[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Tên lửa chính xác Nga khiến căn cứ phiến quân nổ tung
(Vũ khí) - Liên tiếp trong những ngày qua, chiến đấu cơ Nga cùng Quân đội Ả Rập Syria (SAA) đã tấn công nhằm vào các vị trí của phiến quân tại tỉnh Homs.

Hãng Southfront dẫn nguồn tin quân sự Syria cho biết, những vụ không kích được chiến đấu cơ Nga thực hiện nhằm vào khu vực khu vực Sa mạc Trắng, tỉnh Homs.
Đợt tấn công giúp lực lượng SAA giành lại quyền kiểm soát hầu hết các khu vực từ quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở vùng Badiya Al-Sham.
Căn cứ phiến quân nổ tung.
Đến hết ngày 15/12, hơn bốn ngày liên tiếp không quân Nga cho tiến hành hàng chục trận không kích vào các căn cứ của IS. Dưới sự tấn công của chiến đấu cơ Nga, SAA đã tiêu diệt hoàn toàn các sào huyệt của IS nằm trong khu vực được gọi là Sa mạc Trắng.
Trong khi đó, nguồn tin quân sự địa phương cũng cho biết, phần lớn các tay súng IS là những người gần đây được thả từ trại Al-Hol, khu vực được Mỹ và người Kurd nắm quyền kiểm soát.
Do đó, việc các tay súng khủng bố tăng cường tấn công quân SAA và lực lượng Nga tại Syria vừa qua được cho rằng có liên quan đến các hoạt động Mỹ trong khu vực.
1608261636718.png

Play
Remaining Time 11:47
XEM THÊM
Loaded: 100.00%





Play






Skip Ad

X
Tuy nhiên, chúng đã bị Không quân Nga và SAA tấn công quyết liệt. Tổng cộng đã có hơn 120 tay súng phiến quân đã thiệt mạng trong các cuộc không kích và tấn công của quân đội Nga – Syria kể từ ngày 1/12.

Từ đầu năm 2020, IS đã chuyển mục tiêu tấn công sang các tỉnh Al-Raqqa và Hama, nơi nhóm khủng bố không ngừng có hành động mở rộng tầm ảnh hưởng.

Trước khi di chuyển tới phía đông Hama và phía nam Raqqa, IS phần lớn hoạt động ở dọc phía đông Homs và phía tây Deir Ezzor.

Nhưng IS đã bị đánh bại ở hai khu vực này sau khi quân đội Syria cho triển khai chiến dịch tấn công quy mô lớn với sự hậu thuẫn từ dàn chiến đấu cơ và oanh tạc cơ của không quân Nga.

Theo hình ảnh được công bố, vũ khí chính máy bay nga sử dụng trong các đợt tấn công đều là tên lửa không đối đất dẫn đường X-29L.

Việc chiến đấu cơ Nga dùng X-29L cho đợt không kích tại Homs bởi vũ khí này có khả năng tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác trong vòng bán kính lệch khỏi mục tiêu không quá 2m.

Cùng với đó, X-29L còn có khả năng công phá lớn với bộ chiến đấu của tên lửa có trọng lượng lên tới trên 500 kg. Tên lửa có khả năng tiêu diệt những mục tiêu chính xác cao và sở hữu những tính năng vượt trội về cháy nổ và phân mảnh.



 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Hạm đội Thái Bình Dương sẽ nhận được vũ khí mới
(Vũ khí) - Hạm đội Thái Bình Dương sẽ nhận 6 tàu hộ tống thuộc dự án 20380 và 20385 được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Zircon.

Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng đóng 6 tàu hộ tông thuộc các dự án 20380 và 20385 với Nhà máy đóng tàu Amur, dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Theo các điều khoản của hợp đồng, hạm đội Thái Bình Dương sẽ nhận được hai tàu hộ tống thuộc dự án 20380 và bốn tàu hộ tống thuộc dự án 20385 trước năm 2028.
1608261753183.png
Tàu hộ tống thuộc dự án 20380 của hải quân Nga.
Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh rằng, sự hiện diện của các tàu hộ tống này sẽ giúp lực lượng hải quân Nga trong việc phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm, tàu mặt nước, tàu chiến của đối phương hiệu quả hơn, cũng như bảo vệ các căn cứ hải quân, bờ biển và đảm bảo thông tin liên lạc trên biển.
Đây là các tàu hộ tống độc nhất vô nhị, không có loại tương tự trên thế giới. Ngoài ra, chúng có tiềm năng hiện đại hóa rất lớn. Các tàu chiến này được trang bị hệ thống radar MFRLK mới nhất, hệ thống tên lửa phòng không Redut, hệ thống tên lửa chống hạm hiện đại Uran (được thiết kế cho các tàu thuộc dự án 20380), tổ hợp chống ngầm Packet-NK, cũng như hệ thống phóng tên lửa hành trình Kabibr-NK dành cho tàu dự án 20385. Trong tương lai, hệ thống phóng này còn có thể sử dụng tên lửa siêu thanh Zircon.
3M22 Zircon là tên lửa chống hạm siêu thanh của Nga do NPO Mashinostroeniya nghiên cứu và phát triển. Theo các kế hoạch, tên lửa này có thể thay thế tên lửa chống hạm hạng nặng P-700 Granit.
Tên lửa hành trình siêu thanh Zircon mới nhất của Nga có tốc độ khoảng 9 Mach. Phạm vi tiêu diệt mục tiêu của nó có thể vượt quá 1 nghìn km. Tên lửa bay ở độ cao 30 đến 40 km với lực cản trên không tương đối thấp. Ở độ cao này cho phép tên lửa tăng đáng kể tầm bay và tốc độ của nó. Chiều dài của tên lửa khoảng 8 đến 10 m, đầu đạn nặng khoảng 300 đến 400 kg.
Trước đó, kế hoạch của Bộ Quốc phòng về việc ký hợp đồng sản xuất 6 tàu hộ tống với Nhà máy đóng tàu Amur đã được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu công bố. Ông nói rõ rằng, những con tàu này phải được đóng trong vòng 8 năm.
Hiện tại, Nga tiếp tục đóng các tàu hộ tống thuộc dự án 20380 và dự án này 20385, 20386. Sáu tàu thuộc dự án 20380 đã được đưa vào biên chế, trong đó có 2 chiếc thuộc hạm đội Thái Bình Dương. Trong năm nay, hạm đội này dự kiến sẽ nhân được tàu hộ tống Aldar Tsydenzhapov và vào năm 2021 sẽ nhận được tàu hộ tống Sharp.
Trong năm nay, Nga cũng có kế hoạch bàn giao tàu hộ tống dự án 20385 Thundering cho hạm đội Thái Bình Dương. Tàu hộ tống Thundering khác với tàu hộ tống thuộc dự án 20380 bởi khả năng sử dụng tên lửa hành trình Kalibr.
Trước đó, vào cuối tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng, tàu hộ tống Thundering đang được chế tạo, sẽ được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon mới nhất. Tàu hộ tống Thundering dự án 20385 do Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Almaz phát triển.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Chiến hạm Mỹ mang radar mới có làm thay đổi cuộc chơi?
(Vũ khí) - Với việc được trang bị hệ thống radar AN/SPY-6, những khu trục hạm Aegis của Hải quân Mỹ có thể làm thay đổi cục diện trên chiến trường.

Theo National Interest, loại radar SPY-6 được nhà thầu Raytheon phát triển theo đơn đặt hàng của Hải quân Mỹ để trang bị cho những chiến hạm Aegis đóng mới và nâng cấp những chiếc đang có trong trang bị.
Hệ thống radar AN/SPY-6 đầu tiên sẽ được trang bị trên chiến hạm Aegis thế hệ mới Jack Lucas. Con tàu này sẽ chính thức gia nhập Hải quân Mỹ vào năm 2024.
Trước khi công bố về việc trang bị AN/SPY-6, Hải quân Mỹ và nhà sản xuất Raytheon đã phối hợp thử nghiệm thành công hệ thống radar giám sát và phòng thủ tên lửa AN/SPY-6 có công suất thu phát gấp 30 lần so với các hệ thống radar AN/SPY-1 trên các tàu Arleigh Burke hiện tại.
1608261793123.png
Hệ thống AN/SPY-6 trên chiến hạm Mỹ.
Được phát triển với công nghệ vật liệu gallium-nitride, hệ thống radar AN/SPY-6 mạnh hơn nhiều đài radar AN/SPY-1 trên chiến hạm Mỹ được trang bị hệ thống Aegis hiện nay. Chúng có thể phát hiện mục tiêu nhỏ ở khoảng cách xa gấp đôi so với mẫu AN/SPY-1D.
Những thông số này được công bố dựa vào kết quả thử nghiệm hồi tháng 7/2017 và năm 2018 ở ngoài khơi Hawaii. Trong lần đầu thử nghiệm, hệ thống radar AN/SPY-6 đã phát hiện, bám bắt một tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) trong suốt quá trình bay, giúp phòng thủ Mỹ diệt gọn mục tiêu.
1608261776330.png

Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Việc phát triển và bước đầu thử nghiệm thành công AN/SPY-6 cho thấy, hệ thống radar tối tân này có thể giúp chiến hạm Aegis của Mỹ đủ năng lực đối phó với những tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 1.000-3.000 km và tên lửa siêu thanh.

Về lý thuyết, phát hiện và dẫn bắn những tên lửa tương tự DF-21D của Trung Quốc hay tên lửa Kalibr của Nga hoàn toàn nằm trong khả năng của AN/SPY-6 trên chiến hạm tương lai của Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, khi đối đầu vợi cuộc tấn công từ tên lửa siêu thanh Zircon của Nga, mọi chuyện lại hoàn toàn khác. Tổ hợp trang bị tên lửa hành trình siêu thanh hải quân Zircon được bắt đầu thử nghiệm từ năm 2016.

Loại tên lửa này có thể đạt được tốc độ tuyệt vời, lên tới Mach 9, tương đương với gần 3,5 km mỗi giây; với phạm vi tác chiến lên đến hơn một ngàn km. Tốc độ khủng khiếp làm Zircon trở nên bất khả xâm phạm trước bất kỳ phương tiện đánh chặn nào.

Theo các chuyên gia quân sự thế giới, tên lửa Zircon sở hữu những phẩm chất độc đáo mà các tổ hợp phòng không hiện nay chưa thể chống lại.

Các hệ thống phòng không trên hạm, kể cả Aegis của Mỹ, đơn giản là không được thiết kế đối phó với các mục tiêu bay với tốc độ cao như vậy. Chúng có thể phát hiện được đòn tấn công của Zircon nhưng không có cách nào để đánh chặn.

Giới chuyên gia cho rằng, loại radar mới của Mỹ có thể thay đổi tình hình hiện nay hay không, vẫn là một câu hỏi còn để ngỏ. Công việc phát triển một tổ hợp radar phức tạp không phải chỉ một ngày, mà phải mất ít nhất vài năm và trường hợp SPY-6 cũng không phải là ngoại lệ.

Do đó ngay cả khi hệ thống có thể phát hiện và đánh chặn tên lửa hành trình cận âm Kalibr, thì tên lửa siêu thanh Zircon có tốc độ gấp 9 lần so với Kalibr vẫn là mục tiêu quá khó.

Để đánh chặn các tên lửa như vậy, người Mỹ sẽ cần tới các hệ thống phòng thủ tên lửa hoàn toàn mới, mà việc phát triển chúng phải mất hàng thập kỷ nữa và từ giờ đến lúc đó, hải quân Mỹ sẽ không thể chống nổi các tên lửa có uy lực khủng khiếp của Nga.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
David's Sling lên hạm, Israel sẵn sàng điều đến Vịnh Ba Tư
(Vũ khí) - Theo Moshe Patil, người đứng đầu Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel, lực lượng này sẵn sàng điều hệ thống đánh chặn trên nền tảng mới đến Vịnh Ba Tư.

Tuyên bố được Moshe Patil đưa ra hôm 15/12 khi Israel công bố loạt hình ảnh hệ thống tên lửa Iron Dome, Arrow và David's Sling lần đầu tiên khai hỏa và đánh chặn thành công mục tiêu khi được triển khai trên nền tảng là những tàu vận tải dân sự.
1608261841995.png
Hệ thống đánh chặn trên hạm Israel khai hỏa.
"Israel sẵn sàng hợp tác với các quốc gia vùng Vịnh để đối phó với những nguy cơ đến từ Iran. Hiện tại, thời điểm chưa chín muồi để ký kết thỏa thuận nhưng phương án triển khai đã được các bên thảo luận.
Việc triển khai hệ thống đánh chặn trên tàu dân sự sẽ làm tăng khả năng cơ động, tăng hiệu quả chiến đấu và giảm những ràng buộc và khó khăn mà những hệ thống phòng thủ triển khai trên đất liền cần phải có", lãnh đạo Moshe Patil nói.
Cùng với tuyên bố trên, Bộ Quốc phòng Israel cũng thông báo thử thành công hàng loạt hệ thống phòng không đặt trên tàu biển. Đợt thử nghiệm diễn ra trong nhiều tuần qua, bao gồm các mục tiêu giả định mô phỏng tên lửa và máy bay không người lái của đối phương.
Toàn bộ mục tiêu đều bị bắn hạ bởi lá chắn đa tầng với các hệ thống phòng không như Iron Dome, Arrow và David's Sling trong biên chế quân đội Israel, có thời điểm cả ba hệ thống đồng loạt khai hỏa.
"Qua các cuộc thử nghiệm này, chúng tôi đã chứng minh rằng Israel có thực lực mạnh mẽ để đối mặt với nhiều mối đe dọa khác nhau như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, máy bay không người lái (UAV)", ông Moshe Patil cho biết thêm.
Sau loạt cuộc thử nghiệm, tướng Pini Yungman, Phó chủ tịch điều hành kiêm lãnh đạo bộ phận tên lửa phòng không thuộc tập đoàn Rafael nói: "Kết quả thật tuyệt vời, tất cả các mục tiêu đã bị đánh chặn. Điều này cho thấy hệ thống phòng không có đủ khả năng để ngăn chặn các mối đe dọa thường trực khi xung đột xảy ra".
Những hệ thống phòng không thử nghiệm là vũ khí tiên tiến nhất trên thế giới và giúp bảo vệ đất nước khỏi các mối đe dọa hiện tại và trong tương lai.
Các hệ thống phòng không đa tầng cung cấp cho Israel khả năng chiến đấu cao nhất, cho phép chúng tôi hoạt động hiệu quả trong mọi tình huống", Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz nói.
Iron Dome, David’s Sling, Arrow-2 và Arrow-3 là các hệ thống phòng không được biên chế cho Không quân Israel.
Trong đó, David's Sling sẽ bù đắp vào khoảng trống còn lại trong hệ thống phòng thủ của Israel, giữa hệ thống tên lửa phòng thủ Iron Dome có khả năng đánh chặn các phương tiện bay đến 70 km và tên lửa Arrow được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo có tầm bắn tới 2000km.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Anh: Chưa có thế hệ 5 đã mơ về thế hệ 6
(Bình luận quân sự) - Vương quốc Anh giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, trong khi vẫn chưa phát triển được chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5.

Theo giới truyền thông Anh, nhóm phát triển thuộc dự án Tempest đang chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu cùng tên cho quân đội nước này và Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (RAF) mới đây đã tiết lộ hình ảnh chiếc máy bay được coi là tương lai của họ.
Trong tuyên bố trên trang web của tổ chức này có lưu ý rằng các nhà thầu chính của chương trình là BAE Systems, Rolls Royce, Leonardo và MBDA đã tổ chức cuộc họp báo trong tháng 12, tại đó họ trình bày tổng quan chi tiết về công việc đang được thực hiện trong dự án Tempest.
Dự án Tempest bắt đầu được triển khai vào năm 2018. Dự kiến máy bay tiêm kích sẽ được chế tạo xong vào năm 2035, thực hiện các chuyến bay đầu tiên vào năm 2040. Tổng chi phí cho dự án này ước tính khoảng 2 tỷ bảng Anh (tương đương 2,54 tỷ USD).
Được biết rằng, dự án Tempest hiện đang quy tụ sự hợp tác phát triển của hơn 600 tổ chức, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với các học viện, nhà trường, của cả trong và ngoài nước. Trong đó, nòng cốt sẽ có bảy công ty lớn tham gia phát triển dự án này.

