Tại sao người Mỹ thua trong chiến tranh Việt Nam
(Hồ sơ) - Xin được giới thiệu bài báo với tiêu đề trên của chuyên gia quân sự Nga Samsonov Aleksandr đăng trên tờ báo chuyên ngành Nga “Bình luận quân sự” ngày 13/11/2020.
Có thể nhiều thông tin không mới, giọng văn hơi gay gắt và khó đọc, nhưng thiết nghĩ nên tham khảo một cách nhìn từ “bên ngoài” về những gì trực tiếp liên quan đến chúng ta.
|
Máy bay lên thẳng Mỹ yểm trợ binh sỹ Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) tấn công. Mùa xuân năm 1965 |
Cách đây tròn 55 năm, nước Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh chính quy chống Miền Bắc Việt Nam và Quân du kích Việt Nam (Miền Nam Việt Nam). Kết quả là người Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh này, mặc dù họ đã không thua một trận chiến quan trọng nào.
Để giữ thể diện, Washington buộc phải chấp nhận tham gia các cuộc đàm phán hòa bình với Bắc Việt Nam để rút khỏi cuộc chiến này với các điều kiện "trong danh dự".
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Hòa bình Paris được ký kết và theo hiệp định đó thì Quân đội Mỹ phải rút khỏi Việt Nam (tính đến thời điểm đó thì toàn bộ lực lượng Lục quân Mỹ đã được rút hết).
Cuối tháng 3/1973, người Mỹ châm dứt sự hiện diện của lực lượng cuối cùng của mình tại Miền Nam Việt Nam. Sau khi mất đi sự hỗ trợ quân sự của Mỹ, Nam Việt Nam nhanh chóng thất thủ. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, những người cộng sản Việt Nam đã đến Sài Gòn.
Cướp biển đánh nhau với các chiến binh
Bất chấp ưu thế vượt trội hoàn toàn của siêu cường Mỹ trước Bắc Việt Nam và các lực lượng kháng chiến tại Miền Nam Việt Nam,- nơi đang tồn tại một chế độ thân Mỹ, người Mỹ đã thua trong cuộc chiến tranh.
Họ đã có ưu thế tuyệt đối về công nghệ quân sự, về vũ khí, cả trên không, trên biển và trên bộ. Có ưu thế cả về chất lượng và số lượng, nếu tính cả quân số của Quân đội Nam Việt Nam (hơn một triệu quân).
Năm 1969, Mỹ đã có hơn 500.000 quân tham chiến tại Việt Nam. Nhưng người Mỹ đã bị đánh bại và tháo chạy một cách nhục nhã.
Rõ ràng , các quy luật phát triển trong lịch sử và sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam đã có tác động lớn đến kết cục cuộc chiến tranh.
Việt Nam, mặc dù có bờ biển dài, nhưng nhìn chung là một quốc gia lục địa, với truyền thống chiến đấu thích hợp. Người Việt đã chiến đấu nhiều thế kỷ với các nước láng giềng, với Trung Quốc, với thực dân Pháp và với quân chiếm đóng Nhật Bản.
Đối với họ, đánh nhau mặt đối mặt và chấp nhận những tổn thất nặng là một tiêu chuẩn.
Còn Hoa Kỳ, vốn là một thuộc địa cũ của Anh, lại một nước cộng hòa biển điển hình. Người Anglo-Saxon ưa chuộng các chiến dịch biệt kích, đột nhập. Đột kích bất ngờ, cướp phá và rút nhanh trước khi kẻ thù kịp “định thần”.
Là những hải tặc và hôi của điển hình. Anh và Mỹ- chính là những quốc gia xây dựng nền móng cho (học thuyết) tiến hành các cuộc chiến tranh "không tiếp xúc". Tức là có thể đè bẹp kẻ thù bằng chính sách "ngoại giao pháo hạm", bằng những đội tàu hải quân hùng hậu.
Sau khi hàng không quân sự xuất hiện, các phi đội không quân bắt đầu cũng được sử dụng cho chiến lược này.
Người Mỹ chưa từng bao giờ là những chiến binh giỏi. Họ là hậu duệ của những hải tặc, dân buôn nô lệ, thợ săn da đầu.
Trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của Mỹ (Cách mạnh Mỹ), ngay cả một Quân đội Anh yếu ớt cũng đánh bại các đội quân nổi dậy Mỹ ở khắp mọi nơi.
Người Mỹ không bị thất bại trong cuộc chiến tranh này là nhờ sự can thiệp của Pháp. Chính người Pháp đã giành tự do cho nước Mỹ.
Cũng trong năm 1780 đó, Chính phủ Nga khi đó đã thông qua "Tuyên bố về sự trung lập vũ trang" được hầu hết các nước Châu Âu khác ủng hộ (tàu của các nước trung lập có quyền tự vệ bằng vũ trang khi bị các tàu của những nước đang tham chiến tấn công), và bằng cách đó đã phá được sự phong tỏa trên biển. Vì vậy nên nước Anh đã phải rút lui.
Tiếp theo đó, mọi cuộc chiến tranh của các bang trên dất Mỹ đều được tiến hành với những đối thủ yếu hơn, như với người da đỏ chẳng hạn. Những cuộc chiến tranh đó đều có bản chất phi chính quy.
Khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ, người Mỹ đã rất tỉnh táo và không can dự, họ làm giàu nhờ cuộc chiến này bằng cách bán hàng và cung cấp các khoản tín dụng .
Khi những sư đoàn Mỹ đổ bộ vào Châu Âu, họ chiến đấu không hiệu quả lắm. Ngay cả khi tiềm lực tác chiến của Đệ nhị Đế chế (Đức) đã gần như cạn kiệt.
Trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, tình hình cũng tương tự như vậy. Người Mỹ và người Anh đã chiến đấu trên những mặt trận và trên các hướng thứ yếu và mang tính hỗ trợ.
Họ cố gắng tìm cách nghiền nát kẻ thù bằng sức mạnh hải quân và không quân. Khi người Mỹ đổ bộ vào Cựu thế giới, người Đức (tuy khi đó đã kiệt sức) nhưng vẫn đã đối phó với họ rất hiệu quả.
Về nguyên tắc, như những phân tích các chiến dịch quân sự cho thấy thì ngay cả trong năm 1944 - đầu năm 1945, dù nước Đức Hitler đã bị người Nga làm cho mất máu và kiệt sức, nhưng vẫn hoàn toàn đủ sức đè bẹp người Anglo-Saxon nếu có một hiệp định đình chiến ở phía Đông.
Nhưng Hitler đến phút chót vẫn tung hết lực lượng chủ yếu và tốt nhất của mình chống lại người Nga với hy vọng sẽ "đàm phán" được với Phương Tây.
Chiến tranh trong rừng rậm
Kết quả là, người Mỹ chưa bao giờ tỏ ra là những chiến binh xuất sắc. Chiến lược quân sự của họ: bất ngờ, tấn công phản trắc, chiếm ưu thế hoàn toàn so với đối phương, chiến tranh “không tiếp xúc” trên biển và trên không.
Khi có thể bắn, đốt và ném bom vào đầu đối phương mà không sợ bị trừng phạt. Áp đặt hệ tư tưởng, lối sống của mình cùng với "tự do" và "nhân quyền". Chờ cho đến khi kẻ thù bị bẻ gãy ý chí phải quỳ gối và chấp nhận “một chiến thắng của nền dân chủ”.
Nhưng tại Việt Nam, người Mỹ phải đối mặt với một cuộc chiến tranh hoàn toàn khác. Những người lính và sĩ quan của họ được ăn ngon và mặc đẹp, họ đến Việt Nam để đi dạo, để vui chơi.
Thể thao, rượu vang và phụ nữ châu Á. Những quân nhân Mỹ đã không được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng chiến đấu một sống một chết.
Chỉ một tỷ lệ nhỏ quân nhân Mỹ có kinh nghiệm tham chiến ở Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai (chủ yếu là các sĩ quan Thủy quân lục chiến) là sẵn sàng cho một "cuộc khiêu vũ dưới địa ngục trong rừng rậm". Nhưng số quân nhân như vậy không nhiều.
