lửa mới của Nga 2020
(Vũ khí) - Năm 2020, Nga đã ra mắt các dòng vũ khí mới như: Trực thăng Mi-171Sh “Storm”, Ka-32A11BC; tên lửa phòng không Antey-4000, 9M333; rocket Hermes và tên lửa chống tăng 9M127-1.

Hãng thông tấn Nga Sputnik có bài viết tổng hợp các kết quả quân sự trong năm qua, về những phát triển mới nhất trong tổ hợp công nghiệp - quân sự Nga; đặc biệt trong đó là một số sản phẩm công nghệ hàng không và tên lửa mới.
Trực thăng chiến đấu và vận tải Mi-171Sh “Storm”
Tại Diễn đàn Army-2020 (Army-2020), nhà máy Ulan-Ude thuộc công ty “Trực thăng Nga” (phía Đông Siberia) giới thiệu trực thăng chiến đấu và vận tải Mi-171Sh “Storm” trong phiên bản hoàn chỉnh, trên cơ sở “thử nghiệm thực chiến” trên bầu trời Syria. Máy bay có hai phiên bản sử dụng cho lực lượng quân sự Nga và cả xuất khẩu.
Mục đích chính của trực thăng là các hoạt động đặc biệt trên núi cao, ở những vùng khí hậu nóng nực, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, trong bất kỳ thời tiết nào.
“Storm” khác biệt đáng kể so với các máy bay đời trước trong họ Mi-8/17. Cánh quạt chính mới có hình dạng khí động học, được làm bằng vật liệu tổng hợp. Cánh quạt đuôi hình chữ X. Các cánh quạt mới và động cơ VK-2500-03 hiện đại hóa cho phép tăng tốc lên 250-280 km/h, trở nên cơ động hơn rất nhiều.
Có hai lựa chọn buồng lái phi công: Analog (tương tự) kết hợp digital (kỹ thuật số) và hoàn toàn kỹ thuật số, cũng như một trạm quan sát - theo dõi quang điện tử mới OPS-24 (nhưng có thể đặt hàng thiết bị GUES-321 đời cũ, nhưng vẫn không hề lỗi thời) và hệ thống thống nhất giám sát trạng thái của tất cả các đơn vị máy móc và điều khiển vũ khí.
Phi hành đoàn giờ đây có thể phân chia nhiệm vụ như trên máy bay tấn công, một phi công lái máy bay, người kia điều khiển vũ khí.
Trực thăng “Storm” chính thức là một “tổ hợp vận tải - tấn công”, có khả năng yểm trợ hỏa lực mạnh mẽ cho lực lượng mặt đất.

1608030628416.png
Trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-171Sh “Storm” nâng cấp có tính năng vượt trội
Trên giá đỡ hai bên có gắn hai khẩu súng máy 12,7 mm “Kord-T” điều khiển từ xa, treo hai quả bom 250 kg, hai pod phóng rocket không điều khiển S-8 (mỗi pod 20 quả rocket), một thùng chứa pháo nòng đôi 23 mm và 4 tên lửa chống tăng “Ataka”.


Khong chỉ tấn công mạnh mẽ, “Storm” cũng có khả năng tự bảo vệ rất tốt. Ông Kirill Boronkov, đại diện của nhà sản xuất nói với giới truyền thông rằng, trực thăng nhận được hệ thống bảo vệ mới “President-S”, cung cấp khả năng tự bảo vệ hiệu quả hơn nhiều trước tên lửa dẫn đường hay không điều khiển.
Ngoài ra, các tấm giáp bảo vệ mới cũng được sử dụng, có trọng lượng nhẹ hơn, nhưng khả năng bảo vệ khỏi mảnh đạn và đạn không kém những tấm giáp thế hệ trước.
Phạm vi nhưng sửa đổi được thực hiện trên trực thăng Storm rất lớn, và làm cho máy bay trở nên khác biệt về chức năng.
Theo các chuyên gia, việc hiện đại hóa phi đội Mi-8/Mi-17 hiện tại lên cấp độ này sẽ rất tốn kém và không mang lại lợi nhuận kinh tế cho khách hàng, đặt mua những chiếc “Storm” mới từ nhà máy và đào tạo lại phi công (rất dễ) sẽ rẻ hơn nhiều so với nâng cấp những chiếc máy bay cũ.
1608030177442.png

Play
Remaining Time 11:48
XEM THÊM
Loaded: 100.00%





Play






Skip Ad

X
Hơn nữa, khách hàng có thể nhận những trực thăng sản xuất hàng loạt loại này ngay vào năm 2023.

“Máy bay cứu hộ” phiên bản mới Ka-32A11BC

Tại triển lãm HeliRussia-2020, nhà máy Kumertau của Công ty “Trực thăng Nga” (Cộng hòa Bashkortostan) giới thiệu một chiếc trực thăng không thể gọi là “quân sự”, nhưng cũng không hẳn là “thương mại” - vì nó sử dụng các bộ phận lưỡng dụng. Đó là trực thăng chữa cháy và cứu nạn hoạt động trong mọi thời tiết Ka-32A11BC.


1608030652605.png
Trực thăng Ka-32A11VS tại Triển lãm trực thăng quốc tế HeliRussia-2020
Các nhà sản xuất máy bay Nga tiếp tục cải tiến loại máy bay này để đáp ứng nhu cầu của cả khách hàng trong và ngoài nước. Nhà thiết kế chính của lớp Ka-32, Shamil Suleimanov, nói với giới truyền thông rằng, một chương trình hiện đại hóa sâu mẫu máy bay này lên cấp độ Ka-32A11M đang được thực hiện.


Thứ nhất là: Sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống điện tử hàng không, một buồng lái “kỹ thuật số” hoàn chỉnh với kính nhìn đêm cho phi công, hệ thống quang điện tử trong thiết bị tìm kiếm và cứu nạn.

Thứ hai là: Lắp đặt động cơ mới. Với chúng, khả năng chuyên chở của trực thăng trong điều kiện khí hậu nóng bức sẽ tăng thêm 1,6 tấn, có thể hoạt động đáng tin cậy ở vùng núi cao trên 5000m, biến Ka-32A11M trở thành một phương tiện gần như lý tưởng cho các điều kiện ở Nam và Đông Nam Á.

Thứ ba là: Lắp đặt hệ thống chữa cháy SP-32 mới, có thể dập lửa theo cả chiều dọc và chiều ngang (sử dụng vòi rồng) và hiệu quả gấp đôi so với trước đây. Hãng đang đàm phán về việc cung cấp trực thăng Ka-32 cho các nước Đông Nam Á, với hệ thống chữa cháy mới.

Chiếc máy bay dòng Ka-32 hiện đại hóa cũng sẽ bao gồm một phiên bản tìm kiếm và cứu nạn đặt trên boong các tàu tìm kiếm, cứu hộ.

Trực thăng có thể thực hiện các hoạt động ở bất kỳ khu vực nào trên đại dương, không có cột mốc, không có liên lạc với bờ biển, cách tàu mẹ 200 km.

Hệ thống phòng không “Antey”, “Hermes” độ chính xác cao và các loại khác

Tại Diễn đàn “Quân đội-2020”, Công ty “Thiết bị Phòng không - Vũ trụ Almaz-Antey” đã giới thiệu hệ thống tên lửa phòng không “Antey-4000” - tên gọi của phiên bản xuất khẩu (dành cho lục quân) của S-300V4 mẫu năm 2016. Được đặt trên khung gầm bánh xích đặc biệt, “Antey-4000” có thể được sử dụng để phòng không cho cả mặt trận hay các công trình riêng lẻ.



Loat truc thang va ten lua moi cua Nga 2020
Hệ thống tên lửa phòng không Antey-4000 tại Diễn đàn Army-2020
“Antey” có hai bệ phóng, với bốn hay hai ống phóng, vì loại đạn tiêu chuẩn của tổ hợp là khác nhau.


Khả năng của “Antey-4000” tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo được mở rộng đáng kể. Đầu đạn tên lửa tác chiến - chiến thuật, bay với tốc độ 16.200 - 17.280 km/h, độ cao 25-27 km và ở khoảng cách dưới 45 km.

Các đặc tính kỹ thuật này khiến “Antey-4000” trở nên độc nhất vô nhị trong số các hệ thống phòng không tầm xa.

Trong số những sản phẩm mới khác của công nghệ tên lửa năm 2020 có tổ hợp tên lửa “Hermes” do Cục Thiết kế Kỹ thuật Dụng cụ Tula phát triển và cũng được giới thiệu trước công chúng tại Diễn đàn “Army-2020”.