1608261911670.png
Hãng BAE Systems là nhà phát triển chính của máy bay Tempest
"Một liên minh tiên phong sẽ đưa ra giải pháp và công nghệ tiên tiến để phát triển một thế hệ máy bay chiến đấu mới" - tuyên bố của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) cho biết. Theo đó, Công ty BAE Systems của Anh được chỉ định là nhà phát triển chính của máy bay.
Hiện nay, chưa có thông tin chi tiết về các tính năng kỹ thuật của máy bay. Nhưng theo giới phân tích, máy bay chiến đấu này được phát triển để thay thế cho chiếc Eurofighter Typhoon (thuộc thế hệ thứ tư), sẽ có mức độ tự động hóa và số hóa cao, đồng thời cũng sẽ được trang bị vũ khí siêu thanh.
Tiêm kích Tempest thế hệ thứ 6 còn được cho là sẽ tích hợp tính năng giữa máy bay có người lái và không người lái, mang theo vũ khí và các bộ cảm biến, được kết nối với nhau bởi một mạng dữ liệu phức tạp, truyền tải thông tin trên nền tảng đám mây.
Đặc biệt, dòng tiêm kích thế hệ 6 này còn được trang bị cặp động cơ thế hệ mới Sabre có thể giúp máy bay đạt vận tốc cực đại Mach 5, trở thành chiếc máy bay có người lái tốc độ nhanh nhất thế giới và nhanh hơn hầu hết các loại tên lửa trên thế giới hiện nay.
Anh: Chua co the he 5 da mo ve the he 6
Giới thiệu mô hình máy bay Tempest của BAE Systems tại Triển lãm quốc phòng và an ninh DSEI-2019, London
Tempest sẽ thể hiện sức mạnh với những vũ khí công nghệ cao mà nó thể mang theo bao gồm: Vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí siêu vượt âm, tùy thuộc vào chiến thuật.
Ngoài ra, Tempest cũng có thể điều hành một nhóm máy bay không người lái và phối hợp tác chiến khiến phòng không đối phương không thể xác định được mục tiêu chính cần tiêu diệt.
Giới chuyên gia Anh cho rằng, dòng tiêm kích này đủ tối tân để khiến máy bay thế hệ 5 của Nga, Mỹ và Trung Quốc trở nên lạc hậu.
Việc Anh quyết phát triển Tempest xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có trang bị thực tế trong nước và cạnh tranh trực tiếp với máy bay thế hệ 5 của Mỹ và Nga trên thị trường quốc tế.
Được biết, vồi tháng 9 vừa qua, Giám đốc mua sắm của Không quân Hoa Kỳ, Will Roper đã thông báo rằng, trong khuôn khổ chương trình “Thống trị trên không thế hệ tiếp theo” (Next Generation Air Dominance - NGAD), Lầu Năm Góc cũng đã bí mật thực hiện các chuyến bay thử nghiệm trình diễn toàn diện khái niệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ mất thương vụ radar vào tay Israel
(Vũ khí) - Thay vì lựa chọn hệ thống radar của Mỹ như kế hoạch, Hungary đã mua hệ thống ELM-2084 do Israel sản xuất để tăng cường sức mạnh phòng thủ.

Trang Times of Israel ngày 14/12 dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Israel cho biết, Hungary đã được thỏa thuận mua hệ thống radar ELM-2084. Thỏa thuận được Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Hungary Ferenc Korom ký với phía Israel hôm 12/12.
Theo thỏa thuận, Hungary mua radar phong không ELM-2084 nhằm thay thế các radar phòng không lỗi thời do Liên Xô phát triển. Dự kiến các hạng mục đầu tiên của hệ thống radar mới sẽ được chuyển giao vào năm 2022.
1608261966058.png
Hệ thống ELM-2084.
Mặc dù thông tin chi tiết của hợp đồng vẫn được giữ kín nhưng dự kiến hợp đồng này lớn hơn so với lần giao dịch của Séc với Israel từ hai năm trước. Vào năm 2018, Séc nhận bàn giao 8 hệ thống radar tương tự trị giá với giá 125 triệu USD.
Theo nhà sản xuất ELTA, hệ thống ELM-2084 có khả năng phát hiện hầu hết các loại mục tiêu trên không từ máy bay chiến đấu có độ thao diễn cao, trực thăng tốc độ thấp, mục tiêu tàng hình hay UAV có kích thước nhỏ.
Điểm đặc biệt là ELM-2084 có thể phát hiện đồng thời 1.200 mục tiêu trên không khác nhau với cự ly tối đa lên tới 475km. Theo nhà sản xuất, các loại radar này có khả năng chống nhiễu rất cao, có khả năng hoạt động trong môi trường chế áp điện tử mạnh.
Không những vậy, ELM-2084 còn có thể dẫn bắn hiệu quả cho các loại tên lửa đất đối không với độ chính xác gần như tuyệt đối. Ngoài ra, người vận hành có thể thực hiện thao tác điều khiển ở vị trí cách xa cụm radar chính nhằm tránh bị tấn công bằng tên lửa diệt radar của đối phương.
Từ thực tế chiến trường, hệ thống radar ELM-2084 còn được tích hợp khả năng phát hiện và định vị pháo binh đối phương với khả năng phát hiện tới 200 mục tiêu đạn trong 1 phút ở cự ly tối đa lên tới 100km.
Qua đó, nó có thể dẫn bắn hiệu quả cho những hệ thống tên lửa đánh chặn Barak-8, Spyder-MR, Iron Dome, David’s Sling... do Israel sản xuất hay bất kỳ hệ thống tên lửa thế hệ cũ nào của Hungary chỉ bằng một số thay đổi nhỏ.
Với radar ELM-2084, lực lượng thủ Hungary đã có trong tay một bảo bối, một "mắt thần" cho nhiệm vụ bảo vệ không phân quốc gia.
Được biết, trước khi công bố quyết định mua ELM-2084, Hungary cũng cân nhắc mua số lượng lớn trực thăng của Nga. Thông tin được Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (CAWAT) cho biết.
Theo nguồn tin này giá trị của hợp đồng tiềm năng này ước tính lên đến khoảng 142 tỷ forin Hungary (khoảng 490 triệu USD). Không chỉ dừng lại ở đó, CAWAT còn cho biết thêm rằng trong tương lai quy mô của hợp đồng giữa hai nước có thể được mở rộng, bởi vì Hungary đang nỗ lực thay thế phi đội máy bay trực thăng Mi-8/Mi-17.
Thỏa thuận giữa Nga và Hungary cho thấy cuộc chiến thực sự giữa vũ khí Nga và Mỹ đang thực sự nóng giữa lòng châu Âu. Khi tình hình chính trị trên thế giới ngày càng phức tạp, Nga và Mỹ cũng nảy sinh nhiều sự mâu thuẫn trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là thị trường vũ khí.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ đã thu được 10,2 tỷ USD từ việc bán thiết bị trên toàn thế giới so với Nga là 5,98 tỷ USD trong năm 2018.
Có thể khẳng định rằng, Mỹ là nhà cung cấp vũ khí chính của châu Âu, Trung Đông và Đông Nam Á. Trong khi đó, Saudi Arabia là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Washington, với việc chi gần 1,2 tỷ USD cho các thiết bị có nguồn gốc từ Mỹ, chiếm hơn 1/10 giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp vũ khí Mỹ vào năm 2014.
Về phía đối diện, Nga cung cấp vũ khí củ yếu cho các quốc gia BRICS (Trung Quốc, Brazil, Nam Phi, Ấn Độ), cũng như các nước tại châu Phi, Trung Đông và Châu Á. Tuy nhiên, hoạt động mua bán giữa các khu vực này là không đồng đều với nhà xuất khẩu đến từ Nga.
Có 13 nước mua vũ khí từ cả Mỹ và Nga. Trong năm 2014, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chính phủ nước này chi đến 4,2 tỷ USD để có được các trang thiết bị hiện đại cho quân đội, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lộng hành tại châu Á. Trong đó, New Delhi dành 2,1 tỷ USD cho các loại vũ khí từ Moscow và 1,1 tỷ USD từ Mỹ.
Nhưng điều ngạc nhiên hơn lại đến từ một quốc gia châu Âu và là thành viên của NATO, Hungary. Budapest nhập khẩu từ Nga nhiều loại vũ khí trị giá 7 triệu USD trong năm 2014 và con số này tiếp tục tăng trong những năm sau.
Trong khi đó, Mỹ vốn là một đồng minh thân cận của châu Âu và có nhiều ảnh hưởng đến NATO, nếu không nói là dẫn đầu các hoạt động của liên minh. Nhưng Hungary lại tỏ ra không mấy bận tâm đến các trang thiết bị quân sự của cường quốc này. Điều đó đương nhiên khiến Washington không vui, khi Budapest công khai nhập khẩu vũ khí từ Nga.
Cuộc cạnh tranh xuất khẩu vũ khí giữa Nga và Mỹ là một khía cạnh trong cuộc đối đầu giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác, từ chính trị, kinh tế cho đến hoạt động quân sự. Hai nước đều có tham vọng đánh bại quốc gia đối diện và lan rộng ảnh hưởng của mình.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ tập đổ bộ đường không cho kịch bản nóng Bắc Cực
(Lực lượng vũ trang) - Lực lượng đổ bộ đường không Mỹ vừa tổ chức cuộc diễn tập đổ bộ tại các dãy núi phủ đầy tuyết và băng ở phía bắc Vòng Bắc Cực.

Đơn vị tham gia cuộc diễn tập là Binh chủng Nhảy dù thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Bộ binh Nhảy dù 509, Đội Chiến đấu Lữ đoàn Bộ binh 4 (Nhảy dù), Sư đoàn Bộ binh 25, đóng quân tại Alaska đã thực hiện đổ bộ đường không từ chiếc KC-130J Super Hercules của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Cuộc diễn tập bất ngờ còn có sự tham gia của Hải đội Vận tải Tiếp nhiên liệu Trên không 152. Theo kịch bản, Mỹ phát hiện lực lượng đối phương xâm nhập bất hợp pháp yêu cầu lực lượng nhảy dù đối phó.
1608262095527.png
Lực lượng đổ bộ đường không Mỹ diễn tập.
"Cuộc diễn tập đã thành công khi mọi nhiệm vụ đề ra trước đó đều được hoàn thành bởi ngay khi tiếp đất, binh sĩ Mỹ đã triển khai chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ đề ra trước đó", vị chỉ huy của Tiểu đoàn 3 cho biết.
Cũng theo vị chỉ huy này, những cuộc diễn tập tương tự sẽ được tổ chức thường xuyên hơn tại Bắc Cực để tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu cho binh sĩ trước những diễn biến bất ngờ có thể xảy ra.
Những cuộc diễn tập này là một phần trong kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự tại Bắc Cực, đặc biệt là tại căn cứ không quân Eielson đang được Lầu Năm Góc thực hiện.
Eielson là căn cứ không quân nằm cách thành phố Fairbanks của bang Alaska khoảng 46 km về phía đông nam, được thiết lập từ năm 1943. Căn cứ có đường băng dài nhất lên đến hơn 4.400 m, hiện đây là nơi đồn trú của Liên đội máy bay chiến đấu số 354 và liên đội tiếp dầu trên không số 168 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Alaska cùng các đơn vị khác, tổng quân số khoảng 2.700 quân.
Là một trong những căn cứ không quân chiến lược của Mỹ, Eielson có vị trí địa lý thuận lợi, nhìn ra eo biển Bering (eo biển phân cách châu Á và Bắc Mỹ) cùng với Nga, đây là tiền đồn để Mỹ thực hiện nhiệm vụ trinh sát, cảnh báo sớm và phòng không. Nó được coi là điểm tựa chiến lược của Washington ở khu vực Thái Bình Dương và Bắc Cực.
1608262026578.png

Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:28






X
Kể từ năm 2006 Mỹ đã đẩy nhanh việc cải tiến Trung tâm huấn luyện tập trung Alaska (JPARC) rộng 100.000 km2 tại căn cứ này, Trung tâm được tích hợp nhiều tính năng để có thể tiến hành huấn luyện trên tất cả các lĩnh vực tác chiến, đây cũng là nơi được Mỹ tiến hành cuộc diễn tập không quân thường niên quy mô lớn Red Flag.

Đặc biệt, Phi đội Máy bay Chiến đấu kẻ xâm lược số 18 khét tiếng của Không quân Mỹ cũng đóng tại đây. Cùng với đó, Mỹ cũng tiếp tục nâng cấp trang thiết bị và cơ sở vật chất của căn cứ này. Tháng 4/2020, 2 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A đã lần đầu tiên được bố trí tại căn cứ này, khiến nó trở thành một trong số ít căn cứ không quân có máy bay thế hệ thứ năm của Mỹ. Theo kế hoạch, đến tháng 12/2021, Mỹ sẽ hoàn thành triển khai 54 chiếc F-35A đến đây.

Căn cứ vào chiến lược phòng thủ quốc gia mới được tiết lộ, Mỹ có thể tăng cường hơn nữa các hoạt động không quân của mình ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Bắc Cực. Căn cứ Không quân Eielson cũng sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong bàn cờ chiến lược tương lai và sự cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc.

Với những lợi thế của Eielson mang lại cùng với những toan tính của Mỹ, rõ ràng căn cứ này là mối nguy hiểm không thể xem thường với Nga. Nhận rõ được điều này, Nga đang đẩy mạnh xây dựng căn cứ quân sự cực lớn trên đảo Kotelny - nơi cách không quá xa Alaska của Mỹ.

Đây là một trong ba căn cứ mới được Nga xây dựng trên vĩ tuyến 75, nằm trong tham vọng triển khai sức mạnh quân sự của Moskva tại vùng Bắc Cực. Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã xây mới 475 cơ sở quân sự trong 6 năm qua, trải dài từ biên giới phía tây giáp Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tới eo biển Bering ở phía đông.

Lực lượng đồn trú thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga chuyển tới căn cứ Kotelny hồi năm 2016. Thiết kế của tổ hợp này giúp họ không phải đối mặt với thời tiết lạnh giá của Bắc Cực trừ khi làm nhiệm vụ tuần tra ngoài trời. Toàn bộ khu tác chiến và nhà ở đều được kết nối với nhau. Chỉ có một công trình đứng riêng lẻ là nhà thờ Chính thống giáo nằm cách trung tâm căn cứ khoảng 20 m.

"Chúng tôi vận hành các hệ thống radar giám sát không phận, bảo đảm an ninh cho Tuyến hàng hải Phương Bắc (NSR) và ngăn chặn nguy cơ đe dọa môi trường", thiếu tá Vladimir Pasechnik, chỉ huy căn cứ Kotelny, cho biết.

Căn cứ này được trang bị hệ thống tên lửa bờ cũng như tổ hợp phòng không tầm ngắn Pantsir-S1, S-400 phiên bản địa cực với khả năng vận hành ở nhiệt độ -50 độ C. Quân đội Nga dự kiến tăng cường sức mạnh ở Kotelny bằng việc thử nghiệm hệ thống phòng không tầm xa S-400 nâng cấp, cũng như đặt nhiều lá chắn tên lửa mới ở một căn cứ gần đó.

"Lực lượng tại đây có nhiệm vụ rõ ràng là bảo vệ lợi ích của Nga tại khu vực có thể nhanh chóng trở thành điểm nóng địa chính trị mới của thế giới. Nga sở hữu 50% đường bờ biển Bắc Cực và đang đệ trình lên Liên Hợp Quốc dự thảo tuyên bố chủ quyền với 1,2 triệu km vuông thềm lục địa Bắc Cực", phóng viên Mary Ilyushina của CNN cho biết.

Việc Nga gia cố sức mạnh quân sự tại căn cứ trên đảo Kotelny là tối quan trọng bởi cùng với từ Eielson của mình, Mỹ cũng đang cố gắng hoàn thiện khả năng tấn công Nga qua Bắc Cực vì đây là con đường ngắn nhất giữa 2 bên.

Theo chuyên gia quân sự Vladislav Shurygin, Mỹ đã thực hành các cuộc không kích xuyên Bắc Cực trong hơn 70 năm qua bằng những tên lửa hành trình thông quan máy bay ném bom chiến lược để đấu lại với hệ thống phòng không của Nga.

Ông Vladislav Shurygin lưu ý rằng con đường ngắn nhất từ Mỹ đến các khu vực chiến lược, chính trị và kinh tế ở miền trung nước Nga, vùng Urals và Siberia đi qua Bắc Cực.

"Tuy nhiên, với mật độ dày đặc của hệ thống phòng không Liên Xô và các nước Hiệp ước Warsaw, máy bay ném bom của Mỹ không thể vượt qua châu Âu đến Urals", ông Shurygin nói.

Bên cạnh đó, Vladislav Shurygin cho rằng, không quân chiến lược của Nga cũng có thứ để đáp trả Mỹ một cách toàn diện. Chuyên gia cho biết, trong các chuyến bay ở vĩ độ cực Bắc, các phi công Nga thực hành những hành động như vậy.

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Cập nhập tình hình Libya gần cuối năm, từ đầu năm - nay GNA ko chiếm được đất nào, trong khi LNA khổng lồ, dù GNA có Thổ hỗ trợ trực tiếp, đem cả át chủ bài TB2 tham chiến và bị bắn hạ hàng loạt :D



 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Bắn hạ vệ tinh như thế nào?
(Vũ khí) - Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của chuyên gia quân sự Nga Kirill Ryabov về các phương pháp bắn hạ vệ tinh.
Sẽ có một số ý trùng lặp, mong bạn đọc thông cảm. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) cách đây tương đối lâu (24/11/2018). Sau đây là nội dung bài viết:

Lực lượng vũ trang của những nước phát triển đang sử dụng nhiều thiết bị vũ trụ có các chức năng khác nhau. Các vệ tinh trên quỹ đạo được sử dụng phục vụ cho nhiệm vụ dẫn đường , liên lạc, trinh sát và v.v.

Vì vậy, những thiết bị vũ trụ trở thành những mục tiêu được “ưu tiên tìm diệt” của đối phương. Việc loại ra ngoài vòng chiến, ít nhất là một số vệ tinh trong một cụm vũ trụ có thể gây những tác động rất nghiêm trọng đến tiềm lực quân sự của đối phương.