Các binh sĩ và sĩ quan của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), thì hoàn toàn ngược lại,- họ dày dạn kinh nghiệm đánh nhau trong rừng rậm.
Họ đã chiến đấu để giải phóng quê hương từ những năm 1930-1940. Kinh nghiệm chiến đấu của họ rất phong phú. Cùng với đó là tinh thần hy sinh quên mình, sẵn sàng chết vì nhân dân. Họ nắm rất vững địa hình.
Bộ Tư lệnh Việt Nam đã không cố gắng chiến đấu một cách máy móc . Họ chủ yếu tiến hành phương thức chiến tranh du kích, các phương pháp biệt kích. Ngụy trang tuyệt vời, bố trí các trận địa phục kích, tổ chức các bẫy.
Người Mỹ đã thua trong cuộc chiến ngầm. Để vô hiệu hóa ưu thế của đối phương trên không và vũ khí hạng nặng, người Việt đã xây dựng cả một hệ thống đường hầm, thông tin liên lạc và các hầm trú ẩn dưới lòng đất. Các sở chỉ huy, doanh trại, bệnh viện và nhà kho cũng được xây dựng dưới lòng đất.
Chính vì vậy, mặc dù chiếm ưu thế vượt trội về sinh lực và vũ khí, nhưng người Mỹ đã không thể buộc được các chiến sỹ du kích Việt Nam phải quỳ gối. Ngay cả những trận ném bom rải thảm và hàng triệu tấn bom đạn ném xuống Việt Nam cũng không giúp được gì cho người Mỹ.
Cũng như cả việc sử dụng vũ khí hóa học - người Mỹ sử dụng cái gọi là "Chất độc da cam", một hỗn hợp của chất diệt cỏ và chất khai quang, và hàng triệu lít chất độc như vậy đã được rải từ máy bay lên thẳng xuống các cánh rừng rậm Việt Nam trong chiến tranh.
Hàng triệu người Việt Nam là nạn nhân của chất độc hóa học. Hơn 1 nghìn tỷ đô la theo tỷ giá hiện tại đã được Mỹ chi cho cuộc chiến tranh này. Nhưng cùng với đó, tổn thất của người Mỹ và đồng minh của họ không ngừng tăng.
Trong những năm chiến tranh Việt Nam, số người Mỹ bị thương vong là 360 nghìn người (trong đó có hơn 58 nghìn người tử trận).
Nhận thấy đối phương quyết không chịu đầu hàng và ưu thế khổng lồ về lực lượng vô hiệu, quân Mỹ bắt đầu mất tinh thần. Đào ngũ trở thành hiện tượng phổ biến. Xã hội Mỹ bị chia rẽ.
Những người theo chủ nghĩa hòa bình, hippi, thanh niên, những người phản đối chiến tranh lên tiếng đòi rút quân và chấm dứt xung đột.
Một bộ phận đáng kể công chúng Mỹ và giới trí thức châu Âu (những người vẫn còn nhớ về nỗi kinh hoàng của Thế chiến thứ hai) cũng đòi lập lại hòa bình. Một nhân vật phản đối mạnh mẽ chiến tranh là nhạc sĩ nổi tiếng người Anh John Lennon đã viết bài hát "Hãy cho hòa binh một cơ hội”.
Võ sĩ nổi tiếng nhất nước Mỹ Cassius Clay, đã cải giáo theo đạo Hồi khi đang ở thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp và đổi tên thành Mohammed Ali để tránh phải phục vụ trong quân đội. Vì hành động này, anh đã bị tước mọi danh hiệu và quyền tham gia các cuộc thi trong hơn ba năm. Hàng ngàn người Mỹ đã từ chối nhập ngũ.
Sau khi hiệp định đình chiến được ký kết, Tổng thống Mỹ D. Ford buộc phải tuyên bố ân xá cho tất cả những người trốn quân dịch và đào ngũ. Có tới hơn 27 nghìn người như vậy. Năm 1977, Tổng thống Hoa Kỳ tiếp theo là D. Carter cũng đã ban bố lệnh ân xá cho những người chạy khỏi nước Mỹ để trốn nhập ngũ.