Cơ sở của nó là tên lửa có độ chính xác cao với tầm phóng lên tới 100 km, “làm việc” theo nguyên tắc “bắn và quên”, thiết kế để thay thế các tên lửa chống tăng “Attack” và “Vikhr” đang trong biên chế.

“Hermes” có thể được lắp đặt trên máy bay, tàu chiến hay đặt trên đất liền. Tổ hợp mới sẽ có thể bắn loạt cùng lúc sáu quả tên lửa (nhưng mỗi tên lửa sẽ bay đến mục tiêu cụ thể, được chỉ định từ bộ dẫn đường laser), hoặc từng quả riêng biệt.

Một loại đạn chính xác cao khác của Nga được giới thiệu trong năm qua là loại đầu đạn có điều khiển (chính xác hơn là đã được hiệu chỉnh) dành cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) đa năng Tornado-S 300mm.



Theo dữ liệu từ các nguồn mở, phạm vi đạn đạt 120 km, kết nối liên tục với hệ thống GLONASS, do đó bắn trúng mục tiêu chính xác hơn 15-20 lần so với tên lửa 300mm không dẫn đường.


Loat truc thang va ten lua moi cua Nga 2020
Tổ hợp tên lửa phòng không Strela-10 tại cuộc duyệt binh ở thành phố Novorossisk nhân kỷ niệm 73 năm Chiến thắng phát xít Đức
Còn công ty Kalashnikov, thường được biết đến như nhà sản xuất vũ khí cỡ nhỏ hàng đầu, vào năm 2020, cũng giới thiệu hai phát triển trong lĩnh vực vũ khí tên lửa cùng một lúc - tên lửa phòng không 9M333 và tên lửa chống tăng 9M127-1.


9M333 là loại đạn mới cho tên lửa phòng không thế hệ cũ “Strela-10”, nhưng vẫn còn phù hợp và rất nguy hiểm đối với các mục tiêu trên không bay thấp.

Tên lửa của “Kalashnikov” có một đầu đạn tăng cường (thành phần nổ mới công suất mạnh), dài hơn một chút so với tiêu chuẩn, nhưng có thể được sử dụng trên mọi phiên bản “Strela-10” cổ lỗ.

Thứ hai là tổ hợp chống tăng “Vikhr-M”, được trang bị trên trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-52, cũng như máy bay cường kích Su-25.

Nó được trang bị hệ thống dẫn đường bằng laser công suất bức xạ thấp, có thể phóng từ độ cao 4 km, bay với tốc độ 2200 km/h. Phạm vi phóng ban đầu là 8 km, nhưng hiện nay đã được các nhà thiết kế đưa lên 10km.

Ngoài tiêu diệt tăng thiết giáp và các mục tiêu mặt đất, tên lửa 9M127-1 cũng có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu trên không tốc độ thấp khi được phóng từ máy bay trực thăng.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ lộ trang bị của tàu đổ bộ nhỏ đối phó Nga
(Vũ khí) - Theo USNI News, để tăng khả năng đối phó với Nga trên Baltic và Trung Quốc, Mỹ đã công bố kế hoạch đóng mới đội tàu đổ bộ hạng nhẹ (LAW).

Kế hoạch được đưa ra nhằm tìm cách thay đổi cách đổ bộ có từ thời Chiến tranh Lạnh của họ. Thủy quân lục chiến đã phê duyệt các yêu cầu cơ bản đối với tàu đổ LAW và đang xem xét một lớp tàu đổ bộ nhỏ hơn.
LAW sẽ là một trong những thay đổi lớn nhất đối với lực lượng đổ bộ trong nhiều thập kỷ qua. Thủy quân lục chiến thường triển khai các đơn vị viễn chinh mạnh trên một nhóm sẵn sàng đổ bộ gồm 3 tàu, còn gọi là ARG/MEU.
1608030800765.png
Tàu đổ bộ Mỹ.
Ngược lại, các tàu LAW sẽ nằm ngoài cấu trúc ARG/MEU. Những tàu đổ bộ LAW sẽ được triển khai ở những địa điểm mà Thủy quân lục chiến Mỹ cần di chuyển từ bờ sang bờ hoặc từ tàu cỡ lớn đổ bộ vào bờ.
Theo Trung tướng Eric Smith, Phó chỉ huy phát triển và hội nhập chiến đấu của Thủy quân lục chiến, LAW là phiên bản nhỏ hơn của tàu đổ bộ truyền thống nhưng có khả năng ngụy trang rất cao, hiệu quả và chi phí thấp.

Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết thêm rằng, Thủy quân lục chiến sẽ mua khoảng 20-30 tàu đổ độ LAW trong giai đoạn từ năm 2023 - 2026. Các tàu sẽ có chiều dài từ 61 đến 122 m với mớn nước chỉ 3,6 m, cho phép hoạt động ở các vùng biển nông và dễ dàng hòa lẫn với các tàu thương mại.
Được thiết kế với những hệ thống điện tử tối tân nên khả năng tự động hóa của tàu rất cao. Tàu có thể mang theo 75 thủy quân lục chiến và có không gian 742m2 để chứa vật tư thiết bị chiến đấu.
Tàu đổ bộ LAW có thể di chuyển với tốc độ 14 hải lý/h, phạm vi hoạt động 3.500 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu. Các tàu LAW nhiều khả năng được thiết kế dựa trên tàu thương mại với thời gian phục vụ khoảng 10 năm.
Nó sẽ được trang bị hệ thống liên lạc đơn giản và chỉ lắp 1 pháo 25mm hoặc 30 mm để tự vệ. Những chiếc tàu này sẽ có một đoạn đường dốc để triển khai binh lính và thiết bị chiến đấu lên bờ, tương tự các tàu đổ bộ xe tăng truyền thống.
CRS ước tính chi phí mỗi tàu khoảng dưới 100 triệu USD. Cùng với chương trình LAW, Mỹ bắt đầu được trang bị tàu đổ bộ đệm khí mới có tốc độ cực nhanh có thể tránh né các đợt tấn công của đối phương.
Thông báo của Hải quân Mỹ hồi tháng 9/2020 cho biết, hai tàu đổ bộ đệm khí mới nhất mang số hiệu LCAC-100 và LCAC-101 được hộ tống bởi tàu nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá đã về tới căn cứ.
Tàu đổ bộ LCAC-100 và LCAC-101 sẽ thay thế LCAC cũ để cung cấp cho Hải quân Mỹ và đội viễn chinh của Lực lượng Thủy quân Lục chiến một phương tiện có khả năng và tốc độ cao đáng tin cậy hơn để đưa binh sĩ cùng thiết bị của họ từ tàu vào bờ.

LCAC-100 và LCAC-101 thực tế là sản phẩm của chương trình phát triển tàu đệm khí mới SSC nhằm thay thế những tàu độ bộ đệm khí LCAC phiên bản tiêu chuẩn được trang bị cho Hải quân Mỹ từ hơn 30 năm nay.
Dù có thiết kế tương tự LCAC, nhưng tàu SSC sẽ có một số những cải tiến rõ rệt cho phép tàu có tốc độ cao hơn, tầm hoạt động rộng hơn, tải trọng lớn hơn, đồng thời được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số và một loại động cơ mới.
"Tàu đệm khí mới SSC sẽ có tải trọng lớn hơn, do đó có thể chở theo xe tăng hạng nặng M1A1 để tham chiến", một đại diện của Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết.
Loạt tàu SSC được cho là có thể chở khối lượng hàng tối đa là 74 tấn, trong khi tàu LCAC chỉ có thể chở 60 tấn và có tầm hoạt động ngắn hơn.
Một khi những chương trình này hoàn thành, Mỹ sẽ sở hữu đội tàu độ bộ được đánh giá hàng đầu thế giới - những chiếc tàu có thể hoạt động được trên rất nhiều địa hình khác nhau.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Su-57 lộ thiết kế mới giúp tăng khả năng tàng hình
(Vũ khí) - Kênh truyền hình 1 của Nga vừa công bố một số hình ảnh về thiết kế mới gây bất ngờ trên tiêm kích tàng hình Su-57.

Trung tâm thử nghiệm bay nhà nước VP Chkalov ở Akhtubinsk (Nga), trung tâm thử nghiệm lớn nhất của Lực lượng hàng không vũ trụ Nga, đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập. Nhân dịp này, Kênh truyền hình 1 của Nga đã được phép đến thăm sân bay và giới thiệu các hoạt động của nó.
1608033479904.png
Cửa hút gió mới trên Su-57.