Vũ khí chống vệ tinh đã và đang được nghiên cứu thiết kế tại nhiều quốc gia khác nhau, và đã có một số thành công nhất định trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tất cả những hệ thống như đã đã biết thuộc lớp này chỉ có tiềm năng hạn chế và không có khả năng tấn công tất cả các vật thể trên quỹ đạo.

Từ quan điểm của các phương pháp tiêu diệt và công nghệ, một thiết bị vũ trụ trên quỹ đạo không phải là một mục tiêu dễ dàng tiêu diệt.

Hầu hết các vệ tinh đều di chuyển trên một quỹ đạo có thể dự đoán trước được, điều này giúp cho việc dẫn đường cho vũ khí trở nên dễ dàng hơn.

Nhưng cùng với đó, các quỹ đạo nằm ở những độ cao ít nhất vài trăm km, và như vậy vũ khí diệt vệ tinh cần phải đáp ứng một số yêu cầu đặc biệt trong kết cấu và các tính năng kỹ- chiến thuật.

Vì vậy, việc đánh chặn và phá hủy một thiết bị vũ trụ trên thực tế là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, và nhiệm vụ này có thể được giải quyết theo nhiều cách khác nhau.

Vũ khí "Trái đất-Vũ trụ"


Một phương pháp chống lại các vệ tinh là sử dụng kiểu vũ khí “cao xạ” với những tính năng đặc biệt, có khả năng tiếp cận mục tiêu ngay cả trên quỹ đạo.

Đây là một trong những ý tưởng (chống vệ tinh) xuất hiện sớm nhất, và nhanh chóng thu được một số kết quả thực tế. Tuy nhiên, các tổ hợp kiểu này trước đây không được phổ biến do chúng quá phức tạp và giá thành quá cao.

1608529828004.png
Sơ đồ phân bố các mảnh vỡ từ vệ tinh FY-1C bị tên lửa Trung Quốc bắn hạ. Bản vẽ của NASA
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại tình hình đã có nhiều thay đổi và đã có một số tổ hợp tên lửa mới phóng từ mặt đất hoặc phóng từ tàu chiến có khả năng tấn công vệ tinh trên quỹ đạo đã được đưa vào trang bị.

Cụ thể, vào tháng 1/2007, Quân đội Trung Quốc đã tiến hành thành công các cuộc thử nghiệm tổ hợp chống vệ tinh đầu tiên của mình. Tên lửa đánh chặn Trung Quốc đã lên đến độ cao khoảng 865 km và bắn đón trúng chiếc vệ tinh thời tiết FY-1C gặp sự cố trước đó.

Tin tức về những cuộc thử nghiệm này, cũng như một lượng lớn mảnh vỡ của vệ tinh trên quỹ đạo, đã trở thành nguyên nhân khiến nhiều quân đội nước ngoài đặc biệt quan ngại.

1608529770811.png

Video Player is loading.
Loaded: 0%



Play


Advertisement






X
Vào tháng 2/2008, Mỹ cũng tiến hành các thử nghiệm tương tự, nhưng lần này là một tên lửa phóng từ tổ hợp phóng trên tàu. Tàu tuần dương mang tên lửa USS Lake Erie (CG-70) đang trực chiến trên Thái Bình Dương khi đó đã phóng tên lửa đánh chặn SM-3.

Mục tiêu của tên lửa này là chiếc vệ tinh trinh sát cũng gặp sự cố USA-193. Điểm chạm của tên lửa đánh chặn và mục tiêu xảy ra ở độ cao 245 km. Vệ tinh bị phá hủy, và các mảnh vỡ của nó bốc cháy trong các lớp dày đặc của bầu khí quyển.

Những lần thử nghiệm này khẳng định khả năng có thể triển khai tên lửa chống vệ tinh không chỉ trên đất liền mà còn trên các tàu chiến. Ngoài ra, chúng cũng cho thấy tiềm năng rất lớn của tên lửa SM-3, vốn được thiết kế chỉ để đánh chặn các mục tiêu khí động học và tên lửa đạn đạo.

Theo nhiều nguồn tin khác nhau, các tên lửa chống vệ tinh phóng từ mặt đất hiện cũng đang được thiết kế- chế tạo ở nước ta (Nga).

Có giả thiết cho rằng độ cao tấn công của các hệ thống tên lửa phòng không S-400 mới nhất không bị giới hạn trong 30 km như các công bố chính thức, mà các tổ hợp này có thể bắn hạ các thiết bị vũ trụ trên quỹ đạo.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng tên lửa chống vệ tinh chuyên dụng sẽ được đưa vào cơ số đạn của tổ hợp tên lửa phòng không triển vọng S-500.

1608529803506.png
Phóng tên lửa SM-3 từ bệ phóng trên tàu tuần dương USS Lake Erie (CG-70), năm 2013. Ảnh: US Navy .
Vào thời điểm hiện tại (cuối 2018), ngành công nghiệp Nga đang hiện đại hóa tổ hợp phòng thủ chống tên lửa A-235. Trong khuôn khổ của một chương trình lớn hơn, các công trình sư Nga cũng đang thiết kế một tên lửa đánh chặn triển vọng mang mã "Nudol" (mới thử nghiệm thành công cuối tháng 11/2020-ND).

Trên các phương tiện truyền thông nước ngoài, có rất nhiều thông tin, nhận định cho rằng tổ hợp tên lửa “Nudol” chính là một loại phương tiện chống vệ tinh.

Tuy vậy, các tính năng và khả năng của tổ hợp này vẫn được giữ bí mật và các quan chức có thẩm quyền Nga không hề đưa ra một bình luận nào về những giá thuyết nói trên của các chuyên gia nước ngoài.

"Khí quyển- Vũ trụ"

Tên lửa chống vệ tinh trên mặt đất phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng là độ cao rất lớn của mục tiêu. Chúng cần phải có động cơ rất mạnh nên rất khó thiết kế.

Nên ngay từ cuối thập niên 50, gần như ngay sau lần phóng chiếc vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất, đã xuất hiện ý tưởng trang bị tên lửa đánh chặn vệ tinh cho máy bay – phương tiện mang.


Máy bay- phương tiện sẽ đưa tên lửa lên một độ cao nhất định và đảm bảo gia tốc ban đầu của nó, nhờ đó làm đơn giản hóa các yêu cầu đối với động cơ của chính tên lửa.

Những thử nghiệm đầu tiên theo hướng này đã được Mỹ thực hiện vào cuối những năm 50.

Trong thời gian đó, Mỹ đang thiết kế tên lửa đạn đạo chiến lược phóng từ trên không và sau một số thử nghiệm đã thấy rằng; một số mẫu loại này không chỉ có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu trên mặt đất mà còn để đối phó với các thiết bị vũ trụ.

Trong khuôn khổ các thử nghiệm bay- thiết kế các tên lửa Martin WS-199B Bold Orion và Lockheed WS-199C High Virgo, Mỹ đã cho phóng thử nghiệm kiểm tra một số lần nhằm vào các mục tiêu trên quỹ đạo. Tuy nhiên, các dự án trên đã không mang lại kết quả như mong muốn và đã được lệnh chấm dứt.

Tiếp sau đó, người Mỹ tiếp tục một số nỗ lực chế tạo tên lửa chống vệ tinh phóng từ trên không, nhưng đã không thành công. Tất cả các sản phẩm mới đều có những nhược điểm nhất định không cho phép đưa chúng vào trang bị.

Vào thời điểm hiện tại, theo những gì được biết, Quân đội Mỹ không có vũ khí loại này, và ngành công nghiệp Mỹ chưa nghiên cứu phát triển các dự án mới nào.

1608529792174.png
Phá hủy USA-193 bằng tên lửa SM-3. Ảnh : US Navy
Thiết kế thành công nhất của Mỹ trong lĩnh vực tên lửa chống vệ tinh trang bị cho máy bay là sản phẩm Vought ASM-135 ASAT với phương tiện mang là máy bay F-15 cải tiến.

Vào tháng 9/1985, Mỹ cho tiến hành lần phóng thử nghiệm tác chiến duy nhất của tên lửa này nhằm vào một mục tiêu trên quỹ đạo để kiểm tra những khả năng của nó. Chiếc máy bay tiêm kích- phương tiện mang nói trên lấy độ cao theo chiều thẳng đứng đã phóng tên lửa ở độ cao khoảng 24,4 km.



Sản phẩm (tên lửa) đã được dẫn tới đúng vị trí mục tiêu đã định bằng đầu tự dẫn và phá hủy mục tiêu. Điểm va đập giữa tên lửa và mục tiêu ở độ cao 555 km. Nhưng dù đã có những thành công lớn và tiềm năng cũng rất lớn, dự án này đã bị dừng vào năm 1988.

Trong nửa đầu thập kỷ 80, nước ta (Nga) cũng đã khởi động dự án chế tạo tổ hợp chống vệ tinh bằng tên lửa đánh chặn phóng từ trên không. Tổ hợp 30P6 "Contact" có một số thành phần, và quan trọng nhất chính là tên lửa 79M6.

Theo dự án, tên lửa này sẽ được trang bị cho máy bay- phương tiện mang kiểu MiG-31D. Theo các nguồn tin khác nhau, tên lửa của tổ hợp “Contact” có thể tiêu diệt các thiết bị vũ trụ trên các quỹ đạo có độ cao thấp nhất là 120-150 km.

Theo những gì được biết, tổ hợp 30P6 cơ sở đã không được đưa vào trang bị. Tuy nhiên, sau đó, đã có một dự án khác nhằm cải hoán tên lửa đánh chặn 79M6 thành một tên lửa mang các loại hàng có trọng tải nhỏ (lên vũ trụ).

Vào cuối tháng 9 (2018), trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện một số bức ảnh mới chụp máy bay MiG-31 mang một “sản phẩm” không xác định ở móc treo bên ngoài.

Kích thước và hình dạng của “sản phẩm” này khiến nhiều chuyên gia đưa ra nhận định đó là một tên lửa chống vệ tinh phóng từ trên không. Tuy vậy, cho đến nay đây vẫn chỉ là những giả định và không có dữ liệu cụ thể nào về vật thể chưa được xác định nói trên.

Theo những gì được biết, tên lửa chống vệ tinh trang bị cho máy bay đã được nghiên cứu ở cấp độ này hay cấp độ khác ở một số nước. Tuy nhiên, mới chỉ có duy nhất hai nước là Nga và Mỹ có được “sản phẩm” thực tế và đã phóng thử nghiệm kiểu vũ khí như vậy.

Các quốc gia khác chưa chế tạo xong và chưa thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh trang bị cho máy bay. Các chương trình chống vệ tinh của họ được xây dựng dựa trên những ý tưởng khác.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nga đưa radar phản công đến Syria giám sát Thổ
(Vũ khí) - Quân cảnh Nga vừa triển khai hệ thống radar đối kháng 1L271 Aistyonok ở khu vực gần thị trấn Ain Issa ở đông bắc Syria để phòng phiến quân thân Thổ.
Hình ảnh về sự hiện diện của siêu radar tối tân này được Trung tâm Truyền thông Rojava đăng vào ngày 18/12. Đoạn video ghi lại hình ảnh các cuộc pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ vào Ain Issa và vùng ngoại ô của thị trấn này.

Việc quân cảnh Nga điều động hệ thống radar 1L271 Aistyonok nhằm giám sát các cuộc leo thang xung đột và đề phòng những cuộc tấn công từ phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

1608529900130.png
Hệ thống 1L271 Aistyonok xuất hiện tại đông bắc Syria.
Hệ thống Aistyonok được phát triển bởi tập đoàn quốc phòng khổng lồ Almaz-Antey của Nga. Là radar di động được thiết kế để định vị các loại vũ khí khai hỏa như pháo dã chiến, súng phòng không, trận địa tên lửa tầm ngắn.

Hệ thống có thể tính toán quỹ đạo của đạn đang bay tới để triển khai biện pháp đánh chặn và đáp trả một cách cực chính xác.


Radar có thể phát hiện các mục tiêu mặt đất di chuyển ở khoảng cách đến 20km, vị trí hỏa lực của súng cối ở khoảng cách đến 5km, di chuyển thiết bị mặt đất ở khoảng cách đến 20km. Nó cũng có thể điều chỉnh hỏa lực pháo từ 5 đến 15 km tùy theo điều kiện thực tế.

1608529883862.png

Video Player is loading.
Pause
Remaining Time -:-

Loaded: 0%




X
Hệ thống được lắp đặt tại một đồn chung của Quân cảnh Nga và Quân đội Ả Rập Syria. Một số đồn bốt đã được thành lập xung quanh Ain Issa vào tháng 10/2019 và đầu tháng 12/2020 để tuân theo lệnh ngừng bắn ở phía bắc Raqqa.

Ngay trước khi Aistyonok được điều động đến gần Ain Issa, Không quân Nga cũng đã thực hiện đợt không kích quy mô lớn nhằm vào loạt mục tiêu phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng nông thôn Lattakia và một số khu vực khác.

Cuộc không kích được chiến đấu cơ Nga thực hiện trong 2 ngày. Theo Đài quan sát Nhân quyền Syria có trụ sở tại London, các cuộc không kích đã đánh vào vùng ngoại ô thị trấn Kabani.

Thị trấn này là thành trì của Hay'at Tahrir al-Sham liên kết với al-Qaeda, Ajnad al-Kavkaz, Đảng Hồi giáo Turkistan và các nhóm khủng bố nhỏ hơn khác. Mặt trận Dân tộc Giải phóng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cũng duy trì sự hiện diện gần thị trấn.

Từ Kabani, các nhóm khủng bố thường xuyên phóng tên lửa và pháo vào các vị trí quân sự của Syria và Căn cứ Không quân Hmeimim của Nga. "Các nhóm phiến quân hoạt động ở vùng nông thôn Lattakia bị quân chính phủ pháo kích bằng pháo hạng nặng trước vài giờ diễn ra cuộc không kích của Nga.


Đợt tấn công phối hợp đã phá hủy hơn 10 công trình kiên cố được sử dụng làm căn cứ, ít nhất 30 tay súng phiến quân thiệt mạng cùng một số kho chứa vũ khí bị phá hủy", đại diện của lực lượng Nga tại Syria cho biết.

Chiến dịch quân sự của Nga và quân đội Syria đã đánh bại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và dồn các nhóm phiến quân Hồi giáo tới tỉnh Idlib, tây bắc Syria, nơi quân đội Nga phối hợp với Thổ Nhĩ Kỳ đang tuần tra để đảm bảo an ninh.

Phiến quân trong khu vực vài lần tổ chức tấn công nhằm vào đoàn tuần tra hỗn hợp, trong đó có vụ đánh bom hôm 18/8 khiến một thiếu tướng Nga thiệt mạng và hai quân nhân khác bị thương.

Quân đội Nga sau đó điều cường kích Su-34, Su-24M ném bom và phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander vào trại huấn luyện của chúng khiến chúng thiệt hại nặng.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Báo Mỹ nói về tàu ngầm Đài Loan
(Vũ khí) - Văn phòng đại diện của kênh truyền hình Mỹ CNN tại Hồng Kông đưa ra tài liệu dành cho kế hoạch thành lập hạm đội tàu ngầm của Đài Loan.
Theo kế hoạch của Đài Loan, chỉ ở giai đoạn đầu, họ đã có kế hoạch chế tạo 8 tàu ngầm, một trong số đó đã được đóng tại nhà máy đóng tàu ở Cao Hùng. Dự kiến, các cuộc thử nghiệm trên biển của nó sẽ bắt đầu vào năm 2025.

Phóng viên người Mỹ Brad Landon viết như sau: "Hạm đội tàu ngầm tiên tiến của Đài Loan có thể ngăn chặn cuộc tấn công của kẻ thù, giữ cho hòn đảo này trở nên an toàn trong nhiều thập kỷ nữa".

1608529938375.png

Video Player is loading.
Pause
Remaining Time -:-

Loaded: 0%




X
Có lưu ý rằng, các tàu ngầm hứa hẹn của Hải quân Đài Loan sẽ trở thành bệ đỡ cho "vũ khí tàng hình". Chúng ta đang nói về các phương tiện không người lái dưới nước khó bị phát hiện. Đồng thời, bản thân các tàu ngầm sẽ sử dụng động cơ diesel-điện với độ ồn thấp.


Các tàu ngầm tương lai của Đài Loan được cho là sử dụng "động cơ điện siêu êm", được cung cấp bởi "pin lithium-ion tuổi thọ cao", đây là công nghệ rất mới, tiên tiến hơn cả động cơ đẩy độc lập với không khí (động cơ AIP), đây là bước đi tắt đón đầu của Đài Bắc.

1608529953255.png
Các tàu ngầm lạc hậu của Đài Loan sẽ sớm được thay thế bằng loại hiện đại hơn
Tác giả người Mỹ nói thêm: "Tàu ngầm diesel-điện thay vì tàu ngầm hạt nhân là một lựa chọn dễ dàng đối với Đài Bắc. Tàu ngầm diesel-điện dễ chế tạo hơn và rẻ hơn. Và khi một tàu ngầm đang lặn, động cơ điện tạo ra ít tiếng ồn hơn so với lò phản ứng hạt nhân".

Ông Owen Cote, Phó trưởng Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Đại học Massachusetts, cho biết: "Sẽ thuận tiện hơn cho các tàu ngầm như vậy khi chống lại các hạm đội. Khả năng chống tàu ngầm của Bắc Kinh rất yếu và điều kiện âm thanh ở những vùng nước rất nông và ồn ào này là vô cùng khó khăn ngay cả đối với các loại vũ khí chống ngầm tiên tiến được triển khai ở Nhật Bản và Hoa Kỳ".