Những dấu hiệu khác của sự suy thoái trong Quân đội Mỹ là: làn sóng tự tử (bao gồm cả các cựu chiến binh - "hội chứng Việt Nam"), nạn nghiện rượu và ma túy tràn lan. Hàng chục ngàn binh sĩ từng tham chiến ở Việt Nam trở thành những con nghiện ma túy.
Chiến tranh nhân dân
Ở Việt Nam, người Mỹ đã phải đương đầu với một cuộc chiến tranh toàn dân. Lính Việt Cộng- đó là những người tham gia Chiến tranh Việt Nam trong hàng ngũ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hay còn được gọi là Việt Cộng. Cựu Việt Cộng Bảy Cao đã nói với nhà sử học Mỹ và vốn là một cựu chiến binh Đông Dương David Hackworth như sau:
"Chúng tôi biết rằng kho bom và tên lửa của các vị sẽ hết trước tinh thần chiến đấu của chúng tôi."
Người chiến sỹ Việt Cộng này cũng nói thêm:
“Đúng, chúng tôi yếu hơn về vật chất, nhưng tinh thần và ý chí chiến đấu của chúng tôi mạnh hơn các vị.
Cuộc chiến tranh của chúng tôi là chính nghĩa, còn cuộc chiến tranh của các vị thì không. Những người lính bộ binh của các vị biết rõ điều này, và người dân Mỹ cũng vậy".
Tất cả mọi người dân Việt Nam đều ủng hộ cuộc đấu tranh, lúc đầu là chống lại quân chiếm đóng Pháp và sau đó là đội quân chiếm đóng Mỹ.
Người dân cung cấp cho quân du kích lương thực, thông tin và gia nhập hàng ngũ của họ. Họ còn đóng góp công sức lao động giúp đỡ bộ đội. Phong trào cộng sản hòa lẫn với phong trào giải phóng dân tộc.
Để chống lại một cuộc chiến tranh như vậy, chỉ có thể bằng cách tiến hành một cuộc chiến tranh diệt chủng toàn diện. Giống như những gì Đức Quốc xã đã làm trên lãnh thổ của Liên Xô-Nga bị chiếm đóng.
Người Mỹ cũng đã cố làm như vậy- ném bom rải thảm, đầu độc người Việt bằng chất độc hóa học, lập trại tập trung, đàn áp quy mô lớn và khủng bố. Nhưng thời điểm lịch sử đã khác. Những thông tin về tội ác chiến tranh được truyền thông thế giới đưa tin.
Thậm chí, một bộ phận xã hội Mỹ còn đã công khai chống lại những phương pháp chống lại con người của Hoa Kỳ. Ngoài ra, còn có Liên Xô, Trung Quốc cộng sản và các nước Xã hội Chủ nghĩa khác. Có nghĩa là “cộng đồng thế giới” đã không thể nhắm mắt làm ngơ trước sự đàn áp toàn diệt và sát hại một bộ phận đáng kể dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam không đơn độc trong cuộc chiến tranh này. Trung Quốc và Liên Xô (Nga) đã giúp đỡ Việt Nam. Trung Quốc đã hỗ trợ nhân lực và vật lực. Người Trung Quốc giúp tổ chức hệ thống phòng không, hỗ trợ kỹ thuật trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông.
Nhưng họ tránh đụng độ trực tiếp với người Mỹ. Ngoài ra, CHND Trung Hoa cũng đã hỗ trợ nhiều về phương tiện kỹ thuật quân sự. Các chuyến hàng quân sự chính từ Liên Xô đến miền Bắc Việt Nam đi qua lãnh thổ của Thiên Triều (nguyên văn).
Tuy nhiên, khi Trung Quốc nhận thấy rằng Việt Nam có vẻ tin về phía Matxcơva nhiều hơn, khối lượng hàng viện trợ giảm hẳn.
Liên Xô - Nga là nước cung cấp viện trợ quân sự và kỹ thuật quy mô lớn nhất cho nhân dân Việt Nam. Đã cung cấp cho Việt Nam các tổ hợp tên lửa phòng không, máy bay, xe tăng và vũ khí bộ binh.