Hình ảnh được coi là trọng tâm trong phóng sự của truyền hình Nga là chiếc tiêm kích Sukhoi Su-57 (mang tên mã Felon theo cách gọi của NATO), cho thấy một số chi tiết về cửa hút khí lạ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Khi phi công thử nghiệm khởi động động cơ, các phần mở rộng cạnh đầu của cánh (hoạt động như các cánh đảo gió) khi chúng tự nâng lên, để lại hình ảnh rõ ràng về bên trái động cơ hút gió.

Được biết, Su-57 sử dụng cửa hút khí dạng ống S không che toàn bộ mặt động cơ, như đã làm cho F-22 Raptor và F-35 Lightning II, khiến nó bị phản xạ tín hiệu radar.
Tuy nhiên, vấn đề được cho là đã được giảm thiểu bởi một bộ chặn radar, tuy nhiên, nó chưa bao giờ được nhìn thấy trên các nguyên mẫu trước đó mà bây giờ mới lộ diện.
Cùng với sự thay đổi về cửa hút gió, điều thú vị là hình ảnh còn cho thấy rõ ràng hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại 101KS-V (IRST) của Su-57 được lắp đặt ở mũi. Cũng có thể nhìn thấy đầu tiếp nhiên liệu trên không và nắp chụp radar kiểu mới.
Ngoài ra còn dễ dàng nhận thấy các cửa hút gió không đối xứng đã được sửa đổi xuất hiện trên chiếc chiến đấu cơ tàng hình này. Ít nhất một máy bay từ phi đội thử nghiệm ban đầu gồm 11 chiếc đã thực hiện cải tiến nói trên.
"Tại Komsomolsk-on-Amur, năng lực sản xuất đã được nâng cấp và trang bị lại, điều này cho phép chúng tôi hoàn thành kế hoạch mua sắm quốc phòng thành công và đúng tiến độ.

Theo hợp đồng, chúng tôi đang có kế hoạch giao 76 chiếc Su-57 cho Bộ Quốc phòng vào năm 2028", Giám đốc điều hành Sukhoi, ông Ilya Tarasenko cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga trước đó cho biết họ đã ký hợp đồng mua 76 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57. Theo số liệu chính thức, kế hoạch chuyển giao tất cả các tiêm kích tàng hình sẽ hoàn thành vào năm 2028.
Felon cất cánh lần đầu tiên vào ngày 29 tháng 1 năm 2010. So với gia đình Su-27, Su-57 kết hợp các chức năng của cường kích và tiêm kích trong khi sử dụng vật liệu composite và cải tiến công nghệ cũng như cấu hình khí động học, đảm bảo mức độ bộc lộ thấp của tín hiệu radar và tia hồng ngoại.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ công nhận động cơ của TU-160M là đỉnh nhất
(Vũ khí) - Chỉ có hai công ty được xếp hạng thành tích của năm trong mảng quân sự là Kuznetsov và General Electric

1608033581886.png
1608033591454.png
Trong ảnh: Máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160M đã được hiện đại hóa (Ảnh: Marina Lystseva / TASS)
Động cơ dùng cho máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160M của Nga được tạp chí chuyên ngành Aviation Week & Space Technology Mỹ vinh danh là sự kiện của năm trong bảng xếp hạng các động cơ máy bay.
Nguyên mẫu đầu tiên của máy bay mang tên lửa được hiện đại hóa đã thực hiện chuyến bay đầu tiên với động cơ mới nhất NK-32-02 vào ngày 3/11/2020. Nó cũng là phiên bản hiện đại hóa của động cơ Kuznetsovsky NK-32, được phát triển vào thế kỷ trước và được lắp đặt trên "Thiên nga trắng"- tên gọi không chính thức của Tu-160.
Tạp chí Aviation Week & Space Technology cho rằng các nhà thiết kế động cơ của Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Samara mang tên N. Đ. Kuznetsov đã đạt được một bước tiến lớn liên quan đến việc sửa đổi cơ bản.
Máy nén và cánh tuabin đã được thiết kế lại và cải thiện khả năng làm mát, dẫn đến hiệu quả sử dụng nhiên liệu tăng lên rõ rệt. Nhờ đó, một chiếc máy bay có cùng mức dự trữ nhiên liệu có thể bay thêm ít nhất là 1.000 km.
Động cơ phản lực NK-32 cho máy bay siêu thanh tầm xa Tu-160 bắt đầu được phát triển tại Nhà máy động cơ Kuibyshev vào năm 1977 dưới sự lãnh đạo của Nikolai Dmitrievich Kuznetsov. Sau đó, nó cũng được sử dụng trên máy bay chở khách siêu thanh Tu-144.
Năm 1983, Liên Xô bắt đầu sản xuất hàng loạt động cơ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới về lực đẩy này cho máy bay chiến đấu. Với việc đổi mới sản xuất, NK-32-02 đã giành lại vị trí đầu tiên.
Cho đến năm 1993, khi ngừng sản xuất, xí nghiệp Kuibyshev, lúc đó được gọi là Xí nghiệp Sản xuất và Khoa học "Trud" Samara, đã sản xuất 250 động cơ, trang bị cho 35 máy bay Tu-160 và 16 Tu-144 loại bốn động cơ.

Những động cơ còn lại được dùng để sửa chữa máy bay. Nguồn cung này vẫn đủ dùng cho đến tận ngày nay. Đó là điều hoàn toàn tự nhiên, vì chỉ còn sót lại có 16 chiếc Tu-160 và không còn một chiếc Tu-144 nào "sống sót".
Việc đổi mới sản xuất NK-32 cần phải tiến hành liên quan đến các dự án hiện đại hóa máy bay mang tên lửa lên cấp độ Tu-160M, cũng như việc phát triển và chế tạo máy bay mới với chất lượng chiến đấu được nâng cao đáng kể như Tu-160M2.
NK-32−02 vẫn giữ nguyên các đặc tính công suất của loại động cơ trước đó. Nó tạo ra một lực đẩy 18 tấn lực, ở giai đoạn đốt sau nó đạt 25 tấn lực.
1608033546449.png

Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Không có động cơ nào được sử dụng trong hàng không quân sự có các chỉ số như vậy. Điều này đã được công nhận vào tháng 11 bởi ấn phẩm The Drive của Mỹ, chuyên xếp hạng các động cơ máy bay tấn công.

Động cơ tuốc bin phản lực ba trục hai côngtua NK-32-02 là một cấu trúc kỹ thuật phức tạp với kích thước ấn tượng. Chiều dài của nó đạt 745 cm, đường kính - 197 cm, trọng lượng – 3.650 kg.

Kế hoạch tái thiết sản xuất, được công bố vào năm 2016, về cơ bản nghĩa là xây dựng lại động cơ từ đầu.

Khi chế tạo NK-32-02, các thành tựu kỹ thuật mới nhất đã được sử dụng. Nhờ đó, có thể tăng đáng kể các đặc tính vận hành - độ tin cậy và tính kinh tế của hoạt động.

Hệ thống quản lý động cơ điện tử và hệ thống đánh lửa plasma đã được áp dụng đầy đủ. Mức tiêu hao nhiên liệu giảm khoảng 10%. Theo đó, phạm vi bay trong một lần đổ xăng đã tăng lên khoảng 1.200 km.

Động cơ được sản xuất hàng loạt vào mùa hè năm ngoái. Đồng thời, theo hợp đồng đầu tiên, 4 động cơ đã được chuyển giao cho nhà máy sản xuất máy bay Kazan. Đây là những động cơ đã được lắp đặt trên chiếc Tu-160M đầu tiên thực hiện chuyến bay lịch sử vào ngày 3/11/2020.

Ngoài ra còn có một hợp đồng khác được ký vào năm 2018, theo đó công ty Kuznetsov phải chuyển giao 22 động cơ trong một vài năm tới.

Nghĩa là, ngoài hoàn thành thêm 5 máy bay, vẫn còn 2 động cơ nữa dự trữ trong kho. Điều này rõ ràng là chưa đủ, vì Bộ Quốc phòng đã có những kế hoạch lớn liên quan đến việc đổi mới đội máy bay tầm xa của Không quân Nga.

Cần phải lắp động cơ mới trên 15 chiếc Tu-160 còn lại, những động cơ này sẽ được đưa vào sửa đổi Tu-160M. Ngoài ra, 50 máy bay mang tên lửa Tu-160M2 được hiện đại hóa sâu sẽ được đóng ở Kazan. Tổng số là 260 động cơ. Điều này còn hơn cả những gì được xây dựng từ thời Liên Xô vì các nhà máy hoạt động với năng suất cao.