Giới truyền thông vẫn chưa biết các tàu ngầm diesel-điện của Đài Loan sẽ có những thông số gì, nhưng họ chỉ ra một thực tế là Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp ngư lôi Mark 48 cũng như tên lửa chống hạm phóng từ dưới nước UGM-84 cho Đài Bắc.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Lộ diện tiêm kích hạng nhẹ thế hệ mới của Nga
(Vũ khí) - Các nhà thiết kế Nga đang tích cực làm việc với mục đích tạo ra một chiếc tiêm kích hạng nhẹ một động cơ nhằm lấp đầy khoảng trống hiện tại.

Theo báo chí Nga, sau khi xuất hiện thông tin cho biết Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec đang đầu tư nghiên cứu phát triển một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ mới, một bức ảnh đồ họa đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, nó được cho là khái niệm về loại tiêm kích tương lai của Moskva.
Khái niệm về chiếc chiến đấu cơ nói trên khá gợi nhớ đến nhiều các dòng tiêm kích hạng nhẹ của phương Tây khi cũng sử dụng thiết kế với cặp cánh tam giác và cánh mũi rộng. Tuy nhiên nó cũng mang những đặc điểm vốn có chủ yếu của ngành chế tạo máy bay quân sự Nga, ví dụ như dùng hai cánh đuôi đứng thay vì chỉ một.
1608530007760.png
Ý tưởng tiêm kích hạng nhẹ một động cơ thế hệ mới của Nga
Giới chuyên gia nhận định, căn cứ bức ảnh được giới thiệu, có thể nhận thấy hầu hết cấu trúc của máy bay chiến đấu hạng nhẹ của Nga giống với tiêm kích Dassault Rafale của Pháp, tuy nhiên chiếc phi cơ có thiết kế khác ở phần đuôi, chi tiết này sẽ giúp máy bay ổn định hơn và có thể còn mang lại khả năng cơ động vượt trội.

Trong khi đó, báo chí Nga hiện đang nói về dự án MiG-LMFS bị bỏ dở trong quá khứ, ảnh đồ họa của chiếc chiến đấu cơ vừa xuất hiện trông khá giống với phiên bản thu nhỏ của nó.
1608529999672.png
Trong lúc này chưa có nhiều thông tin cụ thể về dự án tiêm kích hạng nhẹ của Nga
Hiện tại truyền thông Nga chỉ đang nói tới ý tưởng về khái niệm máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ, thiết kế thực của chiếc tiêm kích khi hoàn thiện nhiều khả năng sẽ thay đổi mạnh mẽ, tuy nhiên hiện tại bản đồ họa trên vẫn là một trong những lựa chọn hợp lý nhất cho việc thiết kế tiêm kích tương lai.
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga chưa đưa ra bình luận nào về việc phát triển và chế tạo máy bay chiến đấu hạng nhẹ phục vụ nhu cầu của Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga, nhưng hiện tại họ chưa có nhu cầu đối với máy bay một động cơ.

Do vậy sản phẩm nói trên được cho là hướng đến các khách hàng nước ngoài - những quốc gia đã quen vận hành chiến đấu cơ MiG-21 hay Su-22 từ thời Liên Xô và đang muốn tìm sản phẩm thay thế.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Sức mạnh Quân đội Mỹ và Nga năm 2020. Không quân
(Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu tiếp cùng bạn đọc loạt bài báo so sánh sức mạnh quân sự Mỹ- Nga của chuyên gia quân sự Nga Yuferev Sergey.

Bài này về không quân hai nước và đăng trên“Bình luận quân sự” (Nga) ngày15/12/2020. Tất cả các ảnh trong bài là của tác giả.
1608530103604.png
Máy bay tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ đang bay bám máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga trên eo biển Bering.
Theo truyền thống, không quân luônđược coi là một trong những quân chủng công nghệ tiên tiến nhất và có hiệu quả nhất của lực lượng vũ trang các nước. Các cuộc xung đột quân sự trong những năm gần đây đã chứng minh rằng chiếm được ưu thế trên không sẽ cho phép giải quyết các nhiệm vụ khác nhau trên chiến trường, đảm bảo đạt được các mục tiêu chiến thuật, chiến dịch và chiến lược.
Một ví dụ về việc sử dụng thành công lực lượng không quân là cuộc xung đột tại Syria. Tại quốc gia này, Bộ đội Đường không- Vũ trụ Nga đã (và đang) tích lũy kinh nghiệm thực chiến, thực hành, thử nghiệm các chiến thuật sử dụng không quân tấn công để không kích các mục tiêu trên mặt đất, thử nghiệm các mẫu vũ khí mới và dĩ nhiên, tiến hành các hoạt động trinh sát.
Cùng với đó, Nga đã thực hiện thành công nhiệm vụ triển khai một cụm không quân cách xa lãnh thổ và sử dụng hiệu quả cụm quân này, làm nghiêng cán cân trong cuộc xung đột về phía có lợi cho chính phủ hợp pháp Syria do Tổng thống Bashar al-Assad đứng đầu và Quân đội Ả Rập Syria được Nga hậu thuẫn.
Đối với nước Nga, đây là kinh nghiệm hiện đại đầu tiên trong việc sử dụng ồ ạt lực lượng không quân trong một cuộc xung đột quân sự. Trước đó, chỉ có Không quân Mỹ mới tiến hành các chiến dịch như vậy ở những khu vực cách xa đường biên giới quốc gia của Mỹ. Hiện nay, các phi công Nga đang tiếp tục tích lũy nhiều kinh nghiệm chiến đấu quý giá ở Syria, - những kinh nghiệm mà trước đây chỉ có phi công Không quân Mỹ và không quân các nước NATO mới có.
Đồng thời, nếu tính về mặt số lượng, Không quân Mỹ, dĩ nhiên, vượt trội so với Không quân Nga, và vẫn là lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, vượt xa các đối thủ chính, trong đó có Trung Quốc, cả về số lượng (máy bay) và cả về thành phầnvà số lượng vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự.
Để đối phó một cách phi đối xứng, Nga áp dụng biện pháp truyền thống là thiết kế, sản xuất và bán (rất chạy) nhiều tổ hợp phòng không,- những tổ hợp này được nhiều chuyên gia đánh giá là tốt nhất trên thế giới.

Xét về thành phần và chất lượng của các tổ hợp phòng không, Nga không có đối thủ cạnh tranh, thêm nữa, hệ thống phòng không và hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Nga được bố trí theo tuyến chiều sâu và gồm hàng trăm tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa (S-400, S-300), tầm trung (Buk) và tầm ngắn (“Tor "," Pantsir-S1 ").
1608530120965.png
Su-34 của Không quân Nga tại một căn cứ không quân ở Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Liên bang Nga
Xét về số lượng máy bay chiến đấu, Không quân Mỹ không quá vượt trội so với Không quân Nga (1.522 chiếc so với 1.183 chiếc). Nhưng có một điểm khác biệt rất quan trọng ở đây.
Với Mỹ thì các máy bay quân sự nhiều chức năng khác nhau, trong đó có cả các máy bay trực tiếp chiến đấu, cũng còn có trong biên chế của Không quân Vệ binh Quốc gia,trong biên chế của Không quân Hải quân Mỹ và Không quân của Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ.
1608530047937.png

X
Theo các số liệu mới được công bố của The Military Balance 2020 (các số liệu về Nga và Mỹ đều dẫn từ nguồn này), thì tổng số máy bay chiến đấu có trong trang bị của Các Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ là: 1.522 chiếc của Không quân + 981 chiếc của Không quân Hải quân Mỹ + 432 chiếc của Không quân Quân đoàn LínhThủy quân Đánh bộ + 576 chiếc của Không quân Vệ binh Quốc gia.
Tổng cộng có tất cả 3.511 máy bay chiến đấu: máy bay tiêm kích, máy bay ném bom, máy bay cường kích và máy bay chống ngầm. Trong biên chế của Các Lực lượng Vũ trang Nga, tính cả các máy bay của Không quân và Không quân của Hải quân Nga (+217 máy bay chiến đấu), có tổng cộng 1.400 máy bay chiến đấu.
Như vậy, nếu tính tổng số máy bay chiến đấu, Các Lực lượng Vũ trang Mỹ vượt Các Lực lượng Vũ trang Nga 2,5 lần.
Còn có thể thấy một sự khác biệt lớn hơn nữa khi so sánh không quân vận tải, máy bay AWACS và các máy bay tiếp dầu.
Tính theo số lượng máy bay tiếp nhiên liệu hiện có, Không quân Mỹ vượt tất cả các nước trên thế giới hàng chục lần. Lý do dẫn đến sự khác biệt này là những đặc thù trong sử dụng Không quân Mỹ trên toàn thế giới, là sự hiện diện của rất nhiều căn cứ quân sự và các khu vực phô trương lực lượng của Mỹ trên thế giới. Về mặt này, cụm Không quân Nga thể hiện tính chất phòng thủ, trong khi đó thì Không quân Mỹ- bản chất tấn công cũng thể hiện rất rõ.
Một ưu thế nữa rất quan trong của Các Lực lượng Vũ trang Mỹ- đó là có rất nhiều máy bay không người lái (UAV) tấn công và các thiết bị bay không người lái chiến lược cỡ lớn. Các Lực lượng Vũ trang Nga vào thời điểm hiện tại không có các UAV tấn công được sản xuất hàng loạt và các máy bay không người lái trinh sát cỡ lớn có thể hoạt động ở khoảng cách rất xa các sân bay đóng quân.
Sự khác biệt về tổ chức giữa Không quân Nga và Không quân Mỹ
Về mặt tổ chức, Không quân Nga là một trong ba binh chủng cấu thành quân chủng Bộ đội Đường không - Vũ trụ Thống nhất (tức quân chủng Bộ đội Đường không- Vũ trụ của Các Lực lượng Vũ trang LB Nga- viết tắt VKS), - ngoài (binh chủng)không quân này, VKS Nga còn có (binh chủng) Phòng không - Phòng thủ chống Tên lửa và (binh chủng) Vũ trụ.
Còn tại Mỹ, cũng có một hệ thống tương tự nhưng với những đặc thù riêng, như trong thành phần lực lượng Không quân cũng có các binh chủng độc lập, trong đó có (binh chủng) Lực lượng Vũ trụ và Bộ Tư lệnh các Chiến dịch Đặc biệt của Không quân.

Điểm khác biệt chính so với Bộ đội Đường không- Vũ trụ Nga là Bộ đội Tên lửa chiến lược Mỹ (có nghĩa là tất cả các ICBM của nước này) cũng chịu quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Không quân và không quân Mỹ không có các đơn vị phòng không và phòng thủ chống tên lửa.
Ngoài ra, Không quân Mỹ chỉ có trong trang bị một số lượng rất hạn chế máy bay lên thẳng các kiểu. Đại bộ phận các máy bay lên thẳng được trang bị cho Lục quân và có thể được sử dụng cho các đơn vị và phân đội cụ thể của Lục quân.
Về phía Nga thì ngược lại, ở Nga, lực lượng máy bay lên thẳng nằm trong biên chế của Không quân (khoảng 800 chiếc, trong đó có 390 chiếc là máy bay lên thẳng tấn công). Lục quân Mỹ được trang bị hơn 3.700 máy bay lên thẳng, trong đó hơn 700 chiếc- máy bay lên thẳng tấn công.
1608530134737.png
Các tổ hợp S-400 của Bộ đội phòng không- phòng chống tên lửa thuộc VKS Nga.Ảnh: Bộ Quốc phòng Liên bang Nga
Các lực lượng phòng không và phòng thủ chống tên lửa của Mỹ chuộc quyền chỉ huy của Lục quân và Hải quân, trong khi đó phương tiện phòng không duy nhất có trong biên chế của Không quân Mỹ là các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai “Stinger”.
Cùng với đó, khả năng của các tổ hợp tên lửa phòng không và phòng thủ chống tên lửa của Nga vượt xa khả năng của các tổ hợp tương tự trong thành phần Các Lực lượng Vũ trang Mỹ cả về những tính năng kỹ - chiến thuật đã được công bố (ví dụ, về cự ly tiêu diệt các mục tiêu trên không), và cà về tổng số các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa.


Trong trang bị của Lục quân Mỹ, theo bản tin hàng năm "Cán cân quân sự" (The Military Balance 2020), do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) công bố, có 480 tổ hợp MIM-104D / E / F Patriot được trang bị nhiều kiểu tên lửa khác nhau.
Hiện vẫn không có con số chính xác về các tổ hợp S-400 có trong trang bị của Bộ đội phòng không- phòng thủ chống tên lửa Nga. Nhưng, chắc chắn, chỉ riêng số lượng các tổ hợp này đã vượt quá số lượng các tổ hợp Patriot trong Các Lực lượng Vũ trang Mỹ. Theo các số liệu được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng Nga, Nga đang có hơn 60 tiểu đoàn trang bị tổ hợp này (S-400) (thường mỗi tiểu đoàn có 8 bệ phóng), trong khi việc mua sắm các tổ hợp này vẫn đang được tiếp tục.
Đến năm 2023, VKS Nga sẽ tiếp nhận thêm 3 trung đoàn S-400, 4 tổ hợp S-350 "Vityaz". Đây là thông tin được Hãng RIA Novosti công bố vào tháng 6 năm 2020. Ngoài các tổ hợp S-400, trong trang bị của Bộ đội Phòng không - Phòng thủ chống tên lửa Nga còn có hàng trăm tổ hợp S-300V / PS / PM-1 / PM-2 với số lượng tương đương với S-400 hoặc nhiều hơn, cùng với nhiều tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm ngắn khác.
Quân số của Không quân của Nga và Mỹ
Tổng quân số theo biên chế của Không quân Mỹ là 332.650 người (không tính các nhân viên dân sự). Ngoài ra, Không quân của Vệ binh Quốc gia có 106.750 quân nhân, Không quân Hải quân - 98.600 người, Không quân của Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ - 34.700 người.
Trong biên chế của VKS Nga có khoảng 165.000 quân nhân, kể cả lính nghĩa vụ. Đồng thời, trong thành phần biên chế tổ chức của VKS có ba binh chủng, số lượng quân nhân của từng binh chủng cụ thể là bao nhiêu- không có số liệu. Số lượng quân nhân của Không quân Hải quân Nga có khoảng 31.000 người.

Thành phần không quân chiến đấu Nga và Mỹ


Trong trang bị của Không quân Mỹ có 1.522 máy bay chiến đấu. Để tránh sự nhầm lẫn và quá tải số liệu, chúng ta sẽ chỉ nói đến các máy bay chiến đấu của riêng quân chủng Không quân Mỹ.

Tổng số các máy bay chiến đấu đang có trong biên chế của tất cả các Lực lượng vũ trang Mỹ và Nga đã được dẫn từ đầu bài báo này.

Chỉ có thể nhấn mạnh thêm một điều rằng lực lượng nòng cốt trong biên chế tác chiến của Không quân của Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ và Không quân của Hải quân Mỹ vẫn là các máy bay tiêm kích- ném bom F / A-18 Hornet với nhiều biến thể khác nhau, chủ yếu là các phiên bản F / A-18E và F / A-18F.

Tốc độ trang bị máy bay tiêm kích-ném bom tàng hình đa năng thế hệ 5 F-35C Lightning II (biến thể trang bị cho tàu sân bay Hải quân ) cho Hải quân Mỹ khá chậm. Hiện Hải quân mới chỉ có 28 máy bay tiêm kích như vậy trực chiến.

Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ được tái trang bị với tốc độ nhanh hơn, trong trang bị của lực lượng này hiện đã có ít nhất 80 chiếc F-35B Lightning II (máy bay cất cánh trên đường băng ngắn - hạ cánh thẳng đứng).

1608530144164.png
Máy bay tiêm kích- ném bom tàng hình đa năng F-35A Lightning II trong trang bị của Không quân Hoa Kỳ
Không quân Mỹ đang khai thác 139 máy bay ném bom, trong số đó có 61 máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B Lancer, 20 máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2A Spirit và 58 máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress.

B-52H- một trong những máy bay chiến đấu “cao tuổi” nhất của Không quân Mỹ, - tất cả các máy bay biến thể H đều được chế tạo trong các năm từ 1960 đến năm 1962 và sau đó được hiện đại hóa nhiều lần. Không quân Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục khai thác chúng cho đến ít nhất là năm 2030.


Không quân tiêm kích Mỹ có các máy bay tàng hình thế hệ 5 F-22A Raptor với 166 chiếc, 95 máy bay tiêm kích F-15C Eagle và 10 chiếc máy bay tiêm kích F-15D Eagle.

Phần lớn máy bay chiến đấu là các máy bay tiêm kích-ném bom, tổng cộng có 969 chiếc, trong đó có: 205 máy bay tiêm kích-ném bom tàng hình thế hệ 5 F-35A Lightning II, 442 chiếc F-16C Fighting Falcon và 111 chiếc F-16D Fighting Falcon, 211 chiếc F-15E Strike Eagle.

Không quân cường kích- chỉ có một kiểu duy nhất là máy bay cường kích A-10C Thunderbolt II, hiện Không quân Mỹ đang có 143 máy bay kiểu này.