Các chiến sỹ phòng không của chúng ta (Liên Xô- Nga) đã giúp bảo vệ bầu trời Bắc Việt Nam. Hàng nghìn sĩ quan, hạ sỹ quan và binh sĩ Liên Xô đã tham gia các hoạt động tác chiến cùng với Việt Nam.
Hàng nghìn quân nhân Việt Nam đã được đào tạo trong các nhà trường và học viện quân sự của Liên Xô. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam và Liên Xô-Nga đã trở thành hai nước anh em. Trong nhiều thập kỷ, người Việt Nam luôn rất trân trọng người Nga.
Việt Nam dùng rocket chống ngầm RBU-1200 để tấn công mặt đất
(Quốc phòng Việt Nam) - Rocket chống ngầm RBU-1200 từng trang bị cho các tàu tuần tra Dự án 201 (SO-1) đã được Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng trong vai trò mới.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã viện trợ cho Hải quân Việt Nam tổng cộng 8 tàu chống ngầm cỡ nhỏ Dự án 201, tại Việt Nam lớp chiến hạm này được gọi đơn giản là tàu chống ngầm 200 tấn, chúng phục vụ trong giai đoạn giữa thập niên 1960 đến khoảng những năm 1980 thì "nhận sổ hưu".
Vũ khí của các tàu chống ngầm cỡ nhỏ Dự án 201 bao gồm 2 ụ pháo nòng đôi 2M-3 cỡ 25 mm bố trí trước - sau, và đáng chú ý nhất là 4 bệ phóng rocket chống ngầm RBU-1200.
Tổ hợp RBU-1200 với kết cấu 5 ống phóng cỡ 250 mm là một hệ thống vũ khí chống ngầm do Liên Xô sản xuất, bắᴛ đầu sử dụng từ 1955. Nó có trọng lượng nhẹ, sức giật thấp, cho nên thích hợp đặt trên các tàu thuyền nhỏ có lượng giãn nước chỉ khoảng 100 - 200 tấn.
X
Đạn rocket RGB-12 của RBU-1200 có trọng lượng 73 kg, mang theo đầu đạn nặng 30 kg, chiều dài 1,24 m. Đạn có thể phóng trong góc bắn từ 0 đến 51 độ, khả năng bao phủ khu vực với kích thước (70 x 120) m, tốc độ của đạn ở dưới nước là 6,25 m/s, độ sâu tác chiến tối đa lên tới 350 m.
|
Các ống phóng rocket chống ngầm RBU-1200 trên tàu tuần tra Dự án 201 |
Sau khi các tàu tuần tra SO-1 được cho nghỉ hưu thì các dàn rocket chống ngầm RBU-1200 này trở nên thừa, bởi trên các tàu hộ vệ lớp Petya thì loại RBU-2500 và RBU-6000 hiện đại hơn đã có mặt, chính vì vậy xuất hiện nhu cầu hoán cải vũ khí trên cho mục đích khác.
Trên trang bìa của Tạp chí Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế số 6 năm 2020 đã đăng tải bức ảnh rất đáng chú ý, đó là đạn rocket RBG-12 đang được các chiến sĩ trong trang phục dã chiến của Lục quân triển khai, cho thấy nó đã có vai trò mới.
|
Đạn rocket chống ngầm RBG-12 thuộc tổ hợp RBU-1200 |
Với trọng lượng đầu đạn 30 kg kết hợp cùng tầm bắn trong khoảng 400 - 1.200 m, đạn RBG-12 có thể sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất như một loại pháo phản lực tầm ngắn rất uy lực, khi sức công phá của nó lớn hơn nhiều so với đạn cối.
Trên chiến trường Syria, nhưng quả đạn rocket hay "bom bình gas" được chế tạo trên cơ sở tương tự RBG-12 đã "làm mưa làm gió" và cho thấy hiệu quả đặc biệt cao, do vậy việc Quân đội Việt Nam tận dụng vũ khí cũ của Hải quân cho Lục quân có thể xem như hướng đi khá độc đáo.