Tuy nhiên, đây không phải là tất cả. Trong nhiều năm, công ty "Tupolev" đã nói về sự phát triển của Tổ hợp Không quân tầm xa. Việc này gần kết thúc nhưng đây là một phát triển rất bí mật, chỉ được nghe nói trong những câu chuyện truyền miệng về một máy bay cận âm tuyệt vời trong tương lai.


Cũng có tin đồn rằng động cơ và hệ thống điện tử hàng không của Tổ hợp Không quân tầm xa sẽ là động cơ của Tu-160M2. Tức là công ty Kuznetsov có thể phải sản xuất nhiều động cơ NK-32−02 hơn nữa. Và đây phải là một kế hoạch sản xuất có quy mô rất lớn.

Khả năng chiến đấu của Tu-160M sẽ tăng lên đáng kể không chỉ do sử dụng động cơ mới hiệu quả hơn. Tổ hợp điện tử hàng không sẽ được cập nhật một phần. Đặc biệt, một hệ thống điều khiển vũ khí mới sẽ xuất hiện để các cuộc tấn công chính xác hơn nhằm vào các mục tiêu mặt đất.

Nó sẽ cho phép sử dụng loại bom rơi tự do hiệu quả như vũ khí chính xác. Có lẽ thiết bị định vị sẽ được tăng cường. Và hoàn toàn chắc chắn rằng sẽ có một tổ hợp phòng thủ mới.

Theo các nhà phát triển từ công ty "Công nghệ vô tuyến điện tử", máy bay mang tên lửa sẽ được bảo vệ, tránh các cuộc tấn công trên không và mặt đất bằng vũ khí tên lửa.

Tu-160M2 sẽ là một máy bay hoàn toàn khác do được cập nhật hoàn chỉnh các hệ thống điện tử hàng không của nó. Hiệu quả chiến đấu của nó so với "Thiên nga trắng" sẽ tăng gấp 2-2,5 lần.

Trong số 10 thành tựu được ấn phẩm của Mỹ ghi nhận, chỉ có hai thành tựu liên quan đến lĩnh vực quân sự. Ngoài NK-32-02 còn có động cơ turboshaft General Electric cho trực thăng CH-47 Chinook với công suất 7.500 mã lực cũng được cung cấp, thay thế cho động cơ cũ, có công suất 5.000 mã lực.



Trong ngành hàng không dân dụng, đã có một số phát triển mang tính cách mạng về động cơ điện sạch sử dụng pin, hay là các thành phần nhiên liệu hydro hoặc động cơ hybrid.

Nhưng tất cả điều này hoặc đang ở mức độ nghiên cứu, hoặc ở dạng mô hình hóa, hoặc các nguyên mẫu đang được thử nghiệm trên mặt đất. Chỉ có công ty Pipistrel nhận được chứng chỉ vận hành máy bay huấn luyện chạy điện hai chỗ ngồi.

Thành tựu của ngành hàng không bao gồm việc đạt được chứng chỉ động cơ GE 9X cho Boeing 777X. Đây là động cơ lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới với lực đẩy lên tới 60 tấn, nặng 10 tấn, có đường kính 4 mét. Nhiệt độ làm việc trong buồng đốt là 2.400 độ.

Còn hai thành tựu nữa được thể hiện không phải trong lĩnh vực kim loại và composite, mà là trong các tìm kiếm khái niệm. Airbus bắt đầu nghiên cứu để tạo ra một lớp lót không phát thải bằng việc sử dụng động cơ hydro.

Công ty Rolls-Royce đã được lựa chọn để tạo ra một động cơ có thể tăng tốc máy bay dân dụng trong tương lai lên tốc độ 3 M. Có thể nói rằng trong ngành hàng không quân sự chưa từng có tốc độ nào như vậy.

Trước đây, có một động cơ tên gọi là "Valkyrie" nhưng chương trình phát triển nó đã phải bị bỏ dở do chi phí vận hành cao khủng khiếp. Vì vậy, chắc chỉ có các tỷ phú mới bay trên máy bay siêu thanh.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tổng hợp những lần thử tên lửa thành công gần đây của Triều Tiên, lá bài răn đe đã hoàn thiện

theo thứ tự MRBM, ICBM, SLBM, SRBM


1608123730911.png
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Sức mạnh đáng nể xe tăng hạng nặng T-10 của Liên Xô
(Vũ khí) - T-10 là xe tăng hạng nặng tiên tiến nhất và cuối cùng thuộc giai đoạn sau thế chiến II, đã phục vụ Quân đội Liên Xô và Nga trong gần 40 năm.
Khái niệm về xe tăng hạng nặng (ban đầu gọi là IS-5) được trình bày bởi nhà thiết kế Joseph Kotin vào năm 1944. Tuy nhiên giới chức quân sự Liên Xô đã nghiêng về các mẫu khác là IS-6 và IS-7.

Nhưng sau một vài năm, Quân đội Liên Xô quay trở lại thiết kế của Kotin, vào cuối những năm 1940, quá trình hoàn thiện bắt đầu diễn ra với tên gọi IS-8. Ngày 15/12/1953, tên gọi T-10 đã được Bộ Quốc phòng Liên Xô chấp nhận.

Ban đầu, ý tưởng là phát triển từ các mẫu IS-3 và IS-4 nhằm nâng cao độ tin cậy và tăng cường khả năng bảo vệ của vỏ giáp, cũng như mức độ việt dã và cơ động. Việc chế tạo vỏ giáp cho xe tăng được thực hiện theo nguyên tắc dốc hợp lý của các tấm giáp, mức độ bảo vệ tăng lên do vị trí của đạn nghiêng một góc so với đường bay ước tính.


1608261193860.png

Video Player is loading.
Pause
Remaining Time -:-

Loaded: 0%




X
Phần phía trước của thân xe được chế tạo theo sơ đồ "mũi cọc", các đường viền của tháp pháo được tối ưu hóa cho điều kiện lan truyền sóng xung kích nhằm chống lại vụ nổ bom nguyên tử.

Vũ khí chính của xe tăng hạng nặng T-10 là pháo 122 mm D-25TA. Cơ cấu hỗ trợ nạp đạn giúp tăng tốc độ bắn lên 3 hoặc 4 viên mỗi phút, trong khi ở các xe tăng dòng IS trước đây, con số là 2 hoặc 3 viên.

1608261213195.png
Xe tăng hạng nặng T-10 của Quân đội Liên Xô
Xe tăng hạng nặng T-10 cho thấy nó có tiềm năng hiện đại hóa rất lớn, do đó một số mẫu đã được cải tiến trong quá trình chế tạo hàng loạt từ năm 1954 đến năm 1966.

Phiên bản T-10A nhận được khẩu pháo với bộ ổn định theo chiều dọc, thiết bị ngắm mới và kính nhìn đêm. Trong khi T-10B là sự phát triển xa hơn, được phân biệt bởi bộ ổn định hai mặt phẳng và kính ngắm tiên tiến hơn.

T-10BK là biến thể xe tăng chỉ huy, phiên bản này lắp đặt thêm một đài phát thanh và động cơ điện phụ trợ, khoảng không gian cho khí tài có được bằng cách cắt giảm số lượng đạn mang theo.


Thay đổi lớn nhất là ở biến thể T-10M. Xe tăng nhận được khẩu pháo M-62-T2 mới với và thiết bị ổn định hai mặt phẳng 2E12 Liven. Ngoài ra thay vì khẩu DShK 12,7 mm, súng máy KPVT 14,5 mm đã được lắp đặt. Giáp tháp pháo gia cố thêm 250 mm ở phía trước. Tất cả thành viên kíp lái, ngoại trừ lính nạp đạn đều có kính nhìn đêm.

Tổng cộng hơn 1.500 xe tăng T-10 đã được sản xuất. Theo một số chuyên gia quân sự, phương tiện chiến đấu này có thể duy trì sức cạnh tranh cho đến cuối những năm 1980, với điều kiện phải trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới và bổ sung giáp phản ứng nổ. Chiếc T-10 cuối cùng đã ngừng hoạt động vào năm 1993.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nga luyện đòn đánh Zircon, tương lai nào cho Kalibr?
(Bình luận quân sự) - Trong thời gian qua, Nga liên tiếp thử nghiệm tên lửa siêu thanh Zircon trên các chiến hạm, còn tuyệt nhiên không có bất cứ tin tức gì về Kalibr.
Hải quân Nga liên tiếp thao luyện với Zircon

Theo giới truyền thông Nga, hải quân nước này sẽ huấn luyện tàu ngầm hướng dẫn tên lửa chống hạm siêu thanh 3M22 Zircon (định danh NATO là SS-N-33) trên các tàu nổi tấn công vào kẻ địch.