Một đặc điểm nổi bật của Không quân Mỹ là có rất nhiều máy bay không người lái (UAV) tấn công cỡ lớn và các máy bay không người lái trinh sát chiến lược.

Cụ thể, trong trang bị của Không quân Mỹ có 221 UAV tấn công- trinh sát MQ-9A Reaper, các UAV trinh sát chiến lược, trong đó có 3 chiếc EQ-4B, 31 chiếc RQ-4B Global Hawk, khoảng 10 chiếc RQ170 Sentinel và 7 chiếc RQ-180 (hiện gần như không có thông tin gì về RQ170 Sentinel và 7 RQ-180).

Chỉ biết rằng RQ170 Sentinel được chế tạo theo sơ đồ "cánh bay" và có hình dạng bên ngoài giống với UAV tấn công hạng nặng “Okhotnik" S-70 cũng được chế tạo theo sơ đồ khí động học tương tự của Nga.

1608530155445.png
UAV trinh sát- tấn công MQ-9A Reaper của Không quân Mỹ
Không quân Nga có 1.183 máy bay chiến đấu. Trong số đó có 138 máy bay chiến lược ném bom- mang tên lửa:

62 máy bay ném bom- mang tên lửa cánh cụp cánh xòe Tu-22M3, Tu-22M3M và Tu-22MR, 60 máy bay ném bom- mang tên lửa turbin cánh quạt chiến lược Tu-95MS các phiên bản khác nhau và 16 máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160, trong đó có 6 chiếc phiên bản Tu-160M1.

Không quâm tiêm kích Nga có trong trang bị 180 chiếc máy bay tiêm kích, trong đó có 80 chiếc MiG-31BM, 70 chiếc MiG-29 / MiG-29UB, 30 chiếc Su-27 / Su-27UB.

Lớp máy bay chiến đấu có số lượng lớn nhất, cũng giống như Không quân Mỹ, đó là các máy bay tiêm kích- ném bom với 444 chiếc, trong đó có: 90 chiếc Su-35S, 91 chiếc Su-30SM, 122 chiếc Su-34, 20 chiếc Su-30M2, 47 chiếc Su- 27SM và 24 chiếc Su-27SM3, 50 chiếc MiG-29SMT / MiG-29UBT.

Để thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu chỉ trên mặt đất (tức không quân cường kích), có 264 máy bay chiến đấu, trong số đó có 70 máy bay ném bom chiến trường (chiến thuật) Su-24M / M2 cánh cụp cánh xòe và 194 máy bay cường kích Su-25 nhiều phiên bản khác nhau (40 chiếc Su-25, 139 chiếc Su-25SM / SM-3, 15 chiếc Su-25UB).

1608530170697.png
Máy bay tiêm kích Su-35S của Trung tâm Hàng không Lipetsk. Tháng 1/2018. Ảnh: Bộ Quốc phòng LB Nga
Hiện Không quân Nga không có máy bay tiêm kích thế hệ 5. Vào thời điểm hiện tại Nga vẫn đang tiếp tục thiết kế kiểu máy bay như vậy- đó là máy bay Su-57, và đã có 10 nguyên mẫu bay được chế tạo xong.

Máy bay Su-57 hiện vẫn chưa chính thức đưa vào trang bị. Các kế hoạch mua sắm kiểu máy bay này đã nhiều lần điều chỉnh.

Nếu như giữa năm 2018, chỉ có kế hoạch mua tổng cộng 12 máy bay tiêm kích để trang bị cho một phi đội, thì vào ngày 15/5/2019, Tổng thống Nga Vladimir Putin lại đã thông báo là Bộ Quốc phòng Nga dự kiến mua 76 máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-57 để trang bị cho 3 trung đoàn không quân trước năm 2028.

Không quân vận tải và các máy bay tiếp dầu


Khả năng của Không quân vận tải của Các Lực lượng Vũ trang Mỹ vượt xa khả năng của Không quân vận tải Các Lực lượng Vũ trang LB Nga.

Theo The Military Balance 2020 thì ước tính tổng số máy bay vận tải quân sự hạng nặng và hạng trung trong biên chế của Các Lực lượng Vũ trang Mỹ là 675 chiếc, trong khi những máy bay tương tự của Các Lực lượng Vũ trang Nga chỉ có 185 chiếc.

Xét về số lượng máy bay vận tải hạng trung và hạng nặng, Các Lực lượng Vũ trang Nga chỉ đứng sau Mỹ. Nhưng lại lớn hơn gấp hai lần đối thủ tiếp theo gần nhất - tức Các Lực lượng Vũ trang Trung Quốc (PLA chỉ có 88 chiếc máy bay lớp này).

Cùng với đó, số máy bay vận tải trực thuộc Không quân Mỹ là 331 chiếc, trong đó có 182 máy bay vận tải hạng nặng (146 chiếc C-17A Globemaster III, 36 chiếc C-5M Super Galaxy và 104 chiếc máy bay vận tải hạng trung C-130J / J-30 Hercules).

Không quân Nga có 449 máy bay vận tải, trong đó có 120 máy bay vận tải hạng nặng (11 chiếc An-124 “Ruslan”, 4 chiếc An-22, 99 chiếc Il-76MD, 3 chiếc Il-76MD-M, 3 chiếc Il-76MD-90A) và 65 chiếc máy bay vận tải hạng trung (An-12).

Sự vượt trội của Không quân Nga so với Không quân Mỹ về tổng số máy bay vận tải là do tất cả các máy bay vận tải Nga đều nằm trong trang bị của Không quân, còn các máy bay vận tải của Mỹ thì bị "xé lẻ" chia cho tất cả các lực lượng vũ trang (như Hải quân, Quân đoàn Lính thủy Đánh bộ....-ND).



Tuy vậy, nếu xét về số lượng các phương tiện vận tải đường không hạng nặng và hạng trung, Không quân Mỹ vẫn dẫn trước Không quân Nga.

1608530189950.png
Các máy bay vận tải hạng nặng C-17A Globemaster III của Không quân Mỹ
Sự thua kém nổi bật của lực lượng vũ trang tất cả các nước trên thế giới so với Các Lực lượng Vũ trang Mỹ - đó là quy mô của đội máy bay tiếp dầu. Trong trang bị của Các Lực lượng Vũ trang Mỹ có 555 máy bay tiếp dầu, trong đó có 237 máy bay trực thuộc Không quân Mỹ (kiểu máy bay tiếp dầu chính là KC-135R Stratotanker với 126 chiếc).

Với Nga, tình hình với các máy bay tiếp dầu phải thừa nhận là quá tệ. Trong trang bị của Không quân Nga chỉ có 15 máy bay loại này: 5 chiếc Il-78 và 10 chiếc Il-78M.

Về số lượng máy bay tiếp dầu, Các Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ còn vượt tất cả các quốc gia khác trên thế giới hàng chục lần. Lấy ví dụ cụ thể, Trung Quốc chỉ có 18 máy bay tiếp dầu, Pháp - 17, Anh - 14.

Số lượng máy bay AEW & C (Hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không) của không quân các nước khác cũng kém xa Không quân Mỹ. Các Lực lượng Vũ trang Mỹ có 113 tổ hợp hàng không (máy bay) phát hiện vô tuyến và dẫn đường kiểu này.

Trong khi đó, số lượng các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không đang có trong trang bị của Không quân Nga chỉ có 9 chiếc: 5 chiếc A-50 và 4 chiếc A-50U.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nhật nhờ Mỹ phát triển máy bay nội
(Vũ khí) - Theo Kyodo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 18/12 cho biết nước này sẽ phối hợp với Lockheed Martin Corp của Mỹ để sản xuất tiêm kích tàng hình nội địa.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã cân nhắc 2 ứng cử viên đối tác khác là Tập đoàn quân sự BAE Systems Plc của Anh và Công ty Boeing Co của Mỹ, song quyết định chọn Lockheed Martin làm đối tác sau khi tính đến kinh nghiệm của gã khổng lồ sản xuất trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và quốc phòng.
Dự kiến, tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries Ltd., đơn vị thầu đứng đầu dự án trên, sẽ hoàn thành các điều khoản sau khi đàm phán với Lockheed Martin.
1608530287331.png
Tiêm kích F-X của Nhật được cho là sẽ có nhiều điểm tương đồng với F-35.
Nhật vẫn đang tìm các đối tác con để sản xuất các bộ phận như động cơ và các thiết bị điện nhằm giảm thiểu tổng vốn đầu tư cho dự án phát triển loại máy bay chiến đấu mới định danh là F-X, vốn ước tính tiêu tốn hơn 2 nghìn tỷ yen (tương đương 19,3 tỷ USD).
Các nghiên cứu liên quan nhằm đảm bảo khả năng tương tác giữa loại máy bay mới và các máy bay quân sự của Mỹ sẽ được bắt đầu từ tháng 4/2021.

Hầu hết những thông tin về chương trình F-X vẫn đang được bảo mật nhưng giới quân sự Nhật khẳng định, dòng chiến đấu cơ này đủ mạnh để đối trọng với J-20 của Trung Quốc và lấp đầy vị trí của F-15J và F-2 để lại sau khi những máy bay này nghỉ hưu.
1608530268955.png

Loaded: 100.00%





Play


Advertisement






X
Việc phải nhờ cậy Mỹ trong chương trình máy bay tàng hình mới cho thấy nhiều khả năng, chương trình máy bay tàng hình F-3 của Nhật Bản đã thất bại dù đã thực hiện thành công một số chuyến bay.

Tại thời điểm đầu năm 2018, Nhật Bản đã gửi yêu cầu thông tin (RFI) lần thứ 3 cho các nhà thầu quốc phòng để tìm kiếm các đề xuất cho dự án máy bay chiến đấu tàng hình F-3.

Không giống như hai đợt trước, RFI lần 3 chỉ được gửi cho các công ty ở Mỹ và châu Âu, với một tài liệu chi tiết hơn cho London và Washington. "Nhật Bản kỳ vọng sẽ nhận được các đề nghị cụ thể về mặt thiết kế dựa trên một mẫu máy bay đã có sẵn", nguồn tin quốc phòng Nhật Bản cho biết.

Hai đợt RFI trước không thu được bất kỳ đề xuất chi tiết nào. Các khung chiến đấu cơ hiện có Nhật Bản hy vọng có thể sử dụng bao gồm F-35 Lightning II của tập đoàn Lockheed Martin, hoặc F/A-18E/F Super Hornet (Boeing); Eurofighter Typhoon của châu Âu...

Việc Nhật Bản khẩn trương kêu gọi sự hợp tác của Mỹ và Anh cùng phát triển chương trình máy bay tàng hình F-3 xuất phát từ nguyên nhân dự án này đang đứng trước nguy cơ bị khai tử bất cứ lúc nào do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chiến đấu cơ F-3 được đánh giá là một trong những chương trình quân sự hấp dẫn hàng đầu thế giới trong tương lai gần bởi theo ước tính cần khoảng 40 tỉ USD để hoàn thành chương trình này.


Cùng với việc kêu gọi Mỹ và Anh hợp tác, tại thời điểm đó, chính phủ Nhật cũng đã cân nhắc lùi chương trình F-3 dù nhu cầu máy bay tàng hình của nước này rất cao.

Sở dĩ có sự trì hoãn là để kiểm tra thêm hệ thống tái khởi động của máy bay trong trường hợp xảy ra dừng đột ngột khi đang bay. Cùng với đó, cơ sở chế tạo cũng buộc phải tìm nguồn tài trợ bổ sung để hoàn thành đề án.

Dù phía Nhật cho rằng, việc lùi thời điểm thử nghiệm chỉ là vấn đề kiểm tra thêm về hệ thống khởi động nhưng theo một số nguồn tin thì đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng mà Nhật Bản gặp phải.

Cụ thể, nếu hệ thống khởi động của máy bay hoạt động không tốt thì máy bay sẽ thiếu đi sự cơ động cần thiết trong các tình huống không chiến (như bổ nhào, đột ngột hạ độ cao, chuyển hướng... ).

Khi hệ thống khởi động gặp vấn đề, máy bay rất dễ gặp nạn chứ chưa nói đến việc bị đối phương bắn hạ. Có thể đây chính là nguyên nhân khiến chương trình F-3 không được nhắc đến và Tokyo phải đầu tư cho chương trình máy bay mới với sự giúp đỡ từ Mỹ.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nga có vũ khí đánh chặn siêu thanh chờ kẻ thù
(Vũ khí) - Với việc được trang bị S-500, lực lượng phòng thủ Nga được bổ sung thêm vũ khí có thể chặn đứng đòn đánh siêu thanh từ đối thủ.

Khả năng đánh chặn siêu thanh của S-500 được đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin nói đến khi ca ngợi những hệ thống vũ khí mới của Nga. "Hệ thống S-500 và tên lửa đánh chặn hiện đại hóa là liều thuốc giải độc giúp chống lại vũ khí siêu thanh của kẻ thù", ông Putin tuyên bố.
Đồng thời với tuyên bố của Tổng thống Putin về S-500, tờ Izvestia cũng tiết lộ phòng thủ Nga đã chính thức được trang bị hệ thống đánh chặn tốc độ siêu nhanh S-300V4 để đối phó với đòn đánh từ vũ khí siêu thanh đối phương.
Quyết định trang bị được thực hiện sau khi phòng thủ Nga hoàn thành tất cả các bài thử nghiệm đối với loại đạn đánh chặn thế hệ mới dành cho hệ thống S-300V4.
1608530333800.png
Hệ thống S-400.
Kết quả thử nghiệm cho thấy đạn đánh chặn có khả năng tấn công không chỉ các mục tiêu hiện đại, mà còn cả những đối tượng mục tiêu siêu thanh mà việc phát triển nó ở nước ngoài còn lâu nữa mới hoàn thiện.
Phòng thủ Nga ra tuyên bố cho biết: "Tổ hợp phòng thủ S-300V4 có khả năng tấn công mục tiêu siêu thanh là nhờ loại đầu đạn mới được chế tạo đặc biệt cho nó.

Loại đầu đạn có tốc độ siêu thanh và có thể bắn trúng mọi phương tiện tấn công từ trên không và trên vũ trụ tiên tiến hiện nay và có triển vọng sẽ được chế tạo trong tương lai, ở tầm bắn tới 400 km".
Với khả năng đánh chặn của S-300V4, tổ hợp này có thể diệt gọn mục tiêu siêu thanh và sở hữu tầm bắn tương đương S-400. Như vậy, cùng với S-300V4, S-400 và S-500, phòng thủ Nga có ít nhất 2 hệ thống phòng thủ chuyên đối phó với vũ khí siêu thanh.
Bởi hệ thống S-500 không chỉ là hệ thống phòng không mà nó còn là hệ thống phòng thủ có thể đối phó với cả những mục tiêu không gian. Vũ khí này có khả năng giải quyết một số nhiệm vụ như phát hiện và phá hủy các mục tiêu khí động học thông thường, máy bay trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, vũ khí siêu vượt âm.
Với khả năng hạ gục mọi mục tiêu ở tầm xa 600km ở độ cao 200km, hệ thống S-500 có thể phòng thủ hiệu quả với cả những mục tiêu trong không gian gần. Nói cách khác, đây là vũ khí đủ mạnh để chống lại những vũ khí trong không gian và mục tiêu siêu vượt âm.
Để thực hiện nhiệm vụ của mình, S-500 được trang bị một số loại đạn đánh chặn thế hệ mới 77N6-H và 77N6-H1. Tốc độ của những đạn tên lửa này có thể đạt trên 7km/s.
Ngoài ra, Nga cũng đang thử loại đạn đánh chặn thế hệ mới dành cho S-400, đối phó với vũ khí siêu thanh hoàn toàn nằm trong khả năng. Trong cuộc thử nghiệm hồi cuối tháng 3/2020, hệ thống S-400 đã sử dụng đạn tên lửa có tốc độ Mach 14 diệt gọn mục tiêu siêu thanh.
Chỉ với 3 hệ thống phòng thủ này, Nga đã có trong tay vũ khí đánh chặn đối phó với mục tiêu siêu thanh. Đây rõ ràng là thông tin không vui với Mỹ bởi trong khi đang vất vả với những cuộc thử nghiệm đầu tiên thì Nga đã có sẵn đòn đánh chặn.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, nước này đã thử thành công thiết bị lượn siêu thanh thông thường, gọi tắt là C-HGB, và coi loại vũ khí này có khả năng "áp đảo" hệ thống phòng thủ của đối phương.
Tên lửa thử nghiệm có tốc độ di chuyển siêu thanh với tốc độ Mach 5, để tới được điểm va chạm. Những hệ thống vũ khí như trên sẽ giúp quân đội Mỹ có khả năng tấn công nhanh mới chống lại những đối thủ "tiến bộ" khác như Trung Quốc và Nga.
Hồi cuối tháng 2/2020, Lầu Năm Góc đã giới thiệu mô hình block C-HGB và tiết lộ một số đặc điểm. Theo đó, tầm bắn theo một số ước tính có thể đạt tốc độ Mach 8.
Đánh giá về thành công của Mỹ, chuyên gia Sergei Khatylev cho rằng trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh, Nga đã bỏ xa Mỹ tới 10 năm và biến Mỹ thành nước phải chạy đuổi theo. Mỹ đã tiến hành các công việc theo hướng này khoảng 30 năm nay nhưng không thể đạt được thành tựu như của Nga.
Dù đã đạt được những tiến bộ nhất định trong phát triển vũ khí siêu thanh nhưng thực tế là vũ khí siêu thanh của Mỹ không thể bay nhanh hơn 7-8M (trong trường hợp phát triển thành công), trong khi vũ khí của Nga có thể đạt tốc độ lên tới 20M, thậm chí lên tới 27M.
Vị chuyên gia Nga cho rằng, đến khi Mỹ có thể đưa loại vũ khí tốc độ siêu nhanh này vào trang bị, có thể Nga đã nâng cấp vũ khí của mình với nhiều ưu điểm hơn nữa và có tốc độ nhanh hơn.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Ông Mike Pence: Mỹ có lực lượng tấn công từ vũ trụ
(Lực lượng vũ trang) - Phó Tổng thống Mỹ, ông Mike Pence vừa cho biết, nước này sẽ thành lập lực lượng tấn công từ vũ trụ trực thuộc Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ.

Việc Mỹ quyết định thành lập lực lượng tấn công hoàn toàn mới nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ đất nước trước những nguy cơ bị tấn công từ bên ngoài.
"Tôi rất vinh dự được thay mặt Tổng thống Mỹ thông báo về việc thành lập lực lượng Bộ Chỉ huy vũ trụ thuộc Thủy quân lục chiến, đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ", ông Mike Pence nói.
1608530403592.png
Mỹ sẽ sở hữu khả năng tấn công từ vũ trụ.
Đơn vị này sẽ có quyền chỉ huy độc lập nhưng vẫn có chung một người quản lý cao nhất, đó là Thiếu tướng Matthew Glavy, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Không gian mạng của Thủy quân lục chiến Mỹ.
Là một trong những đơn vị hiện đại của Mỹ, Bộ Chỉ huy vũ trụ có nhiệm vụ thực hiện tác chiến vũ trụ từ độ cao 100 km trở lên như hoạt động dổ bộ vũ trụ, tiến hành các hành động đột kích trên vũ trụ.

Ngoài ra, lực lượng này còn triển khai các chiến dịch trong vũ trụ trên quy mô toàn cầu, cũng cấp hỗ trợ và dữ liệu cho các chỉ huy tác chiến khác cùng các đồng minh hoặc đối tác của Mỹ. Lực lượng này sẽ chủ yếu bao gồm các chuyên gia vũ trụ từng hỗ trợ Bộ tư lệnh Chiến lược của Thủy quân lục chiến Mỹ.
"Chúng tôi sở hữu cơ hội đáng kinh ngạc để tạo ra sức mạnh trên môi trường thông tin dựa trên vị trí đặc biệt trong lực lượng hải quân và liên quân. Vũ trụ và không gian mạng đóng vai trò quan trọng trong môi trường thông tin và có thể mang lại lợi thế cạnh tranh khi kết hợp với nhau", Tướng Glavy nói.
Trong khi đó, Tướng Glen VanHerck, lãnh đạo Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) phát biểu tại hội nghị cấp cao về vũ khí siêu thanh ở Washington hồi cuối tháng 10/2020, nhấn mạnh rằng, Nga và một số đối thủ của Mỹ đang phát triển vũ khí siêu thanh.
Bên cạnh đó tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới, vũ khí siêu vượt âm Avangard của Nga đã được đưa vào trang bị. "Công tác phòng thủ ngăn chặn vũ khí siêu thanh không theo kịp sự phát triển vượt bậc về tiềm lực quốc phòng...
Vũ khí siêu thanh của đối thủ với khả năng thao tác độc lập đang thách thức những phiên bản hệ thống cảnh báo sớm trước đây của Bộ Quốc phòng Mỹ", tướng VanHerck nói.
Chỉ huy NORAD cho biết Lầu Năm Góc đang "đi đúng hướng" khi phát triển các loại radar và cảm biến cảnh báo, bao gồm cả trong không gian vũ trụ, hoạt động trên cơ sở trí tuệ nhân tạo và công nghệ học máy.
Tướng Glen VanHerck nhắc lại rằng Cơ quan phòng thủ tên lửa và Lực lượng không gian Mỹ đang phát triển các vệ tinh phóng ngay trên vũ trụ để theo dõi vũ khí siêu thanh.

Mặc dù vậy ông không tiết lộ vệ tinh Mỹ phóng thiết bị gì thể theo dõi và đối phó với vũ khí siêu thanh. Nhưng theo National Interest (Mỹ), hiện nay Không quân Mỹ đang thực hiện chương trình phát triển vũ khí để ném bom hoặc phóng tên lửa bề mặt Trái đất từ vũ trụ.
Các loại vũ khí đặc biệt này với đầu đạn có vỏ bọc cứng làm từ những chất liệu đặc biệt sẽ được đưa lên quỹ đạo để bắn trả đối phương. Những đầu đạn loại này có thể bay với vận tốc hơn 3.000m/giây và khi trúng mục tiêu sẽ có sức công phá tương đương một vụ nổ hạt nhân nhỏ.
Các loại vũ khí tối tân về "tiềm lực quân sự vũ trụ" của Mỹ đến năm 2025 bao gồm: các thiết bị laser trên trạm quỹ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các vệ tinh và tấn công những mục tiêu đã định trên mặt đất; những vệ tinh quân sự làm nhiệm vụ "vệ sĩ" theo dõi và bảo vệ các mục tiêu quan trọng trong vũ trụ.
Ngoài ra còn có vũ khí năng lượng động lực chống vệ tinh của đối phương và đón đầu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa; các tàu vũ trụ-không gian thực hiện nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và máy bay tấn công của đối phương; những máy bay không người lái trên quỹ đạo tấn công những mục tiêu quan trọng trên mặt đất; các loại mìn bố trí trong vũ trụ có khả năng "bắn" hạ các vệ tinh của đối phương.
Giới chuyên gia cho rằng, thiết bị có thể phóng từ vệ tin của Mỹ được Tướng VanHerck nói đến nhiều khả năng là phóng tên lửa hoặc loại bom đặc biệt có thể tấn công mục tiêu trên bề mặt Trái đất.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Cạnh tranh quyết liệt giữa Okhotnik và Grom trong Quân đội Nga
(Vũ khí) - Hai chiếc S-70 Okhotnik và Grom đang trong cuộc đua trở thành máy bay không người lái tàng hình đầu tiên vào biên chế Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga.

Mới đây Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng quản trị của tổ hợp công nghiệp - quân sự Nga, ông Andrey Yelchaninov cho biết máy bay không người lái trinh sát - tấn công tàng hình S-70 Okhotnik đã sẵn sàng bước vào quá trình sản xuất hàng loạt.
Vị quan chức trên thông báo rằng việc cung cấp "Thợ săn" cho Quân đội Nga được lên kế hoạch vào năm 2024, đồng nghĩa với việc bắt đầu sản xuất hàng loạt chiếc UAV tiên tiến này vào giai đoạn 2021 - 2022.
Theo các chuyên gia, hiện tại UAV Okhotnik đang trải qua những bài thử nghiệm cuối cùng, sau đó sẽ bước vào giai đoạn tổ chức sản xuất, các mẫu thử của phiên bản chế tạo hàng loạt sẽ được kiểm tra và đến ngày quy định thì Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga sẽ nhận chiếc UAV hạng nặng để đưa vào biên chế.

“S-70 Okhotnik đã cho thấy hiệu quả của nó và đang được thử nghiệm. Những gì đang bay hiện tại là mẫu trình diễn công nghệ và một nguyên mẫu sẽ được đưa vào biên chế Quân đội Nga từ năm 2024", ông Andrei Yelchaninov nói.
1608530639557.png
Máy bay không người lái tàng hình S-70 Okhotnik
Mặc dù vậy theo Izzvestia, máy bay không người lái tấn công đa năng Grom mới là phương tiện bổ sung cho Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga trong vài năm tới.
Phương tiện tác chiến này đang ở giai đoạn phát triển cuối cùng và một trong những tính năng của nó mà UAV Okhotnik cũng sở hữu đó là sự hiện diện của tên lửa không đối không, điều này cho thấy máy bay không người lái có thể được sử dụng như một tiêm kích đánh chặn.
“Tại triển lãm Army-2020, công ty đã lần đầu tiên trình bày các mô hình kích thước đầy đủ của những thiết bị lớn hơn, do chính họ phát triển. Trong số đó - UAV tấn công Grom nặng 7 tấn, có thể sử dụng cả bom và tên lửa không đối đất".
"Kinh nghiệm thu được trong quá trình chế tạo, thử nghiệm và đưa vào sản xuất hàng loạt UAV Orion có thể giúp nhanh chóng sản xuất những thiết bị nặng hơn. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào về các hợp đồng mới dành cho cơ sở sản xuất từ Bộ Quốc phòng Nga", Izvestia đưa tin.

1608530647780.png
Máy bay không người lái tàng hình Grom
Một nhà phân tích của trang Avia-pro nhấn mạnh "Grom ít công nghệ cao cấp hơn Okhotnik, và do đó sự xuất hiện của nó trong kho vũ khí trang bị của Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga sẽ xảy ra gần giữa thập kỷ này".
Như vậy đang diễn ra cuộc đua khá quyết liệt giữa hai dòng máy bay không người lái tấn công tàng hình được xem là hàng đầu của Nga, chiếc nào sẽ về đích trước cho đến nay vẫn là một ẩn số.
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Mỹ vẫn phải sợ 'Gấu già' mang tên lửa Kh-101
(Vũ khí) - Tạp chí Mỹ “Lợi ích Dân tộc” (National Interest – NI) nêu tên một loại vũ khí của Nga tuy cũ nhưng vẫn có khả năng hủy diệt thế giới.

Tạp chí National Interest của Mỹ mới đây đã có bài viết cho rằng, có một loại vũ khí cũ của Nga mặc dù được chế tạo từ thế kỷ trước nhưng vẫn còn có khả năng hủy diệt thế giới. Đó chính là máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95MS Bear-H (con Gấu).
Như tờ báo Mỹ lưu ý, máy bay ném bom 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt Tu-95MS, được Liên Xô phát triển vào giữa thế kỷ trước, nhưng đã liên tục được hiện đại hóa và cho đến hiện nay vẫn là một loại vũ khí quan trọng trong cơ cấu không quân chiến lược Nga.
Tác giả của bài báo nhấn mạnh rằng, Tu-95 vẫn là một trong những mẫu máy bay nhiều tuổi đời nhất đang phục vụ trong Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga và là loại máy bay ném bom tuốc bin cánh quạt duy nhất trên thế giới vẫn được quân đội sử dụng.

Loại máy bay này được bắt đầu phát triển vào thập niên 1950. Việc Liên Xô lựa chọn động cơ tuốc bin phản lực cho Tu-95 có liên quan đến tình trạng đốt cháy nhiên liệu quá nhanh của động cơ phản lực thời đó.
Nhà báo Mỹ nhấn mạnh rằng, nhờ quá trình hiện đại hóa, loại máy bay ném bom già lão của Nga hiện nay đã thay thế tên lửa hành trình Kh-55 bằng tên lửa hành trình Kh-101 tối tân tầm xa gần 10.000km, có khả năng thay đổi quỹ đạo trong khi bay và thay đổi mục tiêu trong khi hành trình.
1608530749719.png
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS mang tên lửa hành trình Kh-101
Tầm phóng xa không tưởng của loại tên lửa này kết hợp với tầm bay xa hàng chục nghìn km của Tu-95MS khiến nó trở thành loại vũ khí độc nhất vô nhị trên thế giới, giúp không quân Nga có khả năng tấn công toàn cầu mà không cần rời quá xa lãnh thổ của mình.
Với những tính năng mới ưu việt, “Gấu già” của Nga tiếp tục là một trụ cột trong bộ ba vũ khí hạt nhân răn đe chiến lược của Nga, gồm: Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack, Tu-95MS Bear-H (mang tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân); tàu ngầm hạt nhân chiến lược (mang tên lửa đạn đạo liên lục địa) và tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ mặt đất.

NI lưu ý rằng, Mỹ hiện nay đang phát triển máy bay ném bom chiến lược hạng nặng mới B-21 Raider và đang hiện đại hóa để duy trì các loại máy bay thế hệ trước là B-1 Lancer, B-2 Spirit và B-52 Stratofortress cũ; cũng giống như Nga đang phát triển PAKDA nhưng vẫn tiếp tục sử dụng Tu-160M2 Blackjack, Tu-95MS Bear-H và Tu-33M3M Backfire.
Tu-95 giống như máy bay B-52 của Mỹ, cũng được phát triển trong thập niên 1950, tuy nhiên tới nay vẫn không có dấu hiệu bị loại biên.
Nhưng khác với B-52, phần lớn các máy bay Tu-95 được sản xuất từ những năm 1980, thậm chí là đầu thập niên 90 nên chúng có thể được coi là tương đối trẻ so với một số máy bay của NATO và sau khi nâng cấp, hiện đại có thể sử dụng thêm ít nhất đến năm 2035
 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Hạm đội tàu ngầm 'quẻ ám' của Canada
Hải quân Canadan sở hữu hạm đội 4 tàu ngầm lớp Victoria, nhưng chúng liên tục gặp sự cố "xui xẻo" và dành phần lớn thời gian nằm cảng.

Bộ Quốc phòng Canada hôm 21/12 thông báo tàu ngầm HMCS Corner Brook bị rò nước do kỹ thuật viên không tuân thủ quy trình xả bể nước dằn trong đợt thử nghiệm tại nhà máy đóng tàu Victoria hồi tháng 3. Sự cố khiến tàu ngầm bị hư hại và không thể trở lại biên chế trước tháng 6/2021, chậm hơn một năm so với kế hoạch và khiến quá trình bảo dưỡng kéo dài đến 7 năm.

Vấn đề với HMCS Corner Brook cũng phản ánh quá trình phục vụ đáng thất vọng của 4 tàu lớp Victoria, hạm đội tàu ngầm duy nhất trong biên chế hải quân Canada hiện nay. Cả 4 tàu đều thường xuyên gặp sự cố trong suốt 20 năm qua, phần lớn thời gian phải nằm cảng sửa chữa hoặc bảo dưỡng, khiến chúng bị coi là những chiến hạm "quẻ ám" của hải quân nước này.

HMS Corner Brook về cảng sau một chuyến ra khơi. Ảnh: Hải quân Canada.


HMS Corner Brook về cảng sau một chuyến ra khơi. Ảnh: Hải quân Canada.

HMCS Corner Brook gần như đã ngừng hoạt động hoàn toàn kể từ sự cố va chạm đáy biển, khiến phần mũi của nó bị rách gần 2 m trong một cuộc diễn tập ngoài khơi bờ biển Vancouver năm 2011. Cuộc điều tra của hải quân Canada kết luận sự cố bắt nguồn từ lỗi con người, nhiều người từng bày tỏ lo ngại cú va chạm có thể làm hư hại vỏ tàu đến mức không thể sửa chữa.

Tàu được đưa lên ụ bảo dưỡng dài hạn từ giữa năm 2014, quá trình này dự kiến kéo dài 6 năm. Tháng 4/2019, một đám cháy bùng phát trên tàu trong quá trình sửa chữa nhưng nhanh chóng được kiểm soát.

Tình trạng hoạt động của ba chiếc còn lại cũng không khá hơn.

Lớp Victoria ban đầu mang tên Upholder, được Anh phát triển từ cuối thập niên 1970 và chế tạo trong thập niên 1980. London ban đầu dự định đóng 12 chiếc, nhưng kế hoạch bị hủy khi mới chỉ có 4 tàu xuất xưởng, chúng được đưa vào biên chế trong giai đoạn 1990-1993.

Tuy nhiên, cả 4 tàu đều bị loại biên năm 1994 sau khi hải quân Anh quyết định chỉ vận hành tàu ngầm hạt nhân. Giới chức nước này định bán chúng cho Pakistan nhưng thương vụ không thành công.

HMCS Corner Brook trong nhà máy sau cú va chạm đáy biển năm 2011. Ảnh: CBC.

HMCS Corner Brook trong nhà máy sau cú va chạm đáy biển năm 2011. Ảnh: CBC.

Chính phủ Anh sau đó chấp thuận chuyển giao cả 4 tàu ngầm cho Canada theo hình thức cho thuê để sở hữu vào năm 1988. Theo thỏa thuận, giới chức Canada sẽ trả 427 triệu USD tiền thuê tàu trong 8 năm, sau đó London sẽ chính thức bán chúng cho Ottawa với mức giá tượng trưng là một bảng Anh.

Thương vụ này cũng liên quan tới thỏa thuận song phương cho phép quân đội Anh tiếp tục sử dụng một số căn cứ tại Canada.

Tàu ngầm đầu tiên đổi tên từ HMS Unseen thành HMCS Victoria, được biên chế cho hải quân Canada năm 2000. Những chiếc tiếp theo gồm HMCS Windsor và HMCS Corner Brook biên chế năm 2003.

Chiếc cuối cùng là HMCS Chicoutimi bị nước biển tràn vào tháp điều khiển khi đang di chuyển từ Anh đến Canada năm 2004. Sự cố gây chập cháy và mất điện hoàn toàn, làm con tàu mất điều khiển và trôi dạt trên biển, một thủy thủ Canada thiệt mạng và 8 người bị thương vì hít phải khói.