Theo đó, Bộ Quốc phòng Nga dự định tiến hành một loạt cuộc tập trận hải quân, trong đó các tàu ngầm hạt nhân tấn công đa năng thuộc Đề án 885 Yasen sẽ hướng dẫn các khinh hạm thuộc Đồ án 22350 “Đô đốc Gorshkov” nhắm tên lửa siêu thanh Zircon vào mục tiêu.

Các nguồn tin trong bộ chỉ huy quân sự nói với tờ Izvestia rằng, các cuộc diễn tập nhằm hoàn thiện khả năng phối kết hợp giữa các tàu mặt nước và tàu ngầm của Hải quân Nga sẽ diễn ra vào năm tới và sẽ được thực hiện theo chương trình huấn luyện chiến đấu của Hạm đội Phương Bắc.

Trong quá trình diễn tập, các tàu ngầm hạt nhân sẽ phát hiện kẻ địch giả định và phát mệnh lệnh cho các khinh hạm hướng tên lửa Zircon nhằm vào mục tiêu đó để phóng tên lửa.

Theo ý kiến của cựu sĩ quan chỉ huy tàu ngầm là Thuyền trưởng hạng Nhất Igor Kurdin, tàu ngầm hạt nhân sau khi truyền dữ liệu tới các khinh hạm, vẫn hoàn toàn ẩn mình trước kẻ thù. Do đó, sau khi tấn công, thủy thủ đoàn của tàu ngầm có thể kiểm tra xem mục tiêu đã bị bắn trúng chưa, và nếu cần thì sẽ tấn công lại một lần nữa bằng chính vũ khí của mình.

1608261254550.png

Loaded: 0%



Play


Advertisement: 0:25






X
Nhờ tầm hoạt động xa của tên lửa Zircon và khả năng chạy êm của các tàu ngầm thuộc Đề án 855 Yasen, các thủy thủ Nga khi đánh chìm tàu địch cũng không khiến mình gặp nguy hiểm.

1608261289079.png
Hải quân Nga sẽ kết hợp tên lửa chống hạm siêu thanh 3M22 Zircon và tên lửa hành trình đối đất 3M14 để tạo nên sức mạnh hoàn hảo hơn so với bộ đôi 3M54 và 3M14 của hệ thống Kalibr?
Còn trong trường hợp xấu nhất là các tàu ngầm bị phát hiện, các khinh hạm của Nga sẽ che chắn cho tàu ngầm bằng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa.

Các chuyên gia nhận định, việc phối hợp hoạt động theo nhóm như vậy sẽ khiến kẻ thù bất ngờ, tiêu diệt tàu địch ngay trước mắt chúng.

Với những thông tin mới nhất này, trong hai năm qua, Nga đã liên tiếp tiến hành phóng thử và thao luyện khả năng tấn công trên biển của tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon, với tất cả phiên bản tàu nổi và tàu ngầm, trong khi không hề có cuộc thao luyện hoặc thậm chí là phóng kiểm tra đối với Kalibr. Điều này có ý nghĩa gì?

Nga sẽ tập trung cho xuất khẩu Kalibr?

Kalibr có đầy đủ các các biến thể dành cho Lục quân (Kalibr-M) và Không quân (Kalibr-A), nhưng các tên lửa này được trang bị phổ biến nhất trong Hải quân Nga. Chúng được sản xuất để trang bị trên các tàu ngầm (phiên bản Kalibr-PL) và tàu nổi (Kalibr-NK).

Trong hệ thống tên lửa Kalibr, phiên bản đối hạm chuyên dụng cho tàu ngầm được định danh là 3M-54, còn phiên bản tấn công mặt đất là 3M-14; phiên bản sử dụng trên tàu mặt nước thêm chữ T đằng sau.

Tên lửa 3M-14/3M-14T, theo định danh của Bộ Quốc phòng Nga (DOD) là SS-N-30A. Đây là một biến thể tấn công mặt đất dẫn đường quán tính triển khai cho các tàu ngầm và tàu nổi của Nga, có tầm phóng và tính năng ngang ngửa với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.

1608261277535.png
Tương lai của Kalibr sẽ là phiên bản xuất khẩu Club với tên lửa 4M54E và 3M-14E?
Tên lửa 3M-54/3M-54T, theo định danh của Bộ Quốc phòng Nga (DOD) là SS-N-27A (tên mã NATO là Sizzler) là tên lửa đối hạm tốc độ siêu âm, triển khai cho các tàu ngầm và tàu nổi của Nga, có tầm phóng vào khoảng 660km.

Hệ thống Kalibr xuất khẩu được định danh là Club, còn phiên bản xuất khẩu của các tên lửa trong hệ thống được thêm chữ E vào phía cuối và giảm tầm phóng xuống dưới 300km, do những hạn chế của Hiệp ước Kiểm soát Công nghệ Tên lửa (MTCR).

Theo giới phân tích, với sự xuất hiện của tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon, Nga sẽ không bỏ hẳn tên lửa Kalibr trên các tàu nổi và tàu ngầm của mình mà sẽ giữ lại phiên bản đối đất 3M-14/3M-14T, còn phiên bản chống hạm 3M-54/3M-54T sẽ được thay bằng Zircon, có tầm phóng và tốc độ vượt trội.

Như vậy, các chiến hạm của Nga sẽ được trang bị phổ biến bộ đôi tên lửa Zircon và 3M-14/3M-14T cho khả năng tấn công chống hạm với tên lửa siêu thanh tầm xa 1000 km và khả năng tấn công đối đất 2500km. Với sự kết hợp của cặp song sát này, hải quân Nga sẽ sở hữu sức mạnh rất đáng gờm.

Mặc dù không còn được trọng dụng như trước nhưng tương lai của Kalibr vẫn rất sáng sủa bởi sau màn “chào hàng thực chiến” thành công ở Syria, dòng tên lửa này đã nhận được sự quan tâm rất lớn. Và trong tương lai, Nga sẽ chuyên tâm vào sản xuất các phiên bản xuất khẩu 3M-54E và 3M-14E cho các chiến hạm bán ra nước ngoài.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
National Interest: Su-35С - đó là “Sát thủ trên không”
(Vũ khí) - Liệu máy bay tiêm kích Nga có thể chọi được với các “máy bay tàng hình” Mỹ

Lại xin giới thiệu tiếp một bài về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự Nga- Mỹ với tiêu đề và phụ đề trên của chuyên gia quân sự Nga, nguyên kỹ sư thiết kế tên lửa Vladimir Tuchkov. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 1/12/2020.
1608261359612.png
Máy bay tiêm kích siêu cơ động đa năng Su-35S (Ảnh: Xergey Bobylev /ТАSS)
Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga cho đăng tải một đoạn video trên YouTube quay lại một trận “không chiến” trên bầu trời Karelia (nước cộng hòa tự trị của Nga ngay sát biên giới với Phần Lan-ND) có sự tham gia của máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4 ++ Su-35S.
Trong đoạn video này, Su-35S đã tự tin đánh chặn và bắn hạ các phương tiện bay có người lái và không người lái, bình tĩnh né các đòn tấn công của máy bay đối phương giả định.
Đoạn video trên đã gây ấn tượng mạnh cho tạp chí có uy tín The National Interest của Mỹ, khiến các chuyên gia phân tích của tạp chí này đã “phong tặng” ngay cho Su-35S Nga danh hiệu "máy bay- sát thủ".
Tham gia cuộc tập trận này là các máy bay tiêm kích Su-35S của Trung đoàn Không quân mang tên Leningrad thuộc Quân khu Tây.
Trong chương trình cuộc tập trận có các khoa mục như đánh chặn và “phóng” (điện tử) tên lửa vào các mục tiêu không xác định có người lái và không người lái ở các độ cao khác nhau.
Cũng đã luyện tập khoa mục thực hành các động tác cơ động tránh đòn tấn công trong những tình huống không chiến khác nhau. Cuộc tập trận này của Su-35S được thực hiện cùng với các hệ thống phòng không và các đầu mối liên lạc vô tuyến mặt đất.
Ngay sau cuộc tập trận nói trên, các phi công Su-35S tiếp tục cùng với các phi công của Phi đội máy bay tiêm kích - đánh chặn MiG-31BM đóng quân tại tỉnh Tver thực hành các bài tập cất cánh, bay và các động tác cơ động phối hợp trên trên không trong các điều kiện thời tiết xấu.
Tạp chí National Interest Mỹ “phong” cho Su-35S danh hiệu "máy bay tiêm kích- sát thủ" căn cứ vào hai ưu điểm chính của nó theo quan điểm của chính các chuyên gia National Interest – đó là (1) khả năng cơ động kết hợp (2) “vũ khí mạnh và đa năng không thể hình dung nổi" của chiếc máy bay này.
Nếu đánh giá một chiếc máy bay nào đó mà chỉ căn cứ vào khả năng cơ động của nó, thì tuyệt đại đa số các máy bay Nga thuộc thế hệ 4 và thế hệ 3 đều là các “sát thủ”. Bời vì đây (khả năng cơ động) là chất lượng “thương hiệu” của các máy bay tiêm kích Liên Xô, và sau này là Nga.
Với tuyệt đại đa số các máy bay được thiết kế trong Phòng Thiết kế Sukhoi, thì ngay cả máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor có khả năng cơ động nhất của Mỹ nhờ vòi phun thay đổi vector lực đẩy theo mặt phẳng thẳng đứng (chiều dọc- hay còn gọi là động cơ đẩy vector 2D), cũng không thể so sánh được (về khả năng cơ động).
Bởi vì động cơ đẩy vector 2D trên thực tế gần như không ảnh hưởng tới khả năng cơ động, nó chỉ giúp tăng tốc độ cất cánh và tăng tốc độ lấy độ cao.
Nhưng với Su-35S, vòi phun trên mỗi động cơ trong số hai động cơ của nó đều có khả năng điều chỉnh hướng phụt theo nhiều góc, giúp nó có thể làm được những điều, mà như người ta thường nói, những điều kỳ diệu trên không .
1608261322630.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement






X
Trên cơ sở đó, tạp chí của Mỹ gọi Su-35S là ông hoàng của các cuộc "đấu chó", tức là các trận không chiến tầm gần. Vâng, và cũng bởi vì máy bay này được trang bị các kiểu tên lửa cận chiến được chế tạo chủ yếu cho máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-57.

Đó là tên lửa R-74 hay còn gọi RVV-MD (viết tắt tiếng Nga- tên lửa “không đối không” tầm ngắn). Đây là một phiên bản hiện đại hóa sâu từ tên lửa R-73M và nó khác với phiên bản gốc ở chỗ có vectơ lực đẩy đổi hướng nhờ sử dụng các bánh lái động khí ở phần đuôi tên lửa.

R-74 hiện đang là tên lửa “không đối không” tầm ngắn tốt nhất của Nga. Nó được trang bị một đầu tự dẫn hồng ngoại làm mát băng tần kép. Góc quan sát của đầu tự dẫn là 120 độ.

Tầm phóng tối thiểu của tên lửa là 300 m, tối đa- 40 km. Có thể đánh chặn các mục tiêu ở độ cao từ 20 m đến 20 km. Trọng lượng của đầu đạn lõi là 6 kg. Theo một số nguồn tin, trong đầu đạn lõi có sử dụng uranium nghèo.

Có hai kiểu ngòi nổ- cảm ứng và laser. Tên lửa có khả năng đánh chặn những mục tiêu đang bay với tốc độ lên tới 2500 m / s và cơ động với lực quá tải lên tới 12 g. Xác suất đánh chặn các mục tiêu khó nhất bằng một quả tên lửa này- > 0,6.

Tạp chí National Interest còn chỉ ra một kiểu tên lửa khác cũng được xếp vào nhóm "vũ khí lợi hại và đáng sợ” – đó là tên lửa lớp “không đối không” tầm trung R-77 (cự ly bắn 110 km).

Nhưng không hiểu sao tạp chí Mỹ nói trên lại quên mất một thành tố cực kỳ quan trọng khác của các vũ khí lớp "không đối không" – đó là tên lửa R-37 có tầm bắn tới 300 km. Cự ly bắn của tên lửa (“không đối không” tầm xa nhất của Mỹ hiện nay là AIM-120 thua nó tới 120 km.

Tạp chí Mỹ nói trên tuy vẫn “mệnh danh” chiếc máy bay Su-35S Nga là "Sát thủ", nhưng phụ đề của bài báo lại đặt ra một câu hỏi truyền thống theo đúng phong cách của người Mỹ, gần như ngầm chế giễu như sau: "Nhưng liệu nó (Su-35S) có đương đầu được với F-22 và F-35 "tàng hình" không ?

1608261345305.png
F-22
Đến đây thì chúng ta có thể nói ngay và chắn chắn rằng những "máy bay tàng hình" (Mỹ) đó, do phải thiết kế với ưu tiên là giảm tối đa diện tích phản xạ radar hiệu dụng (RCS), nên chúng buộc phải bay thực hiện nhiệm vụ chiến đấu với một lượng đạn dược tối thiểu.

“Tàng hình” F-22 chỉ có thể mang được 8 quả tên lửa trong các khoang bên trong Không chỉ thế, 8 quả này là tổng số tên lửa- cho cả các trận không chiến và cho các đòn tấn công nhằm vào các mục tiêu trên mặt đất.

Nếu tăng số lượng tên lửa, tức là quá ngưỡng 8 quả, thì những tên lửa khác đều buộc phải treo trên các móc treo bên ngoài - dưới thân và dưới cánh. Và như vậy thì lại dẫn đến một hệ quả là máy bay tàng hình đã không còn là "tàng hình" nữa, có nghĩa là RCS của nó lúc này tăng đột ngột và khả năng tàng hình nó không còn khác gì lắm so với Su-35S.

Vâng , và còn với F-35 thì mọi chuyện đã đến mức tai họa vì nó chỉ có thể mang được 4 quả tên lửa ở khoang bên trong, nên khó có thể đánh nhau một cách “xuất sắc” cho đến đầu đến đũa.

Nếu tinh tới một thực tế là trong các trận không chiến sẽ luôn có sự tham gia của các nhóm máy bay tiêm kích của cả hai bên, chứ không phải là đánh theo kiểu “một chọi một”, nên cơ số đạn quá ít trên máy bay có thể trở thành một điểm yếu chết người.

Khi so sánh tiềm năng chiến đấu của Su-35S và hai máy bay "tàng hình" của Mỹ, cần phải đặc biệt lưu ý một điều là khi thiết kế những máy bay này, các công trình sư Nga- Mỹ đã theo đuổi những ý tưởng (học thuyết) thiết kế hoàn toàn khác nhau.

Người Mỹ chế tạo máy bay với mục đích để chúng có thể xâm nhập khu vực phòng không của đối phương mà vẫn không bị phát hiện.

Tuy nhiên, với các radar mặt đất đang có trong thành phần của các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa hiện nay - đã có một bước đột phá rất lớn và cái gọi là khả năng “tàng hình” được ca tụng không tiếc lời nói trên đã không còn đóng một vai trò gì quá quan trọng.

Như đã nói, để giảm thiểu RCS, buộc phải hy sinh cơ số tác chiến của các máy bay tiêm kích. Và trong trường hợp với F-35, thì máy bay tiêm kích này còn thêm một nhược điểm nữa- rất “vụng về” khi bay.

Nhưng, nói cho đúng thì khi gặp các máy bay tiêm kích của đối phương có radar công suất kém hơn đáng kể so với các radar mặt đất, công nghệ tàng hình sẽ phát huy tác dụng. Có nghĩa là khi đó nguyên tắc “nhìn thấy trước, phóng tên lửa trước” sẽ mang lại hiệu quả.

Nhưng với Su-35S, nguyên tắc này không ăn thua. Vì nó được chế tạo theo cái cách không cần phải “trốn tránh” đối phương. Cùng với đó, nó có "tầm nhìn" tuyệt vời nhờ sở hữu radar trên máy bay mạnh nhất thế giới N035 "Irbis" với ăng ten mảng pha thụ động.

Công suất xung trung bình là 5 kW, công suất đỉnh là 20 kW. Đối với các mảng pha chủ động, không thể có được công suất như vậy, vì tổng công suất tiêu thụ của radar sẽ lớn đến mức đốt cháy mọi thứ.

Nhờ có radar độc đáo như vậy, Su-35S có thể phát hiện "máy bay tàng hình" với RCS 0,01 m2 ở cự ly 100 km. Với RCS= 0,1 m2- 160 km. Cự ly phát hiện tối đa là 400 km.

Vâng, tất nhiên, một radar công suất lớn như vậy sẽ “làm bộc lộ” máy bay, và những kẻ "tàng hình" có thể nhìn thấy nó “rõ mồn một”. Tuy nhiên, để bù lại điểm yếu trên , Su-35S sử dụng hệ thống tác chiến điện tử rất mạnh.