Tàu hải quân và tàu kéo nhiều nước được triển khai để cứu Chicoutimi, đưa nó quay về quân cảng của Anh để sửa chữa và chỉ được chuyển tới Canada sau đó một năm. Sự cố gây nhiều tranh cãi tại Canada về quyết định mua tàu ngầm đã qua sử dụng của Anh, giới chức nước này mất thêm 4 năm để quyết định sửa chữa Chicoutimi. Con tàu chỉ được đưa vào biên chế hải quân Canada năm 2015.

Ngoài chi phí thuê tàu, Canada cũng phải trả thêm 98 triệu USD để đại tu 4 tàu vốn đã đắp chiếu suốt nhiều năm. Trong quá trình này, cả 4 tàu đều bị loại bỏ tính năng phóng tên lửa diệt hạm Harpoon và rải thủy lôi. Bù lại, chúng được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực Lockheed Martin Librascope, cho phép phóng ngư lôi hạng nặng Mark 48 Mod 4 của Mỹ.

Những đợt đại tu và bảo dưỡng cũng gây ra hàng loạt vấn đề với hạm đội tàu ngầm lớp Victora. Một vết lõm được phát hiện trên vỏ tàu HMCS Victoria vào năm 2000, khiến nó phải nằm cảng suốt 3 năm sau khi đưa vào biên chế. Cũng chính con tàu này cũng gặp "thiệt hại thảm họa" với hệ thống điện khi kỹ thuật viên Canada tìm cách lắp đặt máy phát hiện đại vào năm 2006.

Hải quân Canada cũng phát hiện những mối hàn kém chất lượng trên cả 4 tàu, vấn đề này đã đeo bám lớp Victoria suốt nhiều năm.

HMCS Victoria ra biển tổng cộng 115 ngày trong giai đoạn 2000-2010, trong khi HMCS Corner Brook cũng chỉ rời cảng 81 ngày trong năm 2006-2008. HMCS Chicoutimi hiện giữ kỷ lục ra biển dài nhất với 197 ngày liên tục hồi năm 2018. Đến năm 2019, Canada không có tàu ngầm nào hoạt động bởi cả 4 chiếc lớp Victoria đều phải nằm cảng bảo dưỡng.

HMS Chicoutimi nằm cảng bảo dưỡng năm 2007. Ảnh: Wikipedia.

HMS Chicoutimi nằm cảng bảo dưỡng năm 2007. Ảnh: Wikipedia.

Ottawa dự kiến đưa ba tàu trở lại vận hành trong năm nay, nhưng kế hoạch này cũng bị đình trệ bởi Covid-19. HMCS Victora rời nhà máy hồi tháng 9 nhưng vẫn đang phải chạy thử, chưa đủ khả năng làm nhiệm vụ. HMCS Windsor dự kiến trở lại biên chế vào năm 2021, chưa rõ thời gian hoàn thành bảo dưỡng HMCS Chicoutimi.

Số phận của lớp Victoria hiện chưa được xác định, dù chiếc đầu tiên dự kiến kết thúc vòng đời hoạt động vào năm 2022. Chính phủ Canada đã lên kế hoạch tăng hạn sử dụng cho cả 4 tàu kể từ năm 2017, nhưng chưa phê duyệt dự án này. Chi phí ước tính cho quá trình đại tu cả 4 tàu sẽ vào khoảng 1,5 tỷ USD, cho phép lớp Victoria vận hành đến đầu thập niên 2040.

Nhiều chuyên gia cho rằng Canada nên đặt mua các tàu ngầm mới, thay vì bỏ thêm tiền sửa chữa và duy trì hoạt động của lớp Victoria.

"Hải quân Canada cần tàu ngầm, nhưng nỗ lực giữ lớp Victoria trong biên chế thêm nhiều năm nữa, nhất là khi chúng đã dành phần lớn thời gian nằm đắp chiếu trong cảng, sẽ ngày càng không mang lại hiệu quả", chuyên gia quân sự Joseph Trevithick nhận xét.

 

anhdung1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,039
Động cơ
146,500 Mã lực
Nga biến Zircon thành tên lửa 2 trong 1 đáng sợ
(Vũ khí) - Theo Bộ Quốc phòng Nga, chương trình thử nghiệm tên lửa Zircon năm 2020 đã thành công khi cả 3 vụ phóng đều đánh trúng mục tiêu trên biển và trên cạn.
Tất cả các vụ phóng đều được thực hiện bởi khu trục hạm Đô đốc Gorshkov của Hạm đội phương Bắc. "Trong năm qua, ba vụ phóng thử theo kế hoạch đã được thực hiện, trong đó 2 vụ diệt mục tiêu động triên biển và một vụ tấn công mục tiêu trên đất liền.

Độ chính xác thật đáng kinh ngạc khi cả 3 vụ phóng, tên lửa siêu thanh Zircon đều đánh trúng hồng tâm", Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.


Nga bien Zircon thanh ten lua 2 trong 1 dang so
Chiến hạm Nga phóng tên lửa Zircon.
Theo nguồn tin này, lần đầu tiên, tàu Đô đốc Gorshkov phóng Zircon hồi đầu tháng 10/2020. Tên lửa được phóng từ Bạch Hải và đánh trúng mục tiêu trên biển tại Biển Barents. Trong cuộc thử nghiệm này, Zircon đạt vận tốc Mach 8 và bay ở độ cao 28km.






Lần phóng tiếp theo diễn ra hồi tháng 11/2020, tên lửa đã bay nhanh hơn Mach 8 và đánh trúng mục tiêu cách đó 450km. Trong lần phóng thứ 3 ngày 11/12, tốc độ nhanh nhất của Zircon đươc ghi nhận gần đạt Mach 9.

Năm 2021, tàu Đô đốc Gorshkov sẽ thực hiện thêm một vụ phóng Zirrcon nữa, sau đó tên lửa này sẽ bắt đầu được thử nghiệm trên tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân Severodvinsk. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, công việc thử nghiệm sẽ kết thúc trong năm 2021 và bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất loạt.


Như vậy, Nga đang đi đầu thế giới trong việc phát triển tên lửa siêu thanh với Kinzhal, Avangard và đặc biệt là trường hợp của Zircon khi nhà sản xuất Nga đã tích hợp thành công tính năng diệt hạm và tấn công trên đất liền trên cùng một loại tên lửa.


Tính năng kép cũng từng được Hải quân Mỹ lên kế hoạch với tên lửa hành trình Tomahawk và tên lửa đánh chặn SM-3. Tuy nhiên đến nay chưa có bất kỳ cuộc thử nghiệm nào được công bố.

Đánh giá về việc tàu ngầm Nga trang bị Zircon, tạp chí National Interest của Mỹ cho rằng, sự kết hợp giữa tàu ngầm tấn công và vũ khí siêu thanh như tên lửa Zircon sẽ mở rộng đáng kể khả năng của Hải quân Nga. Các chuyên gia tin rằng việc phóng những tên lửa như vậy từ dưới nước là một lợi thế chiến lược.


Ấn phẩm lưu ý rằng Zircon phát triển tốc độ gấp 8 lần vận tốc âm thanh. Để gây ra thiệt hại nghiêm trọng, một tên lửa tấn công mục tiêu với tốc độ khủng khiếp như vậy thậm chí không cần phải có đầu đạn được nạp chất nổ vì động năng của nó là rất lớn.

Đồng thời kẻ thù sẽ có rất ít thời gian để phản ứng trước cách trước sự tiếp cận của tên lửa siêu thanh. Việc né tránh những vũ khí như vậy là vô cùng khó, National Interest so sánh quá trình chặn chúng với việc bắn một viên đạn vào một viên đạn, tức là cơ hội thành công rất thấp, đặc biệt khi loại vũ khí này có khả năng cơ động cao.

Một khó khăn khác nằm ở chỗ các hệ thống phòng thủ trong hầu hết trường hợp đều được tối ưu hóa để phòng thủ trước những mối đe dọa hiện có, nhưng không bao gồm vũ khí siêu thanh.

Báo Mỹ cũng hướng sự chú ý đến khả năng tàng hình 3M22 Zircon, chúng tạo thành trường plasma hấp thụ sóng vô tuyến khi bay ở tốc độ cao. Việc trang bị những vũ khí như vậy trên tàu ngầm khiến phương tiện tác chiến này càng trở nên nguy hiểm hơn.


"Nga có thể sẽ là quốc gia đầu tiên nhận được tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh phóng từ tàu ngầm", tạp chí National Interest nhận định.

Tác giả của ấn phẩm giải thích thêm rằng tàu ngầm có khả năng không bị chú ý dưới nước trong thời gian dài. Tuy nhiên chúng vẫn tương đối an toàn và khó tìm. Nhưng tàu ngầm có thể phóng tên lửa rất nhanh, nó thậm chí không cần phải nổi để làm điều này.

Do tàu ngầm có thể tiếp cận mục tiêu một cách không dễ nhận thấy, một tên lửa siêu thanh phóng từ dưới nước sẽ tấn công nhanh đến mức kẻ thù khó có thời gian để đáp trả.

Giới quân sự Mỹ thừa nhận, họ đang tụt hậu so với Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Quân đội Mỹ không có hệ thống phòng thủ đủ sức chống lại vũ khí này. Trong lĩnh vực siêu âm thanh, Mỹ đang phải cố gắng để bắt kịp.

Các chuyên gia từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội đồng ý với quan điểm này. Họ lưu ý rằng tên lửa siêu thanh có khả năng cơ động cao của Nga đang được cải tiến để xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.


Nga tăng gấp 10 tên lửa hành trình tầm xa,nhận 900 UAV
(Vũ khí) - Quân đội Nga đang có sự đầu tư mạnh vào những vũ khí phục vụ cho phương thức tác chiến công nghệ cao trong thời đại mới.

Kênh truyền hình Zvezda cho biết, trong những năm qua, Lực lượng vũ trang Nga đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng tên lửa. Đặc biệt kho tên lửa hành trình tầm xa đã tăng gấp 10 lần. Điều này được chứng minh bằng dữ liệu công bố hôm 23/12 từ Bộ Quốc phòng Liên bang Nga.
Zvezda lưu ý rằng từ năm 2012 đến năm 2020, số lượng tên lửa hành trình các loại được biên chế trong Quân đội Nga đã tăng gấp 37 lần. Bao gồm tên lửa đối hạm và tấn công mặt đất thuộc họ Kalibr, tên lửa không đối đất Kh-101 và những loại có tính năng tương tự . Nhiều loại trong đó là một phần của lực lượng hạt nhân chiến lược.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, số lượng phương tiện có khả năng mang tên lửa hành trình cũng đã tăng lên trong 8 năm qua. Mức tăng trưởng trong khoảng thời gian được đề cập là 13 lần.


Những tài sản này cũng liên quan đến lực lượng hạt nhân chiến lược, bao gồm hệ thống tên lửa tác chiến - chiến thuật Iskander-M, tàu chiến của Hải quân và Hàng không tầm xa thuộc Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga.

Báo cáo cũng cho biết tỷ lệ vũ khí tiên tiến trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược đã tăng 37% trong 8 năm qua và hiện là 86%. Danh mục này bao gồm vũ khí hạt nhân bố trí trên đất liền, trên biển và trên không.



1608952671560.png
Tên lửa hành trình diệt hạm siêu thanh 3M22 Zircon được phóng thử từ khinh hạm Đô đốc Gorshkov
Chưa dừng lại đó, thông kê còn cho biết Quân đội Nga đã nhận được hơn 900 hệ thống máy bay không người lái kể từ năm 2012. Tỷ trọng vũ khí quân sự và thiết bị đặc biệt hiện đại đã tăng gấp 70 lần.





Các tổ hợp hiện đại với UAV tấn công và trinh sát tầm trung "Inokhodets-RU" cùng với "Forpost-R" được chỉ ra như một ví dụ về các phương tiện bay không người lái thế hệ mới của quân đội.


Forpost-R là một khu phức hợp với các máy bay không người lái tầm trung, bao gồm 3 chiếc UAV, nó được sử dụng để trinh sát trên không.

Trong khi đó, Inokhodets-RU là một máy bay không người lái tầm trung được thiết kế để trinh sát suốt ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết đối với các vật thể trên mặt đất và mặt nước.


Nga có thêm lựa chọn vệ sĩ cho S-300/400
(Vũ khí) - Để những hệ thống S-300/400 yên tâm tác chiến, Nga đã phát triển loại đạn đánh chặn mới cho Strela-10M - vũ khí có thể nhận nhiệm vụ thay Pantsir.

Theo RT, hãng Kalashnikov – nhà sản xuất súng trường huyền thoại AK của Nga vừa thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa phòng không dẫn đường Strela mới.
Trong đoạn video thử nghiệm được công bố, hệ thống phòng không Strela-10M thành công loại bỏ một vài mục tiêu trong đêm ở khu vực Orenburg sát biên giới với Kazakhstan.

1608952686937.png
Hệ thống Strela-10M phóng đạn mới.
"Với loại đạn thế hệ mới, Strela-10M được tăng cường khả năng tác chiến đáng kể so với nguyên bản. Vũ khí này có thể độc lập tác chiến, bảo vệ các vũ khí tầm xa khác khỏi cuộc tấn công từ những tên lửa tầm thấp", RT cho biết.



Strela-10M là tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp điều khiển bằng quang/hồng ngoại có khả năng cơ động cao. Chính vì thế nó được định danh là tên lửa tầm thấp A-89.


X
Tổ hợp gồm khối bệ giá phóng tên lửa, khí tài radar và các thiết bị quang học được đặt trên khung gầm xe lội nước hạng nhẹ MT-LB, có khả năng việt dã và cơ động cao. Dự trữ hành trình theo nhiên liệu của tổ hợp là 500km trên đường nhựa.
Mỗi xe Strela-10M mang 4 đạn tên lửa 9M37 (9M37M) có tầm bắn hiệu quả tới 5.000m trong dải độ cao 25-3.500m, đặt trong ống phóng kiêm ống bảo quản ở chế độ sẵn sàng bắn.

Ngoài ra, còn có thêm 4-8 đạn khác thuộc cơ số dự trữ và chỉ mất 3 phút để tái nạp đạn. Các tên lửa 9M37 được điều khiển tới mục tiêu bằng chế độ tự dẫn trong 2 kênh: Hồng ngoại và Quang học, cho phép bắn được các mục tiêu "tàng hình" về nhiệt cũng như "tàng hình" về sóng vô tuyến.
Tổ hợp có khả năng diệt mọi loại mục tiêu bay thấp và có diện tích phản xạ radar nhỏ ở tốc độ bay hướng vào tới 517m/s (khi bắn đón) và tốc độ bay hướng ra 415m/s (khi bắn đuổi) như máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái (UAV),...
Strela-10M đã tham gia Chiến tranh vùng Vịnh (1991) và Chiến tranh Kosovo (1999) với hiệu suất chiến đấu khá tốt, bắn rơi tại chỗ và bắn bị thương nhiều máy bay của Liên quân (NATO và đồng minh), nhất là dòng máy bay săn diệt tăng A-10 ThunderBolt.

9M333 biến Strela-10 thành sát thủ UAV, tên lửa hành trình?
(Bình luận quân sự) - Nga thử nghiệm thành công tên lửa phòng không mới nhất Strela-9M333 của tổ hợp phòng không tầm ngắn Strela-10, có tính năng rất tiên tiến.

Nga thử thành công tên lửa 9M333 cho tổ hợp Strela-10
Nga đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm tên lửa dẫn đường phòng không Strela-9M333 mới nhất, có khả năng bắn trúng tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay chiến đấu bay thấp và trực thăng - tập đoàn Kalashnikov thông báo với các phóng viên hôm 24/12.
Tên lửa đất đối không Strela-9M333 mới thử nghiệm thành công được thiết kế để sử dụng trong tổ hợp tên lửa phòng không lục quân 9K35 Strela-10M (NATO định danh SA-13 Gopher) đặt trên khung gầm bánh xích.
"Các cuộc thử nghiệm trong điều kiện cận thực tế của tên lửa đã hoàn thành thành công tại bãi thử nghiệm Donguz thuộc vùng Orenburg. Đã bắt đầu sản xuất hàng loạt sản phẩm này nhằm phục vụ lợi ích của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga" – thông báo của tập đoàn Kalashnikov cho biết.
Theo nhà phát triển, tên lửa mới của “Kalashnikov” có một đầu đạn tăng cường (thành phần nổ mới công suất mạnh), dài hơn một chút so với tiêu chuẩn, nhưng có thể được sử dụng trên mọi phiên bản “Strela-10” cổ lỗ.
Strela-9M333 được thiết kế để tiêu diệt máy bay bay thấp và máy bay trực thăng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, trong điều kiện có sử dụng các phương tiện gây nhiễu quang học có tổ chức ở dạng thả, thả dù và mô hình hóa, cũng như các thiết bị bay điều khiển xa và tên lửa hành trình.


9M333 bien Strela-10 thanh sat thu UAV, ten lua hanh trinh?
Nga đã thử nghiệm thành công tên lửa mới Strela-9M333 của tổ hợp Strela-10​
Đầu tên lửa có ba chế độ hoạt động: Tương phản ảnh, hồng ngoại và gây nhiễu, đây là ưu điểm quan trọng nhất của nó so với các tên lửa khác thuộc lớp này, cho phép nó tiêu diệt mục tiêu rất tốt vào ban đêm.



Đoạn video về các cuộc thử nghiệm do tập đoàn trình bày cho thấy tổ hợp Strela-10M thử nghiệm ban đêm đã bắn tên lửa mới vào một số mục tiêu trên không mô phỏng tên lửa của đối phương.
Đặc biệt, khán giả có thể thấy tên lửa tiêu diệt các mục tiêu trên không kiểu bắn đuổi, khi tên lửa đuổi kịp mục tiêu và tiêu diệt nó bằng cách kích nổ đầu đạn. Điều này cho thấy tên lửa đã được nâng cấp rất mạnh và có khả năng dẫn đường tiêu diệt mục tiêu rất tốt.
Theo giới chuyên gia, với tên lửa mới 9M333 hệ thống tên lửa phòng không thế hệ cũ Strela-10 từ thời Liên Xô vẫn còn phù hợp trong chiến tranh hiện đại và là một khắc tinh thực sự đối với các mục tiêu trên không bay thấp, ví dụ như trực thăng, UAV và tên lửa hành trình.

Những chiến công mới nhất của Strela-10
Vào ngày 23/12, lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen đã công bố hình ảnh ghi lại việc đánh chặn thành công một máy bay không người lái do thám và tấn công đa năng (UCAV) CH-4 Rainbow của Trung Quốc được Không quân Saudi Arabia sử dụng để tấn công các vị trí của họ.

1608952631795.png
Tổ hợp tên lửa đất đối không Strela-10 trong biên chế Quân đội Syria​
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý nhất chính là chiếc UCAV CH-4 của Trung Quốc đã bị tiêu diệt chỉ bằng một quả tên lửa của hệ thống tên lửa phòng không Strela-10 ra đời từ thời Liên Xô.




Thống kê cho biết đây là chiếc CH-4 thứ 6 của Không quân Saudi Arabia bị lực lượng Houthi tiêu diệt trên vùng trời Yemen. Điều này cho thấy, rõ ràng hệ thống tên lửa phòng không do Liên Xô thiết kế đã chứng tỏ rất tốt trong cuộc xung đột này, bất chấp tuổi đời của chúng đã khá cao.
Trước đó, cũng có thông tin cho biết, tổ hợp Strela-10 cũ của Quân đội Syria (SAA) được ghi nhận là một trong những hệ thống phòng không hiệu quả nhất trong việc chống lại máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi hệ thống tên lửa phòng không di động tầm trung Buk-M2E trong biên chế Quân đội chính phủ Syria (SAA) đã bắn hạ tới 20 máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng tổ hợp phòng không tầm ngắn đã cũ Strela-10 cũng đạt hiệu suất tác chiến cao chẳng kém.
Chỉ trong khoảng thời gian hai tuần cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm nay, hệ thống tên lửa phòng không 9K35 đã bắn trúng ít nhất 25 mục tiêu trên bầu trời Syria, gồm cả tên lửa và máy bay không người lái.

Có nguồn tin cho biết, 8 chiếc UAV Bayraktar TB2, Anka-S và Anka-I của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắn rơi, nhưng cũng có nguồn khác lại cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ mất ít nhất 12 máy bay không người lái.
Với việc được trang bị loại tên lửa mới có tính năng vượt trội, hiệu suất chiến đấu của Strela-10 được cho rằng sẽ được nâng lên gấp bội.

Nga bắt đầu lắp ráp cùng lúc 3 nguyên mẫu PAK DA
(Vũ khí) - Sau khi công bố thông tin về việc chế tạo thử nghiệm động cơ thì Nga đã bắt đầu lắp ráp nguyên mẫu oanh tạc cơ PAK DA.

Hãng thông tấn Nga TASS đưa tin, các nhà thiết kế nước này đã bắt đầu lắp ráp cùng một lúc ba nguyên mẫu máy bay ném bom chiến lược tương lai mang tên lửa hành trình của dự án PAK DA (Poslanhik).
Tất cả các mẫu đều là để thử nghiệm và dành cho cả những bài kiểm tra tĩnh và bay, điều được xác nhận bởi thông tin rằng quá trình phát triển máy bay ném bom đã thực sự hoàn thành và nó đang được chuẩn bị để kiểm tra đánh giá.

“Một số nguyên mẫu của máy bay ném bom mang tên lửa tàng hình chiến lược PAK DA (tổ hợp hàng không tầm xa đầy hứa hẹn) đang được sản xuất song song ở Nga cho các chuyến bay thử nghiệm trên mặt đất".

Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp - quân sự nói với TASS về điều này vào thứ năm ngày 24/12. Nguồn tin cho biết: “Hai hoặc ba đối tượng đã được đưa vào sản xuất, bao gồm cả nguyên mẫu thử nghiệm mặt đất và loại được thiết kế để bay trên không", nguồn tin cho biết, khi trả lời câu hỏi về tiến độ công việc trên PAK DA.

Nguồn tin còn làm rõ rằng sự khác biệt về thời gian sẵn sàng của các máy bay sẽ chỉ trong vài tháng. "Họ đã làm theo tài liệu thiết kế. Một phần của nguyên mẫu chế tạo đầu tiên đã được thực hiện đầy đủ", nguồn tin tiết lộ và được hãng thông tấn TASS thông báo.

1608952763011.png
Máy bay ném bom chiến lược tương lai PAK DA (Poslanhik) được Nga thiết kế để thay thế cả Tu-160, Tu-95 lẫn Tu-22M
Trước đó, một số tài liệu đã xuất hiện trên cổng thông tin mua sắm công cho thấy việc xây dựng tài liệu thiết kế cho máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược mới nhất của Nga thuộc dự án PAK DA đã được hoàn thành và máy bay đang được lắp ráp, bằng chứng là dữ liệu về việc mua vật liệu cho dự án này.



Tuy nhiên chưa có xác nhận chính thức nào về điều này từ phía các nhà sản xuất máy bay trong nước, và hình ảnh về chiếc oanh tạc cơ nói trên vẫn còn rất bí ẩn, chỉ biết rằng theo thông tin rò rỉ thì nó sẽ có kết cấu kiểu "cánh bay".

PAK DA sẽ bay nhanh hơn cả Tu-160 Blackjack?
(Vũ khí) - Động cơ mới sẽ giúp PAK DA có thể bay liên tục tới 30 giờ, với tốc độ nhanh hơn cả máy bay ném bom siêu âm Tu-160.

Truyền thông Nga dẫn lời ông Alexei Sobolev - Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành của UEC-Kuznetsov, một bộ phận của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) cho biết, nguyên mẫu đầu tiên của động cơ thiết kế cho tổ hợp hàng không tầm xa đầy hứa hẹn PAK DA đã được sản xuất tại Nga.
Hiện nguyên mẫu đầu tiên của động cơ cho máy bay ném bom PAK DA đang ở trong tình trạng lắp ráp hoàn thiện tại xí nghiệp ODK-Kuznetsov (thuộc Tập đoàn Động cơ thống nhất thuộc Rostec). Quá trình lắp ráp cuối cùng đối với toàn bộ động cơ mới sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2021.
Hãng thông tấn Interfax cho biết: "Dự kiến việc lắp ráp động cơ mới sẽ hoàn thành vào cuối năm và bắt đầu thử nghiệm thực tế vào năm tới. Nguồn lực của phần lớn các doanh nghiệp trực thuộc UAC đã được sử dụng để hoàn thiện động cơ công nghệ cao này".


Được biết, việc chế tạo máy bay ném bom tàng hình PAK DA thế hệ mới được công ty chế tạo hàng không Tupolev thực hiện trong khuôn khổ chương trình "Tổ hợp hàng không tầm xa tiên tiến". Chiếc máy bay này hiện đã nhận tên gọi chính thức là Poslanhik.

PAK DA được nghiên cứu phát triển để dần dần thay thế các loại máy bay ném bom được chế tạo từ thời Liên Xô là Tu-160 Blackjack, Tu-95MS Bear-H và Tu-22M3 Backfire hiện đang được biên chế.


Trước đây, truyền thông Nga cho biết, máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược thế hệ mới sẽ được chế tạo theo thiết kế khí động học kiểu "cánh bay", chú trọng tính tàng hình và bỏ qua yêu cầu về tốc độ siêu âm. Tuy nhiên, với những tuyên bố mới nhất của các chuyên gia Nga, chiếc máy bay này chắc chắn sẽ có tốc độ siêu âm.


PAK DA se bay nhanh hon ca Tu-160 Blackjack?
Mô hình máy bay ném bom thế hệ mới PAK DA của Nga
Bình luận về việc Tập đoàn Rostec chia sẻ thông tin về động cơ mới của máy bay ném bom PAK DA hiện đang được lắp ráp, chuyên gia quân sự, đại tá về hưu Viktor Baranet, nhà quan sát quân sự của tờ báo "Komsomolskaya Pravda", lưu ý về những khả năng đa dạng và tính năng ưu việt của động cơ mà người ta chưa từng biết đến.


Theo ông, "trái tim" của máy bay ném bom PAK DA tiềm năng của Nga chính là động cơ mới với tính năng rất đặc biệt. Ví dụ, các hệ thống điện của động cơ phải cho phép PAK DA hoạt động trên không tới 30 giờ đồng hồ, động cơ có tuổi thọ sử dụng rất lớn.


Ông Viktor Baranet nhấn mạnh, những khả năng này là điều này cực kỳ quan trọng nhưng một chi tiết rất đáng chú ý mà ông cho biết là “động cơ mới cho phép máy bay bay nhanh hơn so với Tu-160 và Tu-95". Như vậy, chắc chắn PAK DA sẽ không bỏ qua tính năng siêu âm mà nó còn có thể bay nhanh hơn cả Tu-160 với vận tốc tối đa là Mach 2.05.

Theo vị chuyên gia này, động cơ của PAK DA rất mạnh và tiên tiến, được xếp vào loại sản phẩm tuyệt hảo, nằm trong dòng động cơ tốt nhất thế giới được thiết kế cho thiết bị quân sự. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà thiết kế của Nga đã đặt cho nó cái tên đầy tính yêu nước, đó là “Sản phẩm của Liên bang Nga”.

PAK DA tàng hình mạnh hơn B-21
(Vũ khí) - Nhận định trên được chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đưa ra khi nói về những thông số cực ấn tượng của máy bay ném bom tàng hình PAK DA.

Theo chuyên gia Nga, nguyên mẫu đầu tiên của động cơ cho máy bay ném bom PAK DA đầy hứa hẹn của Nga đang được lắp ráp tại xí nghiệp ODK-Kuznetsov (thuộc Tập đoàn Động cơ thống nhất thuộc Rostec).
Tổ hợp hàng không tầm xa đầy hứa hẹn PAK DA dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trước năm 2025. Nó sẽ thay thế máy bay tầm xa Tu-95 trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ. Máy bay ném bom mới được ứng dụng công nghệ tàng hình rất mạnh.
PAK DA tang hinh manh hon B-21
Đồ họa máy bay PAK DA.

Chuyên gia Nga nói: "Trái tim của máy bay ném bom PAK DA tiềm năng của Nga phải là động cơ mới. Bộ Quốc phòng đã đặt các nhà sản xuất làm ra những động cơ có tính năng rất đặc biệt.
Ví dụ, các hệ thống điện của động cơ phải cho phép PAK DA hoạt động trên không tới 30 giờ đồng hồ. Động cơ mới cho phép máy bay bay nhanh hơn so với Tu-160 và Tu-95. Động cơ có tuổi thọ sử dụng rất lớn. Điều này cực kỳ quan trọng".

1608953097055.png






X
Các phương tiện báo chí ở Mỹ và Anh đã bắt đầu đăng tải những bài báo, trong đó buộc phải ghi nhận rằng Nga đã tạo ra một loại động cơ cho PAK DA khiến phương Tây giờ đây phải chật vật đuổi theo.
"Các nhà thiết kế của chúng tôi đã đặt cho nó cái tên đầy tính yêu nước, đó là 'Sản phẩm của Liên bang Nga'. Và chúng ta làm ra được một sản phẩm tuyệt hảo, nằm trong dòng động cơ tốt nhất thế giới được thiết kế cho thiết bị quân sự ", chuyên gia Nga nhận định.
Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho rằng, máy bay mới sẽ có sự kết hợp giữa tầm xa xuyên lục địa, mức độ tự động hóa cao, sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ tàng hình rất mạnh.

Nhờ việc được tích hợp những công nghệ đỉnh cao nói trên, PAK DA có thể dễ dàng phối hợp với các máy bay khác như Su-57 hay Okhotnik tạo thành một mạng lưới chiến đấu hoàn chỉnh để đối phó đồng thời với nhiều nguy cơ khác nhau.
Khả năng tàng hình của PAK DA sẽ mạnh hơn B-2 Spirit, B-21 của Mỹ và máy bay tàng hình tầm xa H-20 trong tương lai của Trung Quốc. Vì vậy, phát hiện được PAK DA là một thách thức với bất kỳ lực lượng phòng thủ nào.

Nói về sức mạnh tấn công của PAK DA, vị chuyên gia này cho rằng, máy bay sẽ được trang bị vũ khí có độ chính xác cao, bao gồm tên lửa siêu thanh. So với các máy bay Nga đang có, không có loại nào có thể đem theo số lượng vũ khí nhiều như máy bay PAK DA.
Ông này cũng cho rằng sự xuất hiện của một máy bay tầm xa như PAK DA có thể định hình lại các học thuyết hàng không quân sự thế giới. "Các nhà thiết kế máy bay Nga biết cách gây bất ngờ cho thế giới", chuyên gia này nói.
Trong khi đó, truyền thông Mỹ cũng tiết lộ rằng, PAK-DA của Nga nhiều khả năng sẽ lắp đặt biến thể mới của tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-55SM và Kh-102 trong khi vũ khí cơ bản trên máy bay có thể là tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal.
Việc chuyển giao máy bay ném bom chiến lược tầm xa PAK DA cho Lực lượng hàng không vũ trụ Nga dự kiến bắt đầu vào năm 2025 hoặc có thể sớm hơn, sau khi máy bay hoàn tất các thử nghiệm. Đến khi đó, PAK DA sẽ là dòng máy bay tầm xa tối tân và toàn năng hàng đầu thế giới.

Nguyên mẫu động cơ của PAK DA đã được chế tạo
(Vũ khí) - Tương tự như tiêm kích tàng hình PAK FA (nay đã trở thành chiếc Su-57), oanh tạc cơ tương lai PAK DA cũng cần động cơ "đúng chuẩn thế hệ năm".

Truyền thông Nga cho biết, nguyên mẫu đầu tiên của động cơ thiết kế cho tổ hợp hàng không tầm xa đầy hứa hẹn PAK DA đã được sản xuất tại Nga, hiện tổ hợp động lực này đang ở trong tình trạng lắp ráp hoàn thiện.
Thông tin nói trên được phát biểu bởi ông Alexei Sobolev - Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành của UEC-Kuznetsov, một bộ phận của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC).
Hãng thông tấn Interfax cho biết: "Dự kiến việc lắp ráp động cơ mới sẽ hoàn thành vào cuối năm và bắt đầu thử nghiệm thực tế vào năm tới. Nguồn lực của phần lớn các doanh nghiệp trực thuộc UAC đã được sử dụng để hoàn thiện động cơ công nghệ cao này".

1608953283482.png

Loaded: 100.00%





Play


Advertisement: 0:14






X
Cần phải nhắc lại rằng ở Nga, các nhà thiết kế đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom tàng hình PAK DA thế hệ mới. Công việc đang được thực hiện trong khuôn khổ chương trình "Tổ hợp hàng không tầm xa tiên tiến". Quá trình lắp ráp cuối cùng đối với toàn bộ động cơ mới sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2021.

Nguyen mau dong co cua PAK DA da duoc che tao
Động cơ NK-32-02 dành cho máy bay ném bom chiến lược Tu-160M được nhận xét chính là nền tảng chế tạo "trái tim" mới cho PAK DA
Tổ hợp hàng không tầm xa đầy hứa hẹn PAK DA được tạo ra bởi công ty Tupolev, nó dự kiến sẽ thay thế Tu-160, Tu-95 và Tu-22M3 hiện đang được biên chế. Máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược thế hệ mới sẽ được chế tạo theo thiết kế khí động học kiểu "cánh bay", chú trọng tính tàng hình và bỏ qua yêu cầu về tốc độ siêu âm.


Oanh tạc cơ PAK DA sẽ có khả năng mang vũ khí siêu thanh, nó được kỳ vọng sẽ "xuyên thủng" hệ thống phòng không đối phương thông qua khả năng tán xạ sóng radar của thiết kế bề mặt, cũng như việc che giấu tín hiệu hồng ngoại từ động cơ trước các phương tiện trinh sát điện tử của đối phương.


Dự kiến công việc trước mắt các nhà thiết kế Nga sẽ là tiến hành nhiều bài thử nghiệm để xác định thông số kỹ chiến thuật theo yêu cầu. Sau đó, khi đã đạt được tiêu chí trên sẽ là những bài kiểm tra đường dài nhằm xác định độ bền của các linh kiện, xây dựng tiêu chuẩn cũng như quy trình bảo dưỡng, đi kèm các đề xuất nâng cấp (nếu có).

Trong trường hợp mọi việc tiến triển thuận lợi, máy bay ném bom chiến lược PAK DA (đã nhận tên gọi Poslanhik) của Nga có thể cất cánh và đi vào phục vụ trong thập niên 2030.
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top