Và nó có thể làm chệch hướng mọi tên lửa của đối phương tấn công nó một cách rất hiệu quả. Chính vì vậy, có thể trả lời câu hỏi mà tạp chí Mỹ đặt ra ở trên– được, Su-35S hoàn toàn có khả năng đối phó với cả F-22 và cả F-35.

Và không chỉ trong các trận không chiến tầm gần, mà còn trong các trận không chiến ở các cự ly trung bình.

Để kết luận, cần phải nói rằng phương pháp đánh giá các máy bay tiêm kích theo các tiêu chí như ai sẽ đuổi kịp ai, ai sẽ nhìn thấy ai, ai sẽ bắn hạ ai là quá cổ lỗ nếu đem áp dụng với các máy bay tiêm kích thế hệ 4 và đặc biệt là với các máy bay tiêm kích thế hệ 5.

Đối với cái máy bay tiêm kích thế hệ 4, tính đa năng của máy bay phải là một tính năng đặc trưng và bắt buộc. Có nghĩa là mỗi một chiếc trong số các máy bay đó phải đa năng, phải “làm việc” được với cả các mục tiêu trên không và cả với các mục tiêu trên mặt đất.

Ở đây thì Su-35S đang thể hiện mình rất tốt, và điều này đã được chứng minh trong thực chiến tại Syria.

Và hoàn toàn không hiểu là căn cứ vào đâu mà người Mỹ lại gọi F-35 của mình là máy bay tiêm kích-ném bom trong khi nó chỉ mang được một số lượng vũ khí tấn công rất hạn chế trong khoang.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
AI Mỹ hung hãn truy tìm hệ thống phòng không đối phương
(Vũ khí) - Không quân Mỹ vừa có thử thành công đầu tiên với hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) trên máy bay trinh sát U-2 Dragon Lady.

Theo Sputnik, cuộc thử nghiệm diễn ra tại căn cứ Beale, bang California, hôm 15/12 với sự tham gia của trinh sát cơ U-2 Dragon Lady thuộc biên chế Không đoàn trinh sát số 9.
Thuật toán của AI mang tên ARTUµ đã điều khiển hệ thống định vị và hàng loạt cảm biến do thám, trong khi phi công điều khiển máy bay và phối hợp với nó để bảo đảm hoạt động của thiết bị cảm biến.
AI My hung han truy tim he thong phong khong doi phuong
Phi công lái U-2 Dragon Lady.
Chuyến thử nghiệm mô phỏng hoạt động của máy bay U-2 trong một đợt tấn công tên lửa của địch. Nhiệm vụ chính của ARTUµ là tìm kiếm bệ phóng tên lửa đối phương, trong khi phi công theo dõi các tiêm kích có thể đe dọa chiếc U-2.
Đây là bước nhảy vọt lớn với năng lực phòng thủ quốc gia. Thuật toán ARTUµ được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Liên bang U-2 thuộc Bộ tư lệnh Không chiến của không quân Mỹ, giúp huấn luyện AI thực hiện nhiều công việc chuyên biệt trong chuyến bay, giảm tải cho phi công và tăng khả năng nhận thức tình huống trong chiến đấu.
Tiến sĩ Willliam Roper, Trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần, cho hay: "Cuộc thử nghiệm với ARTUµ là kết quả của ba năm phát triển nhằm xây dựng một lực lượng kỹ thuật số.
1608261381801.png


Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Lần đầu tiên AI được kiểm soát hệ thống quân sự của Mỹ, đánh dấu khởi đầu kỷ nguyên phối hợp giữa người và máy, cũng như cạnh tranh về thuật toán. Không hiện thực hóa hết tiềm năng AI đồng nghĩa với nhường lợi thế quyết định cho đối thủ".

Trước khi có thử nghiệm thành công AI trên trinh sát cơ, công nghệ này cũng đã được Không quân Mỹ thử thành công trên tiêm kích đánh chặn. Trong cuộc thử nghiệm, AI đã đánh bại phi công F-16 trong 5 trận không chiến ảo, trong khuôn khổ cuộc đối đầu do Cơ quan Nghiên cứu dự án Quốc phòng tiềm năng (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức.

Cuộc thi có sự tham gia của 8 đội với nhiều chương trình trí tuệ nhân tạo khác nhau. Trong trận chung kết, đỉnh điểm là cuộc đối đầu giữa Heron và một phi công người Mỹ tên là Banger, AI đã chiến thắng trong mọi vòng đấu, chiếc máy bay mà nó điều khiển đạt tốc độ 800 km/h và quá tải lên đến 9g.

Giám đốc chương trình DARPA Dan Jaworsek cho biết cuộc đấu này không có nghĩa là một chiến thắng rõ ràng cho các cỗ máy. "Phi công chúng ta không bao giờ tin tưởng bất kỳ loại mô phỏng và mô hình nào. Tôi nghĩ rằng khi kết thúc chương trình này, chúng tôi đã có cơ hội để xem AI đã trưởng thành đến đâu", giám đốc cuẩ DARPA cho biết.

Trong khi đó, viên phi công F-16 trực tiếp tham gia "trận không chiến" cho biết, hệ thống AI tham gia trận chiến lần này rất hung hãn, phản ứng nhanh, năng nổ và đáng tin cậy nhất mà ông từng gặp từ trước tới nay.

AI không chỉ giỏi né đạn mà còn bắn hạ máy bay có người lái trong mọi lần giao chiến. "Tôi rất bất ngờ trước khả năng nhận biết và phản ứng của hệ thống. Nó dường như nhận ra mọi ý đồ của tôi và ngay lập tức triển khai ứng phó.

Tất cả thay đổi trong đường bay và dự định triển khai tên lửa tấn công của tôi đều bị nó đoán trúng. Hệ thống nhanh chóng chuyển từ thế phòng thủ sang tấn công và ngược lại ngay khi cần", phi công Mỹ cho biết.

Bí quyết tạo nên kỹ năng chiến đấu siêu hạng của AI nằm ở hệ thống ra quyết định tối tân kết hợp các thuật toán logic. Hệ thống có thể chia vấn đề lớn thành nhiều vấn đề nhỏ hơn để tiến hành xử lý, bao gồm tấn công, khai hỏa, tránh né hoặc phòng thủ.

Những quyết định phức tạp được đưa ra với tốc độ cực nhanh nhờ cân nhắc phương án phù hợp nhất. Kết quả là phi công nhân tạo có thể tính toán chiến lược tốt nhất nhanh hơn 250 lần cái chớp mắt của đối thủ.

"Trở về nhà, tôi cảm thấy thật sự mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Có thể đây chỉ là trí thông minh nhân tạo, nhưng nó mang đến thách thức thực sự với bất kỳ lực lượng nào", phi công lái F-16 cho biết thêm.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Thổ thử xong vũ khí thay thế Patriot khi Mỹ không bán
(Vũ khí) - Lực lượng phòng thủ Thổ Nhĩ Kỳ vừa tiến hành cuộc thử nghiệm cuối cùng hệ thống HISAR-A- vũ khí được đánh giá mạnh tương đương Patriot.

Thông báo của Ban Thư ký Công nghiệp Quốc phòng (SSB) ngày 16/12 cho biết, những cuộc thử nghiệm cuối cùng trước khi chính thức sản xuất loạt được thực hiện với sự phối hợp giữa nhà sản xuất ASELSAN, ROKETSAN và Bộ Quốc phòng nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm HISAR-A.
"Toàn bộ mục tiêu giả định là máy bay không người lái, tên lửa hành trình, chiến đấu cơ được sử dụng trong cuộc thử nghiệm đều bị HISAR-A đánh chặn với độ chính xác gần như tuyệt đối. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm, HISAR-A bắt đầu sản xuất loạt và trang bị sớm nhất có thể", tuyên bố của SSB cho biết.

Nguồn tin này cho biết thêm, điều này đồng nghĩa với việc HISAR-A sẽ lấp vào khoảng trống giữa hệ thống tầm gần đến tầm cao S-400 trong lưới lửa phòng thủ 3 tầng của Thổ Nhĩ Kỳ. Chính vì vậy, HISAR-A sẽ đảm nhận nhiệm vụ của Patriot mà Ankara trơ]ơcs đây đàm phán mua bất thành với Mỹ.
Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, hệ thống HISAR-A được thiết kế với sức mạnh tương đương với Patriot PAC 3 của Mỹ có thể dùng để bảo vệ căn cứ quân sự, cảng biển, cơ sở hạ tầng và chống lại mọi mối đe dọa không kích.
Được biết, trước khi hoàn thành thử nghiệm HISAR-A và mua hệ thống S-400 của Nga, hệ thống phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ bị cho là yếu kém và khó có thể chống đỡ được một cuộc tấn công đường không từ bên ngoài nhằm vào lãnh thổ nước này.
Đây chính là nguyên nhân không phận nước này phải đặt dưới sự bảo vệ của NATO. Theo bảng xếp hạng của trang web Global Fire Power tính đến hết năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu sức mạnh quân sự đứng thứ 7 trên thế giớ và đứng thứ 3 trong khối NATO (chỉ sau Mỹ và Anh).
Hiện Thổ Nhĩ Kỳ có tới gần 2000 máy bay trong biên chế. Loại tiêm kích hiện đại nhất không quân nước này là F-16 với khoảng 240 chiếc, trong đó, có 30 chiếc F-16C block 52 plus, còn lại là các máy bay thế hệ cũ như F-5E, F-4 Phantom, 4 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không B-737.
Đặc biệt, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ được tổ chức một cách rất quy mô, bài bản và có khá nhiều kinh nghiệm trong các cuộc chạm trán với phòng không các nước trong các chiến dịch quân sự cùng với NATO.
Tuy nhiên, không giống như Không quân, phòng không Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là không đủ mạnh để có thể tự bảo vệ không phận của mình. Tuy nhiên mọi chuyện đã thay đổi khi S-400 đã trực chiến và HISAR-A cũng chuấn bị được đưa vào trực chiến.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
AH-64 Mỹ bị Mi-35 Nga đuổi theo và 'khóa mục tiêu'
(Vũ khí) - Một chiếc trực thăng tấn công Mi-35 của Nga đã đuổi theo chiếc AH-64 Apache của Mỹ và đưa nó vào trong tầm ngắm để sẵn sàng khai hỏa.

Kênh Telegram nổi tiếng Fighterbomber vừa đăng tải bức ảnh cho thấy trực thăng chiến đấu đa năng Mi-35 của Nga đang truy đuổi "sát thủ diệt tăng" AH-64 Apache của Mỹ, ngay lập tức bức ảnh trên đã gây xôn xao truyền thông quốc tế.
Theo nhận định, rõ ràng tình huống xảy ra ở Syria trong cuộc giao tranh gần đây giữa một đội tuần tra quân sự của Nga được trực thăng Mi-35 và Mi-24 hộ tống, khi đó đã xảy ra đụng độ với trực thăng AH-64 Apache của Mỹ.
1608261502615.png
Trực thăng vũ trang AH-64 Apache Mỹ đã ở trong tầm ngắm của chiếc Mi-35 Nga
Mặc dù theo ý kiến của các chuyên gia phương Tây, trực thăng tấn công AH-64 Apache vượt trội hơn hẳn các phương tiện chiến đấu của Nga, nhưng trong tình huống nói trên thì “kẻ săn lùng” chính là Mi-35 chứ không phải AH-64.
1608261471267.png

Loaded: 100.00%






Advertisement: 0:28






X
Hơn nữa, việc trang bị vũ khí của phương tiện chiến đấu này đủ để dàn xếp một trận không chiến và thể hiện sự nghiêm túc trong ý định đảm bảo an ninh cho các vùng lãnh thổ được Quân đội Nga đảm bảo an ninh.
Chi tiết cũng đáng chú ý nữa chính là dòng chữ trên khung nhìn - "bật an toàn", rõ ràng cho thấy rằng vũ khí của chiếc Mi-35 đang trong tình trạng báo động và sẵn sàng khai hỏa bất cứ lúc nào.
Từ hướng di chuyển, một máy bay trực thăng tấn công đa năng của Nga đang truy đuổi một máy bay lên thẳng của quân đội Mỹ, với ý định cùng Quân đội Nga kiểm soát hoàn toàn khu vực này.
Trước đó tình huống này đã được mô tả chi tiết, hơn nữa báo chí Nga cho rằng Quân đội Nga đã thành công trong việc đánh đuổi binh sĩ Mỹ khỏi khu vực đang diễn ra hoạt động tuần tra.
Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, đại diện Quân đội Nga và Mỹ tại Syria đều chưa đưa ra bình luận chính thức về tình huống đụng độ nói trên.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tàu ngầm hạt nhân chỉ thị mục tiêu cho Zircon trên hạm
(Vũ khí) - Trong lần phóng tới đây, tên lửa siêu thanh Zircon trên chiến hạm Đô đốc Gorshkov sẽ được dẫn bắn và chỉ thị mục tiêu từ tàu ngầm hạt nhân.

Trang Izvestia dẫn nguồn tin quân sự Nga tiết lộ, các cuộc diễn tập nhằm hoàn thiện khả năng phối kết hợp giữa các tàu mặt nước và tàu ngầm tối tân của Hải quân Nga sẽ diễn ra trong năm 2021 và sẽ được thực hiện theo chương trình huấn luyện chiến đấu của Hạm đội Phương Bắc.
Trong quá trình diễn tập, các tàu ngầm sẽ phát hiện kẻ địch giả định và phát mệnh lệnh cho các chiến hạm hướng tên lửa siêu thanh Zircon nhằm vào mục tiêu đó để phóng tên lửa.
1608261542599.png
Chiến hạm Nga phóng tên lửa siêu thanh.
"Tàu ngầm hạt nhân sau khi truyền dữ liệu tới các chiến hạm, vẫn ẩn mình trước kẻ thù. Do đó, sau khi tấn công, thủy thủ đoàn của tàu ngầm có thể kiểm tra xem mục tiêu đã bị bắn trúng chưa, và nếu cần thì sẽ tấn công lại một lần nữa bằng chính vũ khí của mình", Thuyền trưởng hạng Nhất Igor Kurdin, cựu sĩ quan chỉ huy tàu ngầm nói.
Đặc biệt, với đòn tấn công phối hợp kiểu này, chiến hạm Nga có thể dễ dàng tấn công và tiêu diệt những mục tiêu ngoài đường chân trời - tầm bắn vốn bị hạn chế với chiến hạm mặt nước.
Cùng với đó, bản thân các chiến hạm Nga sẽ che chắn cho tàu ngầm bằng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Các chuyên gia nhận định, việc phối hợp hoạt động theo nhóm như vậy sẽ khiến kẻ thù bất ngờ, tiêu diệt tàu địch ngay trước mắt chúng.
Đồng thời, nhờ tầm hoạt động xa của tên lửa Zircon và khả năng chạy êm của các tàu ngầm thuộc Đồ án Yasen, các thủy thủ Nga khi đánh chìm tàu địch cũng không khiến mình gặp nguy hiểm.
Hôm 11/12, chiến hạm Đô đốc Gorshkov lần thứ 3 phóng thử thành công tên lửa siêu thanh Zircon.
"Tàu tàu Đô đốc Gorshkov phóng thử một tên lửa hành trình siêu vượt âm từ Biển Trắng nhằm vào mục tiêu ở thao trường Chizha tại tỉnh Arkhangelsk. Quả đạn đạt tốc độ gấp hơn 8 lần âm thanh, đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 350 km", Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo cho biết.
Quả đạn Zircon được tầng đẩy sơ tốc đẩy khỏi cụm ống phóng thẳng đứng phía trước thượng tầng tàu Đô đốc Gorshkov. Khi đạt độ cao an toàn và cách xa chiến hạm, động cơ chính được kích hoạt và đẩy quả đạn lao thẳng lên không và hướng tới mục tiêu.
Tên lửa Zircon được thử nghiệm từ năm 2015, đạt tốc độ 9.800 km/h và có thể dùng chung bệ phóng thẳng đứng với tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa diệt hạm Oniks, cho phép triển khai trên tàu hộ vệ Đề án 20380 và Đề án 22350, tàu ngầm hạt nhân tấn công Đề án Yasen.
Đô đốc Gorshkov là chiếc đầu tiên thuộc Đề án 22350, lớp tàu hộ vệ tàng hình hạng nặng đầu tiên do Nga chế tạo từ sau Chiến tranh Lạnh và cũng là loại chiến hạm hiện đại nhất của Moskva hiện nay.
Tàu dài 135 m, rộng 16 m, có lượng giãn nước toàn tải 5.400 tấn, được thiết kế để đảm nhận nhiều nhiệm vụ như tấn công tầm xa, săn ngầm và phòng không, nâng cao năng lực tác chiến biển xa của hải quân Nga trong thế kỷ 21.
Mỗi chiếc được trang bị 16 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa Kalibr, Oniks hoặc Zircon. Điều đặc biệt là tùy theo yêu cầu của từng nhiệm vụ, tàu Đô đốc Gorshkov có thể trang bị từng loại vũ khí khác nhau.

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top